-Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới
-“Nên thận trọng”--Giới phân tích quốc tế lên tiếng khuyến cáo Việt Nam về việc hạ lãi suất huy động..
- Fitch Ratings: Tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam “chưa rõ ràng” (VnEconomy). Kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng mà Chính phủ đang theo đuổi là tích cực cho hệ thống tài chính của Việt Nam, hãng định mức tính nhiệm Fitch Ratings vừa đưa ra nhận định.
Lãi suất cao bậc nhất thế giới và kéo dài nhiều năm; doanh nghiệp (DN) phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Đó là lý do, khi tiền tệ bị siết lại, DN phá sản hàng loạt.
Cao và kéo dài
Trong vài năm trở lại đây, lãi suất (LS) cho vay thương mại của hệ thống ngân hàng (NH) luôn ở mức cao. Đặc biệt, kể từ năm 2011 và quý 1/2012, LS cho vay thông thường lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Nhiều doanh nghiệp tỏ ra rụt rè và không dám vay vốn với mức lãi suất cao nhất nhì thế giới của Việt Nam hiện nay - Ảnh: Ngọc Thắng |
Theo thống kế mới nhất của NHNN, LS cho vay đối với VNĐ trong tháng 3.2011 vẫn tiếp tục đứng ở mức cao. Cụ thể, cho vay sản xuất - kinh doanh dao động bình quân từ 16,5% đến 20%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất từ 20% đến 25%/năm. Đối với lĩnh vực được khuyến khích và ưu đãi là nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, lãi vay cũng phố biến từ 14,5% đến 16%/năm. Như vậy có thể thấy, tại các NH thương mại cổ phần, mức LS hầu như không hề giảm.
|
Trao đổi với PV Thanh Niên, TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, với mức LS lên tới trên 20%/năm như hiện nay, Việt Nam đang được xếp vào các nước có LS cho vay cao nhất thế giới.
Chuyên gia tài chính NH, cố vấn cao cấp của HĐQT NH BIDV, TS Cấn Văn Lực cũng nhìn nhận hiếm có quốc gia nào LS cao và duy trì kéo dài như tại Việt Nam. “Hiện tại, LS cho vay tại Trung Quốc tầm 5%/năm, Indonesia cũng mức này, còn Singapore thấp hơn. Trung bình của khu vực từ 6 - 8%/năm. Đây là mức LS cơ bản do NH T.Ư các nước công bố. Nếu so sánh với trần LS huy động của NHNN Việt Nam là 13%/năm và đầu ra tức lãi cho vay 16%/năm, thì khoảng cách giữa Việt Nam và các nước cũng đã “một trời một vực”.
Khó giảm
Ngày 13.3, NHNN đã giảm LS cơ bản 1%/năm, ngay lập tức các NH thương mại cổ phần giảm LS huy động tiền đồng xuống 13%/năm. Thế nhưng LS cho vay đối với các DN chỉ giảm từ 2 - 4%/năm, vẫn còn ở mức từ 17 - 19%/năm.
TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị DN, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho rằng: “Nếu như LS huy động các kỳ hạn đúng 13%/năm như quy định, LS huy động không kỳ hạn ở mức thấp dưới 5%/năm thì LS đầu vào của các NH khoảng 11%. Như vậy, LS cho vay ở mức 14 - 15%/năm là NH đủ "sở hụi". Thế nhưng LS cho vay hiện vẫn ở mức 17 - 19%/năm. Nên câu hỏi đặt ra là, liệu NH có thật sự huy động với LS 13%/năm hay không? Thực tế cho thấy, ngay sau khi NHNN giảm LS 1%, các NH ồ ạt tung ra các chương trình khuyến mãi. Khách hàng gửi tiền tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng ngay (tần suất trúng thưởng 100%), cào trúng thưởng và chương trình quay số trúng thưởng cuối chương trình với giải đặc biệt từ 1 tỉ đồng trở lên... Cộng thêm chi phí này, LS huy động thực đã cao hơn 13%. "NH huy động được 10 đồng phải trích dự trữ bắt buộc, để lại một phần tiền dự trù thanh khoản, NH phải mua bảo hiểm tiền gửi cho số tiền này... Số còn lại mới cho vay. Số tiền cho vay này phải gánh cho toàn bộ chi phí trên, kể cả một phần lợi nhuận. Chi phí huy động tăng cao thì tất nhiên chi phí đầu ra buộc phải tăng cao" - TS Dương phân tích.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhận xét: “Khi người ta mua giá thấp thì sẽ bán giá thấp, bản thân các NH cũng muốn triển khai cho vay nếu không thì chết. Tuy nhiên một số NH lách vượt trần LS là do vấn đề thanh khoản và thị trường chưa mang tính nghiêm minh. Đó là lý do LS khó giảm”.
Một nguyên nhân khác khiến LS cho vay vẫn chưa thể giảm được, theo TS Lê Thẩm Dương do tâm lý "phòng thủ" thanh khoản. Những NH huy động được tiền thay vì cho DN vay thì lại mang tiền này mua trái phiếu hoặc cho vay trên thị trường liên NH. Theo số liệu từ NHNN, doanh số giao dịch trên thị trường liên NH tháng 3 tăng cao hơn so với 2 tháng trước, lên hơn 660.000 tỉ đồng, trong đó giao dịch qua đêm và 1 tuần lên hơn 508.000 tỉ đồng. Ông Lê Thẩm Dương cho rằng cho vay trên thị trường liên NH có tài sản thế chấp và nhanh thu hồi vốn vì kỳ hạn ngắn. Điều này giúp các NH cho vay khi cần có thể đáp ứng được thanh khoản. Chính vì vậy mà vốn từ NH không chảy vào sản xuất. Hơn nữa các NH hiện nay là NH cổ phần nên chịu sức ép lợi nhuận từ các cổ đông, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu trong NH ngày càng tăng nên đòi hỏi việc trích lập dự phòng ngày càng cao. Do đó, biên giữa chi phí huy động và cho vay cao để mang lại lợi nhuận cao giải quyết các vấn đề trên.
Anh Vũ - Thanh Xuân
-“Nên thận trọng”--Giới phân tích quốc tế lên tiếng khuyến cáo Việt Nam về việc hạ lãi suất huy động..
Phan Bảo Lâm-11:42 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/3/2012
CPI giảm là do sức mua kém. CPI giảm mà sức mua không đổi thì mới gọi là lạm phát giảm. Cần đặt vấn đề cho rõ ràng.
Giảm giá vẫn không làm sức mua tăng-SGTT.VN 07.03.2012- Thời gian gần đây, giá cả có những diễn biến trái chiều ở các nhóm mặt hàng khác nhau. Nhưng dù tăng hay giảm, vấn đề lớn mà doanh nghiệp đang đối mặt là sức mua không tăng. - Sức tiêu dùng giảm đáng báo động (DV).
- Thêm nhiều ngân hàng ồ ạt giảm lãi suất (VTC). - Lãi suất giảm, có nên “bơm” tiền vào chứng khoán? (VTC).
