(TNO) 18 giờ chiều nay (30.3), sau 4 ngày xét xử, Hội đồng xét xử TAND TP.Hải Phòng đã tuyên án đối với 9 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái xảy ra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin. Bị cáo Phạm Thanh Bình bị tuyên mức án 20 năm tù.
Phiên tòa xét xử vụ cố ý làm trái tại Vinashin
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt: Bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin: mức án 20 năm tù giam vì có nhiều sai phạm trong dự án mua tàu Hoa Sen, dự án nhà máy nhiệt điện Cái Lân, dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng.
Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin lãnh mức án 20 năm tù.
Bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên Tổng giám đốc công ty Viễn Dương Vinashin: mức án 19 năm tù giam vì sai phạm trong dự án mua tàu Hoa Sen.
Bị cáo Tô Nghiêm, nguyên giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân: mức án 18 năm tù giam vì sai phạm trong dự án đã mua nhà máy nhiệt điện chạy dầu diesel cũ, lắp tại Cái Lân, ký nhận bàn giao khi dự án chưa hoàn thành.
Bị cáo Nguyễn Văn Tuyên, nguyên giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh: mức án 16 năm tù giam, vì đã triển khai dự án nhiệt điện Sông Hồng mà không làm thiết kế kỹ thuật xin ý kiến các cơ quan chức năng, làm giả hồ sơ để vay tiền từ Vinashin…
Bị cáo Trịnh Thị Hậu, khi phạm tội là Phó tổng giám đốc Công ty tài chính Vinashin (VFC): mức án 14 năm tù giam vì đã giải ngân trái quy định, cho vay không thẩm định dự án trong một số dự án như Nhiệt điện Sông Hồng, dự án đầu tư tàu Bình Định Star…
Bị cáo Hoàng Gia Hiệp, Phó tổng giám đốc VFC: mức án 13 năm tù giam vì đã triển khai giải ngân, cho vay không đúng quy định trong dự án mua tàu Hoa Sen.
Bị cáo Trần Quang Vũ, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty Nam Triệu thuộc Vinashin: mức án 11 năm tù giam vì đã bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang trái quy định.
Trần Quang Vũ, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty Nam Triệu thuộc Vinashin lãnh án 11 năm tù
Bị cáo Đỗ Đình Côn - kế toán trưởng Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh: mức án 10 năm tù giam vì đã tiếp tay cho Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Công ty Hoàng Anh triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, làm giả chứng từ vay vốn của Vinashin.
Cả 8 bị cáo nêu trên đều bị truy tố theo khoản 3 tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại tòa
Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, nguyên chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư Cửu Long đã được thay đổi tội danh từ khoản 3 tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng (khung hình phạt 10-20 năm tù giam) sang tội sử dụng trái phép tài sản. Dương bị tuyên phạt mức án 3 năm tù giam.
Thanh Phong
-Vụ cố ý làm trái tại Vinashin: Chủ nợ “không thèm” đòi nợ
(TNO) Mặc dù nhà nước bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng nhưng điều lạ là từ đầu phiên xử vụ Vinashin đến giờ, đại diện các doanh nghiệp thuộc Vinashin đều không yêu cầu bị cáo, vốn là cựu lãnh đạo các doanh nghiệp này, phải bồi thường.
Bảo vệ tài sản nhà nước
Tuy vậy, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại phiên tòa khẳng định: Doanh nghiệp không đòi nhưng Viện KSND phải bảo vệ tài sản nhà nước.
Trước khi có ý kiến của đại diện Viện KSND TP.Hải Phòng như trên, HĐXX đã hỏi lại ý kiến của đại diện các công ty thuộc Vinashin về việc có yêu cầu các bị cáo (vốn là lãnh đạo các doanh nghiệp này, đã có sai phạm, gây thiệt hại kinh tế) bồi thường cho doanh nghiệp hay không?
Đại diện Công ty Viễn Dương (mua tàu Hoa Sen, thiệt hại 650 tỉ đồng) nói: “Chúng tôi không có ý kiến gì và chỉ đề nghị tòa giải quyết theo pháp luật”.
Đại diện Công ty Viễn Dương (mua tàu Hoa Sen, thiệt hại 650 tỉ đồng) nói: “Chúng tôi không có ý kiến gì và chỉ đề nghị tòa giải quyết theo pháp luật”.
Việc mua tàu Hoa Sen, bị cáo Phạm Thanh Bình đã làm trái chỉ đạo của Thủ tướng |
Đại diện Công ty công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (đầu tư nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, gây thiệt hại hơn 244 tỉ đồng): “Chúng tôi không yêu cầu bị cáo Nguyễn Văn Tuyên (nguyên giám đốc công ty Hoàng Anh) phải bồi thường”.
