Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Mỹ cảnh báo thiết bị quân sự làm giả ở Trung Quốc

(TTXVN).- Báo cáo mới đây của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết tất cả các linh kiện điện tử quân dụng mà đơn vị này bí mật mua từ các nhà sản xuất Trung Quốc đều có dấu hiệu làm giả.
  
Theo yêu cầu của Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, GAO đã lập ra một công ty "ma," tìm mua các linh kiện lắp ráp sản xuất vũ khí. Công ty này đã nhận được 394 lời chào hàng, trong đó 84% đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc, còn lại là các công ty của Mỹ, Anh và Nhật Bản. Với nguyên tắc mua hàng là chọn nhà cung cấp có giá cạnh tranh nhất, cung cấp thông tin sớm nhất, GAO đã chọn nhà cung cấp từ Trung Quốc. 
 


Các mặt hàng gồm có những loại linh kiện hiếm sử dụng cho máy bay tiêm kích F15, tên lửa Maverick, máy bay vận tải quân sự Marine Corps V-22 Osprey và tàu ngầm hạt nhân loại Los Angeles, một số linh kiện có niên hạn sản xuất gần đây, và thậm chí có cả yêu cầu mua những loại linh kiện không tồn tại, nhưng các nhà cung cấp Trung Quốc vẫn bán. 
 
Tuy nhiên, toàn bộ 16 bộ linh kiện mua từ Trung Quốc đều bị GAO nghi ngờ là làm giả và chất lượng kém. 
 
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngay sau khi báo cáo được công bố, một số Thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi hành động ngay để ngăn chặn mối nguy hiểm tiềm tàng. 
 
Thượng nghị sĩ Carl Levin, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện, coi những bằng chứng nói trên là một mối đe dọa tới tính mạng của quân nhân Mỹ và làm tổn hại tới thị trường lao động nước này. Trên bài viết đăng trên website của mình, ông Levin tuyên bố nếu chính phủ Trung Quốc không ra tay chặn đứng nạn hàng giả, thì Mỹ sẽ hành động. 
 
Ông nhấn mạnh Bộ Tài chính và Cục An ninh nội địa Mỹ cần phải hành động ngay theo thẩm quyền được quy định theo Đạo luật Thẩm quyền Quốc phòng An ninh, đồng thời thúc giục các nhà chức trách phải hành động khẩn trương. 
 
Còn Thượng nghị sĩ John McCain, thành viên cao cấp Ủy ban Quân lực Thượng viện, cảnh báo "các linh kiện điện tử giả có thể dễ dàng xâm nhập thị trường Mỹ," và "cần có biện pháp ngăn chặn để chúng không thể làm tổn hại và suy yếu hệ thống vũ khí."
 
Bên cạnh đó, dự luật bổ sung được bảo trợ bởi hai Thượng nghị sĩ nói trên cũng yêu cầu các đầu mối nhập khẩu linh kiện điện tử để sản xuất vũ khí cần phải có hệ thống giám định riêng, nếu không sẽ bị phạt, và ngay cả Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cần phải có hệ thống này, đồng thời chỉ ký hợp đồng với các nhà cung cấp chính hãng và uy tín. 
 
Một báo cáo khác của Ủy ban Quân lực hồi tháng 11/2011 cho biết có khoảng 1.800 vụ nghi ngờ hàng giả với linh kiện điện tử nhập khẩu, trong đó khoảng 70% có xuất xứ từ Trung Quốc./.

-Theo:Mỹ cảnh báo thiết bị quân sự làm giả ở Trung Quốc


- Trung Quốc cụ thể hoá đường lưỡi bò: Việt Nam cần đưa vấn đề này ra cơ quan tài phán quốc tế (SGTT).   - Không thể chậm trễ (TN).  - Nên có bộ truyện tranh lịch sử về Trường Sa và Hoàng Sa (SGTT).  --Bộ trưởng Quốc phòng thăm tàu hộ vệ tên lửa (VNE/QĐND).Sức mạnh của các loại tên lửa VN sắp nhận từ Nga (PN Today).--Philippines muốn đổi căn cứ lấy vũ khí Mỹ   –   (NV).-Từ “bắt người đòi tiền chuộc” tới “đe dọa hạt nhân” (ĐĐK). Trung Quốc và Ấn Độ cam kết tăng cường quan hệ (TTXVN).-Cứu sống 14 ngư dân bị chìm tàu ở Trường Sa (TN). - 23 ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa chờ cứu hộ (TT).  - Tri ân quân và dân vùng biên giới, biển, đảo (BP).
-Đài Loan chuẩn bị tự đóng tàu ngầm vietnamdefence- Bộ Quốc phòng Đài Loan dự định thiết kế và đóng tàu ngầm, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Chao Shih-chang cho biết.