- Công ty chứng khoán ồ ạt đóng cửa phòng giao dịch (Infonet).- Giảm lãi suất: Bật xi nhan trước khi rẽ (VnEconomy). – Kỳ vọng giảm lãi suất và phép thử thanh khoản ngân hàng (VnEconomy). – Đến lượt ngân hàng ngoại giảm lãi suất cho vay (VnEconomy).- Vàng miếng liên tục tăng giá (VnEconomy).- Fitch Ratings: Tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam “chưa rõ ràng” (VnEconomy). Kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng mà Chính phủ đang theo đuổi là tích cực cho hệ thống tài chính của Việt Nam, hãng định mức tính nhiệm Fitch Ratings vừa đưa ra nhận định.
Tuy nhiên, hãng này cũng cho rằng, những đề xuất còn chưa thực sự rõ ràng, cũng như mức độ thiếu chắc chắn trong cam kết và khả năng theo đuổi đến cùng các đề xuất, sẽ đặt ra những rủi ro không nhỏ trong ngắn hạn và trung hạn.
Theo kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam, Chính phủ có kế hoạch mua lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, áp dụng các biện pháp nhằm tăng vốn, đồng thời xem xét sáp nhập các ngân hàng yếu.
Fitch nhận định, “năng lực vốn yếu, thanh khoản chặt và chất lượng tài sản đi xuống là vài trong số những điểm đáng lo ngại nhất về hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Bởi thế, những nỗ lực của Chính phủ nhằm giải quyết những vấn đề này được hưởng ứng tích cực”.
Hãng này cho rằng, hệ thống tài chính nói chung của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, vì tái cơ cấu có thể sẽ làm giảm nguy cơ mất thanh khoản của những ngân hàng nhỏ.
“Những ngân hàng nhỏ của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng nên có thể gây ra sự đứt gãy có ảnh hưởng rộng đối với hệ thống trong trường hợp những ngân hàng nhỏ này mất thanh khoản. Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và niềm tin vào đồng nội tệ”, thông cáo đề ngày 7/3 của Fitch được hãng tin Reuters đăng tải có đoạn viết.
Theo nhận định của Fitch, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam có thể sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới. Tổ chức này cho rằng, nợ xấu trong các ngân hàng Việt Nam có thể cao hơn hơn gấp 4 lần nếu tính theo chuẩn kế toán quốc tế so với tính theo chuẩn của Việt Nam như hiện nay.
Sự thiếu vắng một kế hoạch tái cơ cấu chi tiết là điểm khiến các nhà phân tích của Fitch lo ngại. “Hiện chưa có chi tiết cụ thể nào về thời điểm Chính phủ có thể khởi động các vụ sáp nhập, quy mô của kế hoạch mua nợ xấu hay mức giá mà Chính phủ sẽ trả để mua số nợ xấu đó. Không có những chi tiết này thì không thể cân đong đo đếm được xem các biện pháp tái cơ cấu ngân hàng sẽ đem lại lợi ích ra sao cho hệ thống”, báo cáo viết.
Ngoài ra, Fitch cũng quan ngại về việc, cam kết của Chính phủ trong việc theo đuổi kế hoạch tái cơ cấu và khả năng của Chính phủ hấp thụ số nợ xấu tại các ngân hàng cũng là những điểm chưa rõ ràng.
Fitch cho biết, định hạng tín nhiệm dài hạn B+ mà tổ chức này dành cho Việt Nam phản ánh những rủi ro từ mức lạm phát cao so với tăng trưởng GDP cũng như nghĩa vụ nợ ở mức cao của các doanh nghiệp quốc doanh và ngân hàng của Việt Nam. Mặc dù vậy, Fitch đánh giá những biện pháp cải cách hệ thống tài chính là một bước đi tích cực của Chính phủ và cho rằng, những bước đi này sẽ có tác động tới cân đối tài chính của Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước được áp dụng cơ chế bắt buộc sáp nhập, mở “room” cho cả ngân hàng ngoại để xỷ lý các ngân hàng yếu kém..
- Sẽ tiến hành cổ phần hóa ngân hàng lớn nhất VN (TTXVN). - Ngân hàng yếu kém bắt buộc phải sáp nhập (PLTP). - Chính thức mở cơ chế xử lý các ngân hàng yếu kém (VnEconomy). - Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (NLĐ/TTXVN). - Ngân hàng 4 lộ diện, dân không lo mất tiền (VnMedia).- Hưng phấn và rủi ro từ hấp lực của vàng (VEF). - Ngân hàng yếu kém, liệu người dân có mất tiền? (VnMedia).- Cải tổ thị trường chứng khoán: Cần giải pháp căn cơ (TBKTSG).
- Tuần tới, chứng khoán tiếp tục thăng hoa (VnMedia).- Nhiều mặt hàng, dịch vụ thiết yếu có giá mới (DV/PNTĐ). - Vỡ mộng một thị trường (TBKTSG).
- Tuần tới, chứng khoán tiếp tục thăng hoa (VnMedia).- Nhiều mặt hàng, dịch vụ thiết yếu có giá mới (DV/PNTĐ). - Vỡ mộng một thị trường (TBKTSG).
- “Cơn điên” của dòng tiền (ĐĐK). - Cả nước sẽ chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán (GDVN). - Áp lực lạm phát, mức sống suy giảm (NLĐ).- Kinh tế khó khăn, lại bàn chuyện thất nghiệp (NĐT).- DN “khai sinh” nhiều, “khai tử” cũng đông (TT).- Giật mình vì doanh nghiệp nước ngoài toàn lỗ (VnMedia).- Nhận diện “thủ phạm” gây đội giá nhà đất (PL&XH).
- Chạy đua tìm than (TBKTSG).- Tạm dừng thành lập mới các khu kinh tế, khu công nghiệp (VnEconomy).- Hết cơ hội cho điện thoại Việt? (VnMedia).
- Nhập siêu từ Hàn Quốc – nỗi lo mới (TBKTSG).- Nhà thầu ở Việt: Yếu về năng lực! (Tầm nhìn).- Nhộn nhịp mua bán dự án khủng (NLĐ).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Quang A: Cà phê cuối tuần: Từ “sơn tàu” đến quản trị quốc gia (VnEconomy). - Sắm vợt ra biển “cào” tiền tỉ (Bee).
- Chạy đua tìm than (TBKTSG).- Tạm dừng thành lập mới các khu kinh tế, khu công nghiệp (VnEconomy).- Hết cơ hội cho điện thoại Việt? (VnMedia).
- Nhập siêu từ Hàn Quốc – nỗi lo mới (TBKTSG).- Nhà thầu ở Việt: Yếu về năng lực! (Tầm nhìn).- Nhộn nhịp mua bán dự án khủng (NLĐ).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Quang A: Cà phê cuối tuần: Từ “sơn tàu” đến quản trị quốc gia (VnEconomy). - Sắm vợt ra biển “cào” tiền tỉ (Bee).
