- Vụ Văn Giang: Quan chức nói có video giả (BBC).
- Tố cáo khiếu nại ‘gây bất ổn chính trị’ (BBC). – Thủ tướng: ‘Dân phải được bàn từ quy hoạch đến thu hồi đất’ (VNN). – Hạn chế tối đa phát sinh khiếu kiện từ thu hồi đất (VnEconomy). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Dân sai thì phải thuyết phục” (VnMedia). – Không để xảy ra “điểm nóng” về khiếu nại tố cáo (SGGP).
-Tin nóng: Công ty CP ĐT-PT đô thị Việt Hưng đính chính về vụ việc Ecopark
Ban biên tập nhận nguồn tin từ Cộng tác viên cho biết: Ngày 2/5/2012, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) là ông Đào Ngọc Thanh, đã ban hành công văn số 83/CV-VH gửi các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương trong cả nước với mong muốn các cơ quan truyền thông giúp ông Đào Ngọc Thanh làm sáng tỏ thông tin về việc bà Nguyễn Thanh Phượng với nội dung:
Hình ảnh công văn của công ty “Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” gửi cơ quan báo chí
Nội dung trong bản công văn được ông Đào Ngọc Thanh khẳng định rõ: “Sau khi cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 24/4/2012, trên mạng Internet xuất hiện một số thông tin cho rằng “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) và Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng là một.
Trước thông tin này, Tổng giám đốc khẳng định “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” hoàn toàn không liên quan gì tới Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng”, mọi thông tin về pháp lý của công ty, hoàn toàn có thể kiểm chứng tại cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên. Đường dẫn: http://hungyenbusiness.gov.vn. Và kể từ năm 2003 thành lập công ty đến nay, “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng”(Vihajico), chưa từng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng bất kỳ lần nào. Tổng giám đốc công ty hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh, cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lương Xuân Hà, chứ không phải theo một số tin đồn thất thiệt là Bà Nguyễn Thanh Phượng mà cộng đồng mạng đã đồn đoán.
Chúng tôi khẳng định bà Nguyễn Thanh Phượng hoàn toàn không liên quan gì tới dự án Ecopark, cũng như không có bất cứ vai trò pháp lý nào trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.
Nội dung chi tiết bản công văn của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng:
Cộng tác viên gửi cho Ban biên tập
- “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” – một bài viết xuyên tạc.-- Người dân Văn Giang nói gì ngay khi vụ cưỡng chế vừa xảy ra (CBPL):
- Thủ tướng: Làm hài hòa, đừng để thêm khiếu kiện đất đai (VNN). - Còn tình trạng bao che cấp dưới khi giải quyết khiếu nại tố cáo (TN). - Không để xảy ra “điểm nóng” khiếu nại, tố cáo (TT). - “Phải nhận lỗi nếu giải quyết sai trong các vụ việc tồn đọng” (DT). - Giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu nại đất đai tồn đọng (VOV). - '528 vụ khiếu kiện tồn đọng là mầm mống mất ổn định' (VnEx 2-5-12) -- Thủ tướng cho biết. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Dân sai thì phải thuyết phục" (VnMedia 2-5-12) -- Bạn không mơ ngủ đâu!
-Lãnh đạo Hưng Yên báo cáo về vụ cưỡng chế ở Văn Giang (VnEx 2-5-12) -- "Vụ việc ở Văn Giang có sự móc nối các phần tử chống đối trong và ngoài nước" Đúng thế! Ecopark có vốn nước ngoài, nữ chủ tich tập đoàn có vốn đầu tư là người đã từng du học bên Thuỵ Sĩ!
-
-Ai đứng sau vụ cưỡng chế mạnh tay này?!- Về bài viết “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark”
Dân Làm Báo - Sau khi tìm hiểu và so sánh thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được công bố trên mạng, những dữ kiện mà Dân Làm Báo có được cho thấy có hai công ty Việt Hưng: (1) Công ty cổ phần phát triển bất động sản Việt Hưng (là công ty đối tác chiến lược của VietCapital Bank do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch HĐQT); (2) Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (chủ dự án Ecopark).
Những dữ kiện này trái ngược với những thông tin đã đăng trong bài "Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark”. Đây là lỗi nhầm lẫn trong khâu kiểm tra thông tin. Dân Làm Báo xin gửi đến bà con trong thôn lời xin lỗi chân thành vì những thiếu sót của mình và xin phép các bạn đọc được rút bài đã đăng xuống.
Dân Làm Báo xin cám ơn các bạn đọc đã phát hiện ra những sai sót của Dân Làm Báo và một lần nữa chân thành xin lỗi mọi người.
Trong tiến trình tìm hiểu về hai công ty này, Dân Làm Báo đã thu thập được một số dữ kiện, đồng thời cũng có khá nhiều nghi vấn chưa giải thích được bởi tình trạng giới hạn nguồn tin. Xin gửi đến các bạn để tham khảo và tìm hiểu thêm:
*
Công ty cổ phần phát triển bất động sản Việt Hưng
Đây là công ty "đối tác chiến lược" của VietCapital Bank mà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch HĐQT. Những dữ kiện về công ty này được tìm thấy tại đây:
Ngày cấp giấp phép kinh doanh cho công ty này là 30/11/2007. Với ngành nghề liệt kê đa dạng như trên, nhưng Dân Làm Báo đã không tìm được một tin tức thông tin, hoạt động gì từ công ty này.
*** Người đại diện Pháp luật của Công ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng -ông Trần Quyết Thắng cũng là thành viên Hội đồng quản trị của công ty VietCapital của Nguyễn Thanh Phượng
(http://vcsc.com.vn/Modules/Intro/Default.aspx?menuid=2&catid=14&lang=vi-vn)
Ở một nguồn dẫn thứ 2 khác:
cung cấp những dữ kiện sau:
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng
Thành lập: 30/11/2007
Ðịa chỉ: Phòng 1404, Lầu 14, Số 02-Ngô Ðức Kế-Phường Bến Nghé-Quận 1 (khác với địa chỉ ở nguồn trên - có thể dời văn phòng)
Ðiện thoại: 1
Email: 0
Website: 0
Ngày cấp giấy phép: 30/11/2007
Tuy nhiên, vào thời điểm của bài viết thì thông tin này đã bị khoá:
Đó là 2 thông tin duy nhất mà Dân Làm Báo có thể tìm thấy nói về công ty này một cách chính thức. Không có những tin tức nào từ Công Ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng trình bày, thông tin, quảng bá những hoạt động của công ty, thành phần lãnh đạo là ai.
Cho đến khi...
Một thông tin (không phải của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng) vềchương trình Lễ kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống và khai trương trụ sở mới của công ty Đầu Tư – Du Lịch và Vận Tải Biển Phương Nam tại Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Trong bản tin này, thông tin về danh sách quan khách mời có dữ kiện như sau:
Đại biểu tham dự buổi lễ:
Trung tướng Phạm Ngọc Hùng – Đại diện Bộ Quốc Phòng.
Đại tá Hoàng Kỳ Vũ – Đại diện Cục kinh tế Phía Nam.
Ông Trần Kim Chung – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tập đoàn C.T Group.
Bà Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng.
Ông Đỗ Quốc Hoan – Gíam Đốc công ty Tàu dịch vụ dầu khí.
...
Hình chụp của Nguyễn Thanh Phượng tại buổi kỷ niệm này:
Đây là nguồn thông tin duy nhất mà Dân Làm Báo truy cập được để xác định Nguyễn Thanh Phượng là chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng.
Nhận xét:
1. Thông tin chính thức mà các báo lề đảng công bố - Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch của 4 công ty VietCapital Bank, công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt là thiếu. Nguyễn Thanh Phượng còn là chủ tịch HĐQT của công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng
2. Nguyễn Thanh Phượng vừa là chủ tịch HĐQT VietCapital Bank vừa là chủ tịch HĐQT của công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng - "đối tác chiến lược" của VietCapital Bank trong việc phát hành quyền chọn mua cổ phiếu giữa 2 công ty.
2. Sự thiếu vắng thông tin về công ty này theo Dân Làm Báo là một điều bất thường.
*
Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng
Đây là công ty chủ đầu tư dự án Ecopark. Vào Website chính thức của dự án Thuế thu nhập cá nhân - Tổng cục thuế (http://tncnonline.com.vn/Pages/TracuuMST.aspx), thông tin về công ty này:
Lưu ý thứ tự thời gian:
Ngày bắt đầu hoạt động: 19/08/2003
Ngày được cấp mã số thuế: 26/08/2003
Ngày được cấp giấy phép kinh doanh: 20/07/2011
Ngày bắt đầu hoạt động: 19/08/2003
Ngày được cấp mã số thuế: 26/08/2003
Ngày được cấp giấy phép kinh doanh: 20/07/2011
Tên tiếng Anh của công ty là VIHAJICO - Viet Hung Urban Development and Investment J.S.C
Trên trang nhà chính thức - http://www.ecopark.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=31&Itemid=62&lang=vi viết:
"Công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO) được thành lập bởi 7 pháp nhân và 2 thể nhân". Không có chi tiết gì thêm về "7 pháp nhân" và "2 thể nhân" này.
Theo thông tin chính thức của Vihajico, thì công ty được thành lập vào ngày 19 tháng 8 năm 2003.
Trong khi đó, vào ngày 31 tháng 10 năm 2003, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký văn bản số 1495/CP-NN cho Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại - Dịch vụ Văn Giangvà giao cho Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư.
Tức là ông Nguyễn Tấn Dũng đã giao dự án Ecopark 8,2 tỷ USD cho một công tyvừa mới thành lập đúng 2 tháng 12 ngày trước đó (19 tháng 8 năm 2003).
(Công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng của Nguyễn Thanh Phượng thành lập vào ngày 30/11/2007)
*
*
Với những thông tin và nhận xét trên, Dân Làm Báo hy vọng sẽ có nhiều bạn đọc tìm hiểu thêm về những công ty này cũng như vai trò của những quan chức hay thân nhân của họ trong những công ty mà các dự án đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực sâu đậm đến đời sống của người dân.
Tại sao công ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng không có những thông tin về hoạt động? Tại sao vai trò chủ tịch HĐQT của Nguyễn Thanh Phượng trong công ty này không được chính thức công bố? Những người thành lập Vihajico là ai? Tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng giao dự án 8,2 tỷ đôla cho một công ty mới thành lập hơn 2 tháng với 7 "pháp nhân" lẫn 2 "thể nhân" đến nay vẫn được dấu kín? Có sự "liên hệ không chính thức" nào giữa 2 công ty với tên gọi gần giống nhau: Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng và Cổ phần đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng - một công ty do con gái thủ tướng làm chủ và một công ty được thủ tướng giao cho dự án 8,2 tỷ đôla?....
Chúng ta đang sống trong một môi trường mà không phải thông tin nào về các tập đoàn đều minh bạch hay người dân được quyền truy cập đến nơi đến chốn. Đi tìm sự thật cũng là một nỗ lực trong nhiều nỗ lực gian nan của người dân Việt chúng ta.
-Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark (bài cải chính ở trên )
Dân Làm Báo - Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch của 4 công ty: VietCapital Bank, công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt. Đó là thông tin chính thức được công bố.
Trên trang blog của anh Huỳnh Ngọc Chênh, đăng tải một tài liệu "Nghị quyết Đại hội Cổ đông thường niên 2012 của công ty Bản Việt" đề ngày 20 tháng 4, 2012 với nội dung:
VietCapital Bank phát hành quyền chọn mua cổ phiếu cho Công ty CP Phát triển Bất Động Sản Việt Hưng (Vihajico). Trong văn bản này Việt Hưng được ghi là đối tác chiến lược của VietCapital Bank và VietCapital Bank phát hành quyền chọn mua cổ phiếu cho đối tác chiến lược Việt Hưng. Việt Hưng nắm 5.670.000 quyền, mỗi quyền là 1000 đồng Việt Nam, tổng cộng giá trị của cổ phiếu là 5,6 tỷ VND.
Người ký văn bản là Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của VietCapital Bank.
Công ty Việt Hưng chính là Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) -Chủ dự án Ecopark.
Nguyễn Thanh Phượng là con gái của Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng nước CHXHCNVN, người đã ký văn bản 1495/CP - NNcho dự án đô thị Ecopark - Văn Giang và giao cho Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư.
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên công bố hôm 20/4/2012 do Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Bản Việt ký cũng đã vừa được đăng tải bởi BBC:
Tóm lại: Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyềh hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Sự việc chỉ có dừng lại ở đó?
Câu hỏi kế được đặt ra là Việt Hưng chỉ là đối tác chiến lược hay chính Nguyễn Thanh Phượng lại là một trong những thành phần lãnh đạo của Việt Hưng.
Các trang mạng lề trái đang đăng tải thông tin về công ty này trong đó Tổng Giám đốc của Việt Hưng (Vihajico) là Đào Ngọc Thanh và Chủ tịch Hội đồng quản trị là Nguyễn Thanh Phượng.
Tuy nhiên, dữ kiện trên thông tin của Ecopark vào ngày 21.08.2011 "Vihajico kỷ niệm 8 năm ngày thành lập (19/8/2003 – 19/8/2011)", thì chủ tịch HĐQT của Việt Hưng (Vihajico) là ông Lương Xuân Hà.
Dữ kiện về ông Lương Xuân Hà cũng tìm thấy trong bản tin Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh về thăm dự án Ecopark.
Và sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vihajico: (Cập nhật ngày: 01/12/2010)
Hiện nay, nếu có sự thay đổi nhân sự và Nguyễn Thanh Phượng trở thành Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty Việt Hưng, chủ đầu tư dự án Ecopark thì thông tin này chưa được chính thức công bố.
