Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Dân "bao vây" Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng

-
--Thi hành án cãi nhau, dân thiệt 21/03/2012 07:40 TT - Mua được tài sản bán đấu giá và đã thanh toán đầy đủ số tiền hơn 4,6 tỉ đồng cho Nhà nước hơn một năm nay, nhưng hiện gia đình ông Nguyễn Đình Hiến (hộ khẩu thường trú tại P.3, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) vẫn chưa được bàn giao tài sản.



Khổ chủ kêu trời
Bán hai căn nhà cũ, chạy đôn chạy đáo để vay mượn mới gom góp đủ số tiền mua căn nhà, đất số 20 Xô Viết Nghệ Tĩnh nhưng cả gia đình sáu thành viên của ông Nguyễn Đình Hiến (vợ chồng ông Hiến và bốn con nhỏ) lại đang phải dắt díu nhau đi thuê nhà trọ để ở. Khó khăn hơn nữa khi ông Hiến phải chăm nuôi mẹ già 83 tuổi và người anh bị tật nguyền.
Trong năm 2010, ông Ngô Đình Đạt và bà Trần Thị Tâm Hiền (ở P.8, TP Đà Lạt) bị buộc phải thi hành nhiều bản án của TAND TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng với tổng số tiền chi trả khoảng 6,4 tỉ đồng. Do ông Đạt và bà Hiền không tự giác thi hành án (THA) nên chấp hành viên Chi cục THA dân sự TP Đà Lạt ra quyết định kê biên toàn bộ căn nhà, đất tại số 20 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.8, TP Đà Lạt để bán đấu giá.
Ngày 25-2-2011, Chi cục THA TP Đà Lạt đứng ra ký hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng tổ chức phiên đấu giá căn nhà, đất nói trên. Ông Nguyễn Đình Hiến là người đấu giá trúng và ngay sau đó đã thanh toán số tiền 4,6 tỉ đồng mua nhà, đất theo đúng thời gian quy định.
Theo ông Trần Hữu Phước - chi cục trưởng Chi cục THA TP Đà Lạt, khi đơn vị đang xúc tiến việc bàn giao tài sản cho người mua, Cục THA tỉnh Lâm Đồng đã ban hành liên tiếp hai văn bản đề nghị Chi cục THA TP Đà Lạt tạm ngưng việc THA, với lý do “Chi cục THA TP Đà Lạt phối hợp với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng tổ chức phiên đấu giá là không đúng quy định”. Đồng thời khẳng định “khối tài sản này phải do Cục THA tỉnh Lâm Đồng đứng ra tổ chức bán đấu giá thì mới đúng thẩm quyền”. “Do vậy vụ việc mới kéo dài, chậm THA là do vướng từ Cục THA dân sự tỉnh Lâm Đồng, chứ chúng tôi không làm sai điều gì cả” - ông Phước khẳng định.
Đại diện Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng cũng khẳng định việc đấu giá này đã diễn ra công khai và đúng trình tự, thủ tục theo quy định, có sự chứng kiến của ông Đạt và bà Hiền cùng các bên có quyền lợi liên quan. Mặt khác, ông Nguyễn Đình Hiến tham gia đấu giá và mua trúng tài sản đã là lần thứ hai tổ chức bán đấu giá tài sản công khai (lần đầu không có người mua).
Do hai cơ quan THA TP Đà Lạt và tỉnh bất đồng kéo dài dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp tiếp tục. Ngày 24-11-2011, Tổng cục THA dân sự Bộ Tư pháp đã ban hành văn bản số 4136, nêu rõ: “Chấp nhận kết quả tổ chức THA của Chi cục THA TP Đà Lạt”. Đồng thời, đề nghị Cục THA tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Chi cục THA TP Đà Lạt tiếp tục THA.
Thế nhưng Cục THA tỉnh Lâm Đồng vẫn không chịu thực hiện. Vụ việc càng thêm căng thẳng. Ngày 5-3, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản phê bình ông Nguyễn Văn Hiển, cục trưởng Cục THA tỉnh Lâm Đồng, vì chậm triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng cục THA và trưởng Ban chỉ đạo THA tỉnh, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Lúc ấy, Cục THA tỉnh Lâm Đồng mới “nhúc nhích”.
Cụ thể, ngay trong ngày 5-3, Cục THA tỉnh Lâm Đồng đã có công văn số 52 với nội dung yêu cầu Chi cục THA TP Đà Lạt tổ chức thực hiện việc THA theo chỉ đạo của cấp trên.
Chiều 20-3, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Võ Ngọc Hiệp đã chủ trì một cuộc họp khẩn với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn TP nhằm tìm giải pháp thúc đẩy sớm giải quyết dứt điểm vụ việc này. Cuộc họp kéo dài đến gần 18g cùng ngày nhưng vẫn chưa thống nhất được quan điểm để giải quyết sự vụ.
Như vậy, kế hoạch cưỡng chế giải tỏa mà Chi cục THA TP Đà Lạt đã trình vẫn chưa được Ban chỉ đạo THA TP Đà Lạt thông qua.
QUANG SÁNG


