Nguồn: William A Callahan - Open Democracy
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ 01.07.2010
Một số những hướng nhìn về tương lai của Trung Quốc như là một cường quốc dẫn đầu thế giới đang tranh giành ảnh hưởng và sự quan tâm của công chúng. Trong số đó là những quan điểm dân tuý đang thách thức luận điểm của Bắc Kinh về việc "xây dựng một thế giới hài hoà", William A Callahan nói.
Đang có một tranh luận sôi nổi bên trong nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc về những mục đích chiến lược đúng đắn của quốc gia. Nhiều nhà học giả và giới lãnh đạo đang hỏi rằng Trung Quốc có thể làm cách nào để chuyển hoá sức mạnh kinh tế vừa có được của mình để tạo ra một ảnh hưởng văn hoá và chính trị lâu dài trên toàn thế giới. Câu hỏi cốt yếu mà họ tìm cách trả lời là: "Trung Quốc sẽ sắp xếp trật tự thế giới (hậu phương tây) ra sao?"
Quan điểm chính thức của Bắc Kinh - được vạch ra đầu tiên bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Liên Hiệp Quốc vào tháng Chín 2005 - rằng Trung Quốc đang được định hướng theo quan điểm "Hài hoà Thế giới" (和谐世界). Nhưng hai quan điểm khác về vị thế của Trung Quốc trên sân chơi thế giới cũng đang tăng dần ảnh hưởng bên cạnh quan điểm trên: một cái nhìn không chính thức về một xã hội thiên đường hạ giới theo phong cách Trung Hoa, và một quan điểm gần như chính thức về việc Trung Quốc phải cạnh tranh ra sao để trở thành "quyền lực số một" của thế giới.
Bài viết này sẽ phân tích những quan điểm khác nhau về đại chiến lược của Trung Quốc trong một thế giới hậu tây phương, và đưa ra đề xuất ngắn về phản ứng tốt nhất mà các cường quốc phương tây nên có để đối phó.
Chính sách chính thức: "xây dựng một thế giới hài hoà"
Khái niệm về trật tự thế giới nằm trong quan điểm "hài hoà thế giới" là một sự vươn xa ra khu vực đối ngoại từ chính sách đối nội tương đương của Hồ Cẩm Đào, "xã hội hài hoà". Thật vậy, các quan chức và học giả Trung Quốc thường xuyên tuyên bố về một "xã hội hài hoà" - mà mục đích chính thức của họ là sử dụng quyền lực của nhà nước để "xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo và giảm thiểu căng thẳng xã hội đang tăng cao" - để trở thành "khuôn mẫu của thế giới". Theo lập luận này, những cây bút ở Trung Quốc giải thích rằng "xây dựng một thế giới hài hoà" là một con đường mới tốt đẹp hơn để đạt được sự "hoà bình và thịnh vượng chung một cách lâu bền", cho phép những nền văn minh khác nhau cùng tồn tại trong cộng đồng thế giới.
Trên thực tế, quan điểm chính thức về hài hoà thế giới không có chi tiết cụ thể. Chính quyền Bắc Kinh có khuynh hướng giải thích chính sách này bằng những khái niệm mơ hồ sáo rỗng, khó để mà xác định được rằng có phải tư tưởng về một quốc gia hùng mạnh cần thiết để xây dựng một "xã hội hài hoà" thì cũng cần thiết phải có để xây dựng một "thế giới hài hoà" hay không. Những thành phần khác thì thẳng thừng hơn; tờ Văn Vị Báo ở Hồng Kông đã gọi Bắc Kinh là "'kẻ khởi xướng, tham gia và bảo vệ trật tự thế giới,' với mục đích đẩy cả thế giới vào tình trạng hài hoà."
Sự mơ hồ trong khái niệm hài hoà thế giới này đã tạo ra khoảng trống rất lớn để hiểu về nó theo nhiều cách, trong đó "thế giới hài hoà" được hiểu như là một khát vọng tương đối vô hại hoặc một tham vọng tiềm ẩn nhiều bất trắc trong việc "tạo ra sự hài hoà cho thế giới." Khoảng trống tri thức nằm tại trọng tâm của khái niệm chiến lược này cũng tạo ra khoảng trống cho những quan điểm khác nhau về vai trò của Trung Quốc trong việc sắp xếp lại trật tự của thế giới hậu tây phương.
Một xã hội thế giới lý tưởng: Hệ thống Thiên hạ của Triệu Đinh Dương
Một nhóm các nhà lý luận xuất hiện trong thập niên vừa qua cho rằng "thế kỷ Trung Hoa" cần được hiểu trên quan niệm riêng biệt của người Trung Quốc. Hệ thống Thiên hạ: Triết lý về một Tổ chức Thế giới (2005) của Triệu Đinh Dương đi theo chính sách kinh tế "toàn cầu" của Bắc Kinh và giải thích rằng văn hoácủa Trung Quốc cũng phải được "toàn cầu". Nếu Trung Quốc trở thành một cường quốc trên thế giới, nó cần phải "tạo ra những khái niệm thế giới cũng như cơ cấu thế giới mới" để tận dụng "nguồn tư tưởng truyền thống" của chính mình."