Đại diện Công ty CNTT Cái Lân (đầu tư nhà máy điện diesel thiệt hại 32 tỉ đồng): “Chúng tôi đề nghị tòa xử theo quy định pháp luật”.
Tổng công ty CNTT Nam Triệu (bị cáo Trần Quang Vũ là cựu Tổng giám đốc, phá dỡ tàu Bạch Đằng Giang): “Đề nghị tòa xử theo quy định pháp luật”.
Đại diện tập đoàn Vinashin: “Chúng tôi tin tưởng vào phán quyết công minh của tòa”.
Đại diện Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy VFC: “Chúng tôi mong khách hàng trả nợ cho VFC, mong xem xét giảm nhẹ cho các đồng nghiệp”.
Không có chuyện “hiểu lầm” chỉ đạo của Thủ tướng
Ngay sau đó, đại diện Viện KSND đáp lại các quan điểm gỡ tội của luật sư. Theo đại diện Viện KSND TP.Hải Phòng, đây là vụ án Viện KSND Tối cao ủy quyền cho Viện KSND TP.Hải Phòng thực hành quyền công tố tại tòa. Vụ án đưa ra xét xử trên tinh thần cải cách tư pháp. Các vấn đề có trong hồ sơ, kết quả điều tra công khai tại tòa chứ không lấy ở nơi khác không có căn cứ.
Đại diện Viện KSND TP.Hải Phòng khẳng định: Trong quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra đã làm việc với doanh nghiệp về tất cả các vấn đề công nợ liên quan đến khoản thiệt hại hiện nay.
“Tài sản thiệt hại trong vụ án này đều là tài sản của tập đoàn. VFC là cơ quan ủy quyền cho vay tài sản của nhà nước. Chúng tôi rất buồn vì đại diện các doanh nghiệp không có đơn, không thiết tha đòi nợ. Có thể vì đòi về cũng trả cho tập đoàn và rồi trả cho nhà nước. Chúng tôi sẽ có ý kiến đến Chính phủ xem xét lại việc quản lý tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước”, đại diện Viện KSND nói.
Vị công tố khẳng định đanh thép: “Tài sản bị thiệt hại trong vụ án là tài sản của nhà nước, do đó Viện KSND đương nhiên phải bảo vệ”.
Bị cáo Phạm Thanh Bình phải đối mặt mức án 19-20 năm tù và phải bồi thường hàng trăm tỉ đồng - Ảnh: Thanh Phong |
Về việc bị cáo Phạm Thanh Bình có làm trái chỉ đạo của Thủ tướng hay không trong dự án mua tàu Hoa Sen, đại diện Viện KSND khẳng định: Trong công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng đã thông báo rõ Thủ tướng đồng ý cho Vinashin đóng mới, đầu tư theo quy định của pháp luật. Không có chuyện “hiểu sai” văn bản của Thủ tướng hay hiểu nhầm.
Theo đại diện Viện KSND, dự án mua tàu Hoa Sen là dự án hoàn toàn trái với luật pháp, chủ trương của nhà nước. Bản thân dự án này không được đưa ra bàn trong HĐQT.
Ngay cả bị cáo Bình cũng khai rằng, nếu đưa ra trước HĐQT thì có thể không được thông qua. Ngay cả các công văn của Văn phòng Chính phủ, bị cáo Bình cũng không phổ biến.
“Như vậy, dự án tàu Hoa Sen là ý chí chủ quan của bị cáo Bình chứ không phải chủ trương của tập đoàn và hoàn toàn trái với chủ trương của Chính phủ, trái với luật pháp”, đại diện Viện KSND nói.
Đại diện Viện KSND cho rằng, các bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường trong dự án mua tàu Hoa Sen.
Thanh Phong
--Nguyên chủ tịch Vinashin: “Có lúc tôi đã xé rào”(30/03/2012)
(TNO) Lúc 14 giờ 15 chiều nay 30.3, các bị cáo trong vụ Vinashin đã nói lời cuối cùng trước khi HĐXX TAND TP.Hải Phòng nghị án.
Bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vinashin): “Cả cuộc đời tôi luôn tâm huyết, quyết tâm vì ngành công nghiệp đóng tàu. Trong quá trình làm việc với nhiều dự án, ở nhiều thời điểm, có lúc tôi đã “xé rào”, tôi đã sai với quy định pháp luật, sai với chỉ đạo của Chính phủ nhưng tất cả là vì tập thể, vì cái chung, không vì cá nhân nào. Tôi mong HĐXX xem xét mức án cho tôi”.
Tranh thủ gỡ tội, Trần Văn Liêm (nguyên Tổng giám đốc Công ty Viễn Dương Vinashin) cho rằng, trước khi mua tàu Hoa Sen, bị cáo đã hỏi bị cáo Bình, dự án này có phải xin phép đầu tư không. “Khi đó, “chủ tịch” Bình trả lời: Chủ tịch được quyết dự án đến 1500 tỉ đồng. Chính vì vậy tôi mới thực hiện theo chỉ đạo của chủ tịch Bình”, bị cáo Liêm nói.
