Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Mỹ đồng ý việc thăm dò dầu dọc bờ biển phía Đông

-Loại máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ (như trong hình) công tác trên vùng Biển Đông sẽ có thể đặt căn cứ trên đảo Cocos của Úc.Nasa/Dryden/Carla Thomas - 
Loại máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ (như trong hình) công tác trên vùng Biển Đông sẽ có thể đặt căn cứ trên đảo Cocos của Úc.-Mỹ đồng ý việc thăm dò dầu dọc bờ biển phía Đông(TTXVN).Trước tình trạng giá xăng liên tục leo thang có nguy cơ làm chậm đà phục hồi còn chưa thật vững chắc của nền kinh tế và trước áp lực của 68% người dân không đồng tình với các phương án xử lý của Nhà Trắng, ngày 28/3 chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý cho phép các công ty dầu khí tiến hành các hoạt động thăm dò dọc bờ biển Đại Tây Dương phía Đông nước Mỹ. 


Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Bộ Nội vụ (DOI) - cơ quan liên bang chịu trách nhiệm quản lý và bảo tồn nguồn đất đai và tài nguyên thiên nhiên của Mỹ, cho biết trước mắt Nhà Trắng đồng ý với kế hoạch cho phép các công ty dầu khí bắt đầu tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất để xác định xem vùng biển nào có dầu khí, trữ lượng bao nhiêu, hiệu quả thương mại và các điều kiện về môi trường... 

Hoạt động thăm dò cộng với các nghiên cứu khoa học về tác động đối với môi trường sẽ kéo dài trong 5 năm. Trên cơ sở kết quả thăm dò và nghiên cứu, bộ trên sẽ quyết định có nên đi vào khai thác hay không.

Quyết định của Nhà Trắng đã ngay lập tức gây ra những phản ứng trái chiều. Phe Cộng hòa - những người được coi là bảo trợ cho các tập đoàn dầu khí, đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng quyết định cho thăm dò chứ không khai thác này chỉ là biện pháp “nửa vời” và “thuần túy là màn trình diễn.” 

Hạ nghị sỹ Doc Hasting, Chủ tịch Ủy ban Tài nguyên của Hạ viện, cho rằng thông báo trên đây của DOI chỉ là thủ đoạn chính trị năm bầu cử của Tổng thống Obama. Chính khách này cáo buộc ông Obama là tác nhân làm tăng giá xăng dầu vì trong suốt hơn 3 năm qua liên tục trì hoãn và sau đó đã hủy bỏ kế hoạch bán các hợp đồng cho phép khoan thăm dò ở vùng biển ngoài khơi bang Virginia - một dự án mà ông cho là có thể khai thác được 750 triệu thùng dầu, 1,1 tỷ m3 khí và tạo ra tối thiểu 2.000 việc làm cho người dân Mỹ. 

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ông Frances Beinecke khẳng định quyết định trên đây của Nhà Trắng “là tin vui cho các tập đoàn dầu khí, nhưng là tin dữ dằn đối với các bờ biển của nước Mỹ.” 
Theo DOI, nước Mỹ có trữ lượng dầu ước tính khoảng 134 tỷ thùng, trong đó 21 tỷ thùng đã được xác định. Sản lượng khai thác dầu nội địa năm 1970 đạt 9,6 triệu thùng/ngày, nhưng đến năm 2006 giảm 47%, chỉ còn đạt 5,1 triệu thùng/ngày./.


- Công ước Luật biển của LHQ (UNCLOS): Mỹ nên tự tháo còng cho mình (TVN/diplomat).
Việt Nam phát triển cơ bắp hải quân   –   (x-café). - Vietnam builds naval muscle (ATO).


– Úc cho phi cơ không người lái của Mỹ sử dụng căn cứ ở Ấn Độ Dương   –   (RFI) Chính quyền Canberra hôm nay 28/03/2012, cho biết là sẽ cho phép Washington dùng một căn cứ Úc cho máy bay thám thính không người lái của Mỹ. Căn cứ này nằm trên một hòn đảo của Úc trên Ấn Độ Dương. Quyết định này nằm trong kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự Mỹ Úc và sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương.

Theo truyền thông Úc, trích dẫn nhật báo Mỹ Washington Post , Hoa Kỳ muốn sử dụng đảo Cocos Islands ở Ấn Độ Dương, ngoài khơi phía Tây Bắc nước Úc cho máy bay quan sát của mình. Đảo này, với 600 dân sẽ thay thế căn cứ của Mỹ hiện nay ở Diego Garcia, cũng ở Ấn Độ Dương, nơi mà Mỹ thuê của Anh và dự kiến rời bỏ vào năm 2016.
Đảo Cocos được xem là nơi lý tưởng để thực hiện những chuyến bay không người lái để giám sát Biển Đông cũng như khu vực mà tầu buôn qua lại nhôn nhịp nhất hành tinh.
Trả lời đài truyền hình ABC, Bộ trưởng Quốc phòng Úc, Stephen Smith cho là việc sử dụng Cocos Islands là sự chọn lựa dài hạn, vi các đường băng còn cần phải được nâng cấp trước khi sử dụng. Việc nâng cấp này theo ông tốn từ 75 đến 100 triệu đô la Úc, và các nước láng giềng không có gì phải lo ngại, Úc đã rất minh bạch trong các vấn đề này.
Tuy nhiên theo bộ trưởng Quốc phòng Úc, ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự Mỹ Úc nằm ở việc triển khai lính Thủy quân lục chiến Mỹ ở vùng Bắc Úc, cũng như hàng không mẫu hạm và tàu ngầm nguyên tử ở căn cứ Perth.
Bộ trưởng Úc còn cho biết thêm là thứ trưởng ngoại giao Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương đã đến Úc tuần qua để bàn vấn đề đưa toán Thủy quân lục chiến đầu tiên đến đây, gồm khoảng 250 người, và một số vấn đề phòng thủ khác. Theo kế hoạch tăng cường hợp tác Mỹ Úc, tổng cộng 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ sẽ đến đóng căn cứ Darwin của Úc.
Theo giới phân tích quốc phòng, như ông Hugh White, Đại Học Quốc gia Úc, Hoa kỳ đang xem Úc là yếu tố chiến lược thiết yếu trong việc giám sát sự vươn lên của Trung Quốc. Vào lúc này, sự hiện diện của Mỹ trên lãnh thổ người đồng minh lâu đời còn rất hạn chế.


.- Úc cho phép máy bay do thám Mỹ cất cánh (NLĐ).   



