(VTC News) - Để ngăn chặn tiếp viện cho miền Nam và mở đường cho chiến dịch chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, ngày 11-5-1961, Tổng thống Mỹ Kennedy ra lệnh triển khai "Chiến dịch chiến tranh bí mật", thực hiện cái gọi là "đánh vào nguồn gốc xâm lược" từ Bắc Việt Nam.
Để thực hiện được “nhiệm vụ” này, “bộ não chiến tranh” (Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ, Central Intelligence Agency, viết tắt CIA) đã vào cuộc đào tạo và thả hàng ngàn gián điệp biệt kích xuống khắp miền Bắc, kể cả ngoài biển, đặc biệt là ở vùng rừng núi Tây Bắc. Thế nhưng, hầu hết đám gián điệp biệt kích nhảy dù xuống Tây Bắc đã bị lực lượng công an hốt gọn.
Có thể nói, đây là cuộc đối đầu lịch sử giữa Công an Việt Nam và CIA, và phần thắng trọn vẹn thuộc về lực lượng Công an Bắc Việt Nam.
Để dựng lại những chiến công oanh liệt này, PV VTC News đã bỏ nhiều ngày lăn lộn ở các vùng rừng núi Sơn La, gặp lại những chiến sĩ công an mà một thời khiến kẻ địch vô cùng khiếp sợ. Họ là những “hùm xám” vùng Tây Bắc.
Kỳ 1: Cuộc rèn quân để thả xuống núi rừng Bắc Việt Nam
Hoạt động gián điệp biệt kích là sản phẩm của cuộc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ mà CIA là cơ quan chính được giao nhiệm vụ. Hoạt động gián điệp, tình báo là phương thức, thủ đoạn chẳng còn mới mẻ gì của Mỹ, nhưng tổ chức hàng loạt toán gián điệp biệt kích với phương tiện trang bị đầy đủ, liên tục tung vào địa bàn đối phương để hoạt động thì đây là một kế hoạch mới mẻ, liều lĩnh của Mỹ đối với nước ta.
Mục đích tung gián điệp sâu vào miền Bắc bằng con đường nhảy dù là nhằm xây dựng cơ sở để “đánh cộng sản từ trong lòng cộng sản”, phục vụ cho kế hoạch Bắc tiến ngông cuồng của chúng. Nhiệm vụ của các toán gián điệp biệt kích là thu thập tình báo, trực tiếp phục vụ cho các cuộc ném bom, bắn phá của không quân và hải quân Mỹ, hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương ta đối với tiền tuyến miền Nam và cách mạng Lào.
Biệt kích bị bắt. Ảnh tư liệu. |
Ngoài ra, đế quốc Mỹ còn muốn thông qua cuộc “chiến tranh gián điệp biệt kích” này làm thí điểm để hòng rút kinh nghiệm đánh phá phong trào cách mạng ở một số nước trên thế giới có hoàn cảnh tương tự như ở Việt Nam.
Để phục vụ cho công việc này, đế quốc Mỹ đã chi những khoản tiền lớn và lôi một số nước đồng minh và chư hầu cùng mở địa điểm huấn luyện, đào tạo gián điệp biệt kích cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Ngoài trung tâm huấn luyện chính ở Bắc Mỹ còn có địa điểm ở Xcôn-răng-rê (Philippines), Tsoiying (Đài Loan), Đảo Guy-am… Đế quốc Mỹ còn dùng cả lực lượng đặc vụ, biệt kích Tưởng ở Đài Loan, gián điệp biệt kích Lào cùng phối hợp hoạt động.
Tổ chức của bọn gián điệp biệt kích được hình thành dưới cái tên “Sở liên lạc” do tên trung tá Lê Quang Tung phụ trách. Tổ chức này được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tình báo CIA từ đại tá Lên-sđên đến trung tá Tay-lo.
Cụ Điêu Văn Sáu (Cà Nàng, Quỳnh Nhai) 106 tuổi, là người biết rõ mặt nhiều tên theo Mỹ - Ngụy làm biệt kích. |
Nhiệm vụ của “Sở liên lạc” ban đầu là tuyển mộ, huấn luyện nhân viên trong Liên đội biệt động, được Lên-sđên chỉ đạo thành lập năm 1956, thành những gián điệp biệt kích rồi phân chia cho các quân khu thành từng toán khác nhau như “Lôi hổ”, “Lôi vũ”… để đánh phá phong trào cách mạng miền Nam.
Chúng tỏa đi mọi ngõ hẻm để rình bắt cán bộ, khám phá, hủy diệt hầm bí mật, theo dõi, chỉ điểm những người nghi là Việt Cộng để vây ráp, bắt bớ. Chúng đột nhập vào các địa bàn để dọn đường cho các cuộc hành quân, càn quét của địch.
Kế hoạch Stalây-Taylo ra đời, “Sở liên lạc” tiếp tục đào tạo các toán gián điệp biệt kích tung ra Bắc hoạt động. Chúng vừa đưa bọn tay sai ra nước ngoài đào tạo, vừa ráo riết mở hàng loạt địa điểm huấn luyện tại chỗ như: Trại huấn luyện Hoàng Hoa Thám, Quyết Thắng (Sài Gòn), Trịnh Minh Thế, Hùng Vương, Nam Thọ (Đà Nẵng), Nha Trang, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, còn có một số địa điểm bí mật do cố vấn Mỹ trực tiếp điều khiển như khách sạn ở phố Kỳ Đồng, biệt thự Everest phố Nguyễn Văn Tráng, biệt thự Tân Việt Nam phố Phan Thanh Giản, Sài Gòn…
Đối tượng tuyển mộ gián điệp biệt kích là những tên có “chiến tích” trong các toán thám báo hoạt động ở miền Nam, trong các đơn vị bộ binh chủ lực ngụy.
Về sau, do yêu cầu tăng thêm số lượng, chúng đến các trại tiếp cư “sưu tầm”, điều tra lý lịch, lựa chọn trong số những người di cư từ Bắc vào Nam, những kẻ can tâm sẵn sàng làm tay sai cho địch. Những người được tuyển mộ phải hiểu biết văn hóa, thông thạo địa bàn nào đó ở miền Bắc.
Sông Đà đoạn chảy qua Quỳnh Nhai, Sơn La. |
Bạc Cầm Phong, người Thái, một tên phản động được CIA tin tưởng giao phó cho việc tuyển quân. Hắn bí mật về các bản làng ở Tây Bắc, chủ yếu ở Sơn La, Lai Châu để tuyển lựa người Thái, Mường, Tày, Nùng… từng là phỉ, hoạt động cho thực dân Pháp.
Hắn vào các trại tị nạn để thu nạp bọn phản động, đang sống lưu vong ở Thái Lan hoặc chạy vào miền Nam sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ… giao lại cho CIA đào tạo. Hầu hết các cán bộ, chiến sĩ công an vùng Tây Bắc đều nắm rõ lý lịch tên này. Sau khi hắn lấy vợ họ Lù ở Mộc Châu, hắn đổi tên thành Lù Văn Phong.
