Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Vai trò của HCM trong Cải cách ruộng đất

  • -ttngbt: điều này có thật không ta?  "kế hoạch sửa sai có trước khi Cải cách ruộng đất diễn ra (sách Từ Thực dân tới Cộng sản – tác giả Hoàng Văn Chí)"
Viết cho ngày 30/4: nỗi đau nào lớn hơn?
  • Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội
    2015-04-27-Hàng năm, cứ đến ngày 30/4 là nhà cầm quyền Việt Nam lại tổ chức kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng các lễ mít tinh, diễu hành, diễu binh, duyệt binh. Đối với đồng bào người Việt hải ngoại, và rất nhiều đồng bào miền Nam ở trong nước, đây là ngày quốc hận, là nỗi đau chưa hề nguôi ngoai.
    Người ta đã nói nhiều tới nỗi đau của người dân miền Nam sau biến cố 30/4/1975 này, và đó là những sự thật hiển nhiên. Một quốc gia (Việt Nam Cộng Hòa), với chính nghĩa sáng ngời, tinh thần nhân bản đã bị cưỡng chiếm một cách đau đớn, tức tưởi. Từ sự kiện này, hàng triệu quân, dân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa đã phải vào các trại cải tạo, lao tù. Hàng chục vạn người đã phải bỏ nước ra đi, vượt biên vì không thể sống nổi trên quê hương. Hàng chục ngàn người đã nằm trong bụng cá và dưới đáy biển sâu…đó là số phận, là nỗi đau của bên thua cuộc.

    Tuy nhiên, ngoại trừ sự thất bại của cuộc chiến tranh (có nguyên nhân quan trọng từ việc đồng minh Mỹ bỏ rơi) mà người dân miền Nam ít nhiều có trách nhiệm, thì những nỗi đau khác, sự thống khổ, bi ai của người dân miền Nam là kết quả của những chính sách thâm độc, hiểm ác và tàn bạo của chế độ cộng sản
    Nhưng ngày 30/4 cũng chính là bước ngoặt và đưa tới một nỗi đau tột cùng cho bên thắng cuộc, cho những người được mệnh danh giải phóng người khác. Rất ít người nhận ra nỗi đau âm ỉ, dồn nén và không nói lên được của hầu hết những người thắng trận năm xưa, của những thế hệ dấn thân cho đất nước, cho dân tộc luôn nghĩ mình có chính nghĩa và lý tưởng nhưng cuối cùng lại không phải như vậy.
    Nỗi đau của bên thắng cuộc là nỗi đau từ từ, âm ỉ. Nó lớn lên cùng với nhận thức của chính những người trong cuộc, từ sự so sánh giữa lý tưởng và hiện thực, giữa lời nói và việc làm. Sau 30/4/75, đất nước sạch bóng quân thù, cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội….một sự vỡ mộng, bẽ bàng khủng khiếp từ từ xâm lấn tâm hồn bên thắng cuộc. Với độ lùi 40 năm sau ngày 30/4 đó, tất cả đã hiển hiện, bức tranh toàn cảnh của Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng cộng sản: Sự toàn vẹn lãnh thổ không còn, đất đai, hải đảo, lãnh hải bị mất và xâm phạm nghiêm trọng; nợ gấp đôi GDP và không có khả năng thanh toán; đạo đức, nền tảng xã hội bị băng hoại và phá hủy hoàn toàn; sự dồn nén cùng cực của tất cả mọi tầng lớp nhân dân…đây phải chăng là kết quả của niềm vui chiến thắng?
    Chưa hết, nỗi đau còn nhân lên gấp bội khi sự rộng mở của hệ thống Internet toàn cầu đưa tới những sự thật kinh khủng: Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 10 vạn quan tiền; kế hoạch sửa sai có trước khi Cải cách ruộng đất diễn ra (sách Từ Thực dân tới Cộng sản – tác giả Hoàng Văn Chí)…tất cả những sự thật khủng khiếp đó được hé lộ đã khẳng định một điều.
    Hóa ra, có một sự thật có hệ thống từ khi đảng cộng sản xuất hiện đã chi phối và không chế hoàn toàn dòng chảy của lịch sử Việt Nam. Sự thật này khởi nguồn từ việc cướp chính quyền, tiêu diệt toàn bộ các đảng phái không phải cộng sản; tạo ra cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất; cải tạo công thương nghiệp miền Bắc; Nhân văn Giai phẩm; cưỡng chiếm miền Nam; đày đọa hàng triệu quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa; cải tạo công thương nghiệp miền Nam; hai lần đổi tiền để cướp của người dân; cướp đất đai của người dân tạo ra hàng triệu dân oan trên cả nước (thời kỳ đổi mới); đàn áp mọi tôn giáo, sắc tộc….một sự liệt kê chưa đầy đủ này đã làm câm họng tất cả những kẻ nói rằng chủ trương đường lối là đúng, thực hiện sai; bản chất là đúng, là tốt nhưng quá trình thực hiện có sai lầm; thế hệ trước là đúng, là tốt, sau này mới tha hóa, xấu xa…
    Những sự thật này đã đẩy bên thắng cuộc tới tận cùng của nỗi đau: cả cuộc đời, cả sự nghiệp của họ là vứt đi, thậm chí có tội với dân tộc, với đất nước. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi ngay từ những năm 14-15 tuổi làm liên lạc viên cho Việt Minh, cả cuộc đời cống hiến, lên tới chức vụ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng…khi đã về hưu, khi sự thật được phơi bày mới biết rằng mình đã bị lừa, những điều mình làm không hề đem lại điều tốt đẹp cho nhân dân, đất nước mà còn góp phần gây ra thảm họa cho dân tộc, cho nhân dân, cho đất nước.
    Vậy thì, nỗi đau nào lớn hơn?
    Hà Nội, ngày 25/4/2015
    N.V.B
    *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.--

  • Nguyễn Quang Duy – ĐIỀN CHỦ NGUYỄN THỊ NĂM MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ

nguyenthinamKhai mạc cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất (CCRĐ), ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cho biết cuộc triển lãm không nhằm mục đích nói về những sai lầm hay oan khuất của những người bị thiệt mạng, mà “…chỉ chọn những gì tích cực nhất mà cải cách mang lại”.
Vì không trung thực nên cuộc triển lãm nó nhận nhiều phê phán, tạo một dư luận quan tâm đến biến cố CCRĐ và chỉ sau 4 ngày khai mạc đã phải đóng cửa.

Nhiều người xem triển lãm ngạc nhiên vì rất ít hình ảnh trong đó có nhân vật lịch sử Hồ chí Minh. Tối đến đài truyền hình cho chiếu đọan phim ông Hồ phát biểu: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng…” Thế một người dấu diếm tội ác của mình thì là người thế nào?

Tạo Huyền Thọai Xóa Tội Ác.
Hai phóng viên Báo Tuổi Trẻ Hà Hương và Ngọc Hà đã phỏng vấn ông Nguyễn Thủy Chung là cháu nội của cụ Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, người hơn 60 năm trước đã bị xử bắn.
Ông Long cho biết: “Những tư liệu được đưa ra cho công chúng xem vẫn không khác gì cách nhìn rụt rè về cải cách ruộng đất từ… 50 năm trước”.
Điền chủ Nguyễn Thị Năm là một người đã từng chứa chấp nuôi dưỡng hầu hết các các cán bộ cao cấp cộng sản và đã đóng góp rất nhiều cho Việt Minh.
Một tài liệu do Xuân Ba phổ biến vừa cho biết khi bà Năm bị đấu tố, ông Lê Đức Thọ lúc ấy đang ở miền Tây Nam Bộ đã bị ông Hồ Viết Thắng từ Bắc gọi điện thọai chất vấn: “bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long có cho đồng chí cái gì khi đồng chí ở nhà bà ấy không?”.
Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh cũng phỏng vấn ông Lê Đình Phúc, là con của cụ Lê Đình Hàm, một địa chủ có công với đảng Cộng sản và tuyệt đối tin tưởng vào “bác Hồ”. Cụ Hàm bị đấu tố và bắn chết vào ngày 09 tháng 7 năm 1953.
Ông Vinh đặt câu hỏi: “Vậy bác Hồ là người đứng đầu chính phủ lúc bấy giờ có chịu trách nhiệm gì về vấn đề này không?”
Ông Hàm trả lời: “Nói thế thì… hôm nay tôi không mang tài liệu của Hoàng Tùng nói về việc này…”
Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, là người đã vẽ ra huyền thọai: “Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa.”
“Sau cố vấn Trung Quốc là Lê Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải. Và họ cứ thế làm”.
Ông Trần Huy Liệu tham dự buổi đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, ước tính số người tới dự độ một vạn trở lại. Trong thời chiến một vạn người tập trung tại Đồng Bẩm, Thái Nguyên, cách Hà Nội vài chục cây số, đã đủ thấy tầm mức quan trọng của vụ đấu tố này.
Trong quyển Đèn Cù ông Trần Đỉnh cho biết cả Hồ Chí Minh lẫn Trường Chinh đều đã trực tiếp tham dự buổi đấu tố:“…Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”.
Ông Trần Đĩnh được Trường Chinh phân công viết bài cho báo Nhân dân: ”Chi tiết thì khai thác Văn, người anh nuôi cấp dưỡng đi theo Trường Chinh, còn tội ác thì cứ theo tài liệu”.
Ông Trần Đĩnh cho biết: “Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi, C.B. (Bác Hồ) gửi đến bài “Địa chủ ác ghê”… rồi nhận xét: “…Hoàng Tùng vô tình hay cố ý quên bài báo bác gây căm thù cao độ này.”
Năm 2007, khi tìm hiểu về Hồ Chí Minh tôi đã phát hiện bài báo “Địa chủ ác ghê” của C.B., trên báo Nhân Dân 21 tháng 7 năm 1953 và đã cho phổ biến trên talawas “Vai Trò Hồ Chí Minh Trong Cải Cách Ruộng Đất”.
Sau này ông Nguyễn Minh Cần nhớ vào năm 1953 ông cũng đã được đọc bài “Địa chủ ác ghê” từ nội san Cải cách ruộng đất.
Bộ sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418, cũng đề cập đến bài “Địa chủ phản động ác ghê”, ký bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 ngày 2/11/1953.
Về C.B. ông Bùi Tín cho biết: “lúc bấy giờ ở báo Nhân Dân, tất cả những bài nào đề chữ “C.B.” là “Của Bác”, là coi như thiêng liêng, là phải in ngay ở trang một, ở ngay dưới măng-séc, không được sai một dấu chấm, dấu phẩy nào”.
Qua phỏng vấn Báo Tuổi Trẻ, cháu nội bà Năm ông Nguyễn Thủy Chung cho biết: “Từ một chủ hiệu buôn Cát Hanh Long lừng lẫy đất Hải Phòng, từng là người đóng góp tiêu biểu cho “Tuần lễ vàng” đầu tiên của đất cảng với hơn 100 lượng vàng, SAU NĂM 1945 cụ Năm tản cư theo cách mạng lên chiến khu, tiếp tục dựng nghiệp với hai đồn điền lớn mua lại của “một ông Tây què” tại Thái Nguyên.
Chi tiết ông đưa ra rất khác với bản án Của Bác (C.B.) khép cho bà Năm:
“Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
  • Giết chết 14 nông dân.
  • Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
  • Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
  • Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
  • Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!”
Ông Trần Huy Liệu giải thích “tội ác” bà Năm như sau: “Sự thực thì hồi ấy dân chết đói nhiều quá, bọn thống trị Pháp, Nhật muốn che lấp tội ác của chúng, bắt các chủ đồn điền phải hàng ngày xuất ra một số gạo phát chẩn cho dân. Thị Năm đã bớt và khai man số gạo này, nghĩa là ăn cắp số gạo mà dân đói đáng được hưởng để chết đói thêm.”
Tiêu Lang báo Cứu Quốc người đã chứng kiến vụ xử bắn bà Năm, cho ông Trần Đĩnh biết vì áo quan cho bà Năm quá nhỏ nên: ‘Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy…. cuối cùng bà ta cũng lọt vào nằm vẹo vọ….” !’
Nhằm phóng tay phát động CCRĐ, buổi đấu tố bà Năm đã đựơc đưa vào sách giáo khoa môn Quốc Văn, Bài tập đọc Số 8 “Ấn Cổ Nó Xuống”, trong mục “Vạch mặt Địa Chủ Cường Hào Gian Ác”, Bộ Giáo Dục xuất bản năm 1953, để dạy cho học sinh.
Trên là cách đối xử của phía cộng sản, còn đối với người dân ông Trần Đĩnh cho biết: “Nhưng dân Đồng Bẩm thì không quên. Ở xã này có một quả đồi được dân tự động đặt cho nó tên một nạn nhân lớn: đồi Nguyễn Thị Năm.”
Ngòai huyền thọai Của Bác về điền chủ Nguyễn thị Năm, còn một số các huyền thọai khác cũng xin vắng tắc nêu ra.