-Nguồn: -(RFIQuốc phòng Việt-Úc : Canberra sẵn sàng tiến tới, Hà Nội còn ngại Bắc Kinh
Việt Nam và Úc vừa nâng cao thêm một mức quan hệ quốc phòng song phương với một cuộc đối thoại chiến lược ngoại giao – quốc phòng đầu tiên ở cấp thứ trưởng tại Canberra ngày 21/02/2012. Việc Việt Nam tăng cường đối thoại chiến lược với Úc diễn ra trong bối cảnh Hà Nội bắt đầu chú ý hơn đến việc thắt chặt thêm quan hệ quốc phòng và an ninh với các nước trong và ngoài khu vực, từ Ấn Độ, Nhật Bản, cho đến Úc, Hoa Kỳ…
Theo các nhà phân tích, thái độ càng lúc càng quyết đoán của Trung Quốc trong việc áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông không xa lạ gì với động thái của Việt Nam.Tuy nhiên, theo ghi nhận chung, bước đi của Việt Nam cho đến nay luôn luôn dè dặt, như thể là Hà Nội vẫn cố gắng tránh không làm phiền lòng Bắc Kinh.
Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney đã điểm lại những dấu mốc chính trong quan hệ quốc phòng Việt-Úc, để nhận định rằng trong thời gian qua, trong lãnh vực quốc phòng, Canberra là phía thường xuyên chủ động đề nghị nâng cấp quan hệ song phương.
Quan hệ này đã có bước chuyển cụ thể vào thời điểm 2009 là năm Trung Quốc bắt đầu có những hành động quyết đoán hơn tại Biển Đông, đặc biệt là nhắm vào Việt Nam, trong lúc Úc cũng xác định trong Quyển Sách trắng về Quốc phòng 2009 rằng đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa đối với sự ổn định trong khu vực.
Theo nhà báo Lưu Tường Quang, Cơ chế đối thoại chiến lược ngoại giao quốc phòng vừa được hai bên khai mở là hệ quả logic của chiều hướng phát triển quan hệ quốc phòng Việt-Úc, trong bối cảnh Hà Nội và Canberra cùng chia sẻ mối quan tâm chiến lược là vấn đề Biển Đông và các động thái của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của RFI, nhà báo Lưu Tường Quang trước hết cho biết thêm chi tiết về cuộc họp tại Canberra vừa qua :
Lưu Tường Quang : Ông Phạm Quang Vinh, Thứ trưởng Ngoại giao và ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã đến Canberra để gặp bà Gillian Bird, Phó Tổng thư ký bộ Ngoại giao Úc, và ông Peter Jennings, Phó Tổng thư ký đặc trách chiến lược quốc phòng.
Về hình thức, nhân vật từ Việt Nam đến rõ ràng là nhân vật quan trọng, những đảng viên cao cấp, như trường hợp ông Nguyễn Chí Vịnh còn là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản. Còn phía Úc, cả bà Gillian Bird và ông Peter Jennings đều là chuyên viên, không phải là chính trị gia. Cho nên đây là một cuộc đối thoại giữa hai thứ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Việt Nam với 2 Phó Tổng thư ký của bộ Ngoại giao và Quốc phòng Úc Đại Lợi.
Thông tin về cuộc thảo luận gọi là « Quốc phòng và Ngoại giao » ở mặt chiến lược » giữa Úc và Việt Nam được phổ biến nhiều từ phía Việt Nam, qua bản tin TTXVN hơn là từ phía Úc.
Căn cứ vào những nguồn tin này thì không biết cuộc họp đã đạt được những kết quả cụ thể nào, ngoài việc hai bên cam kết sẽ nâng cao liên hệ song phương lên một tầm mức mới để kỷ niệm « 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao » giữa Canberra và Hà Nội, từ năm 1973 đến 2013. Bản tin cũng cho biết rằng cuộc thảo luận dựa vào chương trình hành động 2010-2013, đã được hai bên thảo luận và đồng ý trước đây.
Cho nên có thể cũng vì lý do đó mà không có sự đồng ý nào mới và quan trọng, ngoài những việc đã thỏa thuận, và do đó cuộc thảo luận có thể là đã xác định lại những điều chính yếu đã được thảo luận trước đây.
RFI : Trong những thông tin liên quan đến cuộc họp này, có vấn đề Biển Đông… Yếu tố này đã được đề cập tới trong một cuộc họp Việt - Úc nào hay chưa ?
Lưu Tường Quang : Điểm này thật sự là một điểm quan trọng nhưng không phải là một điểm mới. Đó là tại vì lập trường của Úc từ trước đến nay vẫn chủ trương rằng vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng phương tiện ngoại giao và hoà bình. Và Úc luôn luôn ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ là vấn đề Biển Đông phải được giải quyết trên căn bản luật biển và luật quốc tế. Và tại Biển Đông cũng như trên tất cả các biển khác, đều phải có sự tự do lưu thông hàng hải.
Đấy là lập trường rất căn bản của Úc Đại Lợi, và lập trường này, Úc cũng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các hội nghị an ninh khu vực ARF, cũng như trong các buổi họp của các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) cũng như ở Thượng đỉnh Đông Á.
Thêm một cơ hội để Việt Nam và Úc xác định trở lại lập trường về Biển Đông
Cho nên, nói một cách cụ thể, thì đây (cuộc họp vừa qua) là một cơ hội để Việt Nam và Úc xác nhận lại lập trường đã có từ trước đến nay.
Một cách chi tiết, tôi có thể nói thêm là Úc Đại Lợi trước đây, vào giữa năm 2010 - bấy giờ ông Stephen Smith giữ vai trò Bộ trưởng Ngoại giao - thì ông đã từng tuyên bố rằng : « Vấn đề Biển Đông liên hệ tới Việt Nam và Trung Quốc nên được giải quyết bằng thương thuyết song phương ».
Nói một cách khác lập trường ông Stephen Smith với tư cách Ngoại trưởng có vẻ như ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, và điều đó đã được báo chí Bắc Kinh, chẳng hạn như tờ China Daily ghi nhận.
Tuy nhiên khi ông Stephen Smith rời bộ Ngoại giao và đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, vào tháng 10/2010, khi ông đến Việt Nam để tham dự hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng lần đầu tiên, thì ông lại có tuyên bố hơi khác là : « Vấn đề Biển Đông nên được giải quyết bằng phương pháp ngoại giao và một cách hoà bình giữa các phe liên hệ ».
Ông không còn lập lại là vấn đề phải được giải quyết bằng phương thức thương thuyết song phưong nữa. Tuy nhiên, khi nói là giải quyết bằng phương pháp hoà bình và ngoại giao giữa các phe liên hệ, ông không nói rõ là song phương hay đa phương. Tôi cho đây là điểm tế nhị mà ông không muốn nói rõ.
Tuy nhiên nếu từ một vị trí là « cuộc thương thuyết trên căn bản song phương » trở thành « cuộc thương thuyết giữa các phe liên hệ », thì đó cũng là một sự tiến triển có vẻ như phần nào thuận lợi cho Việt Nam.
Cho nên vấn đề Biển Đông mà hai bên đã thảo luận và ghi nhận vào trong bản tin của TTXVN, thì thật ra là một lập trường đã có, không phải là một lập trường mới. Nhưng tuy vậy, nó cũng quan trọng ở chỗ là hai bên đã xác nhận lập trường theo đúng với lập trường cố hữu của hai nước.
RFI : Như thế cuộc đối thoại vừa qua ở Canberra có điểm gi mới ?
Lưu Tường Quang : Điểm quan trọng không phải về phưong diện nội dung, nhưng mà là về phương diện hình thức. Tại vì đây là lần đầu tiên mà cả hai nước đồng ý cấu trúc một cuộc đối thoại hàng năm ở cấp thứ trưởng.
Úc Đại Lợi cũng như Hoa Kỳ, Anh Quốc và các quốc gia khác chẳng hạn như Indonesia, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Thái Lan hay Singapore… đều có những cuộc họp hàng năm để thảo luận về vấn đề chiến lược. Tuy nhiên đối với Việt Nam, trước đây đã có những cuộc thảo luận khi cần thiết, nhưng không đặt trên căn bản hàng năm và ở cấp thứ trưởng.
Cấu trúc đối thoại chiến lược thường xuyên hoàn toàn có khả năng được nâng "cấp"
Cho nên điểm mới là cả Canberra và Hà Nội - bắt đầu từ năm 2012 - đã thiết lập được một cấu trúc đối thoại, và cấu trúc này được tiếp diễn trong tương lai. Tôi cho rằng đây là một bước đầu tiên quan trọng để hai bên có thể phát triển mối liên hệ song phương qua những cuộc đối thoại chiến lược ngoại giao và quốc phòng như vậy. Sau này, hai bên có thể nâng lên tầm mức cao hơn.
Ví dụ như cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi được đặt trên căn bản bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, đối thoại Anh – Úc, Nhật - Úc cũng đặt trên cấp bộ trưởng. Vì lý do đó, đối với Việt Nam, đây là một bước đi chậm, nhưng có thể phát triển trong tương lai để trở thành một cuộc đối thoại thật sự chiến lược ở cấp bộ trưởng, tức cấp chính trị, thay vì ở cấp chuyên viên hiện nay.
