Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa ... sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các "đề tài khoa học" của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra... đề tài để nghiên cứu.
Nhiều kiểu trí thức?
Trong một dịp công tác, người viết bài này có may mắn được làm việc cùng gần 100 "đại trí thức" của nước nhà... Về mặt hình thức, đối với tôi và đối với xã hội Việt Nam hiện tại, những người này mặc nhiên được coi là đại trí thức vì hầu hết họ là GS, TS,... đến từ các trường đại học và học viện trên khắp cả nước.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau thế nào là "trí thức", nhưng tôi mặc nhiên coi họ là trí thức để khỏi cần định nghĩa lại từ này.
Do đặc thù công việc, tại nơi làm việc, nguồn thông tin duy nhất là VTV, không có bất cứ phương tiện thông tin nào khác.
Mọi chuyện trôi đi êm ả, mỗi nhóm một chuyên ngành, tưởng chừng chẳng còn việc gì khác là làm ra "sản phẩm tri thức" đến hạn thì nộp là xong, hết giờ làm việc thì đi thả bộ,....
Vào giờ giải lao, chủ đề các câu chuyện phần nhiều xoay quanh những chuyện đại loại như con (ôtô) của mình mấy chấm, hiện nay Việt Nam có bao nhiêu conRolls-Royce Phantom và ai đang sở hữu chúng,... hay cô ca sỹ X đang có xì-can-đan vì vừa bị các paparazzi tóm được "lộ hàng",...
Tôi thì chẳng biết mô tê gì về ôtô và không thích đọc báo nên ngồi nghe như vịt nghe sấm. Có vị thì khoe mình dạy thêm mỗi tháng được gần hai chục vé.
Tối đến thì các trí thức trẻ túm lại đánh phỏm (chơi bài). Tôi hiểu không phải chỉ có những vị có mặt ở đây như vậy.
Nhưng bỗng một hôm, vụ việc ở Tiên Lãng làm xáo động cái cộng đồng nhỏ này. Đúng giờ ăn trưa hôm ấy, khi thấy VTV trong bản tin trưa đầu tiên đưa tin Đoàn Văn Vươn "dùng vũ khí chống người thi hành công vụ...", một số người trong phòng ăn mặt đỏ lự, không biết vì men hay vì tức giận, nói oang oang: "Mấy thằng chống người thi hành công vụ này phải cho chung thân là ít!"
Những người khác bình tĩnh thì lẳng lặng tiếp tục bữa trưa. Một ông khác tóc bạc thấy chướng tai quá bèn nói qua vai: "Chưa biết đúng sai thế nào sao các vị đã đòi trị tội người ta?"
Sau đó, những kẻ "tội phạm" kia còn được các vị mang ra bàn tán trong giờ giải lao hay đi thả bộ. Một ông dạy Sử còn mạnh dạn nhận xét: "Dân Hải Phòng làđầu gấu lắm. Lần này thì phải trị cho nó chừa đi."
Vẫn là thói vơ đũa cả nắm!?
Tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi không hiểu làm sao mà các vị ấy vội vàng thế? Thái độ này ông bà ta gọi là hồ đồ?
Thật phúc đức cho nhân dân là mấy đại trí thức này không nắm giữ cương vị cầm cân nảy mực.
Từ lúc nghe các vị ấy phán như thế, tự nhiên tôi thấy buồn buồn và cứ hình dung họ là những bộ complet biết đi và phía trong những bộ cánh phẳng phiu ấy là những cái dạ dày lổn nhổn thức ăn và những cốc bia chưa kịp tiêu hóa, hệt nhưNgười vô hình của Herbert George Wells.
Trí thức với những đặc thù của mình phải một tầng lớp đi tiên phong trong hoạt động phản biện xã hội. Ảnh minh họa |
Sự thiếu vắng tư duy phân tích
Từ xưa, ông bà ta đã dạy: "Khi nghe thì phải nghe bằng cả hai tai". Như thế, tiền nhân đã dạy chúng ta tư duy phân tích và tư duy phê phán để tránh hồ đồ. Lời dạy đó cho đến nay vẫn là một chân lý.
Thói quen mặc nhiên chấp nhận thông tin một chiều làm biến dạng trí tuệ con người và chỉ thích hợp với những thân phận nô bộc, sản phẩm của giáo dục ngu dân của chế độ thực dân phong kiến? Thói quen ấy thể hiện tình trạng thiếu vắng tư duy phân tích và tư duy phê phán. Người nghe chẳng bao giờ tự hỏi: "Có đúng thế không?" và "Tại sao?"
Thiếu vắng những câu tự vấn như thế sẽ dẫn đến ngộ nhận - ngộ nhận về thế giới khách quan và cả về bản thân mình. Họ nhìn thế giới khách quan qua lăng kính không đổi của mình là bộ não đã hóa thạch. Họ tự nhốt mình vào cái giếng kiến thức và tin rằng bên ngoài không còn gì để biết thêm hay học thêm nữa, trên đầu họ bầu trời cũng chỉ còn bằng cái nia, cả bồ chữ của thiên hạ trong đây cả rồi.
Một khi ai cũng mũ ni che tai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, chỉ co lại một cách ích kỷ để bảo vệ lợi ích riêng, người ngay ắt càng sợ kẻ gian, nhắm mắt hoặc quay đi khi trông thấy kẻ gian móc túi người khác... thì cái ác sẽ lên ngôi. |
Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa... sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các "đề tài khoa học" của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra... đề tài để nghiên cứu.
Là những "nhà" khoa học mà họ tư duy như thế thì nền khoa học nước nhà vẫn loay hoay nghiên cứu để tái phát minh ra cái bánh xe là điều tất yếu.
Tuy trong thiên hạ họ là những người có nhiều chữ nhưng có vẻ ít... nghĩa.
Trí thức "nửa mùa"?
"Phản biện xã hội" là cụm từ nghe có vẻ hiện đại. Thực ra, ông bà ta từ xa xưa đã dạy: "Thấy ngang tai trái mắt thì phải lên tiếng." Như thế còn cao hơn cả phản biện, người bình thường còn làm vậy, huống hồ trí thức.
Một khi ai cũng mũ ni che tai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, chỉ co lại một cách ích kỷ để bảo vệ lợi ích riêng, người ngay ắt càng sợ kẻ gian, nhắm mắt hoặc quay đi khi trông thấy kẻ gian móc túi người khác... thì cái ác sẽ lên ngôi.
Như vậy, ông bà mình thực hành phản biện xã hội từ lâu rồi, không nhất thiết chỉ có trí thức mới phản biện xã hội. Có những anh lái xe ôm nhận thức về xã hội còn cao hơn một số người có bằng cấp cao.
Sản phẩm tri thức không chỉ là những phát minh sáng chế, những công thức toán học, hóa học, những con robot, những giống cây mới.... Phản biện xã hội cũng là sản phẩm tri thức đích thực nhưng tất nhiên không phải chỉ là sản phẩm và trách nhiệm của riêng trí thức. Song, trí thức với những đặc thù của mình phải một tầng lớp đi tiên phong trong hoạt động này. Không lên tiếng đóng góp cho xã hội tiến bộ thì đó chỉ là Trí thức nửa mùa [1].
Xin dẫn một ví dụ, nghệ sỹ Ai Weiwei, ngoài những sản phẩm nghệ thuật nổi tiếng, ông không ngừng tiếng mạnh mẽ về nạn tham nhũng dẫn đến cái chết oan uổng cho bao nhiêu học sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc do xây trường học vật liệu kém chất lượng.
Tôi không dám nhận mình là trí thức. Sinh thời, cha tôi có lần mắng: "Trí thức gì ngữ các anh; vừa hèn, vừa dốt!"
Từ đó, cứ ai gọi tôi là một... trí thức thì tôi lại nghĩ người ấy đang quở mắng mình.
---------
[1] Về trí thức Nga, NXB Tri Thức, Hanoi, 2009
Nguyễn Phương
Liêm sỉ và từ chức (TVN 22-2-12) -- Bài Tô Văn Trường
-Trường hợp Ngô Bảo ChâuNgô Bảo Châu được đào tạo để trở thành một nhà toán học. Trí thông minh, sự đam mê và hệ thống giáo dục Âu Mỹ đã biến ông thành một nhà toán học xuất sắc. Nhưng chính hệ thống truyền thông đại chúng Việt Nam mới biến được Ngô Bảo Châu thành một người-nổi-tiếng (celebrity) để ngay cả những người không những không biết về toán mà còn hoàn toàn hờ hững với toán học (như tôi, chẳng hạn) cũng biết đến tên của ông. Tiếc, cho đến nay, qua truyền thông đại chúng, Ngô Bảo Châu mới chỉ được/bị-sử-dụng: trước, bởi giới kinh doanh; sau, bởi giới làm chính trị.
Khi Ngô Bảo Châu mới được giải Fields, đã có nhà kinh doanh khôn ngoan bắn tiếng tặng ông một căn biệt thự sang trọng ở đâu đó. Chuyện chả đến đâu. Nhưng nhà kinh doanh ấy đã thu được một món lợi cực lớn: được quảng cáo vừa miễn phí vừa cực kỳ có hiệu quả không những cho sản phẩm mà còn cả cho thương hiệu của công ty và của cá nhân ông (vừa có tiền vừa có tâm!). Sau đó đến lượt Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cạnh tranh với gã đại gia nọ: tặng cho ông một căn biệt thự sang trọng khác. Hơn nữa, còn cho ông chức: Giám đốc Viện toán học cao cấp. Và quyền: muốn xài tiền trong ngân sách sao cũng được, không ai cần kiểm tra cả. Nguyễn Thiện Nhân và chính phủ được lợi: có tiếng là biết trân trọng trí thức và nhân tài. Trong cả hai trường hợp, Ngô Bảo Châu chỉ được/bị sử dụng như một công cụ. Ông chưa thực sự sử dụng truyền thông đại chúng để đóng vai một người chủ và là một trí thức. Không phải ông không biết hay không thích. Từ lâu, ông đã có một blog riêng.