Trong trọng điểm của đề xuất mà ông đưa ra, Triệu - người đang làm việc tại học viện cố vấn lớn nhất của Trung Quốc (CASS) - đã triển khai khái niệm truyền thống về Thiên hạ trong đó miêu tả một hình thức của một thế giới vị tha và đồng thuận về địa lý, tâm lý và tổ chức. Triệu lập luận rằng nếu giải thích theo khái niệm này thì Trung Quốc được xem như là một quốc gia mang bản chất hoà bình, trật tự và hào phóng, và trật tự thế giới của Trung Quốc sẽ cũng mang cùng những tính chất này, tương phản với sự bá quyền của phương tây, thường dẫn đến bạo lực, hỗn loạn và áp bức trên toàn thế giới. Việt thiết lập một hệ thống Thiên hạ đoàn kết sẽ tạo ra một hệ thống toàn cầu trong đó trật tự được đặt lên trên quyền tự do, đạo đức lên trên pháp luật, và sự lãnh đạo tinh tuyển lên trên dân chủ và nhân quyền.
Quan điểm chính thức của Trung Quốc về "thế giới hài hoà" chia thế giới thành những nền văn minh được lãnh đạo bởi những quyền lực lớn với những hệ thống xã hội khác nhau; trong khía cạnh này, sẽ xuất hiện mối tương quan của một thế giới đa cực. Ngược lại, hệ thống Thiên hạ đoàn kết của Triệu không cho phép sự cùng tồn tại của những quan điểm khác biệt; nó vạch ra một thiên đường tưởng tượng cho một tương lai xa và kêu gọi Trung Quốc tăng cường vận động việc "tạo ra sự hài hoà cho thế giới" trong những chính sách đối ngoại của mình. Trở ngại chính của Hệ thống Thiên hạ là nó đã không giải thích bằng cách nào để chuyển đổi từ một hiện tại bất ổn và thường xuyên bạo lực sang một tương lai hài hoà.
Đối thủ chiến lược: Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc
Cuốn sách Giấc mơ Trung Quốc: Tư tưởng Cường quốc và Vị trí Chiến lược của Trung Quốc trong Thời đại Hậu Hoa Kỳ (2010) của Lưu Minh Phúc đưa ra một cái nhìn khác về trật tự thế giới trong tương lai. Lưu - người đang giảng dạy tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc - đã bác bỏ những chính sách của Bắc Kinh về việc vươn lên một cách hoà bình và "thế giới hài hoà" bằng lập luận rằng để hỗ trợ cho sự lớn mạnh về kinh tế của mình, Trung Quốc cần theo đuổi việc "vươn lên bằng quân sự" để có thể đối đầu với sự bành trướng của Hoa Kỳ. Một "quốc gia hoàn toàn kinh tế" (như Nhật Bản) thì được xem như một con cừu béo bở ngoài chợ bị các cường quốc quân sự săn đuổi, Lưu tuyên bố; một cường quốc chính thực phải biết chuyển hoá sức mạnh kinh tế sang quyền lực quân sự để trở thành số một trên thế giới.
Cuốn sách xem nền chính trị thế giới như là một cuộc thi tài Thế Vận Hội giữa các nền văn minh do các cường quốc đại diện. Lưu kêu gọi Trung Quốc lợi dụng "thời điểm về cơ hội chiến lược" hiện tại để vượt qua sức mạnh Hoa Kỳ, và từ đó "chạy đến đích" để trở thành một "nhà vô địch" thế giới; tức là "số một thế giới."
Cách hiểu về chính trị thế giới của Giấc mơ Trung Quốc vì thế đã khác biệt so với quan điểm chính thức hài hoà thế giới của Bắc Kinh lẫn hệ thống Thiên hạcủa Triệu Đinh Dương. Thay vì "xây dựng một xã hội hài hoà", Lưu Minh Phúc lại muốn chú tâm vào cuộc đấu tranh địa lý vĩ đại, nơi mà sự cạnh tranh giữa các quốc gia được xem là tự nhiên và tốt; thay vì vượt qua một hệ thống quốc tế mang trọng tâm quốc gia để xây dựng một trật tự thế giới Thiên hạ đoàn kết, Lưu lại xem các quan hệ quốc tế trong phạm vi nhỏ hẹp của "quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ"; thay vì những giải pháp hai bên cùng có lợi do hai chủ thuyết trên đưa ra, Giấc mơ Trung Quốc xem quan hệ quốc tế là một trò chơi được ăn cả ngã về không. "Nếu Trung Quốc trong thế kỷ 21 không thể trở thành số một của thế giới, không thể trở thành cường quốc lớn nhất hoàn cầu, thì chắc chắn nó sẽ trở thành một kẻ tụt hậu và bị gạt sang một bên."
