Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Việt Nam – Trung Quốc tìm hướng tháo gỡ đột phá cho vấn đề biển Đông

-Nguồn:-Việt Nam – Trung Quốc tìm hướng tháo gỡ đột phá cho vấn đề biển Đông

Asia Times David Brown -Người dịch: T.H.A.
Hiệu đính: David Brown
21-01-2012
Sau vụ náo động hồi mùa xuân vừa rồi, ngày càng có nhiều hy vọng cho thấy Việt Nam và Trung Quốc sẽ có thể đạt được một thỏa thuận về vấn đề biển Đông.

Đã có lúc tưởng chừng như các chính khách điên rồ đã chi phối chính sách của Trung Quốc đối với vùng biển này. Chỉ trong một vài tuần lễ của tháng năm và tháng sáu năm ngoái, các tàu “hải giám” của Trung Quốc đã gây ra một số vụ xung đột làm điên đầu bộ ngoại giao của các nước khắp vùng Đông Nam Á, cho đến Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, bị kích động bởi các chứng cứ bị bóp méo về việc Philippines và Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh hải “không thể tranh cãi” của Bắc Kinh đối với biển Đông, công luận Trung Quốc dường như rất nóng lòng muốn “dạy” cho hai quốc gia láng giềng ương ngạnh này một bài học.
Suốt mùa hè năm ngoái, một loạt các hoạt động ngoại giao của các nước ASEAN đã diễn ra, khiến Trung Quốc phải đưa ra các lời hứa mới rằng họ sẽ theo đuổi các giải pháp hòa bình để giải quyết các tuyên bố chồng lấn về chủ quyền lãnh hải. Các nước đã thở phào nhẹ nhõm trước việc Bắc Kinh đồng ý với văn bản rất bay bướm có tựa đề: “Quy tắc hướng dẫn thực hiện DoC”. Rõ ràng là hầu hết các nước trong khu vực đều thấy có ít triển vọng dàn xếp được ngay tranh chấp đã ấp ủ từ lâu này; mà họ chỉ hy vọng có thể tránh được xung đột vũ trang.
Những người hoài nghi – bao gồm tác giả bài viết này – cho rằng, khi Trung Quốc đã dám thể hiện quyết tâm phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí diễn ra ngay ngoài khơi Việt Nam và Philippines, thì họ chỉ quay lại chiến lược mềm mỏng “vừa đàm vừa lấn” vỏn vẹn trong vòng mùa mưa bão ở biển Đông mà thôi  (Xem: Đương đầu hay bỏ chạy ở biển Đông, Asia Times, 09/06/2011).
Các tranh chấp lãnh hải này không chỉ là việc tranh giành những rặng san hô và hòn đảo nhỏ xa xôi hẻo lánh. Thật ra, những hòn đảo này nằm sát cạnh các tuyến hàng hải tấp nập nhất trên thế giới, một bãi đánh bắt hải sản lớn, và được cho là có các túi dầu và khí giàu tiềm năng. Trung Quốc quyết tâm bám lấy các căn cứ lịch sử mơ hồ để bảo vệ cho thứ họ gọi là “chủ quyền không thể phủ nhận” đối với các vùng biển trải dài xuống phía nam tới tận Singapore. Nếu lơ là, việc đó có thể sẽ dẫn đến những xung đột nghiêm trọng – không chỉ với hải quân các nước tranh chấp như Philippines, Brunei, Malaysia hoặc Việt Nam, mà thậm chí cả với hải quân Hoa Kỳ.
Trong một hội thảo gần đây tại Hà Nội, một chuyên gia Mỹ đã chỉ ra rằng, Washington đang nhanh chóng tỏ ý quan tâm đến các diễn biến tại biển Đông. Ông ấy cho rằng Trung Quốc đang lúng túng, và Hoa Kỳ “chỉ có thể được lợi từ việc giữ vững các nguyên tắc về tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp trong hòa bình . . . , mang lại rất nhiều lý do để các nước Đông Nam Á tăng cường quan hệ song phương với Hoa Kỳ”.
Trong khi hoạt động ngoại giao của ASEAN thiếu hiệu quả và Hoa Kỳ cùng với các đồng minh trong khu vực Đông Á lại đang bị lôi kéo vào các tranh chấp này, thì đâu là tia hy vọng? Tia hy vọng này lóe lên từ các dấu hiệu cho thấy Việt Nam và Trung Quốc có thể đang xây dựng một thỏa thuận, hay ít nhất là một thỏa ước tạm thời.
Chín tháng sau khi công khai đe dọa lẫn nhau, Trung Quốc và Việt Nam lại đang họp bàn để phân định khu vực bắc biển Đông, vùng biển mà không có nước nào khác tuyên bố tranh chấp. Đây là một canh bạc mạo hiểm cho các nhà cầm quyền ở cả hai nước.