- Nhà đất ế ẩm, nhiều sàn “dẹp tiệm” (NLĐ). - VNA mất 50.000 USD vụ máy bay ‘vòng vèo’ ở Trung Quốc -- Việt Nam dự định mở casino ở Quảng Ninh – (BBC).-Một doanh nhân đáng ngưỡng mộ: Múa kéo bán nộm, lãi tiền triệu mỗi ngày (Bee.net 2-3-12)
Bộ trưởng Tài chính: 'Chứng khoán vẫn ở tuổi thiếu niên' (VNN 3-3-12) -- Như lời mẹ dặn? (Điều mẹ Bộ trưởng Vương Đình Huệ căn dặn con khi về quê)
Lòng kiêu hãnh của tập đoàn kinh tế (SGTT 3-3-12)
Xử lý khai thác titan trái phép - Bắt cóc bỏ dĩa (SGGP 3-3-12)
- Giám sát về khai thác khoáng sản (TT).-Chạy đua tìm than-(TBKTSG) - Thời điểm nhập than số lượng lớn cho hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, chỉ còn ba năm nữa (năm 2015). Chuyện quốc gia đang xuất khẩu năng lượng như Việt Nam lên các phương án chạy đua với thời gian để mua mỏ, mua cổ phần hay liên doanh với nước ngoài được xới lên từ vài năm trước ..
Đây là một trong những nội dung tại Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN).
- Thị trường máy nông nghiệp: Thua trên sân nhà (Dân Việt).- Dưa hấu trúng mùa, rớt giá (TN). - Gốc khoai tây cho gần 10 kg củ (PLTP).
– “Nước ngoài muốn mua lại ngân hàng xấu của Việt Nam” (NĐT).(Nguoiduatin.vn) - Đó là nhận định của ông Keith Pogson, tổng giám đốc điều hành Dịch vụ tài chính - ngân hàng Ernst & Young khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Keith Pogson cho rằng: Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến các ngân hàng Việt Nam, vì nhiều lý do. Thứ nhất, trong hoàn cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, hầu hết thị trường đều không có mức tăng trưởng bình thường, thì thị trường có dân số lớn, tăng trưởng GDP cao, thu nhập bình quân đầu người tăng như tại Việt Nam sẽ rất hấp dẫn.
Thứ hai, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện vẫn còn phân tán, chưa có ngân hàng dẫn đầu, nên cơ hội cạnh tranh để trở thành ngân hàng dẫn đầu đang rất mở. Lý do nữa khiến các nhà đầu tư nước ngoài thấy hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường ngân hàng là, thời điểm này, họ có lợi thế nhất định về kỹ năng, sản phẩm, công nghệ… Xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ quan tâm đến thị trường ngân hàng Việt Nam rất rõ ràng. Dĩ nhiên, xu hướng đó phải đi kèm với những cải cách của Việt Nam. Nếu quá trình tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam diễn ra chậm, không hiệu quả, thì các nhà đầu tư sẽ thấy thị trường hấp dẫn, nhưng nhiều rủi ro.
Tuy nhiên thực tế thời gian qua vẫn chưa có thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần ngân hàng trong nước. Theo ông Keith Pogson, Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhưng vẫn đang chờ đợi xem Chính phủ sẽ có khuôn khổ pháp lý nào cho hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và “room” cho nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu. Room cổ phần 15- 20% hiện nay là không lớn. Khi toàn bộ quy định về mua bán, sáp nhập rõ ràng hơn, thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có những bước đi rất nhanh ở thị trường ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều nước trên thế giới đang gặp khó khăn, các ngân hàng mẹ không dám mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, nhất là ngân hàng các nước Đức, Pháp, Italy… “Theo tôi, ngân hàng các nước có tiềm năng đầu tư vào Việt Nam thời điểm này là các ngân hàng Australia, Mỹ, Canada và ngân hàng một số nước châu Á… Việc các ngân hàng nước ngoài muốn mua lại toàn bộ ngân hàng xấu của Việt Nam sẽ giúp các ngân hàng yếu trong nước giải quyết được yếu kém, trong khi các ngân hàng ngoại có giấy phép tiến vào thị trường Việt Nam” – ông Keith Pogson nói.
-- OECD có thể giúp Việt Nam có “bí quyết thành công” (TTXVN).- Vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam dự báo không bị ảnh hưởng (TBKTSG).-- Đề xuất tăng thuế TTĐB vàng lên 20% có khả thi? (DVT). - Giá vàng loay hoay dưới ngưỡng 45 triệu đồng (VNE).- Ngân hàng yếu: Không tự nguyện sẽ bị bắt buộc sáp nhập! (DT).
- Lãi suất cho vay giảm về mức thấp nhất (VnMedia). – Ngân hàng giảm lãi suất nhưng không phải ai cũng được vay (CAND). – Giảm lãi suất: biết rồi, khổ lắm, nói mãi! (TBKTSG).- Việt Nam thuộc top tiêu thụ vàng trên thế giới (VNE). – Vàng miếng rẻ đi 500.000 đồng/lượng trong tuần này (VnEconomy).- “Sóng” bất động sản sắp nổi? (VTC).
- Bộ trưởng Tài chính: ‘Chứng khoán vẫn ở tuổi thiếu niên’ (VNE). – Chính sách đang mở đường cho chứng khoán (LĐ). – Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán?(Tầm nhìn). – Cứu chứng khoán bằng Quỹ hưu trí tự nguyện? (TP).
- Không bình thường (TN). - Gần 8.000 doanh nghiệp trong “tầm ngắm” thanh tra thuế năm 2012 (DT). –Đại gia nợ thuế: Chậm ngày nào, phạt ngày đó (TP).-Tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn phát triển mới- Cuộc sàng lọc các siêu thị (SGTT).-Siêu thị phá sản hàng loạt
- Bị thiệt đủ đường, nông dân muốn bỏ nghề trồng mía (SGTT).- Bình thường và bất thường của thị trường cà phê (TBKTSG).
-- Dự án hạt nhân Việt Nam quá tham vọng? – (BBC). Tóm lược từ bài này:Vietnam’s Nuclear Dreams Blossom Despite Doubts(NYT).
- VN-Index rơi mạnh, thanh khoản tăng kỷ lục -(TBKTSG Online) - Thị trường chứng khoán quay đầu giảm điểm trong phiên giao dịch sáng nay (28-2) trước áp lực chốt lời mạnh mẽ. Hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ giảm sàn về cuối phiên đã kéo chỉ số VN-Index xuống 422,22, mất 6,19 điểm (1,44%). -
- Không dễ vay lãi suất thấp (TN). – Hạn mức tín dụng có được chuyển nhượng?(SGTT).
- Hạn mức tín dụng: Con dao 2 lưỡi (DVT). -Cái giá thực sự của lãi suất ngân hàng 0.5% là gì?(Tamnhin.net) - Ba năm qua, những người gửi tiền tiết kiệm đang phải trả một cái giá quá đắt đối với khoản trợ cấp cho vay giá rẻ - Ngân hàng nhỏ ‘một cổ hai tròng’ (ĐV). – ông Keith Pogson, Tổng GĐ điều hành dịch vụ tài chính ngân hàng của Earnst & Young khu vực châu Á-Thái Bình Dương: “Xếp hạng ngân hàng là điều bình thường tại các nước”(VTV). - “Chấm điểm” ngân hàng nhìn từ phân nhóm tín dụng (VnEconomy). - Đề xuất ba phương án giảm lãi suất (VEF). - 3 phương án hạ nhanh lãi suất (DT).
- Kinh tế 2 tháng: Lo cho doanh nghiệp (VnEconomy). - Phân loại doanh nghiệp minh bạch và quyết liệt (VOV).
- Bộ Xây dựng lên tiếng về việc dừng dự án Nam An Khánh (VnEconomy). - Dừng dự án Nam An Khánh: Quá muộn ! (VnMedia).
