Extrait de l’article “ The Meeting of Buddhist and Western Psychology” – The Naropa Journal of Contemplative Psychology- Vol IV. Traduction Karuna-France 2005
Nguyễn Thượng Chánh phỏng dịch
Nguyễn Thượng Chánh phỏng dịch
Đôi dòng về Thiền sư Chogyam Trungpa Rinpoche
“Chogyam Trungpa Rinpoche (1939-1987) là một trong những đạo sư Tây Tạng đầu tiên mang Phật Pháp đến phương Tây. Năm 1963 được học bổng để du học tại Ðại Học Oxford. Năm 1967 sau khi tốt nghiệp Ngài thành lập Trung Tâm Thiền Samaye-Ling tại Scotland với phương pháp thiền áp dụng vào đời sống hàng ngày. Ngài nhận thấy hình thức cư sĩ thuận tiện hơn trong việc hoằng pháp, sau đó Ngài hoàn tục. Năm 1974 Ngài thành lập Học Viện Phật Giáo Naropa tại Boulder, Colorado. Khóa đầu tiên có 2,000 sinh viên ghi danh. Học Viện quy tụ những giáo sư nổi tiếng như: Trungpa (dạy Kim Cang Thừa), Ram Dass (Bhagava Rita), Jack Kornfield (Phật Giáo Nguyên Thủy), Joseph Goldstein, Mahasi Sayadaw, Anagarika Munindra (Nguyên Thủy)”
“Chogyam Trungpa Rinpoche (1939-1987) là một trong những đạo sư Tây Tạng đầu tiên mang Phật Pháp đến phương Tây. Năm 1963 được học bổng để du học tại Ðại Học Oxford. Năm 1967 sau khi tốt nghiệp Ngài thành lập Trung Tâm Thiền Samaye-Ling tại Scotland với phương pháp thiền áp dụng vào đời sống hàng ngày. Ngài nhận thấy hình thức cư sĩ thuận tiện hơn trong việc hoằng pháp, sau đó Ngài hoàn tục. Năm 1974 Ngài thành lập Học Viện Phật Giáo Naropa tại Boulder, Colorado. Khóa đầu tiên có 2,000 sinh viên ghi danh. Học Viện quy tụ những giáo sư nổi tiếng như: Trungpa (dạy Kim Cang Thừa), Ram Dass (Bhagava Rita), Jack Kornfield (Phật Giáo Nguyên Thủy), Joseph Goldstein, Mahasi Sayadaw, Anagarika Munindra (Nguyên Thủy)”
(Trích từ – Công cuộc hoằng pháp tại Hoa Kỳ và những đóng góp của Phật giáo Việt Nam – Trang mạng Tìm Hiểu Đạo Phật Sốngđờithanhthản).
Theo Wikipedia.
Ngài là thiền sư, giảng sư và nghệ sĩ. Sanh năm 1939 tại Tây Tạng và mất năm 1987. Ngài là hóa thân thứ 11 của sư trưởng Trungpa Tulku.
Thiền sư Chogyam Trungpa Rinpoche, là một nhà sư Tây Tạng nổi tiếng khắp thế giới. Ngài có những đóng góp đáng kể trong việc truyền bá Phật Giáo Mật Tông tại các quốc gia Tây phương, nhưng đồng thời với việc hoằng pháp, tư tưởng và cuộc sống cá nhân của ngài cũng để lại lắm diều tranh luận…
Thiền sư Chogyam Trungpa Rinpoche, là một nhà sư Tây Tạng nổi tiếng khắp thế giới. Ngài có những đóng góp đáng kể trong việc truyền bá Phật Giáo Mật Tông tại các quốc gia Tây phương, nhưng đồng thời với việc hoằng pháp, tư tưởng và cuộc sống cá nhân của ngài cũng để lại lắm diều tranh luận…
Mời xem video: “Minh triết điên dại” phim tài liệu về cuộc đời của thiền sư Chogyam Trungpa Rinpoche
Video: Crazy Wisdom: The life & Times of Chogyam Trungpa Rinpoche-Trailer-Shambhala
Video: Crazy Wisdom: The life & Times of Chogyam Trungpa Rinpoche-Trailer-Shambhala
* * *
Kinh nghiệm trực tiếp và lý thuyết.