Trọng tâm chính là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển xung quanh. Quần đảo Hoàng Sa bao gồm hơn ba mươi đảo nhỏ, roi cát và rặng san hô nằm về phía nam của đảo Hải Nam – Trung Quốc và về phía đông của bờ biển nam trung bộ của Việt Nam. Ngư dân các nước ven vùng biển đã thường xuyên lui tới quần đảo này từ hàng thế ký nay, điều này trở thành cơ sở lịch sử nhằm xác lập chủ quyền lãnh hải cho cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Theo luật quốc tế, tuyên bố dựa trên chủ quyền lịch sử của Việt Nam vững vàng hơn, cụ thể là Việt Nam dưới triều Nguyễn, sau đó là Pháp (đô hộ Việt Nam từ thế kỷ 19), và Việt Nam Cộng hòa, đã thực thi quyền chủ quyền liên tục từ thế kỷ 16 đến năm 1974, khi mà lực lượng Việt Nam Cộng hòa đồn trú đã bị quân Trung Quốc đánh bại.
Từ đó đến nay, mặc dù Hà Nội vẫn kiên quyết với tuyên bố chủ quyền của mình, Trung Quốc đã mở rộng hệ thống công sự tại quần đảo này, và thậm chí xây dựng cả các cơ sở cảng biển và sân bay. Các tàu cá của Việt Nam đã có lúc bị quấy rối và đôi khi bị bắt giữ để đòi tiền chuộc khi họ định khai thác ở các vùng biển gần đó.
Vậy nên khá là đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh, vốn đã nắm giữ quần đảo Hoàng Sa trên thực tế, và sở hữu lực lượng không quân và hải quân hùng hậu hơn đáng kể, lại đã đồng ý “đẩy nhanh tiến độ phân định lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ và . . . tích cực thảo luận về việc hợp tác nhằm cùng phát triển trên các vùng biển này” vào hồi giữa tháng mười vừa qua. Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn, đó là, bên cạnh việc sẽ xem xét “các yếu tố liên quan khác như lịch sử . . .”, dựa vào “chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982” (UNCLOS), Việt Nam và Trung Quốc sẽ “nỗ lực tìm kiếm các giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được về các vấn đề tranh chấp trên biển”.
Trong khi hiệp định dàn xếp tranh chấp lãnh hải vẫn còn treo ở đó, cả hai phía sẽ “tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển”.
Nếu xem xét trên giấy tờ, điều này có nghĩa là Trung Quốc đã lùi bước về “quyền tài phán không thể phủ nhận” đối với toàn bộ khu vực biển nằm trong đường chín đoạn, ôm trọn 80% diện tích biển Đông gây tranh cãi của họ.
Các chuyên gia về luật biển cho rằng, quần đảo Hoàng Sa không đủ đáng kể để làm căn cứ xác định “khu vực đặc quyền kinh tế”, bất kể ai kiểm soát nó đi nữa. Vì vậy, nếu căn cứ theo UNCLOS, thì khi phân định khu vực tranh chấp song phương này, đường phân chia sẽ nằm giữa đảo Hải Nam – Trung Quốc và bờ biển miền trung Việt Nam. Nó sẽ chia khu vực biển này thành hai phần tương đương nhau.
Nếu Trung Quốc thực sự muốn đạt được một thỏa thuận song phương, họ thậm chí có thể nhượng lại cho Việt Nam quyền kiểm soát các rặng san hô và đảo nhỏ ở phía tây quần đảo, phần nằm về phía tây của đường phân định.
Nhưng liệu Trung Quốc có đồng ý nhượng bộ hay không? Có ít nhất bốn lý do thuyết phục để họ làm vậy.
Thứ nhất, đã từng có tiền lệ như vậy. Vào năm 2000, sau bảy năm thương lượng, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về việc phân định ranh giới biển trên Vịnh Bắc Bộ –  vùng biển hẹp nằm kẹp giữa các tỉnh phía bắc của Việt Nam và bờ tây của đảo Hải Nam. Bên cạnh đó, hai nước còn thực hiện các cuộc tuần tra chung và cùng quản lý tài nguyên (hải sản). Bởi vậy, đường đứt đoạn thứ mười đã được xóa khỏi bản đồ đường chữ U mà Trung Quốc dùng để minh họa cho tuyên bố chủ quyền của mình trên biển Đông.
Thứ hai, Trung Quốc kiên quyết giải quyết các tranh chấp về lãnh hải bằng đàm phán song phương. Nói cách khác, Trung Quốc tuyên bố sẽ không ngồi xuống đàm phán về các tranh chấp chồng lấn ở biển Đông với toàn bộ hoặc một nhóm các nước ASEAN. Đạt được một thỏa thuận song phương sòng phẳng với Việt Nam về khu vực biển tranh chấp giữa hai nước sẽ cải thiện độ tin cậy của Bắc Kinh đáng kể.
Thứ ba, duy trì một mối quan hệ thân thiện với lãnh đạo của Việt Nam là rất quan trọng đối với Trung Quốc. Chế độ hiện thời tại Hà Nội là chế độ duy nhất ngoài Bắc Kinh quyết tâm đi theo con đường xây dựng “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản. Nằm dưới tấm bình phong của một Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung, hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn hữu nghị, nhằm xây dựng liên kết giữa các bộ, các tỉnh giáp ranh, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang, và tất nhiên, giữa các cơ quan đảng hai nước.
