Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

1.000 đồng/kg sắn: Đói rét cùng cực

<img src="images/noibat_large_img01.jpg" border="0"/>-Nguồn:--1.000 đồng/kg sắn: Đói rét cùng cực (VEF).-(VEF.VN) - Mất mùa, sắn rớt giá thảm khiến hàng ngàn hộ dân tại khu tái định cư Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, thuộc vùng biên giới xã Thanh Sơn, (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đang đói khổ cùng cực.
Năm 2009, tại 5 xã vùng lòng hồ Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, đóng tại huyện Tương Dương, (Nghệ An), thuộc diện di dời về khu tái định cư lập mới nên 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, (huyện Thanh Chương) có gần 10 ngàn nhân khẩu.

Cách đây 2 năm, người dân chấp nhận bỏ quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, di dời về vùng đất mới lập nghiệp. Tạm thời ổn định, họ vui mừng vì nơi đây cho những mùa sắn bội thu và đó là nguồn thu nhập chính.
Chiều ngày 16/2, chúng tôi có mặt tại xã Thanh Sơn, nơi có hàng ngàn hộ dân là đồng bào người Thái; Khơ Mú đang trong vụ mùa thu hoạch sắn.
Nhưng vụ sắn năm nay không được mùa, nhưng lại đang bị tư thương ép giá. Hàng trăm hộ dân thiếu đói nơi đây đành nhắm mắt bán sắn, đổi gạo ăn chống đói trong cái giá lạnh căm căm.
Thời tiết trời mưa, sắn được tấp bạt bỏ ngay ngoài đường, chờ thương lai thu mua vì chỉ được bán độc quyền cho Nhà máy sắn Thanh Chương.
Toàn xã Thanh Sơn có 1.117 hộ dân với gần 5.000 nhân khẩu. Đời sống bà con nơi đây chủ yếu sinh sống nhờ vào trồng độc canh cây sắn và một ít diện tích cây kéo chưa một lần thu hoạch.
Thời điểm khi mới chuyển về khu tái định cư, người dân còn mới lạ với vùng đất mới. Họ đành "bấm bụng" ở lại bám trụ trồng sắn đổi gạo nơi quê hương thứ hai.
Dọc đường chính vào 16 bản làng tại xã Thanh Sơn, săn nguyên liêu thô được người dân thu hoạch đỗ dồn 2 bên vệ đường. Sắn thu hoạch nhiều ngày liền nhưng vẫn không có người đến thu mua.
Hầu hết đồng bào nơi đây chủ yếu trồng sắn là chủ trương chung, nhưng khi bán đầu ra sản phẩm thì chỉ có một doanh nghiệp bao độc quyền thu mua sắn. Có khi người dân tự thuê xe ô tô sắn chở ra ngoài tỉnh bán thì bị lực lượng "bảo kê" can thiệp.
Sắn trở thành nguồn thu nhập chính của đồng bào người Thái, Khơ Mú nơi đây, khi vừa chân ráo chân ướt đến năm thứ 3 tại khu tái định cư Nhà máy thủy điện Bản Vẽ.
Hàng trăm bãi sắn nằm ngổn ngang được tập kết 2 bên đường vào khu tái đinh cư.
Tại xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, với mức giá thu mua sắn là 1.000 đồng/kg, được thương lái tự do mua thoải mái tại từng đống sắn chất 2 ven đường. Nếu như năm ngoái giá sắn có từ hơn 2.000 đồng/kg thì giá sắn năm nay chỉ bằng một nửa.
Không những thế, người dân nơi đây còn bị ép mua bán theo kiểu dùng cân riêng, xe riêng của thương lái để cân sắn.
Thương lái thu mua sắn của người dân với giá rẻ mạt 1.000 đồng/kg.
Tại bản Chà Coong 2, anh Hoan đang chuẩn bị bán sắn cho biết: "Khi gia đình yêu cầu lấy cân của mình cân sắn lên thì họ không cho. Buộc phải dùng cân của thương lái, cân của họ không chính xác nhưng cũng đành phải bán. Vì sắn để lâu là hỏng hết, không bán thì thiếu tiền cho con ăn học. Lúa không có đất trồng, phải bán sắn lấy tiền mua gạo cho gia đình 4 miệng ăn".
: Người dân trồng sắn tại khu tái định cư Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang độ thu hoạch sắn để lấy
tiền mua gạo chống đói.
Bình quân mỗi hộ trồng sắn tại xã Thanh Sơn có được từ 5 đến 10 tấn sắn/năm. Nhưng với giá bèo bọt như trên, đang đẩy người dân trồng sắn tại khu tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ vào con đường bế tắc.
Sắn được mùa và mất mùa cũng đều mất giá, khiến đời sống đồng bào người Thái, Khơ Mú nơi đây càng trở nên khốn khó hơn bao giờ hết. Và, cái đói cái rét vẫn từng ngày đeo bám người dân nghèo nơi khu vực tái định cư khu vực Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ.
Không chịu cân của thương lái và họ sẵn sàng bỏ đi nếu người dân mang cân nhà ra cân sắn.
Sáng ngày 17/2, trao đổi với P.V VEF.VN, ông Vi Trọng Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: "Nhiều người dân thiếu đói, chạy ăn từng bữa đành phải chấp nhận bán rẻ cho tư thương vào mua. Nhưng chỉ có độc quyền một doanh nghiệp được vào mua sắn của bà con là Nhà máy sắn Thanh Chương.
Có nhiều người dân tại xã đứng ra thu mua cho bà con, để đi ngoài tỉnh bán giá cao hơn thị bị lực lượng CSGT từ đoạn đường mòn Hồ Chí Minh từ Nghệ An đến Thanh Hoá chặn lại. Với mức phạt từ 3 đến 4 triệu vì chở quá tải, khiến người dân chúng tôi nơi đây rất thiệt thòi về giá cả".
Cuộc sống người dân tại khu tái định cư Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang gặp rất nhiều khó khăn. Nay cây sắn là nguồn thu nhập chủ lực, đang bị thương lái chèn ép, mùa với giá rẻ mạt. Càng đẩy người dân nơi đây vào con đường cùng cực đói nghèo.
Đến thời điểm này bà con mới thu hoạch được hơn một nửa diện tích vì giá sắn năm nay rớt mạnh

