Trang tin điện tử VietnamPlus của TTXVN ngày 28-3-2012 đưa tin mạng Tin tức Trung Quốc ngày 27-3 dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải (Biển Đông) Lưu Thiêm Vinh cho biết phía Trung Quốc thừa nhận đã bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân cùng 2 tàu cá của Việt Nam mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS, đồng thời quyết định xử phạt mỗi ngư dân Việt Nam 70.000 nhân dân tệ (khoảng 200 triệu đồng).
Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam đang đánh bắt cá hợp pháp trong ngư trường Hoàng Sa ngày 3-3-2012 là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và không có cơ sở pháp lý quốc tế nào có thể lý giải cho hành vi bắt người sai trái đó. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Việt Nam có "các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như những hoạt động khác về mục đích thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế”... Do vậy, ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của UNCLOS. Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và hai tàu cá của Việt Nam, khi những người này đang tiến hành đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, là trái với luật pháp quốc tế. Hơn nữa, việc bắt giữ này cũng trái với Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông được ký kết giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Mặc dù Trung Quốc đã cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, tuy nhiên như đã dẫn chứng, luật pháp quốc tế không thừa nhận chủ quyền của các vùng lãnh thổ có được do sử dụng vũ lực. Do đó chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa là không thể tranh cãi. Việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của quốc gia mình là vi phạm luật pháp quốc tế. Điều 73, khoản 3 của UNCLOS quy định: "Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác”. Điều luật nói trên được áp dụng đối với tàu của nước này hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác. Nếu ngư dân của Việt Nam đánh bắt vào vùng biển hoàn toàn và rõ ràng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng không được quyền tống giam hay áp dụng một hình phạt thân thể đối với ngư dân Việt Nam. Do vậy, trong một vùng biển rõ ràng thuộc về mình mà Trung Quốc còn không có quyền làm vậy, thì Trung Quốc càng không thể làm như thế trong vùng biển Hoàng Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Hơn nữa, việc Trung Quốc xác nhận hành vi "bắt người đòi tiền chuộc” của các cơ quan chức năng nước này càng làm cho hành vi vi phạm của họ trở nên nghiêm trọng hơn. Cách hành xử này không phù hợp với một quốc gia là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc, đã phê chuẩn và cam kết tôn trọng Công ước về Luật Biển quốc tế cũng như tôn trọng các giá trị văn minh khác của nhân loại. Điều đáng nói là hành vi "bắt người đòi tiền chuộc” của Trung Quốc diễn ra khá thường xuyên và các giao dịch để thoả thuận "nộp tiền thả người” thường diễn ra trong bóng tối. Nay lần đầu tiên mới thấy có xác nhận của một quan chức Trung Quốc rằng đây là cách xử lý của cơ quan chức năng nước này. Điều này hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế nào và mang tính chất "triệt buộc” làm phá sản và tiêu hủy khả năng đi biển của ngư dân bị bắt một cách vô nhân đạo.
Câu chuyện "bắt người đòi tiền chuộc” còn chưa giải quyết xong, mới đây trang mạng của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 27-3-2012 lại dẫn lời Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tổng Thư ký Hiệp hội điều khiển quân sự và giải trừ quân bị Trung Quốc Khúc Tinh (nhân sự kiện đang diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về An toàn hạt nhân tại Hàn Quốc) tuyên bố: "Trừ phi Trung Quốc bị đánh trước bằng vũ khí hạt nhân và Trung Quốc phải tiến hành tự vệ bằng vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông)”. Lời tuyên bố tưởng chừng như rất "thiện chí”, rất phù hợp với khẩu hiệu yêu chuộng hòa bình của một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ từng gây nhiều quan ngại cho không ít quốc gia trên thế giới về một mối "đe dọa” mới. Thế nhưng, lời tuyên bố đầy "thiện chí” này lại khiến các quốc gia ven Biển Đông hết sức lo ngại vì nó hàm chứa nhiều thông điệp mang tính đe dọa hơn là sự cam kết hòa bình.
