10/04/2012
QĐND - Mới đây, đài BBC thông tin rằng: Tổ chức người Thượng mang tên là Montagnard Foundation (MF) có trụ sở ở Ô-xtrây-li-a... cáo buộc Chính phủ Việt Nam phân biệt đối xử đối với người Thượng, chủ yếu tập trung vào khía cạnh tôn giáo, mà cụ thể là các tín đồ "Tin lành Đề Ga" ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Vấn đề mà MF đưa ra thực chất chỉ là lặp lại những luận điệu cũ. Việt Nam đã nhiều lần chỉ rõ ở Việt Nam, Đạo Tin lành là một trong sáu tôn giáo lớn. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận hiện nay đạo Tin lành có hai giáo hội: Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).
Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã nhiều lần khẳng định Đạo Tin lành ở Tây Nguyên chỉ có một, hoạt động theo Hiến chương của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Ban Đại diện Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam đã có văn thư và Ban Đại diện Tin lành các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên cũng đã ra tâm thư bày tỏ thái độ dứt khoát không chấp nhận cái gọi là "Tin lành Đề Ga". Trong thư đề ngày 5 tháng 4 năm 2001 của Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) gửi Ban đại diện Tin lành các địa phương nêu rõ: "Trong Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) không hề có một tổ chức nào gọi là "Tin lành Đề Ga". Vì vậy, bất cứ ai đến với Hội thánh mà không qua Ban Trị sự Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và nói đến những điều gì không phù hợp với tổ chức, tín lý của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đều là những người có ý đồ chia rẽ, gây mất đoàn kết, tạo ra sự rối loạn cho tổ chức giáo hội và sự an bình của xã hội...".
Cần phải nói thêm rằng, từ lâu trên vùng đất Tây Nguyên vẫn có những kẻ mang mưu đồ chính trị chia rẽ khối đoàn kết của cộng đồng các dân tộc và đức tin của tín hữu Tin lành do các thế lực phản động từ bên ngoài bảo trợ. Ngoại trừ những người bị lừa gạt, các tín đồ "Tin lành Đề Ga" thực chất là những kẻ đội lốt tôn giáo nhằm thực hiện âm mưu của các thế lực thù địch với Việt Nam ở nước ngoài. Hoạt động của họ không ngoài mục đích kích động, lôi kéo, cưỡng ép những người dân tộc thiểu số vốn thật thà, chất phác chống lại chính quyền, chống lại Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại đường hướng "sống Phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc" của Hội thánh Tin lành Việt Nam.
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã nhiều lần khẳng định không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo. Cái gọi là "Tin lành Đề Ga" mà MF nói đến không thuộc Hội Thánh tin lành Việt Nam và không được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Mọi hoạt động của "Tin lành Đề Ga" đều là trái phép, vi phạm pháp luật và đều bị các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam đấu tranh, ngăn chặn, xử lý.
Kim Ngọc
-Kiên quyết đấu tranh với các thế lực lợi dụng tôn giáoĐài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tôn giáo được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
- Nhà nước luôn tôn trọng hoạt động của các tôn giáo
- Kỷ niệm 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Quán triệt Nghị quyết cho các chức sắc tôn giáo, dân tộc
Sáng 28/2 tại trụ sở Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2011, triển khai nhiệm vụ năm 2012. Hội nghị cũng tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, sơ kết thực hiện chỉ thị 1940 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Điểm nổi bật trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo năm 2011 là quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, hỗ trợ các tôn giáo tổ chức các hoạt động lớn như: Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Lễ bế mạc năm Thánh 2010 của đạo Công giáo, kỷ niệm 100 năm Tin lành đến Việt Nam.