(TBKTSG) - LTS: Tiếp nối loạt bài “Xây dựng chính quyền đô thị” trên TBKTSG số ra ngày 16-2-2012, tuần này tòa soạn giới thiệu bài viết phân tích một số mô hình tổ chức chính quyền dựa trên kinh nghiệm làm việc của chính tác giả- Chung cư cao cấp: Bỏ tiền tỷ mua khổ vào người (VnMedia).- Bất động sản “hóng” động thái Ngân hàng (VTC).
- Chủ đầu tư trả cầu Phú Mỹ cho UBND TP.HCM (DT).-- TS Alan Phan: Kiếm 1 triệu đôla trong 5 năm? (TVN).
- ‘Nhiều dự án casino gặp vướng mắc về pháp lý’ (VNE).- Người dân hưởng gì từ những dự án casino? – (RFA).-
- Khu kinh tế vắng nhà đầu tưTT - Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và KKT Nhơn Hội (Bình Định) dù được đầu tư hàng tỉ đồng cho hạ tầng, thế nhưng sau nhiều năm đi vào hoạt động giờ đây vẫn vắng bóng nhà đầu tư, dự án nằm trên..-- Thiệt đơn, thiệt kép do bẫy thầu giá rẻ (TP).
- Kinh tế khó khăn, sản phẩm dịch vụ “vỉa hè” được mùa (SGTT).- Phú Yên: Tôm hùm chết trắng, người nuôi bán đổ bán tháo (DV).- Mua lúa tạm trữ: Lịch sử có tái diễn? (TBKTSG). - Doanh nghiệp có thiếu vốn mua nông sản? (TBKTSG).- Khó vì thuế môi trường (TBKTSG).
Ngay khi nền kinh tế bị tác động bởi một vài cú sốc bên ngoài, một loạt doanh nghiệp đổ vỡ, bong bóng bất động sản và chứng khoán xì hơi. Hậu quả là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh đẩy một số ngân hàng đến bờ vực phá sản, nền kinh tế đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và suy thoái.
Đó là những gì đã xảy ra với Thụy Điển trong giai đoạn cuối những năm 1980 đầu những năm 1990. Đã hơn 20 năm nhưng có lẽ hoàn cảnh kinh tế tài chính của Việt Nam trong vài năm qua có nhiều điểm tương đồng như miêu tả ở trên. Đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, trong hai năm 1992-1993 Thụy Điển đã thực hiện một cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ngoạn mục, được nhiều nhà kinh tế đánh giá là một cuộc cải cách thành công nhất trong lịch sử ngân hàng hiện đại. Không những tránh được đổ vỡ tài chính liên hoàn, kinh tế Thụy Điển tăng trưởng rất ấn tượng những năm sau đó và chính phủ nước này đã thu hồi lại được gần như toàn bộ số tiền bỏ ra cứu trợ.
Bài học của Thụy Điển được nhiều nước học tập trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua ở những mức độ khác nhau. Việt Nam, với kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng trong thời gian tới, rất có thể cũng sẽ học được nhiều điều từ kinh nghiệm của Thụy Điển. Dưới đây là những gì Thụy Điển đã làm và những bài học quan trọng được rút ra từ kinh nghiệm của họ.
Tình thế hiểm nghèo
Cho đến năm 1992, Thụy Điển thi hành chính sách tỷ giá cố định với hy vọng sẽ kiềm chế được lạm phát. Tuy nhiên mục tiêu lạm phát không đạt được khi lạm phát tăng quá hai con số vào cuối những năm 1980, đồng thời đồng krona bị định giá quá cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán ngày càng tăng. Tháng 11-1992 ngân hàng trung ương Thụy Điển, Riksbank, phải chấp nhận thả nổi tỷ giá và chuyển sang sử dụng lạm phát mục tiêu (inflation targeting). Trong vòng sáu tháng đồng krona mất giá hơn 40% và chỉ trong hai năm cán cân vãng lai chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Lãi suất cho vay danh nghĩa cũng giảm từ 16% năm 1992 xuống dưới 10% năm 1996. Mặc dù GDP bị sụt giảm 6% trong ba năm từ 1990-1993, những năm sau đó Thụy Điển có tăng trưởng trung bình gần 4%/năm, bỏ xa các nước châu Âu khác trong cùng thời kỳ.
Tuy vai trò của chính sách thả nổi tỷ giá, đồng nghĩa với gián tiếp phá giá mạnh đồng nội tệ, rất quan trọng trong những năm đó, cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng là chìa khóa dẫn đến thành công của Thụy Điển. Đối mặt với sự đổ vỡ ngân hàng hàng loạt, đầu năm 1992 Chính phủ Thụy Điển tuyên bố bảo đảm toàn bộ số vốn của người dân và doanh nghiệp gửi hoặc đầu tư trong hệ thống ngân hàng ngoại trừ vốn của giới chủ ngân hàng. Mặc dù biện pháp bảo đảm toàn bộ (blanket guarantee) này gây nhiều tranh cãi, có lẽ đó là giải pháp duy nhất Thụy Điển có thể lựa chọn ở thời điểm đó để ngăn ngừa sụp đổ dây chuyền. Sau này nhiều nước châu Âu như Đức, Ireland, Iceland, Đan Mạch và Úc, New Zealand đã áp dụng biện pháp này ở thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nghiên cứu của IMF cũng ủng hộ bảo đảm toàn bộ khi thị trường tài chính có nguy cơ rơi vào khủng hoảng tuy vẫn cảnh báo chi phí cho biện pháp này không nhỏ.
Sau khi trấn an thị trường bằng bảo đảm toàn bộ, Thụy Điển quốc hữu hóa và hợp nhất hai ngân hàng Gotabanken và Nordbanken, ở thời điểm đó không còn đủ vốn chủ sở hữu theo luật định. Thụy Điển đã rất kiên quyết loại bỏ các cổ đông hiện hữu của hai ngân hàng này, giữ vững nguyên tắc các chủ ngân hàng phải chịu lỗ và mất vốn trước khi chính phủ rót tiền cứu trợ. Biện pháp mạnh tay này đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại khác nhanh chóng tăng vốn chủ sở hữu, giảm bớt rủi ro cho toàn bộ hệ thống. Riêng với hai ngân hàng bị quốc hữu hóa, Thụy Điển tách số tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản và giao cho hai công ty quản lý tài sản (AMC - asset management company) quản lý riêng. Hai AMC này hoạt động như một dạng quỹ đầu tư vốn (private equity fund), cấp vốn và quản lý những doanh nghiệp còn khả năng sinh lợi đồng thời lựa chọn thời điểm và khách hàng thích hợp để thanh lý những phần tài sản còn lại.
Đến năm 1997, các AMC đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ và được giải thể. Ngân hàng Nordbanken cũng dần dần được tư hữu hóa và đổi tên thành Nordea. Toàn bộ chi phí cho vụ giải cứu/cải tổ hệ thống ngân hàng này của Thụy Điển khoảng 4% GDP nhưng sau khi tư hữu hóa Nordbanken và thanh lý AMC ngân sách Thụy Điển đã thu lại được gần như toàn bộ số tiền nói trên.