Bị cáo này đổ lỗi khi thực hiện dự án mua tàu Hoa Sen hoàn toàn theo chỉ đạo của tập đoàn.
“Nếu biết trước là phạm tội, dù tôi có bị kỷ luật, tôi vẫn chống, dù mất việc tôi cũng không làm. Đó là thực tâm tôi nói thế. Tôi vướng vào lao lý như hôm nay, bản thân tôi đã ý thức được các sai phạm. Dù vì nguyên nhân nào thì sai phạm vẫn là sai phạm”, bị cáo Liêm tỏ ra hối hận và xin tòa khoan hồng để sớm trở về với “mẹ già, con yếu”.
Bị cáo Tô Nghiêm (nguyên Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân) “lưu ý” HĐXX hoàn cảnh, động cơ của bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội.
Các bị cáo trong vụ án "cố ý làm trái..." xảy ra tại Tập đoàn Vinashin - Ảnh: Thanh Phong |
Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty CNTT Hoàng Anh) cho rằng “không gây thiệt hại” nhưng xin HĐXX khoan hồng.
“Tôi không làm sai. Tôi có chồng là thương binh, còn mẹ già con nhỏ, mong HĐXX xem xét cho tôi”, bị cáo Trịnh Thị Hậu nói.
Bị cáo Hoàng Gia Hiệp (nguyên Phó tổng giám đốc VFC) gọn lỏn: “Tôi mong HĐXX cố gắng xét xử công minh”.
Bị cáo Trần Quang Vũ, Trần Văn Côn (nguyên kế toán Công ty Hoàng Anh), Nguyễn Tuấn Dương (nguyên Chủ tịch Công ty Cửu Long) cũng “tận dụng” những phút cuối của phiên tòa để biện minh cho hành vi phạm tội của mình.
Dự kiến, lúc 16 giờ cùng ngày, tòa tuyên án.
Káp Thành Long
>> Vụ cố ý làm trái tại Vinashin: Chủ nợ “không thèm” đòi nợ
>> Phạm Thanh Bình bị đề nghị mức án 19 - 20 năm tù
>> Xét xử sơ thẩm vụ án Vinashin: Bị cáo Bình nhận sai
>> Bị cáo đổ lỗi cho tập đoàn
>> Phạm Thanh Bình nhận sai trong dự án nhiệt điện Sông Hồng
>> Ông chủ tịch tập đoàn ưa chọn “công nghệ cũ”
>> Mua tàu Hoa Sen là để… thử nghiệm
>> Xét xử 9 bị can về tội cố ý làm trái tại Vinashin
>> Xét xử vụ án cố ý làm trái tại Vinashin
>> Vinashin được bán đất chưa sử dụng
>> Phạm Thanh Bình bị đề nghị mức án 19 - 20 năm tù
>> Xét xử sơ thẩm vụ án Vinashin: Bị cáo Bình nhận sai
>> Bị cáo đổ lỗi cho tập đoàn
>> Phạm Thanh Bình nhận sai trong dự án nhiệt điện Sông Hồng
>> Ông chủ tịch tập đoàn ưa chọn “công nghệ cũ”
>> Mua tàu Hoa Sen là để… thử nghiệm
>> Xét xử 9 bị can về tội cố ý làm trái tại Vinashin
>> Xét xử vụ án cố ý làm trái tại Vinashin
>> Vinashin được bán đất chưa sử dụng
-Cựu Chủ tịch Vinashin bị đề nghị 19-20 năm tù (NLĐO)- Với nhận định hành vi cố ý làm trái của bị cáo thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, Viện Kiểm sát đề nghị mức án 19-20 năm tù cho cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình. 8 bị cáo khác bị đề nghị từ 3 đến 18 năm tù.
Sau 2 ngày xét xử, hôm nay (29- 3), phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) bước vào phần luận tội, đề nghị mức án của Viện kiểm sát.
7 giờ 40, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Trần Văn Nhiên thông báo nội dung làm việc. Yêu cầu các luật sư đi vào đúng trọng tâm của sự việc vì có bị cáo có nhiều luật sư tham gia. Các bị cáo ngồi trên ghế chờ đợi.
Phạm Thanh Bình (đứng giữa hàng đầu) bị đề nghị 19-20 năm tù - Ảnh: TTXVN
7 giờ 45, đại diện Viện KSND TP Hải Phòng bắt đầu đọc bản luận tội của mình. Vị này điểm qua những nét phát triển chính trong quá trình phát triển của Tập đoàn Vinashin, cơ cấu bộ máy và phân tích ra từng tội danh của các bị cáo.
“Hậu quả thiệt hại do hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo gây ra trong từng dự án cũng như tổng thiệt hại chung của vụ án này thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”, Viện Kiểm sát nhấn mạnh.