Những tên lọt vào danh sách do CIA tuyển lựa thì được đào tạo khá khắc nghiệt, bài bản. Nếu không bước vào “trung tâm tàn phá sắc đẹp” ở Nha Trang thì phải trải qua “đoạn đường chiến binh khổ ải” ở trại huấn luyện Long Thành, Quyết Thắng… hoặc ngồi trong rọ sắt tập đánh nhau với cá mập dưới đáy biển Guy-am.
Tên nào sống sót sau những khóa huấn luyện đằng đẵng, khổ ải thì được về Sài Gòn lĩnh thưởng rồi sống cuộc đời xả láng trong một thời gian ngắn trước khi thực hành phận sự thừa sống thiếu chết theo lệnh của CIA.
Nhà tù Sơn La. |
Mỗi tháng, Mỹ trả cho bọn này 8.000 đồng, chưa kể phụ cấp cấp bậc và các khoản khác, trong khi đó một tên đại úy chủ lực ngụy lương mỗi tháng chỉ có 4.700 đồng. Mỹ trả lương cao như vậy cốt là để chúng quên mình lao vào nhiệm vụ.
Qua các khóa huấn luyện, mỗi tên gián điệp biệt kích đều nhuần nhuyễn nghiệp vụ như: Thu thập tình báo, cách xây dựng căn cứ mật khu, xây dựng cơ sở, cách phá hoại, biết chiến đấu trong rừng rậm, sử dụng các loại vũ khí, cách liên lạc với trung tâm và máy bay chiến đấu, chỉ điểm oanh tạc, hóa trang lẩn trốn và cả cách khai báo khi bị bắt.
Trước khi chuẩn bị vào chiến trường, mỗi tên gián điệp biệt kích mang một vỏ cuộc đời riêng, khoác tên riêng và bí số riêng do CIA quy định.
Chúng được chia ra thành từng toán, mỗi toán từ 4 tên trở lên, gồm toán trưởng, toán phó, nhân viên truyền tin, nhân viên thu thập tình báo kiêm phá hoại. Nếu thả xuống các vùng đồng bằng thì thường gồm toán người kinh, thả xuống miền núi thì gồm chủ yếu là người Thái, Nùng, Tày, Mông…
Bến Quỳnh Nhai khi đập thủy điện Sơn La chưa chặn dòng. |
Mỗi toán được trang bị đầy đủ gồm 2 máy truyền tin, sổ đặc lệnh truyền tin, máy pin-cơ liên lạc với máy bay, hỏa châu, các loại súng lục, tiểu liên, súng phóng tên lửa loại nhẹ, các loại mìn chống người, chống chiến xa, phá hoại cầu đường và các công trình kinh tế, quốc phòng, tiền ngân hàng miền Bắc, vàng, bạc, đồng hồ cùng lương thực, thực phẩm khô có thể dùng trong vài tháng.
Mỗi tên gián điệp biệt kích lại được trang bị súng giảm thanh, dao găm, bản đồ, la bàn, đèn pin, quần áo nhảy dù, giấy thông hành giả, và các đồ dùng miền Bắc để chúng dễ thâm nhập vào quần chúng và có thể hoạt động tự lập trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Để lực lượng này hoạt động có hiệu quả hơn, năm 1967, CIA chia lực lượng gián điệp biệt kích thành ba hệ thống: Hệ Oragon chuyên phụ trách các toán gián điệp biệt kích hoạt động dài hạn ở miền Bắc, với nhiệm vụ chủ yếu xây dựng cơ sở, phục vụ cho âm mưu chính trị sau này.
Bến đò Cà Càng (Quỳnh Nhai, Sơn La). |
Hệ Phòng thủ Duyên hải có nhiệm vụ dùng thuyền xâm nhập ven biển miền Bắc, nhất là các tỉnh Khu Bốn cũ, thám sát bắt cóc người trên biển, thả hàng tâm lý chiến, bắn truyền đơn từ biển vào đất liền, phá hoại hoặc chỉ điểm cho máy bay, tầu chiến bắn phá cầu cống, đường sắt, các mục tiêu quân sự trên bờ biển miền Bắc nước ta.
Hệ Strata chuyên dùng trực thăng đổ các toán gián điệp biệt kích xuống Bắc Việt Nam nhất là các vùng biên giới. Nhiệm vụ của chúng là điều tra phát hiện kho tàng, nơi cư trú của quân ta, chỉ điểm cho máy bay bắn phá, bắt cóc người đi công tác lẻ, khai thác tình báo, thậm chí điện cho trực thăng đưa về sở chỉ huy trực tiếp khai thác. Qua sơ cung nếu thấy không có tác dụng thì chúng thủ tiêu hoặc mua chuộc, khống chế làm tay sai cho chúng.
Do nhu cầu ngày ngày càng tăng của chiến trường, từ năm 1967, CIA ồ ạt bổ sung cho các đơn vị gián điệp biệt kích nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan quân chủ lực, có kinh nghiệm chiến đấu, chọn những phần tử ác ôn, hung hãn, có nhiều nợ máu với nhân dân, bọn đầu hàng, đầu thú.
Số lượng các toán cũng tăng hơn trước, nhiều toán có quân số đến 20 tên. Chúng được trang bị những vũ khí hiện đại như súng máy liên thanh cực nhanh, AK, CKC, hỏa châu, súng phóng tên lửa như: rốc két, mìn chống người, mìn chống chiến xa, các loại thuốc nổ C3, TNT, Plastie… để phá các công trình kinh tế, quốc phòng, kể cả khinh khí cầu, bẫy muông thú, các phương tiện điện đài gọn nhẹ nhưng có công suất phát sóng lớn…
Việc bổ sung nhiều tên ác ôn có nợ máu với dân tộc vào đội ngũ biệt kích, thám báo thể hiện sự ngoan cố chống đối, khả năng và kinh nghiệm đánh trả của địch lúc bị bao vây, truy lùng. Và thực tế, trong một số trận chúng dựa vào hỏa lực mạnh đã đẩy lùi được sự tiến công của những tổ công an nhỏ lẻ của ta, thậm chí khá nhiều chó nghiệp vụ của ta bị chúng tiêu diệt.
Bí thư huyện ủy Quỳnh Nhai Cầm Ngọc Minh chỉ nơi các nhóm biệt kích nhảy dù và bị tóm sống. |
Tính chất ác ôn của bọn biệt kích thể hiện rõ trong nhiều hành động đầy thú tính. Có những vụ, chúng xâm nhập biên giới, cưỡng ép đồng bào di cư sang Lào bị thất bại, chúng đang tâm bắn giết hàng loạt, kể cả những người bà con cùng dòng họ với chúng. Thậm chí, gặp cảnh đói khát lúc bị truy đuổi dài ngày trong rừng, có tên đã giết cả đồng bọn để lấy thịt, gan nấu ăn.