Trong khi Hệ thống Thiên hạ của Triệu Đinh Dương không vạch ra được một phương hướng rõ rệt để đi đến một thế giới hài hoà mà ông mường tượng, Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc cũng chẳng rõ ràng trong việc Trung Quốc cần phải làm gì một khi nó đã trở một quốc gia vô địch. Nhưng cuốn sách của Lưu cũng rất hấp dẫn vì nó đã hé lộ ra những quan điểm căng thẳng và mâu thuẫn xảy ra trong quá trình vươn lên của Trung Quốc. Ngay cả khi chỉ rõ mục tiêu của Trung Quốc trước khi trở thành vị thế tối cao trên thế giới, Lưu đã xoay trở giữa hai vị trí: một "tâm lý đuổi kịp" buộc sự đi lên của Trung Quốc trong hệ thống pháp lý, qui luật và cơ chế hiện tại của quốc tế, và xem mục tiêu của Trung Quốc là để "qua mặt" Hoa Kỳ; và một "tâm lý thời đại mới" nhấn mạnh tính khác biệt của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh địa lý giữa những kiểu mẫu văn minh (và chủng tộc) khác nhau, và vì thế đã thách thức những qui luật hiện tại.
Hướng đi toàn cầu của Trung Quốc
Nhiều bài viết chính thức và không chính thức của Trung Quốc cho thấy một ấn tượng rằng chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh toàn cầu là điều bảo đảm, nếu không gọi là tất yếu. Trên thực tế thì nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc sẽ không đuổi kịp được Hoa Kỳ về kinh tế, chính trị, văn hoá lẫn quân sự trong vòng vài thập niên tới. Nhưng gián đoạn giữa những dự định vĩ đại và khả năng trung bình bản thân nó sẽ có thể dẫn đến mâu thuẫn, đối với Bắc Kinh là việc họ đang hứa hẹn quá chắc chắn với người dân của mình những gì họ không thể đạt được trong phạm vi quyền lực và ảnh hưởng trên toàn cầu.
"Khoảng cách tuyên truyền" này chắc chắn sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong vài năm tới - chưa kể là sắp đến Bắc Kinh sẽ chuyển quyền lãnh đạo sang "thế hệ thứ năm", sẽ nắm lấy quyền lực vào năm 2012 sau khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo về hưu, điều này chắc chắn sẽ kéo theo việc xuất hiện những chủ trương dân tuý. Thật vậy, chiến lược gia nổi tiếng là Diêm Học Thông vừa qua đã phê phán hiện tượng suy giảm về quan hệ quốc tến trên quan điểm dân tuý bên ngoài hệ thống nghiên cứu an ninh. Nhiều nhà chiến lược dân tuý ở Trung Quốc xem chính trị quốc tế như là một trò chơi được ăn cả ngã về không đầy thù địch, một cuộc đấu tranh đối cực vĩ đại giữa các nền văn minh.
Những quan điểm của Lưu Minh Phúc và Triệu Đinh Dương rất thú vị và đầy ảnh hưởng, một phần vì họ tương đối là những người ở bên ngoài, đưa ra chiều hướng rõ rệt trong đó những chính sách mơ hồ của chính quyền (ví dụ như "thế giới hài hoà") được đặt ra, thi hành, bảo vệ - và bị khước từ.
Ở đây có ba hướng đi được quan tâm - hài hoà thế giới, Thiên hạ và "số một thế giới" - không là những quan điểm duy nhất trong việc vạch ra chiến lược vĩ đại cho Trung Quốc trong một thế giới hậu phương tây. Nhưng gộp chung chúng lại cho thấy rằng phương pháp tốt nhất để đối phó với cuộc tranh luận đang xảy ra tại Trung Quốc là bằng ngôn từ và hành động mang hệ quả tích cực và đa phương, tiếp xúc với Trung Quốc trên nhiều mức độ, và trong phạm vi chính thức lẫn không chính thức. Trong khái niệm này, vấn đề chính không là phải đối phó như thế nào với sự vươn lên đa dạng của Trung Quốc, mà là tìm cách giới hạn những chướng ngại trên con đường phát triển của Trung Quốc để chúng không tạo ra những phản ứng của tinh thần quốc gia cực đoan.
Indonesia mua tàu ngầm: Jakarta's submarine buy raises stakes in build-up (SCMP 26-2-12)
- Hình ảnh đặc công Hải quân Việt Nam luyện tập phi thường (PNTD). - Đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào (TN). - Lào muốn Việt Nam hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực (NLĐ).
- Ấn Độ cần cùng với Trung Quốc nổ lực chung để bảo vệ hòa bình và bình yên tại các khu vực biên giới (Kichbu/russian.news.cn).- Thủ tướng Nhật Bản tới Okinawa để thuyết phục về kế hoạch dời căn cứ Mỹ – (RFI).
-Minxin Pei: Nixon Then, China Now 2012-02-13- Hình ảnh đặc công Hải quân Việt Nam luyện tập phi thường (PNTD). - Đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào (TN). - Lào muốn Việt Nam hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực (NLĐ).
- Ấn Độ cần cùng với Trung Quốc nổ lực chung để bảo vệ hòa bình và bình yên tại các khu vực biên giới (Kichbu/russian.news.cn).- Thủ tướng Nhật Bản tới Okinawa để thuyết phục về kế hoạch dời căn cứ Mỹ – (RFI).