“Các bị can trong vụ án đều là những người có chức vụ, quyền hạn, được giao trọng trách quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, tài sản của Tập đoàn Vinashin và các doanh nghiệpthành viên của tập đoàn này”, vị này tiếp lời.
Viện kiểm sát đề nghị xem xét theo hướng, không tính thiệt hại về tiền lãi vay, không tính chi phí sửa chữa vết nứt của tàu. Tính tổng chi phí thiệt hại trong vụ án này còn 650,630 tỉ.
“Ngoài hậu quả thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước với giá trị đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị can còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam”, đại diện Viện Kiểm sát nêu rõ.
Từ diễn biến của phiên toà, Viện kiểm sát nhận thấy, hành vi của bị cáo Nguyễn Tuấn Dương có dấu hiệu đặc trưng của tội Sử dụng trái phép tài sản. Chính vì vậy, cần thay đổi tội danh từ cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang Sử dụng trái phép tài sản theo điều 142 của Luật, bồi thường cho Cửu Long 20 tỉ đồng cùng tiền lãi.
Ngoài ra, trong sai phạm về “xẻ thịt” tàu Bạch Đằng Giang, Viện Kiểm sát tính toán lại, từ chi phí đánh giá giá trị tài sản ban đầu, vốn đầu tư từ Công ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC) trừ tiền bán vỏ tàu, trừ tiền thiết bị còn lại và chiếc cần cẩu chưa được Vinacontrol đưa vào danh mục thì thiệt hại của vụ án này còn 18,7 tỷ đồng.
Một trong những điểm lưu ý khác được nhấn mạnh là vai trò của bị cáo Trịnh Thị Hậu trong vụ án này. “Đây là một vấn đề phải xem xét để đánh giá chính xác. Có hay không dấu hiệu buộc tội sai người hay không? Viện Kiểm sát đã xem xét toàn diện vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế, tại thời điểm xảy ra các vụ án, Hậu là Phó Tổng Giám đốc VFC, hơn ai hết, Hậu hiểu rõ những quy định về thẩm định các kế hoạch, dự án, các quy định về giải ngân, vốn vay... nhưng trong các dự án Hậu vẫn cố ý làm trái. Vì thế, truy tố Hậu là đúng người, đúng tội”.
Đến 8 giờ 22 phút, Viện Kiểm sát yêu cầu các bị cáo đứng lên để luận tội. Theo Viện Kiểm sát, quyết định truy tố tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có khung từ 10-20 năm là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Riêng với bị cáo Dương, HĐXX cần xem xét trách nhiệm hình sự về tội Sử dụng tài sản trái phép có khung hình phạt từ 3-7 năm.
Sau phần luận tội, Viện kiểm sát đưa ra mức án đề nghị như sau: Phạm Thanh Bình 19-20 năm tù; Trần Văn Liêm và Tô Nghiêm cùng mức 17-18 năm; Nguyễn Văn Tuyên 15-16 năm tù; Trịnh Thị Hậu 13-14 năm tù; Hoàng Gia Hiệp 12-13 năm tù; Trần Quang Vũ và Đỗ Đình Côn cùng mức án 11-12 năm tù.
8 bị cáo khác bị đề nghị mức án từ 3 đến 18 năm tù - Ảnh: TTXVN
Riêng Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long bị 3-4 năm tù vì tội sử dụng tài sản trái phép.
Về bồi thường dân sự, các bị cáo buộc phải bồi hoàn các khoản tiền liên quan đến sai phạm của mình trong từng vụ việc.