Nhận “Sai Lầm” và “Sửa Sai”
Ông Nguyễn Minh Cần cho biết việc “sửa sai” thi hành kỷ luật các lãnh đạo CCRĐ như sau:
Thứ nhất, ông Trường Chinh mất ghế Tổng bí thư, nhưng lại vẫn là uỷ viên Bộ Chính Trị, chuyển sang ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội, phụ trách công tác tư tưởng, rồi cùng Tố Hữu bày ra vụ Nhân Văn – Giai Phẩm đàn áp quyết liệt tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ;
Thứ hai, ông Hoàng Quốc Việt, người nổi tiếng ác nhất, bị đưa ra khỏi BCT trao chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao là chức vụ nắm quyền sinh quyền sát con người;
Thứ ba, ông Lê Văn Lương chịu trách nhiệm về Chỉnh đốn tổ chức đã làm cho nhiều cán bộ đảng viên ở xã bị bắn giết, bị tù đày, phải ra khỏi BCT, nhưng được đưa về làm bí thư Thành uỷ Hà Nội;
Thứ tư, ông Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TW Đảng thì lại cho làm uỷ viên thường trực Uỷ ban Kế hoạch nhà nước.
Còn ông Hồ vẫn tiếp tục giữ chức chủ tịch và vẫn là uỷ viên Bộ Chính Trị.
Về việc Hồ chí Minh khóc, ông Nguyễn Minh Cần cho biết như sau:
Ngày 29-10-1956 – mít tinh lớn tại Nhà Hát Nhân dân Hà Nội, uỷ viên BCT đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và TW ĐLĐVN chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ.”
“Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: ‘Bác đến không tiện’, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra ‘chịu trận’ thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.
Ông Cần cũng cho biết: “…ảnh ông Hồ khóc thì tôi không biết ông khóc ở đâu? Hoặc người ta đóng lại sau này mà tôi không rõ. Cũng như chuyện ông Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 mà sau này ta thấy phổ biến một bản ghi âm và ghi hình thì tôi biết rõ đó là ông đóng lại cho người ta quay phim và ghi âm (hồi đó có người nói lại với tôi), chứ hồi năm 1945 làm gì có chuyện vừa quay phim vừa ghi âm như thế được.”
Để ý phim và hình thì khi ông Hồ khóc, phía dưới người tham dự thay vì xúc động theo ông, thật kỳ lạ họ lại vỗ tay như khán giả xem kịch vỗ tay tán thưởng!!!

Thắng Lợi Kinh Tế Miền Bắc Sau CCRĐ
Nếu chỉ dựa trên báo cáo thành tích hay tuyên truyền thắng lợi CCRĐ mọi người rất dễ bị lạc vào huyền thọai: sau CCRĐ nông dân miền Bắc đã có được đời sống tốt hơn xưa.
May mắn thay huyền thọai này đã bị chính ông Hồ phá vỡ. Biên bản Hội Nghị Bộ Chính Trị, Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử, tập 8, trang 272, ông Hồ phát biểu:
Từ ngày hòa bình lập lại năm nào cũng thấy có thuận lợi, có khó khăn và năm nào cũng không đạt kế hoạch. Tình hình mỗi ngày một căng thẳng. Ta phải tính cách nào, nếu cần có thể phải giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn và mặc cho quần chúng được tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá.”
Các tầng lớp địa chủ, trí thức, thương gia miền Bắc nếu không bị công sản tiêu diệt thì cũng đã di cư vào Nam. Thiếu các tầng lớp có khả năng làm ra của cải vật chất và điều hành quản lý kinh tế là lý do đầu và quan trọng nhất miền Bắc rơi vào lạc hậu và nghèo đói.

Sai Lầm Hay Tội Ác?
Đã 60 năm con số người bị giết và nạn nhân CCRĐ vẫn chưa được chính thức công bố.
Gần đây ông Đặng Phong, chủ biên quyển Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945-2000, đưa ra số thống kê 172.008 người bị quy là địa chủ hay phú nông, trong đó có 26.453 người là địa chủ cường hào ác bá.
Những người bị quy là địa chủ cường hào ác bá đều bị xử tử. Như vậy ít nhất đã có 26.453 người bị xử tử.
Ngòai số người tự tử chết và chết trong tù, các nhân chứng cho biết có nhiều cách xử tử khác nhau: xử bắn, xử chặt đầu, xử chấn nước đến chết, xử treo lên ngọn tre và bị đâm cho đến chết, xử chôn phần mình để lộ phần đầu đội cải cách dùng cày, cày cổ nạn nhân và nhiều lối xử “đầy sáng tạo” khác…
Ông Nguyễn Minh Cần cho biết tỷ lệ 5% dân số là địa chủ, mà Hồ Chủ Tịch đưa ra không có dựa trên một cơ sở điều tra nào cả.
Ông Cần còn cho biết ông Hồ chưa hề ký một lệnh ân xá nào. Chỉ từ sau Đại hội lần thứ 20 đảng Cộng sản Liên Xô và sau hội nghị cán bộ cao cấp và trung cấp (từ 28.04 đến 03.05.1956), do phản ứng rất mạnh của cán bộ mới có lệnh tạm thời hõan thi hành các án tử hình.
Cũng theo ông Đặng Phong, CCRĐ đã được thực hiện ở 3.563 xã, số địa chủ đã “vựơt chỉ tiêu” lên đến 5,68% dân số miền Bắc 13.574.000 người (năm 1955). Như thế số nạn nhân thực sự lên đến trên nửa triệu.
Khi đã bị quy là thành phần địa chủ họ và thân nhân bị cô lập, bị phân biệt đối xử và bị cướp hết tài sản. Nhiều người chết vì đói, vì bị ức hiếp, bị hãm hiếp. Cho đến ngày nay con cháu họ vẫn bị kỳ thị.
Những người không thuộc thành phần địa chủ, nhưng không chấp nhận đấu tố CCRĐ đều có thể trở thành nạn nhân của cuộc đấu tranh tiêu diệt giai cấp địa chủ này.
Cùng lúc đảng Cộng sản đã tiến hành một cuộc chỉnh quân chỉnh huấn. Theo báo cáo của Bộ Chính trị đến tháng 10 năm 1956 thì chỉ riêng tổng số đảng viên bị “xử trí” đã lên tới 84.000 người. Số ngươi bị giết cũng có thể lên đến hằng chục ngàn người.
Theo số liệu ông Đặng Phong đưa ra có đến 71,66% địa chủ là bị quy sai thành phần.
Quy thành phần dựa trên quan điểm đấu tranh giai cấp và sách lược chia để trị hiện vẫn còn được sử dụng. Trên thực tế, các nạn nhân CCRĐ đều không có một tấc sắt trong tay, không chống đối và đều là những người chấp nhận sinh sống trong khu vực Việt Minh.
Bởi thế hằng nửa triệu nạn nhân, hằng trăm ngàn người bị giết là một cuộc diệt chủng khủng khiếp chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam.