-.Không giao nhà trúng thầu, Cục thi hành án bị bao vây VnEx
- -Dân "bao vây" Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng -  01/03/2012- Sáng nay (1/3), có rất đông người kéo đến trước trụ sở Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng, yêu cầu đơn vị này phải tiến hành giao nhà, đất ngay lập tức cho gia đình ông Nguyễn Đình Hiến, trú tại đường Ba Tháng Tư, TP Đà Lạt.
Trước sự việc trên, cơ quan chức năng Lâm Đồng phải huy động hàng chục chiến sĩ công an, cảnh sát giao thông tới giữ an ninh trật tự; đồng thời vận động người dân giải tán; dàn xếp cho ông Nguyễn Đình Hiến trực tiếp làm việc với Cục Thi hành án tỉnh Lâm Đồng.
Sau gần 1 tiếng thuyết phục, những người có liên quan đã tự nguyện giải tán. Ông Nguyễn Đình Hiến được mời lên làm việc với lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng.
Mô tả ảnh.
Lực lượng an ninh vận động người dân giải tán để các bên tìm hướng giải quyết vụ việc

Được biết, tháng 2/2011, Chi cục Thi hành án dân sự TP Đà Lạt tổ chức bán đấu giá nhà và đất tại số 20 Xô Viết Nghệ Tĩnh Đà Lạt để thi hành 9 bản án đã có hiệu lực. Ông Nguyễn Đình Hiến đã trúng đấu giá và thanh toán đủ số tiền hơn 4,6 tỉ đồng.
Thế nhưng, sau đó Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự TP Đà Lạt hủy kết quả đấu giá nhà đất này (để đấu giá lại) dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Đến tháng 11/2011, Tổng cục Thi hành án dân sự đã có văn bản chấp nhận kết quả đấu giá ban đầu nhưng đến nay ông Hiến vẫn chưa được giao nhà.
Khắc Lịch


-Vụ đấu giá nhà 20 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt: Có 30 ngày để khởi kiện ra tòa án baolamdong (LĐ online) - Ngày 3/2/2012, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Đình Hiến (17B đường 3 tháng 4, Đà Lạt), người trúng đấu giá vẫn chưa được giao căn nhà tại số 20, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt.

Theo đó, ngày 25/2/2011, ông Hiến đã mua trúng đấu giá và sau đó nộp đủ tổng số tiền gần 4.635 triệu đồng, nhưng đến nay đã bị “tạm dừng giao nhà” vì đang giải quyết khiếu nại của người chủ nhà là ông Ngô Đình Đạt. Đồng thời theo Quyết định của TAND tỉnh Lâm Đồng ngày 6/8/2010, việc ký hợp đồng bán đấu giá căn nhà này thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng; chứ không phải thẩm quyền của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Lạt. Bởi vậy Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng không chấp nhận khiếu nại đòi giao nhà mua trúng đấu giá của  ông Nguyễn Đình Hiến.