Người Lao động online sẽ tiếp tục cập nhật…
9 bị cáo vụ Vinashin ra tòa - Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin - Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc (TGĐ) Vinashin - Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng Ban kiểm soát Vinashin - Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long - Tô Nghiêm, nguyên Chủ tịch Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Cái Lân - Trịnh Thị Hậu, nguyên TGĐ Công ty Tài chính MTV công nghiệp tàu thủy - Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó TGĐ Công ty Tài chính MTV Công nghiệp tàu thủy - Nguyễn Văn Tuyên, nguyên TGĐ Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh - Đỗ Đình Côn, nguyên Phó TGĐ Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh. |
Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh Bình cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng. Cụ thể, Nguyễn Thanh Bình cùng các đồng phạm đã không tuân thủ quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các dự án: Dự án mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 469,5 tỉ đồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (tỉnh Nam Định) là hơn 316,5 tỉ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện diesel Cái Lân gây thiệt hại hơn 66,5 tỉ đồng; Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30,4 tỉ đồng và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27,3 tỉ đồng. Tổng thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án đã gây ra là 910.471.130.854 đồng. Cáo trạng của VKSND tối cao khẳng định: hậu quả thiệt hại do hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo gây ra trong từng dự án cũng như tổng thiệt hại chung của vụ án này thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. |
Nguyễn Quyết
Xét xử vụ Vinashin: Biết sai vẫn cố tình làm -- Xử vụ án tại Vinashin: xét hỏi về việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang (VOV). – Xét xử vụ Vinashin: Khách sạn nổi 4 sao bị bán sắt vụn (VNN). – Cựu chủ tịch Vinashin: ‘Tôi đã ký sai’ (VNE). – Dự án nhiệt điện Sông Hồng của Vinashin: Các bị cáo: Chúng tôi không sai! (PLTP). - Xét xử sơ thẩm vụ án Vinashin: Bị cáo Bình nhận sai (TN). - Xét xử vụ Vinashin: Biết sai vẫn cố tình làm (NLĐ). –- Xét xử vụ án “cố ý làm trái…” tại Vinashin: Mổ xẻ “con tàu đắm” Vinashin (LĐ). - Xét xử vụ Vinashin: Bị cáo cho rằng… làm lợi cho Nhà nước! (DV). - Xử vụ Vinashin: Mổ xẻ “con tàu chết” Bạch Đằng Giang (NLĐ).- Xử vụ Vinashin: Nhiệt điện sông Hồng “đốt” 316 tỉ đồng (NLĐ). - Vinashin: thẩm vấn về dự án Nhà máy Sông Hồng (TT). - Xử vụ án tại Vinashin: Vinacontrol lép vế (VOV). - Ngày thứ 2 xét xử vụ cố ý làm trái tại Vinashin: Bị cáo đổ lỗi cho tập đoàn (TN). - Một số bị cáo nhận tội, một số chối quanh… (SGTT).Cựu chủ tịch Vinashin: 'Sai phạm do điều kiện khách quan' (VnEx 27-3-12) Vinashin executives go on trial in Vietnam (FT 27-3-12)Xử vụ Vinashin: Nhiệt điện sông Hồng “đốt” 316 tỉ đồng-(NLĐO)- Biết là dự án phải có sự phê duyệt của Chính phủ mới được triển khai, song Phạm Thanh Bình vẫn phê duyệt Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng công suất 185MW với mức đầu tư dự kiến 1.481 tỉ đồng, gây thiệt hại tới 316 tỉ đồng.- Các cựu lãnh đạo tập đoàn Vinashin ra tòa – (RFI). – Các cựu viên chức cao cấp của Vinashin ra tòa về tội cố ý làm trái – (VOA). – Các cựu lãnh đạo Vinashin ra tòa – (BBC). – NGÀY ĐẦU TIÊN XÉT XỬ VỤ VINASHIN: “Vẽ” dự án, đổ thừa hoàn cảnh (NLĐ). – Vẫn còn nhiều câu hỏi xung quanh vụ Vinashin – (RFA). – Cựu chủ tịch Vinashin thừa nhận cáo trạng (ĐV). – Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ ‘để thử nghiệm’ (VNE).
- Các bị cáo vụ Vinashin phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (VOV). - Trực tiếp phiên xử vụ án Vinashin: Đầu tư nhà máy nhiệt điện sông Hồng không theo quy hoạch (PLTP). - Xét xử 9 bị can về tội cố ý làm trái tại Vinashin (TN). - Các cựu lãnh đạo Vinashin ra tòa bbc-- Cựu Chủ tịch Vinashin thừa nhận cáo trạng (TP) tội “cố ý làm trái” - Tàu Hoa Sen nghìn tỷ vẫn nằm phơi bãi (VNE). - Vụ án Vinashin: Mua tàu Hoa Sen vì thế giới chỉ có 2 chiếc (VOV). - Mua tàu Hoa Sen là để… thử nghiệm (TN) - Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Vụ xử Vinashin khó phục hồi tín nhiệm của Việt Nam – (RFI). – Xử Vụ Vinashin: Người nhận sai phạm, kẻ bảo lỗi cấp trên (PLTP). -
Phạm Thanh Bình: Mua tàu Hoa Sen để… thử nghiệm-(NLĐO)- Trong phiên toà chiều 27-3, bị cáo Phạm Thanh Bình cho rằng phải có một con tàu thử nghiệm cho tuyến vận tải cao tốc Bắc Nam trên biển nên đã mua tàu Hoa Sen. Kết cục, theo cáo trạng, đã gây thiệt hại 469,5 tỉ đồng cho nhà nước
.Vinashin executives go on trial in Vietnam (Financial Times)-Nine former executives of Vinashin, Vietnam’s state-owned shipbuilder, have gone on trial accused of causing losses of $43m
-Trực tiếp: Xét xử sơ thẩm vụ án tại Vinashin
(VOV) - Có 9 bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm lần này về tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tiếp tục cập nhật... Sáng 27/3, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét ...