Tạm thời có thể kết luận: Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyềh hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Bạn đọc có thêm thông tin hoặc dữ kiện liên quan xin gửi về lienlacdanlambao@gmail.com
*
Toàn văn Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2012 Công ty cổ phần chứng khoáng Bản Việt (VCSC)
-Cưỡng chế ở Hưng Yên: Báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt về vụ cưỡng chế ở Văn Giang (RFI 26-4-12) -- Bài báo "can đảm" nhưng đã bị rút xuống là bài này: Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy? (Tamnhin 26-4-12) ◄
Cưỡng chế ở Hưng Yên: Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang (Nông nghiệp 26-4-12) -- Một bài báo có lương tâm
Đền bù đất đai không đúng “tiền tươi thóc thật” (TT 26-4-12)
- HOÀN THÀNH VIỆC HỖ TRỢ THI CÔNG VÀ CƯỠNG CHẾ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI XÃ XUÂN QUAN ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI-DU LỊCH VĂN GIANG (Cổng TTĐT HY). – Văn Giang: Chính quyền tỉnh lên tiếng (BBC). – Vấn đề nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 21 (RFI). –- Báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt về vụ cưỡng chế ở Văn Giang (RFI).
Ảnh: Theo Yahoo |
Những hình ảnh mới nhất về cuộc tổ chức cưỡng chế của chính quyền Hưng Yên đối với các hộ dân ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang vào ngày 24/4/2012 có lẽ không ít tính biểu dụ để người xem có thể tự hình dung ra những hình ảnh chưa xuất hiện, nhưng thật dễ dàng phát lộ vào một thời điểm nào đó.
Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. Và dù chẳng có ai đi xe máy, nhưng nhiều người vẫn rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông đường bộ với mũ bảo hiểm - một kiểu “trang phục” không kém thua cảnh sát cơ động.
Để thực hiện chiến dịch cưỡng chế, lấy “đất sạch bóng dân” phục vụ cho dự án Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang (Ecopark), trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn mà báo Người Cao Tuổi đã nêu về “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, UBND huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó.
Nhưng lần này, có lẽ rút kinh nghiệm thời sự từ vụ việc Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã huy động một cách quy mô lực lượng Công an, Cảnh sát cơ động và Dân phòng.
Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…
Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu - từ tiền ngân sách và đó là tiền đóng thuế của nông dân. Hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?
Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi.
Ai đang đối đầu ai? Những gốc rễ sâu xa và cay đắng nào đã khiến cho tình thế trở nên bi thiết đến mức như hiện nay? Thực tế mà chúng ta đang chứng kiến đã xảy ra không phải chỉ một lần trên đất nước này, không phải chỉ tại một địa phương. Nhưng những gì đã dẫn tới hệ quả, hay nói đúng hơn là hậu quả của ngày hôm nay, phải được bắt nguồn từ một quá khứ, vào lúc mà người nông dân không nhìn thấy tương lai.
Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục - những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó!
Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ.
Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.
Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã mang tính tiền lệ.
Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ!.
Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. Và dù chẳng có ai đi xe máy, nhưng nhiều người vẫn rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông đường bộ với mũ bảo hiểm - một kiểu “trang phục” không kém thua cảnh sát cơ động.
Để thực hiện chiến dịch cưỡng chế, lấy “đất sạch bóng dân” phục vụ cho dự án Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang (Ecopark), trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn mà báo Người Cao Tuổi đã nêu về “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, UBND huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó.
Nhưng lần này, có lẽ rút kinh nghiệm thời sự từ vụ việc Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã huy động một cách quy mô lực lượng Công an, Cảnh sát cơ động và Dân phòng.
Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…
Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu - từ tiền ngân sách và đó là tiền đóng thuế của nông dân. Hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?
Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi.
Ai đang đối đầu ai? Những gốc rễ sâu xa và cay đắng nào đã khiến cho tình thế trở nên bi thiết đến mức như hiện nay? Thực tế mà chúng ta đang chứng kiến đã xảy ra không phải chỉ một lần trên đất nước này, không phải chỉ tại một địa phương. Nhưng những gì đã dẫn tới hệ quả, hay nói đúng hơn là hậu quả của ngày hôm nay, phải được bắt nguồn từ một quá khứ, vào lúc mà người nông dân không nhìn thấy tương lai.
Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục - những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó!
Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ.
Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.
Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã mang tính tiền lệ.
Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ!.
Nhìn lại và đánh giá ở góc độ quyền lợi của người nông dân có được bảo vệ không? đất nông nghiệp bị lấy hết làm khu đô thị mà trên cái đất nước này đã mọc ra bao nhiêu khu đô thị "kiểu ấy" ? Đầu tư ư ? lợi nhuận ư? bằng nguồn vốn nào ? mà kinh doanh kiểu gì ? để từ đất đền bù cho nông dân với vài chục triệu một sào ? Một vòng vo quay biến thành đất "dự án, đất đô thị " phân lô bán nền cho chính người dân chúng ta với mức lãi khủng khiếp gấp tới hàng ngàn lần ? Thử hỏi cơ chế, chính sách, rồi hậu quả của những sự việc này có còn sự công bằng và bảo vệ nông dân nữa không? Rồi hệ lụy người dân mất đất còn lại cái cuốc, cái cày không thì làm gì để sinh sống và ổn định gia đình ? thế là xã hội lại có thêm nhiều người mất việc, bất ổn ..... ? Liệu bao giờ chấm dứt được những vụ việc như thế này.
Đô thị ...., thành phố...., Mọc lên khắp đất nước ... Rồi bỏ hoang hàng vài chục năm nay mà vẫn chưa đủ sao ? Người dân còn và sẽ làm gì ? họ sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào nếu cứ thấy,chịu những phi lý và hệ lụy của nó diễn ra ? và rồi tình hình kinh tế chính trị, xã hội sẽ đi đến đâu? Than ôi hai tiếng "khổ dân " hay "dân khổ " thời nay ?
Viết Lê Quân
Cưỡng chế ở Hưng Yên: Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất(VnEx 24-3-12) Tường thuật trực tiếp vụ cướp đất tại huyện Văn Giang – Hưng Yên (boxit 25-4-12) -- Llên hệ gì giữa VietCapital (Nguyễn Thanh Phương) và vụ cưỡng chế? -- Một số ít tờ báo trong nước đăng tin này: 'Nóng' vụ cưỡng chế ở Văn Giang (ĐV 25-4-12) Cưỡng chế 166 hộ dân tại dự án Ecopark (DV 25-4-12)
Huyện Văn Giang thực hiện quyết định cưỡng chế trái luật (NCT 24-4-12)
Trong cuộc họp báo ngày 23-4-2012, ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên cho biết ngày 24-4 sẽ tổ chức cưỡng chế tại xã Xuân Quan để bàn giao đất cho chủ đầu tư và đề nghị các nhà báo không đến khu vực cưỡng chế.
Ngày 24-4-2012, chúng tôi đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên), từ xa đã thấy nhiều người dân đứng trên đê nhìn về khu vực cưỡng chế. Hỏi thăm đường vào, những người dân nói: Công an không cho vào đâu. Đi theo đường người dân chỉ, chúng tôi gặp một toán cảnh sát cơ động (CSCĐ) chắn đường, hỏi giấy tờ. Tôi xuất trình thẻ nhà báo, đề nghị CSCĐ cho vào khu vực cưỡng chế chụp ảnh. Các chiến sĩ không cho vào, tôi hỏi: Ai là chỉ huy cao nhất ở đây cho tôi gặp? Một cảnh sát dáng vẻ chỉ huy, có cảnh hàm nhưng không đeo biển hiệu ra tiếp. Tôi nói ngắn gọn: Theo Luật báo chí, các nhà báo được quyền chụp ảnh mọi nơi trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ những khu vực quân sự, bí mật quốc gia. Đây là cưỡng chế công khai, theo quyết định hành chính không đóng dấu “mật”, đề nghị anh để tôi vào. Người cảnh sát bảo tôi đứng chờ, anh báo cáo cấp trên xong sẽ trả lời. Đợi quá lâu không thấy người cảnh sát quay lại tôi quay ra gặp nhân dân đang đứng bên đường. Một người dân nói: Bác đi theo em, chúng em dẫn bác đi chụp ảnh.
Theo chân người dân, chúng tôi rẽ sang đường khác nhưng vẫn bị cảnh sát bám theo ngăn cản, không cho vào. Ngồi nghỉ trong nhà dân một lúc, những người dân khác đến dẫn chúng tôi vào làng. Họ bảo: Các bác thay quần áo rồi đi theo em. Chúng tôi mượn tạm quần áo người dân đưa cho, thay tại chỗ, gửi máy ảnh cho dân giữ hộ, chỉ mang theo máy ảnh du lịch cỡ nhỏ và đi theo người dẫn đường. Vượt qua hai điểm gác của cảnh sát cơ động, chúng tôi luồn lách qua mấy bụi gai đến một nhà dân sát khu vực cưỡng chế. Vào nhà xong, chủ nhà đóng cửa dẫn chúng tôi lên tầng gác. Trên sân thượng có mấy người dân đang nhìn vào khu cưỡng chế, gương mặt họ đầy vẻ đau buồn. Tì máy ảnh vào vai người đứng trước tôi chụp liền mấy kiểu, rồi lại theo người dẫn đường trở ra. Trên đường đi, tiếng loa oang oang nói việc cưỡng chế theo quyết định của Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu và Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ. Trên báo Người cao tuổi số 47, ra ngày 20-4-2012 chúng tôi đã có bài “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, trong đó chỉ rõ quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là hoàn toàn trái pháp luật hiện hành. Theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…nhà nước mới thu hồi đất, trình tự thu hồi được quy định rõ trong luật. Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Lẽ tất nhiên, thoả thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thoả thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào.
Nếu hỏi người dân có đồng tình với việc cưỡng chế trái luật này hay không thì tôi tin chắc không ai đồng tình. Cũng có nghĩa là UBND huyện Văn Giang không đạt được “sự đồng thuận của nhân dân” theo chỉ đạo trong Thông báo 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ .
Ngọc Phi
Dân đen và tư bản đỏ: Xung quanh Ecopark ở Văn Giang (BBC 25-4-12)Ngày 24-4-2012, chúng tôi đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên), từ xa đã thấy nhiều người dân đứng trên đê nhìn về khu vực cưỡng chế. Hỏi thăm đường vào, những người dân nói: Công an không cho vào đâu. Đi theo đường người dân chỉ, chúng tôi gặp một toán cảnh sát cơ động (CSCĐ) chắn đường, hỏi giấy tờ. Tôi xuất trình thẻ nhà báo, đề nghị CSCĐ cho vào khu vực cưỡng chế chụp ảnh. Các chiến sĩ không cho vào, tôi hỏi: Ai là chỉ huy cao nhất ở đây cho tôi gặp? Một cảnh sát dáng vẻ chỉ huy, có cảnh hàm nhưng không đeo biển hiệu ra tiếp. Tôi nói ngắn gọn: Theo Luật báo chí, các nhà báo được quyền chụp ảnh mọi nơi trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ những khu vực quân sự, bí mật quốc gia. Đây là cưỡng chế công khai, theo quyết định hành chính không đóng dấu “mật”, đề nghị anh để tôi vào. Người cảnh sát bảo tôi đứng chờ, anh báo cáo cấp trên xong sẽ trả lời. Đợi quá lâu không thấy người cảnh sát quay lại tôi quay ra gặp nhân dân đang đứng bên đường. Một người dân nói: Bác đi theo em, chúng em dẫn bác đi chụp ảnh.
Xe gầu xúc đang hoạt động
|
CSCĐ chặn ngõ |
Ngọc Phi
- Chuyện cưỡng chế đất ở Văn giang – (Đông A). Việt Nam bắt giữ 20 người sau vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang (AP/ Reuters/ Phía trước). – Vietnam detains 20 in latest land clash (Reuters). – Vietnam arrests 20 after massive land clashes (Global Post). – Vietnamese protester beaten by police in land dispute (Storyful). – Vietnam: Land Dispute Sets Off Clash (NYT). – Vietnam: Mass Security Clampdown In Land Seizure(RFA/ Eurasia Review). - Văn Giang một ngày sau cưỡng chế – (RFA).
- 24-4-2012: Huyện Văn Giang thực hiện quyết định cưỡng chế trái luật. - Bằng chứng về sự đàn áp dã man trong cuộc cưỡng chế Văn Giang 24/4/2012 – Đánh người trong vụ cưỡng chế Văn Giang (CongbangPhapluat).
- Công an bắt giữ 20 người trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang, Hưng Yên (RFI). – Việt Nam bắt giữ 20 người trong vụ tranh chấp đất đai ở Hưng Yên (VOA). – Dùng vũ lực mạnh với dân Văn Giang (BBC). - Xung quanh Ecopark ở Văn Giang (BBC).
- Nhà văn Võ Thị Hảo: Chỉnh đốn Đảng và kêu cứu từ Văn Giang(BBC).
-
14h50′ Tin thứ Tư, 25-04-2012 ANHBASAM:- NÓNG CỰC! - Một độc giả vừa gửi tới tài liệu quý giá này, rất mới, trước vụ cưỡng chế Văn Giang-Ecopark có 4 ngày. Thấy không phải là tài liệu … mật của nhà nước, xin đăng lên, không bình luận,
tùy bà
con đánh giá và kiểm chứng độ xác thực, đề phòng giả mạo (bấm vô hình để phóng to, nhìn cho rõ) = >
Bổ sung để tiện kiểm chứng xem có sự trùng tên hay ngụy tạo, độc giả cung cấp thêm mấy nguồn tư liệu: 1 – Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2012 - Bấm vào tải xuống bản PDF, 2- Lời ngỏ gửi khách hàng của Việt Hưng (Vihajico) về dự án Ecopark (tên chính xác là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng, có hơi khác trong văn bản).
-- 24-4-2012: Huyện Văn Giang thực hiện quyết định cưỡng chế trái luật (NCT). - Hưng Yên cưỡng chế GPMB, bàn giao 50% diện tích cho nhà đầu tư (CAND). - Cưỡng chế 166 hộ dân tại dự án Ecopark (DV). - 20 người bị tạm giữ trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang (VNE). - Tạm giữ 20 người chống người thi hành công vụ (PLTP).
Vietnam arrests 20 over land eviction: Reports -HANOI (AFP) - Vietnam arrested 20 people after heavily-armed riot police used tear gas to break up a protest by hundreds of angry farmers, reports said on Wednesday, in the culmination of a six-year land dispute.