Bài học Thụy Điển
Ngay từ năm 1997, đích thân Thống đốc Urban Bäckström của Riksbank đã có một bài phát biểu tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed-Kansas City) tổng kết kinh nghiệm của mình. Đến năm 2007, Emre Ergungor, một nhà kinh tế thuộc Fed Cleveland, viết một bài tổng kết khá chi tiết kinh nghiệm giải cứu hệ thống ngân hàng của Thụy Điển giai đoạn 1992-1993. Bài nghiên cứu này được báo Wall Street Journal tóm tắt lại vào tháng 2-2009 khi giới hoạch định chính sách Mỹ đang loay hoay giải cứu hệ thống tài chính của mình. Cũng vào thời điểm đó, Lars Jonung - Giáo sư kinh tế của Lund University - có một tổng kết tương tự viết cho ECFIN của European Commission. Tựu trung có ba bài học quan trọng từ kinh nghiệm của Thụy Điển.
Bài học thứ nhất là tính minh bạch.Chính Thống đốc Bäckström cho biết ở thời điểm đáy của cuộc khủng hoảng Thụy Điển có thể che giấu thông tin về các khoản lỗ của các ngân hàng và để cho các AMC thanh lý dần dần nhằm tránh gây sốc cho thị trường. Tuy nhiên Riksbank đã quyết định công bố toàn bộ thông tin về tài sản và nợ xấu, điều này vừa giúp giảm bớt bất ổn của hệ thống vừa giúp chính phủ nhìn rõ các rủi ro và chuẩn bị nguồn lực đủ lớn đủ để hoàn thành kế hoạch giải cứu. Việc yêu cầu các ngân hàng thua lỗ mở sổ sách cũng giúp Thụy Điển dễ dàng bắt các chủ ngân hàng hiện hữu chấp nhận lỗ và mất quyền kiểm soát ngân hàng (bị quốc hữu hóa). Đảng cầm quyền và phe đối lập đạt được đồng thuận về phương án giải quyết phần nào cũng nhờ sự minh bạch này.
Bài học thứ hai là nguồn lực cho công cuộc giải cứu/cải tổ phải đủ mạnh. Nguồn lực ở đây không chỉ dừng ở nguồn tài chính để tái cấp vốn và bảo đảm toàn bộ mà còn là cơ chế và thẩm quyển của những cá nhân và đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình giải cứu. Cụ thể các AMC của Thụy Điển đã được chính phủ cam kết cung cấp mức vốn lên đến 24 tỉ krona, tương đương với ngân sách quốc phòng trong một năm. Các AMC được giao rất nhiều quyền liên quan đến việc quản lý và định đoạt số tài sản mà họ được giao, ví dụ thuê mướn hay sa thải lãnh đạo các doanh nghiệp mà họ nắm cổ phần hay thay đổi chiến lược kinh doanh của các công ty đó. Quyền lực của các AMC còn được gia tăng nhờ một số quy chế đặc cách liên quan đến các quy định và luật pháp quản lý ngân hàng hiện hữu. Tuy vậy AMC và các ngân hàng bị quốc hữu hóa vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc thị trường.
Bài học thứ ba là giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng phải nằm trong tổng thể một gói chính sách vĩ mô đúng đắn có tầm nhìn. Thụy Điển đã không thể thoát ra khỏi khủng hoảng nếu không có chính sách tỷ giá hợp lý đưa đồng krona về đúng giá trị của nó và sự trợ giúp thanh khoản đầy đủ của Riksbank cho hệ thống ngân hàng ở những thời điểm khó khăn. Một cơ chế bình ổn tài khóa tự động cũng giúp kinh tế Thụy Điển không rơi vào suy thoái quá sâu và giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho những người bị thất nghiệp. Hệ thống ngân hàng sau khi được tái cơ cấu cần phải được giám sát và quản lý rủi ro chặt chẽ nhằm tránh tăng trưởng tín dụng quá nóng và tích tụ quá nhiều nợ xấu là tiền đề của một cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Tất nhiên rút ra bài học thì dễ, thực hiện được và thành công như Thụy Điển không đơn giản chút nào. Mỹ đã không dám dũng cảm quốc hữu hóa Bear Stearns, Citigroup. Ireland, Iceland đã rơi vào vũng lầy nợ nần vì bảo đảm toàn bộ hệ thống ngân hàng. Châu Âu không thể vực dậy nền kinh tế vì ECB không linh hoạt trong chính sách tiền tệ. Anh vẫn loay hoay với chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng. Nhưng nói vậy không có nghĩa Việt Nam không cần tham khảo và học hỏi những gì Thụy Điển đã thành công.
Một kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có sự tham gia của đồng vốn nhà nước cần tuân thủ theo nguyên tắc các chủ ngân hàng phải là người chịu lỗ đầu tiên dù người dân gửi tiền có thể sẽ được nhà nước đứng ra bảo đảm. Kế hoạch và phương án tái cơ cấu cần phải minh bạch, nợ xấu của các ngân hàng cần công khai. Nếu Việt Nam cũng thành lập các AMC để tách biệt tài sản xấu, tính minh bạch càng cần chú trọng. Cuối cùng là Ngân hàng Nhà nước cần có một quyết sách dũng cảm về chính sách tỷ giá, giải quyết triệt để vấn đề thâm hụt thương mại.
Một kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có sự tham gia của đồng vốn nhà nước cần tuân thủ theo nguyên tắc các chủ ngân hàng phải là người chịu lỗ đầu tiên dù người dân gửi tiền có thể sẽ được nhà nước đứng ra bảo đảm.
-Vấn đề cần làm rõ khi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là gì ?(Tamnhin.net)-- Chúng ta nhìn thấy sự phát triển quá tự do và không chuyên nghiệp theo luật cung cầu của nền kinh tế thị trường có định hướng của hệ thống ngân hàng. Tamnhin.net từ khi ra đời đã đăng tải bài "Ra ngõ gặp ngân hàng" năm 2010 để cảnh báo nhưng cho tới nay sự tăng trưởng vượt bậc của ngành tín dụng nội địa đã đẩy giá bất động sản và chứng khoán tăng vọt,dẫn đến lạm phát và lãi suất tăng cao.
Một khi kinh doanh mà không có sự chủ động về nguồn vốn thì những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của thị trường sẽ tác động rất mạnh đến sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp, ngay ngành ngân hàng cũng vậy thôi khi nền kinh tế bị tác động bởi một vài cú sốc bên ngoài, một loạt doanh nghiệp đổ vỡ vì vốn chỉ là đi vay mà lãi suất cao ngất trời thì kinh doanh gì cho lại ? Cả bất động sản và chứng khoán đều "chìm" không có lối thoát vì tìm đâu ra khách hàng thực sự khi giá quá cao và khả năng của người mua thì có hạn . Ta nhận thấy ngay hậu quả là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh đẩy một số ngân hàng đến bờ vực phá sản, nền kinh tế đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và suy thoái.
Vấn đề này đã từng và đang sảy ra ở các nước có nền kinh tế khá mạnh như Mỹ những năm 2008-2009 và Thụy Điển tronggiai đoạn cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, Nhưng trong hai năm 1992-1993 Thụy Điển đã thực hiện một cuộc cải cách hệ thống ngân hàng và có thành quả được đánh giá là mộtcuộc cải cách thành công nhất trong lịch sử ngân hàng hiện đại.