Từ năm 1961 đến 1966 chúng chủ yếu sử dụng máy bay vận tải cánh quạt để thả biệt kích, nhưng từ năm 1967 trở đi, chúng chuyển sang dùng trực thăng để tăng thêm yếu tố cơ động và bất ngờ trong hoạt động biệt kích, thám báo.
Căn cứ xuất phát của các toán gián điệp biệt kích được chuyển từ Long Thành, Tân Sơn Nhất ra Đà Nẵng để gần chiến trường hơn. Do vậy, việc chỉ huy, yểm trợ và thông tin liên lạc của địch nhanh chóng, gọn nhẹ và có hiệu quả hơn. Đặc biệt, các toán gián điệp biệt kích có sự yểm trợ của không quân, tầu chiến nhằm ngăn chặn lực lượng của ta tiếp cận truy lùng.
Để phá hoại được miền Bắc nhiều hơn, CIA đã cải tổ lực lượng đặc biệt ở Lào do chính CIA dựng lên từ trước và có nhiều sĩ quan cao cấp của quân đội Mỹ trực tiếp làm cố vấn.
Năm 1965, đi đôi với việc tăng cường và củng cố 5 quân khu của quân đội phái hữu Lào, chúng lập ra hai bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt ở Trung Lào và Nam Lào.
Tháng 5-1965, 3 lực lượng của Vàng Pao, của bọn Thái lưu vong và của quân đội phái hữu Lào được hợp nhất lại trong một tổ chức thám báo hỗn hợp, gọi tắt là SGU (Special Guerilla Unity), nhằm mục đích tăng cường xâm nhập vùng giải phóng Lào và miền Bắc nước ta để thu thập tình báo và phá hoại.
Cuối năm 1969, sau những thất bại quân sự nặng nề trên chiến trường Xiêng Khoảng, đế quốc Mỹ và tay sai tuyển chọn lực lượng SGU, tổ chức thêm một đơn vị biệt kích đặc biệt gọi là đơn vị “Cọp đen” do tên trung tướng Vàng Pao trực tiếp chỉ huy, để tăng cường hoạt động thám báo.
Đế quốc Mỹ lại câu kết với bọn phản động Thái Lan, thành lập “Trung tâm chỉ huy hỗn hợp tối cao các tổ chức gián điệp biệt kích Mỹ, Thái Lan - Lào”. Trung tâm này đóng ở U Đôn, Thái Lan.
Dưới cây gậy chỉ huy của CIA và Mỹ, bọn Ngụy cũng tổ chức mối liên hệ chặt chẽ với trung tâm SGU để thu thập thông tin tình báo. Ngoài ra, chúng còn giúp bọn phản động Lào tuyển mộ lính biệt kích thám báo trong số người Mông, người Thái lưu vong, cử cố vấn huấn luyện lính của Vàng Pao ở căn cứ Pha Khao thành gián điệp biệt kích. Trên đất Lào còn có tiểu đoàn gián điệp biệt kích 33 của Ngụy quân Sài Gòn đóng tại Huổi San, dọc đường 9.
Mỹ – Ngụy có trong tay hàng ngàn tên gián điệp biệt kích được đào tạo công phu và cả những phương án tung người. Nhưng CIA đâu chỉ hy vọng ở mấy ngàn tên gián điệp biệt kích này, mà âm mưu cơ bản của chúng là nhằm vào hàng chục vạn tên tay sai cũ của Pháp còn lẩn trốn, sống sót ở khắp miền Bắc.
Bọn gián điệp biệt kích hy vọng chỉ việc châm ngòi là chúng sẽ nổi dậy thành những cú nổ bất ngờ khiến tình thế lúc ấy sẽ xoay sang một cục diện khác: những cuộc nổi loạn lật đổ sẽ xẩy ra trên miền Bắc.
Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K
(VTC News) - Vì sao anh em công an biết được rằng đúng giờ đấy, máy bay địch sẽ thả người? Sự việc bắt đầu từ tên gián điệp biệt kích có biệt danh A-rét.
Tin liên quan |
» Bí mật cuộc đối đầu Công an Việt Nam và CIA (kỳ 1) |
Trong lúc bọn gián điệp biệt kích ngồi đoán già đoán non, chưa biết toán nào sẽ bị “ném” đi trước và “ném” đi bằng cách nào thì trong căn nhà hai tầng phố Nguyễn Minh Chiểu (Sài Gòn), bọn chỉ huy cùng các tên cố vấn Smít, Vô-lơ đang ngày đêm âm thầm duyệt phương thức tung người ra Bắc.
Phương án của chúng là sẽ đánh trên cả ba mặt: đường biển, đường không, đường bộ. Mỗi đường có một kế hoạch tinh vi, xảo quyệt riêng. Tuy nhiên, đường hàng không được bọn CIA chú ý đặc biệt hơn cả vì đây là phương thức tương đối an toàn, nhanh chóng.
Toán gián điệp biệt kích bị xét xử. |
Những tốp lái được tập luyện kỹ càng ở Đài Loan, Nhật Bản về cách bay tối trời, cách thả người và hàng trong rừng rậm trúng mục tiêu… đã khích lệ tinh thần cho bọn chỉ huy khi chọn phương án này.
Về đường biển, chúng quyết định lấy Đà Nẵng làm căn cứ và tổ chức ra những đội thuyền gắn máy. Các đội thuyền này bí mật chọn các thủy thủ lành nghề, thạo bờ biển miền Bắc để chuyên chở bọn gián điệp biệt kích.
Đường bộ chúng chú ý vùng giới tuyến tạm thời và biên giới Việt - Lào. Đường không chúng rải khắp các vùng rừng núi từ Quảng Bình ra Bắc. Trên ba mặt tác chiến thì đường không được chúng sử dụng nhiều nhất.
Bến đò trên sông Đà ở Quỳnh Nhai, Sơn La. |
Với tinh thần kiên quyết làm phá sản âm mưu thâm độc của địch, Công an Bắc Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng khác lập ra các chuyên án mang tên P hoặc K tiến hành phương án câu nhử và tóm được hầu hết các toán gián điệp biệt kích khi chúng chưa kịp chạm chân xuống đất.
Trong phần bài này, tôi chỉ xin giới thiệu cuộc đối đầu lịch sử giữa lực lượng Công an Việt Nam và các toán gián điệp biệt kích do CIA chỉ huy nhảy dù xuống địa bàn Sơn La và một phần của địa bàn Lai Châu trong những chuyên án gián điệp biệt kích kéo dài nhất, mở ra từ 1961 và kết thúc 1970.
Huyện lỵ Quỳnh Nhai ngày chưa ngập nước. |
72 tên gián điệp biệt kích đầu sỏ lần lượt rơi vào bẫy và họng súng của lực lượng Công an Việt Nam trên địa bàn Sơn La đã thể hiện được phần nào bản lĩnh kiên cường, mưu trí, dũng cảm của một lực lượng có thể nói là còn non trẻ lúc bấy giờ.