Sáng nay 27/3, xét xử vụ án Vinashin24 giờ
27/3, xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm tại VinashinĐài Tiếng Nói TPHCM
An ninh thủ đô
-Xét xử vụ án “cố ý làm trái...” xảy ra tại Vinashin: -Vinashin: Giả mạo giấy tờ để đem chất độc hại về nước
Trong vụ án xảy ra tại Vinashin, các bị cáo không chỉ "cố ý làm trái..." gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền bằng GDP hằng năm của một tỉnh trung bình mà còn giả mạo giấy tờ của Bộ Tài nguyên - Môi trường (TNMT), Bộ Thương mại để đem những chất độc hại về nước.
>> Vinashin đã ném ngàn tỉ đồng xuống biển
>> Vinashin đã ném ngàn tỉ đồng xuống biển
Quá trình điều tra vụ án cho thấy có dấu hiệu của tội “tham ô tài sản”.
Đem rác về Việt Nam
Thương vụ đầu tư xây dựng Nhà máy (NM) nhiệt điện sông Hồng, Nam Định là thương vụ gây thiệt hại số tiền lớn thứ hai sau vụ tàu Hoa Sen. Từ những hành vi cố ý làm trái trong dự án này, ông Phạm Thanh Bình và các cộng sự đã gây thiệt hại cho Nhà nước 316,5 tỉ đồng.
Ngày 6/5/2003, ông Phạm Thanh Bình ký Quyết định số 418/CNT - TCCP về việc góp vốn thành lập Cty cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin (Cty Hoàng Anh). Đầu năm 2006, Nguyễn Văn Tuyên - Tổng GĐ Cty Hoàng Anh - muốn xây dựng một NM nhiệt điện độc lập để cung cấp điện cho NM thép và KCN Mỹ Trung - Nam Định, nên đã bàn bạc và thống nhất với nhóm người thuộc Cty cổ phần đầu tư Cửu Long (thời điểm này Cty Cửu Long chưa phải thành viên của Tập đoàn Vinashin) về việc đầu tư dự án và đã được ông Phạm Thanh Bình chấp thuận.
Tháng 4/2006, Cty Cửu Long ký hợp đồng số 01 - 06/SB - CL ngày 28/4/2006 trị giá 6,8 triệu USD với Cty Seobong Recycling của Hàn Quốc mua 2 tổ máy điện cũ, công suất 55MW/tổ cho dự án Cty Hoàng Anh và ký hợp đồng số 02-07/CL-ĐK ngày 7/4/2006 trị giá 5,8 triệu USD với Cty Daekyung Machinery mua 1 tổ máy nhiệt điện cũ với công suất 75MW. Trong số máy móc, thiết bị Cty Cửu Long đã mua của Hàn Quốc có các máy biến thế chứa dầu có chất PCB là chất độc hại thuộc diện phải quản lý và chấp thuận của các cơ quan nhà nước khi vận chuyển xuyên biên giới.
Để mang được hàng về nước, các đối tượng đã sử dụng văn bản giả số 2088/BTNMT-DCKS ngày 8/9/2006 mạo danh Bộ TNMT và số 4407/TM-TTTM ngày 26/11/2006 mạo danh Bộ Thương mại VN để qua mặt các cơ quan chức năng của Hàn Quốc và nhập trót lọt lô hàng trên.
Sau khi thẩm định hồ sơ, ngày 21/5/2007, Bộ Công nghiệp có công văn số 2242/BCN NLDK gửi Ban quản lý các KCN Nam Định về việc thẩm tra hồ sơ dự án xây dựng NM nhiệt điện Sông Hồng, nêu rõ: Không có cơ sở pháp lý để phê duyệt dự án; thiết bị công nghệ của dự án lạc hậu... Ngày 15/6/2007, Bộ Công nghiệp có công văn 2748/BCN/NLDK yêu cầu UBND tỉnh Nam Định đình chỉ dự án xây dựng NM nhiệt điện Sông Hồng.
Có dấu hiệu “tham ô tài sản”
Cũng theo cáo buộc của cơ quan công tố, để có tiền thanh toán việc mua máy móc thiết bị cho dự án nhiệt điện Sông Hồng, Nguyễn Văn Tuyên đã ký hợp đồng mua bán thép đóng tàu khống với Cty Cửu Long để hợp thức hồ sơ giải ngân.
Ngày 13/7/2006, Nguyễn Văn Tuyên mang hợp đồng kèm bản photocopy hóa đơn GTGT liên 1 số 16421 của Cty Cửu Long có chữ ký sao y bản chính của Chủ tịch HĐQT Cty Cửu Long đến Viện Khoa học công nghệ tàu thủy và Cty Tài chính công nghiệp tàu thủy, nay là Cty tài chính TNHH MTV công nghiệp tàu thủy (VFC) gặp TGĐ VFC Trịnh Thị Hậu nhờ duyệt giải ngân.