Những nhận định và các bài học được rút ra từ cuộc cải cách thành công hệ thống ngân hàng của Thụy Điển là Ngay từ năm 1997, đích thân Thống đốc Urban Bäckström của Riksbank đãcó một bài phát biểu tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed-Kansas City) tổng kết kinh nghiệm của mình. Đến năm 2007, Emre Ergungor, một nhà kinh tế thuộc Fed Cleveland, viết một bài tổng kết khá chi tiết kinh nghiệm giảicứu hệ thống ngân hàng của Thụy Điển giai đoạn 1992-1993 với ba bài học quan trọng như sau.
Bài học thứ nhất là tính minh bạch.Chính Thống đốc Bäckström cho biết ở thời điểm đáy của cuộc khủng hoảng Thụy Điển có thểche giấu thông tin về các khoản lỗ của các ngân hàng và để cho các AMCthanh lý dần dần nhằm tránh gây sốc cho thị trường. Tuy nhiên Riksbankđã quyết định công bố toàn bộ thông tin về tài sản và nợ xấu, điều này vừa giúp giảm bớt bất ổn của hệ thống vừa giúp chính phủ nhìn rõ các rủi ro và chuẩn bị nguồn lực đủ lớn đủ để hoàn thành kế hoạch giải cứu.Việc yêu cầu các ngân hàng thua lỗ mở sổ sách cũng giúp Thụy Điển dễdàng bắt các chủ ngân hàng hiện hữu chấp nhận lỗ và mất quyền kiểm soát ngân hàng (bị quốc hữu hóa). Đảng cầm quyền và phe đối lập đạt được đồng thuận về phương án giải quyết phần nào cũng nhờ sự minh bạch này.
Bài học thứ hai là nguồn lực cho công cuộc giải cứu/cải tổ phải đủmạnh. Nguồn lực ở đây không chỉ dừng ở nguồn tài chính để tái cấp vốn và bảo đảm toàn bộ mà còn là cơ chế và thẩm quyển của những cá nhân và đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình giải cứu. Cụ thể các AMC của Thụy Điển đã được chính phủ cam kết cung cấp mức vốn lên đến 24 tỉ krona,tương đương với ngân sách quốc phòng trong một năm. Các AMC được giao rất nhiều quyền liên quan đến việc quản lý và định đoạt số tài sản mà họ được giao, ví dụ thuê mướn hay sa thải lãnh đạo các doanh nghiệp mà họ nắm cổ phần hay thay đổi chiến lược kinh doanh của các công ty đó. Quyền lực của các AMC còn được gia tăng nhờ một số quy chế đặc cách liên quan đến các quy định và luật pháp quản lý ngân hàng hiện hữu. Tuy vậy AMC và các ngân hàng bị quốc hữu hóa vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc thị trường.
Bài học thứ ba là giải quyết các vấn đềcủa hệ thống ngân hàng phải nằm trong tổng thể một gói chính sách vĩ môđúng đắn có tầm nhìn. Thụy Điển đã không thể thoát ra khỏi khủng hoảng nếu không có chính sách tỷ giá hợp lý đưa đồng krona về đúng giá trị của nó và sự trợ giúp thanh khoản đầy đủ của Riksbank cho hệ thống ngân hàng ở những thời điểm khó khăn. Một cơ chế bình ổn tài khóa tự động cũng giúp kinh tế Thụy Điển không rơi vào suy thoái quá sâu và giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho những người bị thất nghiệp. Hệ thống ngân hàng sau khi được tái cơ cấu cần phải được giám sát và quản lý rủi ro chặt chẽ nhằm tránh tăng trưởng tín dụng quá nóng và tích tụ quá nhiều nợ xấu làtiền đề của một cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Có thể nói nhìn những thực hiện được và thành công như Thụy Điển chúng ta đều thấy "dễ" những cũng rất khó khăn và không đơn giản chút nào.Ví dụ như Mỹ đã không dám dũng cảm quốc hữu hóa Bear Stearns, Citigroup.Ireland, Iceland đã rơi vào vũng lầy nợ nần vì bảo đảm toàn bộ hệ thống ngân hàng. Châu Âu không thể vực dậy nền kinh tế vì ECB không linh hoạttrong chính sách tiền tệ. Anh vẫn loay hoay với chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng.
Nhưng với Việt Nam thực hiện một kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có sự tham gia của đồng vốn nhà nước cần tuân thủ theo nguyên tắc các chủ ngân hàng phải là người cũng cần phải "chịu lỗ" nếu như các doanh nghiệp và người dân gửi tiền vào với lãi suất thấp nhưng sẽ được nhà nước đứng ra bảo đảm. Các ngân hàng cần phải tiết kiệm chi phí để lãi biên không vượt quá 2 đến 2,5% /năm. Những huy động vốn cũ và cho vay lãi suất quá cao cần có kế hoạch hạ xuống ngay mặc dù ngân hàng lỗ, nhưng còn có khả năng thu hồi nợ khi khách hàng (doanh nghiệp) còn có khả năng kinh doanh có lợi nhuận mà trả nợ lãi và vốn. Điều đó các ngân hàng cần nhìn thấy chứ, nếu lãi vay quá cao "doanh nghiệp chỉ còn con đường "chết " và nợ xấu sẽ ra tăng và không có khả năng thu hồi.
Phương án cần làm ngay khi tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là Kế hoạch và phương án tái cơ cấu cần phải minh bạch, nợ xấu của các ngân hàng cần công khai. Để hiểu rõ lỗ thực lãi ảo của tất cả các doanh nghiệp và cả ngân hàng khi đó Ngân hàng Nhà nước cần có một quyết sách dũng cảm về chính sách tỷ giá, giải quyết triệt để vấn đề thâm hụt thương mại.
Một kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng rất cần sự tự giác, tự đánh giá thực lực của các chủ ngân hàng và họ cũng cần phải tuân thủ một nguyên tắc bất biến của quy luật cạnh tranh. Nếu ta không đủ mạnh và không có được các điều kiện cần và đủ của một chủ thể kinh doanh và không tự chủ chắc chắn ta sẽ bị đào thải. Vì vậy nguyên tắc đầu tiên và cương quyết phải thực hiện khi tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng là phải thật công khai, minh bach "sức khỏe" thực tế của mỗi ngân hàng và từ đó có phương án tháo gỡ hợp nhất, sát nhập.... để tập trung và cùng chủ động trong kinh doanh, đặc biệt phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo lợi ích chung cho tất cả khách hàng người gửi và người vay đều có niềm tin và khả năng thanh toán .
-(Giang Le) Banking reform-Chỉ sau 5 năm hệ thống ngân hàng được tự do hóa, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 85 lên 135% GDP. Sự tăng trưởng vượt bực tín dụng nội địa đã đẩy giá bất động sản và chứng khoán tăng vọt. Tiêu dùng và đầu tư tăng mạnh dẫn đến tăng trưởng nóng, đồng nội tệ bị định giá quá cao (overvalued), thâm hụt cán cân vãn lai, đồng thời lạm phát và lãi suất danh nghĩa tăng cao. Ngay khi nền kinh tế bị tác động bởi một vài cú sốc bên ngoài, một loạt doanh nghiệp đổ vỡ, bong bóng bất động sản và chứng khoán xì hơi. Hậu quả là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh đẩy một số ngân hàng đến bờ vực phá sản, nền kinh tế đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và suy thoái.