CLAREMONT, CALIFORNIA – When US President Richard Nixon embarked on his historic trip to China 40 years ago, he could not have imagined what his gamble would unleash. The immediate diplomatic impact, of course, was to reshape Eurasia’s geopolitical balance and put the Soviet Union on the defensive. But the long-term outcome of America’s rapprochement with China became visible only recently, with the economic integration of the People’s Republic into the world economy.
Had Nixon not acted in 1972, China’s self-imposed isolation would have continued. Deng Xiaoping’s reform and opening of China to the world would have been far more difficult.
Four decades after the “Nixon shock,” no one disputes that China has benefited enormously. Today, the impoverished and autarkic country that Nixon visited is history. Global reintegration has turned China into an economic powerhouse. It is the world’s largest exporter in volume terms, and is the world’s second-largest economy. China’s presence is felt around the world, from mines in Africa to Apple stores in the United States.
As we reflect on China’s remarkable progress since 1972, it is also an opportune time to consider how China continues to fall short in overcoming systemic obstacles to long-term success. Because China is widely regarded as a winner of globalization, it is natural to assume that the country has developed the means to meet its challenges. But, while China has implemented policies to maximize the benefits of free trade (undervaluing its currency, investing in infrastructure, and luring foreign manufacturing to increase competitiveness), the country remains unprepared for deeper integration with the world.
One sign of this is China’s lack of the necessary institutions and rules. For example, China has become a significant player in providing economic development assistance (often tied to its strategy for acquiring natural resources). Its loans and grants to Africa have now surpassed those made by the World Bank. But China has no specialized agency in charge of international development assistance. As a result, its foreign-aid programs are poorly coordinated and often seem counterproductive. Instead of earning goodwill, they are viewed as part of a sinister neocolonial plot to grab natural resources in poverty-stricken nations.
Another example is China’s lack of an immigration policy. Even though China is beginning to attract labor from around the world, it has yet to promulgate a comprehensive legal framework that would allow the country to compete for the most talented people or to deal with the complexities of international migration.
A third example is the absence of independent policy-research organizations. Owing to political control and inadequate professional development, government-run research institutions can seldom provide the high-quality, unbiased analysis of global issues on which sound policymaking depends.
Perhaps most importantly, two decades of rapid GDP growth have masked serious weaknesses on the economic front. Because China continues to favor state capitalism and discriminates against the private sector, it lacks strong private firms that can take on Western multinational giants. Except for Huawei, Lenovo, and perhaps Haier (which is nominally collectively owned), there are no private Chinese firms with a global footprint.
Until now, China has not paid dearly for this. Its role in the global economy is confined to low-to-medium-end processing and assembly functions. The most critical, sophisticated, and profitable parts of the value chain – research and development, product design, branding, marketing, service, and distribution – are occupied by American, European, Japanese, South Korean, and Taiwanese companies. China simply “outsources” these high value-added functions to the likes of Apple and Walmart.
Of course, China does have huge firms, but they are inefficient state-owned behemoths that owe their size and profitability to their legal monopolies and government subsidies. They may have the heft needed for global operations, but they lack the motivation to compete with world-class Western firms and are greeted with suspicion and fear around the world.
A China deeply embedded in globalization also needs a large pool of talented people, comparable to the best that the West can produce. Today’s China lacks that pool. While tens of millions of Chinese young people display impressive innate abilities, the country’s system of higher education does an abysmal job cultivating their talents. For most, the curriculum is largely obsolete, and skewed toward rote learning of theory at the expense of basic analytical and critical-thinking skills.
Education in social sciences and humanities is particularly deficient, owing to lack of investment in these disciplines and excessive political control of curricula. As a result, Chinese graduate from colleges and universities having learned relatively little about the outside world in fields such as anthropology, sociology, international relations, comparative literature, and history. Unless China reforms its ossified system, the country will not be able to produce enough highly trained talent to compete with the world’s best and brightest.
None of these shortcomings – the lack of globalization-friendly institutions, rules, corporations, and talent – is an insurmountable obstacle. The real question is whether China can remove them under a one-party regime that is hostile to the liberal values that inspire and underpin globalization.
Minxin Pei is Professor of Government at Claremont McKenna College.
Copyright: Project Syndicate, 2012.
-Theo:www.project-syndicate.org(Cảm ơn Mafiovi mách bài)
ltlee 03:32 13 Feb 12
According to Pei, China has not prepared itself for deeper integration into the world. And he cited several examples as evidences. But these examples only show that China is still an developing country. Instead looking at the developing countries and reasoning backward, the anwers to two questions should determine whether China or any country is well integrated into the world.
1. Is China anti-system?
It is clear that at present China is not trying to over-turn the current global order. It has no reason to do that. Why?
2. Is China benefiting from globalization?
Of course it is. And it may well be the biggest winner.