Cán bộ làm công tác tôn giáo từ Trung ương đến địa phương đã kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ và quản lý hoạt động tôn giáo đảm bảo tuân thủ pháp luật, giải quyết kịp thời một số vụ việc phức tạp không để phát sinh thành “điểm nóng” về tôn giáo; thực hiện công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo, đấu tranh nhân quyền.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội Đảng X và XI đều nhận định, vấn đề dân tộc- tôn giáo trên thế giới và ở nước ta là vấn đề phức tạp. Trong năm 2011, hoạt động của các tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp, ít điểm nóng xảy ra hơn, trong đó có sự nỗ lực của các cán bộ quản lý Nhà nước về tôn giáo.
Phó Thủ tướng cũng nhắc lại quan điểm của Đảng và Nhà nước là tôn giáo được tự do hoạt động nhưng trong khuôn khổ pháp luật. Nếu đạo nào được công nhận thì phải tạo điều kiện để họ phát triển. Phải có sự quan tâm đến các đạo đang tồn tại ở Việt Nam chứ không nên quá chú trọng cho một đạo nào.
Riêng với đạo Tin lành, sau 5 năm thực hiện chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta phải tạo điều kiện cho Tin lành ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một số tổ chức Tin lành đã được công nhận được hoạt động tốt, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng để chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
Đối với vấn đề nhà đất liên quan đến tôn giáo, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương kịp thời thống kê tình hình nhà đất liên quan đến tôn giáo, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Hội nghị cũng công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều động, bổ nhiệm ông Phạm Dũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ./.
--Ban tôn giáo đã làm gì trong năm 2011? 29.02.2012
VRNs (29.02.2012) – Sài Gòn – Theo hội nghị triển khai công tác năm 2012 vừa diễn ra hôm qua, 28.02.2012, thì năm 2011 Ban tôn giáo đã hạn chế sự phát triển tôn giáo.
“Theo báo cáo tổng kết năm 2011 của Ban Tôn giáo Chính phủ, thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về một số công tác đối với đạo Tin lành, năm qua ngành đã có bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước, hạn chế sự phát triển không bình thường của đạo Tin lành, đồng thời làm chuyển biến căn bản tình hình đạo Tin lành theo hướng ổn định hơn, giảm khiếu kiện và các vụ việc phản ứng phức tạp”. Đó là khẳng định trong bài viết Không để xảy ra ‘điểm nóng’ về tôn giáo đăng trên Vietnamnet.vn, ngày 28.02.2012.
Ở đây có hai phân câu đáng lưu ý: “Sự phát triển không bình thường của đạo Tin Lành” và “làm chuyển biến căn bản tình hình đạo Tin lành theo hướng ổn định hơn”.
1. Thế nào là “Sự phát triển không bình thường của đạo Tin Lành”? Tin Lành phát triển quá nhanh ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam (gọi là Ba Tây, đây là dự án lớn cấp chính phủ, tiêu tốn tiền thuế của dân rất nhiều, một trong những mục tiêu là ngăn chặn sự phát triển quá nhanh của các tôn giáo, chú ý đặc biệt đến Tin Lành và Công giáo) thật sự phản ánh điều gi?
Câu trả lời thường đơn giản là “kẻ xấu lợi dụng tôn giáo, lôi kéo người dân tộc thiếu nhận thức chống lại nhà nước”. Tại sao gọi là câu trả lời đơn giản? Thưa vì câu trả lời đó có sẵn trong nghị quyết đảng CSVN, đã được cấp trên tuyên truyền, chứ không hề có một cuộc nghiên cứu mang tính khoa học xã hội về tôn giáo nào để đánh giá thực chất vấn đề.
Do đó mặc dù tuyên truyền rất nhiều theo hướng không nên theo Tin Lành, nếu muốn theo đạo thì theo Công giáo (đây là thủ đoạn chia rẽ tôn giáo của nhà cầm quyền), hoặc nếu muốn theo Tin lành thì chỉ được theo Tin Lành chính thống hay thuần tuý (?) Thế nào là Tin Lành chính thống hay thuần tuý? Ở Việt Nam, thuật ngữ này ám chỉ Tổng hội thánh Tin Lành Miền Bắc VN và Tổng liên hội thánh Tin Lành Miền Nam VN. Còn tốt hơn cả là trở về với tập tục cổ xưa của dân tộc mình.