Từ ngày được truyền thông Việt Nam biến thành một người-nổi-tiếng hay một ngôi sao, blog của ông chắc chắn cũng thu hút thêm rất nhiều người đọc. Đôi lúc, Ngô Bảo Châu dường như cũng muốn phát biểu điều này điều nọ ngang tầm trí thức của mình. Nổi bật nhất là lần ông phát biểu nhân vụ án Cù Huy Hà Vũ. Có điều, ngay sau đó, ông đã đóng mọi lời bình của độc giả và đóng luôn cả blog một thời gian. Bằng hai quyết định ấy, Ngô Bảo Châu đã lựa chọn dứt khoát: từ chối làm một trí thức công chúng.
Thì cũng bình thường. Đó là quyền của ông. Không ai có thể trách ông được. Để đóng góp cho dân tộc cũng như nhân loại, làm một nhà toán học xuất sắc, đã quá đủ.
Chỉ tiếc là Ngô Bảo Châu không dừng lại ở quyết định từ chối làm trí thức mà còn muốn khuyên người khác đừng làm trí thức bằng cách đánh đồng trí thức với lao động trí óc, lại là thứ lao động thuần tuý chuyên môn, ở đó, sản phẩm chứ không phải trí tuệ và óc phê phán, mới đáng kể.
Đó mới chính là điều đáng nói.
- GS. Neal Koblitz: Góp ý cho Viện Toán Cao Cấp – (BBC). “Tôi rất lo ngại nguy cơ lãng phí tiền chính phủ cho những dự án hào nhoáng nhưng không hiệu quả… VIASM không thể trở thành một tổ chức cao cấp tách rời thực tế Việt Nam. Tại nhiều nước, các viện kiểu này dành tài nguyên để tạo quan hệ và uy tín quốc tế, chứ không tham gia mấy vào sự phát triển nội tại của đất nước”. – GS Niel Koblitz góp ý cho Viện toán cao cấp(Zetamu).- Trí thức là một lựa chọn – (VOA’s blog). – Trí thức ngày nay ngủ hết rồi – (DLB). Nhà phê bình Nguyễn Hòa tiếp tục lên tiếng về tình trạng nhiễu loạn phê bình trong đời sống văn học(phongdiep 17-2-12)◄ - Trí thức “giả” dẫn đến điều gì? (VNN). -- Lẽ phải không cần cái mác “trí thức” (Tia sáng). -Trí thức thật ra là rất... nhẹ nhàng (viet-studies 8-2-12) -- Bài Nguyễn Trọng Bình◄- - Bùi Hoàng Tám: Trí thức tức là người có học (DT). -
-Ai là trí thức? - VOA -
Gần đây, trên các blog bằng tiếng Việt, người ta thấy có một cuộc bàn cãi khá sôi nổi về vấn đề trí thức
Gần đây, trên các blog bằng tiếng Việt, người ta thấy có một cuộc bàn cãi khá sôi nổi về vấn đề trí thức với sự tham gia của nhiều người, từ nhiều quan điểm khác nhau.
Tôi cho đó là một đề tài hay, hơn nữa, rất bổ ích. Nó cho thấy sự phản tỉnh của những người được gọi là trí thức tại Việt Nam về vị trí và chức năng của họ trong xã hội, nhất là ở thời đại mà truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ và đất nước đang đối diện với rất nhiều vấn đề phức tạp như hiện nay. Nó đặt lại một vấn đề, tuy cũ, nhưng thật ra, chưa bao giờ được giải quyết một cách rốt ráo, do đó, chứa đầy những ngộ nhận. Những ngộ nhận ấy không những có hại về phương diện nhận thức mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của văn hóa, chính trị và xã hội Việt Nam.
Để thảo luận một cách nghiêm chỉnh, cần xác định, trước hết, khái niệm trí thức.
Ở đây, có mấy điểm cần được nhấn mạnh:
Thứ nhất, trí thức là một khái niệm khá mới. Ở Việt Nam: nó rất mới. Trong Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes năm 1651: Chưa có. Trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của năm 1895: Cũng chưa có. Như vậy, từ trí thức chỉ xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 mà thôi. Điều đó cũng không có gì lạ. Trong tiếng Anh, intellectual, với tư cách tính từ, chỉ sự hiểu biết, chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ 14; với tư cách danh từ, chỉ trí tuệ, xuất hiện muộn hơn, vào cuối thế kỷ 16; và chỉ những người có học, xuất hiện càng muộn hơn, khoảng giữa thế kỷ 17.
Thứ hai, mặc dù khá mới, nội hàm khái niệm trí thức lại phát triển rất nhanh, do đó, bao gồm nhiều cách hiểu khác nhau. Trình bày những cách hiểu khác nhau ấy là một điều bất khả trong phạm vi một bài viết trên blog. Tôi chỉ xin giới hạn trong một câu hỏi nhỏ: Ai là trí thức?
Theo cách hiểu thông thường ở Việt Nam, được ghi rõ trong các từ điển tiếng Việt, trí thức là những kẻ, một, có ăn học; và hai, làm các nghề gọi là lao động trí óc.
Nhưng thế nào là người có ăn học? Ở đây lại có hai cách hiểu dựa vào hai tiêu chuẩn chính: bằng cấp và kiến thức. Tiêu chuẩn bằng cấp lại thay đổi theo thời gian: Trước, thời Pháp thuộc, có được bằng tú tài, hoặc, thậm chí, bằng Thành chung, đã có thể được xem là trí thức. Sau, theo đà phổ cập của giáo dục, trí thức được dùng để chỉ những người có bằng cử nhân hoặc trên cử nhân. Tiêu chuẩn kiến thức còn mơ hồ hơn. Làm cách nào để đo lường được mức độ hiểu biết của từng người. Với những người viết lách thì tương đối dễ: những điều họ hiểu biết được phô bày công khai trên các trang giấy. Nhưng với những người không viết lách? Không có cách gì biết được. Nên ai cũng tha hồ tự xưng là trí thức.
Khái niệm lao động trí óc cũng quá rộng. Ở Việt Nam, dưới ảnh hưởng của Liên Xô, xã hội được phân chia thành nhiều giai cấp khác nhau: Ở trên, thuộc thành phần thống trị, có tầng lớp quý tộc, tư sản và địa chủ; phía dưới, thuộc thành phần bị trị và bị bóc lột, có công nhân và nông dân. Ở giữa hai thành phần ấy, có một tầng lớp trung gian, gọi là trí thức tiểu tư sản. May mắn là những người cộng sản, ở một số thời điểm nào đó, vì không muốn đánh mất cái chất xám trong thành phần trung gian ấy nên ở đâu cũng coi họ là một đồng minh tốt. Chính vì vậy, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nào, cũng có ba tầng lớp được xem là nòng cốt, bao gồm: công dân, nông dân và trí thức. Trong ba tầng lớp ấy, trí thức bị xem là bấp bênh và khả nghi nhất. Lý do là vì, một, về phương diện kinh tế, họ thuộc thành phần tiểu tư sản hơn là vô sản; về phương diện lịch sử, họ thường đi với giai cấp thống trị; và về phương diện ý thức hệ, họ thường bị sa đà vào lý thuyết, tách lìa quần chúng và thực tiễn, hơn nữa, dễ bị ngả nghiêng giao động khi đối diện với khó khn hay thử thách. Chính vì thế, những người cộng sản vừa sử dụng trí thức lại vừa nghi ngờ và khinh rẻ trí thức. Cả Lenin lẫn Mao Trạch Đông đều xem trí thức như là… cứt. Ở Việt Nam, dường như không có lãnh đạo nào bỗ bã như thế. Nhưng cũng có ít ai thực sự coi trọng trí thức. Họ xem trí thức, nói như nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh, thời đầu đổi mới, như “con nít”, luôn luôn cần được nắm tay dẫn dắt và dạy dỗ. Tất cả những điều ấy làm cho giới trí thức nói chung vừa tự hào vừa tự ti. Tự hào về kiến thức của mình, nhưng lại tự ti về vai trò của mình trong xã hội và trong lịch sử. Để vượt qua mặc cảm tự ti, hầu hết đều tự nguyện đem hết tâm trí và sức lực của mình để phục tùng và phục vụ lãnh đạo, từ đó, hình thành lớp trí thức phò chính thống, nói theo ngôn ngữ của Phạm Thị Hoài.
Khi Ngô Bảo Châu, trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, cho “trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”, ông không nói điều gì khác ngoài tâm lý và tâm thế của một mẫu trí thức phò chính thống tiêu biểu ở Việt Nam. Ở phương diện này, không thể không khen ngợi Ngô Bảo Châu: mặc dù học hành và làm việc ở nước ngoài khá lâu, ông vẫn giữ được “tính dân tộc” rất cao, cả trong cách diễn dịch lẫn cách hành xử liên quan đến trí thức.