RFI : Phải chăng nhân tố Trung Quốc và Biển Đông đã góp phần thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt – Úc, và đặc biệt là thúc đẩy Việt Nam tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ quốc phòng với Úc ?
Lưu Tường Quang : Tuy là một quốc gia đã phát triển, chỉ là một cường quốc ở bậc trung mà thôi, nhưng Úc Đại Lợi thật sự đã có tầm nhìn xa.
Trong thời kỳ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bị Hoa Kỳ cấm vận, chính sách ngoại giao của Úc đối với Việt Nam thời bấy giờ là tìm cách đưa Việt Nam ra khỏi thế cô lập về phương diện ngoại giao, bằng cách khuyên Hoa Kỳ, vận động để Mỹ cứu xét việc bãi bỏ cấm vận.
Sau khi việc đó được thực hiện, Úc cũng có tầm nhìn xa là đi bước trước trong việc thảo luận mặt quốc phòng với Việt Nam. Vào năm 1999, do đề nghị của Úc - chứ không phải đề nghị của Việt Nam - việc trao đổi tùy viên quân sự giữa hai nước đã được thực hiện và khởi đầu cuộc đối thoại song phương về quốc phòng.
Úc chủ động thúc đẩy quan hệ, Việt Nam chỉ tích cực đáp ứng sau khi bị Trung Quốc chèn ép
Từ năm 1999-2000 cho đến bây giờ, có rất nhiều cuộc trao đổi, thăm viếng giữa các giới chức quân sự hai nước. Chính ông Nguyễn Chí Vịnh cũng đã từng tới Canberra tháng 03/2010 để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Úc lúc ấy là ông John Faulkner để thảo luận về những vấn đề hợp tác quốc phòng giữa hai bên, và chắc chắn trong đó có vấn đề Biển Đông.
Và cũng nên nhớ rằng vào tháng 10/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Úc, Stephen Smith, đã đến tham dự hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng của ASEAN, và đã ký một Biên bản Ghi nhớ với ông Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam), theo đó hai nước sẽ hợp tác với nhau về việc đối thoại chính sách ở mức độ chiến lược, và đấy là lần đầu tiên mà trong những văn bản giữa Úc Đại Lợi và Việt Nam, từ ngữ « đối thoại chiến lược » được nêu lên. Đấy là điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai là Úc Đại Lợi sẽ tập trận với Việt Nam, và huấn luyện cho thành viên của quân đội Việt Nam. Điểm thứ ba là việc rất thông thường : Trợ giúp về cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Cho nên sự phát triển đó nó đã trải qua nhiều năm và phần lớn do Úc chủ động.
Tuy nhiên gần đây, vì vấn đề tranh chấp Biển Đông và sự căng thẳng tại Biển Đông mà Trung Quốc đã gây ra, cho nên Việt Nam có vẻ như đang đáp ứng lại những sáng kiến của Úc, và do đó, đã mở rộng hợp tác có thể nói là về phương diện ngoại giao và quốc phòng ở mặt chiến lược.
Và tôi cũng xin nói rõ là vào năm 2008, trong chuyến công du Úc Châu của ông Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Việt Nam), thì vấn đề hợp tác đã được đặt ra, nhưng chỉ trên mức độ « toàn diện (comprehensive) ». Đến năm 2009, khi ông Nông Đức Mạnh (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) đến Canberra, vấn đề hợp tác lại cũng được đặt ra và cũng trên căn bản toàn diện, và hai bên đã ký kết một thỏa thuận về hợp tác toàn diện.
Thỏa thuận này ghi nhận những hợp tác quan trọng về nhiều phương diện :
(1) Trao đổi ý kiến về chính sách và phát triển liên hệ chính trị về mọi phương diện ở mức độ chuyên viên.
(2) Phát triển hợp tác kinh tế và thương mại, trong vấn đề tự do hóa thương mại đặc biệt là trong diễn đàn ASEAN – cần nhớ rằng ASEAN với Úc Đại Lợi và New Zealand đã ký một hiệp ước tự do mậu dịch - và trong những diễn đàn như Diễn đàn APEC, Thượng đỉnh Đông Á, và quan trọng là trong diễn đàn thương thuyết về Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương TPP, cũng như vấn đề hạ nguồn sông Mêkông.
(3) Úc viện trợ phát triển và viện trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong đó có việc xây cất cầu Cao Lãnh, và trợ giúp kỹ thuật liên hệ đến những vấn đề nguyên tử năng.
(4) Xây dựng hợp tác thân hữu về phương diện quốc phòng và an ninh.
Từ thỏa thuận hợp tác toàn diện năm 2009 đó, hai bên đã soạn thảo và đồng ý một « Chương trình hành động 2010- 2013 ». Cuộc thảo luận ngày 21/02/2012 giữa Việt Nam và Úc ở cấp thứ trưởng và chuyên viên hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng diễn ra trong khuôn khổ chương trình đó.
RFI : Đâu là các trở ngại trong việc tăng cường quan hệ quốc phòng song phương Việt - Úc ?
Lưu Tường Quang : Khi ông Nông Đức Mạnh sang Úc vào năm 2009, và một hiệp ước về hợp tác toàn diện được ký kết, thì cũng vào năm 2009 đó, Úc Đại Lợi đã phổ biến một quyển Sách trắng về Quốc phòng, trong đó tuy không nói rõ, nhưng Canberra đã coi Trung Quốc là mối đe dọa cho Úc và cho vùng Á châu - Thái Bình Dương trong hai, ba thập niên sắp tới, cho đến năm 2030.
Cũng vì lý do đó mà Úc Đại Lợi đã nhìn ra và đã có những sự cải thiện về hợp tác quốc phòng an ninh, không chỉ với Việt Nam, mà với tất cả các nước khác trong vùng, đặc biệt là với Indonesia, Philippines, Thái Lan, Singapore, và tất nhiên với Nhật Bản và Nam Hàn. Và cũng vì lý do đó, Úc đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia mà công cuộc hợp tác chưa phát triển như Việt Nam.
Việt Nam do dự vì không muốn hay không dám làm phật lòng Trung Quốc ?
Đồng thời Úc Đại Lợi cũng đẩy mạnh và mở rộng hợp tác, chẳng hạn như với Hoa Kỳ. Khi tổng thống Obama thăm Canberra vào giữa tháng 11/2011, hai bên đã đồng ý để cho thủy quân lục chiến Mỹ có thể sử dụng căn cứ Darwin ở miền Bắc Úc, một căn cứ án ngữ đường hàng hải lưu thông về Biển Đông. Darwin cũng như các hải cảng ở miền Bắc Úc Đại Lợi là những phương tiện quốc phòng rất quan trọng, vì nằm giữa Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Cũng vì lý do đó mà Úc không ngần ngại nói rõ, và có những hành động cụ thể trong việc hợp tác an ninh và quốc phòng với đồng minh chiến lược là Hoa Kỳ, nhưng đồng thời cũng xúc tiến việc cải thiện bang giao thân hữu song phương mạnh mẽ với Trung Quốc, nhất là về phương diện thương mại.
Và cũng vì lý do đó, để trả lời câu hỏi của anh, tôi cho rằng, trong sự phát triển quan hệ về phương diện ngoại giao và quốc phòng ở mức độ chiến lược giữa Úc và Việt Nam, nếu có trở ngại, thì điều đó không phát xuất từ phía Canberra - tại vì Úc thấy rõ vị trí chiến lược của mình, thấy rõ mục tiêu cần theo đuổi để bảo vệ quyền lợi an ninh, kinh tế, quốc phòng của mình - mà là có thể phát xuất từ Việt Nam.
Khi ông Nguyễn Chí Vịnh thăm Trung Quốc trước đây, và gần đây, khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang viếng Trung Quốc, hai bên đã ký rất nhiều thỏa hiệp gọi là đặc biệt.
Ông Nguyễn Chí Vịnh đã từng nói tại Bắc Kinh là Việt Nam sẽ theo đuổi chính sách « 3 không », không hợp tác quốc phòng, không để cho quốc gia nào sử dụng căn cứ tại Việt Nam để đánh phá quốc gia khác…
Trên phương diện này, lúc nào Trung Quốc cũng coi rằng nếu Việt Nam có những liên hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ nào đó - với Ấn Độ, với Hoa Kỳ, và có thể với Úc Đại Lợi chẳng hạn – thì đó là những cử chỉ có vẻ như không phù hợp với những thỏa hiệp mà Hà Nội đã ký kết với Bắc Kinh, có vẻ như không phù hợp với điều mà Bắc Kinh luôn luôn nhắc nhở là quan hệ theo « 16 chữ vàng và 4 tốt ».
Vì lý do đó, chúng ta thấy rằng trong hợp tác quốc phòng, Hà Nội rất dè dặt và đôi khi không dám tham dự những cuộc thao diễn quân sự, chẳng hạn như cuộc tập trận Hổ Mang Vàng tại Thái Lan, cuộc tập trận Milan của Ấn Độ, hay là những cuộc tập trận quan trọng hàng năm giữa Úc Đại Lợi với Hoa Kỳ. Nhiều quan sát viên các nước đã đến tham dự, nhưng Việt Nam lúc nào cũng do dự, vì không muốn hoặc là không dám làm phật lòng Trung Quốc chăng ?
Câu hỏi mà anh nêu ra là một câu hỏi quan trọng, và nếu tôi có thể dự đoán được thì trở ngại trong tương lai (trong việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt Úc, nếu có xẩy ra, thì sẽ phát xuất từ Việt Nam, vì không dám hoặc không muốn làm mất lòng Trung Quốc.