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
Theo quan điểm Phật Giáo, việc học tập về lý thuyết chỉ là một bước đầu tiên mà thôi. Nó cần phải được bổ túc thêm bằng sự huấn luyện về kinh nghiệm trực tiếp, trong chúng ta và trong cả tha nhân nữa.
Trong truyền thống Phật Giáo, khía cạnh thực nghiệm được phát triển bằng thiền định và đây là một sự quán trực tiếp vào trí tuệ. Thiền định trong Phật Giáo không phải là một nghi thức lễ nghi, nhưng nó là phương pháp giúp chúng ta làm sáng tỏ bản chất chân thật của trí tuệ cũng như kinh nghiệm của chính bản thân mình.
Thông thường thiền định gồm có ba phần:
• Giới luật (Shila, discipline)
• Định (Samadhi, méditation)
• Bát nhã, tuệ minh, (Prajna, prise de conscience immediate)
Theo quan điểm Phật Giáo, việc học tập về lý thuyết chỉ là một bước đầu tiên mà thôi. Nó cần phải được bổ túc thêm bằng sự huấn luyện về kinh nghiệm trực tiếp, trong chúng ta và trong cả tha nhân nữa.
Trong truyền thống Phật Giáo, khía cạnh thực nghiệm được phát triển bằng thiền định và đây là một sự quán trực tiếp vào trí tuệ. Thiền định trong Phật Giáo không phải là một nghi thức lễ nghi, nhưng nó là phương pháp giúp chúng ta làm sáng tỏ bản chất chân thật của trí tuệ cũng như kinh nghiệm của chính bản thân mình.
Thông thường thiền định gồm có ba phần:
• Giới luật (Shila, discipline)
• Định (Samadhi, méditation)
• Bát nhã, tuệ minh, (Prajna, prise de conscience immediate)
Shila: mục đích đơn giản hóa cuộc sống nói chung và loại bỏ đi những phiền toái vô ích. Để phát triển một kỷ luật tinh thần thật sự, điều cần thiết trước tiên là chúng ta hãy tự quán để biết mình không ngớt thay đổi gánh nặng trong các sinh hoạt và công việc bên ngoài.
Samadhi: Định là trọng tâm trong vấn đề tu luyện của Phật Giáo. Phương pháp gồm có tọa thiền và theo dõi hô hấp, và khi nhận biết lúc mình xao lãng nhịp thở (vì vọng tưởng) thì phải kéo sự chú ý trở lại liền. Lúc ngồi thiền, thái độ của thiền giả là phải chú tâm đến tất cả các hiện tượng đang xảy ra như luồng tư tuởng, ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm dấy lên trong khắp thân tâm. Có thể nói rằng, thiền định là con đường đem tình thân hữu (amitié) đến cho chính mình. Đây là một kinh nghiệm về bất gây hấn (non agression). Thật vậy, phương pháp thiền định thường được gọi là “sống hòa bình” (demeurer en paix). Hành thiền là con đường giúp chúng ta đi sâu vào nền tảng của bản thể, vượt ra ngoài các lược đồ (schémas) sinh hoạt thông thường.