Thứ tư, việc nhượng bộ này sẽ củng cố giả thuyết rằng các vụ khiêu khích hồi mùa xuân vừa rồi là do các lực lượng phía bên dưới gây ra, ví dụ như lực lượng tuần duyên và các công ty dầu khí của Trung Quốc, những lực lượng không hiểu rõ được ý định vĩ mô của Trung Quốc đối với khu vực biển Đông. Nếu thuyết phục được các nước ASEAN tin như vậy, các nước này còn có thể sẽ trở lại tin vào kịch bản “trỗi dậy trong hòa bình” của Bắc Kinh, và không còn mặn mà với việc lôi kéo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, và các nước khác, vào cuộc chơi lớn trên biển Đông còn kéo dài này.
Đối với Bộ chính trị tại Hà Nội, đây là vấn đề hết sức hệ trọng. Từ thuở xa xưa, tìm cách ứng xử trong mối quan hệ bất bình đẳng với nước láng giềng khổng lồ phương bắc vẫn luôn là mối quan tâm cốt lõi của tầng lớp lãnh đạo Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, một mặt, tỏ rõ cho Trung Quốc thấy Việt Nam sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, và mặt khác, biết rõ lúc nào cần nhượng bộ và đàm phán.
Nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các thành phần có tư tưởng “cởi mở” nằm ngay trong nội bộ đảng cộng sản cầm quyền, sẵn sàng phê phán các lãnh đạo hiện thời nếu họ tỏ ra nhu nhược khi đối mặt với Trung Quốc. Trong khi đó, Bộ Chính trị cũng phải để tâm tới các phần tử yêu nước quá khích Trung Quốc, đặc biệt là các phần tử hiếu chiến trong hải quân Trung Quốc, chỉ chực chờ để gây chiến.
Bởi vậy, chiến lược của Việt Nam là sẽ không nhượng bộ điều gì cho đến khi Bắc Kinh đặt ra trên bàn đàm phán một đề xuất đủ thực tế để họ cân nhắc, trong khi vừa củng cố quốc phòng, liên tục trì hoãn các vấn đề mang tầm quan trọng đối với Trung Quốc, và công khai xây dựng quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, cũng như cho phép công chúng được bày tỏ thái độ trong khu vực xung quanh đại sứ quán Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay, dường như một số điều kiện tối thiểu có thể chấp nhận đã được đặt lên bàn đàm phán, và cả hai Bộ Chính trị đã cùng vào cuộc. Một thông điệp được lặp đi lặp lại trong suốt chuyến thăm cao cấp của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Việt Nam tới Bắc Kinh tháng mười vừa rồi, cũng như trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng mười hai của ông Tập Cận Bình, vị chủ tịch tương lai của Trung Quốc, đó là các nhà thương thuyết của hai bên đều đã được quán triệt phải thực thi “nhận thức chung của lãnh đạo hai nước”.
Hẳn là không quá sớm để đạt được những bước tiến cụ thể trong việc dàn xếp các tranh chấp.
Cùng với việc Trung Quốc đang xây dựng tiềm lực vũ trang đủ để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông của họ, một cuộc chiến chóng vánh là điều rất có thể xảy ra, dù là leo thang mất kiểm soát hay có chủ ý. Ít nhất là cho đến bây giờ, Bắc Kinh có vẻ không mặn mà lắm với việc xây dựng một thỏa ước dọn đường cho các nước quanh khu vực có thể đầu tư công sức vào việc cùng khai thác các nguồn lợi hải sản và dầu khí. Trong khi đó, cùng với việc Hoa Kỳ tiến hành rút quân khỏi Irắc và Afghanistan, khả năng can thiệp của Washington là hoàn toàn rõ ràng. Dù sao thì đó cũng là một viễn cảnh đáng sợ.
Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng rằng Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị giải quyết được một phần vấn đề của cuộc chơi lớn.
David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, chuyên viết về chủ đề Việt Nam đương đại. Có thể gửi email cho ông tại địa chỉ nworbd@gmail.com.
Nguồn: Asia Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © David Brown


-ĐẠO KHỔNG CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO?
-Nguồn: Peter Berger - The American Interest
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
15.02.2012
Tờ New York Times ngày 5 tháng Hai 2012 có một bài viết về viện Khổng học tại Hàn Quốc. Nó là một trong số 150 học viện (seawon) tương tự trong nước. Chương trình chủ yếu của chúng bao gồm những buổi tu học, đặc biệt dành cho học sinh. Chương trình này rõ ràng là rất gắt gao, nhằm để giáo dục phép ứng xử và nghi thức đạo đức (cả hai đều liên quan mật thiết đến tư tưởng Khổng giáo). Park Seok-hong, người đứng đầu học viện vốn được thành lập từ năm 1543, giải thích vai trò căn bản của những chương trình này: “Chúng tôi có thể đã phát triển kinh tế, nhưng đạo đức của chúng tôi đang đứng trước ngưỡng sụp đổ.”