Nói như vậy cũng là nói, liên quan đến vấn đề trí thức, cách hiểu ở Việt Nam và ở Tây phương rất khác nhau. Khác nhau từ căn bản: định nghĩa trí thức. Nếu ở Việt Nam, người ta xem trí thức là những người có ăn học và lao động trí óc, thì, trong tiếng Anh, ví dụ, Từ điển Oxford giải thích, tính từ intellectual có hai nghĩa chính: một, liên quan đến tri thức (of the intellect); và hai, liên quan đến sở thích hoặc khả năng giải quyết những vấn đề thuộc tâm trí như nghệ thuật, ý tưởng vị ý tưởng hơn là những vấn đề thực dụng (of interested in or able to deal with things of the mind - eg the arts, ideas for their own sake - rather than practical matters). Xin lưu ý đến cụm từ “ý tưởng vị ý tưởng” ở trên. Trong cuốn Intellectuals and Society, xuất bản năm 2009, Thomas Sowell cho đó chính là yếu tính của trí thức. Ông cho trí thức là những người làm những việc liên quan đến ý tưởng: “Công việc của một nhà trí thức bắt đầu và kết thúc với ý tưởng” (An intellectual’s work begins and ends with ideas; tr. 3 & 283). Trong hai yếu tố Sowell đã nêu, yếu tố sau quan trọng hơn yếu tố trước. Khác với loài vật, hầu như loài người lúc nào cũng bắt đầu công việc với một ý tưởng nào đó. Một thằng móc túi ngoài phố, chẳng hạn, trước khi đưa tay ra móc túi người khác, bao giờ cũng bắt đầu bằng một ý tưởng: móc túi. Cụ thể hơn, hắn sẽ nghĩ đến một kế hoạch móc túi thật nhanh và thật gọn. Hơn nữa, hắn cũng nghĩ cả đến kế hoạch thoát thân nếu bị phát giác. Đó là chưa kể, một cách tự phát, từ trong vô thức, hắn có hẳn một quan niệm sống: bất chấp đạo đức và liêm sỉ, miễn là có lợi, hoặc ít nhất, tồn tại. Nhưng không phải ai cũng kết thúc công việc bằng một ý tưởng, kể cả những người gọi là lao động trí óc. Ví dụ, với các kỹ thuật gia, ngay cả những kỹ thuật gia thiên tài như Bill Gates và Steve Jobs, kết quả cuối cùng của công việc không phải là ý tưởng mà là những chiếc máy vi tính cũng như các sản phẩm liên quan đến kỹ thuật vi tính. Tất cả các kỹ sư đều giống như vậy: kết quả cuối cùng của họ là máy móc. Những người làm việc nhắm đến cái gì khác ngoài ý tưởng như vậy nhiều vô cùng, bao gồm phần lớn những người lao động trí óc: với các bác sĩ, đó là việc trừ và phòng bệnh; với các nhà kinh doanh, đó là lợi nhuận; với các chính trị gia, đó là các chính sách và quyền lực; với các nhà kỹ nghệ, đó là sản phẩm. Theo Sowell, tất cả những người ấy đều không phải là trí thức. Ngay cả phần lớn những người thuộc giới hàn lâm hay truyền thông, những người hầu như cả đời chôn vùi trong sách vở với các ý tưởng, cũng không hẳn là trí thức: Họ là những kẻ tiêu thụ ý tưởng (consumers of the ideas of intellectuals) hơn là những người sản xuất ý tưởng. Họ có thể thuộc giới trí thức (intelligentsia) nhưng bản thân họ chưa chắc đã là trí thức (intellectual) (tr. 5).
Như vậy, khái niệm trí thức ở Tây phương - qua sự đúc kết của Thomas Sowell - rất hạn chế. Theo cách hiểu đó, hầu hết những người Việt Nam chúng ta quen gọi là trí thức đều không phải là trí thức.
Kết luận ấy hẳn sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng. Nhưng không bắt đầu như vậy, mọi cuộc tranh cãi về trí thức và nhiệm vụ của trí thức biến thành nhảm nhí.
Trí thức là một lựa chọn
Trong bài trước, tôi đã giới thiệu quan điểm của Thomas Sowell trong cuốnIntellectuals and Society (2009), theo đó, trí thức là những kẻ mà công việc đều bắt đầu và kết thúc với ý tưởng. Xin nhắc lại: quan niệm ấy không hề cực đoan. Đó là cách hiểu thông thường trong thế giới nói tiếng Anh. Chính vì thế, từ điển Oxford mới định nghĩa trí thức là những kẻ thích và có khả năng theo đuổi những ý tưởng vị ý tưởng (ideas for their own sake) hơn là những vấn đề thực dụng.
Như vậy, vấn đề trí thức hay không trí thức không hẳn là vấn đề trình độ. Không phải trí thức thông thái hơn những người không được xem là trí thức. Một chuyên gia (expert) trong một lãnh vực nào đó có thể có kiến thức chuyên ngành cao hơn hẳn những người vốn được công nhận là trí thức, nhưng chuyên gia, trong phần lớn các trường hợp, không phải là trí thức bởi kết quả cuối cùng của công việc họ làm không phải là ý tưởng mà là sản phẩm hay dịch vụ. Trí thức cũng không hẳn khôn ngoan hơn người khác. Chính vì thế mới có những “tri thức dại dột” (unwise intellect). Chung quanh những tên độc tài khát máu như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Hitler, lúc nào cũng đầy những người được xem là thuộc “giới trí thức” (intelligentsia) sùng bái và ca tụng, bất chấp việc chúng đã giết chết cả hàng triệu người vô tội và đày đoạ dân tộc của chúng vào cảnh hoặc chiến tranh hoặc bần cùng.
Nhưng trí thức cũng không hẳn thuộc phạm trù nghề nghiệp (occupational category) như Thomas Sowell đã viết (tr. 2 & 282). Thật ra, Sowell phân biệt hai từ trí thức: với tư cách một danh từ, nó chỉ một loại người thuộc một nghề nghiệp nhất định nào đó; với tư cách một tính từ, nó chỉ một loạt những tiêu chuẩn và thành tựu được khái quát hoá từ cách hành xử của phần lớn những người trong nghề nghiệp đó (tr. 282).
Trên thực tế, phần lớn những người trí thức thuộc giới nghiên cứu, đặc biệt giới nghiên cứu các ngành khoa học lý thuyết, khoa học xã hội và nhân văn, tức những người hoạt động không dẫn đến kết quả nào khác ngoài các ý tưởng. Tuy nhiên, phạm vi của cái gọi là nghiên cứu ấy lại rất rộng, không giới hạn trong một lãnh vực cụ thể nào cả. Chúng ta có thể thấy điều đó qua danh sách 100 nhà trí thức hàng đầu trên thế giới do tạp chí Foreign Policy và Prospect Magazine thực hiện vào năm 2005.
Hạng | Tên | Nghề nghiệp | Quốc gia | Số phiếu |
1. | Nhà ngôn ngữ học, tác giả, nhà hoạt động xã hội | Mỹ | 4827 | |
2. | Tiểu thuyết gia và nhà Trung cổ học | Ý | 2464 | |
3. | Richard Dawkins | Nhà sinh vật học và nhà bút chiến | Anh | 2188 |
4. | Chính khách, kịch tác gia | Czech Republic | 1990 | |
5. | Christopher Hitchens | Nhà bút chiến | Anh/Mỹ | 1844 |
6. | Paul Krugman | Kinh tế gia, ký mục gia | Mỹ | 1746 |
7. | Triết gia | Đức | 1639 | |
8. | Amartya Sen | Kinh tế gia | Ấn Độ | 1590 |
9. | Jared Diamond | Nhà inh vật học, sử gia | Mỹ | 1499 |
10. | Tiểu thuyết gia, bình luận gia chính trị | Anh/Ấn Độ | 1468 | |
11. | Naomi Klein | Tác giả, ký giả | Canada | 1378 |
12. | Shirin Ebadi | Luật sư, nhà hoạt động nhân quyền | Iran | 1309 |
13. | Hernando de Soto | Kinh tế gia | Peru | 1202 |
14. | Bjørn Lomborg | Nhà môi trường học | Đan Mạch | 1141 |
15. | Abdolkarim Soroush | Lý thuyết gia tôn giáo | Iran | 1114 |
16. | Thomas Friedman | Ký giả, tác giả | Mỹ | 1049 |
17. | Nhà lãnh đạo tôn giáo | Đức, Vatican | 1046 | |
18. | Eric Hobsbawm | Sử gia | Britain | 1037 |
19. | Giáo sư, nhà hoạch định chính sách | Mỹ | 1028 | |
20. | Tác giả, nhà phê bình xã hội | Mỹ | 1013 | |
21. | Francis Fukuyama | Nhà chính trị học, tác giả | Mỹ | 883 |
22. | Jean Baudrillard | Nhà xã hội học | Pháp | 858 |
23. | Slavoj Zizek | Triết gia, nhà xã hội học | Slovenia | 840 |
24. | Daniel Dennett | Triết gia | Mỹ | 832 |
25. | Freeman Dyson | Nhà vật lý | Mỹ | 823 |
26. | Steven Pinker | Nhà tâm lý học | Mỹ/Canada | 812 |
27. | Jeffrey Sachs | Nhà kinh tế | Mỹ | 810 |
28. | Samuel Huntington | Nhà chính trị học | Mỹ | 805 |
29. | Tiểu thuyết gia, chính khách | Peru | 771 | |