----Vạch rõ âm mưu “đường lưỡi bò”-

‘Do thám’ quân cảng Cam Ranh (ĐV 30/03/2012). [đã bị rút chỉ xem được cache] và các trang khác. 
Vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) có một vị trí địa lý tuyệt đẹp, đồng thời cũng nắm giữ địa thế chiến lược quân sự đặc biệt quan trọng. 

(ĐVO) Vịnh Cam Ranh nằm ở phía cực Nam tỉnh Khánh Hòa, là đỉnh tột cùng nhô ra nổi bật nhất của đường bờ biển hình vùng cung phía Đông Nam Việt Nam, là vị trí yết hầu chiến lược kiểm soát cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.


Ở Cam Ranh, biển ăn sâu vào đất liền, được bao lại bởi bán đảo Cam Ranh tạo ra vùng nước rộng mênh mông bên trong, tứ phía được dãy núi cao khoảng 400m che chắn.


Vịnh Cam Ranh có chiều rộng 6km, diện tích mặt nước rộng hơn 100km2, độ sâu trong vịnh bình quân từ 16-25m, chỗ sâu nhất đến 32m. Có thể nói, Cam Ranh là một trong những cảng nước sâu có giá trị nhất trên thế giới.


Không lạ khi nhiều cường quốc quân sự trên thế giới “ngắm nghía” chọn Cam Ranh là nơi đặt quân cảng lớn. Từ thời Pháp, họ đã xây dựng ở Cam Ranh quân cảng lớn.Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Quân đội Mỹ nâng cấp Cam Ranh biến nơi đây thành tổ hợp quân sự khổng lồ - lớn nhất khu vực.


Sau ngày giải phóng đất nước, năm 1979 Liên Xô đã thuê vịnh Cam Ranh và tiếp tục nâng cấp, mở rộng thêm các cơ sở quân sự trong vịnh. Khi đó, Cam Ranh thường xuyên là điểm đến, neo đậu của những hạm đội tàu mặt nước, tàu ngầm hùng mạnh Hải quân Xô Viết.


Năm 2004, Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh, nơi đây trở thành căn cứ của lữ đoàn tàu chiến hiện đại 162 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Riêng sân bay Cam Ranh chuyển sang phục vụ mục đích dân sự.


Dưới đây là một số hình ảnh quân cảng Cam Ranh trên Google Map:

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Cam Ranh tuyệt đẹp với biển ăn sâu vào đất liền, được bao lại bởi bán đảo Cam Ranh tạo ra cảng nước sâu tự nhiên có giá trị (kinh tế, quân sự) rất cao.
Trong ảnh là cơ sở quân sự, dân sự được đánh dấu: khu cảng neo đậu tàu quân sự (đỏ), sân bay Cam Ranh (vàng), xưởng sửa chữa - đóng tàu Cam Ranh (xanh) và sở chỉ huy trung đoàn tên lửa 274 - trung đoàn radar 293 (hồng).
Cảng quân sự có 6 cầu tàu chính, sâu 14m. Các cầu tàu đáp ứng neo đậu tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu ngầm, tàu vận tải...
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III (Project 671RTM) của Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh. Ảnh tư liệu
Trong ảnh là vị trí neo đậu của tàu hộ vệ tên lửa hiện đại HQ-011 Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Thời điểm Google Map cập nhật bức ảnh thì tàu HQ-012 Lý Thái Tổ chưa được chuyển giao. Các tàu còn lại có thể đều là tàu vận tải, hậu cần.

>> Xem chiến hạm Đinh Tiên Hoàng cưỡi tàu về Việt Nam
>> Lễ nhận tàu Gepard 3.9 thứ 2
Hai vị vua HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ sánh vai tại cầu tàu quân cảng Cam Ranh (>> chi tiết).
Cầu tàu khác với các tàu hậu cần, tàu tuần tra cao tốc Svetlyak (vàng), tàu tên lửa 1241.1 (đỏ).
Trong ảnh có thể là kho xăng dầu.
Các nhà kho trong căn cứ.
Khu làm việc, nghỉ ngơi của cán bộ chiến sĩ hải quân đóng tại Cam Ranh.
Sân bay quốc tế Cam Ranh với đường băng dài hơn 3.000m đủ khả năng đón máy bay chở khách cỡ lớn. Sân bay có thể đảm bảo cho các máy bay vận tải hạng nặng (C-141, C-5 Galaxy, Il-76), máy bay ném bom chiến lược (B52, Tu-95) cất/hạ cánh.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (>> chi tiết) của Không quân Liên Xô tại Cam RanhẢnh tư liệu
Hiện tại, sân bay Cam Ranh chuyển sang mục đích dân sự. Trong ảnh, có thể là khu nhà chứa máy bay quân sự trước kia.
Khu nhà chờ hiện đại, khang trang của sân bay quốc tế Cam Ranh hiện nay.

Lê Nam-

Tổng số lượt xem trang