-Huỳnh Ngọc Thành, 22 tuổi, tân cử nhân đại học Tài chính marketing TPHCM đã đạp xe suốt một ngày trời trên các đường phố Sài Gòn để “tự tiếp thị” mình, mong tìm được một công việc trong tình hình ngành chứng khoán đang rất khó khăn.
Huỳnh Ngọc Thành đạp xe "tự tiếp thị" trên đường phố Sài Gòn

Tư bản đỏ ở Việt NamTiết lộ 'đại gia' sở hữu Bugatti đình đám tại VN (VNN 17-2-12)
Siêu xe Bugatti Veyron hiện đang được sở hữu bởi thiếu gia Phạm Trần Nhật Minh - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH nhựa Long Thành. 

Ngoài siêu xe Bugatti Veyron mới tậu, thiếu gia Minh "nhựa" còn nổi tiếng là chủ sở hữu 5 chiếc siêu xe như khác: Lamborghini Murielago LP 640, Ferrari F430 coupe màu đỏ, Rolls Royce trắng, BMW X5 4.8, Mercedes S550. Dù những chiếc xe kia cũng thuộc hàng "khủng" song tất cả dường như vẫn bị lu mờ nếu đem so với siêu xe Bugatti Veyron mà anh mới tậu.

Minh "nhựa", đại gia sở hữu siêu xe Bugati trong hành trình siêu xe năm 2010.

Veyron được mệnh danh như biểu tượng của ngành công nghiệp xe hơi. Đến nay, chỉ có tổng cổng 300 chiếc Bugatti được sản xuất trên thế giới. Siêu xe này không chỉ nổi tiếng bởi giá bán đắt đỏ mà còn nổi tiếng bởi chi phí sử dụng và bảo trì rất tốn kém. Cả công nghệ và thiết kế của Veyron đều ở tầm cao hơn hiện tại, vì thế những linh kiện mà Bugatti đặt mua từ nhà cung cấp cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe, và vì các chi tiết đặc thù nên chúng cũng được sản xuất đơn lẻ. Pierre Chandezon thuộc bộ phận phát triển của hãng lốp Michelin, nhà cung cấp lốp cho Bugatti cho biết: "Chưa từng có loại lốp nào như thế trên thị trường, đó là chiếc lốp lớn nhất dành cho xe thể thao. Tiêu chuẩn của nó còn hơn cả tiêu chuẩn sản xuất lốp máy bay".

Chuyên trang Autocar của Anh đã thử làm một phép tính các chi phí chủ xe phải trang trải khi sử dụng siêu xe Bugatti Veyron, và con số lên tới 300.000 USD.

Chi phí này bao gồm: 23.500 bảng (37.000 USD) cho một bộ lốp mà nhà sản xuất khuyến cáo là nên thay sau mỗi 4.000km, vì xe có tốc độ cực đại lên tới 407km/h, cao hơn tốc độ chạy trên mặt đất của máy bay khoảng 160km/h.