30. | Ali al-Sistani | Tu sĩ | Iran, Iraq | 768 |
31. | Nhà sinh vật học | Mỹ | 742 | |
32. | Richard Posner | Thẩm phán, học giả | Mỹ | 740 |
33. | Peter Singer | Triết gia | Úc | 703 |
34. | Bernard Lewis | Sử gia | Anh/Mỹ | 660 |
35. | Fareed Zakaria | Tác giả, ký giả | Mỹ | 634 |
36. | Nhà kinh tế học | Mỹ | 630 | |
37. | Michael Ignatieff | Nhà văn, lý thuyết gia về nhân quyền | Canada | 610 |
38. | Tiểu thuyết gia | Nigeria | 585 | |
39. | Anthony Giddens | Nhà xã hội học | Anh | 582 |
40. | Lawrence Lessig | Học giả về luật pháp | Mỹ | 565 |
41. | Triết gia | Mỹ | 562 | |
42. | Jagdish Bhagwati | Kinh tế gia | Mỹ/Ấn Độ | 561 |
43. | Nhà xã hội học, cựu Tổng thống | Brazil | 556 | |
44. | Tiểu thuyết gia | Nam Phi | 548 | |
44. | Niall Ferguson | Sử gia | Anh | 548 |
46. | Ayaan Hirsi Ali | Chính trị gia | Somalia, Netherlands | 546 |
47. | Vật lý gia | Mỹ | 507 | |
48. | Triết gia | Pháp | 487 | |
49. | Nhà văn, giáo sư | Úc/Anh | 471 | |
50. | Antonio Negri | Triết gia | Ý | 452 |
51. | Kiến trúc sư | Hà Lan | 429 | |
52. | Timothy Garton Ash | Sử gia | Anh | 428 |
53. | Martha Nussbaum | Triết gia | Mỹ | 422 |
54. | Orhan Pamuk | Tiểu thuyết gia | Turkey | 393 |
55. | Nhà nhân chủng học | Mỹ | 388 | |
56. | Yusuf al-Qaradawi | Tu sĩ | Ai Cập/ Qatar | 382 |
57. | Học giả, nhà phê bình xã hội | Mỹ | 379 | |
58. | Tariq Ramadan | Học giả Hồi giáo | Thuỵ Sĩ | 372 |
59. | Tiểu thuyết gia | Israel | 358 | |
60. | Kinh tế gia | Mỹ | 351 | |
61. | Hans Küng | Nhà thần học | Thuỵ Sĩ | 344 |
62. | Robert Kagan | Nhà bình luận chính trị | Mỹ | 339 |
63. | Paul Kennedy | Sử gia | Anh/Mỹ | 334 |
64. | Daniel Kahneman | Nhà tâm lý học | Israel/Mỹ | 312 |
65. | Sari Nusseibeh | Nhà ngoại giao, triết gia | Palestine | 297 |
66. | Kịch tác gia | Nigeria | 296 | |
67. | Kemal Dervis | Kinh tế gia | Turkey | 295 |
68. | Michael Walzer | Lý thuyết gia chính trị | Mỹ | 279 |
69. | Tiểu thuyết gia, kịch tác gia | Trung Quốc | 277 | |
70. | Howard Gardner | Tâm lý gia | Mỹ | 273 |
71. | James Lovelock | Khoa học gia | Anh | 268 |
72. | Robert Hughes | Nhà phê bình nghệ thuật | Úc | 259 |
73. | Ali Mazrui | Nhà chính trị học | Kenya | 251 |
74. | Craig Venter | Nhà sinh vật học, doanh nhân | Mỹ | 244 |
75. | Martin Rees | Nhà vật lý thiên văn | Britain | 242 |
76. | James Q. Wilson | Nhà tội phạm học | Mỹ | 229 |
77. | Robert Putnam | Nhà chính trị học | Mỹ | 221 |
78. | Peter Sloterdijk | Triết gia | Đức | 217 |
79. | Sergei Karaganov | Nhà phân tích chính sách ngoại giao | Nga | 194 |
80. | Sunita Narain | Nhà môi trường học | Ấn Độ | 186 |
81. | Alain Finkielkraut | Triết gia | Pháp | 185 |
82. | Fan Gang | Nhà kinh tế học học | Trung Quốc | 180 |
83. | Florence Wambugu | Nhà thực vật bệnh lý học | Kenya | 159 |
84. | Gilles Kepel | Học giả về Hồi giáo | Pháp | 156 |
85. | Enrique Krauze | Sử gia | Mexico | 144 |
86. | Nhà văn | Trung Quốc | 129 | |
87. | Neil Gershenfeld | Vật lý gia | Mỹ | 120 |
88. | Paul Ekman | Nhà tâm lý học | Mỹ | 118 |
89. | Jaron Lanier | Nhà tiên phong về hiện thực ảo | Mỹ | 117 |
90. | Gordon Conway | Nhà nghiên cứu nông nghiệp | Anh | 90 |
91. | Pavol Demes | Nhà phân tích chính trị | Slovakia | 88 |
92. | Elaine Scarry | Lý thuyết gia văn học | Mỹ | 87 |
93. | Robert Cooper | Nhà văn, nhà ngoại giao | Anh | 86 |
94. | Harold Varmus | Nhà nghiên cứu y học | Mỹ | 85 |
95. | Pramoedya Ananta Toer | Nhà văn | Indonesia | 84 |
96. | Zheng Bijian | Nhà nghiên cứu chính trị | Trung Quốc | 76 |
97. | Kenichi Ohmae | Lý thuyết gia về quản trị | Nhật | 68 |
98. | Wang Jisi | Nhà phân tích chính sách ngoại giao | Trung Quốc | 59 |
98. | Kishore Mahbubani | Tác giả, nhà ngoại giao | Singapore | 59 |
100. | Shintaro Ishihara | Tác giả, chính trị gia | Nhật | 57 |
Nếu trí thức, theo cách giải thích của Thomas Sowell, là những người hoạt động trong lãnh vực bắt đầu và kết thúc với ý tưởng, có khá nhiều người trong danh sách trên vốn tự bản chất không phải là trí thức: họ là chính khách (kết quả cuối cùng của công việc họ làm là chính sách và quyền lực), tu sĩ (kết quả cuối cùng là việc giữ đạo và truyền đạo), thẩm phán (kết quả cuối cùng là án lệnh), nhà ngoại giao (kết quả cuối cùng là quan hệ đối ngoại), nhà nghiên cứu y học (kết quả cuối cùng là cách thức phòng và trị bệnh), nhà kinh doanh (kết quả cuối cùng là lợi nhuận), v.v… Tuy nhiên, tất cả đều trở thành nhà trí thức, hơn nữa, trí thức nổi tiếng nhất thế giới.
Tại sao?
Lý do chính là họ…vượt biên.
Có hai kiểu vượt biên chính.
Thứ nhất là vượt ra khỏi biên giới lãnh vực chuyên môn của họ. Ai cũng biết Noam Chomsky là một nhà ngôn ngữ học xuất sắc, nhưng dưới mắt quần chúng, ông trở thành một nhà trí thức lỗi lạc không phải vì các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học mà vì các bài bình luận về chính trị và xã hội, vốn nằm ngoài chuyên ngành của ông. Andrei Sakharov vốn là nhà vật lý nguyên tử đã trở một trí thức công chúng ở một lãnh vực hoàn toàn không dính líu gì đến vật lý: dân chủ và nhân quyền, ở đó, ông được giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1975 và được biết đến ở khắp nơi trên thế giới. Trước đó, Bertrand Russell vốn cũng là một triết gia và một nhà toán học đã trở thành một trí thức công chúng nổi tiếng vì các bình luận chính trị, đặc biệt về chiến tranh Việt Nam. Trong phạm vi Việt Nam, chúng ta cũng dễ dàng thấy nhiều hiện tượng tương tự. Hoàng Tuỵ trở thành một trí thức công chúng không phải với các công trình nghiên cứu về toán học mà với các nhận định của ông về giáo dục. Quá trình chuyển hoá từ một nhà văn đến một nhà trí thức của Nguyên Ngọc cũng là quá trình đi từ phạm trù thuần tuý văn chương đến phạm trù văn hoá và xã hội. Ở Úc, nếu không tham gia vào các cuộc thảo luận về văn hoá, giáo dục, và thỉnh thoảng, chính trị (nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông), cả Nguyễn Văn Tuấn lẫn Phạm Quang Tuấn đều chỉ là những giáo sư và những chuyên gia thầm lặng trong lãnh vực chuyên ngành của họ: một người về y học và một người về hoá học. Các công trình nghiên cứu của họ được phổ biến trên các tập san chuyên môn, ở đó, họ là chuyên gia hơn là trí thức, càng không phải là trí thức công chúng.
Dĩ nhiên, trong quá trình từ một chuyên gia đến một trí thức, người ta có khá nhiều thuận lợi: một là kiến thức cơ bản của họ đã khá rộng; hai là họ đã quen thuộc với các thao tác nghiên cúu từ cách tìm kiếm đến cách lý giải tài liệu; ba là cách diễn đạt, ít nhất cũng mạch lạc đủ để người đọc có thể theo dõi; và bốn, quan trọng nhất, họ được rèn luyện kỹ năng phân tích và lý luận để có thể suy nghĩ một cách độc lập và có tính phê phán.
Cần lưu ý là ở một người đóng hai vai trò, chuyên gia và trí thức, tài năng của một chuyên gia không nhất thiết tương ứng với tài năng của một trí thức. Trong cuốn Public Intellectuals, Richard A. Posner ghi nhận là có nhiều trí thức có uy tín trong công chúng nhiều hơn hẳn trong cộng đồng nghề nghiệp của họ. Trong số 100 nhà trí thức nổi tiếng nhất trong công chúng, chỉ có 18 người là thực sự nổi tiếng trong chuyên ngành. Điều đó cho thấy từ một chuyên gia đến một trí thức, nhất là trí thức công chúng, người ta đi vào hai thế giới khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau.