Đây không phải là một phiền muộn mới. Nó đang tái diễn trên nhiều nước kể cả các nước phương Tây, ở bất cứ những nơi nào mà công cuộc hiện đại hoá dẫn đến việc kinh tế phát triển, nhưng đồng thời làm suy yếu những khuôn mẫu truyền thống về tín ngưỡng và giá trị. Việc nương tựa vào Khổng giáo cũng không phải là điều mới mẻ. Chính phủ Singapore đã lo lắng từ lâu rằng thành công kỳ diệu về kinh tế của quốc gia nhỏ bé này đã tạo ra một lỗ trống đạo đức. Để đối phó với vấn đề này, có lúc chính phủ đã phát động một chương trình giáo dục đạo đức tại trường học, dựa trên những giáo điều từ những tôn giáo lớn lâu đời trong cả nước - Phật giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Thiên Chúa giáo - thêm cả Khổng giáo vào hỗn hợp đa tín ngưỡng này, với giả định rằng nó sẽ hấp dẫn thành phần gốc Hoa đang chiếm đa số trong nước. Điều này đã là một sai lầm: Phụ huynh có quyền tự do lựa chọn chương trình học dành cho con em mình và đa số phụ huynh người Hoa đã chọn Thiên Chúa giáo. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc, Khổng giáo đã bị đả phá tàn nhẫn như là một hình thức mê tín và phản động (như mọi tôn giáo khác). Trong những năm gần đây chính quyền (trên danh nghĩa vẫn là Mác Xít) đã hồi phục lại Khổng Tử như là một vị thầy vĩ đại về phép tắc xã hội. Quê hương ông đã được khuyến dương như là một địa điểm hành hương và du lịch. Và những trung tâm văn hoá Trung Quốc trên khắp thế giới được gọi là Viện Khổng học. Như mọi truyền thống với lịch sử kéo dài nhiều thế kỷ, Khổng giáo chú trọng những giá trị khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Thật dễ hiểu khi những chính phủ độc tài ưa chuộng những giá trị như tôn trọng nhà nước và trật tự xã hội (tự tiện tảng lờ những giá trị Khổng giáo khác, ví dụ như chính quyền phải thu phục nhân tâm bằng cách xử sự công minh và nhân bản).
Có thể nói chắc chắn rằng Khổng giáo đang mang một ảnh hưởng văn hoá mạnh mẽ trên khắp khu vực Đông Á, cung cấp những giá trị xã hội và chính trị không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Như là một tiêu chuẩn đạo đức xã hội, nó thật sự nhấn mạnh tính kỷ luật và trung thành, khép mình vào trong giai tầng trật tự của xã hội. Dưới những điều kiện hiện đại, đặc biệt là trong giới Hoa kiều, nó hoà quyện vào cái mà Robert Bellah gọi là “Khổng giáo tư sản”, thể hiện đặc tính tương tự như “đạo đức Tin Lành” nổi tiếng. Hệ thống khảo thí khốc liệt của đạo Khổng nhằm đào tạo giới cầm quyền trong xã hội phong kiến Trung Quốc, đã tồn tại để biến thành “địa ngục thi cử” (cụm từ của Nhật), trở thành những đặc điểm trong các trường học trên khắp các quốc gia Đông Á ngày nay. Về đạo đức chính trị, cả hai phía ủng hộ và chống đối đều đúng khi gọi Khổng giáo về cơ bản là một tư tưởng bảo thủ.
Tất cả những giá trị này đều mang tính vô thần (Max Weber gọi chúng là “tính nội tâm”), về nguyên tắc, chúng nằm ngoài lòng tin và thực hành của bất cứ tôn giáo nào. Vì thế đã có quan điểm rằng Khổng giáo chỉ là một tư tưởng thế tục, có thể thậm chí là một nền đạo đức đang bị thế tục hoá. Cũng có quan điểm cho rằng Khổng giáo, bất chấp nội dụng vô cùng thế tục trong giáo huấn của nó, được dựa trên một thế giới quan mang tính rất tôn giáo - đó chính là niềm tin rằng Khổng giáomột tôn giáo.
Tôi không phải là một học giả về văn hoá và tín ngưỡng Trung Quốc, và vì thế không có khả năng phán xét hai quan điểm trên. Đối với tôi dường như có những lập luận khả dĩ cho cả hai. Nói cho cùng, tôi nghiêng về quan điểm thứ hai, chủ yếu là do ảnh hưởng của Đỗ Duy Minh (thuộc Đại học Harvard và Bắc Kinh), người đóng vai truyền giáo về việc hiểu được Khổng giáo như (ít nhất là có tiềm năng) một tôn giáo toàn cầu cho ngày nay. Tôi cũng hàm ơn những cuộc trao đổi với hai đồng nghiệp tại Đại học Boston là Robert neville và John Berthrong, những người có liên hệ với một nhóm có vẻ bí ẩn có tên “Những người Khổng giáo Boston” (có lẽ hiểu như là những người thừa kế đạo Tin Lành từ Matteo Ricci, một giáo sĩ Thiên Chúa giáo mà 400 năm trước đây khẳng định rằng Khổng giáo có thể hợp nhất với Thiên Chúa giáo).