-
- ‘Nóng’ vụ cưỡng chế ở Văn Giang (ĐV). - Hoàn thành việc giải phóng mặt bằng tại Văn Giang (TTXVN). - Hoàn thành việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án Văn Giang (Chinhphu.vn).
Reuter nói khoảng 2000 cả cảnh sát và thường phục, 10 người bị bắt, nhưng thực ra là 20 người. SGTT đã bị rút bài do bài đăng chi tiết hơn quá trình cưỡng chế. Các báo đang tập trung vào việc chỉ trích nhóm người xúi giục người dân.
-World Briefing | Asia: Vietnam: Land Dispute Sets Off Clash REUTERS
At least 2,000 police officers and men in plain clothes overwhelmed villagers who had tried to block them from taking control of a disputed plot of land on Tuesday. Villagers in the Van Giang district just east of Hanoi had vowed to resist local officials who had said they would forcibly appropriate 173 acres of land for use in a satellite city development project. Ten people were arrested, villagers said. Farmers say the government gave land to developers without proper consultation or compensation.
Cưỡng chế ở Hưng Yên: Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên(RFA 23-4-12)-- Security forces seize land from Vietnam villagers (Reuters 24-4-12) ◄ Báo trong nước không được phép đăng tin này, nhưng được khuyến khích đăng những tin như thế này: Là đàn ông nhưng tôi thích ’vùng kín’ um tùm (PN Today 23-4-12)
‘Chính quyền chưa bao giờ làm ác như vậy’ (BBC). - Audio: Dân Văn Giang kể vụ cưỡng chế (BBC). “Chúng tôi chẳng còn tin tưởng vào đâu nữa, kể cả cái chính quyền này, chẳng sớm thì muộn rồi cũng mất nước thôi”. - Cưỡng chế đất Văn Giang: Hàng ngàn nông dân “liều chết giữ đất” – Nguy cơ bùng nổ xung đột lớn – (DLB).
- TIN CHIỀU: SỐ NGƯỜI BỊ BẮT VÀ BỊ TRIỆU TẬP – (Nguyễn Xuân Diện). - Cớ sao chĩa súng vào đồng bào mình? – (DLB). - Đừng chĩa súng vào dân! – (RFA). – Bác Bính ơi về đi (Trần Nhượng). – Thanh Thảo: Gửi cháu tôi ở Văn Giang (Quê Choa/ Trần Nhương). - CHUYỆN VĂN GIANG – (Sơn Thi Thư). – Ảnh: Dân Văn Giang chống thu hồi đất. - Mời xem Các video toàn bộ vụ cưỡng chế ngày 24-04-2012 (CongbangPhapluat). - Ecopark - Em có bác (Trần Nhương). - 8, 2 TỶ USD CHO CHIẾC ” BÁNH VẼ “: KHU ĐÔ THỊ ECO PARK-VĂN GIANG-HƯNG YÊN – (Phạm Viết Đào).
- Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên – (RFA). - Việt Nam: Đêm trắng của nông dân Văn Giang chống cưỡng chế đất (RFI). Mời bà con bấm vào đây nghePhỏng vấn người dân Văn Giang. - Xem lại bài đã điểm tối qua: Việt Nam: Công an ồ ạt cưỡng chế nông dân Văn Giang, Hưng Yên để tịch thu đất (RFI). Nghe audio Phỏng vấn người dân xã Phụng Công. - Cảnh sát VN phá vỡ cuộc phản kháng của dân làng về vấn đề đất đai (VOA).
- Tạm giữ 20 người trong vụ cưỡng chế đất tại Hưng Yên (TN)- Cưỡng chế thu hồi đất, tạm giữ 20 người (TT). - Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất (VNE).
-1.000 công an tham gia, 20 người bị tạm giữ hành chính
Sài Gòn Tiếp Thị - SGTT.VN - Thông tin từ UBND tỉnh Hưng Yên chiều 24.4, xác nhận: lực lượng cưỡng chế có khoảng 1.000 người, mà nòng cốt là công an với sự hỗ trợ của cảnh sát cơ động cấp bộ, đã tiến hành thành công vụ việc “cưỡng chế – hỗ trợ thi công dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang” tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào sáng 24.4.
Người dân xã Xuân Quan tiếp tục bàn tán tại cánh đồng nơi xảy ra vụ cưỡng chế, sau khi các lực lượng cưỡng chế đã rút lui. Ảnh: PV
|
Chiều 24.4, tại trụ sở UBND huyện Văn Giang, trao đổi nhanh với các phóng viên, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, ông Bùi Huy Thanh, thông tin: vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công bắt đầu từ lúc 7 giờ, và đến 10 giờ 30 đã kết thúc an toàn, không một người dân nào bị thương và không có chuyện nhà bị phá. Trả lời câu hỏi của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Thanh cho hay, lực lượng tham gia cưỡng chế và hỗ trợ khoảng 1.000 người, trong đó chủ yếu là công an huyện Văn Giang, với sự hỗ trợ của công an tỉnh và bộ cũng như có sự chứng kiến của đại diện viện Kiểm sát nhân dân.
“Tuy nhiên, không hề có quân đội tham gia và cũng không hề có nổ súng như một số thông tin đã loan báo”, ông chánh văn phòng nói. Song, ông Thanh thừa nhận: “công an đã dùng hai quả đạn khói (ném chỉ thiên) để giải tán đám đông khoảng 200 người tụ tập, cản đường không cho xe vào công trường”. Về sự việc có hai cảnh sát bị thương và nhập viện, ông Thanh cũng xác nhận: “hai chiến sĩ cảnh sát cơ động bị xây xước nhẹ, đã được băng bó và xuất viện ngay sau đó”.
Ông Thanh cũng cho biết, kết thúc buổi cưỡng chế, các lực lượng chức năng đã tạm giữ hành chính 20 người để lấy lời khai, thu giữ một số chai xăng, gậy gộc và công an đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ.
Vẫn theo ông Thanh, trước khi cưỡng chế diễn ra, UBND huyện đã tổ chức đối thoại, thuyết phục nhân dân nhiều lần, đồng thời thông báo kế hoạch cưỡng chế để dân thu hoạch hoa màu nên trong vụ cưỡng chế sáng 24.4, không có chuyện phải cưỡng chế nhà cửa, hoa màu mà chủ yếu là san lấp mặt bằng để cho các đơn vị thi công.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên tại hiện trường vụ cưỡng chế, từ hơn 7 giờ, hàng trăm người dân mà chủ yếu là các hộ dân có đất phải giao trong dự án đã tập trung khá đông tại con đường chính dẫn vào khu dự án. Nhiều người dân đã chặt cây, xếp gạch đá, đốt lửa để ngăn chặn các lực lượng chức năng tiến vào khu vực cưỡng chế.
Trong gần ba tiếng đồng hồ sau đó, trên loa truyền thanh của xã Xuân Quan, thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế hỗ trợ thi công dự án này đã được phát đi phát lại.
Hàng chục chốt công an, mỗi chốt khoảng mười cảnh sát đã được thiết lập với ít nhất ba vòng từ ngoài vào trong để ngăn chặn việc tụ tập đông người. Cả chục tấm biển “cấm quay phim – chụp ảnh” cũng được dựng lên khắp các con đường đổ về khu dự án.
Khoảng 7 giờ 30, hàng trăm chiến sĩ cảnh sát với áo chống đạn, khiên (lá chắn) tiến vào cánh đồng – nơi tiến hành cưỡng chế hỗ trợ thi công của xã Xuân Quan và đã gặp phải sự phản ứng của nhiều người dân.
Có ít nhất hai chiến sĩ cảnh sát cơ động đã bị gạch đá rơi trúng đầu, chân và được xe cảnh sát đưa ngay vào bệnh viện đa khoa Văn Giang. Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ của bệnh viện ghi hai cảnh sát này bị rách trán, chân, được băng bó và đã xuất viện ngay sau đó khoảng hai tiếng đồng hồ.
Đến khoảng 10 giờ, đám đông đã rời khỏi hiện trường, từng tốp cảnh sát cũng rút dần khỏi khu vực cưỡng chế. Riêng tại các chốt, lực lượng công an vẫn được bố trí nghiêm ngặt. Hàng chục cảnh sát đã phải ăn trưa tại hiện trường ngay giữa cánh đồng. Cùng lúc, khoảng vài chục chiếc xe xúc, xe ủi tiến vào cánh đồng tiến hành san ủi mặt bằng trong sự bảo vệ của lực lượng công an.
Tới hơn 11 giờ, vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công cơ bản hoàn thành, phần đông các lực lượng cảnh sát đã rút khỏi khu vực cánh đồng xã Xuân Quan.
Vào buổi chiều, khi chúng tôi quay lại khu vực cưỡng chế thì cả một khu vực cánh đồng rộng khoảng 5ha được san lấp vẫn còn ngổn ngang cây cối bị bật gốc. Một con hào dài hàng trăm mét cũng vừa được đào đắp ở vòng ngoài để bảo vệ các lực lượng thi công bên trong. Hàng chục người dân vẫn tụ tập bàn tán về cuộc cưỡng chế buổi sáng.
Nhóm phóng viên
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3.2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6.2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư.
Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao (thuộc huyện Văn Giang) và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nôi – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan (nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24.4) có 1.720 hộ trong diện giải toả với diện tích hơn 72ha, nhưng đến nay vẫn còn 166 hộ (5,72ha) chưa chịu bàn giao mặt bằng.
UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng. Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2 tiền đền bù, cộng với 35.000đ/m2 tiền “thưởng tiến độ” – là tiền hỗ trợ của chủ đầu tư.
Ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, nói rằng đây là dự án được áp mức đền bù cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cũng như được chủ đầu tư hỗ trợ tốt nhất. “Các hộ dân không chịu bàn giao là do có đối tượng xúi giục, họ chỉ đòi huỷ bỏ dự án chứ không hề có thắc mắc về giá đền bù thấp”, ông Thanh khẳng định.
|
CƯỠNG CHẾ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI VĂN GIANG (HƯNG YÊN)Tạm giữ 20 người chống người thi hành công vụ (PL)-- Sáng 24-4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng diện tích đất tại xã Xuân Quan, giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang (Dự án đô thị Văn Giang).
Trao đổi với báo chí, ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, cho biết từ chiều 23-4, nhiều người dân tập trung tại khu vực đất bị cưỡng chế. Đến sáng 24-4, lực lượng cưỡng chế đã dùng loa tuyên truyền, vận động người dân giải tán. Tuy nhiên, đến 8 giờ sáng vẫn còn nhiều người không về. Những người này đã chất củi, lốp xe và đốt để chặn lối vào khu đất. Cạnh đó, một số người còn chuẩn bị gạch đá, chai xăng, gậy gộc, thậm chí mang theo dao để ngăn cản những người thi hành công vụ. Lực lượng hỗ trợ đã phải dập lửa và tiến vào giải tán đám đông. Một số người dân đã ném chai xăng và gạch đá vào lực lượng chức năng khiến hai cảnh sát cơ động đã bị xây xát ở đầu và chân.
Theo ông Thanh, cơ quan chức năng đã tạm giữ 20 người có hành vi chống người thi hành công vụ để lấy lời khai. Cùng ngày, cơ quan điều tra cũng đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ.
“Tôi khẳng định, toàn bộ người dân được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong vụ cưỡng chế trên. Không người thi hành công vụ nào được mang súng vào hiện trường” - ông Thanh nói.
Đến 10 giờ 30, người dân đã ra về và cơ quan chức năng tiến hành giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Theo ông Thanh, Dự án đô thị Văn Giang do Thủ tướng cho phép thực hiện. Việc bồi thường và hỗ trợ đảm bảo theo đúng các quy định pháp luật. Trong hàng trăm dự án của Hưng Yên, chưa có dự án nào bồi thường và hỗ trợ cao như dự án này. Nguyên nhân dẫn đến phản ứng là do một nhóm người dụ dỗ, xúi giục, thậm chí ép buộc người dân đưa ra những đòi hỏi không có căn cứ. Trong buổi cưỡng chế, nhóm người này đã không xuất hiện và cũng không có mặt ở nhà khi lực lượng chức năng đến nơi.
T.LƯU - N.DÂN
-20 người bị tạm giữ trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang VnEx-
Cùng với việc tạm giữ 20 người được cho là có hành vi chống đối, công an đã khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ".
> Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất
Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh nói với VnExpress: "Việc tạm giữ nhằm điều tra những kẻ đứng sau xúi giục người dân chống đối", ông cho biết thêm, đến sáng nay, những người này vẫn bị tạm giữ.
Vườn cây cảnh tại xã Vân Quan sau buổi cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên cho hay, khoảng 1.000 người được huy động trong cuộc cưỡng chế sáng 24/4 tại Văn Giang, trong đó có lực lượng công an nhiều đơn vị với mục tiêu "không để người dân kéo đến đông ở khu vực cưỡng chế". Ông này khẳng định vụ cưỡng chế đã diễn ra "tuyệt đối an toàn, không có người dân nào bị thương".
Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, "không có quân đội tham gia, cũng không có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.
Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark). Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, mọi công tác tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đối với các hộ dân "được thực hiện tốt". Tuy nhiên, sau nhiều năm, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do "có một nhóm nhỏ chống đối".
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng-
Hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã phá vỡ sự kháng cự của dân làng Văn Giang, Hưng Yên, những người phản đối chính quyền lấy đất của họ cho một dự án xây dựng khu đô thị sinh thái.
Dân làng đốt lửa và thức đêm canh 70 héc-ta đất nhưng khoảng 2000-4000 cảnh sát cùng những người lạ mặt không mặc đồng phục đã tràn vào khu đất sáng thứ Ba, theo Reuters.
Hãng tin này dẫn lời một người tên Kiên nói: "Chúng tôi ném chai xăng vào họ nhưng không ăn thua gì vì họ có lá chắn. Họ dùng dùi cui đánh chúng tôi. Kể cả khi chúng tôi chạy về làng họ vẫn đuổi theo và đánh tiếp,"
"Họ đã chiếm đất và dùng xe ủi phá hủy mùa màng. Chúng tôi đã thua. Tôi không biết sẽ làm gì tiếp."