Ít ai biết rằng, ông già người thấp, đậm, tính tình xởi lởi, hay cười, sống cùng với vợ trong căn nhà bụi bặm, cũ kỹ ngay dưới tán cây đa bản Hẹo, TP. Sơn La, từng là một "hùm xám" - nỗi kinh hoàng của cả trăm tên gián điệp biệt kích, từng nhảy dù xuống Sơn La và Lai Châu.
Ông Nguyễn Tuấn kể về những ngày chống biệt kích. |
Nhắc lại chuyện ăn rừng, ngủ thác, đấu trí, đấu sức với bọn biệt kích, nằm dưới sự chỉ huy của CIA, cách đây đã trên dưới 40 năm, mà nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La Nguyễn Tuấn vẫn còn dè chừng, vì sợ làm... lộ bí mật!
Trong lúc trinh sát Nguyễn Tuấn cùng đơn vị trong lực lượng công an dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Triệu – Giám đốc Công an khu Tây Bắc đang làm nhiệm vụ tiễu phỉ, củng cố biên giới thì xuất hiện hiện tượng máy bay địch xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
Trinh sát Nguyễn Tuấn nghe rõ tiếng động cơ rền rĩ, nặng nề của máy bay “Bà Già” C47 bay theo gió, loang ra trong sương mù. Nó bay ban ngày và cả ban đêm. Hoạt động của chúng mỗi ngày một nhiều.
Mộ liệt sĩ bên sông Đà, chân cầu Tạ Khoa (Bắc Yên, Sơn La). |
Tuy chưa lường hết được âm mưu liều lĩnh, táo bạo của kẻ thù, nhưng đây là hiện tượng lạ khiến trinh sát Tuấn cũng như các chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng hết sức cảnh giác. Nguyễn Tuấn được đơn vị phân công ghi chép đầy đủ ngày, giờ, địa điểm, đường bay của địch để báo cáo lên cấp trên.
Những ngày đầu 1960, Bộ Công an nhận được nhiều bức điện báo cáo của các tuyến gửi về. Bộ Công an và Bộ Tư lệnh đã dự kiến được tình hình và chủ động chuẩn bị kế hoạch đối phó từ trước. Bộ đã chỉ đạo cho các đơn vị công an tổ chức tuần tra, lùng sục ở những địa bàn trọng điểm sau khi máy bay địch bay qua.
Qua việc theo dõi, nắm tình hình, trinh sát Tuấn nhận thấy rằng, ban ngày chúng thường dùng loại phản lực RF101 bay cao để trinh sát, chụp ảnh vào buổi sáng, từ 8 giờ đến 12 giờ. Ban đêm chúng thường cho máy bay C130 và C47 đi trinh sát, thực tập đường bay.
Đến cuối năm 1960, chúng bay đêm nhiều hơn, thậm chí có nơi chúng còn bắn cả pháo hiệu xuống. Có thể đó là tín hiệu để kích động, củng cố tinh thần cho bọn phản cách mạng bên dưới, mặt khác tạo áp lực cho hoạt động tâm lý chiến, tuyên truyền chiến tranh hòng gây tâm lý hoang mang, sợ hãi trong quần chúng để tay chân chúng dễ khống chế, lừa bịp.
Ông Lò Văn Niện từng là trinh sát trong chuyên án chống gián điệp biệt kích ở Sơn La. |
Nhận rõ âm mưu của địch, ngày 17-2-1960, Ban bí thư Trung ương Đảng họp nhận định: “Cuộc đấu tranh của chúng ta chống bọn phản cách mạng trước hết là chống bọn gián điệp Mỹ – Diệm và bè lũ tay sai là một cuộc đấu tranh quyết liệt, sống còn, lâu dài… Nguy hiểm nhất đối với chúng ta chính là bọn gián điệp Mỹ – Diệm”.
Nhận định trên đây của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đặt lên vai lực lượng công an nhân dân trách nhiệm nặng nề là ngay lập tức phải xây dựng được một đội ngũ thường trực chiến đấu cao, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững các biện pháp đánh địch.
Thực hiện chỉ đạo của Ban bí thư, Bộ Công an đã giao cho đồng chí Trần Triệu - Giám đốc Công an khu Tây Bắc thành lập các tổ tình báo chống gián điệp biệt kích, gọi là các K (chẳng hạn K4, K5, K35, K36...), trong đó, Sơn La thành lập 4 tổ, do ông Nguyễn Xuân Thục, Cà Duyên, Hà Yêu, Nguyễn Dương, Nguyễn Tuấn thay nhau phụ trách, hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Mỗi tổ gồm có một phụ trách, 2 hoặc 3 trinh sát, một nhân viên quản lý tài sản, bảo vệ, quan sát.
Đêm 27-5-1961, trời đã vào hè. Những ngày đầu hè ấm áp đã xua tan giá lạnh còn sót lại trong các cánh rừng già. Nhưng rồi những cơn mưa đầu mùa đã vội vàng ập đến, nước ngập cuồn cuộn nơi các con suối.
Dòng sông Đà đỏ lừ, mang bộ mặt đầy hăm dọa. Các chiến sĩ công an vẫn vượt sông, vượt suối, vạch rừng mà đi. Đêm muộn, trăng mới ngấp nghé trên đỉnh Tà Xùa mù sương. Khung cảnh im ắng lạ thường.
Trinh sát Nguyễn Tuấn vác súng trên vai vùng với Lò Văn Niện, chàng công an người Thái ở Quỳnh Nhai, có biệt tài lội rừng ngày này qua ngày khác không biết mệt để bắn hổ và chó sói về bắt bò của bản, đi một vòng quanh bãi đất, nơi mà lát nữa sẽ đón những người đồng hương của Niện.
Nguyễn Tuấn bóp vai Niện: “Kiểm tra lại đống củi và lửa xem. Đến giờ G mà đánh lửa không lên thì uổng công bao nhiêu ngày trời săn đón”.
Vì sao anh em công an biết được rằng đúng giờ đấy, máy bay địch sẽ thả người? Sự việc bắt đầu từ tên gián điệp biệt kích có biệt danh A-rét.
VTC
Bắt nhóm biệt kích CIA giữa rừng Sơn La
…(VTC News) - Tiếng máy bay ầm ì lớn dần trên bầu trời Phù Yên rồi nhỏ dần cho đến khi biến mất. Qua ánh trăng nhờ nhờ bởi lớp sương mù, những chiếc dù như quả nấm lớn dần, bay nghiêng nghiêng theo chiều gió.Tin liên quan |
» Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K (kỳ 2) » Bí mật cuộc đối đầu Công an Việt Nam và CIA (kỳ 1) |
Một tổ truy tìm gồm hai trinh sát địa bàn và một trinh sát công an vũ trang đã nhanh chóng phát hiện ra một cái hố mới lấp, đào lên không có gì. Phạm vi mục tiêu thu hẹp dần.