Khổng giáo là một nền đạo đức thế tục: Những giáo huấn của nó hầu như chỉ đặc biệt chú trọng vào những ứng xử trong thế giới vương quyền: Nhân, Lễ, Hiếu. Đây là những nguyên tắc đạo đức được áp dụng cho cái gọi là “Ngũ Luân” - giữa vua và dân, cha và con, chồng và vợ; anh em; bạn bè. Bốn “luân” đầu đặc biệt mang tính giai tầng; luân lý cuối cùng nhằm vào quan hệ với những người bình đẳng, nhưng với giả định rằng họ bình đẳng về vị trí trong một giai tầng chung. Trong Khổng giáo truyền thống, chúng không phải là những đức tính để mọi người tự có được; chúng phải đạt được qua quá trình giáo dục và tự tu dưỡng (bao gồm âm nhạc và thư pháp). Lý tưởng của nó là một nam nhân Khổng giáo phải xem thường những an nhàn giả tạo của tôn giáo và đối diện với đời vớii một thái độ khắc kỷ. Rất rõ ràng là những đức tính này (bao gồm những hành xử mà chúng cổ vũ như phép ứng xử và lễ nghi) có thể tách rời khỏi bất kỳ những niềm tin tôn giáo nào. Kết luận này có được từ Matteo Ricci (1552-1610), nhà truyền đạo Thiên Chúa giáo dòng Jesuit tại Trung Quốc, ông tin rằng đạo đức Khổng giáo có thể kết hợp với tín ngưỡng Công giáo. Ricci, người thông thạo tiếng Phổ Thông, đã ăn mặc và hành xử như một nam nhân Khổng giáo. Những người dòng Jesuit tiếp tục con đường của ông trong vài thập niên, thậm chí cho ràng việc thờ phượng tổ tiên chỉ là một cách bày tỏ nghĩa “hiếu”, một đức tính thế tục mà người Trung Quốc cải đạo được tự do thực hành. Những giáo phái Dominican và Franciscan cùng đến Trung Quốc, và họ cực lực phản đối dòng Jesuit. Giáo Hoàng ra lệnh cấm dòng Jesuit thực hiện những thực hành quá Hán hoá (chinoiseries - từ do người Pháp sử dụng vài năm sau đó, chế nhạo những bắt chước thời thượng mang tính Trung Quốc). Ta có thể nói rằng Giáo Hoàng đã định nghĩa cụ thể rằng Khổng giáo là một tôn giáo.
Khổng giáo là một tôn giáo: Tôi không cho rằng việc Giáo Hoàng ra lệnh cấm dòng Jesuit là không sai lầm, vì thế thậm chí những người Công giáo bảo thủ cũng có thể xem Khổng giáo là một đạo đức thế tục. Tuy nhiên, có một đức tin trọng tâm và kinh điển trong Khổng giáo khiến tôi cho rằng rõ ràng Khổng giáo là một tôn giáo - đó là Thiên, thường được dịch là thiên đàng. Nó không phải cổ thần giáo, mặc dù nó có liên hệ đến thần linh. Thay vì thế nó là một trật tự thiên thể, siêu nhiên mà từ đó nó vượt qua cả thế giới lý thuyết mà nó nắm giữ và tác động. Vì thế nó đóng một vai trò cần thiết mà theo nghĩa đen là một nền tảng tôn giáo cho mọi đức tính thế tục được truyền bá bởi giáo điều của đạo Khổng. Với tôi dường như tính chất tôn giáo này của Thiên được biểu lộ rõ ràng trong khái niệm của “mệnh trời”: Một vị vua có được “ý trời” này, nền tảng của tính chính danh của mình; nếu ông trị vì đúng theo những luật lệ đạo đức chế tài mối quan hệ của ông và thần dân ca mình. Nếu ông không trị vì theo luật lệ ấy, “mệnh trời” sẽ bị rút đi, sự trị vì của ông sẽ bị mất tính chính danh và thần dân của ông có một lý do chính đáng để bất tuân và lật đổ ông. Tính chất khác biệt của đạo Khổng là kết quả của khái niệm rằng có những luật lệ “kiểm duyệt vương quyền” - những vị quan tại toà án với nhiệm vụ rõ rệt là khiển trách hoàng đế nếu ông đi lệch khỏi những hành xử đạo đức và phép tắc đúng đắn. Tôi cho rằng điều này không xảy ra thường xuyên: Các vị hoàng đế, ở Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi đâu, không dễ dàng để bị khiển trách.
Tuy nhiên điều ta rút ra được từ quan điểm tôn giáo và thế tục của Khổng giáo là đa số người dân Đông Á (với khả năng loại trừ những người thật sự tự tu dưỡng) đã xem Khổng giáo như là một hướng dẫn trong đời sống chính trị và xã hội - vàkhông phải là một trả lời cho những câu hỏi siêu hình mà tôn giáo thường luôn phải đối phó. Khổng giáo, trong xã hội cổ xưa Trung Quốc hay ở những thành phố náo nhiệt của Đông Á hôm nay, thì không ích lợi đối với những khủng hoảng trong đời sống cá nhân. Một số những khủng hoảng này là căn bệnh của đời sống con người, đặc biệt là đối với những ai tin vào Tứ Diệu Đế của Đức Phật - Sinh, lão, bệnh, tử. Trong tất cả các xã hội Đông Á những truyền thống không phải là Khổng giáo đã có mặt và thật sự được tổng hợp để giúp con người trong những khủng hoảng này (cũng như với những vấn nạn trần tục trong cuộc sống thường nhật). Tại những quốc gia trong khu vực có những đền đài và tu sĩ theo tôn giáo dân gian - ở Trung Quốc có đạo Lão, Nhật có Thần Đạo, Hàn Quốc có Shamanism. Nhưng trên cả là Phật giáo với những đức tin và phương pháp thực hành phong phú đa dạng, được thiết lập để đáp ứng những nhu cầu tín ngưỡng cho cả những cá nhân có học và thiếu học. Không phải tình cờ mà các tu sĩ Phật giáo hầu như độc quyền trong việc tiến hành tang lễ: Nếu một người thân vừa qua đời, chắc hẳn bạn cũng muốn nghe kinh Phật hơn là qui tắc Khổng giáo về quan hệ đúng mực giữa quan toà và nguyên đơn.