Viết Lại Sử Việt
Rõ ràng vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm nhằm phát động CCRĐ là trọng tâm một biến cố lịch sử gây chết chóc tang thương cho tòan miền Bắc mà dư hưởng vẫn còn đến ngày nay. Điền chủ Nguyễn Thị Năm đã trở thành một nhân vật lịch sử.
Viết sử cận đại mà bỏ qua cuộc CCRĐ, thì không khác gì viết về CCRĐ mà không hiểu rõ vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm hay viết về tiểu sử Hồ Chí Minh mà thiếu vai trò Của Bác (C.B.) trong cuộc CCRĐ.
Các tài liệu về vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm vừa được phổ biến giúp sáng tỏ một phần quá khứ, giúp viết lại trang sử bi thương dân tộc, giúp các thế hệ hậu sinh xây dựng lại đất nước trong tình người và tránh xa những tội ác mà người đi trước như Hồ Chí Minh đã mắc phải.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
22/9/2014
Tài Liệu Tham Khảo
BBC, 2014, Đèn Cù ‘giải ảo Hồ Chí Minh’
C.B., 1955, Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất, Báo Nhân Dân.
Đặng Phong, 2004, Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945-2000, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội, Tập 2.
Hà Hương và Ngọc Hà, 2014, Triển lãm Cải cách ruộng đất: Cần sòng phẳng với lịch sử, Tuổi Trẻ.
Hoàng Tùng, Những kỷ niệm về Bác Hồ.
Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, talawas
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, 1995, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
JB Nguyễn Hữu Vinh,2014, Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác?
Trần Đĩnh, 2014, Đèn Cù, Nhà Xuất Bản Người Việt.
Trần Huy Liệu, 2010, Trích Nhật ký Cải cách Ruộng đất, Về chuyện đấu tố bà Nguyễn Thị Năm – talawas.
Trinh Nguyễn, 2014, Lần đầu triển lãm về cải cách ruộng đất, Báo Thanh Niên Online.
Nguyễn Minh Cần, Xin đừng quên tội ác! … Nửa thế kỷ trước.
Nguyễn Quang Duy, 2010, Huyền thoại và sự thực: Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất, danchimviet.info
Nguyễn Quang Duy, 2007, Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất, talawas.
Xuân Ba, 2014 , Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan, Nguồn: Quê Choa.


Son Tran 

Nguyễn Minh Cần (Danlambao) - Có thể bạn đọc sẽ trách tôi: trong dịp đầu năm (1) mà nhắc đến chuyện quá buồn. Xin các bạn lượng thứ cho! Nhưng chuyện này không thể không nói đến! Nó cũng khủng khiếp không kém gì chuyện Tết Mậu Thân (1968). Vậy mà chuyện Tết Mậu Thân chúng ta vẫn phải đành lòng nhắc đến trong dịp Tết cơ mà!

Cần phải nhắc đến các tấn bi kịch, các thảm hoạ dân tộc đã qua và hiện còn đang tiếp diễn dưới nền chuyên chính của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), để mọi người yêu nước thương dân thắp một nén hương cho vong linh biết bao người vô tội đã ngã xuống, để tưởng nhớ đến bao nhiêu người oan ức đã chịu những cực hình man rợ phải ngậm hờn mãi mãi, để nhớ lại biết bao bạo hành của một đảng độc tài đã gây ra trong quá khứ và trong hiện tại, để mọi người hun đúc ý chí đấu tranh cho công cuộc dân chủ hoá đất nước. Âu cũng là việc cần lắm thay!

Hơn nữa, ngày nay tập đoàn cầm quyền đang cố xuyên tạc lịch sử, cố làm mọi cách để dân tộc ta quên đi các tội ác tày trời của họ, nhất là để các thế hệ mới lớn lên không hề hay biết gì đến các tội ác đó và những kẻ tội phạm chính danh!

Chuyện tôi muốn nói đến hôm nay là cuộc CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (CCRĐ) đầy kinh hoàng ở miền Bắc Việt Nam, thảm hoạ khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Cuộc CCRĐ đã thực tế bắt đầu diễn ra từ năm 1953, đúng 50 năm trước đây, và kết thúc năm 1956. Nhưng dư âm và hậu hoạ của nó vẫn còn mãi cho đến tận ngày nay. Hồi đó, CCRĐ chẳng khác nào một trận bão táp ác liệt đổ ập xuống miền Bắc Việt Nam gây ra biết bao tàn phá khủng khiếp, biết bao đảo lộn kinh người, biết bao tang tóc, đau thương cho người dân lương thiện.

Xuất phát từ đâu mà trận bão táp ghê rợn đó đã tràn đến cái xứ sở đau thương này? Số là trong chuyến đi bí mật của ông Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc (hồi cuối năm 1950) đến Moskva (đầu năm 1951), ông đã gặp Stalin và Mao Trạch Đông (lúc đó đang có mặt tại Moskva). Hai ông này đã nhận xét là Đảng Việt Nam coi nhẹ nhiệm vụ phản phong (ý nói hữu khuynh), và chỉ thị phải tiến hành cách mạng phản phong để “bồi dưỡng động lực cách mạng là nông dân lao động”, nói cụ thể là phải làm CCRĐ ở các vùng gọi là “giải phóng”. Sau khi về nước, ông Hồ đã cùng Thường vụ Trung ương (Bộ chính trị sau này) ĐCS trong hai năm trời bí mật và tích cực chuẩn bị tiến hành CCRĐ. Chuẩn bị cả về mặt tư tưởng, cả về mặt chính sách, đường lối, lẫn về mặt tổ chức. Theo sự phân công của Stalin, Trung Quốc sẽ giúp đỡ cho Việt Nam, nên ông Hồ đã mời các đoàn cố vấn Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam – tổng cố vấn là La Quý Ba đồng thời là đại sứ Bắc Kinh tại Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH). Vi Quốc Thanh đứng đầu đoàn cố vấn quân sự, còn đứng đầu đoàn cố vấn CCRĐ là Kiều Hiểu Quang, vốn là phó bí thư tỉnh uỷ Quảng Tây. Đó là chưa kể đủ loại cố vấn khác, như cố vấn chỉnh huấn, cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền… Để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quân đội, năm 1952, Bộ chính trị (BCT) Trung ương (TW) Đảng thực hiện “cuộc chỉnh huấn” trong Đảng và “cuộc chỉnh quân” trong quân đội, theo đúng mẫu mã “cuộc chỉnh phong” của ĐCS Trung Quốc, chỉ có cái tên hơi khác một chút mà thôi. Chuẩn bị về mặt tổ chức, BCT TW đã thành lập Uỷ ban CCRĐ Trung ương (UBCCRĐTW), gồm có Trường Chinh, Tổng bí thư ĐLĐVN làm chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm là Hoàng Quốc Việt, uỷ viên BCT và Lê Văn Lương, uỷ viên BCT, còn uỷ viên thường trực là Hồ Viết Thắng, uỷ viên TW Đảng. Dưới UBCCRĐTW là các đoàn CCRĐ, dưới các đoàn là các đội CCRĐ. Cả một đạo quân hùng hậu để làm “chiến dịch” đánh phong kiến!

ĐCS coi CCRĐ là “một cuộc cách mạng long trời lở đất”, cho nên cần phải “phóng tay phát động quần chúng” để thực hiện, có nghĩa là phải làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù có những hành động quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ. Nhiều lãnh tụ cộng sản thường nhấn mạnh ĐCS là đảng cách mạng thì nhất định phải làm CCRĐ theo tinh thần “cách mạng”, “cách mạng long trời lở đất”! Họ cao ngạo phê phán các cuộc CCRĐ hoà bình ở nhiều nước là cải lương chủ nghĩa, tư sản và phản cách mạng: vì tại các nước đó, chính quyền hạn định mức ruộng đất tối đa cho điền chủ được có, còn phần thừa thì nhà nước mua lại để chia cho người ít hay không có ruộng đất. Còn khi giải thích cho cán bộ mấy chữ “phóng tay phát động quần chúng” khó hiểu này, ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu sau: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được. Hình như ông cũng khoái cái lối giải thích hóm hỉnh ấy, không nghờ rằng cái tinh thần “quá đi một tí” sau này chính là mối hoạ lớn cho dân! Các đội, các đoàn CCRĐ được tung về nông thôn. Họ tung hoành gần như với quyền hạn không hạn chế, họ cảm thấy mình nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Cấp trên đã “phóng tay” cho họ và họ cũng tự “phóng tay”… Vì thế, trong dân gian thường nói “nhất đội, nhì Trời”, và các “anh đội” cũng khoái tai khi nghe như thế! Tôi còn nhớ một lần, thiếu tướng Vương Thừa Vũ, chủ tịch uỷ ban quân quản thành phố Hà Nội, về quê thăm nhà ở làng Tó (Thanh Oai) thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông bị đội CCRĐ bắt giữ cùng với anh cần vụ (lính hầu) và xe ô tô, van xin gì cũng không được thả ra. Về sau do một sự tình cờ, chính quyền Hà Nội biết được mới cho người đến nhận ông về. Đại thần của chế độ mà còn bị như thế huống hồ dân đen!

Trong năm 1952, BCT TW Đảng lao động Việt Nam (ĐLĐVN), tức là ĐCS khoác tên mới từ năm 1951, cho làm thí điểm CCRĐ ở sáu xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Trong lần thí điểm này có một sự kiện “động trời”: toà án CCRĐ xử tử hình bà Nguyễn Thị Năm, tức là Cát Thành Long, người mà thời trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Lê Giản… Còn trong Tuần lễ Vàng, gia đình bà đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà đã hoạt động trong Hội Phụ nữ, lại có con trai đi bộ đội làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà đã bị quy là địa chủ cường hào ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, UBCCRĐ TW duyệt y và BCT TW ĐLĐVN cũng chuẩn y! Những người lãnh đạo cộng sản trong BCT và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng bí thư, uỷ viên BCT, Thủ tướng, phó thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một cái án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo hiệu trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc!

Năm 1953, thực tế là năm bắt đầu tiến hành CCRĐ, năm ĐCS chuẩn bị toàn bộ đường lối, chính sách và “luật pháp hoá” các chính sách của Đảng bằng quyết nghị của Quốc hội, sắc lệnh và nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ. Dựa trên tài liệu chính thức của ĐCS, tôi xin ghi lại những cái mốc lịch sử đau thương của dân tộc ta trong cuộc CCRĐ đẫm máu và nước mắt này:

- Cuối tháng 01.1953 – hội nghị lần thứ tư của TW ĐLĐVN để thông qua bản Dự thảo cương lĩnh Đảng về chính sách ruộng đất. Tại hội nghị, ông Hồ đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ triệt để giảm tô, tiến tới CCRĐ.