Sau 30 ngày kể từ khi nhận Quyết định này, ông Nguyễn Đình Hiến có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi mua nhà đấu giá của mình.

Cùng ngày 3/2/2012, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng cũng đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại của ông Ngô Đình Đạt, chủ căn nhà bán đấu giá nói trên. Theo đó khẳng định, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng không có thẩm quyền hủy kết quả bán đấu giá theo yêu cầu của ông Đạt.

Ông Đạt có thời hạn trong vòng 30 ngày để khởi kiện yêu cầu này ra cấp tòa án có thẩm quyền - kể từ khi nhận Quyết định của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng. Quá thời hạn này, ông Đạt không khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền thì căn nhà bán đấu giá tại số 20 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt sẽ xử lý thi hành án.   



"Thành ủy có quy định về việc hiếu hỷ đối với các chức danh là phó giám đốc các sở trở lên, trên toàn thành phố".  


‎- Chính quyền xin lỗi dân vì tự ý lấy đất bán (TT).TT - Từ chiều đến tối 27-2, hàng trăm người dân thôn Bình Hiệp (xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã kéo đến tìm cách cản trở đơn vị thi công và ngăn chặn không cho chính quyền bán đất.
Hiện trường nơi lấy cát bán trái phép - Ảnh: HỮU PHÚC
Sự việc diễn ra tại tại khu vực kênh Bầu Vó, Cà Ràng.
Theo ông Trần Thành (tổ 6, thôn Bình Hiệp): “Ban đầu, người dân thấy việc nạo vét kênh Bầu Vó, Cà Ràng diễn ra bình thường. Nhưng sau đó, hàng nghìn mét khối đất ở đây đã chuyển ra bên ngoài bán trái phép nên dân kéo ra chặn”.
Ông Huỳnh Tấn Nghi - tổ trưởng tổ 6, thôn Bình Hiệp - khẳng định: “Hơn 100 hộ dân có đất sống gần khu vực kênh Bầu Vó và Cà Ràng nhưng lãnh đạo xã, thôn không hề thông báo gì cho dân biết”.
Trước tình hình đó, chủ tịch UBND xã Bình Phục là ông Nguyễn Thanh Phong đã phải ký cam đoan với người dân dừng hẳn việc thi công, yêu cầu nhà thầu trong thời hạn năm ngày phải khắc phục, hoàn thổ toàn bộ diện tích đã cày xới, đồng thời công khai xin lỗi trước dân.
“Chính quyền xã thừa nhận đã sai sót không họp dân về việc nạo vét ở khu vực trên” - ông Phong giải thích.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, việc thi công kênh mương trên địa bàn xã Bình Phục nhằm điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, chính quyền xã Bình Phục đã lợi dụng để lấy hơn 5.000m3 đất bán cho Công ty TNHH thương mại trang trí nội ngoại thất Đức Hòa (đóng tại thôn Kế Xuyên 2, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình) với giá 16.000 đồng/m3.
HỮU PHÚC
Vụ “rút ruột” tiền đề án dạy nghề ở trung tâm khuyến công Sóc Trăng: 8.000 nông dân chờ phán quyết công tâm (DVT).Đất trồng lúa mất dần (TT).Làm gì với đất vàng? (TTVH).Chuyện giật mình ở Sơn Tây (Hà Nội): “Mất tích” hàng trăm phôi “sổ đỏ” (ANTĐ).  - Vụ vi phạm đất đai Phú Xuyên, Hà Nội: Dù biết sai cũng vẫn đòi? (ĐV).   - Vụ dân bị chuyển nhượng đất: Lãnh đạo xã thừa nhận sai (VTC).

Bãi bỏ yêu cầu công chứng 5 loại hợp đồng về nhà đất (TN).

Dân khổ vì dự án treo (Thanh tra). - Nông dân mất đất xin cứu đói   –   (BBC).   – Phỏng vấn bà Lê Hiền Đức: Nông dân biểu tình tại Hà Nội chống cưỡng chế đất đai    –   (RFI). - Ngô Nhân Dụng: Nguyễn Tấn Dũng trước Loạn Kiêu Binh   –   (NV).