Tập tục cổ xưa của dân tộc mình là gì? Thưa không còn ai biết rõ ! Vì sao? Vì từ năm 1954 ở Miền Bắc và từ năm 1975 ở Miền Nam, những phong tục thờ cúng và văn hoá các sắc tộc thiểu số bị gọi là mê tín và lạc hậu. Đón nhận chính quyền mới thì phải bỏ đi những cái mê tín và lạc hậu đó. Đã bao nhiêu bộ ching chêng (cồng chiêng là cách gọi Kinh hoá, cũng là một cách tước đoạt văn hoá của sắc tộc thiểu số) quý, cổ xưa bị mang ra cân ký bán đồng. Bao nhiêu chum, ché, ghè quý bị mang đập, tha trôi sông suối, trang phục bị miệt thị và buộc phải thay bằng những chiếc áo mặc sau hai lần giặt đã cuốn tít lên qua rốn, còn quần thì ống màu xanh, ống màu đỏ. Những tư tế bị gọi là thầy mo, thầy cúng một cách chế giễu, như là đầu mối của sự ngu muội.
Mãi sau năm 1995, thành ngữ “giữ gìn bản sắc dân tộc” mới được các cán bộ tuyên truyền lảm nhảm, vì cái gì là bản sắc văn hoá, cái gì là dân tộc, chắc chắn các vị đó chẳng biết !
Tất cả chỉ nhằm “hạn chế sự phát triển” tôn giáo mà thôi. Còn phát triển bị xem là “không bình thường” là đương nhiên với một xã hội vô thần, vô tôn giáo.
2. Còn “làm chuyển biến căn bản tình hình đạo Tin lành theo hướng ổn định hơn” nghĩa là sao? Nghĩa là rập khuôn theo ý nhà cầm quyền vô thần. Tôn giáo bị rập vào khuôn vô tôn giáo thì liệu có còn là tôn giáo không?
Tại sao có Tin Lành?
Vào thế kỷ XVI, tại Đức quốc, Ngài Martin Luther, một kinh sĩ Dòng Augustine tại Erfurt, giáo sư thần học đã không đồng ý với Giáo hội về những điểm liên quan đến giáo lý của ân sủng. Luther hiểu rằng sự xưng công chính hoàn toàn là công việc của Thiên Chúa. Trái với giáo huấn thời đó dạy rằng hành vi công chính của người tín hữu là những hành động cùng thực thi với sự hợp tác của Thiên Chúa. Và một vấn đề khác như ơn tha tội, việc xưng tội, ơn xá hay ơn toàn xá … Mức độ tranh luận đưa đến đỉnh điểm, ngài Martin Luther đưa ra 95 luận đề, Toà thánh rút phép thông công. Từ đó đạo Tin lành xuất hiện với tên Protestant (Thệ phản) tại Đức.
Cũng trong thế kỷ XVI đó, Vua Henry VII hình thành nên Anh giáo tại Anh, Ngài Jean Calvin lập ra Tin Lành tại Pháp,… Từ đó đến nay đạo Tin Lành (gọi theo kiểu VN) hình thành nên rất nhiều hội thánh, mỗi hội thánh độc lập với nhau, về tổ chức, và khác nhau một phần nào đó về giáo lý, ít nhất là trong cách diễn tả kinh nghiệm đức tin.
Do đó, tự thân – ngay từ nguyên thuỷ – Tin Lành không bị giới hạn trong một tổ chức tôn giáo duy nhất như Công giáo. Nên việc nhà cầm quyền chấp nhận Hội thánh Tin Lành này, mà không công nhận Hội thánh Tin Lành kia là vi phạm tự do tôn giáo ngay từ trong căn bản giáo lý. Việc bắt họ bỏ hội thánh Tin Lành để chỉ theo một vài tổ chức Tin Lành do nhà nước công nhận vô tình nhà nước đã gây ra thế kẹt cho các hội thánh đó, vì mọi người sẽ cho đó là các Giáo hội quốc doanh, mà quốc doanh ở nước CHXHCNVN là vô thần, không tôn giáo, nên có lập ra tôn giáo thì bản chất là tôn giáo trá hình.