Đó là những gì đã xảy ra với Thụy điển trong giai đoạn cuối 1980 đầu 1990, đã hơn 20 năm nhưng có lẽ hoàn cảnh kinh tế tài chính của Việt nam trong vài năm quá có nhiều điểm tương đồng như vậy. Đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, trong hai năm 1992-1993 Thụy điển đã thực hiện một cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ngoạn mục, sau này được nhiều nhà kinh tế đánh giá là một cuộc cải cách thành công nhất trong lịch sử ngân hàng hiện đại. Không những tránh được đổ vỡ tài chính liên hoàn, kinh tế Thụy điển tăng trưởng rất ấn tượng những năm sau đó và chính phủ nước này đã thu hồi lại được gần như toàn bộ số tiền bỏ ra cứu trợ. Bài học của Thụy điển được nhiều nước học tập trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua ở những mức độ khác nhau. Việt nam, với kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng trong thời gian tới, rất có thể cũng sẽ học được nhiều điều từ kinh nghiệm của Thụy điển. Dưới đây là những gì Thụy điển đã làm và những bài học quan trọng được rút ra từ kinh nghiệm của họ.
Thụy điển 1992-1993
Cho đến năm 1992, Thụy điển thi hành chính sách tỷ giá cố định với hi vọng sẽ kiềm chế được lạm phát. Tuy nhiên mục tiêu lạm phát không đạt được khi lạm phát tăng quá 2 con số vào cuối những năm 1980, đồng thời đồng Krona bị định giá quá cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán ngày càng tăng. Tháng 11/1992 ngân hàng trung ương Thụy điển, Riksbank, phải chấp nhận thả nổi tỷ giá và chuyển sang sử dụng mục tiêu lạm phát (inflation targeting). Trong vòng 6 tháng đồng Krona mất giá hơn 40% và chỉ trong 2 năm cán cân vãn lai (current account balance) chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Lãi suất cho vay danh nghĩa cũng giảm từ 16% năm 1992 xuống dưới 10% năm 1996. Mặc dù GDP bị sụt giảm 6% trong 3 năm từ 1990 đến 1993, những năm sau đó Thụy điển có tăng trưởng trung bình gần 4%/năm bỏ xa các nước châu Âu khác trong cùng thời kỳ.
Tuy vai trò của chính sách thả nổi tỷ giá, đồng nghĩa với gián tiếp phá giá mạnh đồng nội tệ, rất quan trọng trong những năm đó, cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng là chìa khóa dẫn đến thành công của Thụy điển. Đối mặt với sự đổ vỡ ngân hàng hàng loạt, đầu năm 1992 chính phủ Thụy điển tuyên bố bảo đảm toàn bộ số vốn của người dân và doanh nghiệp gửi hoặc đầu tư trong hệ thống ngân hàng ngoại trừ vốn của giới chủ ngân hàng. Mặc dù biện pháp bảo đảm toàn bộ (blanket guarantee) này gây nhiều tranh cãi, có lẽ đó là giải pháp duy nhất Thụy điển có thể lựa chọn ở thời điểm đó để ngăn ngừa sụp đổ dây chuyền. Sau này nhiều nước châu Âu như Đức, Ireland, Iceland, Đan mạch và Úc, New Zealand đã áp dụng biện pháp này ở thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nghiên cứu của IMF cũng ủng hộ bảo đảm toàn bộ khi thị trường tài chính có nguy cơ rơi vào khủng hoảng tuy vẫn cảnh báo chi phí cho biện pháp này không nhỏ.
Sau khi trấn an thị trường bằng bảo đảm toàn bộ, Thụy điển quốc hữu hóa và hợp nhất hai ngân hàng Gotabanken và Nordbanken, ở thời điểm đó không còn đủ vốn chủ sở hữu theo luật định. Thụy điển đã rất kiên quyết loại bỏ các cổ đông hiện hữu của hai ngân hàng này, giữ vững nguyên tắc các chủ ngân hàng phải chịu lỗ và mất vốn trước khi chính phủ rót tiền cứu trợ. Biện pháp mạnh tay này đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại khác nhanh chóng tăng vốn chủ sở hữu (recapitalize), giảm bớt rủi ro cho toàn bộ hệ thống. Riêng với hai ngân hàng bị quốc hữu hóa, Thụy điển tách số tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản và giao cho hai công ty quản lý tài sản (AMC - asset management company) quản lý riêng. Hai AMC này hoạt động như một dạng quĩ đầu tư vốn (private equity fund), cấp vốn và quản lý những doanh nghiệp còn khả năng sinh lợi đồng thời lựa chọn thời điểm và khách hàng thích hợp để thanh lý những phần tài sản còn lại. Đến năm 1997 các AMC đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ của mình và được giải thể. Ngân hàng Nordbanken cũng dần dần được tư hữu hóa và đổi tên thành Nordea. Toàn bộ chi phí cho vụ giải cứu/cải tổ hệ thống ngân hàng này của Thụy điển khoảng 4% GDP nhưng sau khi tư hữu hóa Nordbanken và thanh lý AMC ngân sách Thụy điển đã thu lại được gần như toàn bộ số tiền nói trên.
Bài học Thụy điển
Ngay từ năm 1997 đích thân thống đốc Urban Bäckström của Riksbank đã có một bài phát biểu tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Kansas City) tổng kết kinh nghiệm của mình. Đến năm 2007, Emre Ergungor, một nhà kinh tế thuộc Fed Cleveland, viết một bài tổng kết khá chi tiết kinh nghiệm giải cứu hệ thống ngân hàng của Thụy điển giai đoạn 1992-1993. Bài nghiên cứu này được báo Wall Street Journal tóm tắt lại vào tháng 2/2009 khi giới hoạch định chính sách Mỹ đang loay hoay giải cứu hệ thống tài chính của mình. Cũng vào thời điểm đó, Lars Jonung - giáo sư kinh tế của Lund University - có một tổng kết tương tự viết cho ECFIN của European Commission. Tựu trung có ba bài học quan trọng từ kinh nghiệm của Thụy điển.
Bài học thứ nhất là tính minh bạch. Chính thống đốc Bäckström cho biết ở thời điểm đáy của cuộc khủng hoảng Thụy điển có thể dấu thông tin về các khoản lỗ của các ngân hàng và để cho các AMC thanh lý dần dần nhằm tránh gây sốc cho thị trường. Tuy nhiên Riksbank đã quyết định công bố toàn bộ thông tin về tài sản và nợ xấu, điều này vừa giúp giảm bớt bất ổn (uncertainty) của hệ thống vừa giúp chính phủ nhìn rõ các rủi ro và chuẩn bị nguồn lực đủ lớn đủ để hoàn thành kế hoạch giải cứu. Việc yêu cầu các ngân hàng thua lỗ mở sổ sách cũng giúp Thụy điển dễ dàng bắt các chủ ngân hàng hiện hữu chấp nhận lỗ và mất quyền kiểm soát ngân hàng (bị quốc hữu hóa). Đảng cầm quyền và phe đối lập đạt được đồng thuận về phương án giải quyết phần nào cũng nhờ sự minh bạch này.