Mặc dù hồ sơ xin giải ngân chưa đủ thủ tục pháp lý, nhưng Trịnh Thị Hậu đã giao cho Phạm Thị Mai Hiên - cán bộ tín dụng VFC - làm thủ tục. Nguyễn Văn Tuyên chỉ đạo Đỗ Đình Côn - kế toán trưởng Cty Hoàng Anh - lập khống các thủ tục để hợp thức hồ sơ giải ngân 42,8 tỉ đồng theo hợp đồng khống. Tiếp đến, tháng 8/2006, Trịnh Thị Hậu đã ký vào 4 dự án đóng tàu được lập khống để lấy vốn trái phiếu quốc tế giải ngân cho dự án nhiệt điện Sông Hồng...
Từ những sai phạm này, cơ quan công tố cáo buộc Phạm Thanh Bình, với tư cách là chủ tịch HĐQT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng NM nhiệt điện Sông Hồng không có trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia; không lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án nhóm A; không xây dựng thiết kế cơ sở để trình cấp có thẩm quyền thẩm định trước khi phê duyệt dự án nhóm A; cho phép sử dụng vốn vay để thực hiện dự án sai mục đích... gây thiệt hại cho Nhà nước 316,5 tỉ đồng.
Với tư cách là chủ đầu tư, Nguyễn Văn Tuyên đã chỉ đạo Đỗ Đình Côn và Cty Hoàng Anh cố ý làm trái trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư dự án, làm giả hồ sơ giải ngân để vay vốn trái phiếu quốc tế... Trong quá trình điều tra, còn phát hiện Nguyễn Văn Tuyên đã lập khống chứng từ để rút 4,5 tỉ đồng từ quỹ của Cty Hoàng Anh, có dấu hiệu của tội “tham ô tài sản” vì vậy Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “tham ô tài sản” và ra quyết định tách vụ án để tiếp tục điều tra xử lý sau.
:Vinashin đã ném ngàn tỉ đồng xuống biển-Ngày mai (27/3), theo dự kiến TAND Hải Phòng sẽ đưa vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) ra xét xử.
Bài 1: Mua tàu về đắp chiếu
Vinashin đã mua tàu Hoa Sen trái với chỉ đạo của Chính phủ.
Nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Vinashin Phạm Thanh Bình và 8 bị can khác đã bị cơ quan công tố cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước gần 1.000 tỉ đồng.
Một trong những phi vụ “đốt” tiền của Nhà nước lớn nhất trong vụ án “cố ý làm trái” xảy ra tại Tập đoàn Vinashin đó là việc bỏ hơn 1.000 tỉ đồng ra mua “cối xay tiền” mang tên Hoa Sen. Con tàu này sau khi về Việt Nam chỉ chạy được 39 chuyến rồi phải nằm ụ vì càng chạy càng lỗ. Chỉ tính riêng thương vụ mua tàu Hoa Sen, ông Phạm Thanh Bình và các cộng sự đã làm thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 500 tỉ đồng.
Một trong những phi vụ “đốt” tiền của Nhà nước lớn nhất trong vụ án “cố ý làm trái” xảy ra tại Tập đoàn Vinashin đó là việc bỏ hơn 1.000 tỉ đồng ra mua “cối xay tiền” mang tên Hoa Sen. Con tàu này sau khi về Việt Nam chỉ chạy được 39 chuyến rồi phải nằm ụ vì càng chạy càng lỗ. Chỉ tính riêng thương vụ mua tàu Hoa Sen, ông Phạm Thanh Bình và các cộng sự đã làm thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 500 tỉ đồng.
Không được phép vẫn làm
Theo cáo buộc của cơ quan công tố, vào đầu năm 2007, ông Phạm Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Tập đoàn Vinashin - được Cty Maersk Broker (của Singapore) môi giới bán cho Vinashin tàu Cartour của Italia – là tàu cũ được sản xuất năm 2001. Ông Bình đã giao cho ông Trần Văn Liêm – Giám đốc Cty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin (Cty Viễn Dương) thực hiện mua tàu. Để hợp thức hóa việc này, ông Bình đã làm công văn gửi Thủ tướng xin được mua tàu của nước ngoài về khai thác.
Tuy nhiên, Thủ tướng chưa có ý kiến thì ngày 5/4/2007, ông Bình đã chỉ đạo và HĐQT Tập đoàn Vinashin đã ban hành nghị quyết về việc đầu tư tuyến vận tải cao tốc Bắc – Nam trên biển, với nội dung: “Trước mắt cho mua mới 1 tàu cao tốc để chở khách, chở ôtô về chạy thí điểm trên tuyến ven biển Bắc – Nam. Giao cho Viện Khoa học công nghệ tàu thủy kết hợp với Cty tài chính công nghiệp tàu thủy lập dự án đầu tư trình HĐQT phê duyệt. Giao cho Cty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương làm chủ đầu tư”.