Đến lần thứ 4 thay lốp, chủ xe cần cho kiểm tra bộ vành xem có dấu hiệu rạn nứt không. Nếu có, chủ xe sẽ phải thay vành với chi phí 7.050 bảng/bánh, tương đương 11.000 USD theo tỷ giá hiện tại. Như vậy, nếu phải thay cả 4 vành xe, chi phí sẽ là 44.000 USD.

Bảo dưỡng định kỳ, phí bảo hiểm, tiền xăng (xe tiêu thụ nhiên liệu trung bình 29,4 lít/100km đường phố và 16,8 lít/100km đường cao tốc).
Siêu xe Bugatti trên đường phố Sài Gòn đang gây xôn xao dư luận.

Mặc lôi thôi khi đón con, phụ huynh gây phản cảm (DT 17-2-12)  -- Sống ở Việt Nam thiệt là quá khó khăn!
Chuyên gia nghiên cứu mại dâm nói về “bóc bánh” (Bee.net 17-2-12)
Ảnh nào là "phản cảm"?

Mộ liệt sĩ tháng 2-1979

-Chất lang chạ trong mỗi chúng ta VƯƠNG-TRÍ-NHÀN 
Giao thiệp rộng vốn là một yêu cầu thiết yếu đặt ra với nghề cầm bút. Có giao thiệp rộng, một người viết văn mới có cơ may hiểu đời hiểu người và có vốn để viết.
     Trong hoàn cảnh mà việc viết lách còn luôn luôn đòi hỏi cả mọi sự thường xuyên dỏng tai nghe ngóng để nắm bắt được sư luận cho chính xác, thì có thể nói là không giao thiệp rộng không viết nổi.
 
     Ấy vậy mà có những người trong chúng tôi, vụng về cố chấp, cả đời chỉ loanh quanh trong một đám bạn bè hẹp.
     Trong khi ấy lại có những người gần như đi với ai cũng được, đi với ai cũng toe toét cười đùa nói năng bả lả. Cả già lẫn trẻ, cả các ma cũ lẫn đám ma mới, cả đám chuyên môn chúi đầu vào sách lẫn đám sống không ngại bụi đời và quan trọng nhất là cả những người lúc nghiêm chỉnh anh tìm đến để dãi bày tâm sự lẫn đám Chí Phèo thực bụng là anh e ngại, --  tất cả, tất cả, anh đều khoác tay thân mật như bồ bịch.
    Trông sự đóng kịch của anh mà thèm.
     Vâng, chúng tôi cũng hiểu anh X. nói ở đây là người giỏi đóng kịch, giỏi đổi màu, đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma mặc áo giấy, là sống theo kiểu làm xiếc.
      Rồi có một lần ai đó buột miệng bảo anh là điếm. Không đánh đu với lão X. ấy được, người ta bảo vậy. Lão ấy điếm lắm, đi với ai cũng thế, chỉ cốt moi tài liệu thôi mà.
     Người chung quanh ngớ ra một lúc rồi cũng thấy phải.
     Riêng có anh X. vẫn cười nhăn nhở, vẻ như muốn bảo ai người trong bọn mình chả có chút điếm hoặc nói nhẹ đi một chút, ai chả lang chạ. Lang chạ trong giao thiệp như tôi còn là chuyện tha thứ được, anh nói thêm. Đến như các bố lang chạ trong viết lách mới thực đáng sợ.
     Lần này thì lời cảnh cáo của cái con người thập thành ấy có làm cho chúng tôi sững người ra một lúc thật!
    Trong tiểu thuyết Anh em Karamazov, nhà văn Nga Dostoievski từng nói tới một tình huống kỳ lạ. Smerdiakov thực thi việc giết bố. Nhưng chính kẻ sớm có ý định làm việc ấy và ngấm ngầm khuyến khích hung thủ, tóm lại tội nhân chính phải kể là Ivan.
     Chuyện lang chạ nói ở đây cũng có nét gì đó tương tự. Có những người suốt đời không biết đến người đàn bà nào khác ngoài vợ, nói đến chuyện chơi bời thì ngớ mặt ra, muốn bảo vệ nhân phẩm của chị em một cách nhiệt huyết, một cách chân thành… song ở các lĩnh vực đời sống khác nhiều người trong họ lại cư xử theo đúng tinh thần của cái nghề mà họ khinh bỉ.
      Trong sự giao thiệp hàng ngày nhiều khi vì lịch sự mà chúng ta phải tạm xếp cái cá nhân chính đáng của mình lại, để chiều chuộng tất cả những người mà ta có quan hệ.
      Bảo thế là điếm e còn oan.
       Nhưng cứ đà ấy mà kéo, nhân danh sự kiếm sống ta tự cho phép làm tất cả những việc ta vốn không thích, miễn làm vừa lòng khách hàng của mình; việc vốn thiêng liêng đáng ra phải mang tất cả tình cảm và hứng thú ra để làm, lại được tiến hành một cách bừa bãi, theo nguyên tắc của chiếc tắc xi, khách nào cũng chở, có tiền là chở, tiền trao cháo múc… thì đúng là lang chạ vô nguyên tắc rồi còn gì.
      Càng những nghề có quan hệ tới công chúng rộng rãi, cái nguy cơ ấy càng lớn. Như trong việc sáng tác văn chương mà chúng ta đang nói.
      Là lang chạ vô nguyên tắc, những cây bút nào nhận viết về mọi đề tài không phân biệt quen hay lạ, sở trường hay sở đoản, cứ có người đặt tiền vào tay là viết, viết xong lại khinh bỉ ngay cái vừa viết rời tay, song rằng quen mất nết đi rồi, ngày mai lại làm tiếp cái việc hôm qua đã làm.
      Là lang chạ vô nguyên tắc, những cây bút phê bình không cần biết hay dở, hợp gu hay không hợp gu, viết bạt mạng, viết lấy được, suồng sã xô bồ trong thẩm định và đánh giá.
     Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường so sánh việc cầm bút với tình yêu, coi đó là những hành động nguyên bản, mỗi lần diễn ra là một trường hợp độc đáo. Bởi trong xã hội hiện đại, sự nhốn nháo có chiều tăng lên, người ta lại càng quý mến những ai giữ được tiết sạch giá trong của ngòi bút (còn việc mang lại cho cái tình yêu đó một sắc thái hiện đại, ấy lại là chuyện khác và chúng ta sẽ nói tới vào một dịp khác!)
Lần đầu  in trong Những kiếp hoa dại,1993

