Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Sớm có chính sách cho người trồng lúa

Làm gì để giữ 3,8 triệu ha đất lúa? – Tìm thêm lời giải từ hạt gạo Thái Lan (SGGP)
-Nguồn:Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Sớm có chính sách cho người trồng lúa

Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo thời gian qua được đánh giá rất khả quan. Tuy nhiên, việc phân bổ lợi ích trong chuỗi sản xuất lúa gạo chưa công bằng. Đại bộ phận nông dân gánh trách nhiệm chủ lực cung ứng lượng gạo xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vẫn còn nghèo. Làm sao để nâng cao thu nhập của người trồng lúa? Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL về vấn đề này.

* PV:
 Là một nhà khoa học có nhiều gắn bó với nông dân ĐBSCL, điều gì làm ông trăn trở nhất?

* TS LÊ VĂN BẢNH: Phải khẳng định rằng sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa ở ĐBSCL chứa đựng quá nhiều rủi ro, chưa ổn định và thiếu bền vững. Cụ thể như vụ đông xuân này, dù dự báo có nhiều thuận lợi do lũ lớn mang nhiều phù sa, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt mầm bệnh… nhưng không ai dám chắc là sẽ trúng mùa. Đến nay mới xuống giống chưa đạt 50% trong tổng số 1,55 triệu ha trong khi lịch thời vụ là cuối tháng 12-2011 phải xong. Điều này chứa đựng nhiều nguy cơ nghiêm trọng như hạn hán, xâm nhập mặn, tác động đến năng suất, chất lượng của vụ lúa chính trong năm… Một vấn đề rất quan trọng là người trồng lúa thu nhập thấp, khó làm giàu vì hầu hết diện tích canh tác lúa theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Trên cùng một diện tích thì sản xuất lúa cho thu nhập, lợi nhuận thấp nhất.


Thu hoạch lúa trên “cánh đồng mẫu lớn” ở ĐBSCL - mô hình mang lại thu nhập cao cho nông dân, nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.

Một hộ gia đình trung bình khoảng 5 người trồng 1 ha lúa với 2 vụ/năm, sẽ đạt năng suất từ 10-12 tấn. Trong đó, chi phí chiếm ít nhất 50%, chỉ còn lại 5-6 tấn. Với giá lúa ở mức 6.000 đồng/kg, một năm thu nhập khoảng 30-36 triệu đồng. Tính ra, mỗi tháng, hộ gia đình đó chỉ được 2,5-3 triệu đồng. Đem số tiền này chia cho 5 người trong gia đình, mỗi người chỉ được 500.000-600.000 đồng/tháng. Nếu gia đình đó có con ăn học, hay gặp ốm đau bệnh tật, vật giá leo thang, đóng nhiều thứ phí nông thôn… nông dân không nghèo cũng phải nghèo hoặc cận nghèo. Theo tính toán, với điều kiện hiện nay, một hộ nông dân phải canh tác từ 2-3ha lúa trở lên mới đủ sống trong khi thực tế số lượng hộ dân có được diện tích này rất thấp.

Sự phân chia lợi ích trong chuỗi giá trị hạt gạo không công bằng, quá thiệt thòi đối với người trực tiếp sản xuất. Nông dân còng lưng làm nhưng không quyết định được giá cả. Thực tế năm qua cho thấy, phần lớn nông dân bán lúa với giá từ 5.000-6.000 đồng/kg là hết lúa. Thị trường gạo thế giới tăng liên tục, người hưởng lợi lớn nhất chính là các doanh nghiệp xuất khẩu vì họ có gạo trong kho. Nhưng các doanh nghiệp này hầu như không đầu tư lại gì cho nông dân trồng lúa, nên nông dân vẫn cứ nghèo. Vừa qua, qua báo chí, tôi được biết một công ty kinh doanh và xuất khẩu gạo lời mỗi năm từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng.