Thông điệp được đưa ra bởi ông Viện trưởng Khúc Tinh cho thấy phía Trung Quốc đã có sự bàn bạc, chuẩn bị để sử dụng vũ khí hạt nhân tại Nam Hải (Biển Đông). Trong khi, tất cả các quốc gia ven Biển Đông đều không có vũ khí hạt nhân, không thể có chuyện giáng trả tự vệ bằng vũ khí hạt nhân với các quốc gia hoàn toàn không sở hữu loại vũ khí này. Như vậy, lời cam kết không giáng trả tự vệ bằng vũ khí hạt nhân tại Nam Hải của ông Khúc Tinh liệu có cần thiết hay không? Rõ ràng, đây chỉ là thông điệp của Trung Quốc nhằm cảnh cáo các quốc gia ven Biển Đông có tuyên bố chủ quyền, đã và đang phản đối quyết liệt yêu sách "đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc bao chiếm hầu như gần trọn Biển Đông.
Tuyên bố của Viện trưởng người Trung Quốc Khúc Tinh dù xét theo phương diện nào đi chăng nữa cũng là một sự ngầm hiểu hết sức nguy hiểm về một kế hoạch tấn công bằng vũ khí hạt nhân đã được Nhà nước này dự trù, toan tính đối với các quốc gia ven Biển Đông. Sự "trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc mặc dù được nước này ra sức giải thích, "đánh bóng” rằng sẽ không gây ra nguy hiểm cho bất kỳ quốc gia nào, nay đã bắt đầu lộ diện sự đe dọa bằng vũ khí hạt nhân. Như vậy "mối lo ngại Trung Quốc đương nhiên càng không phải là chuyện tưởng tượng nữa, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực.
Lê Phái
-Biển Đông: Nguyên Tử? (03/29/2012)-Thế giới nhiều chuyện lạ: Trung Quốc hăm dọa sẽ xài vũ khí nguyên tử tại Biển Đông? Trên nguyên tắc là không, bởi vì nếu có làm nổ một quả bom nguyên tử như thế, vùng đảo Hoàng Sa mà TQ đang chiếm giữ, và cả vùng huyện Tam Sa nơi có tòa hành chánh ở đảo Hải Nam sẽ ngập tràn phóng xạ... Như thế sẽ thiệt hại cả cho dân chúng và quân đội TQ, và cả nền kinh tế đang cần du khách của Hải Nam, nơi trên bản đồ có thể ngó sang vùng Quảng Nam Đà Nẵng cuả VN...
Vậy thì, tại sao có chuyện xài hay không xài bom nguyên tử ở Biển Đông?
Tất nhiên, nêu lên vấn đề nguyên tử là từ phía đàn anh TQ, chứ còn phía VN chẳng ai dám nói gì chuyện đó.
Nhà văn Hà Văn, từ báo Văn Hóa Nghệ An (vanhoanghean.com.vn) hôm Thứ Tư có bài viết nhan đề “Cam kết hay đe doạ trắng trợn?” có những đoạn văn nêu rõ ngôn ngữ hăm dọa và hung hiểm của phía Trung Quốc, trích:
“Trang mạng của Nhân dân Nhật báo (Cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCS Trung Quốc) hôm 27.3.2012, đăng lời của Khúc Tinh - Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tổng Thư ký Hiệp hội điều khiển quân sự và giải trừ quân bị Trung Quốc rằng “TQ sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Nam Hải” (tức Biển Đông, phía TQ gọi là Nam Hải).
Về nguyên tắc hình thức, đây là một cam kết (miệng) đầy “thiện chí”(!), có vẻ như tuyên bố với thế giới là TQ rất yêu chuộng hoà bình”. Thế nhưng, nếu suy ngẫm đầy đủ thì lời tuyên bố trên của Khúc Tinh (tức ĐCS TQ) vừa nguy hiểm, vừa trắng trợn.
