Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Fitch Ratings: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số chính thức

-Fitch Ratings: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số chính thức
(DVT.vn) - Theo Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số 3,8% được công bố trước đó.
Theo báo cáo của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu thực sự của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao hơn tới 4 lần so với con số chính thức 3,3% được công bố trước đó. Tổ chức này cũng cảnh báo chất lượng tài sản của các ngân hàng có thể xấu hơn và khả năng hấp thụ các khoản nợ xấu của Chính phủ là không rõ ràng.
Các chuyên gia nước ngoài nhận định, hiện tại nợ xấu của các ngân hàng là nguy cơ lớn nhất đối với hệ thống tín dụng nhưng sẽ được cải thiện nếu các ngân hàng chấp thuận tiếp nhận nguồn vốn từ nước ngoài.
Chính phủ đã hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong nước để đảm bảo sự bền vững khi giới hạn tốc độ tăng trưởng dưới 20% trong năm 2011, giảm từ mức 23% của năm trước đó và tiếp tục hạ nhiệt xuống 15% trong năm 2012.
Việc hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là với một số lĩnh vực không khuyến khích đầu tư đã bước đầu có nhiều kết quả tích cực như giúp kiềm chế tốc độ tăng lạm phát, khôi phục niềm tin của doanh nghiệp và ổn định giá trị đồng nội tệ trong những tháng vừa qua.
Tới thời điểm hiện tại, Việt Nam còn 6 ngân hàng có tình hình tín dụng yếu kém, chiếm khoảng 6% thị phần toàn hệ thống ngân hàng và đang được Ngân hàng Nhà nước ráo riết chỉ đạo phương án tái cấu trúc hoặc sáp nhập để đảm bảo khả năng tài chính.

Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng theo số liệu công bố chính thức năm 2011

Đỗ Hà
Theo Bloomberg


Mô hình kinh tế Việt Nam rất không bền vững (VOV).-Tìm nguyên nhân bất ổn kinh tế vĩ mô-(TBKTSG Online) - Hàng loạt các yếu kém nội tại gây bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài tiếp tục được các nhà kinh tế thảo luận tại tọa đàm: Hướng tới một khuôn khổ chính sách kinh tế cho Việt Nam trong trung và dài hạn tổ chức sáng 21-3.Việt Nam thuê tư vấn cải thiện xếp hạng tín nhiệm (VnEconomy).- Cần “mổ xẻ” DNNN để an lòng dân (Bee).Thà đau một lần để có tương lai bền vững (TBKTSG)
.- Đại gia Việt vung tiền mua khách sạn, resort ngoại (VEF)Không nên vội vàng giảm lãi suất (TBKTSG).- Vay vốn ngân hàng: Cơ hội ở… kỳ hạn (VnEconomy).- Vàng tăng trở lại sau hai ngày giảm mạnh (TP).  - Nhà đầu tư ‘chết’ trên sàn vàng chui (VNE).--Có nên cho phép mở casino? (TBKTSG Online) - Casino (sòng bạc), rộng hơn là các hình thức cá cược như xổ số, cá độ bóng đá, cá cược đua ngựa, đua chó, vui chơi có thưởng... là loại hình kinh doanh giải trí khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Gần đây, vấn Thu hồi rạp Bắc Đô (Hà Nội): Ém nhẹm thông tin, đối tác ăn trái đắng
(Dân trí) – Do đối tác ém nhẹm thông tin rạp Bắc Đô (số 39 Hàng Giấy, quận Hoàn Kiếm) sẽ bị Thành phố thu hồi nên một doanh nghiệp đã “sập bẫy” bỏ ra nhiều tỷ đồng hợp tác đầu tư kinh doanh nay trở thành tay trắng.
Sửa thuế thu nhập: ‘Lo luật không theo kịp giá’ (VNE).- Ngân hàng quốc doanh được yêu cầu giảm lãi suất (VnEconomy).  - Yêu cầu 5 ngân hàng lớn tiết giảm 5-10% chi phí (TTXVN).  - Tổ hợp bô xít nhôm chậm tiến độ hồ chứa bùn đỏ (Bee).----Không có xe chở tiền, 40 chi nhánh ngân hàng không thể hoạt động (SGTT).- Bùng nổ mua, bán dự án địa ốc thời khủng hoảng (VnEconomy).
Tiêu dùng ôtô: Trong thảm, ngoài nản (VnEconomy).‘Không nơi nào ôtô mất nhiều phí như Việt Nam!’ (VNN).  - Phí lưu hành phương tiện: Đổi tên, không đổi mức thu (TQ). - ‘Bị thu phí, dân sẽ buộc phải chọn phương tiện’ (VNN).   - “Loạn” phí giao thông, vì sao? (kỳ 3) (TT).  - Sau thu phí, sẽ cấm hẳn xe máy? (VTC).Thu phí phương tiện cá nhân: Sẽ lấy ý kiến người dân (TP).  - “Áp thu phí ngay lập tức là ép chúng tôi chết” (DT).  - Phí phương tiện “bóp” chết doanh nghiệp vận tải? (VTC). - Nên thu quỹ bảo trì đường bộ khi nào? (TBKTSG).  - Bộ Giao thông giải trình về phí hạn chế xe cá nhân (VNE).  - Doanh nghiệp vận tải “kêu” không đủ tiền nộp… “thuế đường”  (VnMedia).
Một mình ngân hàng không thể chống rửa tiền (VNN).- GS.TSKH Nguyễn Mại: Không nên tận thu (TT).  - Khoan sức dân hay bảo vệ nguồn thu? (TT).Quốc hội Hy Lạp đồng ý thỏa thuận cứu nguy    –   (VOA).Giá xăng dầu tăng khiến Tổng thống Mỹ phải du hành miền Tây    –   (VOA).Mức nhà bán tại Mỹ gia tăng   –   (VOA).Bồ Đào Nha rúng động vì biểu tình chống “thắt lưng buộc bụng” (DVT/AFFP).