Concerning human talents and high end manufacturing, it is also a matter of time and economic development. Many Hong Kong Chinese still remember old sayings on Japanese manufacturing. One of them goes like this "Japanese big stupid clock, noisy and inaccurate." They also said Japanese could only make inferior copy and nothing else. During the 1990, books had also been written about South Korean manufacturing. South Korea, according to some authors, could never be as good as Japan for various reasons. Of course, the rest is history.
- China and the United States: Nixon’s Legacy after 40 Years (Brookings).
– 40 năm Nixon đến Bắc Kinh – (VOA)
Thứ Sáu, 24 tháng 2 2012 40 năm Nixon đến Bắc Kinh40 năm đã trôi qua từ khi cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon có chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc. Chuyến đi đánh dấu bước khởi đầu của một trong những quan hệ quốc tế có tầm ảnh hưởng xa xôi nhất và đầy thách đố nhất. Hình: AFP Tổng thống Nixon tới Trung Quốc vào ngày 21 tháng 2 năm 1972 vào thời điểm mà hai nước chẳng có mối quan hệ nào về ngoại giao. Tổng thống Nixon chỉ dự một buổi họp duy nhất với lãnh tụ Mao Trạch Đông, nhưng vào gần cuối chuyến công du, ông Nixon đã nhận định rằng đó là “tuần lễ thay đổi bộ mặt thế giới.” Nhà ngoại giao đã hưu trí Winston Lord, cùng đi với Tổng thống Nixon lúc bấy giờ, và sau này làm đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh nói: “Thường thì câu nói đó có vẻ cường điệu, nhưng trong trường hợp này là đúng. Sự kiện này thực sự đã thay đổi thế giới. Nước Mỹ chúng ta đang có chiến tranh tại Việt Nam và Trung Quốc lúc đó thì hoàn toàn bị cô lập. Trung Quốc là nước đông dân cư nhất, còn Mỹ là nước mạnh nhất. Thế mà khúc mắc đó đã được giải tỏa.” Hai nước bất đồng về nhiều vấn đề, nhưng cùng chia sẻ một quan ngại, đó là Liên Xô. Ông Zhang Hanzhi, đã quá cố, từng là người phiên dịch của Chủ tịch Mao trong chuyến thăm của Tổng thống Nixon, bày tỏ: “Mối đe dọa thực sự đối với Trung Quốc là từ phía Bắc và biên giới rộng lớn chung với Liên Xô. Chủ tịch Mao thường nhắc đến con số hàng triệu bộ đội Liên Xô đóng ở biên giới. Và tuy rằng Liên Xô và Hoa Kỳ là thù địch, họ vẫn thường tìm được thỏa hiệp với nhau. Nói tóm lại thì bang giao giữa Trung Quốc và cả hai nước Xô Mỹ lúc nào cũng căng thẳng.” Lợi ích chung đã giúp hai nước Mỹ Trung tìm ra nền tảng chung. Và rồi bang giao hai nước đã được mở rộng qua nhiều năm, với việc chính thức hóa quan hệ ngoại giao vào những năm cuối thập niên 1970 và việc mở cửa của kinh tế Trung Quốc dưới thời cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình. Ông Brent Scowcroft, tùy viên quân sự của Tổng thống Nixon trong chuyến đi Bắc Kinh và sau này là Cố vấn An ninh Quốc gia của cựu Tổng thống Bush cha, nói: “Dù chuyến đi chỉ là cuộc gặp gỡ song phương ngắn ngủi, nhưng nhờ đó hai nước Mỹ Trung trở nên quen thuộc với việc nói chuyện với nhau, hiểu rõ nhau và mọi sự đã rất suông sẻ. Nhưng, cùng với việc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh và sự tan rã của Liên Xô, chất keo nối kết bang giao Mỹ Trung đã trở thành rời rạc.” Ngày nay, những quan ngại quân sự hỗ tương, vấn đề nhân quyền, mậu dịch và một loạt những vấn đề cấp bách đang chiếm nhiều chỗ trong bang giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. |
Tìm bài viết này tại: http://www.voanews.com/vietnamese/news/us/us-china-anniversary-ide-02-24-12-140316173.html |
RFA
2012-02-20
Thưa quý vị, 40 năm về trước vào ngày 21 tháng 2 năm 1972, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến thăm Trung Quốc, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử và góp phần làm thay đổi cục diện thế giới.
Nhân dịp này, Việt Hà có cuộc phỏng vấn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc Trường Đại Học George Mason, về chuyến đi này.
Chuyến thăm lịch sử
Việt Hà: Xin chào Giáo Sư.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Chào cô.
