Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Cái chết của trí thức Nguyễn Thái Bình trên máy bay Boeing -747

- Pilot.vn - Cái tên “không tặc” là một cái cớ để bọn Mỹ thực hiện việc ám sát Thái Bình trên đường về nước khi máy bay vừa hạ cánh ở phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 2/7/1972.

Nguyễn Thái Bình trên 1 diễn đàn tại Mỹ tự tin khẳng định mình “… tôi là người Việt Nam”.

Trong thời kỳ chống Mỹ, chúng ta có khá nhiều vụ ám sát trên máy bay. Thế nhưng những người bị ám sát không phải là phi công mà họ là những người có trái tim quả cảm. Tiêu biểu là câu chuyện của trí thức yêu nước Nguyễn Thái Bình.


Xuất thân từ 1 gia đình công nhân viên, sau khi học xong tiểu học tại Cần Giuộc. Anh đã theo cha lên Sài Gòn và theo học tại trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong)... Trong quá trình học tập tại đây. khác với những sinh viên, học sinh khác anh không hề tham gia biểu tình phản chiến như những học sinh khác.


Sau sự kiện Tết Mậu Thân không lâu, tháng 3/1968, Nguyễn Thái Bình nhận được học bổng do USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ) cấp để sang Mỹ du học. Sau 1 năm học tại Đại học cộng đồng ở Fresno, California, anh đã chuyển đến học tại Đại học Washington và trở thành 1 trong những sinh viên xuất sắc trong ngành ngư nghiệp của Đại học Washington.

Nguyễn Thái Bình trong một cuộc biểu tình tại Mỹ.


Khác hẳn với thời gian trong nước, trong quá trình du học, Nguyễn Thái Bình đã dần nhận ra được tình cảnh của đất nước đang bị chìm trong lửa đạn, nhân dân phải sống trong cảnh chia đôi Nam-Bắc... Trong lá thư ghi âm gửi về nước ngày 27/03/1971, anh đã thổ lộ: “Tôi nghĩ thà rằng cho tôi làm hạt cát phù sa để bón cho cây lúa của nông dân nghèo còn hơn làm viên kim cương lấp lánh trên tay bà mệnh phụ kênh kiệu, giàu có nhờ tham nhũng và bóc lột”.


Chính những điều đó, khi nhận định về Nguyễn Thái Bình, người ta có thể thấy được trái tim quả cảm của anh bởi thay vì lặng lẽ sống và học tập ở xứ người để có được tiền tài, quyền lực và địa vị… anh đã theo tiếng gọi của con tim hướng về tổ quốc. Anh đã cùng các du học sinh khác xuống đường tổ chức những cuộc biểu tình phản chiến. Có thể kể đến đỉnh cao của các phong trào này là vào ngày 10/02/1972, cùng với 9 du học sinh khác, Nguyễn Thái Bình đã đột nhập và chiếm toà lãnh sự của chế độ Miền Nam Việt Nam tại New York. Anh đã yêu cầu nhà cầm quyền tại miền Nam trả tự do cho hơn 2.000.00 tù nhân chính trị đang bị giam. Theo đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức, đồng thời quân đội Hoa Kỳ cũng phải rút khỏi Việt Nam vô điều kiện và giải thể chế độ dã man tại miền Nam Việt Nam.


Cuộc đột nhập và chiếm giữ này rất nhanh đã bị cảnh sát Hoa Kỳ triệt hạ, Nguyễn Thái Bình bị bắt vì tội đột nhập lãnh sự quán nhưng học bổng USAID vẫn được duy trì. Ngày 19/05/1972, anh đã cùng các sinh viên Việt Nam yêu nước khác tổ chức kỷ niệm lần thứ 82 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này, Nguyễn Thái Bình bị mất học bổng để theo học lên cao học tại Đại Học Washington và buộc phải về nước. Tại buổi lễ trao học vị của mình, tháng 05/1972, anh đã phân phát truyền đơn phản chiến làm gián đoạn nghi lễ khi cho rằng “ Chính Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về những tội ác tàn phá Việt Nam và cả Đông Dương.



Phong trào bãi chiến của giới sinh viên.


Trước khi về nước, Nguyễn Thái Bình cũng đã viết 2 lá thư ngỏ cho “ Những người yêu hoà bình và công lý trên thế giới” và cho tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là ông Richard Nixon, trong đó có đoạn: “Thưa ông Tổng thống, để tàn phá, giết chóc, bắn phá ở Việt Nam cũng như Đông Dương, ông nắm trong tay tất cả những vũ khí tối tân, giết người hiệu quả nhất. Còn trong cuộc chiến đấu vì tình thương yêu, hoà bình và công lý, tôi chỉ có lòng tin vào nhân loại… Hiện nay, quả bom duy nhất của tôi là trái tim của tôi. Trái tim này có thể nổ vì tôi chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa, để kêu gọi tình thương yêu để khôi phục niềm tin của con người vào công lý…”


Ngày 02/07/1972, trên chiếc máy bay Boeing -747 của hãng Pan America do cơ trưởng Gene Vaughn điều khiển bay từ Hoa Kỳ về Tân Sơn Nhất, anh đã khống chế yêu cầu máy bay đáp xuống Hà Nội. Nhưng kế hoạch đã thất bại và trước khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất, anh đã bị hạ sát bởi 5 phát đạn từ 1 nhân viên cảnh sát của Hoa Kỳ đang có mặt trên chuyến bay.


Cái chết của Nguyễn Thái Bình đã trở thành 1 trái bom nổ gây chấn động mạnh mẽ dư luận trong nước và Hoa Kỳ. Hàng ngàn sinh viên, du học sinh đã xuống đường tuần hành, các cuộc biểu tình đã nổ ra xung quanh cái chết của anh.


Tất cả những việc làm của anh ngày nay đã trở thành một biểu tượng cho tấm gương học tập và yêu nước.
Quang Hoà

-Theo: Pilot.vn -Cái chết của trí thức Nguyễn Thái Bình trên máy bay Boeing -747
 (Cảm ơn Sergei mách bài )

-------

Tổng số lượt xem trang