Ông Nguyễn Tuấn - nguyên Phó Giám đốc Công an Sơn La kể lại vụ Công an tóm nhóm biệt kích ở Yên Châu. |
Ngày 23-3-1961, đồng chí Trưởng ty Công an Quảng Ninh trực tiếp chỉ huy trinh sát đột nhập một ngôi nhà dân có nghi vấn. Tên gián điệp biệt kích bị bắt ngay tại nhà của hắn, nơi hắn đã bỏ trốn theo địch 9 năm về trước.
Công an thu được ở trong cót thóc nhà hắn 2 bộ điện đài cùng bảng giải mật mã. Tên biệt kích này mang bí danh A-ret, xuất phát từ trung tâm gián điệp biệt kích Đà Nẵng.
Tất nhiên, các đồng chí công an đã sử dụng mọi biện pháp nghiệp vụ để bắt tên Aret này phải phục vụ cho ta. Hắn cũng là tên mà lực lượng công an của ta sử dụng để mở màn cho những chuyên án câu nhử rất thành công.
Trinh sát Lò Văn Niện. |
Từ cánh rừng Tây Bắc, dưới sự quản lý ngặt nghèo của lực lượng công an, Aret mở điện đài làm việc với trung tâm Đà Nẵng. Máy điện đài mà CIA trang bị cho hắn có tầm xa vài ngàn km.
Đối với trung tâm tình báo của địch, trong 10 năm làm điệp viên, Aret lập được rất nhiều công trạng, nhiều đến mức tên này được địch tặng thưởng 12 huân chương, trong đó có huân chương "Anh dũng bội tinh".
Bọn chỉ huy tình báo Mỹ đâu có ngờ rằng chúng đã thưởng công cho một điệp viên đã tiếp tay cho đối phương lôi kéo được 16 điệp viên sừng sỏ khác ra miền Bắc chịu chung số phận với hắn. Có tên đã nằm trong tay của ta mà vẫn được những cái đầu đầy sỏi của CIA phong đến chức "Tư lệnh vùng Đông Bắc Việt Nam và Hải Phòng".
Toán gián điệp biệt kích bị bắt ở Tây Bắc. Ảnh: Tư liệu. |
"Alô, alô... Aret nghe rõ không? Phi đoàn Castor 3 đang bay qua địa phận Mai Châu". Tiếng điện đàm ọt ọt vang lên trong không gian tĩnh mịch nửa đêm giữa rừng già.
Như vậy là chiếc "Bà Già" C47 đã cất cánh khỏi trung tâm Đà Nẵng, theo hướng biển rồi tạt qua bầu trời Ninh Bình, hạ thấp độ cao, rẽ vào Cồn Vạn, lên Nho Quan rồi theo đường số 12 đến Mai Châu, Hòa Bình. Chỉ vài phút sau nó sẽ đến cánh rừng bản Hỷ, xã Phiềng Ban, Phù Yên, Sơn La và rơi vào lưới phục kích của ta.
Trinh sát Tuấn đi tiếp một vòng, kiểm tra lại các vòng vây của lực lượng quân đội, dân quân du kích ở vòng ngoài. Trinh sát Niện tưới dầu hỏa lên đống củi khô chất ngay giữa bãi trống. Hàng chục họng súng đen ngòm len qua những bụi cỏ giương lên bầu trời nhờ nhờ ánh trăng. "Bùng" - ngọn lửa từ diêm sinh bén vào đống củi cháy rừng rực, tiếng củi cháy nổ lách tách.
Tiếng máy bay ầm ì lớn dần trên bầu trời Phù Yên rồi nhỏ dần cho đến khi biến mất. Qua ánh trăng nhờ nhờ bởi lớp sương mù, những chiếc dù như quả nấm lớn dần, bay nghiêng nghiêng theo chiều gió.
Bản Hỷ. |
Rất nhiều súng đạn, lương thực, máy truyền tin rơi xuống nhưng lại không thấy bóng dáng tên biệt kích nào. Anh em giật mình nhận ra rằng chúng đã thận trọng nhảy ra xa địa điểm vài km rồi mới tìm gặp nhau để phòng ngừa trường hợp ta bao vây.
Lập tức các đơn vị công an, dân quân du kích ở Nghĩa Lộ, Phù Yên, Bắc Yên được thông báo đã nhanh chóng triển khai đội hình vây bắt, không để chúng chạy thoát. Ba mũi truy lùng theo hướng phân công khẩn trương luồn rừng, lội suối truy kích.
Sau ba ngày đêm lùng sục, công an và các lực lượng phối hợp đã tóm gọn toán gián điệp biệt kích gồm 4 tên. Bọn này là người Thái và người Mường đã trốn vào Nam theo địch từ năm 1954. Chúng được CIA giao nhiệm vụ ra móc nối với bọn phản động địa phương, gây "căn cứ" hoạt động lâu dài để phá hoại vùng biên giới Tây Bắc.
Trong cánh rừng già Phù Yên, một báo vụ của Bộ Công an khai thác thông tin từ một tên có biệt danh Doda của nhóm Castor 3.
- Anh tên là P.T.V, Phi đội trưởng, nhà ở đường Nguyễn Minh Chiểu phải không? Khôn hồn thì khai hết để hưởng khoan hồng của cách mạng, còn có hy vọng để đợi một ngày về đoàn tụ với gia đình.
Hắn giật mình ngơ ngác vì không hiểu sao vị cán bộ công an này lại biết rõ về hắn đến vậy, nhưng hắn vẫn ngoan cố trả lời loanh quanh. Anh báo vụ nói tiếp:
- Trước khi sang "Sở liên lạc" anh đã làm gì?
Mặt hắn biến sắc:
- Là quân số trong một đơn vị bộ binh chủ lực của Ngô Đình Diệm. Thưa quý ông! Khi tôi nghe quý ông nói đến ba chữ "Sở liên lạc" tôi chỉ còn biết thở dài vì tôi nghĩ rằng các ông đã biết hết về chúng tôi rồi, tôi có giấu cũng không nổi. Tôi xin khai những gì tôi biết và cúi mong quý ông dành cho một ân lượng đặc biệt.
- Được, anh cứ thành thật khai hết đi.
- Chúng tôi nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của trung tá Nguyễn Cao Kỳ cùng hai cố vấn Mỹ là thiếu tá Uyliam và đại úy Tony...
- Đã có mấy toán gián điệp biệt kích nhảy xuống Tây Bắc?
- Chúng tôi là toán thứ nhất ạ.
- Anh biết "Sở liên lạc" đang chuẩn bị những gì trong thời gian sắp đến?
- Dạ, hình như đang tuyển gấp nhân viên và huấn luyện theo kế hoạch mới của các ngài cố vấn Hoa Kỳ và Phủ tổng thống. Sắp tới sẽ có nhiều toán nữa xâm nhập xuống vùng Tây Bắc này...