Chẳng lẻ thành tích năm 2011 của Ban tôn giáo chính phủ VN là kiềm hãm, bách hại các tôn giáo thật để ép buộc người dân vào những tôn giáo trá hình?
Vụ triệt hạ 4 nhà thờ Tin Lành ở Kontum vào ngày 15 tháng 09 năm 2011, việc triệt hạ nhà mục vụ và huấn luyện thần học của GH Mennonite tại quận 2, Sài Gòn, để họ phải tạm di cư về Bình Dương, sau đó lại tiếp tục đàn áp Mennonite tại Bình Dương… là những bằng chứng minh hoạ rõ nhất cho chính sách “hạn chế sự phát triển không bình thường của đạo Tin lành, đồng thời làm chuyển biến căn bản tình hình đạo Tin lành theo hướng ổn định”.
Những hành động tiêu diệt tôn giáo không chỉ có đối với các Hội thánh Tin Lành mới, mà còn với cả các đạo Phật giáo VN Thống Nhất, Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý, và ngay với Công giáo vừa diễn ra tại Kontum.
Từ Lê
Thông cáo chung về cuộc gặp gỡ Tòa Thánh và Việt Nam 29.02.2012
VRNs (29.02.2012) - VATICAN – Trưa ngày 28-2-2012, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố thông cáo chung về cuộc gặp gỡ lần thứ 3 của Nhóm Làm việc chung Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà Nội.
Cha Federico Lombardi S.J, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Trưởng phái đoàn Tòa Thánh là Đức Ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao, và có sự hiện diện của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Cả hai vị được hai chức sắc thuộc Bộ ngoại giao Tòa Thánh và Bộ Truyền giáo, tháp tùng. Nguyên văn thông cáo chung như sau:
”Như đã thỏa thuận trong dịp gặp gỡ lần thứ 2 của Nhóm Làm Việc chung Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican hồi tháng 6 năm 2010, cuộc gặp gỡ lần thứ 3 của Nhóm Làm Việc chung đã diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28-2-2012. Hai vị đồng chủ tọa cuộc gặp gỡ là Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao, Trưởng đoàn Việt Nam, và Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng, Trưởng đoàn Tòa Thánh.
Hai bên đã cứu xét những vấn đề quốc tế, trao đổi tin tức về tình trạng liên hệ, phân tích những tiến bộ đã thực hiện trong quan hệ Việt Nam và Tòa Thánh từ sau cuộc gặp gỡ thứ 2 của Nhóm Làm Việc chung Việt Nam và Tòa Thánh, và đã thảo luận về những vấn đề liên hệ tới Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh rằng Nhà Nước Việt Nam đã luôn thực hiện và còn tiếp tục cải tiến chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân. Nhà Nước khích lệ Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tích cực và thực sự tham gia vào tiến trình hiện nay phát triển đất nước, kinh tế và xã hội.
Về phần mình, Phái Đoàn Tòa Thánh đã ghi nhận những nhận xét đó và đánh giá cao sự quan tâm của Chính quyền dân sự đối với hoạt động của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt năm 2010, trong việc cử hành Năm Thánh, và nhân dịp các cuộc viếng thăm mục vụ của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú.
Tòa Thánh bày tỏ mong ước rằng vai trò của Vị Đại Diện không thường trú và sứ mạng của Ngài được tăng cường và mở rộng, để củng cố các quan hệ giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, cũng như ý hướng của Việt Nam và Tòa Thánh phát triển các mối quan hệ với nhau.