Prajna: là sự nhận thức cấp thời (prise de conscience immédiate), vô khái niệm (non conceptuelle) và đồng thời nó dẫn chúng ta vào việc nghiên cứu tri thức (étude intellectuelle). Khi một cá nhân thật sự thấu hiểu được sự hoạt động của trí tuệ và để làm sáng tỏ thêm họ liền đặt thành tên kinh nghiệm mà họ vừa trải qua. Sự tò mò đó rất là tự nhiên (spontanée), thế sao lại có người cho rằng đó là bản chất của trí tuệ (nature de l’esprit)? Sự nhận thức cấp thời đưa họ vào việc nghiên cứu nhưng đồng thời cũng rất cần phải duy trì một kỷ luật thường trực trong việc hành thiền để những khái niệm không bao giờ chỉ thuần nhất là khái niệm mà thôi. Công việc rèn luyện tâm lý vẫn sống động, tươi mát, và bám rễ chặt chẽ…
Shila là giới luật, căn bản của thiền định, Samadhi là dịnh hay con đường ứng dụng còn Prajna là quả hay tuệ minh.
Prajna được khai mở nhờ vào thiền định. Qua kinh nghiệm Prajna, thiền giả giả cảm nhận trực tiếp và cụ thể cách vận hành thật sự của trí tuệ, cũng như cơ chế và phản xạ trong từng giây phút một. Prajna theo thông lệ thường hay được gọi là cái nhìn phân biệt (vision discriminante) . Đó không có nghĩa là có sự ưu đãi và chọn lựa. Prajna chỉ nên được xem như sự thấu hiểu không định kiến (sans aucun préjugé) thế giới và trí tuệ của chính mình, nhưng Prajna lại có tính phân biệt (discrimine) giữa sự loạn tâm (không trụ một nơi, confusion) và chứng bệnh thần kinh hay tâm căn (neurosis, névrose).
Prajna được khai mở nhờ vào thiền định. Qua kinh nghiệm Prajna, thiền giả giả cảm nhận trực tiếp và cụ thể cách vận hành thật sự của trí tuệ, cũng như cơ chế và phản xạ trong từng giây phút một. Prajna theo thông lệ thường hay được gọi là cái nhìn phân biệt (vision discriminante) . Đó không có nghĩa là có sự ưu đãi và chọn lựa. Prajna chỉ nên được xem như sự thấu hiểu không định kiến (sans aucun préjugé) thế giới và trí tuệ của chính mình, nhưng Prajna lại có tính phân biệt (discrimine) giữa sự loạn tâm (không trụ một nơi, confusion) và chứng bệnh thần kinh hay tâm căn (neurosis, névrose).
Một câu hỏi quan trọng thường được nhắc đến khi các nhà tâm lý học Tây phương bắt đầu nghiên cứu Phật Giáo: “Có phải bắt buộc để trở thành Phật tử khi nghiên cứu Phật Giáo?” Lẽ dĩ nhiên câu trả lời là không, nhưng chúng ta cần hỏi ngược lại họ: “Vậy các người muốn học những gì?”
Điều Phật Giáo thật sự cần truyền đạt đến các nhà tâm lý học Tây phương là họ phải biết làm thế nào để tự liên hệ một cách chặt chẽ vào kinh nghiệm bản thân (relier plus étroitement à sa propre expérience), vào sự tươi mát (fraicheur), tính trọn vẹn (l’entièreté) và sự cấp thời (l’immédiateté) của kinh nghiệm đó.
Muốn được như thế, họ không cần phải trở nên là Phật tử, nhưng cần phải kiên trì áp dụng thiền định.
Rất có thể chỉ cần học lý thuyết về tâm lý học Phật Giáo mà thôi, nhưng như thế thiền giả sẽ hoàn toàn đi bên cạnh yêu cầu của họ.
Nếu chúng ta không dựa vào kinh nghiệm của chính mình, chúng ta chỉ diễn giải các ý niệm Phật Giáo thông qua các khái niệm (concepts) Tây phương mà thôi.
Kinh nghiệm về thiền định sẽ làm phong phú cá nhân mình và người khác.
Đây là một sự trợ giúp quan trọng bất luận mục đích của việc nghiên cứu Phật Giáo là gì.