Đó là thông điệp rất rõ ràng muốn nhắn gửi với Việt Nam rằng TQ đã bàn bạc, hoạch định rất rõ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân “trong vấn đề Nam Hải”. Cụ thể, thông qua tuyên bố trên, TQ khẳng định họ đã tính đến tất cả các phương án trong âm mưu muốn dạy cho Việt Nam một bài học nữa. Nói cách khác, TQ đã tỏ rõ lập trường lì lợm đen tối là họ sẽ không từ bất kỳ thủ đoạn nào để đạt mục đích.
Ai cũng biết Việt Nam và các quốc gia xung quanh Biển Đông không có vũ khí hạt nhân và không hề có bất kỳ ý định nào đối với việc muốn sở hữu vũ khí đó. Vì thế, một khi TQ nói họ sẽ tự vệ bằng vũ khí hạt nhân để giáng trả đòn tấn công hạt nhân trong các vấn đề quốc tế là điều có thể chấp nhận được... Thế nhưng, chẳng ai lại “tự vệ” bằng vũ khí hạt nhân với các nước không có thứ vũ khí đó(!)...” (hết trích)
Ngôn ngữ hăm dọa hung hiểm đó của TQ được ghi nhận cùng ngày với một tin rất buồn cho ngữ dân Việt: Báo Dân Việt hôm 28-3-2012 loan bản tin ngắn gọn:
“Quảng Ngãi: Một tàu cá bị tàu lạ đâm chìm
Chiều 27.3, UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết, tàu cá do anh Đinh Quang Ngọc (SN 1973, ở xã Phổ Thạnh) làm thuyền trưởng khi đang hành nghề giã cào trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đã bị một tàu lạ đâm chìm.
Trên tàu lúc đó còn có ngư dân Nguyễn Hữu Vươn (SN 1986). Hai người đã được một tàu cá cùng xã đang hoạt động gần đó cứu vớt kịp thời.”
Tàu lạ này có vẻ như là taù TQ, bởi vì lúc đó là buổi chiều bị tàu lạ đâm chìm... chứ không phải ban đêm tối thui.
Một ngang ngược khác nữa là: TQ ra giá phạt ngư dân Việt cao gấp trăm lần nhà nước VN ra giá phạt thủy thủ TQ đi tàu lạc vào biển VN.
Bản tin từ thông tấn nhà nước TTXVN ghi rằng, Mạng Tin tức Trung Quốc ngày 27/3 dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải Lưu Thiêm Vinh cho biết phía Trung Quốc quyết định xử phạt mỗi ngư dân Việt Nam 70,000 Yuan (khoảng 11,000 Mỹ kim-hơn 220 triệu đồng).
TTXVN cho biết Trung Quốc đã bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của Việt Nam mang số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS.
Cũng theo TTXVN, này 21/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN Lương Thanh Nghị nêu rõ Việt Nam kiên quyết phản đối hành động bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.
Câu hỏi là, mỗi đầu ngư dân Việt bị phạt 11,000 đôla Mỹ, vậy thì mỗi thủy thủ TQ lạc vào biển VN bị phạt bao nhiều? Hiện nay, Biên Phòng Khánh Hòa đang bắt giữ 2 tàu TQ và 9 thuyền viên TQ ở Nha Trang.
Trang web Xuân Diện (http://xuandienhannom.blogspot.com) hôm Thứ Tư đăng bài viết của nhà văn Phan Tất Thành cho biết phía VN dự kiến sẽ phạt rất nhẹ với các thủy thủ TQ này, trích:
“...Trong lúc tạm giữ hai tàu cùng chín người Trung Quốc ở Nha Trang, lãnh đạo Biên phòng Khánh Hòa được dẫn lời nói sẽ tham mưu để xử phạt hành chính hai tàu này vì vi phạm. Hai lỗi này là "đi biển Việt Nam không mang theo giấy tờ tàu và vào vùng biển quân sự Việt Nam không xin phép Nhà nước Việt Nam'. Hiện cơ quan biên phòng vẫn chưa biết nguồn gốc hai tàu Cha Le 01 và Cha Le 58...