Thực hiện chỉ đạo của ông Bình, ông Trần Văn Liêm đã giao cho Giang Kim Đạt - Trưởng phòng kinh doanh Cty Viễn Dương - tiến hành trao đổi thỏa thuận với Cty môi giới Maersk Broker và chủ tàu về giá mua tàu. Trong khi Viện Khoa học công nghệ tàu thủy (VFC) chưa lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, dự án chưa được thẩm định và phê duyệt, nhưng ông Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cho ông Trần Văn Liêm ký hợp đồng (không số) ngày 7/5/2007 với Cty Caronte và Tourist của Italia mua tàu Cartour với giá 60 triệu EUR mà không thực hiện thủ tục chào hàng cạnh tranh theo quy định.
Để hợp thức hóa thủ tục phê duyệt dự án phù hợp với việc ký hợp đồng mua tàu, Trần Văn Liêm đã chỉ đạo Phạm Thị Anh Thư - Trưởng phòng kế hoạch đầu tư của Cty Viễn Dương - soạn thảo tờ trình 368A/TTr - VTVD - KHĐT ghi lùi ngày 5/5/2007 để Trần Văn Liêm ký trình HĐQT Tập đoàn Vinashin xin phê duyệt dự án. Đồng thời, Phạm Thanh Bình với tư cách là Chủ tịch HĐQT ký Quyết định số 1215/CNT - QĐ - KHĐT nhưng ghi ngày 7/5/2007 phê duyệt dự án đầu tư mua tàu của Cty Viễn Dương với tổng mức đầu tư của dự án là 64.393.623 EUR, tương đương 1.390.902.260.000 đồng (hơn 1.390 tỷ đồng, trong đó tiền mua tàu là 60 triệu EUR). Nhằm thực hiện thành công thương vụ mua bán tàu, ông Phạm Thanh Bình và các cộng sự đã thực hiện hàng loạt việc làm trái quy định của pháp luật về bảo lãnh tín dụng để mang được tàu về Việt Nam và đổi tên thành Hoa Sen.
“Cối xay tiền” mang tên Hoa Sen
Chính vì quá vội vàng mua tàu cũ nên việc khảo sát cơ sở hạ tầng cầu cảng trong nước và con tàu đã không được thực hiện, nên khi tàu về Việt Nam đã bộc lộ những bất hợp lý. Bởi hệ thống cầu cảng ở Việt Nam chỉ phù hợp với tàu biển có cửa lên xuống ở mạn tàu trong khi tàu Hoa Sen có cửa lên, xuống ở đuôi tàu. Để tàu Hoa Sen hoạt động được, Cty Viễn Dương đã buộc phải điều chỉnh dự án, đầu tư xây dựng cầu cảng và đường dẫn để khách lên, xuống tàu. Điều này đã khiến tổng mức đầu tư dự án tăng thêm 1,5 triệu USD.
Những tưởng mọi việc chỉ dừng ở đó, nhưng khi bắt đầu đưa vào khai thác (ngày 13/12/2007) tàu Hoa Sen chỉ chạy được tổng số 39 chuyến thì phải dừng vì càng chạy càng lỗ. Ngày 17/2/2008, khi đang neo đậu ở cầu cảng, thủy thủ đã phát hiện nước tràn vào hầm tàu. Quá trình kiểm tra đã phát hiện tàu bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa chi phí hết 346.989USD. Theo kết quả giám định của Cty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam thì nguyên nhân thủng vỏ là do khuyết tật ẩn tì bên trong tấm tôn từ khi đóng tàu mà người sử dụng không phát hiện được...
Cơ quan công tố đã cáo buộc nguyên nhân vụ việc là do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không có biên bản tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quá trình kiểm tra chất lượng trước khi nhận bàn giao tàu không đảm bảo tính khách quan. Hậu quả do hành vi cố ý làm trái nêu trên đã gây thiệt hại 469.564.547.716 đồng (hơn 469 tỷ đồng). Trong đó, Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức, Trần Văn Liêm, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt, Trịnh Thị Hậu và Hoàng Gia Hiệp là đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Theo Chí Tùng
-TheoXét xử vụ án “cố ý làm trái...” xảy ra tại Vinashin: :Vinashin đã ném ngàn tỉ đồng xuống biển
- Việt Nam đưa thành phần điều hành Vinashin trước đây ra toà
DCVOnline – Tin AFP
Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố là không có vị lãnh đạo chính trị nào sẽ bị trừng phạt vì những vấn đề của Vinashin và tập đoàn này đang được tái cấu trúc lại.- Vietnam to try executives in shipmaker scandal. AFP, 23 March 2012- - Vụ xử Vinashin sẽ không trấn an được giới đầu tư – (RFI). –
- “Lãnh đạo Bộ GTVT có dám xử lý sai phạm không?” (Petrotimes). - - Thứ trưởng Bộ Xây dựng vẫn phải ở nhà tạm (TP).----