Điều Phật Giáo thật sự cần truyền đạt đến các nhà tâm lý học Tây phương là họ phải biết làm thế nào để tự liên hệ một cách chặt chẽ vào kinh nghiệm bản thân (relier plus étroitement à sa propre expérience), vào sự tươi mát (fraicheur), tính trọn vẹn (l’entièreté) và sự cấp thời (l’immédiateté) của kinh nghiệm đó.
Muốn được như thế, họ không cần phải trở nên là Phật tử, nhưng cần phải kiên trì áp dụng thiền định.
Rất có thể chỉ cần học lý thuyết về tâm lý học Phật Giáo mà thôi, nhưng như thế thiền giả sẽ hoàn toàn đi bên cạnh yêu cầu của họ.
Nếu chúng ta không dựa vào kinh nghiệm của chính mình, chúng ta chỉ diễn giải các ý niệm Phật Giáo thông qua các khái niệm (concepts) Tây phương mà thôi.
Kinh nghiệm về thiền định sẽ làm phong phú cá nhân mình và người khác.
Đây là một sự trợ giúp quan trọng bất luận mục đích của việc nghiên cứu Phật Giáo là gì.
Về khía cạnh sức khỏe.
Tâm lý học Phật Giáo được đặt trên nền tảng là tất cả chúng sanh đều có căn bản tốt hết. Đó là những tính tích cực như khai tâm (ouverture), thông minh, và nhân ái (chaleur). Ý niệm trên xuất phát ra từ kinh nghiệm về lòng tử tế, về giá trị của chính mình và của người khác. Sự hiểu biết này rất quan trọng. Đây là cảm hứng tiên khởi (inspiration primordiale) trong ứng dụng và trong tâm lý học Phật giáo.
Theo nhản quan Phật giáo, những khổ ải trong cuộc đời nên được xem như là những điều bất hảo tạm thời, phớt sơ ngoài mặt và chúng che lấp bản tính căn bản tốt đẹp của con người. Phương diện vừa nêu ra mang tính tích cực và lạc quan, nhưng một lần nữa chúng ta cần phải nhấn mạnh thêm là nó không mang thuần túy tính khái niệm (conceptuel). Nó xuất phát ra từ kinh nghiệm thiền quán và sức khỏe. Có nhiều lược đồ thần kinh (schémas névrotiques), thường là tạm thời và xuất phát ra từ quá khứ nhưng chúng ta có thể nhìn thấy và cắt ngang qua chúng được.
Qua việc áp dụng những điều nghiên cứu, chúng ta sẽ tạo ra được sức khỏe căn bản của trí tuệ, cho mình và cho cả người khác nữa. Chúng ta thấy rằng những problèmes của mình cũng không bám rễ đến độ quá sâu. Đúng là có sự tiến bộ. Chúng ta trở nên có ý thức hơn, khỏe mạnh hơn và sáng suốt hơn theo thời gian. Thật là điều vô cùng phấn khởi.
Xu hướng ưu đãi sức khỏe và tâm từ (bonté) xuất phát ra từ kinh nghiệm vô ngã và ý niệm nầy đã gây không ít khó khăn cho các nhà tâm lý học Tây phương. Vô ngã không phải là không có gì hết như nhiều người lầm tưởng. Nó không phải là một hình thức của thuyết đoạn kiến hay hư vô (nihilisme) nhưng ngược lại chúng ta có thể buông xả (lâcher prise) ra khỏi các lược đồ thần kinh thông thường. Khi buông xả là chúng ta làm thật sự. Chúng ta không tạo lại một cái vỏ (coquille) khác liền ngay sau đó đâu. Vô ngã, có nghĩa là mình có đủ tự tin để không cần phải xây dựng lại cái gì hết nhờ vậy nó đem đến cho ta kinh nghiệm về sức khỏe và sự tươi mát.
Kinh nghiệm vô ngã (absence d’égo) chỉ có xuyên qua thiền định mà thôi.