-  Đài Loan bác bỏ tin Singapore cắt quan hệ quân sự (TTXVN).


QUAN ĐIỂM CỦA XINHGAPO VỀ SỰ CAN DỰ CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG basam-‎THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM QUAN ĐIỂM CỦA XINHGAPO VỀ SỰ CAN DỰ CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Tài liệu tham khảo đặc biệt Chủ nhật, ngày 26/2/2012 (See Seng Tan – Asian Affairs số tháng 3/2011) Bài báo này lập luận rằng các nhà lãnh đạo Xinhgapo coi trọng và
BẢN TUYÊN NGÔN SỨC MẠNH MỸ DÀNH CHO CHÂU Á- basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM BẢN TUYÊN NGÔN SỨC MẠNH MỸ DÀNH CHO CHÂU Á Tài liệu tham khảo đặc biệt Chủ nhật, ngày 26/2/2012 Theo mạng Asia Times, mới đây Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược châu Á- Thái Bình Dương của mình bằng một chuyến viễn du thu hút sự chú ý qua


-BIỂN ĐÔNG CHUYỂN GIÓ Nguồn: Derek Bolton - Foreign Policy in Focus
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
17.02.2012
Biển Đông, mặc dù vẫn chưa yên tĩnh, lại tái hiện tình trạng bạo lực và bất ổn từng chứng kiến vào những năm cuối 1890. Tuy nhiên, những nỗ lực gần đây nhằm giữ gìn ổn định và thiết lập những biện pháp xây dựng lòng tin có thể bị lấn lướt bởi những thay đổi môi trường trong khu vực.
Khi tình trạng hâm nóng địa cầu mang ảnh hưởng đến biển Đông, nó đã bắt đầu làm thay đổi tính chất và đặc điểm vật lý của khu vực. Những biến đổi này có tiềm năng làm tăng thêm sự cạnh tranh vốn đã căng thẳng giữa các quốc gia, tạo thêm những khả năng tranh chấp. Như đã được lưu ý trong một báo cáo của Will Rogers thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (CNAS), việc thay đổi khí hậu thật sự có thể “đóng vai trò

xúc tác cho sự bất ổn.”
Một loạt những tranh chấp
Vùng nước, đảo và tài nguyên của biển Đông vốn đã được tranh chấp mạnh mẽ giữa các quốc gia ven biển khu vực Đông nam Á trong những thập niên gần đây. Những đòi hỏi chồng chéo về chủ quyền lãnh hải, Đặc khu Kinh tế và những quần đảo khác nhau đã làm phức tạp thêm chủ nghĩa dân tộc đang phát triển trong khu vực. Những phát hiện mới đây hoặc đang diễn ra về những nguồn tài nguyên quan trọng - bao gồm hải sản, khoáng sản, khí đốt và dầu hoả - lại càng thúc dục việc đòi hỏi chủ quyền và củng cố thêm những thái độ cứng rắn. Cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền toàn khu vực biển Đông, trong khi Philippines cũng đòi hỏi một phần lớn. Thêm vào việc những tuyên bố chủ quyền này đối chọi lẫn nhau, chúng còn chồng chéo lên các Đặc khu Kinh tế của những nước khác trong vùng.
Qua vô số những tranh cãi, Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được mối tranh chấp song phương về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, mặc dù Trung Quốc vẫn giữ quyền kiểm soát hiệu quả quần đảo này kể từ năm 1974. Trong khi đó quần đảo Trường Sa đang bị vùi dập bởi một tranh chấp đa phương giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loàn và Malaysia, tất cả các nước đều giữ nguyên đòi hỏi chồng chéo lên những khu vực khác nhau của quần đảo.
Đã có được vài tiến bộ trong việc thiết lập những cơ cấu để ít nhất là kềm chế được tiềm năng bùng nổ giao tranh, ví dụ như bản Tuyên bố Hành xử 2002. Những biện pháp nhằm gây lòng tin cũng đã đạt được những thành quả đáng kể, mặc dù chúng không thể giải quyết được những nguyên nhân cốt lõi của các tranh chấp.
Sự biến đổi của môi trường có thể gây ra tiềm năng làm xấu đi những tiến bộ vừa đạt được gần đây. Trong báo cáo CNAS của mình, Rogers đã cố gắng đánh giá mức độ quan tâm về tình trạng hâm nóng địa cầu - và đặc biệt là ảnh hưởng của nó đối với việc khai thác tài nguyên - sẽ tác động ra sao đối với chính sách đối ngoại của các quốc gia trên vùng biển Đông. Việc này đặc biệt áp dụng vào hải sản, nhu cầu ngày càng tăng về những dạng năng lượng khác và việc tăng vọt số cơn hạn hán gần đây trong khu vực.
Biển động, sóng dâng
Như học giả CNAS M. Taylor Fravel đã lưu ý, các quốc gia trên biển Đông một phần đã tìm cách khẳng định chủ quyền của mình qua việc khai thác cá - hoặc, trong trường hợp của Trung Quốc là thách thức những hoặc động khai thác của các nước khác. Điều này vốn đã dẫn đến một số cuộc đối đầu giữa các quốc gia, một diễn tiến đầy lo ngại vì sự đi lên của những lực lượng hải quân trong vùng. Ví dụ vào năm 2010, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã tạm thời bị đình chỉ sau khi tàu đánh cá của Trung Quốc đụng vào tàu tuần duyên Nhật.
Ảnh hưởng của việc trái đất bị nóng lên có thể làm phức tạp hơn tình hình này. Với nhiệt độ nước biển tiếp tục tăng lên, một số lượng lớn cá sẽ di chuyển đến khu vực phía bắc vốn đang bị tranh chấp dữ dội hơn. Và khi ngư dân bắt buộc phải đi theo luồng cá, cả năng của những đụng độ tương lai sẽ tăng cao, gây thêm những mâu thuẫn trầm trọng hơn.
Hơn thế nữa, sản lượng đánh bắt cần có để giữ nguyên mức tiêu thụ bình quân sẽ phải tăng thêm 25% đến năm 2030. Việc này sẽ dẫn đến mức độ đánh bắt cao hơn trong một khu vực ngày càng thu hẹp và càng bất ổn của biển Đông. Thực tế rằng việc đánh cá hiện nay, vốn phân tán và không dồi dào, cũng đã dẫn đến những trường hợp mâu thuẫn sắp bùng nổ, sẽ không sáng sủa gì lắm trong tương lai.
Nạn hạn hán và nước ô nhiễm cũng đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng tại Đông nam Á. Ở Việt Nam, những nỗ lực phát triển toàn bộ đã làm ô nhiễm nặng hơn và giới hạn nguồn nước trong sạch. Những khó khăn này còn nghiêm trọng hơn bởi mực nước biển dâng cao, dẫn đến việc đất liền bị nhiễm mặn, gây thiệt hại cho nông nghiệp. Với tình trạng Việt Nam đang chú trọng nỗ lực phát triển một phần vào nông nghiệp dành cho xuất khẩu, quốc gia này không thể chịu đựng được thất bại này.
Trong khi đó, sản lượng thuỷ điện của Trung Quốc dự định sẽ giảm từ 30% - 40% vào cuối năm 2011 vì hạn hán tăng cao. Do đó, Trung Quốc hiện đang tìm cách nhân đôi số lượng đập thuỷ điện trên sông Mekong, nhắm vào việc xây thêm 4 đập mới vào năm 2020. Trung Quốc vẫn một mực tiến hành bất chấp những phản đối từ những quốc gia vùng hạ lưu mà nền nông nghiệp đang nương tựa rất nhiều vào nguồn nước từ sông Mekong, đặc biệt là Việt Nam và Thái Lan. Việt Nam vốn đã vất vả nhằm giữ đủ lượng nước sạch, những cắt giảm trong tương lai có thể
dẫn đến hệ quả nghiêm trọng. Việc Trung Quốc bất chấp nhu cầu của các nước khác đối với vấn đề Mekong cũng báo trước được thái độ của họ trên biển Đông ra sao.
Những loại hình năng lượng khác
Việc Trung Quốc tăng cường phát triển thuỷ điện cho thấy những quan tâm đến hiện tượng thay đổi khí hậu đã dẫn đến việc tăng cường đầu tư vào những loại hình năng lượng khác trong khu vực. Mặc dù biện pháp này thì tốt cho môi trường hơn nhưng nó cũng đã tạo ra những thử thách địa chính trị nổi bật.
Không kém quan trọng là việc đe doạ chạy đua hạt nhân trong khu vực khi các quốc gia tìm cách giới hạn việc nương tựa vào dầu hoả. Việt Nam đang dự tính sản xuất gần 1.000 Megawatt điện hạt nah^n vào năm 2020, 4.000 Megawatt vào năm 2025 và 10.000 Megawatt vào năm 2030. Indonesia và Thái Lan dự tính sẽ đạt được những mục tiêu tương tự đến năm 2020. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra những lo ngại về khả năng có những ứng dụng quân sự vào chương trình hạt nhân, đặc biệt trong một môi trường đầy gây hấn và cạnh tranh khốc liệt trong khu vực. Mặc dù Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và một chương trình giới hạn chạy đua hạt nhân khu vực có thể giúp giảm thiểu căng thẳng, các lò phản ứng hạt nhân có thể làm trầm trọng thêm một môi trường vốn đã phức tạp.
Các quốc gia trong khu vực có nguyên nhân hợp lý để giảm bớt tình trạng nương tựa vào dầu hoả. Việc khai thác dầu trên biển Đông thì đắt đỏ và mạo hiểm về chính trị (nếu không nói là không thể làm được), và dầu hoả nhập khẩu từ khu vực Trung Đông ngày càng bất ổn phải đi qua vùng vịnh Malacca nhỏ hẹp và kém an toàn. Tuy nhiên, tất cả các nước trong khu vực sẽ tiếp tục tích cực theo đuổi những túi dầu trên biển để xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước, thậm chí khi nhu cầu đã giảm. Ví dụ như Việt Nam có thể thấy việc xuất khẩu dầu như là hình thức bù đắp lĩnh vực nông nghiệp đang suy giảm của mình. Hơn nữa, khi kinh tế trong vùng tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu về năng lượng cũng sẽ tăng theo.
Những đầu tư mới vào các loại hình năng lượng khác cũng sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng nhu cầu về các khoáng sản liên quan đến các kỹ nghệ này, những khoáng chất này thì rất dồi dào trên biển Đông. Các nước phát triển những kỹ nghệ này sẽ có động cơ tranh giành những nguồn tài nguyên ấy. Hệ quả là sự cạnh tranh năng lượng sẽ được thúc đẩy không chỉ bởi khí đốt và dầu hoả mà còn bởi nhu cầu ngày càng cao của loại hình năng lượng khác.
Tiếp đón một nhân vật mới
Tuy thế, không hẳn tình hình biển Đông là không cứu vãn được. Nếu các quốc gia trong khu vực giải quyết vấn đề theo tinh thần hợp tác, các căng thẳng có thể bị dập tắt bằng những đầu tư hợp tác trong việc khai thác tài nguyên.
Nhưng với sự xuất hiện của tình trạng hâm nóng địa cầu như là một nhân vật chủ lực không thuộc một quốc gia nào, cả thế giới đang bắt đầu chứng kiến một điểm giao thực sự giữa việc thay đổi khí hậu và địa chính trị. Trong khi quá trình chuyển đổi của môi trường đang tiếp tục tái định hướng phân phối tài nguyên thiên nhiên và các quốc gia bắt buộc phải tìm kiếm những nguồn mới, việc cạnh tranh tài nguyên sẽ vẫn tiếp tục tăng cao chưa từng có.