Cả hai bên đã đồng ý tạo điều kiện dễ dàng cho công việc của Đức TGM Girelli, để Ngài có thể thi hành sứ mạng tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, cả hai bên đã nhắc đến giáo huấn của ĐTC Biển Đức 16 về việc sống Tin Mừng giữa lòng Đất Nước, và những nhận xét của Ngài về việc là tín hữu Công Giáo tốt và là một công dân tốt, nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục có sự cộng tác giữa Giáo Hội Công Giáo và chính quyền dân sự, để thực thi một cách cụ thể và thực tế, những giáo huấn ấy trong tất cả mọi hoạt động.
Cả hai bên đã đồng thuận về thẩm định theo đó các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã tiến triển tích cực dựa trên căn bản thiện chí và đối thoại xây dựng, cũng như tôn trọng các nguyên tắc trong quan hệ.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong một bầu không khí thân mật, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Hai bên đã thỏa thuận sẽ gặp lại nhau tại Vatican cho cuộc gặp gỡ thứ tư của Nhóm Làm Việc chung Việt Nam và Tòa Thánh. Ngày giờ cuộc gặp gỡ sẽ được thiết định qua đường ngoại giao.
Nhân dịp viếng thăm Việt Nam, Phái đoàn Tòa Thánh đã thăm Ông Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng; Ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng Ban tôn giáo của chính phủ, thăm Bệnh viện nhi đồng quốc gia, đang cộng tác với Bệnh viện “Chúa Hài Đồng Giêsu” của Tòa Thánh ở Roma, cũng như một số cơ sở Công Giáo tại Hà Nội và Thành Phố Hồ chí Minh, và giáo phận Xuân Lộc ở Đồng Nai.
G. Trần Đức Anh OP chuyển ý
Radio Vatican – Tiếng Việt
- Vatican, Việt Nam thảo luận về triển vọng thiết lập quan hệ ngoại giao – (VOA). – Họp nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican (TN). - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về tôn giáo (Tintuc). – Ngăn chặn lợi dụng tôn giáo làm tổn hại đến quốc gia (Thanh tra).
-Không để xảy ra 'điểm nóng' về tôn giáo (VNN 28-2-12)
-Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về tôn giáo cand.com
Ngày 28/2, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2011, tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về một số công tác đối với đạo ...
Tại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ?Đài Á Châu Tự Do
Nhà Nước và Tôn GiáoViệt Báo Daily Online
Nhân Dân -Vietnam Plus -VietNamNetTại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ?Đài Á Châu Tự Do
Nhà Nước và Tôn GiáoViệt Báo Daily Online
- Blogger VN được đề cử công dân mạng – (BBC). - Một cựu tù chính trị Việt Nam đào thoát sang Thái Lan – (RFA). . – 3 người tham gia diễn đàn Paltalk kể lại sự việc khi bị bắt giam – (RFA).
-VB: 1 Giám Mục VN Nêu Sáng Kiến Để Hết Tranh Chấp Đất Công Giáo: Để Làm Giáo Dục, Từ Thiện, Giáo Hội Sẽ Nộp 60% Tài Sản
KON TUM -- Trong khi quan sát về tình hình tuần này sẽ có buổi họp cấp cao giữa đặc sứ Vatican và nhà nước CSVN, nhiều người quan tâm về tình hình tôn giáo đã bày tỏ nhiều hy vọng về những đồng thuận có thể có.
Đặc biệt, Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh (GP Kon Tum) trong một lá thư gửi Đức Giám Mục Tôma Nguyễn văn Tân (GP Vĩnh Long) đã nêu đề nghị rằng Giáo Hội Công Giáo VN có thể hiến tặng 60% tài sản cho chính phủ để bù lại, sẽ được tự do sử dụng các tài sản chuyên về giáo dục và từ thiện.
Đề nghị trên nêu trong lá thư ghi trong bản tin “Đức Giám Mục Kon Tum hiệp thông với Giáo phận Vĩnh Long” đăng trên trang nhà Giáo phận Kontum http://giaophankontum.com.