Biết rằng không thể giở trò với Công an Bắc Việt Nam, hắn mở điện đàm báo về cho Trung tâm là đã hạ cánh an toàn và yêu cầu thả hàng tiếp tế.
Đi thuyền đến trường ở Yên Châu. |
Để đảm bảo bí mật tuyệt đối trong chuyên án câu nhử này, chuyên án mang bí số PZ27 được thành lập. Các chiến sĩ công an phải luyện nói tiếng miền Nam, tiếng dân tộc, khai thác từ chúng những phương pháp liên lạc, mật hiệu giữa toán gián điệp biệt kích với đầu não chỉ huy là CIA, thuộc làu làu cả cách gõ và tốc độ gõ móc để báo vụ của chúng không thể phát hiện.
Để gây lòng tin với địch, giữ bí mật cho chuyên án, lực lượng công an đã cung cấp cho địch nhiều tin tức giả để chúng tiến hành đánh phá một số mục tiêu ít quan trọng.
Bọn cáo già CIA không phải là những con "gà tồ", chúng đã thi hành nhiều biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt, thông thường chúng kiểm tra các ám hiệu, ký hiệu thông tin liên lạc, những vụ phá hoại cầu cống, chúng kiểm tra qua không ảnh do máy bay trinh sát cung cấp, có khi chúng điều hẳn một nhóm biệt kích ra ngoài biên giới nước ta, cũng có khi chúng thả dù phái viên kiểm tra xuống trực tiếp với bọn biệt kích rồi về báo cáo lại với trung tâm.
Tất cả những thủ đoạn của địch đều được ta dự kiến và đỡ đòn chính xác, kịp thời khiến trung tâm tình báo địch lần lượt giải toả mọi điều nghi ngờ và ngày càng dấn sâu vào bẫy.
-
Nguyễn Cao Kỳ thoát chết, đồng bọn bỏ mạng
(VTC News) - Đáng lẽ hôm ấy Nguyễn Cao Kỳ phải lái chuyến bay ra Bắc thả dù, nhưng ông đã khéo léo đùn cho phi đội khác.
Hai tháng sau vụ thả toán Castor 3 xuống Phù Yên, dùng mọi biện pháp kiểm tra, thấy an toàn, trung tâm tình báo Sài Gòn đã cử 10 tên bay ra Bắc trên một chiếc máy bay 2 động cơ để tiếp tế hàng hóa, súng đạn, bom mìn cho nhóm Castor hoạt động lâu dài.
Lúc bấy giờ Nguyễn Cao Kỳ còn là một trung tá, Phó Tư lệnh không quân Ngụy, trực tiếp chỉ huy một phi đội. Đáng lẽ hôm ấy ông ta phải lái chuyến bay ra Bắc thả dù, nhưng ông đã khéo léo đùn cho phi đội khác.
Chiếc máy bay tiếp tế gặp trục trặc kỹ thuật, bị rơi khi bay qua địa phận Ninh Bình. Chuyến bay có 10 tên thì 7 tên chết, còn 3 tên bị ta bắt sống. Nghe nói, lúc Nguyễn Cao Kỳ nhận được tin máy bay rơi đã hồn bay phách lạc, nhưng sau đó lại mở tiệc rượu mừng được thoát nạn.
Từ vụ máy bay rơi, địch nghi ngờ, tìm mọi cách kiểm tra lại toán Castor 3 ròng rã bao nhiêu tháng trời. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn, mọi mưu mô thủ đoạn của trung tâm tình báo địch đều bị ta "gạt nhẹ". Cuối cùng địch phải tin là tay chân của chúng vẫn trung thành với chủ.
Đêm 16-5-1962, chúng tiếp tục tung toán gián điệp biệt kích mang tên Tonbillow xuống bãi thả mà ta đã chọn hộ ở Tân Lập, Mộc Châu. Ngay từ mấy ngày trước, các trinh sát đã vào cuộc "dọn bãi". Các phân đội chiến đấu sẵn sàng hành động sau nhiều ngày tập trận.
Trong trận này, để chắc ăn, lực lượng công an đã phối hợp với bộ đội, dân quân du kích tạo ra những vòng vây dày đặc, khép kín, ngoài ra còn sử dụng rất nhiều chó nghiệp vụ, sẵn sàng truy lùng đến cùng.
Sau khi xuất hiện tiếng động cơ máy bay, đống củi được chất lên thì một loạt dù hàng rơi trước, cả thảy có 7 kiện, nặng tổng cộng 1,8 tấn. Tuy nhiên, dù người đã rơi chệch mục tiêu 3 km. Tình huống thay đổi đột ngột, buộc phải chuyển sang phương án khác.
Cuộc truy lùng khẩn trương diễn ra. Bọn gián điệp biệt kích chống cự, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Tên toán phó nổ súng bắn chết một con chó nghiệp vụ và bản thân hắn cũng bị ta bắn chết.
Ta bắt được 6 tên trốn rải rác trong rừng. Tên Nguyễn Văn Lức đã bị trói quặt tay rồi mà vẫn cứ tưởng đồng bọn thử hắn, hắn ca cẩm: "Chúng tao vừa nhảy dù xuống còn đau ê ẩm, chúng mày đùa làm gì?".
Từ vụ bắt toán Tonbillow, tháng 5-1962, ta lại mở đầu một chuyên án gián điệp biệt kích mới trên đất Sơn La lấy tên K26.
Cán bộ công an và các đơn vị thuộc lực lượng công an vũ trang lại cùng nhau lăn lộn trên khắp các địa bàn rừng núi, gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc chiến đấu bí mật với trung tâm tình báo địch.
Quỳnh Nhai là huyện nổi tiếng nhiều phỉ và cũng là nơi có khá nhiều người Thái từng chạy theo Pháp rồi được Mỹ đào tạo thành gián điệp biệt kích, trong đó có 3 tên biệt kích khét tiếng một thời, gồm Hà Văn Chấp, ở xã Pắc Ma, Lò Văn Món ở xã Pha Khinh và Điêu Văn Pánh ở xã Mường Chiên.
Ngày ấy, Quỳnh Nhai cũng xuất hiện một "hùm xám" thoắt ẩn, thoắt hiện khắp các cánh rừng già Tây Bắc, nhưng không mấy ai biết đến, đó là thiếu tá Lò Văn Niện, từng có 10 năm làm Trưởng Công an huyện Quỳnh Nhai. Ông Niện sống giản dị trong ngôi nhà sàn dưới chân núi Huổi Luông, thuộc bản Hé, xã Mường Chiên. Ngày ấy, ông còn là một trinh sát...
Nắm được thông tin sẽ có một nhóm biệt kích nhảy xuống khu vực huyện Bắc Yên, do tên Lò Văn Món cầm đầu, phụ trách các tổ chống biệt kích cử trinh sát Lò Văn Niện thâm nhập địa bàn chúng nhảy dù và khống chế, khai thác thông tin khi tóm được Món, bởi vì hắn là người cùng quê, sẽ dễ khai thác thông tin.