8 chiến hạm hàng đầu Đông Nam Á, Việt Nam có 3 (PN Today).
Chiến hạm Gepard 3.9 là chiến hạm dùng để thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu; bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế ở biên giới trên biển. Lượng choán nước toàn phần của tàu gần 2100 tấn, cự ly hoạt động gần 5000 hải lý. Qua quá trình cải tiến các đặc tính của động cơ, tàu đã đạt được vận tốc thực vượt chỉ số vận tốc khi thiết kế (từ 18 hải lý/h lên tới 21 hải lý/h).



Chiến hạm của Việt Nam có thể lắp đặt tổ hợp tấn công Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 ống phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35E. Để đáp trả các đòn tấn công từ các mục tiêu trên không tầm thấp của đối phương, “Đinh Tiên Hoàng” có thể được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-MA với cơ số tên lửa là 20 quả. Khi cần, tổ hợp này có thể dùng để tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi kích thước nhỏ. Vũ khí pháo của tàu gồm tổ hợp pháo AK-176M cỡ nòng 76,2mm (152 quả) và bệ pháo kép tự động AK-630M cỡ nòng 30mm (2000 quả) bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trên không bay thấp, các mục tiêu mặt đất và dưới biển Để chống ngầm trên tàu lắp đặt 2 ngư lôi 533mm trang bị 2 ống phóng

Tàu Monliya 1241.8 Chiều dài thân tầu 56.1 m Chiều rộng nhất thấn tầu 10.2 m Chiều cao của sàn tầu (trung bình) 5.31 m Mức ngấn nước đủ tải trọng 2.38 m Lượng giãn nước 510 T Thông số chiến thuật tầu hộ tống tên lửa Tốc độ cực đại; 39-40 kn Tốc độ tiết kiệm 12-13 kn với khoảng cách xa hoạt động xa nhất 2300 dặm Lượng dự trữ lương thực thực phẩm hành trình10 ngày Thủy thủ đoàn: 42 Vũ khí trang bị: 16 tên lửa chống tầu X-35 Uran 3M24 Tên lửa phòng không vác vai Igla: 12 Hỏa lực pháo binh: 1xAK-176M 76.2 mm với cơ số 316 viên đạn pháo. 2xAK-630M1-2 30 mm với cơ số 4000 viên đạn

 

Tàu tên lửa Molniya được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, Vũ khí chính trang bị trên tàu gồm: - Trang bị hệ thống tên lửa chống tàu với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg - Hoặc tên lửa hành trình chống tàu Moskit _ SS-N-22
chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) của Indonesia với chiều dài gần 91 mét, chiều rộng 13 mét,độ mớn nước 3,60 mét và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Tàu có vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, nếu chạy với vận tốc 18 hải lý/h tàu có tầm hoạt động tới 4000 hải lý (khoảng 7.500 km). Khả năng tác chiến của tàu hộ tống lớp Sigma cũng khá mạnh, trang bị vũ khí gồm 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại, một khẩu pháo Otto - Mei Lata 76mm; hai đại bác 20mm cùng ống phóng ngư lôi loại nhẹ MU-90 chống tàu ngầm
 
Năm 2000, Malaysia đã ký hợp đồng với Đức để đóng mới 6 chiếc tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah được sản xuất dựa trên mẫu MEKO A-100. Tàu tuần tra lớp Kedah có chiều dài 91,1m, rộng 12m, lượng choán nước 1650 tấn, vận tốc di chuyển tối đa là 22 hải lý/giờ. Kedah được trang bị pháo Otobreda 76mm, tên lửa phòng không RIM-116, tên lửa chống hạm Exocet.
 