Ông Kiên cũng nói cảnh sát đã ném lựu đạn gây choáng vào dân làng và bắt 10 người.
'Càn quét, phá phách'
Bản thân ông Kiên nói với BBC: 'Sáng nay 4h30 sáng nó đưa công an đến nó giải vây trước.
"Nó đi dàn hàng ngang, dồn bà con vào đánh đập. Nó ném lựu đạn pháo, xong rồi nó dồn về cánh đồng [xã] Xuân Quang, rồi nó đưa gần 100 cái máy ủi xuống nó càn quét, phá phách vườn cây cối của dân."
Hãng tin Reuters cũng dẫn lời một người tên Tuyên nói: "Nếu họ muốn lấy đất, chúng tôi đề nghị các nhà đầu tư đến nói chuyện trực tiếp với chúng tôi nhưng họ không làm vậy.
Còn theo AFP, số người dân "bám trụ" để bảo vệ đất trong vụ chống cưỡng chế lên tới 700 người.
Tin tức về sự phản đối của dân làng và vụ cưỡng chế chưa xuất hiện trên truyền thông trong nước nhưng một vài bloggers đã về tận nơi để đưa tin.
Bấm Videotừ các trang mạng xã hội cho thấy người dân xuất hiện với số đông, nhiều người đầu đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang.
Một số người mang theo gậy gộc.
Hình ảnh từ video cũng cho thấy cảnh sát chống bạo động với những lá chắn lớn tiến vào khu đất vào sáng 24/4.
Có những lúc họ phải lùi lại khi bị dân làng Bấm ném đá.
Nhưng số đông công an và những người mặc thường phục cuối cùng đã áp đảo hàng trăm dân làng.
Blogger Xuân Diện nói một số nhân viên an ninh trẻ đã khóc khi bị cụ bà Bấm Lê Hiền Đức 'mắng'họ 'đem súng ống bắn vào dân' và 'cướp đất của cha mẹ... cho bọn quan chức tham nhũng'.
'Lớn nhất miền Bắc'
Người dân Văn Giang đã phản đối dự án xây dựng đô thị sinh thái vì cho rằng dự án này vi phạm pháp luật về đất đai trong khi chính quyền nói họ không làm gì sai trái.
Họ nói họ đã bị gây khó dễ khi không nhận các khoản bồi thường mà họ cho là quá ít ỏi cho những khu đất nông nghiệp của họ.
Người dân đã đòi gặp chủ tịch tỉnh Hưng Yên và cũng lên Hà Nội để khiếu kiện nhưng chính quyền dường như không giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của họ.
Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và là 'khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc'.
Trên Bấm trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".
Trên trang mạng của Ecopark cũng có khẩu hiệu 'thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn'.-Tin thứ Ba, 24-04-2012
- CỰC NÓNG! 6h45′ - Tin từ CTV có mặt tại hiện trường vụ cưỡng chế ở Văn Giang-Ecopark: “Lực lượng cưỡng chế đất đã phải nổ súng, tiếng súng Ak nổ rền liên thanh từ lúc 6h10 phút đến 6h20′. Chưa có thương vong cụ thể. Tinh thần bà con quyết giữ đất trên cánh đồng Phụng Công, Cửu Cao. Chúng quá lo sợ mà nổ súng với dân !” - Tin nóng: Nhà cầm quyền Hưng Yên quyết sống mái với nhân dân Văn Giang – Cập nhật liên tục tại Văn Giang (NVCL), - TRỰC TIẾP: KHỞI ĐỘNG CƯỠNG CHẾ Ở VĂN GIANG, HƯNG YÊN (Nguyễn Xuân Diện).
7h5′ - “5h sáng cảnh sát đã tiến vào cánh đồng Phụng Công, Xuân Quan. Bà con Phung Công đã đốt lửa chặn đường.
Tình hình hiện tại là có 10 bà con bên Phụng Công đã bị bắt lên xe. Lực lượng cảnh sát có trang bị lá chắn, dùi cui, súng ak. Lựu đạn hơi cay ném vào bà con dồn dập, khói kín cả cánh đồng, lưả cháy loang như chiến tranh, rồi cảnh sát dàn hàng ngang như đội ngũ quân Lã Mã đợt này tiến lên, rồi đến đợt sau xông vào bà con dùng dùi cui vụt. Một số người bị đánh ngã quỵ đã bị bắt đi. Họ tóm tay chân thô bạo lôi những người bị bắt lên xe.
Hiện nay cảnh sát đang tụ lại đợi tiếp tế thêm lựu đạn cay vì đã dùng hết. Khoảng 500 cảnh sát lá chắn dùi cui đang tụ tròn trên cánh đồng để chuẩn bị cho đợt đàn áp tiếp theo. Một lực lượng cảnh sát khác đã khóa đường về của bà con, hiện nay một số vài trăm bà con bị cô lập giữa cánh đồng. Những người dân nào đi qua chốt chặn đều bị cảnh sát dùng dùi cui chọc vào bánh xe hoặc dọa đánh.
Nhiều tiếng khóc của bà con, phụ nữ, trẻ em vang khắp cánh đồng rất ai oán.”
7h20′: “Bà con Phụng Công đang rút về cùng với bà con Xuân Quan sang xã Xuân Quan. 10 bà con Phụng công bị bắt lên xe , quân áo giáp nổ nhiều loạt AK, một dân bị thương vào cánh tay. Lửa cháy lớn ở khu vực cưỡng chế!”
7h50′ - Độc giả Đ.H. email cho biết: “… bộ đội công binh có nhiệm vụ dò mìn. Sau khi dò mìn xong các máy móc sẽ tiến vào khu vực cưỡng chế. Toàn bộ khu vực cưỡng chế sóng điện thoại bị phá. Người của phía cưỡng chế nói chuyện khá tự tin về việc cưỡng chế sẽ thành công vì lực lượng công an được huy động rất mạnh…”
8h10′ - “Đoàn xe của chủ tịch Hà đang từ khu đã xây của Ecopark đang tiến về khu vực mới cánh đồng Xuân Quan. An ninh thành phố đang liên tục gọi điện ép cụ Lê Hiền Đức về HN”.
“Bà con Dương Nội và Bắc Ninh sau nhiều vòng thoát lưới bổ vây của công an trên quốc lộ đã tiến được vào nhập đoàn cùng Văn Giang”
- Tổng hợp thông tin trước cuộc cưỡng chế tại Văn Giang-Ecopark
- Tin từ nội bộ quan chức: có khả năng 12h đêm nay phá sóng điện thoại di động, 3h sáng bắt đầu triển khai quân cưỡng chế.
- Tin từ bà con: Đêm nay hàng nghìn bà con thức túc trực tại các vị trí trên cánh đồng. Nếu lực lượng cưỡng chế tiến vào sẽ có nổ/cháy.
- Tất cả chờ vào tình hình thực tế sáng sớm mai.
- Bác Lê Hiền Đức đã có mặt tại Văn Giang để sáng mai cùng bà con đấu tranh.
0h25′ - “Một khu lán trại rất lớn với cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc được dựng lên từ chiều bên đất Phụng Công, giáp ranh với Xuân Quan. Đó là khu trại của dân Phụng Công dựng lên để trực chiến và tiếp sức cho Xuân Quan. Có khoảng 500 người đang tập trung ở khu vực này. Ngoài ra còn rất nhiều bà con khác cắt cử nhau đi tuần trong mọi ngõ ngách đường làng có thể tiếp cận khu ruộng sẽ bị cưỡng chế. Có khả năng hướng tiến công rạng sáng mai sẽ theo đường vào khu Phụng Công này trước vì ở đây có đường đã san ủi rất lớn, có thể đổ quân ồ ạt.”
0h50′ “Xung quanh trận địa mà người dân đang giăng ra để chờ nghênh chiến, rất nhiều phương án tác chiến được thảo luận và có tính khả thi rất cao. Người nông dân ba xã này có rất nhiều cựu chiến binh, có trình độ lý luận và khả năng tác chiến tuyệt vời. Rất nhiều thanh niên khỏe mạnh, vạm vỡ với tổ chức chặt chẽ, khoa học… không thể coi thường họ.
Lúc 11h đêm có tin là sẽ cắt sóng di động vào lúc 12h đêm và tấn công vào lúc 3h sáng, nhưng đến nay, lúc 0h30 tình hình chiến trường vẫn im ắng. Chỉ có tiếng xe công nông vẫn rầm rì trong đêm. Đây là những xe chở cây cảnh đang được trồng ngoài ruộng đi sơ tán nốt. Đã 2-3 ngày nay rồi, người dân quần quật gồng gánh, lo cho những tài sản còn sót lại duy nhất trên các mảnh ruộng. Một cuộc chạy loạn giữa thời bình của thế kỷ 21!
.
Nếu khả năng cắt điện, cắt sóng điện thoại di động xảy ra, bà con sẽ dùng kẻng để báo nhau khi có biến… y như thời chống Mỹ, chống Pháp.”
“Trực chiến”
1- NÓNG: QUYẾT CƯỠNG CHẾ ĐẤT CỦA BÀ CON DÂN OAN Ở VĂN GIANG? (Yahoo Việt Nam, tối 23/4/2012).2- UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Ra quyết định cưỡng chế trái luật (Người cao tuổi, 19/4/2012).3- Vì sao các hộ dân ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài? (Người cao tuổi, 29/3/2012).
NÓNG : QUYẾT CƯỠNG CHẾ ĐẤT CỦA BÀ CON DÂN OAN Ở VĂN GIANG?
Sáng nay Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng yên tổ chức họp báo tại với Huyện Văn Giang, thông báo về quyết định cưỡng chế, phổ biến kế hoạch cưỡng chế 70 hecta vào sáng mai 24 tháng 4 năm 2012.
Hơn chục phóng viên, nhà báo tới dự họp đã bỏ về mà không ăn cơm mời của Huyện.
Chi bộ họp rất căng thẳng với các lực lượng chuẩn bị cho cưỡng chế, Huyện đang bị đá quả bóng trách nhiệm, có thể sau vụ cưỡng chế thì có vài con tốt bị thí vì mọi vấn đề pháp lý để cưỡng chế đất của dân đều sai phạm như các báo đã đăng. Báo người cao tuổi đã đăng bài về các sai phạm nhưng cán bộ Huyện cũng không đọc, không quan tâm, có thể Huyện đang bị dồn vào thế kẹt, phải hy sinh ?
Các cán bộ thôn, xã đều bị mời họp, quán triệt việc cưỡng chế.
Học sinh các cấp từ phổ thông trung học xuống tới mẫu giáo được thông báo đều phải đi học, cô giáo thông báo ốm cũng phải đi học, chính quyền lo con em cùng Bố Mẹ cho ra cánh đồng phản đối việc cướp đất.
Có 1900 nhân viên công lực gồm công an, bộ đội, phòng cháy, cứu thương, dân phòng, cơ động…đã tập hợp tại Huyện Văn Giang để ăn chực nằm chờ từ sáng nay để sẵn sàng để dàn trận.
Gần ba chục xe ủi và máy xúc đã tập kết tại huyện.
An ninh đã mang chó rà soát khắp mặt bằng để dò mìn, dò các thiết bị cháy nổ, vũ khí.
An ninh của huyện, tỉnh đang rải quân đi đến các nhà của nông dân từng đứng đơn đi gặp các cơ quan nhà nước như Thanh tra, Tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước để khiếu nại, khiếu kiện.
Bà con nông dân Văn Giang đã làm lều trại tại cánh đồng, cờ đỏ đã cắm trên nóc, bay phần phật như báo trước một trận chiến căng thẳng giữa Nông dân và kẻ cướp. Trống chiêng, cuốc xẻng đòn càn …đã sẵn sàng để ra đồng giữ đất.
Ảnh lều bạt, các chiến lũy cây củi, được lập trên các lối đi để sắn sàng cho việc phản đối cướp đất.
Các chiến lũy do Dân lập lên.
An ninh đã mang chó rà soát khắp mặt bằng để dò mìn, dò các thiết bị cháy nổ, vũ khí.
An ninh của huyện, tỉnh đang rải quân đi đến các nhà của nông dân từng đứng đơn đi gặp các cơ quan nhà nước như Thanh tra, Tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước để khiếu nại, khiếu kiện.
Bà con nông dân Văn Giang đã làm lều trại tại cánh đồng, cờ đỏ đã cắm trên nóc, bay phần phật như báo trước một trận chiến căng thẳng giữa Nông dân và kẻ cướp. Trống chiêng, cuốc xẻng đòn càn …đã sẵn sàng để ra đồng giữ đất.
Ảnh lều bạt, các chiến lũy cây củi, được lập trên các lối đi để sắn sàng cho việc phản đối cướp đất.
Theo nguồn tin của Nhân dân cho biết, họ đã sẵn sàng phản đối cưỡng chế và sẵn sàng cho các tình huống xấu.
Bỏ qua tất cả các văn bản trái phép, các sai phạm đã được báo chí vạch ra, Dân thì vẫn đang tiếp tục khiếu kiện các nơi từ Trung ương đến địa phương, các cuộc đối thoại của các cơ quan công quyền với Dân đều thất bại vì chỗ nào cũng có sai phạm. Chính quyền vẫn quyết định cướp đất !
Nhưng hãy cẩn thận ! phóng viên đã có được những tin rất nặng ký từ phía người Dân Văn Giang.
KHẨN !!! – Có chỉ đạo từ Chính phủ đã chỉ đạo xuống Huyện : ” Phương án cưỡng chế phải linh hoạt, tránh diễn ra tình trạng như Tiên lãng Hải Phòng ! “
- Lúc 6 pm 11, phóng viên được biết : tất cả các nhân viên bảo vệ, an ninh phía Chủ đầu tư đều phải nộp điện thoại di động và chờ chỉ đạo nóng của Chủ đầu tư và Chính quyền.
- Các phóng viên của các báo trong nước và Quốc tế đang kéo đến Hưng yên.