- Đầu tháng 03.1953 – Hội đồng Chính phủ họp thảo luận báo cáo của Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng về mục đích, phương châm, kế hoạch phát động quần chúng. Hội đồng Chính phủ đã thông qua các văn bản về chính sách ruộng đất và phát động quần chúng, tức là đã “luật pháp hoá” nghị quyết của TW Đảng.

- 01 – 05.03.1953 – báo Nhân Dân đăng tải bài “Chỉnh đốn chi bộ” của uỷ viên Bộ chính trị ĐLĐVN, trưởng ban tổ chức TW Lê Văn Lương, người trực tiếp phụ trách cuộc Chỉnh đốn tổ chức trong CCRĐ, và ngày 16.03.1953 – Chính phủ VNDCCH ra thông tư về việc chỉnh đốn chính quyền cấp xã qua việc phát động quần chúng. Đây là những hướng dẫn cho việc gắn liền cuộc Chỉnh đốn tổ chức với CCRĐ, với tinh thần “không dựa vào (thực tế là đánh vào – Người viết) tổ chức cũ mà lập nên tổ chức mới” ở nông thôn!

- 12.04.1953 – Chính phủ VNDCCH ra ba sắc lệnh: 1/ sắc lệnh quy định chính sách ruộng đất, trong đó có việc tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất chia cho nông dân; 2/ sắc lệnh quy định việc thành lập Toà án nhân dân ở những nơi phát động quần chúng; 3/ sắc lệnh quy định việc trừng trị những địa chủ ở những nơi phát động quần chúng tiến hành CCRĐ.

- 01.06.1953 – báo Nhân Dân đăng bài về Chương trình CCRĐ.

- Tháng 06.1953 – ĐLĐVN tổ chức cái gọi là “đợt chỉnh huấn chính trị” để nâng cao lập trường giai cấp cho cán bộ đảng viên trong cuộc đấu tranh CCRĐ.

- 14.11.1953 – hội nghị TW lần thứ năm và Hội nghị toàn quốc của ĐLĐVN để quyết định tiến hành CCRĐ. Ông Hồ đã phát biểu ý kiến tại hội nghị nhấn mạnh phải “phóng tay phát động quần chúng tiến hành CCRĐ”.

- 01–04.12.1953 – kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo “Tình hình trước mắt và nhiệm vụ CCRĐ” và ngày 04.12.1953 – Quốc hội nhất trí thông qua Luật CCRĐ. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh ban hành Luật CCRĐ do Quốc hội thông qua.

Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt đầu tiến hành ở 47 xã tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, sau đó lan tràn trên khắp miền Bắc, trừ các vùng miền núi. Đợt năm là đợt cuối cùng, phần lớn diễn ra ở các xã đồng bằng Bắc bộ và các vùng bị Pháp chiếm trước đây. May mắn cho đồng bào miền núi, vì ĐLĐVN chủ trương sau khi hoàn thành CCRĐ ở vùng đồng bằng mới làm ở miền núi. Do sự phẫn nộ của quần chúng đã bùng lên dữ dội, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đã nổ ra ở Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nên về sau, TW ĐLĐVN chỉ tiến hành cái gọi là “cải cách dân chủ” ở miền núi, nghĩa là dẹp bỏ phong kiến địa phương (tức là các phía tạo) mà không dùng bạo lực quá mạnh vì sợ dân chúng chạy sang Trung Quốc, Lào… Còn ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, vì nằm sát giới tuyến, tiếp giáp Việt Nam Cộng hoà, nên cũng được chiếu cố, nghĩa là dùng bạo lực vừa phải “để không gây ảnh hưởng xấu đến miền Nam”.

- Tháng 09.1956 – hội nghị lần thứ 10 của TW ĐLĐVN kiểm điểm tình hình CCRĐ. Do ảnh hưởng của đại hội lần thứ 20 ĐCS Liên Xô vạch trần những tội ác của Stalin, do sự bất mãn trong dân chúng, cộng thêm sự phản ứng khá mạnh của cán bộ, TW Đảng buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và chủ trương sửa sai. Tại hội nghị, TW đã thi hành kỷ luật như sau: Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, chỉ còn làm uỷ viên BCT, còn Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương mất chức uỷ viên BCT, Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TW ĐLĐVN. Ông Hồ Chí Minh kiêm nhiệm Tổng bí thư, còn Lê Duẩn làm bí thư TW, thường trực BCT.

- 29.10.1956 – mít tinh lớn tại Nhà Hát Nhân dân Hà Nội, uỷ viên BCT đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và TW ĐLĐVN chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ. Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra “chịu trận” thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.

*

Ở hải ngoại, cho đến nay cũng đã có một số tài liệu nói đến những bạo hành, những tội ác trong CCRĐ, cuốn sách nói về đề tài này khá kỹ ra mắt sớm nhất (1964, bằng tiếng Anh) là cuốn “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản” của ông Hoàng Văn Chí. Còn ở trong nước thì đến nay, chưa có một công trình nghiêm túc nào nghiên cứu, chưa ra một tiểu thuyết nào viết riêng về đề tài CCRĐ. Tại sao? Dễ hiểu là sau khi bị bắt buộc phải thừa nhận những sai lầm trong CCRĐ, BCT TW Đảng ra lệnh miệng tuyệt đối cấm không được nói đến đề tài này. Người đầu tiên “vi phạm” tabou “thiêng liêng” đó là nhà văn Hà Minh Tuân – anh đã viết lướt qua rất nhẹ nhàng đến đề tài cấm kỵ đó trong tác phẩm “Vào Đời”. Tức thì Nguyễn Chí Thanh hô hoán lên là “tư tưởng địa chủ ngóc đầu dậy”, và anh bị hành hạ hết nước. Từ đó mọi người ai cũng im re, “lo giữ cái đội nón của mình” (nhóm từ thông dụng hồi đó có nghĩa là giữ đầu mình)… Mãi sau này, chỉ có vài nhà văn rụt rè mon men đến đề tài đó mà thôi. Hy vọng rồi đây sẽ có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong nước vượt qua nỗi sợ “truyền kiếp”, dám đề cập đến đề tài đau thương này một cách nghiêm túc và toàn diện.

Nếu nói về những tội ác trong CCRĐ, theo tôi, cần nêu bật mấy loại chính sau đây.

Thứ nhất. Tội tàn sát thường dân vô tội – tội ác chống nhân loại. Người nông dân Việt Nam hiền hoà, chất phác đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp, bỗng dưng ĐCS giáng cho họ một đòn chí mạng. ĐCS nói rằng CCRĐ là một cuộc cách mạng để thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng” – nhưng thực tế thì không phải như vậy, thực tế là nông dân bị đánh đòn chí mạng! Tầng lớp năng nổ, giỏi giang biết làm ăn nhất ở nông thôn thì bị quy là địa chủ, phú nông, thậm chí cường hào ác bá, bị triệt hạ hết đường sinh sống, còn một loạt cán bộ ở nông thôn đã từng chịu đựng gian khổ làm nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến, sản xuất thì bỗng nhiên bị quy là phản động, gián điệp, Việt gian, v.v… bị trừng trị, nhiều người bị bắn giết vô cùng man rợ. Ngay cả nhiều người trung nông, thậm chí một số bần nông cũng “bị kích lên” làm địa chủ cho đủ cái tỷ lệ quái gở 5% địa chủ (so với dân số thôn xã!) và họ phải cam chịu cái số phận mà ĐCS dành cho địa chủ. Cái tỷ lệ quái gở 5% đó lại kèm thêm những “kết luận” quái đản khác: đã có địa chủ, tất phải có cường hào ác bá! Thế là người dân chịu chết! Biết bao nỗi oan khuất không thể nào kể hết. Cái phương châm “thà sai hơn là bỏ sót”, cộng thêm với việc “thi đua lập thành tích đánh phong kiến” đã gây ra tình trạng “kích thành phần”, “nống thành tích” cố tìm ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá… để có được bằng khen, huân chương, để ngoi lên địa vị cao hơn… càng làm cho nỗi khổ đau của người dân tăng lên nhiều gấp bội! Chỉ xin dẫn vài chuyện mà thôi.

Một anh bạn đi làm CCRĐ ở Khu Bốn kể lại. Ở Khu Bốn, hồi đó ai cũng biết danh Chu Văn Biên, bí thư Khu uỷ, và Đặng Thí, phó bí thư khu uỷ, khét tiếng hiếu sát trong CCRĐ, họ đều là trưởng và phó đoàn CCRĐ. Thậm chí trong dân gian lưu truyền bài vè có câu “Giết người nổi tiếng gã Chu Biên”. Anh bạn tôi kể chuyện Đặng Thí ký hai án tử hình trên ghi đông (guidon) xe đạp! Chuyện như sau: một đội tới làm CCRĐ ở một xã nghèo ở Nghệ An, quê hương của ông Hồ Chí Minh và Hồ Viết Thắng, tìm mãi mà không thể quy ai là địa chủ được (những ai đã từng đến tỉnh này đều biết cảnh nghèo chung của dân chúng ở đây). Đặng Thí “đả thông tư tưởng” là cố vấn Trung Quốc dạy rồi phải có 5% địa chủ. Đội sợ trên “đì”, tính ra cả làng từng này hộ, từng ấy nhân khẩu, thôi thì cũng buộc phải kiếm ra năm địa chủ. Tưởng thế là xong, nào ngờ khi báo cáo lại cho Đặng Thí thì… Liếc mắt qua không thấy có danh sách “lên thớt”, bực mình Thí mới xạc cho “anh đội” một trận: “Có địa chủ mà không bắn thằng nào cả à?” và ném cả tập giấy vào mặt đội trưởng. Cuối cùng thì đội cũng lọc ra được “hai địa chủ để bắn” vội chạy lên đoàn báo cáo. Giữa đường gặp Đặng Thí đang đi xe đạp, tay đội trưởng đưa báo cáo và danh sách bắn hai người. Thí còn đang vội, vẫn ngồi trên yên xe, chẳng thèm xem hết nội dung, đặt “đơn đề nghị bắn hai người” lên ghi đông xe đạp, mở vội xà cột (sacoche), rút bút ký toẹt vào. Xong rồi Thí đạp xe đi thẳng.