Malaysia hiện cũng đang sở hữu 2 tàu khu trục lớp Leiku mua của Anh. Đây là lớp tàu được coi là nhanh và hiện đại nhất trong lực lượng hải quân Malaysia. Tàu dài 97,5m, rộng 12,8m, cao 3,6m, lượng choán nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 5.000 dặm. Tàu được trang bị tên lửa chống hạm Axocet, tên lửa phòng không Seawolf, pháo Bofors 57mm, pháo phòng không MSI 30mm, 3 ống phóng ngư lôi Whitehead B515 324mm và các trang thiết bị tác chiến điện tử hiện đại khác.
 
Singapore lại sở hữu 6 kinh hạm tàng hình lớp La Fayette do Pháp chế tạo, thuộc loại hiện đại bậc nhất khu vực. Dài 125m, rộng 15,4m, mớn nước 4,1m, tải trọng 3600 tấn đầy tải, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ. Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 70km, pháo hạm Oto Melara 76 mm, 16 tên lửa phòng không Aster 15 tầm bắn từ 1,7-13km, phóng từ ống phóng thẳng đứng Sylver, 2 pháo bắn nhanh 20mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng S-70B.
 
Tuần dương hạm dài 115m choán nước 3.250 tấn, kích thước 115x13x2,67m. Tàu được thiết kế với không gian thoải mái, tiện nghi bao gồm cả điều hòa nhiệt độ. Hệ thống điện tử của tàu gồm radar tìm kiếm trên biển và định vị, hệ thống kiểm soát hỏa lực Mk92 mod.1 cùng các thiết bị liên lạc. Mục đích khi thiết kế tàu của Hải quân Mỹ là dành cho nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Mỹ, bảo vệ đặc quyền kinh tế (EEZ), chống buôn lậu, tìm kiếm cứu nạn nên sức mạnh hỏa lực của tàu tương đối “nhẹ”.




- Phỏng vấn ông Mai Thái Lĩnh: Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc(Phần II)  –   (VOA).  (Phần I)   –   (VOA).
Trung Quốc dồn ép hai tàu Nhật ra khỏi hải phận đv-Trung Quốc ép 2 tàu Nhật trên biển Hoa Đông (NLĐ).Nga đối đầu hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ (VTC). – Ấn Độ sắp tậu trực thăng bán chạy nhất của Nga  (PLTP/VNE). – Nga hiện đại hóa quân đội (TT).
-Chiến lược biển Đông mới của Trung Quốc (CNAS/ VNN).  – Hoa Kỳ và Châu Á-Thái Bình Dương  –   (ĐCV).
Quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN nhóm họp (TTXVN).- Số phận chín ngư dân VN ở Palawan   –   (BBC).
Chính trị Mỹ: We need to know who funds these thinktank lobbyists (Guardian 20-2-12)

-- Thảm sát Nam Kinh – cơn phẫn uất tột cùng của người TQ (VTC).-Chinese City Severs Ties After Japanese Mayor Denies MassacreNYT -The Chinese city of Nanjing suspended its sister-city relationship with Nagoya after the Japanese city’s mayor expressed doubts over whether the 1937 Nanjing Massacre happened.- “Mùa xuân Ả rập”: Một năm nhìn lại (ĐĐK).
Điểm mặt 4 kì phùng địch thủ đang thách đấu Putin (VTC).
TẠI SAO “MÙA XUÂN ARẬP” SẼ KHÔNG ĐẾN NƯỚC NGA? basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TẠI SAO “MÙA XUÂN ARẬP” SẼ KHÔNG ĐẾN NƯỚC NGA? Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ ba, ngày 21/2/2012 TTXVN (Mátxcơva 14/2) “Báo Độc lập” Nga ngày 10/2 đăng bài viết với tiêu đề trên của tác giả Sergei Neverov – Thư ký Đoàn Chủ tịch Đại Hội đồng
 TRUNG QUỐC ĐÃ RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC TỪ SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ? basam-THÔNG TẤN XÃ XÃ VIỆT NAM TRUNG QUỐC ĐÃ RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC TỪ SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ? Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ ba, ngày 21/2/2012 TTXVN (Niu Đêli 19/2) Dưới đầu đề trên, tờ “The Indian Express ” số ra gần đây đăng bài của giáo sư Minxin Pei,
KHẢ NĂNG MỸ THAM DỰ LÂU DÀI TẠI HỘI NGHỊ CẤP CAO ĐÔNG Á basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM KHẢ NĂNG MỸ THAM DỰ LÂU DÀI TẠI HỘI NGHỊ CẤP CAO ĐÔNG Á Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ ba, ngày 21/2/2012 TTXVN (Xítni 15/2) Trong bài phân tích mang tựa đề “Liệu Mỹ có cam kết tham dự lâu dài tại Hội nghị cấp cao Đông Á
Đối thoại chiến lược lần thứ nhất giữa hai Bộ Ngoại giao, Quốc phòng Việt Nam và Australia: Khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo hoà bình tại Biển Đông(ĐĐK). – Việt – Úc đối thoại về quốc phòng   –   (BBC). -Việt Nam - Úc đối thoại chiến lược quốc phòng, ngoại giao-Thanh Niên- Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 21.2, tại Canberra (Úc) diễn ra Đối thoại chiến lược liên bộ Quốc phòng - Ngoại giao Việt Nam - Úc lần thứ nhất. Tại đối thoại, hai bên khẳng định phối hợp nhằm tăng cường và phát huy hơn nữa hiệu quả của các cơ chế hợp ...

Việt Nam, Australia lần đầu đối thoại chiến lượcVNExpress
Đối thoại chiến lược ngoại giao- quốc phòng Việt Nam- AustraliaĐài Tiếng Nói Việt Nam
Đưa quan hệ song phương Việt - Úc lên tầm cao mớiNgười Lao Động

-Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân đón tiếp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington ngày 14/02/2012.
REUTERS/Larry Downing-Làm sao để không bị Trung Quốc lấn lướt: Trường hợp của Úc
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân đón tiếp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington ngày 14/02/2012.Chuyến viếng thăm xã giao của Phó chủ tịch Tập Cận Bình tại Mỹ rất được công luận quan tâm và báo chí đưa tin rộng rãi. Nhưng sự quan tâm này mang màu sắc tố cáo chính sách cai trị và bang giao lạc hậu của Bắc Kinh. Giới lãnh đạo Trung Quốc bị lên án bất chấp những chuẩn mực quốc tế trên mọi lãnh vực. Nếu siêu cường số một tỏ bất bình như vậy thì một nước nhỏ gần Trung Quốc phải đối phó ra sao để không bị lấn lướt ? Nhà báo Lưu Tường Quang phân tích trường hợp nước Úc.

Theo tường thuật của báo Mỹ New York Times, trong cuộc tiếp kiến Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kê ra một danh sách vi phạm từ phía Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình được mô tả mặt lạnh như tiền của một tay đánh phé bản lĩnh, ngồi nghe không phản ứng trước những lời buộc tội nào là « vi phạm nhân quyền, đánh cắp bằng sáng chế » nào là « phải tuân thủ luật chơi chung ». Báo chí Mỹ còn gọi Trung Quốc là « đồng lõa » với những « chế độ nguy hiểm » như Syria và Iran.