Việt Hà: Thưa Giáo Sư, câu hỏi đầu tiên xin hỏi ông là xin ông cho biết chuyến thăm lịch sử của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm1972 có ý nghĩa thế nào đối với nước Mỹ và Trung Quốc nói riêng, và đối với thế giới nói chung ạ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nói về Mỹ trước. Thì mình thấy vào giai đoạn đó Mỹ đã bị sa lầy trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam và Mỹ muốn rút ra. Lúc bấy giờ kẻ đối đầu quan trọng nhất của Mỹ là Nga Sô, thành ra Mỹ muốn rút ra khỏi Việt Nam nên dùng Trung Quốc làm đòn bẫy để chống lại Nga Sô, thì chuyện đó đã thực hiện được. Khi Việt Nam bành trướng sang Cam Bốt là lập tức Trung Quốc chận lại, và Trung Quốc với Mỹ là đồng minh với nhau để chận Việt Nam, vì ở Mỹ họ quan niệm Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nga Sô. Hồi đó Nga Sô có căn cứ hải quân Cam Ranh mà, thì khi hạm đội Mỹ đi ra, hạm đội Nga đi vào thì cái ảnh hưởng của Nga lúc bấy giờ ở Việt Nam là đang lên thì Mỹ muốn chận chuyện đó và Mỹ đã làm được.
Lúc bấy giờ kẻ đối đầu quan trọng nhất của Mỹ là Nga Sô, thành ra Mỹ muốn rút ra khỏi Việt Nam nên dùng Trung Quốc làm Nga Sô.GS Nguyễn Mạnh Hùng
Điểm thứ hai là sau khi làm được việc đó thì Mỹ rảnh tay làm những chuyện khác dưới thời ông Reagan, và đến thời Bush thì Nga Sô sụp đổ. Vậy đối với Mỹ cũng nhờ cái đó mà Mỹ rút được khỏi (Việt Nam) và Mỹ đã thắng trận Chiến Tranh Lạnh. Và từ đó Mỹ không gặp phải nguy hiểm nữa, tức là Mỹ không bị sợ một quốc gia khác tấn công nguyên tử nước Mỹ nữa, vì không còn quốc gia nào có khả năng tấn công nguyên tử Mỹ mà đưa đến chiến tranh tận diệt được cả. Đó là Mỹ được lợi cái đó.
Về phía Trung Quốc thì Trung Quốc được gì? Trung Quốc nhờ cái đó thì sau khi ông Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình mở cửa ra bên ngoài. Và qua chương trình “4 hiện đại” của ông mà nước Trung Quốc đã tiến từ một quốc gia rất là chậm tiến đến một cường quốc kinh tế ngày nay. Nếu mà nói về tổng sản lượng quốc gia (GDP) thì Trung Quốc là cường quốc kinh tế thứ hai rồi, nhưng nếu chia bình quân cho đầu người thì còn kém, tức là mức phát triển thì không được, so với nước Mỹ, nhưng mà mức lớn về kinh tế là hạng thứ hai trên thế giới rồi. Và nhiều người còn lạc quan tiên đoán trong vòng hai ba mươi năm nữa, một thời gian ngắn thôi, thì Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về tổng sản lượng quốc gia. Vậy thì nhờ cái đó mà Trung Quốc đã tiến lên đến đó.
Và từ một nước, ngay cả từ thời Mao Trạch Đông, trước khi có cuộc xung đột đẫm máu vào năm 1965, thì vẫn còn hoàn toàn dựa vào Nga Sô, tức là nó chỉ là cái bóng của Nga Sô, ngày nay Trung Quốc đứng hẳn ra là một cường quốc. Như vậy Trung Quốc cũng được cái lợi đó.
Bây giờ nói về thế giới thì có cái gì? Tôi thấy có hai việc hiển hiện ngay lập tức. Thứ nhất là thế giới thoát được cái hiểm họa chiến tranh nguyên tử tận diệt. Ngày xưa trong thế Chiến Tranh Lạnh, thế lưỡng cực, thì chiến tranh nguyên tử luôn đè trên đầu mọi người, mà điển hình nguy hiểm nhất là cuộc khủng hoảng hỏa tiễn năm 1962. Và điểm thứ hai là thế giới có một tay chơi mới, một tác nhân mới, và nó đưa thế giới từ “lưỡng cực” đến ít nhất là “tam cực”, tức là có nhiều cực thì hệ thống chính trị tương đối uyển chuyển hơn và đỡ có chuyện lúc nào cũng đối đầu cả. Và dần dần thế giới với sự tham dự của Trung Quốc, một nước lớn như vậy, thì thế giới trong mối tương quan quốc tế trở thành toàn cầu hóa. Thành ra những cái đó là những biến đổi lớn trên thế giới cho tới nay là do cuộc viếng thăm đó.Việt Hà: Dạ. Thưa ông, trong chuyến thăm này thì chúng ta cũng biết là ngoài chủ đề Đài Loan được bàn thảo giữa Tổng Thống Mỹ với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì người ta cũng có nói đến cuộc chiến Việt Nam, vậy thì cuộc chiến Việt Nam được tiếp cận ra sao, và quan điểm của Mỹ với Trung Quốc về cuộc chiến này lúc đó thế nào ạ?
Khi Nixon lên thì chỉ nới lỏng cái hạn chế về việc đi du lịch thôi, tức là cho người Mỹ được đi Trung Quốc mua nhiều đồ hơn xưa thôi, rồi giảm bớt sự tuần tiểu trong eo biển Đài Loan.GS Nguyễn Mạnh Hùng
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Với Việt Nam, một trong những mục tiêu của ông Nixon khi lên cầm quyền là ông muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã, mà muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam thì vừa có biện pháp áp lực quân sự, mà hiện diện là các cuộc tấn công vào Cam Bốt, tấn công sang Lào, rồi oanh tạc Bắc Việt, và Việt Nam hóa chiến tranh.