Một ông bạn làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam đã đi làm CCRĐ kể lại chuyện thương tâm này. Đội mà ông bạn có chân về một làng nghèo ở Thái Bình, không thể nào tìm đâu ra đủ số địa chủ, và cũng không thể nào tìm ra địa chủ ác bá để bắn. Họ lo lắm. Thế là họ đưa một ông chăn vịt vào danh sách bị bắn! Làng nào cũng thế thôi, mấy ông “gột vịt” (ấp trứng nuôi vịt con) chẳng bao giờ được dân làng ưa cả, vì lùa vịt con xơi thóc lúa của dân, thế mà lại hay to mồm cãi lại, gây gổ. Thế là “đủ yếu tố cấu thành tội”, trong đó có tội “bị dân làng ghét cay ghét đắng”. Địa chủ bóc lột thóc của nông dân, vịt cũng ăn cướp thóc của nông dân, vịt không thể bắn được thì chủ nó phải chịu thay! Ai cũng vui vẻ cả. Ông bạn biết là sai nhưng không dám mở miệng khi “cỗ máy nghiền thịt” của Đảng đã khởi động rồi!

Cho đến nay, không ai biết số người bị quy oan, bị tù oan và bị giết oan là bao nhiêu vì ĐCS giấu tịt. Những con số mà nhiều người đưa ra chỉ là ước đoán. Hồi cuối năm 1956, khi tôi được Thành ủy Hà Nội giao cho trách nhiệm sửa sai CCRĐ ở ngoại thành Hà Nội. Vì tính chất quan trọng của việc đó ở thủ đô, nên ông Võ Nguyên Giáp được BCT phân công giúp đỡ việc sửa sai ở Hà Nội. Vì thế, thỉnh thoảng tôi đến nhà ông Giáp làm việc. Đôi khi chúng tôi cũng nói chuyện với nhau về những vấn đề chung. Một hôm tôi hỏi thẳng ông: trong CCRĐ có bao nhiêu người bị oan. Ông Giáp nói hai vạn. Lúc đó tôi không dám hỏi thêm cụ thể hơn – thế thì bao nhiêu người bị chết oan, vì tôi biết là mình đã đụng đến vấn đề cấm kỵ nhất của Đảng. Cho đến nay, tôi không biết con số mà ông Giáp nói với tôi có thật hay không, nhưng hôm đó ông trả lời tôi tức thì, không nghĩ ngợi gì, nên tôi cũng có phần tin. Còn số người bị hành quyết trong CCRĐ và Chỉnh đốn tổ chức thì tôi ước đoán là chừng năm-sáu nghìn người (2). Đó là chưa kể nhiều người bị chết vì các lý do khác, như tự tử trước khi xét xử, chết khi bị tra của hay bị giam cầm ở xã, chết trong tù, người nhà địa chủ chết đói do bị bao vây, v.v… Tại cuộc mít tinh tối 29.10.1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại!

Còn chuyện “sửa sai” thì cũng chỉ là một lối “tung hoả mù” chủ yếu để làm dịu đi phần nào nỗi công phẫn dữ dội của dân chúng, tránh những cuộc bùng nổ bất lợi cho Đảng mà thôi. Chúng tôi đã từng đi làm sửa sai nên biết khá rõ. Có nhiều cái sai không thể nào “sửa” được. Bắn giết người ta, làm què quặt thân thể, làm tổn hại tâm thần người ta (có không ít người bị điên, bị mất trí, bị lẩn thẩn), làm gia đình người ta tan vỡ… thì chỉ có Trời mới sửa được! Ngay cả những việc tưởng chừng không khó sửa lắm, nhưng cũng không thể sửa nổi, chẳng hạn, gia đình bị quy là địa chủ, nhà cửa bị tịch thu chia cho mấy hộ nông dân, khi được xét là quy oan phải trả lại nhà cho người chủ cũ. Nhưng, khi biết là phải trả lại nhà, các ông bà nông dân bèn cạy gạch, cạy cửa, dỡ ngói, rút rui mè, cất giấu hết, phá phách gần như tan nát cả ngôi nhà họ đang ở. Nên cái nhà được trả lại đâu còn nguyên vẹn như trước. Còn các “quả thực” khác khi đã chia rồi thì sửa sai làm sao được! Thóc lúa, nông dân ăn hết, bán hết rồi (hoặc khai như thế), nông cụ bị tiêu tán hết (hoặc khai hư hỏng rồi), thì lấy gì mà trả lại cho người ta. Đó là không nói đến những quan hệ tình cảm đã bị tổn thương, giữa vợ chồng, giữa anh em, giữa họ hàng, giữa thầy trò, giữa hàng xóm, láng giềng thì chẳng làm gì được, ngoài việc khuyên nhủ chung chung. Trong sửa sai chỉ có việc này làm được là trả tự do cho những người bị tù oan. Còn việc khôi phục lại chức vụ cho một số cán bộ đã bị đấu tố cũng đã thực hiện, nhưng cũng không giản đơn vì quan hệ khá phức tạp giữa cán bộ mới với cán bộ cũ.

Nhân thể cũng xin nói thêm, khi hội nghị lần thứ 10 của TW ĐLĐVN hồi tháng 09.1956, TW buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ, người ta cũng đổ lỗi một phần cho cấp dưới đã thi hành sai, chứ TW Đảng không nghiêm khắc tự phê phán mình, họ vẫn coi “đường lối của TW về cơ bản là đúng”, chỉ có “việc tổ chức thực hiện không đúng” mà thôi. Họ vẫn khư khư khẳng định: CCRĐ dù có sai lầm “nhưng về cơ bản vẫn giành được thắng lợi lớn”. Điều đó nói lên sự giả dối, nguỵ biện, sự không thực lòng hối hận của họ. Thế thì làm sao mà Đảng sửa sai được?! Còn cái gọi là thi hành kỷ luật với các ông lãnh đạo CCRĐ cũng chỉ là trò hề “giơ cao đánh khẽ” để lừa dối dư luận mà thôi. Trường Chinh mất ghế Tổng bí thư, nhưng lại vẫn là uỷ viên BCT, chuyển sang ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội, lại phụ trách công tác tư tưởng, rồi chính ông ta đã cùng Tố Hữu bày ra vụ Nhân Văn – Giai Phẩm đàn áp quyết liệt anh chị em trí thức ưu tú, khao khát tự do, làm bao văn nghệ sĩ tài ba bị tù đày, bị đàn áp, bị treo bút trong hàng mấy chục năm trời, đánh một đòn nặng nề vào nền văn học miền Bắc, làm nó bị thui chột trong nhiều thập niên. Hoàng Quốc Việt (một người nổi tiếng “ác liệt nhất” chẳng những trong CCRĐ mà trong nhiều vụ trước nữa, chẳng hạn, vụ H122 xảy ra trong kháng chiến chống Pháp, ông phụ trách xét vụ này, đã bắt giam nhiều cán bộ, phần đông là cán bộ quân đội, và làm chết oan nhiều người), bị đưa ra khỏi BCT thì lại trao chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao là chức vụ nắm quyền sinh quyền sát con người, Lê Văn Lương chịu trách nhiệm về Chỉnh đốn tổ chức đã làm cho nhiều cán bộ đảng viên ở xã bị bắn giết, bị tù đày, phải ra khỏi BCT thì sau này lại được đưa về làm bí thư Thành uỷ Hà Nội, còn Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TW Đảng thì lại cho làm uỷ viên thường trực Uỷ ban Kế hoạch nhà nước! Trái lại, người ngoài Đảng mà dám thẳng thắn phát biểu ý kiến với ĐCS, cho dù nhẹ nhàng chăng nữa, như trường hợp luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài tham luận tại hội nghị Mặt trận Tổ quốc phê phán cuộc CCRĐ và đưa ra những đề nghị hợp lý thì Đảng trù dập ông, dồn ông vào cảnh khốn cùng cho đến chết! Và thử hỏi có bao giờ TW Đảng thành thực sám hối về những sai lầm, những tội ác của mình hay không?

Chẳng những không sám hối mà cả cho đến ngày nay, ĐCS vẫn cứ nói lấy được là CCRĐ đã giành được thắng lợi lớn: “thực hiện ước mơ nghìn đời” của nông dân - đem lại ruộng đất cho người cày. Đây là một sự dối trá trắng trợn. Vì ruộng đất nông dân được chia thì một phần đáng kể là của những người bị quy oan, khi sửa sai cuối cùng phải trả lại. Phần ruộng đất chia còn trong tay nông dân, họ chưa kịp được hưởng gì trên mảnh đất được chia đó thì năm 1957-1958, ĐCS đã bắt đầu lùa họ vào hợp tác xã để tập thể hoá nông nghiệp, nghĩa là họ không còn làm chủ ruộng đất của họ! Vả lại, xét cho cùng, “đem lại ruộng đất cho người cày” đâu có phải là mối quan tâm chính yếu hay là mục đích tối hậu của Đảng? Cho nên đến khi sửa đổi Hiến pháp sau ngày thống nhất đất nước, bằng một điều khoản mới trong Hiến pháp, Đảng đã nhẹ nhàng quốc hữu hoá toàn bộ ruộng đất trong cả nước! Thế thì làm sao có thể nói là Đảng “đem lại ruộng đất cho người cày” được?! Quả thật là người nông dân chịu bao nhiêu đau thương tang tóc cuối cùng chẳng được gì cả!