Ta có thể đồng ý với những ai cho rằng sự thịnh vượng về vật chất không đem lại câu trả lời cho những vấn nạn sâu nặng trong đời người. Cả chủ nghĩa Mác (vốn đã vô cùng lạc hậu trong khu vực) hoặc chủ nghĩa dân tộc (từng được dùng như là một tư tưởng thay thế) có thể thế chỗ cho tôn giáo trong những cơn khủng hoảng như tang chế - ngoại trừ, có lẽ khi đối tượng được than khóc qua đời trên luỹ chướng ngại của cuộc cách mạng hay trên mặt trận. Đạo Khổng mới có cùng một khó khăn mà nó vẫn luôn có. Có những con đường mới hiện nay. Tôn giáo dân gian hiện đang thịnh hành. Đã có những phong trào chấn hưng Phật giáo mạnh mẽ trong hầu hết khu vực. Và có một hiện tượng phi thường đã không được nhắc đến trong bài viết của tờ New York Times: sự bùng nổ phát triển của Thiên Chúa giáo tại Trung Quốc và giới Hoa kiều, và đặc biệt là ở Hàn Quốc.
Liệu Park Seok-hong có đúng trong hi vọng của ông rằng Khổng giáo có thể khoả lấp được khoảng trống đạo đức và tâm linh mà nhiều người cảm nhận tại Hàn Quốc và những nơi khác trên thế giới đương đại? Có thể như thế - trong việc đem đến một thứ đạo đức cao cả đúng đắn (nhưng lại quá thiên về giai tầng) cho đời sống xã hội và chính trị. Nhưng về khía cạnh tâm linh của khoảng trống này thì có lẽ không.

-‘Mối tương quan mất dạy!’

Tạp Ghi Huy Phương

Trong nước càng ngày chúng ta thấy sự quan hệ giữa chính quyền cai trị và dân chúng càng ngày càng tồi tệ, và đảng đẩy quần chúng vào thế đối nghịch, coi dân như kẻ thù. Mặt nạ “nhân dân làm chủ” mị dân của cái thời xa xưa đã rơi xuống, phơi bày một sự thật, đó là, sự quan hệ giữa “dân-nhà nước” bây giờ được xem như là giữa con cái và cha mẹ, thậm chí là chó với chủ. Có hai người đàn bà tương đối có chức sắc, và cũng khá “sắc sảo” luôn luôn muốn tâng công với đảng nhà nước, nhưng đôi khi lại đi quá đà, “bảo hoàng hơn nhà vua,” là hai bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Tôn Nữ Thị Ninh, muốn đem Khổng Tử ra để coi chính quyền là cha mẹ dân: “Dân chi phụ mẫu,” đi ngược lại khẩu hiệu “nhân dân làm chủ” mà đảng Cộng Sản vẫn thường rêu rao.
Nguyễn Thị Hồng Ngát, hồi còn là cục phó Cục Ðiện Ảnh VN đã trả lời cuộc phỏng vấn của phóng viên Evan Williams đài truyền hình ABC tại Úc đã trả lời về những sự bất đồng của dân Việt Nam đối với chính phủ bằng câu trả lời: “Con cái không chê cha mẹ khó...” (cho nên không được chê trách, hỗn hào!). Câu nói này lại được Trương Ngọc Ninh, phó giám đốc Sở VH-TT Hà Nội, phụ họa: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!”
Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên đại sứ Ðặc Mệnh Toàn Quyền của VN tại Liên Hiệp Châu Âu (EU), phó chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại của Quốc Hội Việt Cộng, tại buổi họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2004, đã biện bác rằng về tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam bằng một câu nói khá hỗn xược: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.” Có nghĩa là những nhà tranh đấu cho dân chủ, cho sự bảo toàn lãnh thổ, những người dân kêu oan là những đứa con hỗn láo, bướng bỉnh mà đảng có quyền trừng trị riêng của đảng (đánh đập, đạp vào mặt, lôi đi như con chó, bắt bớ, tù đày...), người ngoài chớ có xía vô. Thành ngữ Việt Nam có câu “mồm loa mép dãi” dùng trong trường hợp của hai phụ nữ này quả là đúng chỗ.
Blogger Ðinh Tấn Lực ở trong nước đã cho rằng mối tương quan “cha mẹ-con cái,” “chó-chủ nhà,” theo lối nói này là thứ “tương quan mất dạy.”