Trong khi đó, lãnh đạo tương lai Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đến nhu cầu xây dựng « mối tin tưởng lẫn nhau ». Làm cách nào để có thể tin cậy vào chế độ chính trị « khép kín » và chính sách « nước đôi » của Trung Quốc ? Chính sách « đường lưỡi bò » và những gì đã và đang xảy ra tại Biển Đông khiến cho nhiều nước Đông Nam Á phải tiến lại gần Hoa Kỳ.
Một cường quốc bậc trung trong khu vực Nam Thái Bình Dương là Úc đã công khai xem Bắc Kinh là mối đe dọa cốt lõi, nhưng Canberra vẫn giao thương tốt với Trung Quốc và chuẩn bị tái bố trí quân lực xem Trung Quốc là đối tượng.
Câu hỏi đặt ra là nước Úc đã có « bí kíp » nào để không bị Trung Quốc lấn áp mà lại còn cư xử ngang tầm, không khoan nhượng đối với Bắc Kinh. Không có Hoa Kỳ chắc chắn Úc bị chật vật hơn nhưng « chú cáo » này rất chủ động trong việc « mượn oai hùm ».
Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, có thể nói là từ 60 năm qua, các chính phủ dân chủ tại Úc đã tiến hành một chính sách quốc phòng và hợp tác kinh tế xuyên suốt đối với Hoa Kỳ, với Trung Quốc, và cả với Đông Nam Á, để tạo ra thế quân bình ngày nay.
Mặc khác, ngoài nhu cầu đối phó với sức mạnh Trung Quốc, các đối sách của các quốc gia dân chủ trong khu vực còn có mục tiêu tối hậu : đặt chế độ Bắc Kinh trước ván cờ quốc tế, theo luật chơi quốc tế, và với những sức ép không thể cưỡng lại xuất phát từ phong trào xã hội công dân trong nước đang lớn mạnh dần, với một giai cấp trung lưu có học thức và ý thức quyền lợi.

Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney - Úc
16/02/2012
Nghe (14:01)
More
-Tập Cận Bình đi MỹWith Edge, U.S. Greets China’s Heir Apparent (NYT 14-2-12) -Xi Jinping’s US coming out party (FT 15-2-12) --- Zachary Karabell bênh Trung Quốc: As Xi Jinping Visits the U.S., Obama Gets That China’s Not the Bad Guy (Daily Beast 15-2-12) Bài của Cheng LiXi Jinping goes to America, building mutual trust (East Asia Forum 15-2-12) --  "Xi’s trip is even more important for China than it is for the US".  Bài này dài cũng rất khá  Chinese Vice President Xi Visits Iowa (FA 14-2-12) BÁO ĐỨCChina's Next Leader Takes Center Stage (Spiegel 14-2-12)
Lớp lãnh đạo mới ở Trung Quốc: Understanding Xi Jinping and China’s New Generation of Leaders(National Bureau of Asian Research 12-2-12)
Trung Quốc - Mỹ: How to Mend U.S.-China Ties (CRF 15-2-12) -- P/v Liz Economy
Ngày tàn của đế quốc Mỹ? The Rise or Fall of the American Empire (FP 14-2-12) -- Thảo luận bàn tròn giữa Dan Drezner, Gideon Rachman và Robert Kagan
Khổng giáo ở Hàn Quốc: Does Confucianism have a role in Korea today? (Korean Herald 13-2-12)Mỹ – Trung muốn cởi mở và chân thành hơn (PLTP). – Mỹ coi Trung Quốc trỗi dậy như một thách thức chiến lược   –   (RFI). - Trung Quốc đang là một “nỗi ám ảnh” đối với Mỹ (TTXVN). - Mỹ – Trung bất đồng và thân thiện (TN).
Bộ trưởng Phạm Bình Minh kết thúc chuyến thăm TQ   –   (RFA).Lật tẩy ‘mưu đồ’ của Trung Quốc ở Trung Á (ĐV).  – Tiềm lực quân sự của Trung Quốc (DT/Reuters).  – Đệ nhất phu nhân tương lai Trung Quốc sẽ chọn hình ảnh nào? (SGTT/WSJ, Global Post, Xinhua). --Việt Nam sắp chế tạo tên lửa hành trình
Đài Á Châu Tự Do
Việt Nam chuẩn bị thiết lập một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình tối tân với sự giúp đỡ của giới khoa học quân sự Nga. Báo Đất Việt Online đưa tin này hôm 15/2, dựa theo tin thông tấn xã Nga RIA Novosti. Theo đó một giới chức cơ quan liên bang về hợp ...
Nga Việt hợp tác sản xuất hỏa tiễn?BBC Tiếng Việt
Việt Nam sẽ phát triển tên lửa hành trình tiên tiến dựa trên tên ...VNMedia Việt Nam đặt mua chiếc trực thăng thứ tư của công ty Eurocopter    –   (VOA). – Việt – Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình (ĐV). – Nga Việt hợp tác sản xuất hỏa tiễn   –   (BBC). – Việt Nam và Nga hợp tác sản xuất tên lửa chống hạm: Russia, Vietnam to Jointly Manufacture Anti-Ship Missiles (Ria Novosti).

Hoa Kỳ, Thái Lan bắt đầu các cuộc tập trận Hổ Mang Vàng   –   (VOA).
--

Một nhân viên an ninh Trung Quốc (trái) quan sát một phóng viên ảnh trong lúc hai Thủ tướng Đức và Trung Quốc đang chuẩn bị họp báo tại Bắc Kinh ngày 02/02/2012.
Một nhân viên an ninh Trung Quốc (trái) quan sát một phóng viên ảnh trong lúc hai Thủ tướng Đức và Trung Quốc đang chuẩn bị họp báo tại Bắc Kinh ngày 02/02/2012.
REUTERS/David Gray
-Bắc Kinh phàn nàn báo chí nước ngoài bôi xấu hình ảnh Trung Quốc-Vào lúc Trung Quốc đang tập trung rất nhiều nhân lực và phương tiện tài chính trong chiến lược « sức mạnh mềm » để cải thiện hình ảnh của mình ở nước ngoài, chính quyền Bắc Kinh phàn nàn là báo chí ngoại quốc có cái nhìn không tốt về nước này và « thủ phạm » chính là các phóng viên nước ngoài làm việc tại Trung Quốc.
Hiện nay, có khoảng 900 phóng viên nước ngoài, thuộc 400 cơ quan truyền thông, được phép hoạt động tại Trung Quốc. Đây là một con số kỷ lục. Thế nhưng, các nhà báo này liên tục bị Bắc Kinh tố cáo là có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc trong khi đó, giới nhà báo lại phàn nàn là họ bị thường xuyên bị cản trở khi tác nghiệp.
Tình trạng này bắt nguồn từ một thực tế : Một bên là các cơ quan truyền thông của Nhà nước, có trong tay các thông tin « tích cực », chấp nhận đi trong hành lang kiểm duyệt, phục vụ lợi ích của chế độ do một đảng độc quyền lãnh đạo. Bên kia là các nhà báo tìm mọi cách thu thập các thông tin gần sát với thực tế nhất có thể. Mọi việc trở nên « phức tạp » khi phía chính quyền tố cáo các nhà báo ngoại quốc « không khách quan ».
Thực ra, đây là hai quan niệm về báo chí hoàn toàn đối lập và không thể dung hòa với nhau. Theo AFP, bằng chứng rõ rệt và sinh động nhất là Diễn đàn truyền thông Pháp-Trung đầu tiên, khai mạc tại Bắc Kinh ngày 13/02 vừa qua. Tại Diễn đàn, ông Vương Thần, bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thông tin của chính phủ khẳng định : « Trung Quốc không bác bỏ những phóng sự phê phán », nhưng ngay sau đó, quan chức này lại nói : « Điều mà chúng tôi không chấp nhận, đó là thái độ nhất bên trọng, nhất bên khinh, trong logic kiểu thời chiến tranh lạnh ».
Trong lúc đó, đại sứ Pháp tại Trung Quốc, bà Silvie Bermann vừa mới nhấn mạnh rằng « điều quan trọng là các nhà báo có thể xuống thực địa », và không phải lúc nào họ cũng được phép hành nghề như vậy. Bà nói: « Khó mà có thể làm phóng sự từ xa ».
Ngày 14/02, tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của chính quyền, đưa tin về Diễn đàn truyền thông, không hề trích đăng các phát biểu của đại sứ Pháp phàn nàn về điều kiện hành nghề ở Trung Quốc. Phía dưới ảnh đại sứ Pháp và vị bộ trưởng Trung Quốc là hàng tựa in đậm : « Không thể chấp nhận những phóng sự không trung thực ».
Đây cũng là nguyên tắc được giảng dậy trong 900 truờng đào tạo báo chí tại Trung Quốc.
Bắc Kinh thường trách cứ các phương tiện truyền thông ngoại quốc toàn đưa những thông tin tiêu cực về Trung Quốc : Quá nhiều bài về giới ly khai, các cuộc biểu tình, các xung đột xã hội, ít các bài về thành công kinh tế hoặc về văn hóa của một đất nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Một chuyên gia truyền thông Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế chỉ trích là « trong con mắt của truyền thông Pháp, Trung Quốc là một nước chuyên chế đang phát triển mạnh ». Một quan chức của Nhân Dân nhật báo nhấn mạnh : « Chúng ta cần phải đưa thêm thông tin tích cực cho người dân ».
Ngay lập tức, trưởng ban biên tập tờ Le Monde, ông Erik Izaelewicz, đáp lại rằng nhà báo « không nên đánh giá xem thông tin là tích cực hay tiêu cực, anh ta cần phải đánh giá là thông tin có đúng như vậy không » và ông kết luận, « nhiệm vụ của chúng ta là thông tin ».
Câu hỏi được đặt ra là điều kiện làm việc của các nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc.
Đầu tháng Hai vừa qua, câu lạc bộ các phóng viên ngoại quốc tại Trung Quốc – FCCC – bao gồm 208 thành viên, đã bày tỏ thái độ bất bình vì các nhà báo không được phép hành nghề trong các khu vực có người Tây Tạng sinh sống, ở tỉnh Tứ Xuyên, sau nhiều vụ biểu tình, tự thiêu. Lệnh cấm này đã vi phạm những quy định về quyền tự do đi lại của các nhà báo, do chính Bắc Kinh đề ra.
Vừa qua, câu lạc bộ này đã khuyến cáo các phóng viên phải cẩn thận khi đến một khu làng có biểu tình ở tỉnh Chiết Giang. Tại đây, một nhóm côn đồ dường như theo lệnh của chính quyền đã hành hung một phóng viên Hà Lan.
Sau các vụ nổi loạn đẫm máu tại Tây Tạng và những lời kêu gọi, đe dọa tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic 2008, chính quyền Bắc Kinh đã tập trung đầu tư người và của, thực hiện chiến lược « quyền lực mềm », để tạo dựng một hình ảnh tích cực về Trung Quốc đối với công luận quốc tế. Theo hướng này, Tân Hoa Xã, đài Truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV đã mở thêm hàng loạt chi nhánh, văn phòng ở nước ngoài, Viện Khổng tử được thành lập nhiều nước, các chiến dịch tuyên truyền văn hóa Trung Quốc được tổ chức ở khắp nơi…
Tại Trung Quốc, gần 10 ngàn tạp chí, 1600 đài truyền hình và 2000 đài phát thanh vẫn luôn luôn bị giám sát cho dù một số tờ báo được coi là « tự do », « độc lập » cũng như các mạng xã hội trên internet đang ngày càng đẩy lùi giới hạn của chế độ kiểm duyệt.-
Trung Quốc chỉ định lãnh đạo mới tại khu vực Tây Tạng bất ổn    –   (VOA).




-Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn khỏe (DVT).
-- Từ chức dễ hay khó? (ĐV).- Kiến nghị kỷ luật đảng với ông Cao Minh Quang (NLĐ).
Phó Giám đốc Hoàng Long đấm thẳng vào mặt phóng viên (TP).

-“Thiếu gia” nhà Chủ tịch HĐQT Hoàng Long hành hung phóng viên giữa phố
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Khi tổ công tác yêu cầu kiểm tra, “thiếu gia” này có thái độ bất hợp tác, tự xưng mình có quen biết với lãnh đạo Bộ Công an và hành hung phóng viên đang tác nghiệp. Khoảng 23h50 ngày 14/2, tổ công tác 141 Công an Hà Nội làm nhiệm vụ tại khu vực ...Thứ trưởng Bộ Lao động lên tiếng vụ Vivaxan hành hung phóng viên (PLVN).
Đi Audi Q7 gọi điện cho lãnh đạo Bộ CA, đấm vào mặt phóng viênNgười Lao Động
Hành hung phóng viên giữa phốLao động
Phó Giám đốc Hoàng Long đấm thẳng vào mặt phóng viênTiền Phong Online
Dân Trí -Vietnam Plus -VTC
– Vụ đánh nhà báo: Công an Nhà Bè báo cáo thiếu khách quan (Infonet).
--Gần 90% ký giả ở Việt Nam bị cản trở hành nghề --Tuổi Trẻ 'đổi hướng' vụ Hoàng Khương? --



Bộ Nội vụ nói về chuyện lùm xùm ở Vụ Tổ chức Cán bộ (TP). -- Đà Nẵng: Kỷ luật công an tát vào mặt dân (VTC).  – Đà Nẵng: Dân dựng chướng ngại vật chặn xe chở đất (DT).
- - Dọa nổ bom chủ tịch Techcombank để lấy 500 triệu (Bee).- Nổ lớn tại nhà riêng của Chánh án huyện Hoằng Hóa (NNVN).


Chủ nhiệm UBKT in thiệp mời giỗ mẹ: Không biết số tiền được tặng (?) (Infonet).- Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra in tên cơ quan lên bì thư mời giỗ mẹ (NLĐ).- Gần 1.000 khách dự tiệc cưới con đội trưởng QLTT Long An (NLĐ).
Bắt ổ bạc tại nhà phó bí thư Đảng ủy xã (NLĐ/BPO).


Viện trưởng Viện Kiểm sát tố bị công an bắt giữ trái luật: Do cấp dưới làm ẩu (TN).
Tạm giữ Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An (TN).
Giới trẻ khắp châu Âu xuống đường chống vi phạm tự do Internet   –   (RFI). - Trung Quốc : Vi Bác, công cụ định hướng dư luận của Nhà nước   –   (RFI).
Công an Bình Dương trả lời khiếu nại gia đình anh Nhựt (NLĐ).- - Chủ tịch Hội Nông dân xã xâm hại trẻ em (VNE).


AFRICA: Africa’s Imperiled Democracy-Project Syndicate - The future of one of Africa’s oldest democracies is at stake in Senegal’s presidential election on February 26. The incumbent, Abdoulaye Wade, formerly a leading advocate for democracy, has, at almost 90 years old, become its gravedigger.

- Nguyễn Hưng Quốc: Hành trình nhân đạo hóa   –   (VOA’s blog). Chống "phản động": Chuẩn bị cả thuốc nổ để lật đổ chính quyền (NLĐ 14-2-12)-Bắt 15 người, thu gần 10kg thuốc nổ
Tuổi Trẻ
TT - Chiều 14-2, Công an tỉnh Phú Yên tổ chức công bố kết quả chuyên án triệt phá tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”. Đại tá Nguyễn Văn Khóa - phó giám đốc Công an tỉnh Phú Yên - cho biết từ ngày 4 đến 13-2, lực lượng công an đã bắt giữ 15 ...
Khen thưởng các đơn vị đấu tranh triệt xóa tổ chức phản độngcand.com
Hành trình truy bắt kẻ cầm đầuBáo Phú Yên
Khen thưởng các đơn vị phá thành công chuyên án C611Sài gòn Giải Phóng
-"Chủ thuyết Khổng tử" có phải là một tôn giáo không? Is Confucianism a Religion? (American Interest 15-2-12)
'Không sửa luật đất đai, sẽ còn nhiều vụ Tiên Lãng' (VnEx 15-2-12) -- Đặng Hùng Võ
Phải có chủ thật sự trên từng mảnh đất, thửa ruộng (SGTT 15-2-12) -- P/v Lê Huy Ngọ-
-Trở lại nụ cười Ba Sương (TP).-  - Bà Trần Ngọc Sương được khôi phục sinh hoạt Đảng (VOV).


Xã đội trưởng “đón xuân” bằng súng chỉ bị đề nghị cảnh cáo (NLĐ).

Xã hội Việt Nam ngày nay: Nườm nượp đi... đánh lô đề (DT 11-2-12) Kỳ nữ nhậu thuê (CATP 11-2-12) Du khách đua nhau tố các chiêu 'chặt chém' (VEF 11-2-12)

Tổng số lượt xem trang