Thứ hai. Tội phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy nghìn năm của dân tộc. Truyền thống hòa hiếu, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn Việt Nam được dân tộc ta xây dựng hàng nghìn năm đã bị ĐCS phá vỡ trong vòng ba-bốn năm CCRĐ. Nếu ai đã từng sống ở nông thôn Việt Nam trước “cách mạng”, trước CCRĐ đều cảm nhận cái tinh thần “đùm bọc nhau”, “lá lành đùm lá rách” còn khá đậm đà trong mối quan hệ giữa người với người. Cố nhiên, không ai nói là ở các làng quê không có những kẻ bóc lột, nhưng tinh thần chung ở nông thôn ta là như vậy. Với cái chính sách “phân định thành phần giai cấp”, ĐCS chia cư dân nông thôn thành cố nông, bần nông, trung nông (có ba loại, trung nông yếu, trung nông vừa, trung nông cứng), phú nông (có hai loại, phú nông thường, phú nông ngấp nghé địa chủ – đây là “sáng kiến” của người chấp hành để khi cần thì dễ “kích” họ lên địa chủ, chứ trong chính sách thì không chia ra), địa chủ (có mấy loại, địa chủ yêu nước và kháng chiến, địa chủ thường, địa chủ cường hào ác bá, địa chủ phản động). Sự phân chia có vẻ “khoa học” lắm, nhưng khi thực hiện thì tất cả đều do cảm tính chủ quan, do nhu cầu của “đội” (khi trên bắt phải đủ 5% địa chủ, bắt phải có ác bá, phản động để bắn, thì cứ phải “kích” lên cho đủ số), do ý muốn chủ quan của “ông đội” (nhiều khi ý muốn đó rất quái đản, như khi thấy thái độ của đương sự có vẻ ngang bướng thì cứ “kích” lên cho bõ ghét). Về nguyên tắc, muốn phân định thành phần thì phải “tố khổ”, phải “tố” nhau, vạch nhau ra để “xếp” thành phần. Với lối xúi giục, cưỡng ép người dân tố giác lẫn nhau rất phổ biến trong CCRĐ, nên từ đó họ chia rẽ nhau, thù ghét nhau. Cũng có nhiều người lúc đầu không muốn “tố” ai hết vì không muốn làm trái lương tâm, nhưng ai không chịu “tố” thì bị đội CCRĐ coi là chưa “dứt khoát”, “có liên quan”, v.v… cuối cùng thì ai cũng tham gia vào cuộc “tố” lẫn nhau để giữ mạng mình. Đây là số đông. Nhưng cũng có không ít những kẻ hoặc vì tư thù, hoặc vì muốn trục lợi, “tố điêu”, “tố láo” để ngoi lên làm “rể”, làm “cốt cán”, làm cán bộ, để được chia “quả thực” nhiều hơn. Mà thường cái đám người này nghèo túng vì lười biếng, vì rượu chè, cờ bạc, có khi là những phần tử lưu manh, nhưng thường lại được đội coi như là bần cố nông để dựa, o bế, sử dụng nhằm… hoàn thành nhiệm vụ của đội. Một điều kỳ quái cần nói nữa là: mọi lời “tố” của nông dân đều không cần bằng chứng, hơn nữa mọi lời “tố” của họ đều được coi là bằng chứng, đều được ghi vào hồ sơ tội trạng! Không cần có bất cứ một sự kiểm chứng nào hết! “Lý luận” chung hồi đó là “phải tin tưởng ở quần chúng”, “nông dân lao động đã nói là đúng”. Thế là không còn ai cãi được nữa! Chính vì thế, khi đội cần “đánh vào” bí thư hay chủ tịch uỷ ban kháng chiến trước ở vùng tạm bị chiếm, nay bị coi là tổ chức cũ, mà có một ai đó “tố” là “chúng nó họp Quốc Dân Đảng” thì bị “lên hồ sơ” ngay là “bí thư Quốc Dân Đảng”, và anh ta khó tránh khỏi cái án tử hình! Một nông dân “tố” một người bị “kích” lên địa chủ là “hồi kháng chiến, khi máy bay địch tới, tôi thấy hắn nhìn lên trời và chỉ chỏ cái gì đó”, tức thì bị quy ngay là “gián điệp” và số phận anh ta coi như là “đi đứt”! Có thể là thế hệ mới lớn lên, nhất là những người đang sống ở các nước dân chủ tiên tiến, thì khó mà tin là đã có những chuyện như thế. Khốn thay đó lại là sự thật đắng cay đã từng xảy ra trong lịch sử nước nhà!

Tóm lại, CCRĐ làm cho nội bộ nông dân chia rẽ trầm trọng, làng xóm đảo lộn lung tung! Đến khi ĐCS tuyên bố sửa sai thì tình hình nông thôn lại cực kỳ hỗn loạn: những vụ ẩu đả, đâm chém, trả thù nhau giữa những người bị “tố oan” với những kẻ “tố điêu”, giữa những người bị tước đoạt tài sản với những người được hưởng “quả thực”, giữa cán bộ cũ bị quy kết phản động và bị tù tội với cán bộ mới “ngoi lên” trong CCRĐ… Di sản nghìn năm rất đáng quý mà cha ông ta đã để lại là tinh thần đùm bọc, hòa hiếu nhau của người dân nông thôn miền Bắc đã bị phá huỷ từ ngày CCRĐ. Lẽ nào đó không phải là một tội ác?

Thứ ba. Tội phá hoại đạo lý, luân thường của dân tộc. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên một cách quái đản như trong CCRĐ. Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để “tìm ra địa chủ”, “tìm ra phản động”, “tìm ra của chìm”, họ ép buộc con cái “đấu tố” cha mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ vợ, vợ “đấu tố” chồng, anh em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn “đấu tố” người đã làm ơn, láng giềng hàng xóm “đấu tố” lẫn nhau! (Cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái “đấu tố” mình để mong cứu mạng cho con cái). Thật là một tấn bi kịch hãi hùng! Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị chà đạp, ngay lập tức phải thay đổi cách xưng hô trước nông dân, phải cúi đầu lễ phép “thưa các ông, các bà nông dân”, phải xưng “con” trước mặt nông dân, dù đó chỉ là một đứa trẻ con. Còn nông dân thì tha hồ gọi người kia là “thằng kia”, “mụ kia”, “con kia”, là “mày”, “chúng bay” và tự xưng là “tao”, “chúng tao”, thậm chí có thể chửi mắng, xỉ vả. Chẳng ai dám làm trái lại cái “lệ mới” đó – đội tuyên bố phải đối xử như thế mới “nâng cao uy thế nông dân”, mới “đánh gục giai cấp địa chủ” được! Không làm thế là “bênh địa chủ”, “mất lập trường giai cấp”, thậm chí “có liên quan với địa chủ”! Ngay cả đứa bé con cũng có thể mắng mỏ, sỉ nhục người lớn đã bị quy là địa chủ. Những người này, dù là thứ bậc thế nào trong họ tộc cũng đều bị bà con họ tộc xa lánh, để không “bị liên quan”. Còn khi hành quyết người bị án tử hình thì những người thân thích, ruột thịt của người ấy, từ già cả cho đến trẻ con, đều bắt buộc phải có mặt để chứng kiến tận mắt cảnh tượng hãi hùng đó! Đúng là sự khủng bố tinh thần cực kỳ vô nhân đạo!

Một tình trạng thương tâm nữa là nhiều gia đình ở nông thôn (và cả ở thành phố có liên hệ với nông thôn) đã tan vỡ, con cái bơ vơ, vì khi một trong hai người có gia đình bị quy (hoặc bị kích lên) thành phần địa chủ, bị gán tội phản động, thì bên kia, tức là vợ hay chồng, sợ liên luỵ phải bỏ nhau. Nhiều người đi lập gia đình khác, có con hoặc chưa có con với chồng hay vợ mới. Đến sau này thấy sai, người bị bắt đi tù này được trở về, thế là bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra đến nỗi Bộ tư pháp VNDCCH phải ra thông tư ngày 19.04.1956 để “giải quyết những vụ vợ chồng bỏ nhau”. Thật là mỉa mai, người ta cho rằng có thể hàn gắn được tình cảm yêu thương trong gia đình đã bị thương tổn nặng nề bằng một tờ thông tư vô hồn của Bộ tư pháp! Tình yêu của nam nữ cũng bị xâm phạm nghiêm trọng giống hệt như thế – để giữ lập trường giai cấp ai cũng phải cắt đứt với người yêu thuộc thành phần địa chủ, phản động!

Đây cũng là một nét về đạo đức nữa cần phải nói đến. Chưa bao giờ sự giả dối trắng trợn được đề cao như trong CCRĐ. Chẳng cần phải nói tới việc các “anh đội”, “chị đội” báo cáo láo cho đoàn, vì nó quá thường, mà cái cần vạch ra ở đây chính là người ta ép buộc, khuyến khích người nông dân nói dối, làm láo. Dần dà rồi người nông dân cũng thấy cần phải nói dối, làm láo để “qua khỏi cái đận CCRĐ”, họ cũng “tố bậy”, “tố điêu” dù trong thâm tâm biết mình đang nói dối, vu khống. Cũng có người cố giữ lương tâm trong sạch, nhưng thường họ phải trả giá đắt cho điều đó. Cho nên cơn dịch dối trá cứ lan tràn. Đội cũng dạy thêm cho nông dân quen làm những việc giả dối, chẳng hạn như dặn họ: khi thấy trên màn ảnh xuất hiện hình địa chủ thì phải hô “đả đảo”, hay vừa hô vừa ném đá vào hình địa chủ để tỏ lòng uất hận của mình. Thế là nông dân cũng làm theo. Tất nhiên, cũng không loại trừ cái hiện tượng gọi là “tâm lý đám đông”, khi người ta hành động như trong một cơn lên đồng tập thể. Chẳng hạn, mỗi lần chiếu phim “Bạch Mao Nữ” của Trung Quốc, thì có nhiều người khóc nức nở, và khi xuất hiện hình địa chủ là bên dưới ào ào ném đá vào màn ảnh. Chính vì thế, các diễn viên kịch thường từ chối lên sân khấu đóng vai địa chủ vì sợ vỡ đầu sứt trán.