Viết thêm  18-2-2012
   1/  Ở dạng bản thảo , bài viết này của tôi mang tên Chất điếm trong mỗi chúng ta, nhà thơ Ngô Văn Phú năm đó là tổng biên tập  Nxb  Hội nhà văn khi cho in bài này đã chữa chữ điếm thành  chữ lang chạ. Lúc đầu  tôi chấp nhận có phần miễn cưỡng , sau thấy cảm ơn anh Phú. Vì thực ra ở VN mình cái gì cũng nửa vời,  cái loại điếm có nghề nghiệp có quan niệm rõ ràng … có lẽ là chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Dù là mở rộng để xem xét tình hình trong  mọi lĩnh vực khác, thì vẫn phải nhận rằng  đa số  trường hợp, cái dễ nhận nhất  chỉ là lang chạ học đòi bắt chước gió chiều nào theo chiều ấy, giương cờ rất nhanh và trở cờ cũng rất nhanh… bởi vậy dùng chữ lang chạ là hợp lý hơn.
    2/ Có nhiều lĩnh vực cần phải nghiên cứu khi nói đến chất điếm chất lang chạ, trong đó chắc chắn có phần việc hàng đầu là mối quan hệ giữa nó với cái phản đề của nó là sự nghèo nàn trong định hướng sống, không dám tiếp xúc không dám thay đổi, sự trung thành giả dối và sự thiếu quyền biến trong chiến lược chiến thuật.
     Mặt khác, muốn được thấu đáo, không gì bằng thử nghiên cứu xem chất điếm chất lang chạ có liên quan đến chất lưu manh ra sao . Những việc này hẳn sẽ mang lại hứng thú cho các công trình  xã hội học văn hóa học về con người VN, xã hội VN.


---Vì sao chim ở lại lồng

SGTT.VN - Trong một lồng chim phóng sinh trước cổng chùa X, bầy chim cứ phải diễn cảnh người mua mở cửa lồng cho chúng bay ra rồi lại bị kẻ bán bắt vào bán tiếp. Bay ra bay vào một hồi thì chúng phát hiện có một con cứ ở lỳ trong lồng, không chịu bay. Tranh thủ lúc nghỉ cánh, chúng bàn tán với nhau:
– Cái thằng này lạ, chẳng lẽ mới đó nó đã quen cảnh cá chậu chim lồng, quên câu “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”?
Con khác xía mỏ:
– Tao lại nghĩ nó ở lại để bày tỏ chính kiến!
– Chính kiến là cái chi chi?
– Tức là nó quá bực bội vì cảnh quá tải mấy chục mạng chung một chuồng, chật như cá mòi trong hộp, chen chúc như... bệnh viện loài người, nên không chịu bay để biểu tình phản đối kiểu bất bạo động đó mà.