Nguyễn Thị Hồng Ngát là “biên kịch” cuốn phim “Nhìn Ra Biển Cả” nói về tuổi trẻ của Hồ Chí Minh, đoạt giải nhì cuộc thi sáng tác kịch bản điện ảnh hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” kỷ niệm 120 năm ngày sinh của “bác” vào năm 2010, thì chúng ta cũng thấy tầm vóc nhai lại của một tay văn nô như thế nào, đã tâng bốc một thứ “đạo đức mắm tôm,” mà người có liêm sỉ phải lấy làm ngượng. Những cuốn phim như loại này chỉ dùng để báo cáo thành tích hằng năm, chứ phát vé đi xem không cũng chẳng ai thèm.
Tôn Nữ Thị Ninh từng du học ở Pháp, Anh, dạy học ở Pháp. Trước năm 1975, bà dạy ở Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn và là người liên lạc giữa Viện Ðại Học Saigon với Tòa Ðại Sứ Mỹ, nhưng không biết vì sao vào giờ phút chót bà lại không có tên trong danh sách dược di tản. Những ngày cuối cùng của tháng 4, 1975, Tôn Nữ thị Ninh đã chạy đôn đáo nhưng không kiếm được ra đường đi, đành phải kẹt lại. Số phận tình cờ, bà gặp Xuân Thủy, lúc đó là trưởng Ban Ðối Ngoại Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam, người đã từng biết bà trong thời gian hội nghị Paris (1968-1972) nên được kéo về làm việc tại Ban Ðối Ngoại Trung Ương. Nhờ vốn liếng sinh ngữ, có cơ hội gần gũi với các cấp lãnh đạo trong đảng Cộng Sản, công danh của Tôn Nữ Thị Ninh thăng tiến vượt bực. Hà Nội khen ngợi bà đã có một số những “phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền” từ phía Hoa Kỳ, như lối nói “để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó” như ở trên. Dù là mị dân, trong khi đảng kêu gọi đảng viên “trung với đảng, hiếu với dân” là đã công nhận nhân dân là cha mẹ, bây giờ quý ông, quý bà lại theo đảng, quay ngược theo thời thế, gọi dân là “hỗn láo,” “bướng bỉnh” cần phải đóng cửa để “trừng trị,” xem ra cái thời theo dân để xin gạo, xin vàng, xin nơi trú ẩn đã qua, bây giờ nắm quyền lực trong tay, đảng làm gì chẳng được. Tệ hơn nữa, người dân dưới mắt chế độ, như nhà văn Võ Thị Hảo ở trong nước đã nhận định: “...họ coi dân, những người nuôi nấng, làm vinh thân phì gia cho họ, như kẻ thù phải triệt hạ?”
Kinh Thi có câu “khởi đễ quân tử, dân chi phụ mẫu,” theo nghĩa thường đã có nhiều người giải thích đại ý là “quân tử là cha mẹ của dân.” Người chăm sóc, lo lắng cho dân thì được dân xem như cha mẹ, là người quân tử. Tư tưởng này truyền đến đời sau, cho nên những quan lại trị dân được gọi là “quan phụ mẫu,” xem mình như cha mẹ trị dân. Người trị dân nào mà có đức độ như cha mẹ dưỡng dục con mới được coi là quân tử, chứ không phải là loại người “bóp họng, nặn hầu” dân, vô lại, xem dân như cỏ rác mà được xưng tụng là cha mẹ dân. Ngày trước khi còn nằm trong hầm bí mật, chưa nắm chính quyền trong tay thì đảng mị dân, tự nhận là người đầy tớ trung thành, là công bộc dân, nhưng khi có quyền lực rồi thì cướp nhà, chiếm đất, gieo oan khuất cho dân, sao tự cho mình là cha mẹ được. Câu nói của Tôn Nữ Thị Ninh là một câu nói của bọn nha sai, nịnh bợ đám quan lại, đánh mất lòng tự trọng của một người trí thức, mà có lẽ ngay cả những người được Ninh coi là cha mẹ cũng lấy làm ngượng.
Còn như câu nói của một Ninh khác, Trương Ngọc Ninh, loại chức sắc nhỏ “vô văn hóa,” ví von dân với chính phủ như chó với chủ bằng một giọng miệt thị trong câu “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!” thì không thể bình luận gì hơn. Dân chưa cam tâm làm chó để cho chủ đánh đập, nhưng những loại cán bộ “ăn cơm Chúa múa tối ngày” này đã cam tâm vẫy đuôi lấy điểm với chủ. Thì cũng được đi, nhưng bọn này lại đem ví quần chúng ngày nay với đảng của chúng nó như chó với chủ thì quá xấc xược, khinh mạn.
Ðó là số phận thằng dân trong chế độ hiện nay ở quê nhà. Quê nhà hiện nay phải chăng là một nhà tù lớn, nói như Henry David Thoreau, một sử gia và cũng là một nhà thơ Mỹ vào thế kỷ XIX: “Dưới một chính phủ mà họ bắt giam bất cứ ai một cách vô lý thì ngay chỗ ngồi của kẻ xử án cũng là một nhà tù rồi!”