Thứ hai, vượt ra khỏi biên giới của môi trường hoạt động cố hữu. Môi trường hoạt động cố hữu của các nhà khoa học là gì? Là các phòng thí nghiệm và các tập san chuyên môn. Người đọc, người theo dõi và đánh giá họ là các đồng nghiệp cùng ngành. Ngay cả khi họ nổi tiếng thì họ cũng chỉ nổi tiếng trong ngành. Một số người, thật ít ỏi, trong họ, đến với quần chúng được chủ yếu là nhờ tầng lớp trung gian: các học giả, ký giả và thầy cô giáo. Trước đây, chính qua các tầng lớp trung gian ấy mà Charles Darwin, Karl Marx và Sigmund Freud đã trở thành trí thức công chúng nổi tiếng cả thế giới. Sau này, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật truyền thông đại chúng, nhiều nhà trí thức lớn không muốn chờ đợi sự chuyển tải của tầng lớp trung gian ấy nữa. Họ trực tiếp đến với quần chúng. Thay vì chỉ đối thoại với đồng nghiệp trong các trung tâm nghiên cứu hay các đại học qua các tập san chuyên ngành, họ chọn lựa đối thoại trực tiếp với quần chúng bằng cách xuất hiện trên ti vi, trả lời phỏng vấn trên radio, viết các bài chính luận hoặc xã luận trên báo chí, và gần đây nhất, trên các blog. Đối tượng thay đổi, hình thức, ngôn ngữ và nội dung của các cuộc đối thoại cũng thay đổi theo. Từ văn phong học thuật, họ chuyển sang văn phong chính luận; từ ngôn ngữ hàn lâm, họ chuyển sang ngôn ngữ đại chúng; từ những đề tài chuyên môn họ chuyển sang những mối quan tâm trong đời sống hàng ngày của mọi người, hoặc ít nhất, của đa số dân chúng.
Trong cả hai trường hợp “vượt biên” nêu trên, quá trình từ một chuyên gia đến một trí thức hoặc từ một trí thức đến một trí thức công chúng hoàn toàn là một sự lựa chọn. Đó là một lựa chọn tự nguyện. Người ta không sinh ra là trí thức, đã đành. Ngay cả khi được học hành chu đáo, người ta cũng không nhất thiết trở thành trí thức để chỉ quanh quẩn mãi với các ý niệm và ý tưởng. Người ta có thể trở thành những nhà thực hành hay thực dụng xuất sắc. Lựa chọn trở thành trí thức là lựa chọn sống chết với ý tưởng. Chỉ với ý tưởng.
Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh.
Các khía cạnh khác, xin từ từ bàn sau.
-Trí thức thật ra là rất... nhẹ nhàng (viet-studies 8-2-12) -- Bài Nguyễn Trọng Bình◄ (bài viết cũng rất nhẹ nhàng)
Một giáo viên dạy học ở vùng “thâm sơn cùng cốc” có được xem là trí thức không? Xin thưa là được với điều kiện anh ta dạy học thật tốt để tạo ra “sản phẩm giáo dục” - những thế hệ học trò thật sự Nên Người (có tri thức và nhân cách). Vì sao? Vì người giáo viên ấy đã gián tiếp thể hiện trách nhiệm phản biện xã hội của mình khi đào tạo ra những thế hệ học trò không bị hư hỏng góp phần làm cho xã hội hoặc không tăng thêm hoặc làm bớt đi những phần tử nguy hại. Minh chứng cho trường hợp này là ai? Xin thưa, đó là thầy giáo Chu Văn An – “bậc thầy của muôn đời”. Thầy giáo Chu Văn An sau khi đã thể hiện trách nhiệm “phản biện xã hội trực tiếp” bằng cách dâng “thất trảm sớ” chém 7 tên quan nịnh thần nhưng vua Trần Dụ Tông không nghe nên đã về quê, lên núi ở ẩn và mở trường dạy học. Học trò của thầy An sau này nhiều người là những nhân tài và là trụ cột của triều đình (như Hành khiển Phạm Sư Mạnh, Thượng thư Lê Bá Quát…). Có ai dám bảo rằng thầy giáo Chu Văn An sau khi đã về quê ở ẩn và mở trường dạy học thì không còn là “trí thức” nữa?
2.
Một nhà văn chỉ chuyên tâm sáng tác có được xem là một trí thức không? Cũng xin thưa là được nhưng với điều kiện tác phẩm của anh ta góp phần làm nhân đạo hóa con người. Vì sao? Vì thông qua tác phẩm của mình anh ta đã cảnh tỉnh xã hội và hướng thiện con người – cũng là một cách thể hiện trách nhiệm phản biện xã hội cho nên đương nhiên anh ta là một trí thức. Minh chứng cho trường hợp này là ai? Đó là Vũ Trọng Phụng với hai tác phẩm văn học kiệt xuất: Số đỏ và Giông tố. Có thể nói, với hai tác phẩm bất hủ này Vũ Trọng Phụng chẳng cần phải bước ra vũ đài chính trị để trực tiếp phản biện chính quyền thực dân phong kiến lúc bấy giờ làm gì. Trách nhiệm phản biện xã hội của Vũ Trọng Phụng như thế đã là quá đủ. Hơn nữa một người chỉ sống trên cõi đời có 27 năm; quanh năm chỉ biết cầm bút viết văn chẳng còn thời gian đâu phản biện xã hội như những nhà hoạt động chính trị đương thời.
3.
Một nhạc sĩ chỉ làm mỗi việc sáng tác nhạc thì có được xem là trí thức không? Chắc chắn là được nếu âm nhạc của họ có khả năng “đánh thức” tâm hồn người nghe. Minh chứng cho trường hợp này là ai? Xin thưa, ở nước ta tiêu biểu nhất là Trịnh Công Sơn. Thử hỏi, có ai bảo rằng Trịnh Công Sơn không phải là trí thức không?
4.
Một bác sĩ, hay một dược sĩ chỉ chuyên tâm làm nhiệm vụ cứu người và không màng đến bất cứ chuyện gì ngoài chuyện cứu người ấy liệu có được xem là trí thức không? Xin trả lời là họ cũng chính là những trí thức đích thực. Vì sao? Rất đơn giản vì họ đã ra tay “cứu một mạng người hơn xây mười bảo tháp”. Minh chứng cho trường hợp này là ai? Xin thưa đó là tất cả những y, bác và dược sĩ đang ngày đêm vùi đầu trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới nhằm nghiên cứu, bào chế ra vắc-xin hữu hiệu để khắc chế hoàn toàn căn bệnh quái ác của loài người hiện nay: bệnh “Si Đa”! Thử hỏi trên thế giới có biết bao kẻ suốt ngày ăn chỉ lo ăn chơi trác táng (đến nỗi mang và làm lây lan căn bệnh quái ác kia) để rồi chỉ có những giới bác sĩ phải vùi đầu vùi cổ tìm ra thuốc điều trị; như thế liệu có thể máy móc cho rằng các bác sĩ kia không phải là trí thức không? Nghiên cứu để khắc chế những con virus HIV nhằm cứu nhân loại thoát khỏi bệnh dịch nếu không phải là một hình thức phản biện lại những cái tệ hại của con người và xã hội thì là cái gì?
5.
Một nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu toán học để nhận được thành quả là giải Fields dành cho những nhà khoa học dưới 40 tuổi trên toàn thế giới (và không quan tâm đến những vấn đề mà anh ta không nắm rõ hiểu rõ về nó) có được xem là người trí thức không? Xin nói ngay những ai không công nhận nhà khoa học này là một trí thức thì thật là một điều đáng hổ thẹn cho những cái gì gọi là “trách nhiệm phản biện xã hội và vai trò của người trí thức đối với cuộc đời”. Vì sao? Nói như nhà bác học Lê Quý Đôn trong Quế đường thi tập là: “Phàm học để thành đạt cho mình là để thành đạt cho người, công đức tới dân, ân huệ để lại đời sau….” . Hơn nữa, thật ra trách nhiệm phản biện xã hội của nhà khoa học này đã đạt đến tầm thời đại, tầm nhân loại, tầm quốc tế chứ không đơn giản chỉ gói gọn trong phạm vi xã hội ở một đất nước nào đó hay những sự kiện mang tính “thời sự” theo cách nghĩ phiến diện của ai đó.
6.
Có thể nói, dấn thân và làm thật tốt một chuyên môn mà mình lựa chọn là cách phản biện xã hội hiệu quả nhất của một người trí thức. Thử nhìn lại xem, nhân loại có mấy tỉ người, những người được gọi là “vĩ nhân” theo nghĩa là một nhân tài kiệt xuất về một lĩnh vực chuyên môn nào đó vốn đã là rất hiếm; còn “vĩ nhân” theo nghĩa nhân tài kiệt xuất ở nhiều lãnh vực chuyên môn khác nhau thì có lẽ chỉ là huyền thoại và tồn tại trong mơ.
Vì thế, đừng máy móc yêu cầu thầy giáo Chu Văn An quay trở lại triều đình dâng “thất trảm sớ” lần thứ hai; đừng đòi hỏi Vũ Trọng Phụng; đừng đòi hỏi Trịnh Công Sơn; đừng lôi các bác sĩ đang ở phòng thí nghiệm đang ngày đêm bào chế “vắc – xin” phòng chống bệnh “Si đa” để cứu nhân loại khỏi đại họa AIDS; đừng kéo Ngô Bảo Châu ra khỏi viện toán… rồi bắt buộc tất cả họ phải lên tiếng thể hiện trách nhiệm phản biện xã hội theo kiểu những nhà hoạt động chính trị đơn thuần. Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa là những người này được “đặc quyền dửng dưng” không màng gì đến thế cuộc; không màng gì đến chuyện vận mệnh non sông dân tộc. Tuy nhiên, hãy để cho họ trước tiên làm tốt trách nhiệm và bổn phận nghề nghiệp chuyên môn của họ đã. Còn như họ thấy “đã thật sự đến lúc” cần phải trực tiếp phản biện thì họ sẽ thể hiện trách nhiệm thôi. Cũng như có biết bao nhà văn, nghệ sĩ từ cổ chí kim vốn chỉ “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” nhưng khi đất nước lâm nguy đã không “ngần ngại bỏ bút cầm súng” đi theo tiếng gọi của non sông đó thôi?