Chủ trương của UBCCRĐTW là trong các cuộc đấu địa chủ, nhất là địa chủ cường hào ác bá đều phải chuẩn bị rất chu đáo để ra “đấu trường” không được vấp váp. Thế là trước ngày đấu, mọi “rễ”, “chuỗi”, dân quân, công an, toà án, chủ tịch đoàn… đều phải “diễn tập” như thật, ai lên “đấu” trước, ai lên “đấu” sau, “tố” thế nào, xỉa xói ra sao, nói gì, khi nào người “tố” phải cảm động khóc lóc, khi nào người dân phải hô “đả đảo” (khi người bị “tố” không nhận tội…), lúc nào thì bắt địa chủ quỳ (quỳ là biểu hiện của sự “bị đánh gục”!), lúc nào thì “hoan hô” (khi toà tuyên án tử hình, tịch thu tài sản…). Chủ tịch đoàn những cuộc đấu lớn đều là “rễ”, “chuỗi”, cốt cán mới đào tạo trong vài tháng, nói năng ngượng nghịu, lúng ta lúng túng, điều khiển thế nào nổi, nên khi ra “đấu trường”, thường “anh đội”, “chị đội” phải ngồi sau lưng nhắc, như người nhắc tuồng (souffleur) ở rạp hát! Cũng có khi nhắc mãi không được, chủ tịch đoàn cuống lên, thì “anh đội” giật micro và điều khiển luôn. Tóm lại, một sự diễn kịch, một trò giả dối lố bịch, trắng trợn, mà không hề biết ngượng! Nhưng cái nguy hại chính là sự giả dối đó cứ thấm dần vào tiềm thức cán bộ và người dân, tạo nên một nếp sống giả dối vô đạo đức của nhiều người!

Thứ tư. Tội phá huỷ truyền thống tâm linh và văn hoá của dân tộc. Bằng cuộc CCRĐ, ĐCS cố tình triệt hạ các tôn giáo và truyền thống tâm linh của dân tộc. Trước CCRĐ, các nhà thờ Thiên Chúa giáo, các tu viện, nhà cô nhi… đều có ruộng đất riêng, các Chùa có ruộng hậu do tín chủ cúng cho chùa, các nhà thờ họ có ruộng họ, các đình có ruộng làng… để lo việc sửa sang, tu bổ nhà thờ, chùa, đình, cúng tế hàng năm, việc từ thiện, v.v… và để nuôi sống các linh mục, tu sĩ, tăng ni và những người chuyên lo việc trông nom, thờ phụng… Nhờ thế hoạt động tôn giáo, tâm linh, từ thiện được tiến hành bình thường không có trở ngại. Nhưng với chính sách CCRĐ của ĐCS, tất cả các ruộng đất đó đều nhất loạt bị coi là ruộng đất phong kiến và bị trưng thu để chia cho nông dân. Với cái đòn độc địa đó, tất cả các nhà thờ, tu viện, nhà cô nhi, chùa chiền, điện thờ, miếu mạo, nhà thờ họ, đình… đều trở nên điêu đứng và dần dần tàn tạ. Riêng đối với nhà thờ Thiên chúa giáo, do phong trào giáo dân ồ ạt di cư vào Nam, nên về sau Đảng đã phải để lại cho các nhà thờ một ít ruộng đất. Người ta công nhiên dùng các cơ sở thờ cúng vào việc họp hành, đóng quân, làm hội trường, làm kho hợp tác xã mua bán, kho hợp tác xã sản xuất, v.v… Có nơi thậm chí người ta cho các tượng Phật trôi sông. Nhiều nơi bà con tín đồ bí mật cứu các tượng Phật, đem chôn, đem giấu hầm kín, sau này phần lớn các tượng gỗ đều mục nát, thế nhưng cũng có ít tượng còn giữ được, vào thập niên 80 bà con mới đưa lại vào chùa. Tóm lại, cuộc sống tâm linh hoàn toàn bị xoá bỏ. Chữ “thiện”, chữ “nhân” một thời gian dài chẳng ai dám nói đến, vì giữa lúc cái ác tràn đầy mà nói đến chữ “thiện”, chữ “nhân” thì có thể bị coi là biểu hiện sự phản đối!

Trong lúc đó, người ta lại đề cao bạo lực, cổ vũ đấu tranh giai cấp, khuyến khích điều ác, điều bất nhân, điều vô đạo. Một điều rất quái dị trong CCRĐ mà ĐCS lại coi là tự nhiên hoặc là cần thiết: người ta thường xuyên huy động các cháu thiếu niên từ 9-10 tuổi trở lên tham gia CCRĐ. Bắt chúng mang trống ếch đi cổ động, đi “đả đảo”, “hoan hô”, tham dự các cuộc đấu tố, các phiên toà CCRĐ, các buổi hành quyết công khai. Nhiều cháu, nhất là các cháu gái, vốn có tâm lý hiền lành bị bắt buộc phải tham gia, đã không chịu nổi, run sợ, khiếp đảm, có cháu ngất xỉu trước cảnh hãi hùng, súng bắn, máu đổ… Còn các cháu vốn có tâm lý hung dữ thì lại thích thú hoan hô, thậm chí sau khi “được” tham dự những cảnh tượng đó, có nơi chúng lại bày trò chơi “đấu tố”, bắt con cái địa chủ quỳ để con cái nông dân lên đấu, cũng xỉa xói vào mặt, cũng xỉ vả, vạch tội… Chẳng biết có ai xúi giục không, nhưng nhiều nơi đã xảy ra những “trò chơi” quái đản đó! Khi cái thiện bị nén xuống mà cái ác được cổ vũ, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên là đạo đức bị suy đồi, băng hoại dưới chế độ của những người cộng sản. Tôi còn nhớ trong thời kỳ “cởi trói”, đã được đọc truyện ngắn “Bước Qua Lời Nguyền” của Tạ Duy Anh đăng trên tuần báo “Văn Nghệ” (1989) ở Hà Nội, truyện đó phản ánh phần nào tấn bi kịch của giới trẻ nông thôn đã lớn lên trong và sau cuộc CCRĐ đầy kinh hoàng.

Không những CCRĐ đánh một đòn rất mạnh vào nền đạo lý và truyền thống nhân bản, mà nền văn hoá dân tộc cũng vì nó mà bị tổn hại rất nặng nề. Nhiều miếu đền uy nghiêm bề thế, nhiều bia đá là những di tích văn hoá lâu đời của dân tộc đã bị huỷ hoại trong CCRĐ. ĐCS giấu kín những chuyện này, nhưng cũng có thể nêu ra vài trường hợp. Mong rằng các bạn xa gần, trong và ngoài nước sưu tầm và bổ sung thêm. Chẳng hạn, cụ Nguyễn Mai (1876-1954) là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, gọi thi hào Nguyễn Du (1765-1820) đời thứ 11 là bác. Đầu năm 1954, lúc 78 tuổi cụ bị đội và đoàn CCRĐ quy là địa chủ (vì có vài mẫu cho phát canh để sống) lại bị “kích” lên thành phần phong kiến cường hào (vì cụ từng đỗ cử nhân khoa Canh Tý (1900) lúc 24 tuổi, lại đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1904) lúc 28 tuổi), mà thật ra cụ không hề nhận chức tước, phẩm hàm gì, chỉ cam phận sống thanh nhàn ẩn dật. Cụ bị đấu ba đêm liền, bị kết án 15 năm tù khổ sai, bị giam ở trại Đâng, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi nước rất độc, nên ngay mùa thu năm ấy, cụ bị phù thũng chết trong trại tù, vùi xác ở ven rừng. Cụ Nghè Nguyễn Mai từ trần trong uất hận là nỗi đau lớn, nhưng nỗi đau còn lớn hơn nữa cho dân tộc là do cụ bị quy oan như vậy, mà đội CCRĐ đã phá huỷ nhiều đền đài, bia, miếu thờ của các danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền và nghiêm trọng hơn nữa đã đốt cháy ngôi nhà năm gian chứa đầy thư tịch quý giá của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, trong đó có di cảo của thi hào Nguyễn Du. Một sự mất mát lớn lao về văn hoá không có gì bù lại được! (Xem sách “Bể Dâu Trong Dòng Họ Nguyễn Du” của Đặng Cao Ruyện, NXB Miền Đông Hoa Kỳ, 2002, tr. 200, 201).

Còn một chuyện này nữa. Trong cuộc hội nghị cán bộ do TW Đảng triệu tập sau khi có nghị quyết sửa sai trong CCRĐ hồi tháng 09.1956, tôi được nghe ông Cù Huy Cận, lúc đó là thứ trưởng Bộ văn hoá, nói ở cuộc họp tổ là tấm bia đá của Lê Lợi đã bị đội CCRĐ phá huỷ. Bộ văn hoá phải cấp tốc thuê làm bia khác giống hệt bia cũ rồi đặt vào chỗ cũ và phải tuyệt đối giữ bí mật để không ai biết là bia mới! Tôi không có điều kiện kiểm chứng, nhưng chẳng lẽ ông thứ trưởng văn hoá lại nói sai?!

*

Như trên tôi đã viết, tuy là chuyện CCRĐ đã qua từ lâu rồi, nhưng ngày nay, vẫn cần phải nói đến, vì ngày nay tập đoàn lãnh đạo ĐCS đang cố viết lại lịch sử, đang cho bọn bồi bút xuyên tạc lịch sử để chạy tội cho ông Hồ Chí Minh và cho ĐCSVN trong CCRĐ và cả trong nhiều việc khác nữa.