Bài học thứ hai là nguồn lực cho công cuộc giải cứu/cải tổ phải đủ mạnh. Nguồn lực ở đây không chỉ dừng ở nguồn tài chính để tái cấp vốn và bảo đảm toàn bộ (blanker guarantee) mà còn là cơ chế và thẩm quyển của những cá nhân và đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình giải cứu. Cụ thể các AMC của Thụy điển đã được chính phủ cam kết cung cấp mức vốn lên đến 24 tỷ Krona, tương đương với ngân sách quốc phòng trong một năm. Các AMC được giao rất nhiều quyền liên quan đến việc quản lý và định đoạt số tài sản mà họ được giao, ví dụ thuê mướn hay sa thải lãnh đạo các doanh nghiệp mà họ năm cổ phần hay thay đổi chiến lược kinh doanh của các công ty đó. Quyền lực của các AMC còn được gia tăng nhờ một số qui chế đặc cách liên quan đến các qui định và luật pháp quản lý ngân hàng hiện hữu. Tuy vậy AMC và các ngân hàng bị quốc hữu hóa vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc thị trường.
Bài học thứ ba là giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng phải nằm trong tổng thể một gói chính sách vĩ mô đúng đắn có tầm nhìn. Thụy điển đã không thể thoát ra khỏi khủng hoảng nếu không có chính sách tỷ giá hợp lý đưa đồng Krona về đúng giá trị của nó và sự trợ giúp thanh khoản đầy đủ của Riksbank cho hệ thống ngân hàng ở những thời điểm khó khăn. Một cơ chế bình ổn tài khóa tự động cũng giúp kinh tế Thụy điển không rơi vào suy thoái quá sâu và giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho những người bị thất nghiệp. Hệ thống ngân hàng sau khi được tái cơ cấu cần phải được giám sát và quản lý rủi ro chặt chẽ nhằm tránh tăng trưởng tín dụng quá nóng và tích tụ quá nhiều nợ xấu là tiền đề của một cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Tất nhiên rút ra bài học thì dễ, thực hiện được và thành công như Thụy điển không đơn giản chút nào. Mỹ đã không dám dũng cảm quốc hữu hóa Bear Stearns, Citigroup. Ireland, Iceland đã rơi vào vũng lầy nợ nần vì bảo đảm toàn bộ hệ thống ngân hàng. Châu Âu không thể vực dậy nền kinh tế vì ECB không linh hoạt trong chính sách tiền tệ. Anh vẫn loay hoay với chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng. Nhưng nói vậy không có nghĩa Việt nam không cần tham khảo và học hỏi những gì Thụy điển đã thành công. Một kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có sự tham gia của đồng vốn nhà nước cần tuân thủ theo nguyên tắc các chủ ngân hàng phải là người chịu lỗ đầu tiên dù người dân gửi tiền có thể sẽ được nhà nước đứng ra bảo đảm. Kế hoạch và phương án tái cơ cấu cần phải minh bạch, nợ xấu của các ngân hàng cần công khai. Nếu Việt nam cũng thành lập các AMC để tách biệt tài sản xấu tính minh bạch càng cần trú trọng. Cuối cùng là NHNN càn có một quyết sách dũng cảm về chính sách tỷ giá, giải quyết triệt để vấn đề thâm hụt thương mại.
[Note: Một version của bài viết này đã được đăng trên TBKTSG]
Tài liệu tham khảo
Anders Aslund, 2009, Lessons for the US from the Swedish Bank Crisis, http://www.petersoninstitute.org/realtime/?p=504
Emre Ergungor, 2007, On the Resolution of Financial Crises: The Swedish Experience, http://www.clevelandfed.org/research/PolicyDis/pdp21.pdf
Lars Jonung, 2007, The Swedish model for resolving the banking crisis of 1991-93. Seven reasons why it was successful, http://ec.europa.eu/economy_finance/publications/publication14098_en.pdf
Wall Street Journal, 20/02/2009, Lessons from Sweden’s Bank Nationalization, http://blogs.wsj.com/economics/2009/02/20/lessons-from-swedens-bank-nationalization/
-Theo: (Giang Le) Banking reform
-
Vietnam parks its skyscraper projects (FT 23-2-12) -- Tác giả bài này, Ben Bland, là một độc giả thường xuyên của viet-studies, muốn giới thiệu bài này với các bạn. - Tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước: Tránh chuyện thay vỏ (TBKTSG).-- Doanh nghiệp chờ đợi giảm lãi suất một cách hệ thống (Tầm nhìn).
- Phỏng vấn TS Vũ Tuấn Anh – chuyên gia nghiên cứu kinh tế của Viện Kinh tế Việt Nam: Lộ trình nhanh nhất là cắt bỏ ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước (ĐĐK).
Xếp hạng cạnh tranh 2011: Băn khoăn tính minh bạch và phí bôi trơn-(Tamnhin.net) - Khác biệt ấn tượng nhất giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2011 với các năm..
-Kinh tế Việt Nam: The New Asian Tiger? (FP 24-2-12) -- Tóm tắt báo cáo của McKinsey mà tôi đăng hôm qua.◄- VN điều hành doanh nghiệp 'bị chê' bbc 24.02.12
- Thực hư chuyện giảm lãi suất (ĐĐK).- Giải quyết nợ của EVN bằng trái phiếu, tại sao không? (KTSG).- Giá vàng có thể tiếp tục tăng trong tuần tới (DVT).
- Đề xuất lập ngân hàng chuyên cho vay mua nhà (PLTP). - Thị trường BĐS VN phải có tầm nhìn thực tế ? (Tầm nhìn).- ‘Năm 2012 là thời của bất động sản giá rẻ’ (VNE).- Chỉ thị 01: Chứng khoán ngóc lên, BĐS cúi đầu (VEF)-
Buôn cá rất có lời: Tiết lộ lãi 'khủng' của dân buôn cá (ĐV 25-2-12)- Sắn thối đổ đi, dân khốn đốn (VEF). - Sáng tạo quá hóa phiền (TN).-- 98 doanh nghiệp nhận giải chất lượng quốc gia (TTXVN).
- Công trình GT có vấn đề: Khó quy trách nhiệm (VNN). - Nhà thầu siêu bê bối – Kỳ 2: Phải siết trách nhiệm chủ đầu tư (TN).- - Quảng Ngãi: Lãng phí công trình hàng chục tỷ đồng (VOV). -- Tham vọng lớn từ chính sách tiền tệ của Trung Quốc (ĐĐK).WB: Trung Quốc không cải cách sâu sẽ khủng hoảng kinh tế-(TBKTSG Online) - Ngân hàng Thế giới (WB) tuần qua phát hành báo cáo kinh tế "Trung Quốc năm 2030" kết luận nếu Trung Quốc không cải cách sâu sắc sẽ phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế.---- -5 nền kinh tế có thể thay đổi thế giới -Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Congo, Indonesia, Kazakhstan là những nước được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay dổi lớn cho trật tự kinh tế thế giới ở tương lai gần. Nigeria là một ứng viên khác, rất tiềm năng cho nhóm này. - Bốn rủi ro kinh tế toàn cầu năm 2012 (LĐXH).------