Thứ hai nữa là vấn đề ngoại giao, thì về ngoại giao ông Nixon nhân nhượng hơn với Bắc Việt. Trước đó Tổng Thống Johnson đòi Bắc Việt rút quân trước rồi quân Mỹ rút sau, thì cuối cùng ông Nixon nói là rút quân song hành nhưng rồi cuối cùng thì tự mình (Mỹ) rút lấy một mình. Thế là ngoại giao với Bắc Việt là Nixon đã nhân nhượng.
Về ngoại giao quốc tế thì Mỹ đẩy mạnh cái gọi là “diplomatique offensive), tức là tấn công ngoại giao, tức là lập một thế tương quan tam hợp với Nga Sô và Trung Quốc. Với hai nước đó thì họ muốn hưởng lợi khi liên lạc với Mỹ thì họ dùng áp lực để bắt Bắc Việt phải nhượng bộ để đi tới điều đình, thì chuyến đi Trung Quốc (của Nixon) lồng trong khung cảnh một chiến lược lớn của Mỹ để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đồng thời cái vấn đề thứ hai nữa là muốn chơi lá bài Trung Quốc để chống lại Nga Sô, bởi vì lúc bấy giờ mình yếu thì phải mượn lực người khác. Đó là hai mục tiêu quan trọng của chuyến đi của ông Nixon.TT Nixon bắt tay TQ?
Việt Hà: Như vậy là 40 năm đã trôi qua kể từ chuyến đi đó vậy thì những khác biệt lớn đáng chú ý nhất trong mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc vào thời điểm đó, trong chuyến viếng thăm đó, cho tới bây giờ là gì, thưa ông?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Khác rất nhiều vì thời đó hai bên không có liên lạc gì cả và Mỹ còn cấm vận Trung Quốc. Khi Nixon lên thì chỉ nới lỏng cái hạn chế về việc đi du lịch thôi, tức là cho người Mỹ được đi Trung Quốc mua nhiều đồ hơn xưa thôi, rồi giảm bớt sự tuần tiểu trong eo biển Đài Loan. Đó là một số hành động biểu tượng để chứng tỏ là ông Nixon muốn bắt tay với Trung Quốc. Như vậy là lúc đó không có gì cả mà bây giờ thì nền kinh tế hai bên đã phụ thuộc lẫn nhau, thành ra cái tiến bộ đã đạt được khá nhiều rồi, về đủ mọi phương diện. Về phương diện quân sự thì thăm viếng thường xuyên, về thương mại thì hai bên phát triển rất nhiều, thành ra nói tóm lại là hai hình ảnh rất là khác biệt. Ngày xưa Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù và là tay sai của Nga Sô, tức là đàn em của Nga Sô; ngày nay Mỹ coi Trung Quốc là đại cường quốc có hành động riêng của mình, và ngay cả Tổng Thống Obama cũng nói là rất quan tâm sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Việt Hà: Tổng thống Nixon từng nói rằng mối quan hệ hợp tác giữa các cường quốc , mà lúc đó có Liên Xô, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Tây Âu và Nhật Bản, thì sẽ có lợi cho tất cả các nước, và nó sẽ giúp tránh được những cuộc xung đột và chiến tranh ở thế giới thứ ba, bao gồm cuộc chiến Việt Nam, vậy thì liệu điều này còn có thể áp dụng cho hiện nay không ạ? Và nhất là khi cường quốc như Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, một số nước ASEAN trong đó có Việt Nam, thưa ông?
Tùy Việt Nam thôi, tại vì ở Biển Đông thì Việt Nam và Mỹ có sự đồng thuận về mối quan tâm chiến lược, về quyền lợi chiến lược của hai bên đến huề với nhau rồi.GS Nguyễn Mạnh Hùng
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nó tùy thuộc cái bản chất của cuộc tranh đấu đó, và tùy thuộc vào tầm quan trọng đối với mọi người. Trước hết là về cái mơ mộng của ông Nixon thì thực sự đó là ý kiến của ông Kissinger. Kissinger là người xuất thân từ bên Âu Châu và luôn luôn mơ hồ đến một cái thế là cái tương quan giữa một số các cường quốc, khoảng bốn hay năm cường quốc, nó tạo thế quân bình với nhau và nó thay đổi để giữ thế quân bình trên thế giới, thì lúc bấy giờ các nước nhỏ có thể thở được. Và đối với họ thì những nước nhỏ với quyền lợi nhỏ thì họ giải quyết lấy, còn họ chỉ cần bảo vệ quyền lợi của họ, giữ thế quân bình mà không gây nên chiến tranh và giải quyết vấn đề của các nước nhỏ.