- Một Cụ Bô lão 80 tuổi cho biết : Chủ đầu tư lợi dụng chính quyền, dùng danh nghĩa danh nghĩa luật pháp để vơ vét, cướp đất của Dân, chủ đầu tư là trùm xã hội đen tên Dũng ” Air line”, chuyên buôn bán xuyên Quốc tế qua đường hàng không, vợ của chủ là Bích, có khách sạn lớn tại Trần Hưng Đạo Hà nội – Khách sạn Cây cau.
Một cổ đông trẻ là con gái của một lãnh đạo cấp cao đã được lôi kéo vào dự án để cùng xẻ đất của nông dân lấy tiền.
Cụ Bô lão cho hay : tôi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Đất nước, đã già rồi và không còn gì để mất, sẽ dùng nốt chút sức tàn cuối cùng để giữ lại mảnh đất cho con cháu !
http://4.bp.blogspot.com/-618wvwbtCZA/T5…
Quang cảnh buổi họp báo do UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức, sáng 23.4.2012
http://3.bp.blogspot.com/-vBOL8OgDutQ/T5…
Ông Bùi Huy Thành, Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên
http://4.bp.blogspot.com/-qh2ZP6oxbso/T5…
Quang cảnh buổi họp báo do UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức, sáng 23.4.2012
http://3.bp.blogspot.com/-vBOL8OgDutQ/T5…
Ông Bùi Huy Thành, Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên
http://4.bp.blogspot.com/-qh2ZP6oxbso/T5…
Bà Đặng Bích Thủy, Chủ tịch huyện Văn Giang tuyên bố: Mọi việc làm của chính quyền đều đúng.
Bổ sung lúc 17h30: Họp báo tại UBND tỉnh Hưng yên. Bùi Huy Thành, Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên và Đặng Bích Thủy Chủ tịch huyện Văn Giang tuyên bố: Mọi việc làm của chính quyền đều đúng. Dân chống lại thì phải cưỡng chế. Lực lượng gồm công an viên của tất cả các xã trong huyện – trừ 3 xã bị cưỡng chế.
Chi tiết thêm
Bộ CA đưa toàn bộ Học viên của 2 trường Cảnh sát. Tất cả mặc cảnh phục để không nhầm lẫn trong cưỡng chế. Sẽ đào một con hào ngăn cách giữa khu dân cư và đất dự án. Muộn nhất là sẽ tiến hành vào sáng mai. Tỉnh thông báo sẽ huy động mọi nguồn lực và sức mạnh trong đêm nay và rạng sáng mai để cưỡng chế bằng được khu vực ba xã Cửu Cao, Phụng Công và Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang cho dự án Ecopark.
—–
UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Ra quyết định cưỡng chế trái luật
Ngày 4-4-2012 và 5-4-2012, UBND huyện Văn Giang ra một số quyết định cưỡng chế đối với một số hộ dân ở xã Xuân Quan để giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủ đầu tư. Đáng tiếc đó lại là những quyết định trái luật.
Theo UBND huyện, quyết định cưỡng chế này áp dụng cho 166 hộ gia đình ở xã Xuân Quan để thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải toả mặt bằng thực hiện bàn giao đất. Các gia đình bị cưỡng chế đều nhận được một quyết định có nội dung giống nhau, thời gian thực hiện từ ngày 20-4-2012, tại xứ đồng Cầu Ván, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang.
Các hộ dân cho biết, ngày 4-4-2012, họ nhận được một quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang do Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu kí. Quyết định gửi cho từng hộ gia đình và lưu văn thư (huyện), căn cứ vào Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Điều 4, Nghị định 37 thì thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế là của Chủ tịch, không phải của Phó Chủ tịch, và theo Khoản 2, Điều 6 Nghị định 37 thì quyết định UBND cấp dưới phải gửi cho UBND cấp trên (UBND tỉnh). Hôm sau, 5-4-2012, các hộ nói trên nhận được quyết định mới với nội dung giống như hôm trước, do Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ kí. Như vậy, sai lầm về mặt văn bản, phải do Chủ tịch UBND huyện kí đã được sửa, nhưng yêu cầu gửi cho UBND tỉnh thì chưa sửa, văn bản mới vẫn chỉ lưu văn thư mà không gửi cấp trên.
Trong các quyết định gửi đến hộ gia đình có những hộ gặp phải quy định trái khoáy: Quyết định số 629/QĐ-CCK ngày 5-4-2012 gửi ông Lê Văn Tuệ, nhưng mọi chi phí liên quan đến việc cưỡng chế lại do ông Đàm Văn Lâm chi trả(?). Điều này cho thấy UBND huyện Văn Giang cương quyết cưỡng chế, không cần kiểm tra xem việc cưỡng chế có đúng đối tượng không, có phù hợp với pháp luật hay không?
Trở lại Dự án xây dựng Khu đô thị – thương mại – du lịch Văn Giang (Ecopark), trong bài “Vì sao các hộ dân ở Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài?”, Báo Người cao tuổi số 38, ngày 30-3-2012 đã chỉ ra nhiều sai phạm của dự án.
Bài báo nêu bật nội dung Thông báo số 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo UBND tỉnh Hưng Yên phải “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng khu đô thị…”. Ngày 12-4-2012, huyện Văn Giang tổ chức cuộc đối thoại của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan hành chính ở Hưng Yên với nhân dân Văn Giang.
Những tưởng đây là dịp để các cơ quan có thẩm quyền ở Hưng Yên “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân” như chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ thì bà Chủ tịch UBND huyện lại nói rõ “chỉ đối thoại với 166 hộ gia đình liên quan đến việc cưỡng chế 72 ha đất để bàn giao cho chủ đầu tư”, không chấp nhận đối thoại với những hộ không nằm trong khu vực cưỡng chế vào ngày 20-4-2012 sắp tới. Thực chất đã rõ, huyện Văn Giang không “đối thoại”, chỉ “cưỡng chế”!
Để ra quyết định cưỡng chế đúng luật, quá trình thực hiện bất cứ dự án nào cũng phải tuân theo các quy định của nhà nước: Họp dân phổ biến nội dung dự án, ra quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất, thảo luận với các hộ dân về phương án đền bù, tái định cư. Những dự án kinh doanh (như dự án Ecopark) thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Nguyên tắc là khi giải phóng mặt bằng, người dân khi đến nơi ở mới phải có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ…
Nhìn vào dự án Ecopark những điều nói trên hoàn toàn vắng bóng. Quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang không đúng luật, không hợp lí, không hợp tình, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ “lợi ích nhóm” nào đấy, trong đó có chủ đầu tư dự án.
Phan Hương – Ngọc Phi
——
Vì sao các hộ dân ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài?
Khi thực hiện Dự án, người dân không được thông báo về lí do thu hồi đất, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại trước khi thu hồi.
Tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công ngày 17-8-2006 khi người dân hỏi vì sao không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã nói: “Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì…”. Có người hỏi thêm: Vậy Điều 28, Luật Đất đai không có ý nghĩa gì hay sao? Câu này không có ai trả lời.
Các hộ dân cho biết: Toàn bộ các hộ sử dụng đất đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng tỉnh Hưng Yên đã giao đất cho chủ đầu tư mà không ra quyết định thu hồi đất. Điều 21 Luật Đất đai 1993 quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Xem ra, UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã bỏ qua rất nhiều quy định pháp luật mà Nhà nước đã ban hành.
Do việc thực hiện Dự án có nhiều điều vi phạm pháp luật, các hộ dân ở ba xã kiên trì, liên tục khiếu nại lên các cấp ở Trung ương. Ngày 26-1-2007, Thanh tra Chính phủ ra Thông báo số 168/TTCP-V4 chỉ ra một số sai phạm trong quá trình thực hiện Dự án và chỉ đạo tỉnh Hưng Yên “Tập trung chỉ đạo tốt việc tuyên truyền nhân dân ba xã vùng dự án về chủ trương đầu tư dự án, bảo đảm lợi ích hài hoà của Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư, giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang…”.
Tuy nhiên, các hộ dân cho biết, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ không được tỉnh Hưng Yên tiếp thu và thực hiện nên nhân dân vẫn phải tiếp tục đội đơn khiếu nại ở các cơ quan có thẩm quyền.
Ngọc Phi
- 'Sẽ cưỡng chế' vì dự án Ecopark
Cuộc gặp giữa chính quyền và nông dân phản đối dự án Ecopark ở tỉnh Hưng Yên đã đổ vỡ và chính quyền nói vẫn sẽ tiến hành cưỡng chế vào ngày 20/4.
Bà Lê Hiền Đức, đại diện không chính thức cho nhóm nông dân ở huyện Văn Giang, cho BBC biết cuộc gặp "chả giải quyết được gì".
Những bức xúc liên quan đến việc giải tỏa đền bù ở khu đô thị Ecopark thuộc tỉnh Hưng Yên đã kéo dài từ nhiều năm nay.
Tuần này hàng trăm nông dân lại kéo về Hà Nội khiếu kiện, phản đối dự định cưỡng chế lấy đất cho dự án.
Sáng nay, UBND huyện Văn Giang, Hưng Yên đã tổ chức cuộc tiếp xúc với dân, có mặt đại diện của cả Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Bà Lê Hiền Đức, từng được Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, là người thường được nông dân khiếu kiện nhờ giúp đỡ.
Từ Hà Nội, bà có mặt ở huyện Văn Giang ngày hôm nay để dự cuộc họp, mặc dù bị "cản trở", theo lời kể của bà.
"Có tám người đại diện, từ tỉnh đến thanh tra chính phủ, công an."
"Nhưng sau khoảng một tiếng đồng hồ, lần lượt các vị rút hết."
"Dân thì bức xúc, nói rõ quan điểm như mọi khi. Chủ tịch huyện nói ngày 20/4 này vẫn sẽ cưỡng chế. Bà con kêu lên một là sống, hai là chết," bà Đức cho biết.
Bà Đức còn nói người dân huyện Văn Giang "sẵn sàng đổ máu" và rằng tình hình "nóng như lò than".
Theo bà Đức, người dân ở huyện này "đủ trình độ để đứng lên".
"Dân các tỉnh phía Nam vẫn sợ lắm," bà Đức so sánh.
Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha.
Trên trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".
Tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương mà gần đây nhất là vụ đất đai tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, đã thu hút sự chú ý của người dân dẫn tới việc Thủ tướng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng, đã phải tham gia chỉ đạo trực tiếp để giải quyết.
Tại Việt Nam, đất đai do nhà nước sở hữu và việc thực thi quyền sử dụng đất của người dân không phải lúc nào cũng được chính quyền địa phương áp dụng theo đúng luật định.
-TIN,Tin thứ Năm, 12-04-2012 10h35′, của CTV từ nơi diễn ra cuộc tiếp xúc với dân của lãnh đạo các bộ và địa phương Hưng Yên quanh dự án Ecopark: “Theo thông tin người dân thì công an chặn hết các ngả của khu vực UBND huyện Văn Giang … Chắc là cán bộ trung ương to quá. Theo tin của người dân, sáng nay bác Lê Hiền Đức đã tới giúp dân. Phía chính quyền không cho bác Lê Hiền Đức vào. Nhưng bà con nông dân đã đấu tranh manh mẽ và bắt buộc phía chính quyền phải để bác Đức vào.”
Một độc giả đã gửi ảnh từ bên ngoài hội trường:
Nông dân Văn Giang gặp lãnh đạo Thanh tra CP, các bộ, tỉnh Hưng Yên.
11h15′ - Bà Lê Hiền Đức đã ra cùng bà con kết thúc buổi họp với dân. Bà cho biết bên công an áo xanh, áo vàng chỉ mặt bà như kiểu đe dọa.
Quang cảnh bên ngoài hội trường, nơi lãnh đạo một số cơ quan trung ương và ủy ban Hưng Yên tiếp dân-NÓNG! 14h Tin thứ Tư, 11-04-2012- Tin từ CTV cho biết: “Từ sáng nay có gần 1000 bà con kéo đến Thanh tra Chính phủ tại Cầu Giấy. Hiện nay có rất đông công an đến chặn hết các ngả đương. Nhân viên an ninh nói chuyện với bà con, dọa đưa hết lên ô tô. 500 bà con nông dân Văn Giang. Hơn 200 bà con nông dân Dương Nội. Rất nhiều nông dân, dân oan miền nam, dân tộc thiểu số.”
Một độc giả khác cho biết: “Có rất đông người dân đang khiếu kiện ở ngoài cổng Thanh tra Chính Phủ (Yên Hòa – Cầu Giấy – HN). Có chừng 500 người. Hiện cảnh sát đang cấm đường, tìm cách ngăn chặn người ngoài tiếp cận, cô lập nhóm dân này. Người dân nằm la liệt 2 bên đường, trông rất khổ sở. “
14h20′ - CTV: “Bác Lê Hiền Đức không thể liên lạc được với bà con nông dân. Số ĐT của anh Soan nông dân Dương Nội: 0934623908, chị Tỉnh nông dân Văn Giang: 01679907414″.- Video sáng thứ 3 ngày 10-4-2012 tại trụ sở tiếp dân MTTQVN số 46 Tràng Thi: Nông dân Văn Giang, Dương Nội, Vân Hà Đông Anh. – Video sáng thứ 4 ngày 11-4-2012 tại trụ sở làm việc Thanh Tra CP: Gần 1000 Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 1) – Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 2) – Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 3) – Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 4) – Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 5) – Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 6) – Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 7) – Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 8) – Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 9) (CongbangPhapluat).
-Khoảng 700 dân ngoại thành kéo về Hà Nội phản đối trưng thu đất đai -Theo tin từ Hà Nội, hôm nay 10/04/2012, nhiều đoàn dân nông thôn ở huyện Đông Anh tập trung trước trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc số 46 đường Tràng Thi nhờ can thiệp. Họ mang biểu ngữ tố cáo chính quyền địa phương sử dụng công an và bộ đội cưỡng chế đất đai. Trong suốt những cuộc biểu tình phản kháng nhiều năm qua, chưa bao giờ dân oan kéo về thủ đô với một lực lượng đông đảo như vậy.