Hơn nữa, vấn đề phản biện để “thức tỉnh xã hội” là một việc không dễ dàng, càng không phải là chuyện một ngày một bữa, vì thế không nên nôn nóng, không nên vội vã. Thật ra, cái đáng sợ nhất của tầng lớp trí thức hiện nay ở nước ta hiện nay là cái gì cũng biết nhưng chẳng có cái gì biết cho thật tường tận cho nên rốt cuộc lại thành ra là chẳng biết cái gì cả. Nhà văn cũng muốn làm, nhà báo cũng muốn làm, nhà nhạc sĩ cũng muốn làm, nhà họa sĩ cũng muốn làm, nhà khoa học cũng muốn làm, nhà chính trị cũng muốn làm…nhưng cuối cùng chẳng có “nhà” nào “làm” ra hồn.
Thử đặt vấn đề, nếu không làm giỏi một chuyên môn, một lĩnh vực nào đó thì liệu người trí thức có đủ uy tín để lên tiếng phản biện xã hội không? Trước khi GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields thì ở Việt Nam có mấy người biết và lắng nghe ông nói? Cho nên, nói gì thì nói, trước hết người trí thức phải có uy tín (mà uy tín này có được là nhờ họ làm tốt ít nhất là về chuyên môn cụ thể nào đó) thì may ra tiếng nói phản biện xã hội của họ mới được ghi nhận, mới được người khác quan tâm. Vì thế, những điều GS Ngô Bảo Châu nói ngẫm kỹ lại là không có gì sai nếu không muốn nói là rất thông minh nữa. Nếu máy móc bắt bẻ những “tiểu tiết”, bắt bẽ từng câu, từng chữ trong bài ông trả lời phỏng vấn mà không nhìn thấy cái “ý tứ” thể hiện một tư duy sắc sảo bao trùm toàn bộ bài nó chuyện thì đúng là đã vô tình“tạo ra cơn bão trong cốc thủy tinh” mà thôi. Ngoài ra, thử hình dung, theo thời gian thế kỷ 21 mà chúng ta đang sống đây rồi sẽ trở thành một của phần lịch sử thì liệu nhân loại mai sau sẽ nhắc tên Ngô Bảo Châu với giải Fields hay sẽ nhắc tên những người như chúng ta – những kẻ chưa có thành tựu gì ngoài những bài báo phản biện nhất thời hôm nay?
7.
Cuối cùng, thật ra trí thức là gì? Trí thức thật ra là rất… nhẹ nhàng: đó là người vừa có “đầu óc” vừa có “lương tâm”. Ai, thiếu một trong hai yếu tố này thì không phải là trí thức!
Hay một cách diễn đạt khác, trí thức nói như giáo sư Cao Huy Thuần (trong quyển Khi tựa gối khi cúi đầu) là: “Một người chọn chết trong lòng để sống. Một người chọn sống trong cái chết. Đừng hỏi ai đúng ai sai nếu cách họ sống và cách họ chết đánh thức suy nghĩ của mọi người. Ai đánh thức, không cho xã hội ngủ người ấy là trí thức, bất kể họ là ai. Bởi vì trí thức không có vai trò nào khác: họ là, và chỉ là lương tâm của thời đại.”
Cần Thơ, 31/1/2012
Nguyễn Trọng Bình
- HỌC VĂN ĐỂ LÀM GÌ? (http://www.viet-studies.info/NgoTuLap_HocVanLamGi_1.htm) - Generally and ultimately: to be a man, what means – in first – to love your People, your Motherland, guys.
- Thế ….Toán?- Toán cao cả hơn nhiều, nó đứng trên cả Dân tộc, Đất nước, Tổ tiên, Nhân Dân…Nó là…”lương tâm thời đại”
http://www.viet-studies.info/NguyenTrongBinh_TriThucRatNheNhang.htm
Com-pitalism? - One of outcomes: Sự bần cùng hóa tinh thần. -Muốn hay không muốn (VNHA 8-2-12) -- Bài Nguyễn Thị Từ Huy ◄
(Cảm ơn Mafiovi mách bài).-Nghĩa hiện nay của từ 'trí thức' (VNN 2-2-12) -- I'm sick, sick, sick of this discussion. Who the hell cares? (Có bài này rất hay trên báo Guardian của Anh: Top five regrets of the dying (1-2-12): Một nữ hộ sinh chuyên chăm sóc những người sắp lìa trần vừa viết một cuốn sách cho biết điều mà những người này hối tiếc nhất trước khi chết là: "Tôi ước chi tôi đã có can đảm sống một cuộc đời trung thực với chính mình, không phải cuộc đời mà người khác mong đợi ở tôi")
-GS. Nguyễn Minh Thuyết nói về “trí thức trùm chăn” (Bee.net 31-1-12) -Hãy nói những điều mình nghĩ đừng nhắc lại điều người khác nói (SVVN 31-1-12)
-Trần Thị Phương Hoa: Trí thức và vai trò của trí thức châu Âu (viet-studies 9-2-12) -- Bài rất có ich, nên đọc! ◄◄
Trần Trung Chính: Tổ chức xã hội dân sự - một di sản của Việt Nam (viet-studies 9-2-12)◄◄Với lương tâm trong sáng, tỉ phú Warren Buffett cổ vũ cho công bằng xã hội-Thưa quí vị từ trước đến nay chúng ta chỉ thường nghe người dân than phiền là bị trả thuế quá nhiều, và nghe nhiều về những thủ đoạn gian lận, trốn thuế, chứ chưa hề thấy ai nói là tại sao “Uncle Sam” (chính phủ Mỹ) lại đánh thuế lợi tức của họ thấp quá như vậy. Nhưng mới đây, nhà tỉ phú giàu thứ ba của thế giới, và thứ nhì của Hoa Kỳ, ông Warren Buffett, đã lên tiếng trước công luận về sự bất công trong luật thuế khóa và một dự luật mang tên ông nhắm chỉnh đốn lại hệ thống thuế khóa đang được đệ trình trước quốc hội. Câu Chuyện Nước Mỹ hôm nay xin trình bày sơ lược về cuộc đời và quan điểm của nhà tỉ phú đại tư bản với một lương tâm trong sáng dựa trên các tài liệu của báo chí Mỹ. Mời quí thính giả nghe Lan Phương trong bài viết sau đây.
Giàu thứ ba trên thế giới với tài sản vào khoảng 45 tỉ đô la, ông Warren Buffett không sống trên một hòn đảo riêng mà ở trong một khu xóm bình thường tại thành phố Omaha, bang Nebraska, trong một căn nhà 5 phòng ngủ ông mua với giá trên 31 ngàn đô la từ năm 1958.
Ngay từ nhỏ ông đã có khiếu buôn bán. Mới 6 tuổi ông, ông ra tiệm bán thực phẩm mua 1 hộp gồm 6 lon coca với giá 25 cents, đem về bán lại mỗi lon 5 cents, được lời 5 cents. Trước khi vào đại học ông đã có sẵn một tài sản lên đến 10 ngàn đô la vào thời đó, nhờ làm nhiều thứ việc, kể cả đi bỏ báo và mua cổ phiếu từ thơiø ông mới 11 tuổi. Tờ the New York Times số ra ngày 23 tháng 11 cho biết ông có biệt tài tính nhẩm trong đầu những con số rất lớn mà cho đến ngày nay lâu lâu ông vẫn làm cho nhân viên và những người chung quanh ông bái phục.
Ông sống một đời hết sức bình dị, ăn vận xuềnh xoàng, tự lái chiếc xe thuộc loại bình thường, không có tài xế, đi quanh thành phố. Dân chúng trong thị trấn ai cũng biết ông. Lối ăn uống của ông cũng bình thường như những người dân Mỹ trung bình khác, và phòng ăn nơi làm việc của ông bày biện những đồ đạc cũng hết sức bình thường, không có gì sang trọng.
Vì phải di chuyển nhiều, chỉ mấy năm gần đây ông mới mua một chiếc máy bay phản lực riêng để dùng trong những chuyến đi kinh doanh bận rộn. Trên máy bay riêng ông có nhiều thời giờ để đọc tài liệu, và không phải mất thời giờ chầu chực nhiều tiếng đồng hồ ở phi trường cho mỗi chuyến đi như trước kia. Vậy mà khi mới mua máy bay vì thực sự có nhu cầu, ông vẫn cảm thấy “tội lỗi” và đặt tên chiếc máy bay đầu tiên là” indefensible” (không thể bào chữa được!)
Sinh năm 1930, ông vào đại học lúc 16 tuổi và 20 tuổi tốt nghiệp cử nhân. Ông theo bậc cao học tại đại học Columbia ở New York và năm 1956, chỉ ít lâu sau khi tốt nhgiệp cao học, ông thành lập công ty Buffett Partnership tại Omaha, quê nhà của ông. Công việc làm ăn của ông tiến triển vượt bực, chủ yếu do ông mua lại những công ty với giá thấp hơn trị giá thực và có giá cổ phần bắt đầu lên.
Tổ hợp đầu tư Berkshire Hathaway của ông lúc ban đầu là một công cuộc kinh doanh về ngành vải sợi đang xuống dốc được ông mua lại. Sau nhiều năm ông chuyển sang đầu tư bằng cách mua cổ phần của nhiều công ty khác nhau bằng phương thức chắc thật, cẩn trọng và nhắm mục tiêu lâu dài. Công cuộc đầu tư của ông đã thành công khó có ai sánh kịp. Nếu quí vị có 20 đô la 50 cent để mua chỉ một cổ phiếu của tổ hợp Berkshire Hathaway năm 1967 giờ đây quí vị nắm trong tay trên 120 ngàn đô la.
Ông từng có một cuộc sống hạnh phúc với người vợ đầu tiên, bà Susan Thompson Buffett, một người được ông hết lời ca ngợi là khôn ngoan, tốt lành, quí trọng mọi người như nhau. Họ lập gia đình năm 1952. Bà lo lắng, quán xuyến tất cả mọi việc nhà, ngay cả chiều bà mẹ chồng khó tính để cho ông an tâm lo chuyện mà ông làm rất giỏi là ... đầu tư.