Nông dân biểu tình tại Hà Nội chống cưỡng chế đất đai

Hàng trăm nông dân từ Dương Nội (Hà Đông - Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) tập họp trước trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc (Hà Nội) phản đối tình trạng cưỡng chế đất đai, giải tỏa nghĩa trang. Trong tuần trước, các dân oan Dương Nội, Văn Giang cùng với nông dân Đăk Nông đã kéo về thủ đô yêu cầu phải giải quyết những oan nghiệt tại địa phương. Tại Nam Định, nhiều nông dân đã biểu tình ngồi trước trụ sở chính quyền tỉnh ngày 24/02.

Theo thông tin từ Hà Nội, nông dân khiếu kiện đã biến cuộc mít tinh thành tuần hành « xin ăn vì đói » trên đường Bà Triệu và nói sẽ có hành động « mạnh như Đoàn Văn Vươn » nếu không được lắng nghe.
Tại Hà Nội, bà Lê Hiền Đức, một người phụ nữ lớn tuổi từng được giải thưởng Transparency International đã đến tận nơi hỗ trợ cho dân oan.
Trả lời RFI, bà Lê Hiền Đức cho biết tình hình như sau :
Bà Lê Hiền Đức (Hà Nội)
28/02/2012
by Tú Anh

« nông dân bị cướp đất anh ạ … cướp xong rồi bán cho các công ty địa ốc …Từ năm 2008 nông dân liên tục kéo ra thủ đô khiếu kiện … »
Tình trạng nông dân bị áp bức đã được dân chúng biết đến nhiều hơn, khi báo chí chính thức lần đầu tiên loan tin rộng rãi vụ chính quyền Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng huy động bộ đội công an tấn công vào nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Theo báo mạng Vietnam.net, hôm nay gia đình Đoàn Văn Vươn vừa gửi thư lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình bày căn nguyên nguồn cội vì sao ông Vươn phải chống cự hành vi áp bức của chính quyền địa phương và đề nghị Chủ tịch nước « giảm nhẹ tội » cho anh em ông Đoàn Văn Vươn.