Sáng kiến này chưa rõ có phải là ý riêng của Đức Giám Mục Kon Tum, hay là từ một gợi ý rộng lớn hơn.
Bản tin này viết, trích như sau.
ĐGM KonTum hiệp thông với Giáo phận Vĩnh Long về Cơ sở ĐCV bị CQ phá bỏ để xây dựng mới
TOÀ GIÁM MỤC KONTUM
Office of the Bishop - Diocese of Kontum
146 Trần Hưng Đạo - Kontum - Việt Nam
Số 17/VT/’12/tgmkt
Kontum ngày 15.02.2012
Kính gửi: Đức Cha Tôma Nguyễn văn Tân
Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long.
103 Đường 3/2. Tp Vĩnh Long.
Email: tgmvinhlong@gmail.com;
tomatan@gmail.com
Trọng kính Đức Cha,
Sống trên mảnh đất Tây Nguyên nhiều đặc thù, Giáo phận Kontum chúng con đã phải trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt kéo theo bao hậu quả đau đớn. Đặc biệt từ 1972, hầu như các cơ sở của Giáo Hội phía bắc tỉnh Kontum đã bị chiến tranh tàn phá bình địa. Còn sau 1975, các cơ sở tôn giáo hầu như nằm trong tay quản lý của chính quyền. Có nơi thì mượn mà tới nay không trả như Trung tâm tình thương; có chỗ thì tịch thu như Trường đào tạo Yao phu Cuenot ở Kontum hay Nhà thờ Hiếu Đạo ở Pleiku. Chúng con đã hơn một lần đòi lại nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả. Hình như chẳng ai có quyền hay dám giải quyết. Hình như “không ai bảo được ai”. Chẳng lẽ đấy là lề lối hành xử của chính quyền mới?
Do đó, chúng con rất thông cảm với Đức Cha và Giáo phận Vĩnh Long khi hay biết chính quyền có chương trình biến chất Đại chủng viện Vĩnh Long mà không quan tâm tới nguyện vọng chính đáng của phía Giáo hội. Chắc hẳn dân rất bức xúc! Nỗi bức xúc đó ngày càng tăng, vì tài sản của Giáo hội hầu như dần dần bị biến dạng vô tội vạ!
Chuyện tài sản của người dân, cách riêng của các giáo hội, đã và đang làm khổ bao nhiêu người. Từ mọi phía. Nếu Giáo hội có lên tiếng đòi lại các cơ sở thuần túy tôn giáo và chính yếu, thì không chỉ “vì là tài sản vật chất”, mà còn vì cái “quyền tự do tôn giáo” cũng như vì quyền lợi của những người dân thấp cổ bé miệng bị oan ức khắp nơi đã bị tước đoạt từng tấc đất tấc ruộng do mồ hôi xương máu đổ ra từ bao đời. Cụ thể và rõ ràng như vụ cưỡng chế tài sản của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn ngày 05.01.2012 vừa qua ở Tiên Lãng. Tạ ơn Chúa cám ơn gia đình Ông Đoàn Văn Vươn. Vụ việc này đã và còn đang thu hút sự quan ngại của thế giới cũng như của những người tha thiết đến quê hương đất nước này! Vụ việc này “mở mắt” được nhiều người!
Về chuyện đất đai tài sản của Giáo Hội, chúng con thiển nghĩ đã đến lúc giữa Giáo hội và Chính quyền cần ngồi lại giải quyết một lần sao cho nhẹ nhàng và tốt đẹp! Tội nghiệp cho nhiều người hôm nay phải gánh chịu những việc làm bất công của những người đi trước “đã nhẹ nhàng rũ tay và đáp bãi an toàn”. Nhiều tài sản đã bị “họ” “biến hóa”! Chúng ta có thể nghĩ tới mô hình Hiệp Ước Latran giữa Tòa Thánh và chính quyền Italia thời 1929 không? Giáo hội có thể đi bước trước? Có thể đưa ra một đề nghị gợi ý “một tiến trình ba bước” như sau được không?