“nông dân khổ lắm … xã đốt nhà, huyện cướp đất, tỉnh bao che ... trung ương thì đùn đẩy… tình hình nóng như lò than…”
Tin thứ Ba, 10-04-2012 -anhbasam: NÓNG! 9h50′ – CTV cho biết “Lúc 9h40′ tại số 46 Trang Thi, trụ sở tiếp dân của MTTQVN có hàng trăm nông dân với rất nhiều biểu ngữ trên tay. Chủ yếu là bà con nông dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất trong dự án ECOPARK. Bà con Văn Giang ra khiếu nại việc Chủ tịch UBND huyện Văn Giang Đặng Thị Bích Thủy ra quyết định số 578 ngày 5-4-2012 về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp khác. Hình thức cưỡng chế giải tỏa mặt bằng thực địa. Trong khi đó bà con vẫn đang khiếu nại về quá trình thu hồi đất.
Trên đường Tràng Thi cổng sau công an quận Hoàn Kiếm đã có 2 xe 113, trên có đủ loại các biển cấm như hồi biểu tình chống TQ mùa hè 2011.
Tại 46 Tràng Thi cũng đã có công an phường, dân phòng với 1 xe ô tô giữ trật tự.”
Tại 46 Tràng Thi cũng đã có công an phường, dân phòng với 1 xe ô tô giữ trật tự.”
10h – “… rất nhiều lực lương an ninh, mang cả máy ảnh ra chụp băng rôn của bà con, đi theo sát bà con nghe ngóng.
Đoàn nông dân xã Dương Nội đang sắp đến … Bà con nông dân thôn Tư Sản, xã Phú Túc hôm nay không ra được, vì mai sẽ sang báo người cao tuổi nhờ báo giúp đỡ. Bà con nông dân thôn Hà Khê, xã Vân Hà, huyện Đông Anh cũng do bận việc nên không đến được. Bà con nông dân thôn Ngọc Lễ, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh từ lần bí thư xã ra vận động bà con không ra trung ương khiếu kiện cũng không thấy đi khiếu kiện. Có thể chính quyền huyện GB thấy rằng chủ đầu tư dự án KCN này là phía Đài Loan quá yếu nên đã không cưỡng chế đất của bà con nữa ?”
Đoàn nông dân xã Dương Nội đang sắp đến … Bà con nông dân thôn Tư Sản, xã Phú Túc hôm nay không ra được, vì mai sẽ sang báo người cao tuổi nhờ báo giúp đỡ. Bà con nông dân thôn Hà Khê, xã Vân Hà, huyện Đông Anh cũng do bận việc nên không đến được. Bà con nông dân thôn Ngọc Lễ, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh từ lần bí thư xã ra vận động bà con không ra trung ương khiếu kiện cũng không thấy đi khiếu kiện. Có thể chính quyền huyện GB thấy rằng chủ đầu tư dự án KCN này là phía Đài Loan quá yếu nên đã không cưỡng chế đất của bà con nữa ?”
-
-Những mờ ám từ Dự án “Tuần Châu trong lòng Hà Nội” -
(Petrotimes) - Đại gia Đào Hồng Tuyển được biết đến với biệt danh “chúa đảo Tuần Châu” có không ít tuyên bố về những dự án “khủng”, về khối tài sản lên tới cả tỉ đôla. Vị đại gia này đã xin lập Dự án Khu du lịch sinh thái Ecopark Tuần Châu với kỳ vọng “mang một Tuần Châu thu nhỏ đặt vào lòng thủ đô”.
Tuyên bố hoành tráng, quảng cáo rầm rộ, tung hô ngút trời, nhưng trên thực tế dự án này đang ở tình trạng… bỏ hoang. Giấc mơ “tiểu Tuần Châu” có vẻ như rất long đong và đã có nhiều biểu hiện mờ ám khó hiểu.
Bài 1: Đất bỏ hoang vẫn được… rao bán
Xót xa bên lề dự án bỏ hoang
Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội nổi tiếng với danh thắng chùa Thầy. Mới chỉ cách đây dăm năm thôi, nơi đây còn yên ả, đặc trưng cho vùng quê đồng bằng Bắc Bộ thanh bình với chùa chiền, làng xóm, bờ xôi ruộng mật, lúa xanh bao la. Chẳng ai có thể nghĩ được rằng, chỉ ngay trước khi sáp nhập về với thủ đô, vùng quê xứ Đoài này đã bị chia năm sẻ bảy, thu hồi hết đất canh tác để dành chỗ cho các dự án khu du lịch sinh thái, biệt thự, nhà vườn, sân golf. Dự án có thể xem là lớn nhất ở đây là Dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí (DLST & VCGT) Tuần Châu.
Đi vào núi Thầy, người ta không còn cảm giác thanh tịnh khi đi vào đất Phật, đường sá nơi đây bị cày nát bởi máy ủi, máy xúc, xe tải lớn bé chở vật liệu xây dựng. Nằm án ngữ dưới chân núi Thầy, Khu DLST & VCGT Tuần Châu đã san phẳng một vùng đồng lúa thành bình địa, ngổn ngang và bụi bặm. Đến lúc hoàn thành, chẳng biết sự thiền tịnh của núi Thầy, chùa Thầy có còn không khi nằm lọt thỏm giữa một không gian hàng trăm hécta toàn… vui chơi, giải trí.
Có tới 80% dân số xã Sài Sơn làm nghề nông, sống nhờ cây lúa, chỉ có một số ít làm nghề nung gạch và bán hàng ở khu danh thắng chùa Thầy. Không có nhiều diện tích đất canh tác nhưng có đến 460ha đất trồng lúa của Sài Sơn bị đưa vào quy hoạch, trong đó chỉ riêng dự án Ecopark Tuần Châu đã chiếm đến gần một nửa.
Tuy nhiên, 5 năm sau khi khởi công, ai đến khu vực này cũng phải xót xa khi mà những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay bị san lấp, đường sá toàn bụi đất. 5 năm rồi nhưng “giấc mộng Tuần Châu trong lòng thủ đô” vẫn chỉ là bãi đất trống cỏ mọc um tùm.
Một phần đất của dự án được quây bằng tôn, bên trong cũng chưa thấy khởi công gì mà chỉ thấy cây và cỏ dại. Cả khu vực tạm được gọi là “công trường” chỉ có độc một chiếc máy xúc đứng chơ vơ, gần đó là vài thanh niên đứng chơi quanh quẩn. Bên ngoài bờ rào bằng tôn, những khẩu hiệu có logo của Tuần Châu phủ đầy bụi “An toàn là bạn, tai nạn là thù” có vẻ hơi thừa thãi. Người ta mới “động khẩu” chứ đã “động thủ” gì đâu mà lo mất an toàn!
Cụ Tư, 73 tuổi, gia đình có gần chục miệng ăn chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, nay bị thu hồi gần hết. Cầm đồng tiền bồi thường trong tay nhưng cụ cũng chả vui vẻ gì: “Cái chúng tôi cần là ruộng đất để trồng lúa, trồng màu kia. Tiền đền bù thì bao nhiêu tiêu chả hết, hết tiền thì biết làm nghề gì mà sống?”.
Ông vừa nói vừa nhìn xa xăm ra nơi khu đất như bỏ hoang của dự án Tuần Châu, nơi mà khi xưa là bờ xôi ruộng mật cha ông để lại từ hàng trăm năm: “Người ta thu hồi đất mà làm dự án ngay thì nhìn còn đỡ xót. Đằng này, lúa đang trổ xanh, vụt một cái bị thu hồi, mà thu xong để đấy chứ có làm gì đâu!”.
Hụt hẫng, chơi vơi – đó là cảm giác chung của nhiều người nông dân Sài Sơn đang quen với ruộng đồng bỗng nhiên bị thu hồi hết đất.
khởi công trước khi quy hoạch được duyệt
Ngày 1/8/2008, Hà Tây chính thức sáp nhập về thủ đô Hà Nội. Trong những ngày cuối cùng sáp nhập vào thủ đô, dư luận đã chứng kiến một cuộc chạy đua nước rút của các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án bất động sản để được phê duyệt trước khi sáp nhập. Đơn giản là vì về thủ đô thì giá thuê đất sẽ cao hơn và việc thuê được các diện tích đất lớn sẽ vô cùng khó khăn.
Dự án bất động sản Khu DLST & VCGT Tuần Châu Hà Tây được cấp phép vào những ngày cuối cùng đó.
Dự án này được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 vào ngày 10/7/2008 tại Quyết định 2238/QĐ-UBND tỉnh Hà Tây. Tuần Châu Hà Tây được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng vào ngày 21/7/2008, tức là 9 ngày trước khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội. Về với thủ đô, Tuần Châu Hà Tây được đổi thành Tuần Châu Hà Nội và Khu DLST & VCGT Tuần Châu được gọi tắt là Ecopark Tuần Châu.
Kỳ quặc thay, dự án đã được khởi công long trọng từ 25/2/2008, tức là 5 tháng trước khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Sự lạ lùng của “giấc mơ Tuần Châu” xuất hiện từ khi nó vừa ra đời!
Thay đổi quy hoạch sau… 1 năm
Đương nhiên, một khi đã về thủ đô thì quy hoạch một loạt dự án sẽ bị điều chỉnh. UBND thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Quy hoạch và Kiến trúc tiến hành rà soát các dự án và kết quả là nhiều dự án bị dừng, một số dự án phải điều chỉnh.
Dự án Khu DLST & VCGT Tuần Châu Hà Tây nằm trong nhóm Ib (nhóm danh mục đồ án, dự án được tiếp tục triển khai nhưng phải thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch) theo thông báo vào ngày 5/9/2008 của Văn phòng Chính phủ. Các dự án thuộc danh sách phải điều chỉnh quy hoạch thì đương nhiên phải tạm dừng để chờ quy hoạch mới.
Ngày 28/9/2009, sau khi được giao đất hơn một năm, Công ty Tuần Châu Hà Tây đã có văn bản xin được điều chỉnh quy hoạch. Yêu cầu này được các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội xem xét và trình Chính phủ.
Ngày 23/7/2010, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5140 VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Đồng ý về nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu DLST & VCGT Tuần Châu Hà Tây, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội theo hướng giữ nguyên tính chất là DLST & GT, không xây dựng sân golf. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu DLST & GT Tuần Châu Hà Tây theo hướng thấp tầng, giảm mật độ xây dựng, tăng tỉ lệ cây xanh, mặt nước; bảo đảm phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội”.
Như vậy, phải đến thời điểm này, quy hoạch của dự án mới chính thức được “đồng ý về nguyên tắc” cho phép tiếp tục triển khai dự án theo hướng điều chỉnh mới. Cũng có nghĩa là cho đến ngày 23/7/2010, dự án sẽ phải đợi quy hoạch mới.
Sau đó, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định 720/QĐ-UBND ngày 8/2/1012 yêu cầu Công ty Tuần Châu Hà Nội lập quy hoạch, hoàn thiện đồ án trong vòng 6 tháng. Đồ án này sẽ phải được Sở Quy hoạch và Kiến trúc thẩm định, sau đó trình UBND thành phố xem xét và phê duyệt. Quyết định nêu rõ đồ án được thực hiện để làm cơ sở triển khai lập dự án đầu tư xây dựng.
Như vậy, chiểu theo quyết định trên của UBND TP Hà Nội, rõ ràng cho đến thời điểm này, Ecopark Tuần Châu vẫn chưa đủ cơ sở để triển khai lập dự án đầu tư xây dựng…
Thế nhưng, trên thị trường bất động sản, từ vài năm trước, nhà liền kề, biệt thự, đất ở lâu dài trong dự án Tuần Châu đã được rao bán tràn lan, mặc dù quy hoạch 1/500 mới của dự án này còn chưa được duyệt.
Nhà đầu tư “chết dần chết mòn”
Trên thị trường, việc rao bán biệt thự, liền kề của dự án Ecopark vẫn diễn ra công khai. Chỉ cần gõ từ khóa Ecopark Tuần Châu trên google, bạn sẽ bắt gặp hơn 2 triệu kết quả, trong đó đa số là những lời rao bán nhà liền kề, biệt thự của dự án.
Đại loại như: “Bán gấp liền kề, biệt thự Tuần Châu Ecopark – Quốc Oai BG 16, BG 17, BG 18 loại biệt thự song lập S=120m2, 150m2, 180m2. Loại biệt thự đơn lập S=300m2, 250m2, 200m2. Giá gốc ưu đãi 16,1tr/m2 đã bao gồm tiền sử dụng đất và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Tiến độ đóng tiền như sau: Đợt 1: Ngay sau khi ký hợp đồng đóng 30%; Đợt 2: Trước ngày 31/3/2011 đóng tiếp 30%; Đợt 3: Trước ngày 22/4/2011 đóng 30%; Đợt 4: Trong vòng 2 ngày trước khi nhận thông báo của chủ đầu tư về việc đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và bàn giao đất chuyển nốt 10% còn lại. Hồ sơ pháp lý đầy đủ…”.
Trên thị trường, mặc dù Ecopark Tuần Châu là dự án chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa đầy đủ giấy tờ pháp lý nhưng đã được rao bán từ vài năm trước. Thậm chí trong giai đoạn bất động sản “lên ngôi” như năm 2010, nhiều suất ở dự án này cũng bị đẩy lên mức giá trên 22 triệu/m2.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 năm, giá bất động sản ở đây đã xuống rất thảm hại, chỉ còn khoảng 15-16 triệu đồng/m2. Nhìn sang bên cạnh thì nhiều dự án khác đã giải phóng xong mặt bằng, đã có hồ sơ pháp lý đầy đủ như Ngôi nhà Mới, CEO giá cũng chỉ ở mức như vậy.
Không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bán tháo hoặc đang nơm nớp vì chưa có gì chắc chắn cả.