NÓNG 1! 10h20′ – Tin, ảnh do các CTV trang Ba Sàm vừa gửi tới: Nhiều bà con nông dân khiếu kiện đất đai đang tập trung trước cửa Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, 46 Tràng Thi, Hà Nội.
Lưu ý các “cơ quan chức năng”: có thông tin từ bà con cho biết, nếu không được tiếp và bị công an giải tán, bà con sẽ có biện pháp khác mạnh hơn.
11h20′
13h20′ – Thông tin chi tiết từ CTV: “Hôm nay, ngày 28 tháng 2 tại trụ sở UBND mặt trận tổ quốc VN, bà con nhân dân phường Dương Nội – Hà Đông cùng với bà con nhân dân Văn Giang – Hưng Yên đã tập trung giơ biểu ngữ yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan tới việc cưỡng chế giải tỏa đất đai tại địa phương.
Được biết vào tháng 3 năm 2010 UBND phường Dương Nội đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại khu vực nghĩa trang nằm trên địa bàn phường Dương Nội bằng việc sử dụng xe ủi, san ủi toàn bộ mồ mả. Sau khi kết thúc cuộc cưỡng chế hàng loạt bà con đã bị mất mộ, một số hài cốt tìm được thì không xác định được danh tính, vì nằm lẫn lộn với các bộ hài cốt khác”.
13h 50′  Bà Lê Hiền Đức đã đến gặp bà con biểu tình tại UBTƯMTTQVN, 46 Tràng Thi, để giúp đỡ bà con việc lên tiếng và gửi đơn kiến nghị của bả con nông dân bị thu hồi đất ở huyện Văn Giang, xã Dương Nội.
Hiện 14h30′ bà Đức vẫn đang ở Tràng Thi cùng bà con.
16h5′ – Đoàn khiếu kiện của bà con Dương Nội đang tuần hành trên đường Bà Triệu.
.
-'Vua rắn' mất 'ngai' vì mất đất TP - - Nông dân nhen nhóm sản xuất lớn, đạt hiệu quả cao, được tôn vinh là 'vua rắn', nhưng nhanh chóng mất ngai khi bị chính quyền tùy tiện thu hồi đất.
Cảnh cưỡng chế giải tỏa trại rắn ngày 28-9-2010.
“Vua rắn miền Tây” chính thức mất ngai vào ngày 28-9-2010, khi UBND huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tổ chức cưỡng chế, giải tỏa. Trưởng đoàn giải tỏa, Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên Mã Thạnh, giải thích: “Huyện bảo vệ thi công”. Lực lượng “bảo vệ thi công” gồm công an, quân sự, đại diện ban ngành đoàn thể huyện, đem xe chuyên chở phạm nhân đến đậu trước nhà “vua rắn” rồi bơm cạn ao bắt rắn và giải tỏa trại, làm thất thoát khoảng 700 kg rắn.
Trại nuôi rắn xây dựng trên mấy nghìn mét vuông đất có sổ đỏ, của ông Lê Hùng Minh, thương binh 4/4, ở khu 3, xã Thạnh Phú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), có phép và đăng ký kinh doanh, trong nhiều năm, mỗi năm đem lại lợi nhuận 2-3 tỷ đồng. Rắn của ông Minh bán khắp miền Tây nên ông được mệnh danh là “vua rắn miền Tây”.
Mở ra dự án xây một cái cầu, trại nuôi rắn nằm trong khu vực bị giải tỏa. Ông Minh mua đất nơi khác, tính đầu tư chuyển sang cơ sở mới, song cuộc cưỡng chế đã phá tan sự nghiệp của ông. Giá đất bồi hoàn cho ông Minh chỉ bằng khoảng 1/10 giá quy định của UBND tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt, trại nuôi rắn không được bồi hoàn.
Đầu năm 2011, Bộ TN-MT xem xét và kết luận, UBND huyện Mỹ Xuyên đã làm trái luật. Bộ TN-MT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ “Giao UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo cơ quan chức năng giải quyết bồi thường” toàn bộ trại nuôi rắn, và “hỗ trợ do ngừng sản xuất, kinh doanh cho gia đình ông Minh”. Đồng thời “kiểm điểm trách nhiệm của UBND huyện Mỹ Xuyên trong việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Minh không đúng quy định của pháp luật”.
Ngày 3-8-2011, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng “đồng ý với kiến nghị của Bộ TN-MT”, yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng “chỉ đạo thực hiện”.
Hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, đã có công văn chỉ đạo UBND huyện Mỹ Xuyên sửa sai. Còn lãnh đạo UBND huyện lại nói, đang chờ chỉ đạo của tỉnh. “Vua rắn” một thời, nay sống trong nghèo khó.
Tuấn Anh - Sáu Nghệ ...




Được bồi thường sau gần 20 năm bị cưỡng chế trái luậtVNExpress
picture(NLĐO) – Ngày 26-2, tin từ Công an huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, cho hay tại khối phố 8 thị trấn huyện này vừa xảy ra một vụ hành hung khiến ông Hán Huy Sơn (56 tuổi, trú khối 11, thị trấn Hương Khê) phải nhập viện.

