Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Nga ‘không đứng về phe nào’ ở Biển Đông

Gazprom-Gazprom đạt thỏa thuận hợp tác với PetroVietnam ở khu vực mà Trung Quốc xem là vùng tranh chấp

Một chuyên gia người Nga xác nhận với BBC rằng Nga sẽ không đứng về phía nào trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.

Tuy vậy, tiến sĩ Victor Sumsky, giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow, nói với Lê Quỳnh rằng "quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội" có thể góp phần giúp giảm căng thẳng.
Sự dính líu của Nga trong tranh chấp Biển Đông gần đây được chú ý sau khi tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.

Victor Sumsky: Càng ngày người ta càng thấy rõ là tranh chấp Biển Đông đang tạo ra những căng thẳng mới và khá nghiêm trọng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên Asean (đáng kể nhất là Việt Nam và Philippines), giữa Trung Quốc với cả khối Asean, bên trong chính nội bộ Asean và cả giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nói cách khác, đó là những căng thẳng giữa những nước và tổ chức mà Nga xem là các đối tác thân thiết, nhiều giá trị.

Mặc dù Moscow không có ý định, mà cũng đúng thôi, bày tỏ quá nhiều họat động về vấn đề Biển Đông, nhưng Nga có thể cần phải suy nghĩ nhiều hơn để làm sao trung hòa những xu hướng tiêu cực này - ít nhất cũng là một phần - vì tình hình khu vực và để có thêm chỗ cho hoạt động ngọai giao.

BBC:Ông có nghĩ sẽ xảy ra một cuộc đụng độ lớn giữa Nga và Trung Quốc, một khi công ty Gazprom bắt đầu thực hiện dự án?

Mặc dù một số sự khó chịu đã xuất hiện, nhưng "đụng độ lớn" không thể xảy ra. Cả hai phía trân trọng quan hệ song phương hiện nay và không thể để nó xấu đi chỉ vì vụ việc này.

BBC:Nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Việt Nam có thể dựa vào sự bảo trợ của Nga, như Liên Xô từng làm trong cuộc chiến chống Mỹ ngày trước hay không?

Đứng về bất kỳ phe nào trong một cuộc xung đột quân sự vì Biển Đông hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi quốc gia của Nga.

Câu hỏi thực sự là Nga có thể làm gì thực tiễn để giúp tránh xung đột. Nhìn theo hướng này, ta không nên đánh giá thấp quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội. -Theo:Nga ‘không đứng về phe nào’ ở Biển Đông


-Nga đưa máy bay Sukhoi Superjet 100 sang trình diễn ở Việt Nam (DVT).
Biển Đông: GS Nguyễn Đình Đầu: Cát Vàng là tên gọi chỉ có ở Đại Việt xưa và Việt Nam nay(PetroTimes 2-5-12)
Nên làm gì để chặn Trung Quốc đánh cá trái phép? (Chosun Ilbo/ĐV).
-- Đài Loan lập đội không vận ở Trường Sa (BBC). – Đài Loan lập đơn vị không vận phản ứng nhanh hỗ trợ Trường Sa (RFI). – Đài Loan thành lập đơn vị không quân đặc biệt cho Trường Sa (VOA).
Ấn Độ: Máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận(TTXVN). – Trung Quốc xâm phạm không phận Ấn Độ (TN). -
Châu Á –Thái Bình Dương với bố cục “Tam cường” (Tầm nhìn). – TQ-Mỹ muốn phát triển quan hệ quân sự vững mạnh (TTXVN).

Biển Đông: Đài Loan đưa nghị sĩ, thị sát trái phép tại đảo Ba Bình (GDVN).

Biển Đông - Nhận định từ Ấn Độ: What is causing the South China Sea Stand Offs?(SAAG 1-5-12) ◄
Nhật Bản-Ấn Độ sẽ tập trận chung trên Biển Đông (GDVN/VOV).- Lo ngại gia tăng về việc quân sự hóa biển Đông (VOA). –– 6 chiến hạm bí ẩn của Trung Quốc (ĐV). – Trung Quốc xác nhận tàu chiến đi qua biển của Nhật (QĐND).- Tranh chấp Senkaku: Báo Trung Quốc nói Nhật Bản cuồng ngôn (GDVN). – Ngoại giao cột buồm nhỏ ở Biển Đông (National Interest/ TVN).Taiwan renews sovereignty claim over South China Sea islands (Focus Taiwan).
ASEAN và tham vọng đạt được COC vào cuối năm 2012 – (RFA). - Thái Lan trong chiến lược của Trung Quốc (TN).
------

Tổng số lượt xem trang