Chiếc máy bay vận tải "Bà Già" C47 hạ độ cao và lập tức có 5 chiếc dù lấp loáng xuất hiện trên bầu trời trong màn đêm. Mặc dù chúng được trang bị bộ đàm, súng ngắn, súng thể thao, súng săn hai nòng, bộc phá, song cứ tên nào chạm đất là bị tóm.
Tên Món là kẻ ranh ma nên hắn điều khiển dù đi chệch hướng quỹ đạo vài cây số, rồi đáp xuống khu vực xã Tạ Khoa. Lúc chân chạm đất cũng là lúc hắn biết đồng đội rơi vào ổ phục kích, do vậy hắn nhanh chóng lẩn vào rừng như một con sóc.
Tuy nhiên, tất cả bộ đàm đều đã rơi vào tay lực lượng công an nên tạm thời hắn chưa thể liên lạc được với cơ quan đầu não. Tổ công tác xác định, nếu để lọt lưới tên Món thì mọi kế hoạch câu nhử sẽ bị bại lộ, do vậy, các trinh sát được tung hết vào rừng truy tìm dấu vết tên Món.
Sau một tuần lội rừng, xăm soi từng dấu vết, các trinh sát của ta đã tóm được Món khi hắn đang cải trang và nấp trong khoang một con thuyền nhỏ do một bà cụ lái đò chở trên sông Đà.
Với những lý lẽ thuyết phục, tên Món đã phải liên lạc, tạo tin giả cho lực lượng CIA ở Sài Gòn. Tin tưởng rằng tên Món đã "hạ cánh" an toàn và cùng với nhóm Castor đang hoạt động trong rừng, trung tâm thông tin CIA yêu cầu nhóm của Món đi tìm địa điểm để tiếp tục thả một nhóm biệt kích xuống khu vực Tuần Giáo (Điện Biên).
Lò Văn Niện cùng các trinh sát lão luyện đã vào cuộc thả tiếp mồi câu lớn. Để đảm bảo an toàn cho lực lượng và tránh bại lộ, tổ chống gián điệp biệt kích của ta phải quản chế chặt chẽ bọn Món từng giây, từng phút và di chuyển địa điểm liên tục. Chỉ cần sơ hở, lộ bí mật sẽ bị máy bay địch càn quét, rải bom tiêu diệt.
Sau hơn một tháng ròng rã cuốc bộ khắp các vùng rừng núi của huyện Tuần Giáo, tổ chống gián điệp biệt kích của ta đã tìm được địa điểm thả mồi câu là sườn núi Pú Nhung, phù hợp với yêu cầu của chúng: bằng phẳng, rộng, heo hút, không có dân cư.
Nhóm gián điệp biệt kích nhảy xuống Pú Nhung dự định gồm 7 tên do Hà Văn Chấp và tên Điêu Văn Pánh, đều là người Quỳnh Nhai, đồng bọn của Lò Văn Món cầm đầu.
Để chuẩn bị kỹ các phương án, trinh sát Lò Văn Niện phải đi như chạy nhiều lần từ Sơn La đến Pú Nhung, báo cáo tình hình cho lãnh đạo, tìm phương án tác chiến. Mỗi chuyến đi từ Sơn La đến Pú Nhung mất 3 ngày đường không ngơi nghỉ.
Đúng nửa đêm, đống lửa được đốt lên ở tọa độ như đã thông báo, tiếng máy bay ầm ì rõ dần. 7 tên lính biệt kích chưa kịp hạ chân xuống bãi đất đã thấy hơi lạnh từ nòng súng gí vào bụng mình. Tin tức tiếp tục được báo về cơ quan chỉ huy của CIA ở Sài Gòn là... hạ cánh an toàn!
Suốt mấy năm trời, các căn cứ "mật khu" hoạt động của bọn gián điệp biệt kích trên khắp vùng Tây Bắc vẫn được "an ninh tuyệt đối", giữ vững liên lạc với trung tâm chỉ huy một cách đều đặn.
Còn tiếp…
Tin liên quan |
» Bắt nhóm gián điệp biệt kích của CIA giữa rừng Sơn La (kỳ 3) » Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K (kỳ 2) » Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA (kỳ 1) |
Hai tháng sau vụ thả toán Castor 3 xuống Phù Yên, dùng mọi biện pháp kiểm tra, thấy an toàn, trung tâm tình báo Sài Gòn đã cử 10 tên bay ra Bắc trên một chiếc máy bay 2 động cơ để tiếp tế hàng hóa, súng đạn, bom mìn cho nhóm Castor hoạt động lâu dài.
Lúc bấy giờ Nguyễn Cao Kỳ còn là một trung tá, Phó Tư lệnh không quân Ngụy, trực tiếp chỉ huy một phi đội. Đáng lẽ hôm ấy ông ta phải lái chuyến bay ra Bắc thả dù, nhưng ông đã khéo léo đùn cho phi đội khác.
Toán biệt kích Lôi Hổ tại căn cứ huấn luyện. Ảnh tư liệu. |
Chiếc máy bay tiếp tế gặp trục trặc kỹ thuật, bị rơi khi bay qua địa phận Ninh Bình. Chuyến bay có 10 tên thì 7 tên chết, còn 3 tên bị ta bắt sống. Nghe nói, lúc Nguyễn Cao Kỳ nhận được tin máy bay rơi đã hồn bay phách lạc, nhưng sau đó lại mở tiệc rượu mừng được thoát nạn.
Từ vụ máy bay rơi, địch nghi ngờ, tìm mọi cách kiểm tra lại toán Castor 3 ròng rã bao nhiêu tháng trời. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn, mọi mưu mô thủ đoạn của trung tâm tình báo địch đều bị ta "gạt nhẹ". Cuối cùng địch phải tin là tay chân của chúng vẫn trung thành với chủ.
Một góc xã Tân Lập, Mộc Châu, nơi tóm sống toán biệt kích Castor. |
Đêm 16-5-1962, chúng tiếp tục tung toán gián điệp biệt kích mang tên Tonbillow xuống bãi thả mà ta đã chọn hộ ở Tân Lập, Mộc Châu. Ngay từ mấy ngày trước, các trinh sát đã vào cuộc "dọn bãi". Các phân đội chiến đấu sẵn sàng hành động sau nhiều ngày tập trận.
Trong trận này, để chắc ăn, lực lượng công an đã phối hợp với bộ đội, dân quân du kích tạo ra những vòng vây dày đặc, khép kín, ngoài ra còn sử dụng rất nhiều chó nghiệp vụ, sẵn sàng truy lùng đến cùng.
Sau khi xuất hiện tiếng động cơ máy bay, đống củi được chất lên thì một loạt dù hàng rơi trước, cả thảy có 7 kiện, nặng tổng cộng 1,8 tấn. Tuy nhiên, dù người đã rơi chệch mục tiêu 3 km. Tình huống thay đổi đột ngột, buộc phải chuyển sang phương án khác.