Thì cái thời đó ông Kissinger mới nghĩ ra là nên đưa các nước Tây Âu và Nhật Bản vào, thì ngày nay chúng ta thấy nó là hoàn toàn sai, bởi mơ mộng Tây Âu mà Tây Âu giai đoạn đó chưa đi tới thống nhất, và ngay cả bây giờ đạt tới cái EU rồi mà chính sách ngoại giao cũng chưa thấy thống nhất gì cả. Thành ra nếu mà chưa thống nhất thì chưa có thể là một tác nhân gọi là thuần nhất trên thế giới. Còn Nhật Bản thì đương trong tình trạng thật sự bây giờ so với các nước khác thì cũng không phải là nước mạnh lắm. Vì thế ngày xưa trong giai đoạn đó tôi nghĩ là cái thế đó chỉ có một cái lợi là nó làm cho tình trạng thế giới, cái cán cân lực lượng được uyển chuyển hơn, không căng thẳng như thời lưỡng cực nữa. Cái đó là cái lợi của Mỹ thời đó thôi, thành ra cái mơ mộng đó là không thực hiện được và nó không thành công.
Và ngay cả trên thế giới bây giờ thì thực sự cũng không có cái thế như ngày xưa, tức là một cái phối hợp giữa các quốc gia lớn ở Châu Âu, thì bây giờ chúng ta cũng chưa thấy sự phối hợp đâu cả. Những nước gọi là BRICS (Brazil, Russia, India, China, South Africa) thì cũng còn chưa phải là tác nhân có thể so sánh với Mỹ được. Tôi nghĩ bây giờ so sánh với Mỹ có thế đối phó thì chỉ có Trung Quốc thôi, thành ra nó không phải như là lưỡng cực ngày xưa, nhưng mà về phương diện cả chính trị lẫn kinh tế thì chỉ có hai nước thôi. Nga Sô thì đối với Mỹ là cái người đã qua rồi. Thành ra tôi nghĩ là vì thế cho nên không thể áp dụng cái thế như ngày xưa được, và không thể nói chuyện các vấn đề ông Nixon được. Thành ra bây giờ đối với những nước nhỏ thì họ chỉ sợ sự mặc cả giữa những nước lớn có ảnh hưởng hại cho mình, tôi nghĩ cái đó thật sự là có, bởi vì các nước lớn họ vì quyền lợi của họ, và quyền lợi cốt lõi của họ thực hiện được thì họ không coi quyền lợi của mình (nước nhỏ) ra đâu cả.Nhưng điều đó không có nghĩa rằng những nước nhỏ là hoàn toàn bất lực, bởi vì ngày xưa thời của Đài Loan năm 1979 ông Carter gần như bỏ Đài Loan rồi và mang quân đội Mỹ rút khỏi Đài Loan, chấm dứt hiệp định quân sự, nhưng mà Đài Loan nó thay đổi hoàn toàn, nó trở thành một cường quốc kinh tế, nó lại có dân chủ, thì lập tức nước Mỹ thay đổi, và vì thế nó ủng hộ Đài Loan cho đến ngày nay. Chúng ta thấy từ 1979 đến giờ là gần nửa thế kỷ rồi mà Đài Loan vẫn vững, thành ra nói như thế không có nghĩa là họ đổi chác ngay trên đầu mình được, nếu mình khá thì họ không có đổi. Nó tùy thuộc giống như hàng ế thì nó bán, còn nếu hàng tốt thì nó giữ.
Việt Hà: Như vậy là chúng ta có hy vọng đối với Việt Nam trong tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Cái đó là tùy Việt Nam thôi, tại vì ở Biển Đông thì Việt Nam và Mỹ có sự đồng thuận về mối quan tâm chiến lược, về quyền lợi chiến lược của hai bên đến huề với nhau rồi.
Việt Hà: Vâng. Xin cảm ơn Giáo Sư đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Vâng, không có gì.
Sách mới ra vế chiến tranh Việt Nam: ‘Marigold: The Lost Chance for Peace in Vietnam,’ by James G. Hershberg (WP 24-2-12) -- Theo cuốn này thì hoà bình có thể đã đến sớm hơn ở Việt Nam◄
- Đấu đá nội bộ ở Trung Quốc - Vụ Vương Lập Quân: Scandal May Topple Party Official in China (NYT 16-2-12) -- Bài này có rất nhiều chi tiết (Té ra Vương Lập Quân bị chính Bác Hi Lai "chơi", chứ không phải Uông Dương!) Trung Quốc: Vương Lập Quân: ẩn số chính trị? (SGTT 24-2-12) -- SGTT mà đăng bài này là rất khá!-- Đấu đá quyết liệt giữa các quan chức chóp bu Trung Quốc (Le Nouvel Observateur/ Thụy My).- Trung Quốc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 18 (Kỳ 1) - ( Tp 24/02) -Trung Quốc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 18 ( Tp Kỳ 2)-- Trần Gia Phụng: Cuộc chiến bốn mươi năm trước: Mùa hè đỏ lửa (1972) – (ĐCV). – Trọng Đạt: Năm 1973, miền Nam mạnh hơn miền Bắc – (ĐCV).---