Không những thế bà còn là người tạo những biến đổi sâu xa trong tâm hồn ông. Bà ủng hộ phong trào dân quyền, đưa ông đến nghe những bài nói chuyện của lãnh tụ dân quyền Martin Luther King. Nhà tỉ phú cho biết một trong những câu nói của bài nói chuyện với chủ đề “hãy giữ tỉnh thức trong một cuộc Cách Mạng” lãnh tụ dân quyền đã có âm hưởng sâu sa trong tâm hồn nhà đầu tư trẻ tuổi lúc bấy giờ, đó là: ”Điều có thể đúng là luật pháp không thể thay đổi tâm tính con người, nhưng nó có thể ngăn chặn được những kẻ bất nhân.” Đó là điều làm ông phải suy nghĩ rất nhiều. Nhờ bà, từ đó ông can dự nhiều hơn vào chính trị cấp tiến. Ông từng phát biểu “Bà là người cho nhiều hơn, và tôi là người nhận nhiều hơn.”
Nhưng dần dà về sau, khi con cái đã lớn, bà là người ham thích nghệ thuật, văn hóa và muốn theo đuổi nghiệp ca hát, những điều mà thành phố Omaha không thể cung ứng cho bà. Hai người chia tay, mặc dù ông hết sức miễn cưỡng khi phải chấp nhận, để bà dọn vào một căn hộ ở thành phố San Francisco, bang California.
Trước khi từ trần về bệnh ung thư năm 2004, bà có phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: ”ông là người rất trí thức, lúc nào cũng đọc sách và suy nghĩ về những tư tưởng lớn và tôi đã phải học cách sống cuộc đời của riêng tôi.”
Tuy quyết định chia tay với ông nhưng bà rất lo lắng không ai chăm sóc cho ông nên bà đã giới thiệu một người quen thân, rất dễ thương và tử tế, tên Astrid Menks, để gần gũi và chăm sóc cho ông. Mãi sau khi bà chết một thời gian ông mới cuới bà Menks. Mối liên hệ giữa 3 người rất thắm thiết và tốt đẹp. 7 năm sau khi người vợ đầu từ trần, ông vẫn chưa nguôi thương nhớ.
Khi được phóng viên của tờ the New York Times hỏi ông có tiếc khi hai người đã chia tay trong những năm cuối đời của bà hay không, ông nói “ Chúng tôi không hề chia tay, có lẽ chúng tôi còn thân với nhau hơn trước kia.Chúng tôi có cùng quan điểm về thế giới, chỉ khác một điều là chúng tôi theo đuổi quan điểm đó bằng những lối khác nhau mà thôi.” Ông cho biết chính ông là người đã khuyến khích bà cho báo chí thực hiện một cuộc phỏng vấn quan trọng trước khi bà từ trần để mọi người hiểu rõ bà hơn, một người đàn bà quan trọng nhất trong đời ông. Bây giờ, khi nhắc đến bà, người vợ đã khuất nhiều năm, ông vẫn còn bật khóc.
Nhà tỉ phú này đã cống hiến rất nhiều cho từ thiện. Quan trọng nhất kể từ năm 2006 ông đã có kế hoạch tặng cho quĩ Bill & Melinda Gates Foundation 83% tài sản, cứ mỗi năm vào tháng 7 ông chuyển sang cho quĩ này 5%. Ngoài ra ông còn tặng giữ cho rất nhiều cơ sở từ thiện khác. Nội trong năm 2011, ông tặng một số cổ phần gần 42 triệu đô la cho 4 cơ sở từ thiện không được nêu tên.
Những người con của ông sẽ không được hưởng một khoản gia tài đáng kể nào cả.
Trong những năm gần đây, ông thường đưa ra ý kiến về công bằng xã hội. Ông là một nhà tư bản đòi phải đánh thuế giới giàu nhiều hơn và chi tiêu nhiều hơn cho giới còn lại để giải quyết những khó khăn kinh tế.
Nhà tỉ phú bất bình khi thấy quốc gia không có biện pháp mạnh với những tỉ phú của các công ty mà nhà nước đã phải cứu nguy; họ vẫn lãnh những khoản bổng lộc khổng lồ, theo một văn hóa ích kỷ. Ông cho là nước Mỹ cần phải cùng chung sức hy sinh. Hy sinh ở đây, theo ông, không chỉ tăng thuế đối với giới giàu có nhiều cách luồn lách nhờ những kẽ hở của luật thuế khóa để chỉ phải chịu một mức thuế thấp, mà còn phải đánh thuế vào những nhà dầu tư ngắn hạn, ăn sổi ở thì, tăng thuế đánh vào các khoản lợi nhuận do giao dịch chứng khoán có tính cách đầu cơ. Ông nói, nước Mỹ có thể đối phó với bất cứ khó khăn gì nhưng nếu người dân cảm thấy là xã hội rơi vào tình trạng chỉ tôn thờ quyền lực và tiền bạc thì vấn đề sẽ không giải quyết được.
Ông tin rằng những giám đốc chấp hành các công ty được nhà nước cứu nguy phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính họ nếu như để cho công ty vỡ nợ.
Chính ông cũng là người nêu lên sự kiện năm rồi lợi tức của ông trên 63 triệu mà ông chỉ phải đóng mức thuế 11%, trong khi người thư ký của ông, đi làm ăn lương, lại phải trả đến 30%.
Vào tuổi 81, tỉ phú Warren Buffett tự cho là ông ở trong một tư thế có thể nói thẳng, nói thật. Ông nói ông được ở trong tư thế tự do, không bị ràng buộc vì trên ông không có chủ nhân hoặc một ban chấp hành bảo thủ nên ông thấy phải nói lên những điều cần nói, với tuổi tác của ông còn đợi đến bao giờ nữa ?
Giờ đây ông đang tranh đấu cho bình đẳng xã hội ở một quốc gia mà cách biệt giữa giàu nghèo ngày càng tăng. Ông nói giới triệu phú cần phải trả thuế thêm, và các đại công ty cũng không được giảm bớt thuế.
Tự nhận là một người may mắn, tỉ phú Buffett lo ngại hiện nước Mỹ đang ở vào giai đoạn sau của chủ nghĩa tư bản, thế hệ kế tiếp sẽ không còn được may mắn như thế hệ trước. Tình trạng bất bình đẳng xã hội có phần chắc sẽ tệ hơn. Khi người dân không thể leo lên cao hơn trên bậc thang kinh tế thì đây là điều nguy hại cho quốc gia. Ông không tin là nước Mỹ có thể nhanh chóng sửa đổi được tình thế để trở về với mức độ chia sẻ sự thịnh vượng của quốc gia như trong thập niên 1950, mà trình độ giáo dục cũng không thể lấp hết khoảng cách giàu nghèo.
Theo ông có giải pháp rất rõ ràng, đó là những người thủ đắc được những nguồn lực của xã hội, như ông, phải trả cho xã hội thật nhiều. Không những là tăng thuế đánh vào giới giàu, và thuế tiêu thụ phải cao, mà còn phải xóa được càng nhiều càng hay những kẽ hở thuế khóa vẫn bị các đại công ty thao túng.
Ông cho rằng khi nói các công ty Mỹ phải chịu mức thuế quá nặng là nói bừa. Ông còn nêu lên là các công ty Mỹ ở nước ngoài không nên được cho phép đem tiền về nước mà không phải đóng thuế. Để họ đem tiền về theo cách đó chỉ khiến họ ra đầu tư ở nước ngoài nhiều hơn.
Và hôm thứ Tư vừa qua, dự luật “Trả Thuế Công Bằng năm 2012” còn có biệt danh là “Luật Buffett” đã được thượng nghị sỹ Dân Chủ Sheldon Whitehouse đệ trình ở Thượng Viện đòi áp mức thuế 30% nhắm vào giới triệu phú. Dự luật này được Tổng thống Barack Obama ủng hộ.
Bên phía đảng Cộng Hòa cũng đưa ra những dự luật thuế khóa của họ.
Người dân Mỹ đang chờ xem sẽ có thay đổi gì lớn trong năm bầu cử này hay không. ------
Ngay từ nhỏ ông đã có khiếu buôn bán. Mới 6 tuổi ông, ông ra tiệm bán thực phẩm mua 1 hộp gồm 6 lon coca với giá 25 cents, đem về bán lại mỗi lon 5 cents, được lời 5 cents. Trước khi vào đại học ông đã có sẵn một tài sản lên đến 10 ngàn đô la vào thời đó, nhờ làm nhiều thứ việc, kể cả đi bỏ báo và mua cổ phiếu từ thơiø ông mới 11 tuổi. Tờ the New York Times số ra ngày 23 tháng 11 cho biết ông có biệt tài tính nhẩm trong đầu những con số rất lớn mà cho đến ngày nay lâu lâu ông vẫn làm cho nhân viên và những người chung quanh ông bái phục.
Ông sống một đời hết sức bình dị, ăn vận xuềnh xoàng, tự lái chiếc xe thuộc loại bình thường, không có tài xế, đi quanh thành phố. Dân chúng trong thị trấn ai cũng biết ông. Lối ăn uống của ông cũng bình thường như những người dân Mỹ trung bình khác, và phòng ăn nơi làm việc của ông bày biện những đồ đạc cũng hết sức bình thường, không có gì sang trọng.
Vì phải di chuyển nhiều, chỉ mấy năm gần đây ông mới mua một chiếc máy bay phản lực riêng để dùng trong những chuyến đi kinh doanh bận rộn. Trên máy bay riêng ông có nhiều thời giờ để đọc tài liệu, và không phải mất thời giờ chầu chực nhiều tiếng đồng hồ ở phi trường cho mỗi chuyến đi như trước kia. Vậy mà khi mới mua máy bay vì thực sự có nhu cầu, ông vẫn cảm thấy “tội lỗi” và đặt tên chiếc máy bay đầu tiên là” indefensible” (không thể bào chữa được!)