* Cần những giải pháp nào để cải thiện thu nhập người trồng lúa?
* Một báo cáo gần đây cho thấy, nhà nước đầu tư cho nông nghiệp ngày càng ít. Ngành nông nghiệp đóng góp cho GDP hơn 20% nhưng theo kiểm tra của Quốc hội, việc đầu tư lại chưa tới 7%, không tương xứng với sự đóng góp và tiềm năng. Do vậy, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn yếu kém. Cái khó hiện nay là nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, với nhiều loại giống lúa khác nhau chủ theo kiểu “đủ ăn, dư thì bán” nên không ai đặt hàng. Ngành nông nghiệp đã thấy được những bất cập này và đang triển khai, nhân rộng đưa ra giải pháp: “nông hộ nhỏ cánh đồng lớn” hay còn gọi là mô hình cánh đồng mẫu lớn trên cơ sở huy động sự liên kết hợp tác của các nông hộ với nhau và doanh nghiệp đem lại hiệu quả cao.

* Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết giữ 3,8 triệu ha đất lúa, tiến sĩ nhận định thế nào vấn đề này?
* Ở các nước trên thế giới, nơi nào không thể trồng lúa được, họ mới chuyển sang làm công nghiệp, sân golf... Còn Việt Nam ngược lại, nơi nào thuận lợi đường thủy, đường bộ, thậm chí nhiều diện tích đất biền (đất gần sông, đang trồng lúa tốt) thì dành làm công nghiệp, gây lãng phí rất lớn. Đất lúa bị mất ngày càng nhiều là một thực tế đáng báo động. Nông dân khi bị đô thị hóa sẽ rất khó chuyển đổi nghề nghiệp vì họ đã quen tác phong nông nghiệp, nên việc giữ 3,8 triệu ha đất lúa là rất đáng mừng nhưng cũng đáng lo. Quan trọng là việc liên kết vùng trong quy hoạch, kiểm tra, giám sát, bảo vệ diện tích trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực và đời sống nông dân càng trở nên vô cùng quan trọng. Không nhất thiết địa phương nào cũng phải có sân golf, các khu công nghiệp cũng không nên na ná nhau… dẫn đến tổn hao và lãng phí lớn nguồn đất nông nghiệp. Việc giữ gìn tốt đất lúa cũng là cách cho các ngành khác như công nghiệp phải biết tiết kiệm nguồn đất, tránh lãng phí.

Bao năm qua, người nông dân làm ra hạt lúa cho hàng chục triệu người có bát cơm ngon, đảm bảo an ninh lương thực; giúp Việt Nam trở thành cường quốc về xuất khẩu gạo nhưng nhìn lại chính họ là những thành phần nghèo nhất. Tại miền Bắc đã có hiện tượng nông dân bỏ ruộng. Còn ở miền Nam, nếu làm ruộng thu nhập thấp, không sống nổi hoặc không thể chuyển sang trồng cây khác, hay mục đích khác, trong tương lai thanh niên sẽ kéo nhau lên thành thị làm công. Do vậy, cần phải sớm có chính sách cho người trồng lúa để người trồng lúa an tâm sản xuất, nâng cao chất lượng sống từ mảnh ruộng của mình, góp phần xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững… 

BÌNH ĐẠI
Làm gì để giữ 3,8 triệu ha đất lúa?
Không thể “đẻ” thêm đất lúa
- Những chính sách “rắn”
Đề nghị thu hồi quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa của cấp tỉnh
Bài 1: Đã mất bao nhiêu bờ xôi ruộng mật?
- Bài 2: Nỗi niềm nông dân mất đất
Bài 3: Khi làng hóa phố
- Bài 4: Hệ lụy ô nhiễm môi trường
- Bài 5: An ninh lương thực là vấn đề cốt lõi



-

Mất ngủ vì lúa 
(11/01/2012,23:59) (GMT+7)
“Thổi gió” về nông thôn mới (11/01/2012,01:05) (GMT+7)
-– Án dân sự: Thiếu thống nhất khi xét xử (PLTP). -- Thanh tra chính phủ kiến nghị: Thu hồi hơn 48 ha đất dự án (NLĐ). - Thiệt hại 1.550 tỉ đồng do sai phạm đất đai tại TP.HCM (TN).-----

Tổng số lượt xem trang