Công ty Tuần Châu với kinh nghiệm thương trường dày dạn thừa hiểu rằng, không thể đứng ra công khai bán đất bằng hợp đồng với các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi cơ sở pháp lý chưa rõ ràng. Tuy nhiên, việc mua bán lại được thực hiện qua các nhà đầu tư cấp 2 (thứ phát). Công ty Tuần Châu đã ký hợp đồng góp vốn với hàng chục đối tác khác nhau với cùng lời hứa “chia đất”. Thế là tiền vẫn đổ về Tuần Châu!
Chưa rõ quy hoạch, vẫn kêu gọi đầu tư
Như đã nói ở trên, sau thời điểm 23/7/2010, trong khi đợi quy hoạch chi tiết 1/500 mới, Công ty Tuần Châu Hà Nội vẫn kêu gọi đầu tư và đã ký với các nhà đầu tư thứ phát đến 11 hợp đồng. Điều này được chính ông Huỳnh Bình Thanh – Tổng giám đốc Tuần Châu Hà Nội thừa nhận.
Bản thân ông Huỳnh Bình Thanh khẳng định, đến nay công ty đã hợp tác góp vốn với 11 đối tác vào dự án này với tổng diện tích khoảng 37.000m2đất.
Theo tài liệu của Báo Năng lượng Mới, sau thời điểm Chính phủ yêu cầu phải điều chỉnh quy hoạch
Ecopark Tuần Châu, Công ty Tuần Châu Hà Nội vẫn thực hiện việc thu hút vốn của các nhà đầu tư.
Hợp đồng ghi rõ là “Hợp đồng góp vốn”: Phía đối tác đồng ý trả cho Tuần Châu Hà Nội một khoản tiền lớn, đổi lại, Tuần Châu Hà Nội sẽ dành cho đối tác quyền mua một diện tích đất (xin nhấn mạnh hợp đồng nói rõ chức năng đất này là đất ở lâu dài). Giá bán ưu đãi là 16,1 triệu/m2 ngay sau khi dự án đủ điều kiện bán.
Đất ở lâu dài được bán khi quy hoạch chưa rõ ràng cũng là điều đáng bàn. Tuy nhiên, kể cả khi đã có quy hoạch chi tiết, sự xuất hiện của một diện tích “đất ở lâu dài” quá lớn trong một dự án về du lịch sinh thái, theo chúng tôi cũng nên xem xét lại.
Có tin một số nhà đầu tư vào dự án đã phải thanh toán khoảng 70% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, hồ sơ pháp lý đầy đủ cho Dự án Ecopark Tuần Châu vẫn đang “nằm trên bàn giấy” ở Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố Hà Nội.
Sản phẩm chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ nhưng vẫn bán tràn lan trên thị trường – đây là điều không chỉ các khách hàng phải tính toán kỹ mà các cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc xác minh, làm rõ!
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về “giấc mơ Tuần Châu trong lòng Hà Nội”, Báo Năng lượng Mới sẽ tiếp tục đăng tải ý kiến của cơ quan chức năng cũng như những thông tin trao đổi với ông Huỳnh Bình Thanh, Tổng giám đốc Công ty Tuần Châu Hà Nội.
(Xem tiếp kỳ sau: Bao giờ “tiểu Tuần Châu” mới thành hiện thực?)
Hoàng Thắng
NÓNG! ABS Tin thứ Năm, 29-03-2012- 18h25′ – Tin từ CTV cho biết: “Vào 9h sáng thứ 5, ngày 29-3-2012. Bà con huyện Văn Giang ở 3 xã Xuân Quang, Phụng Công, Cửu Cao đã lên trụ sở tiếp dân của Thanh tra tỉnh Hưng Yên làm việc về các sai phạm trong cưỡng chế thu hồi đất ruộng cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark. Cuối buổi làm việc bà con yêu cầu tỉnh Hưng Yên dừng việc cưỡng chế thu hồi đất ruộng của bà con. Nếu tiếp tục cưỡng chế sẽ xảy ra đổ máu và ông Chủ tịch BND tỉnh Hưng Yên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.”
-
Tin thứ Hai, 26-03-2012 ! 10h30′ – Tin từ CTV cho biết: tại Văn phòng tiếp dân của Quốc hội, 35 Ngô quyền, HN, lúc 9 giờ 30 có khoảng 100 người dân tập trung khiếu kiện đất đai. Số công an, an ninh đông gấp đôi mọi khi, đang quay phim chụp ảnh dân oan.
-Tin thứ Năm, 22-03-2012 10h45′ CTV của BS vừa cho biết: “Sáng nay khoảng 100 người thuộc các huyện Văn Giang – Hưng Yên, Yên Viên – HN đã kéo về số 35 Ngô Quyền, Văn phòng tiếp dân của Quốc hội để kêu cứu.
Rất nhiều an ninh chìm nổi của CA Hoàn Kiếm vào ngồi lẫn vào cùng bà con. Việc chụp ảnh rất khó khăn, sẵn sàng có “quần chúng tự phát” ào ra cướp ngay máy ảnh nếu có ai đi qua đoạn đường này thò máy ra. Có vài xe thùng rải rác xung quanh. Công an đến rất đông! Có 1 xe công an 113 biển số 31A5662 đứng chắn đầu đoạn hè bà con đang ngồi.”
NÓNG! ABS- 9h45′ 21/3/2012-Tin thứ Tư, 21-03-2012– Một CTV vừa cho biết: “Hiện nay tại 46 Tràng Thi đang có khoảng 30 bà con Văn Giang, Đông Anh, Đại Bái…(tập trung khiếu kiện). Khoảng 100 người nữa đi xe buýt đang sang. Có 1 xe thùng của phường tại hiện trường”.
10h20′:
11h15′ – “Bí thư đảng ủy xã Đại Bái đã xuất hiện để vận động kêu gọi bà con đi về… nhưng không ai nghe cả… có khoảng 130 người tại hiện trường”. Có bà con ở: - Thôn Hà Khê, xã Vân Hà – huyện Đông Anh, HN; thôn Ngọc Xuyên – Xã Đại Bái – huyện Gia Bình – Bắc Ninh; 3 xã huyện Văn Giang; bà con dưới Hải Phòng.
NÓNG! ABS 10h20′ 15/3/2012– CTV của BS- Tin thứ Năm, 15-03-2012 vừa cho biết: “Từ 9 giờ sáng (hôm nay 15/3/2012) gần 100 người dân ba xã Xuân Quang, Phụng Công, Cửu Cao huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã kéo tới trụ sở tiếp dân của Thanh tra huyện Văn Giang để khiếu nại về thông báo của thường vụ huyện ủy về việc cưỡng chế đất (liên quan dự án Ecopark).” Để thuận tiện cho các cơ quan chức năng tìm hiểu, mời liên lạc vào các số máy của anh Dũng 01675303797, chị Quý người đứng đơn của xã Phụng Công, Văn Giang: 01635-306-572, chị Thỉnh : 09777-15432.
.
- dân M’Nông khiếu kiện: ‘Người dân tộc không có sổ đỏ’ – (BBC). – Không có nhà đất thu hồi vẫn được “suất“ tái định cư tiền tỷ? (PLVN). -- “Nới” hay giảm hạn điền, cần có lộ trình cụ thể (ĐĐK).-Quốc hội Trung Quốc dành thêm ghế cho nông dân --
Đắk Nông ép dân khiếu kiện về địa phương – (BBC).- - Thanh tra Chính phủ: Đề nghị tỉnh Đồng Nai, Đắk Nông vận động công dân về địa phương -(Thanh tra)-
Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào vừa ký văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và Đắk Nông đề nghị cử ngay cán bộ có thẩm quyền tới Trụ sở Tiếp Công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội phối hợp với các cơ quan Trung ương tiếp, vận động và đưa công dân trở về địa phương, tránh gây diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến an ninh, trật tự công cộng ở Thủ đô.
Ông Nguyễn Hồng Điệp, Phó Cục trưởng Cục I cho biết: Từ 28/2 đến nay, đoàn công dân đông người của tỉnh Đồng Nai do bà Phạm Thị Trang, ông Phạm Phú Điền và 20 công dân đại diện cho 42 hộ dân bị giải tỏa thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu du lịch sinh thái Tiên Sơn tại xã An Hòa (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đeo bám Trụ sở Tiếp Công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước và các cơ quan Trung ương khiếu nại. Trụ sở đã nhiều lần tiếp và có văn bản hướng dẫn, nhưng các công dân không trở về địa phương mà kết hợp với một số đoàn đông người khiếu kiện tại Hà Nội gây mất trật tự, an ninh trên địa bàn.
Đoàn công dân của tỉnh Đắk Nông do các ông Điểu Xrí, Điểu Khon, Điểu Vưng, Điểu Nhai và các bà: Thị Siêu, Thị Bơh, Thị Brơi, Thị Blát là đồng bào dân tộc thiểu số trú tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức cũng đeo bám Trụ sở từ 27/2 đến nay.
-Người M'Nông 'quyết trụ lại thủ đô'
Một nhóm người M'Nông từ Đắk Nông đã kiên quyết không rời Hà Nội sau hơn một tháng lên khiếu kiện mặc dù thanh tra chính phủ đã tiếp họ trong ngày 1/3/2012.
Ông Điểu Xrí, người đứng đầu một thôn có hàng chục hộ dân bị mất đất nói chính quyền trung ương đã chín lần can thiệp nhưng Bấm tỉnh Đắk Nôngkhông giải quyết và họ sẽ không về cho tới khi hơn 100 hộ gia đình với 700 nhân khẩu được trả lại hơn 1.000 ha bị chính quyền trưng thu.
Ông Xrí nói người dân từng trồng lúa mì, hạt điều và cao su trên diện tích đất này và hiện nay các công ty tư nhân cũng đang trồng hoa màu tương tự.
Trả lời BBC qua điện thoại từ Hà Nội hôm 2/3/2012, ông Xrí, người nói chính nhà ông cũng bị tịch thu đất đã nói:
"Bên chính phủ đánh công văn để tỉnh giải quyết cho bà con nhưng mà chúng tôi nói là 'biết bao nhiêu công văn của trung ương bên này đổ xuống cho tỉnh và tỉnh không bao giờ giải quyết cho bà con."
"...Họ cướp trắng luôn, từ chỗ [cây] điều [của] mình, nhà của mình họ đốt phá, ủi sạch luôn.
"Chúng tôi lên đề nghị chính phủ để giải quyết cho bà con chúng tôi."
Thời gian nhóm nông dân người M'Nông kéo về Hà Nội khiếu hiện được cho là nhạy cảm vì Đảng Cộng sản Việt Nam đang họp hội nghị lớn để chỉnh đốn tổ chức một phần nhằm giải quyết các vấn đề dân sinh gây căng thẳng xã hội.
Mất lòng tin
Ông Xrí nói đại diện của xã Đắc Ngo cũng ra Hà Nội để thuyết phục người dân khiếu kiện về lại địa phương nhưng hiện ông từ chối trở về.
Vị trưởng thôn nói đoàn khiếu kiện từ Đắk Nông lúc đầu có 11 người nhưng nay một số người đã 'về quê' và còn lại bảy người đang ở lại Hà Nội.
Ông nói hàng trăm người M'Nông hiện đang gặp khó khăn trong cuộc sống sau khi bị thu đất.
"Từ chỗ họ cưỡng chế không có gì [để] bà con [có] thu nhập hết.
"Chỉ có là sống lang thang, làm thuê, làm mướn, không có gì thu hoạch hết.
"Bà con trồng mì, họ không cho thu hoạch, cướp trắng luôn."
Số vụ khiếu kiện đất đai không được giải quyết ngày càng gia tăng với các chính quyền tỉnh và thành phố bị cáo buộc đã "bao che" cho cấp dưới thu đất "bừa bãi" của người dân.
BBC chưa thể lấy được ý kiến của giới chức địa phương Đắk Nông về vụ đòi đất này.
Được biết nhiều khu đất thu hồi bị bỏ hoang hoặc được tư nhân khai thác để sử dụng vào việc trồng trọt mà chính những người 'mất đất' cũng đã từng làm tương tự như trong vụ ở Đắk Nông.
Trong vụ Đoàn Văn Vươn gây chấn động dư luận ở Tiên Lãng hồi đầu năm, người nhà ông Vươn đã tuyên bố họ mất hoàn toàn niềm tin và chính quyền địa phương "từ huyện, xã tới thành phố" và chỉ hy vọng trung ương giải quyết.-
- Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quyền của người dân - VN sẽ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền – (BBC).
- Người Đắk Nông nói về 'mất đất'Nghe08:52
- Toàn cảnh vụ cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng
- Nông dân mất đất xin cứu đói
- Nông dân về Hà Nội khiếu kiện Khoảng 100 người nông dân đã tập trung tại Hà Nội ngày hôm nay để phản đối việc trưng thu đất đai xây dựng một khu đô thị sinh thái.
Mâu thuẫn quanh vấn đề giải tỏa đền bù ở khu đô thị Ecopark, tỉnh Hưng Yên, đã kéo dài từ sáu năm qua.
Phóng viên AFP ở Hà Nội hôm nay cho biết những người nông dân, hầu hết là người già và phụ nữ, đứng bên ngoài văn phòng Quốc hội tại thủ đô.
Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha, cách trung tâm Hà Nội 10 cây số.
Trên Bấm trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".
'Không chấp nhận đền bù'
Tuy vậy, theo AFP, nhiều nông dân nói công ty được trao 500 ha đất mà không có thương lượng hợp lý.
Bà Vũ Thị Thu, 63 tuổi, từ Hưng Yên, nói với AFP: "Họ lấy chừng 2,100 mét vuông đất của gia đình tôi để xây đường."
"Chúng tôi không chấp nhận mức đền bù họ đưa ra. Chúng tôi không muốn mất đất cho dự án này."
"Chúng tôi có mặt ở đây để yêu cầu chính phủ can thiệp. Chúng tôi muốn lấy lại đất nông nghiệp - cho con cháu."
Bà nói thêm rằng gia đình bà có bảy người và họ không có tiền mua đất ở nơi khác.
Các vụ biểu tình vì việc đền bù của EcoPark đã xảy ra nhiều lần trước đây, ví dụ như một vụ tương tự cũng ở trước trụ sở Quốc hội tháng Tư năm ngoái.