-Nợ công Việt Nam: Không có nợ xấu -(Tamnhin.net) - Trước một số ý kiến cho rằng, tỷ lệ nợ quốc gia của Việt Nam so với GDP hiện nay đang ở mức cao, Bộ Tài chính khẳng định chỉ số nợ của Việt Nam hiện ở mức trung bình và nằm trong phạm vi an toàn. Trong cơ cấu nợ của Việt Nam, chủ yếu là nợ vay dài hạn và lãi suất ưu đãi.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2011, nợ nước ngoài của quốc gia ước tính ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP năm 2011. Đây là mức nằm trong phạm vi giới hạn an toàn. Bởi, theo Nghị quyết của Quốc hội, kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP.

Kết luận này cũng phù hợp với đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Các tổ chức này nhận định, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs).

Nếu xét về khía cạnh bền vững nợ cho thấy, nợ vay dài hạn, lãi suất ưu đãi là chủ yếu trong cơ cấu nợ của Việt Nam. Trong tổng số nợ của nước ta, số vốn vay ODA chiếm 75% và phần lớn số vốn này có lãi suất thấp.

Một thí dụ điển hình là khoản vay của WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm. Khoản vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm. Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm.

Hiện nay, các khoản nợ đến hạn cả trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu. Hơn nữa, cơ cấu huy động vốn vay trong và ngoài nước đã có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng nợ nước ngoài giảm và tỷ trọng nợ trong nước tăng lên. Đây cũng là xu hướng chuyển đổi cơ cấu vay nợ nước ngoài sang vay nợ trong nước của các nước đang phát triển, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia.

So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm BB, chỉ số nợ của Việt Nam ở mức trung bình.

Triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát nợ công

Nhằm thực hiện các mục tiêu về giới hạn an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ công được Quốc hội thông qua như đã nói ở trên, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát nợ công. Cụ thể là tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế.

Việc huy động các nguồn vốn vay của Chính phủ sẽ được thực hiện trên cơ sở tiến độ giải ngân, tránh đọng vốn, tăng chi phí trả lãi, đồng thời không gây nên tình trạng gia tăng áp lực cho thị trường.

Tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, phân bổ sử dụng vốn vay để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo hiệu quả cao. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, bảo lãnh Chính phủ theo hướng không mở rộng diện, gắn với hiệu quả sử dụng vốn, trả được nợ vay và giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước.

Rà soát lại, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc xây dựng và điều chỉnh các chương trình tín dụng, tín dụng chính sách để giảm mức độ phụ thuộc quá lớn đối với nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Chú trọng công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ, bao gồm rủi ro về đồng tiền vay, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán, tín dụng và hoạt động để hạn chế tới mức thấp nhất chi phí vay và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Nâng cao uy tín quốc gia và xây dựng đề án nâng cao hệ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia để góp phần giảm chi phí vay của chính phủ và doanh nghiệp.

Tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay đặc biệt là các doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư, trả được nợ.

PV (tổng hợp)- -Theo:Nợ công Việt Nam: Không có nợ xấu



-Tuần sau xét xử vụ Vinashin- Đại gia Việt vung tiền mua khách sạn, resort ngoại(VEF.VN) - Hàng loạt dự án khách sạn sang, các khu du lịch. Resort nổi tiếng của các nhà đầu tư nước ngoài phát triển tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư trong nước mua lại.

Tổng số lượt xem trang