Kinh nghiệm nầy sẽ tạo cho mình một sự đồng cảm (empathie) thật sự đối với tha nhân. Ngã (ego) chen vào trong trường hợp có thể có sự trao đổi thật sự trực tiếp… Và rõ ràng đây là việc rất thiết yếu trong tiến trình tri liệu.
Vô ngã giúp tất cả tiến trình làm việc với người khác trở nên đích thực (authentique), cao quý (généreux) và tự do.
Theo Phật giáo nếu không có vô ngã (sans absence d’égo), thì không thể nào có lòng từ bi (compassion) thật sự được.
Tâm lý học Phật Giáo được đặt trên nền tảng là tất cả chúng sanh đều có căn bản tốt hết. Đó là những tính tích cực như khai tâm (ouverture), thông minh, và nhân ái (chaleur). Ý niệm trên xuất phát ra từ kinh nghiệm về lòng tử tế, về giá trị của chính mình và của người khác. Sự hiểu biết này rất quan trọng. Đây là cảm hứng tiên khởi (inspiration primordiale) trong ứng dụng và trong tâm lý học Phật giáo.
Theo nhản quan Phật giáo, những khổ ải trong cuộc đời nên được xem như là những điều bất hảo tạm thời, phớt sơ ngoài mặt và chúng che lấp bản tính căn bản tốt đẹp của con người. Phương diện vừa nêu ra mang tính tích cực và lạc quan, nhưng một lần nữa chúng ta cần phải nhấn mạnh thêm là nó không mang thuần túy tính khái niệm (conceptuel). Nó xuất phát ra từ kinh nghiệm thiền quán và sức khỏe. Có nhiều lược đồ thần kinh (schémas névrotiques), thường là tạm thời và xuất phát ra từ quá khứ nhưng chúng ta có thể nhìn thấy và cắt ngang qua chúng được.
Qua việc áp dụng những điều nghiên cứu, chúng ta sẽ tạo ra được sức khỏe căn bản của trí tuệ, cho mình và cho cả người khác nữa. Chúng ta thấy rằng những problèmes của mình cũng không bám rễ đến độ quá sâu. Đúng là có sự tiến bộ. Chúng ta trở nên có ý thức hơn, khỏe mạnh hơn và sáng suốt hơn theo thời gian. Thật là điều vô cùng phấn khởi.
Xu hướng ưu đãi sức khỏe và tâm từ (bonté) xuất phát ra từ kinh nghiệm vô ngã và ý niệm nầy đã gây không ít khó khăn cho các nhà tâm lý học Tây phương. Vô ngã không phải là không có gì hết như nhiều người lầm tưởng. Nó không phải là một hình thức của thuyết đoạn kiến hay hư vô (nihilisme) nhưng ngược lại chúng ta có thể buông xả (lâcher prise) ra khỏi các lược đồ thần kinh thông thường. Khi buông xả là chúng ta làm thật sự. Chúng ta không tạo lại một cái vỏ (coquille) khác liền ngay sau đó đâu. Vô ngã, có nghĩa là mình có đủ tự tin để không cần phải xây dựng lại cái gì hết nhờ vậy nó đem đến cho ta kinh nghiệm về sức khỏe và sự tươi mát.
Kinh nghiệm vô ngã (absence d’égo) chỉ có xuyên qua thiền định mà thôi.
Kinh nghiệm nầy sẽ tạo cho mình một sự đồng cảm (empathie) thật sự đối với tha nhân. Ngã (ego) chen vào trong trường hợp có thể có sự trao đổi thật sự trực tiếp… Và rõ ràng đây là việc rất thiết yếu trong tiến trình tri liệu.
Vô ngã giúp tất cả tiến trình làm việc với người khác trở nên đích thực (authentique), cao quý (généreux) và tự do.
Theo Phật giáo nếu không có vô ngã (sans absence d’égo), thì không thể nào có lòng từ bi (compassion) thật sự được.