Bản tin của AFP nhận xét tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương ngày càng trở nên căng thẳng tại Việt Nam, nơi đất đai do nhà nước sở hữu và quyền sử dụng không phải lúc nào cũng được bảo vệ hay rõ ràng.
Chính phủ Việt Nam nói nhà nước đền bù đầy đủ cho những người phải di dời, nhưng có cáo buộc tham nhũng tiền đền bù trong giới quan chức địa phương khiến tình trạng bất ổn gia tăng.
Vụ cưỡng chế đất bạo lực với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng gần đây làm nổi bật các vấn đề đất đai cũng như trong sạch hóa chính quyền.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu phải xử lý những người làm sai và kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp.
Tuy vậy, không ít người nghi ngờ cách thức giải quyết của chính quyền Hải Phòng.
Phát biểu với báo trong nước, một đảng viên kỳ cựu, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kêu gọi: "Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, Ủy ban giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc."
Dân oan các tỉnh tập trung khiếu kiện tại Hà Nội
2012-02-21
Theo tin RFA nhận được, vào lúc khoảng 12 giờ trưa hôm nay, thứ Ba, mấy trăm dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) tập trung tại Văn phòng Quốc hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội để đòi quyền lợi. Xác nhận tin này với chúng tôi, một người dân oan từ đoàn Văn Giang cho biết:
“Đúng rồi đó. Người ta đều đi đòi quyền lợi cả nên tập trung lại thành một nhóm. Họ lấy đất ba năm nay mà không nói gì cả thì chúng tôi đòi thôi”.
Cũng theo người này, mỗi đoàn có khoảng 300 người. Trong hôm nay, họ sẽ đi đến tất cả các cơ quan nhà nước bao gồm văn phòng quốc hội, báo chí, các trụ sở tiếp dân… Mục đích của họ là gởi văn bản, đơn từ khiếu nại… để yêu cầu thúc đẩy quá trình giải quyết cho bà con.
Tôi đang ở số 35 Ngô Quyền. Rất đông, có cả nghìn người tập trung để đòi quyền lợi. Bà con bị mất hết đất. Họ cứ thế là họ thu hồi. Bây giờ người dân rất đói khổ, đi đòi quyền lợi đến gần chục năm nay. Bản thân tôi là cũng đi 4 năm rồi. Nhưng họ chẳng giải quyết cho dân
Dân oan Dương Nội
Một người dân oan khác từ đoàn Dương Nội cũng cho đài RFA biết:
“Tôi đang ở số 35 Ngô Quyền. Rất đông, có cả nghìn người tập trung để đòi quyền lợi. Bà con bị mất hết đất. Họ cứ thế là họ thu hồi. Bây giờ người dân rất đói khổ, đi đòi quyền lợi đến gần chục năm nay. Bản thân tôi là cũng đi 4 năm rồi. Nhưng họ chẳng giải quyết cho dân để bây giờ hết sạch tư liệu sản xuất. Cả bao nhiêu cánh đồng lúa mênh mông sắp thu hoạch mà họ cho mười mấy xe ủi vào ủi hết lúa của dân. Bây giờ chúng tôi đói khát, chẳng biết làm gì, chỉ biết kêu chính phủ, quốc hội giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho dân”.
Theo những người tham gia đoàn người cho biết, thời điểm bà con tập trung đông người để chuẩn bị đi gõ cửa các cơ quan tại Hà Nội thì cảnh sát cũng đã có mặt.
Hình chụp từ một người chứng kiến sự kiện được đăng trên Facebok cho thấy nhiều cảnh sát và một chiếc xe buýt lớn cũng đậu sẵn để chắn người qua lại. Tuy nhiên, theo lời một người thuộc đoàn Dak Nông thì cảnh sát không gây
khó khăn mà chỉ yêu cầu họ đi trên lề đường, không kích động và giữ trật tự.
Mất đất thì chúng tôi còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu...
Dân oan Dương Nội
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tập trung đông người ở các cơ quan TW Nhà nước hay ĐCSVN tại Hà Nội. Tuy nhiên, sự việc được giải quyết một cách chậm chạp, trì trệ. Một người thuộc đoàn Dương Nội cho biết họ sẽ tự thiêu nếu không được giải quyết thỏa đáng:
“Mất đất thì chúng tôi còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu để Đảng và Chính phủ thấy nhằm cứu lại những nơi sắp bị cưỡng chế khác”.
Được biết, những người này đại diện cho khoảng 10 ngàn hộ mất đất tại Dak Nông, Dương Nội và Văn Giang.
VIỆT NAM
Nông dân Hưng Yên và Đắk Nông biểu tình ở Hà Nội phản đối các vụ trưng thu đất
Theo hãng tin AFP và các nguồn tin khác từ Việt Nam, hôm nay 21/02/2012, khoảng 100 nông dân từ tỉnh Hưng Yên đã kéo đến Hà Nội, tập hợp trước trụ sở Ban Dân Nguyện Quốc hội Việt Nam, số 35 Ngô Quyền, với các khẩu hiệu phản đối chính quyền địa phương cưỡng chế thu hồi đất để xây khu đô thị EcoPark.Khu đô thị mới này đang được công ty tư nhân Việt Hưng xây dựng với số vốn đầu tư 250 triệu đôla. Theo những người biểu tình, chính quyền địa phương đã giao cho công ty này 500 hectare đất. Công ty Việt Hưng đã dự định khởi công xây dựng khu đô thị nói trên từ năm 2004, nhưng sau các cuộc biểu tình năm 2006, dự án đã bị đình chỉ trong một thời gian ngắn, rồi lại được tiếp tục thực hiện.
Trả lời hãng tin AFP, bà Vũ Thị Thu, giải thích rằng « Họ đã trưng thu 2.100 mét vuông đất để xây một con đường. Chúng tôi không chấp nhận mức đền bù mà họ đề nghị. Chúng tôi không muốn bị mất đất vào dự án này ». Bà cho biết : « Chúng tôi đến đây để yêu cầu chính phủ can thiệp. Chúng tôi muốn lấy lại đất canh tác cho con cháu chúng tôi. »
Ngoài những nông dân từ Hưng Yên, khoảng 200 người từ Dương Nội, Văn Giang, Đắk Nông hôm nay cũng đã tập trung trước Ban Dân nguyện Quốc hội để trình bày khiếu kiện của họ về việc bị cưỡng chế đất đai tại địa phương, qua nhiều năm vẫn chưa được giải quyết. Họ dự tính sẽ đi tuần hành quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, nhưng công an đã ngăn chận.
Những cuộc biểu tình của dân khiếu kiện đất đai Hưng Yên và Đắk Nông diễn ra vài ngày sau khi, dưới áp lực của dư luận, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã can thiệp vào vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng - Hải Phòng, nhìn nhận là chính quyền địa phương đã làm trái pháp luật. Hôm qua, theo thông báo của Uỷ ban Nhân dân Hải Phòng, huyện Tiên Lãng đã rút lại các quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Trước đó, Tòa án Nhân dân tối cao Việt Nam đã hủy quyết định của TAND TP Hải Phòng và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng về vụ án cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn, yêu cầu xét xử lại vụ này.
Nhưng trong khi đó, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành trong cuộc nói chuyện ngày 17/2 tại Câu lạc bộ Bạch Đằng ( tập hợp các cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu ) lại có những phát biểu ngược lại với kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tức là ông vẫn khẳng định rằng ông Đoàn Văn Vươn đã làm sai, chứ không phải là huyện Tiên Lãng. Ngay sau đó, ba đảng viên lão thành ở Hải Phòng đã gởi thư lên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội để phản đối phát biểu của Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.
-Những hình ảnh bà con dân oan mất đất tại Văn Giang, Dương Nội và Đắc Nông... kéo về Hà Nội để khiếu kiện trong ngày 21/2/12
Một số hình ảnh bà con dân oan mất đất tại Văn Giang, Dương Nội và Đắc Nông... đã kéo về Hà Nội để khiếu kiện trong ngày 21/2/2012 được sưu tầm trên Facebook [cập nhật]
Anh Chí: Bà con đã đi tới gần báo Nhân Dân, công an đang xông ra giằng khẩu hiệu của bà con dân oan mất đất.
- Nông dân biểu tình tại Hà Nội phản đối nạn tịch thu đất đai bừa bãi Hình: danlambaovn.blogspot.comKhoảng 100 nông dân bất mãn ở Hưng Yên đã biểu tình ở Hà Nội để phản đối nạn tịch thu đất đai bừa bãi.
Tin của hãng thông tấn Pháp cho biết vụ xuống đường hôm thứ Ba là hành động phản kháng mới nhất của các nông dân này trong vụ tranh chấp kéo dài 6 năm liên quan đến việc đất đai của họ bị trưng thu để xây dựng một khu đô thị sinh thái.
Phái viên AFP mục kích sự việc cho biết các nông dân, phần lớn là người già và phụ nữ, đã tụ tập trước trụ sở Quốc hội ở trung tâm Hà Nội, mang theo các biểu ngữ có hàng chữ “Ecopark cướp đất của người dân."
Ecopark là tên của khu đô thị do công ty Việt Hưng là chủ đầu tư. Các nông dân cho biết công ty này được cấp khoảng 500 héc ta đất để thực hiện dự án ở tỉnh Hưng Yên mà không tiến hành thương lượng thỏa đáng.
Theo một bài tường thuật của Tạp chí Kiến trúc, Ecopark, nằm ngay gần sông Hồng, “được thiết kế với tư tưởng độc đáo – hoàn toàn nương tựa vào thiên nhiên và đón luồng khí trong lành từ các con sông, đồng thời lại có qui hoạch tạo ra hồ điều hòa có diện tích lên tới 100 hécta.” Bài báo nói thêm rằng “trên thế giới, chỉ có những quốc gia phát triển mới xây dựng được mô hình khu đô thị sinh thái-dòng sông kiểu này.”
Bà Vũ Thị Thu, 63 tuổi, ở Hưng Yên nói với hãng thông tấn Pháp: “Họ lấy chừng 2,100 mét vuông đất của gia đình tôi để xây đường. Chúng tôi không chấp nhận mức đền bù họ đưa ra. Chúng tôi không muốn mất đất cho dự án này.” Bà nói thêm rằng 7 người trong gia đình bà không đủ tiền để mua đất nơi khác.
Những vụ tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương là một vấn đề ngày càng trở nên căng thẳng ở Việt Nam, nơi toàn bộ đất đai do nhà nước làm chủ trong khi quyền sử dụng đất của người dân không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc được bảo vệ.
Chính phủ Việt Nam nói rằng họ bồi thường thỏa đáng cho những người phải di dời, nhưng nạn tham ô của các giới chức, những người bị tố cáo là lấy tiền đến bù bỏ vào túi riêng, đã khiến cho tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng.
Công ty Việt Hưng định bắt đầu xây dựng khu đô thị này từ năm 2004 với kinh phí ước chừng 250 triệu đô la. Dự án đã tạm thời bị ngưng năm 2006 sau một loạt những cuộc biểu tình của nông dân, nhưng các nông dân nói rằng công tác xây dựng đã được tái khởi động hồi gần đây.
Vụ biểu tình của nông dân Hưng Yên diễn ra không lâu sau vụ án Tiên Lãng ở Hải Phòng, trong đó gia đình của ông Đoàn Văn Vươn đã gây thương tích cho 6 nhân viên công lực khi dùng vũ khí để chống lại vụ tịch thu đất đai mà sau đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố là bất hợp pháp.
Ông Nguyễn Tấn Dũng hứa trừng trị những giới chức tham ô trong vụ án này và yêu cầu các giới chức chính quyền địa phương trên cả nước “chủ động xem xét lại” chính sách quản lý đất đai.
Nguồn: AFP, Que Huong - Việt Nam bắt giữ giáo viên bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh voa
-Việt Nam : Khởi tố một giáo viên về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » rfi
- Phiếm đàm về chữ “ổn” (Dân Việt). -- Sóng dữ liên tục “tập kích”, uy hiếp gần 100 hộ dân (DT).-- - Phận caddy ở sân golf – Kỳ 7: Những hợp đồng bạc tỉ (TT).-- Cựu kiểm sát viên giả công điện Thủ tướng để lừa đảo (NLĐ). - Đẩy mạnh phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp (TTXVN).-- Tòa án tất bật cuối năm (PLTP).--- Phận caddy ở sân golf – Kỳ cuối: Chuyện cổ tích từ sân golf (TT).--Giai thoại về đại gia từng sở hữu 20.000 căn nhà ở Sài Gòn (VEF 7-2-12)-KINH ĐIỂN - Về Tết ở đô thị Việt Nam: Connecting places, constructing Tết: Home, city and the making of the lunar New Year in urban Vietnam(Journal of Southeast Asian Studies February 2012) ◄
- Hàng trăm người biểu tình ở Hà Nội – (RFA). 2011-04-27
Sáng nay thứ Tư 27-4, hàng trăm người dân Hưng Yên đã kéo về trung tâm thủ đô Hà Nội, biểu tình chống lại việc chính quyền trưng thu đất đai của họ để xây dựng khu đô thị sinh thái Ecopark.
Theo tin của hãng thông tấn AFP, những người biểu tình là nông dân của 3 xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; nơi mà từ năm 2006 đã phát sinh ra nhiều mâu thẫn giữa dân chúng với chính quyền về vấn đề giải tỏa đền bù đất dai.
Đến năm 2007, Thủ tướng Chính Phủ ra công văn, chỉ đạo triển khai tiếp dự án sau nhiều tháng đình trệ. Và váo lúc đó đã xảy ra các cuộc đụng độ giữa công an với người dân, khi chính quyền ra lệnh cưỡng chế để lấy đất triển khai dự án.
Phía người dân thì không chịu nhượng bộ, phần vì không thoả thuận được giá, phần vì muốn giữ đất làm ruộng; trong khi chính quyền thì kiên quyết giải toả, để xây dựng đường xá và khu đô thị Văn Giang.