Đường vào xã Pha Kinh (Quỳnh Nhai), quê hương của biệt kích Lò Văn Món. |
Cuộc truy lùng khẩn trương diễn ra. Bọn gián điệp biệt kích chống cự, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Tên toán phó nổ súng bắn chết một con chó nghiệp vụ và bản thân hắn cũng bị ta bắn chết.
Ta bắt được 6 tên trốn rải rác trong rừng. Tên Nguyễn Văn Lức đã bị trói quặt tay rồi mà vẫn cứ tưởng đồng bọn thử hắn, hắn ca cẩm: "Chúng tao vừa nhảy dù xuống còn đau ê ẩm, chúng mày đùa làm gì?".
Từ vụ bắt toán Tonbillow, tháng 5-1962, ta lại mở đầu một chuyên án gián điệp biệt kích mới trên đất Sơn La lấy tên K26.
Cán bộ công an và các đơn vị thuộc lực lượng công an vũ trang lại cùng nhau lăn lộn trên khắp các địa bàn rừng núi, gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc chiến đấu bí mật với trung tâm tình báo địch.
Bản Mường Chiên, quê hương của biệt kích Điêu Văn Pánh, giờ đã chìm nghỉm dưới lòng hồ thủy điện Sơn La. |
Quỳnh Nhai là huyện nổi tiếng nhiều phỉ và cũng là nơi có khá nhiều người Thái từng chạy theo Pháp rồi được Mỹ đào tạo thành gián điệp biệt kích, trong đó có 3 tên biệt kích khét tiếng một thời, gồm Hà Văn Chấp, ở xã Pắc Ma, Lò Văn Món ở xã Pha Khinh và Điêu Văn Pánh ở xã Mường Chiên.
Ngày ấy, Quỳnh Nhai cũng xuất hiện một "hùm xám" thoắt ẩn, thoắt hiện khắp các cánh rừng già Tây Bắc, nhưng không mấy ai biết đến, đó là thiếu tá Lò Văn Niện, từng có 10 năm làm Trưởng Công an huyện Quỳnh Nhai. Ông Niện sống giản dị trong ngôi nhà sàn dưới chân núi Huổi Luông, thuộc bản Hé, xã Mường Chiên. Ngày ấy, ông còn là một trinh sát...
Ông Lò Văn Niện từng là trinh sát chống biệt kích. Ông từng làm Trưởng Công an huyện Quỳnh Nhai 10 năm liền. |
Nắm được thông tin sẽ có một nhóm biệt kích nhảy xuống khu vực huyện Bắc Yên, do tên Lò Văn Món cầm đầu, phụ trách các tổ chống biệt kích cử trinh sát Lò Văn Niện thâm nhập địa bàn chúng nhảy dù và khống chế, khai thác thông tin khi tóm được Món, bởi vì hắn là người cùng quê, sẽ dễ khai thác thông tin.
Chiếc máy bay vận tải "Bà Già" C47 hạ độ cao và lập tức có 5 chiếc dù lấp loáng xuất hiện trên bầu trời trong màn đêm. Mặc dù chúng được trang bị bộ đàm, súng ngắn, súng thể thao, súng săn hai nòng, bộc phá, song cứ tên nào chạm đất là bị tóm.
Tên Món là kẻ ranh ma nên hắn điều khiển dù đi chệch hướng quỹ đạo vài cây số, rồi đáp xuống khu vực xã Tạ Khoa. Lúc chân chạm đất cũng là lúc hắn biết đồng đội rơi vào ổ phục kích, do vậy hắn nhanh chóng lẩn vào rừng như một con sóc.
Ông Niện, ngoài cùng bên phải, kể chuyện tóm gián điệp biệt kích cho con cháu nghe. |
Tuy nhiên, tất cả bộ đàm đều đã rơi vào tay lực lượng công an nên tạm thời hắn chưa thể liên lạc được với cơ quan đầu não. Tổ công tác xác định, nếu để lọt lưới tên Món thì mọi kế hoạch câu nhử sẽ bị bại lộ, do vậy, các trinh sát được tung hết vào rừng truy tìm dấu vết tên Món.
Sau một tuần lội rừng, xăm soi từng dấu vết, các trinh sát của ta đã tóm được Món khi hắn đang cải trang và nấp trong khoang một con thuyền nhỏ do một bà cụ lái đò chở trên sông Đà.
Với những lý lẽ thuyết phục, tên Món đã phải liên lạc, tạo tin giả cho lực lượng CIA ở Sài Gòn. Tin tưởng rằng tên Món đã "hạ cánh" an toàn và cùng với nhóm Castor đang hoạt động trong rừng, trung tâm thông tin CIA yêu cầu nhóm của Món đi tìm địa điểm để tiếp tục thả một nhóm biệt kích xuống khu vực Tuần Giáo (Điện Biên).
Dãy Pú Nhung. |
Lò Văn Niện cùng các trinh sát lão luyện đã vào cuộc thả tiếp mồi câu lớn. Để đảm bảo an toàn cho lực lượng và tránh bại lộ, tổ chống gián điệp biệt kích của ta phải quản chế chặt chẽ bọn Món từng giây, từng phút và di chuyển địa điểm liên tục. Chỉ cần sơ hở, lộ bí mật sẽ bị máy bay địch càn quét, rải bom tiêu diệt.
Sau hơn một tháng ròng rã cuốc bộ khắp các vùng rừng núi của huyện Tuần Giáo, tổ chống gián điệp biệt kích của ta đã tìm được địa điểm thả mồi câu là sườn núi Pú Nhung, phù hợp với yêu cầu của chúng: bằng phẳng, rộng, heo hút, không có dân cư.
Nhóm gián điệp biệt kích nhảy xuống Pú Nhung dự định gồm 7 tên do Hà Văn Chấp và tên Điêu Văn Pánh, đều là người Quỳnh Nhai, đồng bọn của Lò Văn Món cầm đầu.
Để chuẩn bị kỹ các phương án, trinh sát Lò Văn Niện phải đi như chạy nhiều lần từ Sơn La đến Pú Nhung, báo cáo tình hình cho lãnh đạo, tìm phương án tác chiến. Mỗi chuyến đi từ Sơn La đến Pú Nhung mất 3 ngày đường không ngơi nghỉ.
Đúng nửa đêm, đống lửa được đốt lên ở tọa độ như đã thông báo, tiếng máy bay ầm ì rõ dần. 7 tên lính biệt kích chưa kịp hạ chân xuống bãi đất đã thấy hơi lạnh từ nòng súng gí vào bụng mình. Tin tức tiếp tục được báo về cơ quan chỉ huy của CIA ở Sài Gòn là... hạ cánh an toàn!
Suốt mấy năm trời, các căn cứ "mật khu" hoạt động của bọn gián điệp biệt kích trên khắp vùng Tây Bắc vẫn được "an ninh tuyệt đối", giữ vững liên lạc với trung tâm chỉ huy một cách đều đặn.
Còn tiếp…
-------