-- TRUNG QUỐC: CUỘC CHIẾN QUYỀN LỰC GIỮA CÁC PHE PHÁI TRỞ NÊN QUYẾT LIỆT basam--THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TRUNG QUỐC: CUỘC CHIẾN QUYỀN LỰC GIỮA CÁC PHE PHÁI TRỞ NÊN QUYẾT LIỆT Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ bảy, ngày 18/2/2012 TTXVN (Pari 10/2) Việc Vương Lập Quân, cánh tay đắc lực của Bạc Hy Lai, Bí thư thành ủy Trùng Khánh, một nhân vật đang nổi

Không thể lấy ý chí tiến công thay cho khoa học (SGTT 18-2-12) -- Tác giả này còn quá tử tế, nhẹ lời!
Việt Nam có thể giảm ngay một nửa vụ tai nạn giao thông (TT 18-2-12)Từ đổi giờ học đến hạn chế nhập cư (TBKTSG). - - Chuyên gia giao thông Nhật Bản Iwata Shizuo: Việt Nam có thể giảm ngay một nửa vụ tai nạn giao thông (TTCT).  UBND tỉnh Thanh Hóa bị dân kiện (Tầm nhìn).-Dự án bãi đậu xe trăm triệu đô ở TP HCM ‘đắp chiếu’ (VNE).Thanh tra giao thông không có vùng nhạy cảm (TP).Đuổi theo xe vi phạm, thiếu úy CSGT tai nạn tử vong (VTC).– TTGT, CSGT bị “quay” trên phố cấm đậu, đỗ xe (Bee).  – ‘Trảm’ điểm trông xe: Xe nào cũng tóm! (VNN).  – Ô tô, xe máy ‘tấn công’ sân trường (TP). -'Đừng để sắp bị bắt rồi mới thanh tra' (VNN 18-2-12) -- Phát biểu của "người đứng đầu Bộ GTVT".  Bom những lời này (hot air!) vào một khinh khi cầu thì nó có thể bay đến tận mặt trăng.
- Dẹp bỏ các điểm đỗ xe và cấm đỗ xe trên 262 tuyến phố: Đừng để dân “chống đối”!(PLTP).  – Thí sinh… Nhân Dân (PLTP).  – Chống kẹt xe kiểu TP.HCM (PLTP).- – Chuyện vợ liệt sỹ từ chối nhà tình nghĩa ở Hà Nội  (VOV).
Casino và lựa chọn của Việt Nam (VnE 17-2-12) -- Ý kiến TS Nguyễn Mại
Nên thường xuyên lấy phiếu tín nhiệm quan chức (TP 18-2-12) -- Ý kiến ông Đinh Xuân Thảo
1.000 đồng/kg sắn: Đói rét cùng cực (VEF 18-2-12)



-Ba Sương: nụ cười trở lại (TVN).--Khôi phục sinh hoạt Đảng đối với bà Trần Ngọc Sương (Bee.net 9-2-12)Trọng tâm cải cách hành chính là chất lượng cán bộ (PLTP). – Nguyễn Sĩ Dũng: Cần một đội ngũ những nhà chính trị chuyên nghiệp (Tia sáng).-- Phát điên vì chính sách! (PLTP).Phản biện xã hội- vì sao? (TVN).- Văn hóa từ chức và văn hóa dưới đáy (Tầm nhìn).-Phó Chánh VP Sở GTVT tỉnh Kiên Giang bị khai trừ Đảng (Bee). - TP.HCM: Chủ tịch 11 quận, huyện phải giải trình (Bee). - Nhiều vụ hành hung công an (TT). - Điều tra nhanh các vụ nổ có tính chất khủng bố (TT). - Năm mới bàn chuyện nói và làm (Tầm nhìn). - Giải quyết hồ sơ cho dân: Nơi nhanh, nơi “ngâm” (TT). - Xã đội trưởng bắn 15 phát đạn đón giao thừa (NLĐ).
--Nghỉ trưa dài, học sinh đi đâu? (TP 12-2-12)  -- Hậu quả của những quyết định "bốc đồng", không nghiên cứu thấu đáo, kiểu như "trảm tướng"! 
-
“Cấm trông xe để buộc người dân lựa chọn phương tiện khác”  (Dân Trí). --Phó thủ tướng: ‘Không khuyến khích sở hữu nhà cá nhân - Vnexpress
Buộc từ chức nếu không ‘tự xử’ (bài cuối)  - Nặng nề truyền thống ‘thích làm quan’  - Từ chức dễ hay khó? (Đất Việt). -


-Phá tan “thánh địa ma” tìm cổ vật (VTC 18-2-12)
Xem tranh trong thơ Quang Dũng (SGTT 18-2-12)
Gái điếm, ăn trộm thờ chung 'thần'? (ĐV 18-2-12)
Teen loét dạ dày vì cóc, xoài dầm ớt (ĐV 18-2-12) -- Nghe mà chảy nước miếng! Loét dạ dày cũng cam!
Sự thật là gì, hư cấu là gì? What is fact, what is fiction? (LAT 19-2-12) Thảo luận thú vị


------

Tổng số lượt xem trang