Áp dụng vào trị liệu.
Nhiệm vụ của người thầy là giúp bệnh nhân kết nối lại với tâm từ và sức khỏe cơ bản của họ. Những người có tìm năng bệnh đến khám với một tâm trạng tha hóa (aliénation) và nghèo nàn bên trong. Chúng tôi phải chỉ mảnh đất sức khỏe chính trong họ và điều nầy còn quan trọng hơn là phải làm một lô xét nghiệm có tính kỹ thuật hầu giải quyết các vấn đề sức khỏe của họ.
Người ta có thể nghĩ rằng đây là một sự đòi hỏi quá đáng, nhất là khi chúng ta phải đối đầu với công việc chửa trị những cá nhân có bệnh sử tồi tệ và khó khăn. Nhưng căn bản của sức khỏe tâm thần nằm ở trong tầm tay chúng ta và nó có thể được thực nghiệm dễ dàng và đáng khuyến khích.
Để thực hiện điều trên, khỏi cần phải nói là người thầy phải bắt đầu bằng việc thí nghiệm trí tuệ của ông ta.
Thông qua thiền định, sự trong sáng và hơi nóng của người thầy sẽ được phát triển ra và có thể lan rộng qua người bệnh.
Quan điểm Phật giáo đặt tầm quan trọng vào lý vô thường và vào khía cạnh tạm bợ của vạn vật. Quá khứ là quá khứ, tương lai thì chưa xảy đến, bởi thế chúng ta làm việc với những gì chúng ta đang có sẵn nơi đây và trong giây phút hiện tại. Sự kiện nầy giúp chúng ta không phân loại (ne pas catégoriser) và không lý thuyết hoá (ne pas théoriser). Hoàn cảnh tươi mát và sinh động (vivante) lúc nào cũng có mặt trong giây phút hiện tại…
Chúng ta không cần phải quay nhìn về quá khứ để biết chúng ta và người khác như thế nào. Câu giải đáp tự nó đã sáng tỏ tại đây và ngay trong giây phút nầy.
Nhiệm vụ của người thầy là giúp bệnh nhân kết nối lại với tâm từ và sức khỏe cơ bản của họ. Những người có tìm năng bệnh đến khám với một tâm trạng tha hóa (aliénation) và nghèo nàn bên trong. Chúng tôi phải chỉ mảnh đất sức khỏe chính trong họ và điều nầy còn quan trọng hơn là phải làm một lô xét nghiệm có tính kỹ thuật hầu giải quyết các vấn đề sức khỏe của họ.
Người ta có thể nghĩ rằng đây là một sự đòi hỏi quá đáng, nhất là khi chúng ta phải đối đầu với công việc chửa trị những cá nhân có bệnh sử tồi tệ và khó khăn. Nhưng căn bản của sức khỏe tâm thần nằm ở trong tầm tay chúng ta và nó có thể được thực nghiệm dễ dàng và đáng khuyến khích.
Để thực hiện điều trên, khỏi cần phải nói là người thầy phải bắt đầu bằng việc thí nghiệm trí tuệ của ông ta.
Thông qua thiền định, sự trong sáng và hơi nóng của người thầy sẽ được phát triển ra và có thể lan rộng qua người bệnh.
Quan điểm Phật giáo đặt tầm quan trọng vào lý vô thường và vào khía cạnh tạm bợ của vạn vật. Quá khứ là quá khứ, tương lai thì chưa xảy đến, bởi thế chúng ta làm việc với những gì chúng ta đang có sẵn nơi đây và trong giây phút hiện tại. Sự kiện nầy giúp chúng ta không phân loại (ne pas catégoriser) và không lý thuyết hoá (ne pas théoriser). Hoàn cảnh tươi mát và sinh động (vivante) lúc nào cũng có mặt trong giây phút hiện tại…
Chúng ta không cần phải quay nhìn về quá khứ để biết chúng ta và người khác như thế nào. Câu giải đáp tự nó đã sáng tỏ tại đây và ngay trong giây phút nầy.