-- Đừng để người dân đơn độc (PLTP).- Hà Tĩnh: Lại chuyện chính quyền đối với dân thế nào? (Tầm nhìn). “Trong khi tranh cãi về nilon che phủ mạ, một Phó Chủ tịch UBND xã đã đánh dân tóe máu”.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: xưởng sản xuất dân oan (Boxitvn).- Phạm Toàn: Tâm lý không bị trừng phạt (Boxitvn). -Bên đê lấn biển: Về với biển (kỳ 6) (TVN).Cấp “sổ đỏ” Hà Nội: Mắc từ chính sách tới triển khai (TTXVN). - Sửa Luật thế nào đối với đất nông nghiệp  –   (RFA).Nhân quyền hay chuyện đầu tư vào đâu (VNN).Nông dân Nam định biểu tình trước cổng Ủy ban Nhân dân tỉnh  —  (NVCL). -

Theo NV-Nông dân Nam Ðịnh biểu tình đòi đất-
NAM ÐỊNH (NV) -Nông dân Nam Ðịnh bị nhà cầm quyền cưỡng chế lấy đất bán cho các doanh nghiệp kiếm lời, đẩy họ vào vòng nghèo đói, tới biểu tình trước trụ sở Ủy Ban Nhân Dân tỉnh.
Theo một bản tin của Nữ Vương Công Lý hôm Thứ Sáu, suốt nhiều ngày qua, nông dân đã tụ tập ở trước trụ sở UBND tỉnh Nam Ðịnh đòi công bằng. Họ từng bị nhà nước cưỡng đoạt hết đất đai sản xuất với giá đền bù rẻ mạt. Sau đó, nhà cầm quyền bán lại cho các công ty, xí nghiệp với giá cao hơn gấp bội để kiếm lời trong khi nông dân thì gần như bị mất trắng.
Theo tin NVCL, họ yêu cầu gặp nhà cầm quyền để đối thoại nhưng bị từ chối. Những người biểu tình cho biết: “Họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi nhà cầm quyền chịu đối thoại với họ, hoặc trả lại sự công bằng cho họ.”
Cảnh sát đã tìm mọi cách ngăn cấm, không cho những người đi đường đứng lại xem hay chụp hình, với lý do: “Vì đây là vấn đề nhạy cảm.”
Ngày 23 tháng 2, 2012 , ông Nguyễn Ngọc Trìu, một phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Nông Nghiệp thời thập niên 1980, phát biểu trên báo Tiền Phong rằng “một số người giàu nhanh nhờ chính sách đất đai.”
“Vừa qua, một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng, cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10-15 lần. Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân. Tôi về nông thôn, có nông dân nói tại sao lại lấy đất của nông dân chia cho người giàu. Ðến dự khởi công một công trình tại Hà Nội, trong khi bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện.” Ông Trìu nói trong cuộc phỏng vấn. “Người nông dân chỉ biết làm ruộng chứ có biết đi buôn, tiền đền bù xây được cái nhà là hết. Ðô thị hóa, công nghiệp hóa là phải lấy đất nông nghiệp nhưng làm sao phải giải quyết hài hòa lợi ích của nông dân. Ðền bù không phải chỉ bằng tiền mà phải giúp nông dân có nghề để làm ăn. Khi tôi ở Thái Bình, làm dự án nhà máy điện lấy 300 ha đất lúa, bình quân ở Thái Bình 500 m2 đất/người, như vậy là 6,000 người già, trẻ, gái, trai không còn ruộng đất.”
Nông dân Dương Nội, Văn Giang và tỉnh Ðắc Nông biểu tình trước 35 Ngô Quyền, Hà Nội sáng 21 tháng 2, 2012. (Hình: Nữ Vương Công Lý)
Vụ cưỡng chế trái luật của nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng hiện vẫn là đề tài bàn luận sôi nổi khắp nơi. Hồi đầu tuần này, hơn trăm nông dân ở tỉnh Ðắc Nông, Dương Nội (Hà Ðông) Văn Giang (Hưng Yên) đã kéo nhau về Hà Nội biểu tình tập thể phản đối chính sách cướp đất của họ. Hàng đoàn nông dân từ các tỉnh trên cả nước từng kéo về Hà Nội hy vọng khiếu kiện ở trung ương sẽ được “đèn trời soi xét.” Nhưng tất cả đều bị đuổi ngược trở về hoặc nằm vạ nằm vật ở một vài công viên, hay thuê phòng trọ ở tạm từ năm này sang năm khác, theo đuổi khiếu kiện trong vô vọng. (TN)


Tổng số lượt xem trang