* Bước 1 :
Có một Ban phụ trách tài sản của Giáo hội đi thu thập toàn bộ các cơ sở của Giáo hội hiện do Nhà Nước đang quản lý từ 1954.
Các Giáo phận, các Dòng tu lập danh sách này với đầy đủ chi tiết cần thiết như : cơ sở ban đầu là gì; ngày tiếp thu; sử dụng vào việc gì? Tiếp thu kiểu nào? Sau đó và nay đang sử dụng ra sao? Đề nghị cụ thể?
* Bước 2 :
Ban Tài Sản cùng với các Giáo phận và Dòng tu trao đổi và thoả thuận đi tới một danh sách phân thành 3 loại :
1) Loại 1: Gồm các chủng viện, tu viện, nhà thờ… Chiếm đoạt các cơ sở loại này cũng có nghĩa là cấm đạo! Có khác chi một con người bị chặt hết chân tay không còn hoạt động được! Loại này dứt khoát đòi lại, không có chuyện khoan nhượng!
2) Loại 2: Gồm các cơ sở giáo dục, từ thiện bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện… Loại này để chính quyền tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu. Nếu làm sai, tất cả các nơi đều lên tiếng phản ứng.
3) Loại 3: Là tất cả các tài sản khác như đất đai, ruộng vườn, … Giáo hội không đòi lại các cơ sở này và để phục vụ xã hội. Loại này có thể lên tới 60% tài sản của mỗi nơi.
* Bước 3 :
Ban Tài Sản sẽ trao cho chính quyền danh sách đã được thỏa thuận. Từ đó toàn thể Giáo hội Việt Nam sẽ có tiếng nói và phản ứng chung theo mục đích loại 1 và loại 2 trên đây. Không có phản ứng lẻ tẻ. Không còn phải nhìn ngó nhau. Như vậy Giáo hội đã mở lối thênh thang cho chính quyền bước tới. Như vậy sẽ tránh cho xã hội không còn phải bận tâm đối phó. Đó là một thể thức yêu Nước thiết thực và cụ thể.
Trọng kính Đức Cha,
Thay mặt toàn thể gia đình Giáo phận Kontum, chúng con hoàn toàn hiệp thông với Đức Cha và Quý Giáo phận trong việc đòi chính quyền Vĩnh Long giải quyết vụ việc có tình có lý theo đúng phép công bằng và đạo đức.
Hiệp thông trong niềm tin vào Thiên Chúa là Chủ lịch sử.
+ Micae Hoàng Đức Oanh
Giám mục Giáo phận Kontum
-Theo: VB: 1 Giám Mục VN Nêu Sáng Kiến Để Hết Tranh Chấp Đất Công Giáo: Để Làm Giáo Dục, Từ Thiện, Giáo Hội Sẽ Nộp 60% Tài Sản
-- Vatican – Việt Nam sẽ mở lại hội đàm để thúc đẩy quan hệ song phương – (RFI).- Vatican và Hà Nội hội đàm cải thiện quan hệ – (BBC). – - Vatican announces new talks aimed at enhancing relations with Vietnam (WP/AP).
- Từ đạo Phật nghĩ về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa (VNN 26-2-12)
-Nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tuyên bố sẵn sàng tự thiêu– (RFA). 2012-02-24Theo tin của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Trung ương trụ sở tại California, Hoa Kỳ thì chiều ngày 21 tháng Hai vừa rồi, các tu sĩ, cư sĩ PGHH bị đông đảo công an chận đường hành hung.-
-Nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tuyên bố sẵn sàng tự thiêu– (RFA). 2012-02-24Theo tin của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Trung ương trụ sở tại California, Hoa Kỳ thì chiều ngày 21 tháng Hai vừa rồi, các tu sĩ, cư sĩ PGHH bị đông đảo công an chận đường hành hung.-