Sinh năm 1930, ông vào đại học lúc 16 tuổi và 20 tuổi tốt nghiệp cử nhân. Ông theo bậc cao học tại đại học Columbia ở New York và năm 1956, chỉ ít lâu sau khi tốt nhgiệp cao học, ông thành lập công ty Buffett Partnership tại Omaha, quê nhà của ông. Công việc làm ăn của ông tiến triển vượt bực, chủ yếu do ông mua lại những công ty với giá thấp hơn trị giá thực và có giá cổ phần bắt đầu lên.
Tổ hợp đầu tư Berkshire Hathaway của ông lúc ban đầu là một công cuộc kinh doanh về ngành vải sợi đang xuống dốc được ông mua lại. Sau nhiều năm ông chuyển sang đầu tư bằng cách mua cổ phần của nhiều công ty khác nhau bằng phương thức chắc thật, cẩn trọng và nhắm mục tiêu lâu dài. Công cuộc đầu tư của ông đã thành công khó có ai sánh kịp. Nếu quí vị có 20 đô la 50 cent để mua chỉ một cổ phiếu của tổ hợp Berkshire Hathaway năm 1967 giờ đây quí vị nắm trong tay trên 120 ngàn đô la.
Ông từng có một cuộc sống hạnh phúc với người vợ đầu tiên, bà Susan Thompson Buffett, một người được ông hết lời ca ngợi là khôn ngoan, tốt lành, quí trọng mọi người như nhau. Họ lập gia đình năm 1952. Bà lo lắng, quán xuyến tất cả mọi việc nhà, ngay cả chiều bà mẹ chồng khó tính để cho ông an tâm lo chuyện mà ông làm rất giỏi là ... đầu tư.
Không những thế bà còn là người tạo những biến đổi sâu xa trong tâm hồn ông. Bà ủng hộ phong trào dân quyền, đưa ông đến nghe những bài nói chuyện của lãnh tụ dân quyền Martin Luther King. Nhà tỉ phú cho biết một trong những câu nói của bài nói chuyện với chủ đề “hãy giữ tỉnh thức trong một cuộc Cách Mạng” lãnh tụ dân quyền đã có âm hưởng sâu sa trong tâm hồn nhà đầu tư trẻ tuổi lúc bấy giờ, đó là: ”Điều có thể đúng là luật pháp không thể thay đổi tâm tính con người, nhưng nó có thể ngăn chặn được những kẻ bất nhân.” Đó là điều làm ông phải suy nghĩ rất nhiều. Nhờ bà, từ đó ông can dự nhiều hơn vào chính trị cấp tiến. Ông từng phát biểu “Bà là người cho nhiều hơn, và tôi là người nhận nhiều hơn.”
Nhưng dần dà về sau, khi con cái đã lớn, bà là người ham thích nghệ thuật, văn hóa và muốn theo đuổi nghiệp ca hát, những điều mà thành phố Omaha không thể cung ứng cho bà. Hai người chia tay, mặc dù ông hết sức miễn cưỡng khi phải chấp nhận, để bà dọn vào một căn hộ ở thành phố San Francisco, bang California.
Trước khi từ trần về bệnh ung thư năm 2004, bà có phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: ”ông là người rất trí thức, lúc nào cũng đọc sách và suy nghĩ về những tư tưởng lớn và tôi đã phải học cách sống cuộc đời của riêng tôi.”
Tuy quyết định chia tay với ông nhưng bà rất lo lắng không ai chăm sóc cho ông nên bà đã giới thiệu một người quen thân, rất dễ thương và tử tế, tên Astrid Menks, để gần gũi và chăm sóc cho ông. Mãi sau khi bà chết một thời gian ông mới cuới bà Menks. Mối liên hệ giữa 3 người rất thắm thiết và tốt đẹp. 7 năm sau khi người vợ đầu từ trần, ông vẫn chưa nguôi thương nhớ.
Khi được phóng viên của tờ the New York Times hỏi ông có tiếc khi hai người đã chia tay trong những năm cuối đời của bà hay không, ông nói “ Chúng tôi không hề chia tay, có lẽ chúng tôi còn thân với nhau hơn trước kia.Chúng tôi có cùng quan điểm về thế giới, chỉ khác một điều là chúng tôi theo đuổi quan điểm đó bằng những lối khác nhau mà thôi.” Ông cho biết chính ông là người đã khuyến khích bà cho báo chí thực hiện một cuộc phỏng vấn quan trọng trước khi bà từ trần để mọi người hiểu rõ bà hơn, một người đàn bà quan trọng nhất trong đời ông. Bây giờ, khi nhắc đến bà, người vợ đã khuất nhiều năm, ông vẫn còn bật khóc.
Nhà tỉ phú này đã cống hiến rất nhiều cho từ thiện. Quan trọng nhất kể từ năm 2006 ông đã có kế hoạch tặng cho quĩ Bill & Melinda Gates Foundation 83% tài sản, cứ mỗi năm vào tháng 7 ông chuyển sang cho quĩ này 5%. Ngoài ra ông còn tặng giữ cho rất nhiều cơ sở từ thiện khác. Nội trong năm 2011, ông tặng một số cổ phần gần 42 triệu đô la cho 4 cơ sở từ thiện không được nêu tên.
Những người con của ông sẽ không được hưởng một khoản gia tài đáng kể nào cả.
Trong những năm gần đây, ông thường đưa ra ý kiến về công bằng xã hội. Ông là một nhà tư bản đòi phải đánh thuế giới giàu nhiều hơn và chi tiêu nhiều hơn cho giới còn lại để giải quyết những khó khăn kinh tế.
Nhà tỉ phú bất bình khi thấy quốc gia không có biện pháp mạnh với những tỉ phú của các công ty mà nhà nước đã phải cứu nguy; họ vẫn lãnh những khoản bổng lộc khổng lồ, theo một văn hóa ích kỷ. Ông cho là nước Mỹ cần phải cùng chung sức hy sinh. Hy sinh ở đây, theo ông, không chỉ tăng thuế đối với giới giàu có nhiều cách luồn lách nhờ những kẽ hở của luật thuế khóa để chỉ phải chịu một mức thuế thấp, mà còn phải đánh thuế vào những nhà dầu tư ngắn hạn, ăn sổi ở thì, tăng thuế đánh vào các khoản lợi nhuận do giao dịch chứng khoán có tính cách đầu cơ. Ông nói, nước Mỹ có thể đối phó với bất cứ khó khăn gì nhưng nếu người dân cảm thấy là xã hội rơi vào tình trạng chỉ tôn thờ quyền lực và tiền bạc thì vấn đề sẽ không giải quyết được.
Ông tin rằng những giám đốc chấp hành các công ty được nhà nước cứu nguy phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính họ nếu như để cho công ty vỡ nợ.
Chính ông cũng là người nêu lên sự kiện năm rồi lợi tức của ông trên 63 triệu mà ông chỉ phải đóng mức thuế 11%, trong khi người thư ký của ông, đi làm ăn lương, lại phải trả đến 30%.
Vào tuổi 81, tỉ phú Warren Buffett tự cho là ông ở trong một tư thế có thể nói thẳng, nói thật. Ông nói ông được ở trong tư thế tự do, không bị ràng buộc vì trên ông không có chủ nhân hoặc một ban chấp hành bảo thủ nên ông thấy phải nói lên những điều cần nói, với tuổi tác của ông còn đợi đến bao giờ nữa ?
Giờ đây ông đang tranh đấu cho bình đẳng xã hội ở một quốc gia mà cách biệt giữa giàu nghèo ngày càng tăng. Ông nói giới triệu phú cần phải trả thuế thêm, và các đại công ty cũng không được giảm bớt thuế.
Tự nhận là một người may mắn, tỉ phú Buffett lo ngại hiện nước Mỹ đang ở vào giai đoạn sau của chủ nghĩa tư bản, thế hệ kế tiếp sẽ không còn được may mắn như thế hệ trước. Tình trạng bất bình đẳng xã hội có phần chắc sẽ tệ hơn. Khi người dân không thể leo lên cao hơn trên bậc thang kinh tế thì đây là điều nguy hại cho quốc gia. Ông không tin là nước Mỹ có thể nhanh chóng sửa đổi được tình thế để trở về với mức độ chia sẻ sự thịnh vượng của quốc gia như trong thập niên 1950, mà trình độ giáo dục cũng không thể lấp hết khoảng cách giàu nghèo.
Theo ông có giải pháp rất rõ ràng, đó là những người thủ đắc được những nguồn lực của xã hội, như ông, phải trả cho xã hội thật nhiều. Không những là tăng thuế đánh vào giới giàu, và thuế tiêu thụ phải cao, mà còn phải xóa được càng nhiều càng hay những kẽ hở thuế khóa vẫn bị các đại công ty thao túng.
Ông cho rằng khi nói các công ty Mỹ phải chịu mức thuế quá nặng là nói bừa. Ông còn nêu lên là các công ty Mỹ ở nước ngoài không nên được cho phép đem tiền về nước mà không phải đóng thuế. Để họ đem tiền về theo cách đó chỉ khiến họ ra đầu tư ở nước ngoài nhiều hơn.
Và hôm thứ Tư vừa qua, dự luật “Trả Thuế Công Bằng năm 2012” còn có biệt danh là “Luật Buffett” đã được thượng nghị sỹ Dân Chủ Sheldon Whitehouse đệ trình ở Thượng Viện đòi áp mức thuế 30% nhắm vào giới triệu phú. Dự luật này được Tổng thống Barack Obama ủng hộ.
Bên phía đảng Cộng Hòa cũng đưa ra những dự luật thuế khóa của họ.