Một con sói đầu xì rõ to:
– Úi dào, các chú cứ nghĩ cao xa, chẳng qua nó biết trước bay ra rồi cũng bị bắt vào nên không bay chứ có gì đâu.
Chờ cho lũ chim bớt lao xao, con chim không chịu bay giờ mới lên tiếng:
– Xin hỏi, các bác bay ra ngoải có thấy chỗ nào đậu được không?
Cả lũ ngớ ra:
– Ờ hé, nãy giờ tụi mình cứ phải lết xà quần chứ có chỗ nào cho phép đậu đâu.
– Thấy chưa. Ngoài đó chỗ nào bây giờ cũng cấm đậu cấm đỗ, nên em ở lại đây cho khoẻ!
NGƯỜI GIÀ CHUYỆN


-“Cấm trông xe để buộc người dân lựa chọn phương tiện khác”, - Dồn khó cho dân.-Người Lao Động--Đổi giờ học để chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Hiệu quả và bất cập (CAND 13-2-12)

Các chuyên gia đồng thuận kết luận của Thủ tướng (VN+ 12-2-12) -- "Chó cắn người" không phải là tin cần đăng, khi nào "người cắn chó" mới là tin cần đăng.-

– -- Làm chính sách theo tư duy của gánh hàng xén (VEF).
“Hiến pháp năm 1992 cần được sửa đổi đồng bộ” (TTXVN/ TN).
VỤ MIỄN NHIỆM BAN GIÁM ĐỐC NHÀ XUẤT BẢN ĐHSP TP.HCM   –   (TSYG).

Rộ “mốt” nuôi gà trên đường phố (PLTP 14-2-12)
Cả năm 'mài dao', một mùa 'chém' du khách (VEF 15-2-12)


Sợ giá gas, nhà giàu dùng bếp than, chung cư hun khói (TP).- Xin lỗi vì bắt viện trưởng VKSND trái luật (PLTP). - Công an xin lỗi viện trưởng (TN).

 Xin hãy bớt lý luận suông

-Sạt lở 1.000m3 đất đá ở Hòa Bình, hai người chết (TTXVN).-

- Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh: Bị miễn nhiệm vì chống tiêu cực(Thanh tra).
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện: Nhà nước và hiệp sĩ trong chuyện cổ (SGTT).

Thái Bình: Khởi tố cán bộ xã ăn chặn tiền Tết của hơn 100 gia đình chính sách (DT).

-Tiền cháy nằm chờ ý kiến Thủ tướng (ND 14-2-12) -- Dường như ở VN bây giờ đi toa lết cũng phải chờ ý Thủ tướng?
Nguyên Thứ trưởng Nội vụ: “Đừng nên đổ lỗi cho Bộ trưởng” (Bee.net 14-2-12) -- Ông cựu thứ trưởng Thang Văn Phúc có ý cho rằng cứ nghe lời các nhà khoa học thì sẽ giải quyết được mọi việc!

Người Việt sùng bái trí thức theo kiểu "tủ bày hàng"? (Bee.net 15-2-12) - P/v TS Ngô Đức Thọ
"Bí thư khoán hộ" với văn nghệ sĩ (CAND 15-2-12)
Hát cải lương bằng tiếng Anh: Khán giả tây vẫn... không hiểu (DV 15-2-12) Không có chuyện diễn Cải lương bằng tiếng Anh (VOV15-2-12)
Dịch giả Trần Đương: Người bắc cầu nối hai nền văn hoá (CAND 13-2-12)
Giới thiệu sách mới về Việt Nam ở Pháp (VOV 14-2-12)
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Tự chủ xét tuyển (NLĐ 14-2-12) -- PTT Nguyễn Thiện Nhân có đến để truyền đạt chỉ thị của Thủ tướng.  Thủ tướng nghe vậy, lấy làm vui, sẽ khen ông Nhân. -Không coi ngoại cảm là phương pháp xác định danh tính liệt sĩ (PLTP). - Mánh khóe “chặt chém” du khách ở Vũng Tàu (PLTP).
Nặc danh - háo danh hay trách nhiệm vô danh (CAND 13-2-12) -- Bài Nguyễn Hoàng Đức ---

Tổng số lượt xem trang