...Thuyền trưởng Trung Quốc chưa giải thích rõ mục đích của hai tàu này ở Việt Nam, nhưng về số tiền phạt thì “ Số tiền phạt đề xuất được biết vào khoảng trên mười triệu đồng Việt Nam mỗi tàu (20 triệu: 9 người = 2,2222 triệu một người Trung Quốc).” (hết trích)
Nghĩa là, ngư dân Việt bị TQ phạt tiền gấp trăm lần ngư dân TQ bị nhà nước VN phạt.
Nhưng 9 thủy thủ TQ này vào biển VN làm gì? Tại sao lại đi 2 tàu lớn vào biển VN mà lại 'xâm nhập vùng biển quân sự' VN’, theo bản tin BBC?
Bản tin BBC cho biết 2 tàu này thuôc5 loaạ khổng lồ:
“...Bộ đội biên phòng đã kiểm tra và xác định đây là hai tàu chuyên dụng dùng để nạo vét và hút bùn và có kích thước lớn hơn tàu đánh bắt hải sản bình thường.
Mỗi tàu dài 100 mét, rộng 22 mét và có công suất trên 400 kW.
Thuyền trưởng là hai ông Zhang Jiang Ming, 54 tuổi, và Zeng Wang Yuan, 53 tuổi.” (hết trích)
Tàu dài 100 mét, rộng 22 mét... Nghĩa là tàu loơn cỡ tàu đổ bộ của Hải Quân, chứ không phải ghe đánh cá.
Có phải 2 tàu này muốn dò độ sâu các vùng biển VN để chuẩn bị cho các cuộc đổ bộ tương lai khi chiến tranh bùng nổ?
Tại sao lại nghĩ tới chuyện đổ bộ để tấn công VN? Có phải vì không xài tới bom nguyên tử, nên mới cần tới đổ bộ để tấn công?
Biển Đông... thấy rõ là quan ngại, bất kể là nguyên tử sẽ không xài tới.
Trần Khải-Theo:Biển Đông: Nguyên Tử? (03/29/2012)- Ngoại giao năng lượng của Thủ tướng ở Seoul (VNN).
Biển Đông: Bất Thường (03/27/2012) 21st Century Vietnam Leaves War In The Past (NPR 27-3-12) -- Reported by Susan Stamberg (excellent reporter!)
Biển Đông: All Quiet in the South China Sea (Foreign Affairs 22-3-12) -- Bài quan trọng của Taylor Fravel (Nhắn: Hoàng Việt nên chú ý bài này của một tác giả quen thuộc với Hoàng Việt và tôi)) ◄◄
- Nên nghĩ chính sách quân sự của Trung Quốc như thế nào? Think Like the Dragon (National Interest 26-3-12) - "To understand Chinese military strategy, you must first understand Chinese history and culture"
Mỹ - Trung Quốc: Obama opens new front against China with reinforcements for Australian ally (LOndon Times 27-3-12)-
- Tàu TQ ‘xâm nhập vùng biển quân sự’ VN – (BBC). – Trung Quốc phạt ngư dân Việt trên vùng biển Việt (TTXVN). – Quảng Ngãi: Một tàu cá bị tàu lạ đâm chìm (DV).. – Hỗ trợ gia đình 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ(TN). – - Nên xem xét khởi kiện vụ ngư dân bị bắt (TT). --- Chiếu phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát“ tại Köln (CHLB Đức) (Nguoiviet.de). – Tâm áp thấp cách đảo Trường Sa lớn khoảng 260km (TTXVN).
- Trung Quốc vẽ bản đồ biển Đông (PLTP). - Trung Quốc đẩy mạnh đường lưỡi bò (TN).
- Mỹ góp sức điều hòa tranh chấp quần đảo Trường Sa thế nào? (ĐV). – Lê Ngọc Thống: Lựa chọn nào cho Trung Quốc khi Mỹ tỏ ra hung hăng? – (viet-studies). - – “Túi khôn” Mỹ dồn sức nghiên cứu quốc phòng và quân đội Trung Quốc (GDVN).
- Giao lưu sĩ quan trẻ Hải quân các nước ASEAN năm 2012 (QĐND).-- Rò rỉ thư vạch điểm yếu của quân đội Ấn Độ (VNN/straitstimes).-----