Phật giáo và tâm lý học Tây phương.
Lúc ở Oxford, một số điểm mạnh của tâm lý học Tây phương đã làm tôi nễ phục và tôi vẫn còn như thế cho đến ngày hôm nay. Đó là tính nét khai phóng, mở rộng trước những quan điểm và khám phá mới đồng thời nó cũng duy trì một thái độ biết tự phê bình đối với chính họ. Tâm lý học Tây phương là một trong nhiều ngành nghiên cứu tri thức (étude intellectuelle) dựa nhiều nhất vào kinh nghiệm .
Nhưng đồng thời, nếu xét theo quan điểm tâm lý học Phật giáo, chắc chắn rằng Tâm lý học Tây phương vẫn còn thiếu sót một cái gì đó trong lối tiếp cận cũa họ.
Phần tử còn thiếu đó, như chúng tôi đã đề cập trong suốt phần nhập đề, là tính tối thượng của kinh nghiệm trong giây phút hiện tại (primauté de l’expérience immédiate)./.
Lúc ở Oxford, một số điểm mạnh của tâm lý học Tây phương đã làm tôi nễ phục và tôi vẫn còn như thế cho đến ngày hôm nay. Đó là tính nét khai phóng, mở rộng trước những quan điểm và khám phá mới đồng thời nó cũng duy trì một thái độ biết tự phê bình đối với chính họ. Tâm lý học Tây phương là một trong nhiều ngành nghiên cứu tri thức (étude intellectuelle) dựa nhiều nhất vào kinh nghiệm .
Nhưng đồng thời, nếu xét theo quan điểm tâm lý học Phật giáo, chắc chắn rằng Tâm lý học Tây phương vẫn còn thiếu sót một cái gì đó trong lối tiếp cận cũa họ.
Phần tử còn thiếu đó, như chúng tôi đã đề cập trong suốt phần nhập đề, là tính tối thượng của kinh nghiệm trong giây phút hiện tại (primauté de l’expérience immédiate)./.
Chögyam Trungpa Rinpoche, 1982
(extraits de l’article “The Meeting of Buddhist and Western Psychology”, édité par Nathan Katz dans The Naropa Journal of Contemplative Psychology, Volume IV, texte réédité en 2005 par les éditions Shambhala dans l’ouvrage The Sanity We are Born With (Trí Tuệ Bẫm Sinh)
Traduction Karuna-France, 2005
(extraits de l’article “The Meeting of Buddhist and Western Psychology”, édité par Nathan Katz dans The Naropa Journal of Contemplative Psychology, Volume IV, texte réédité en 2005 par les éditions Shambhala dans l’ouvrage The Sanity We are Born With (Trí Tuệ Bẫm Sinh)
Traduction Karuna-France, 2005
Tham khảo:
- La Rencontre de la Psychologie Occidentale et de la Psychologie Bouddhiste-Chogyam Trungpa Rinpoche-Traduction Karuna France-2005.
- La Rencontre de la Psychologie Occidentale et de la Psychologie Bouddhiste-Chogyam Trungpa Rinpoche-Traduction Karuna France-2005.
http://www.formation-karuna.com/index.php?option=com_content&view=article&id=44&Itemid=55
- The Sanity We Are Born With: A Buddhist Approach to Psychology. Reviewed by Antonio Wood.
http://live.shambhala.com/learn-more/chogyam-trungpa/books-by-chogyam-trungpa/reviews/sanity-we-are-born-with/
- Shambhala-Chogyam Trungpa Rinpoche.
http://www.shambhala.org/teachers/chogyam-trungpa.php-Theo: NguoiVietBoston -Hội Ngộ Giữa Tâm Lý Học Tây Phương Và Phật Giáo
-------