Cần phải nói công bằng là trước năm 1950, ông Hồ và ĐCSVN không nói đến CCRĐ, chỉ nói đến giảm tô, mà cũng chỉ trên giấy tờ và rất coi nhẹ việc thực hiện. Chỉ từ năm 1952, vấn đề giảm tô và CCRĐ mới đặt ra một cách gắt gao. Như vậy có thể nói là việc CCRĐ là do sức ép của Stalin và Mao Trạch Đông. Nhưng khi ông Hồ đã nhận làm CCRĐ là ông và ĐCSVN đã làm một cách tin tưởng và tích cực. Cũng có thể do yếu tố tâm lý của một người trước đây đã từng bị Stalin và Quốc tế Cộng sản coi là hữu khuynh, thậm chí bị nghi ngờ, không giao việc trong thời hạn dài, nay lại bị nhận xét là coi nhẹ nhiệm vụ phản phong, thì ông càng phải cố tỏ rõ tinh thần mẫn cán, kiên quyết của mình. Quả là hồi đó, ông Hồ và ĐCSVN cũng thật tình rất tin tưởng vào Stalin và Mao Trạch Đông. Chẳng thế mà ông đã công khai nói trước hội nghị cán bộ (1950) tại chiến khu Việt Bắc để chuẩn bị cho đại hội 2 của ĐCS sẽ họp năm sau là: “Các cô các chú nên biết rằng: ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được”. Chính tôi có mặt trong cuộc hội nghị đó, tôi nghe rõ, nhiều người khác cũng nghe rõ như thế, có điều bây giờ họ không muốn hay không dám nhắc lại mà thôi. Đến đại hội 2 của Đảng (tháng 03.1951), ông Hồ lại cũng nói đúng như thế, và cụ Nguyễn Văn Trấn cũng đã kể lại chuyện đó trong sách của cụ “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”. Cho nên ông Hồ làm CCRĐ rõ ràng với sự tin tưởng và tích cực. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà cụ Vũ Đình Huỳnh, người gần gũi ông nhất thời gian đó sau này đã “khẳng định người chịu trách nhiệm chính trong sự gây ra những sai lầm trong CCRĐ là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải ông Trường Chinh, như đã có sự ngộ nhận kéo dài nhiều năm. Trường Chinh là con dê tế thần cho sai lầm của ông Hồ” (xem “Đêm Giữa Ban Ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên). Theo tôi, đúng là ông Hồ phải chịu trách nhiệm chính, như cụ Vũ đã nói, nhưng Trường Chinh chẳng phải là “con dê tế thần” với cái nghĩa “oan dương” đâu, vì ông ta vừa là Tổng bí thư, vừa là chủ nhiệm UBCCRĐTW, ông ta là người điều hành mọi việc CCRĐ hồi đó, cho nên, nếu Trường Chinh không phải là thủ phạm số một thì cũng phải là thủ phạm số hai. Cái ý của cụ Vũ, theo tôi hiểu, là TW Đảng trong hội nghị lần thứ 10 (09.1956) đã không đả động gì đến Hồ Chí Minh, đã không dám nói đến trách nhiệm của ông Hồ (vì thi hành kỷ luật Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước thì… ôi thôi, ĐCS còn gì nữa!) mà chỉ đưa Trường Chinh và các ông khác ra “chịu trận” mà thôi.

Sau này, trong giới thân cận với giai cấp cầm quyền, có những người hay tung ra những câu chuyện về Hồ Chí Minh không tán thành chủ trương CCRĐ, không tán thành việc xử tử bà Nguyễn Thị Năm, không tán thành làm Chỉnh đốn tổ chức trong CCRRĐ, v.v… Nhưng, xét cho cùng, loại chuyện đó chỉ là những huyền thoại không hơn không kém. Những huyền thoại ấy nhằm đánh lừa những người không biết tình hình thực tế hồi thập niên 50 ở miền Bắc và những thế hệ trẻ hậu sinh, nhằm chạy tội cho ông Hồ để vớt vát cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” làm phao cứu mạng cho tập đoàn thống trị cộng sản. Hoàng Tùng, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên bí thư TW ĐCSVN, nhiều năm làm tuyên huấn, v.v… là một trong số những “chuyên gia” sáng tác huyền thoại kiểu đó. Trong hồi ký “Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ”, ông ta có kể lại về thái độ của ông Hồ đối với án tử hình bà Nguyễn Thị Năm như sau: “Họp Bộ chính trị Bác nói: “Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa”. Sau cố vấn Trung Quốc La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: “Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải”. Và họ cứ thế làm” (xem đoạn trích, đăng trên tờ “Diễn Đàn Forum” ở Paris, số 123/11.2002, tr.15). Khi kể chuyện này, Hoàng Tùng đã cố lờ đi mấy điều thực tế lịch sử rất quan trọng: 1/ vào thời điểm nửa đầu thập niên 50, uy thế của ông Hồ trong Đảng là tuyệt đối, một lời của ông đã nói ra thì không một ai, kể cả các ông trong BCT, dám làm trái ý ông hết; 2/ tất cả các ông trong BCT TW, không trừ một ai hết, đều răm rắp giữ đúng tư cách một người học trò khiêm tốn, không bao giờ được phép quyết định những chủ trương lớn mà không có ý kiến ông, huống hồ là việc làm trái ý ông. Hồi 1952-1953 thì không thể nào có chuyện “Thôi tôi theo đa số” và “Và họ cứ thế làm” được! Nếu thật sự ý thức được là “không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa”, mà ông Hồ chỉ lắc đầu một cái thôi, chứ không cần phải nói nhiều lời như Hoàng Tùng kể, thì chắc chắn là ông đã cứu được bà Nguyễn Thị Năm! Mà không chỉ một mình bà Năm! Thêm nữa, cái chữ “họ” trong câu của Hoàng Tùng “Và họ cứ thế làm” rất mập mờ: “họ” là ai? Các ông trong BCT hay các cố vấn? Các ông trong BCT thì chắc chắn là không. Còn các ông cố vấn có thể họ trái ý với ông Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng của Việt Nam, nhưng họ không thể bắt ép ông được, họ chỉ là cố vấn, chứ không có quyền biểu quyết, quyết định. Những cơ quan nào đã từng làm việc với cố vấn Trung Quốc hồi đó đều biết cái nguyên tắc đó. Cho nên có thể khẳng định rằng: Trong vụ án Nguyễn Thị Năm, đúng là ông Hồ đã không cứu bà Năm. Cũng như sau này, trong vụ án Xét lại – chống Đảng, ông đã không cứu ông Vũ Đình Huỳnh. Dù rằng ông biết rõ về họ.

Hơn nữa, một câu hỏi hoàn toàn chính đáng được đặt ra: trong suốt ba-bốn năm đằng đẵng lẽ nào ông Hồ và BCT không hề hay biết gì hết đến những thảm hoạ của người dân ở nông thôn mà họ cai trị hay sao? Lẽ nào ông Hồ, Trường Chinh và các ông khác trong BCT không biết rằng ở quê hương mình những người đồng hương của họ đang khốn khổ ra sao? Lẽ nào trong giới thân cận của ông Hồ và các uỷ viên BCT không có một ai dám phản ánh tình trạng bi đát của người dân cho họ biết hay sao? Câu trả lời dứt khoát là: các ông ấy đều có biết, nhưng các ông đều im lặng! Im lặng đến nỗi ông Vũ Đình Huỳnh một lần đang ốm cũng cố chống gậy lên Chủ tịch phủ gặp ông Hồ và nói toạc vào mặt ông: “Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào, đồng chí!” (Xem “Đêm Giữa Ban Ngày”). Hoàng Tùng cũng đã lờ tịt cái thực tế lịch sử phũ phàng này: Trong suốt thời gian CCRĐ, ông Hồ, với tư cách là Chủ tịch nước, chưa hề ký một lệnh ân xá nào cho một ai bị án tử hình. Chỉ từ sau Đại hội lần thứ 20 ĐCS Liên Xô và nhất là sau hội nghị cán bộ cao cấp và trung cấp của Đảng (từ 28.04 đến 03.05.1956), do phản ứng rất mạnh của cán bộ thì mới có lệnh tạm thời chưa thi hành các án tử hình. Nhưng, than ôi, lúc đó thì… CCRĐ về cơ bản đã gần xong rồi! Lúc đó các đoàn và UBCCRĐTW đang bắt tay làm báo cáo tổng kết để chuẩn bị cho hội nghị TW Đảng kiểm điểm CCRĐ (tháng 09.1956).

Ngay cả việc Chỉnh đốn tổ chức trong CCRĐ, Hoàng Tùng cũng cố tình đổ lỗi cho cố vấn Trung Quốc là chính, chứ không phải lỗi của ông Hồ và ĐCSVN. Ông Tùng viết: “Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác, như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là CCRĐ mà là đánh vào Đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp dừng lại (bao nhiêu đầu rơi, máu đổ và CCRĐ cũng đã gần xong, thế mà bảo là “kịp”! – Người viết), nếu không thì tan nát hết”. Một đoạn khác: “Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung Quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ, điều đó chỉ đúng phần nào, còn là do ta vội, làm ẩu, đánh tràn hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng viên tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cải cách lúc đó là như thế” (xem tờ “Diễn Đàn Forum” nói trên). Đúng là các cố vấn Trung Quốc chỉ biết có kinh nghiệm CCRĐ ở Hoa Nam, khi Hồng quân tiến xuống phía Nam, hầu như không có cơ sở tổ chức của ĐCS, nên có nhiều người không phải cộng sản cũng đã đứng ra lập tổ chức, lập chính quyền, vì thế khi làm CCRĐ thì ĐCS Trung Quốc cố tình nhân cơ hội ấy quét sạch các tổ chức đó đi lập những tổ chức mới của họ. Còn ở miền Bắc Việt Nam, tình hình hoàn toàn khác hẳn. Không thể làm rập khuôn theo kinh nghiệm Hoa Nam được. Tôi cũng chẳng thích gì các cố vấn Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ rằng cần phải xét vấn đề khách quan theo đúng sự thật lịch sử, chứ không thể đổ lỗi, đổ tội tùm lum cho họ tất cả được. Ông Hồ và BCT TW ĐLĐVN sống và làm việc ở Việt Nam, có phải là trẻ con đâu mà bảo các ông cố vấn Trung Quốc xúi gì là làm nấy? Chẳng qua chỉ vì khi đã say men “lập trường giai cấp đấu tranh”, say men Marxisme-Leninisme, Stalinisme, Maoisme... trong cuộc lên đồng tập thể, thì chính các ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam cũng “hăng hái” không kém gì người ta. Tôi còn nhớ, có lần đọc bài nói chuyện của ông Hồ với cán bộ CCRĐ đăng trên tờ nội san “Cải cách Ruộng đất” (tạp chí lưu hành trong nội bộ), trong đó ông giải thích rất mộc mạc chủ trương không được dựa vào tổ chức cũ như sau: “Tổ chức cũ là “tổ kén”, các cô, các chú không được dựa vào…”. Lại cũng cái lối dùng hình ảnh như việc uốn tre đã nói trên! Năm 1962, khi nói chuyện về Tuyển tập Hồ Chí Minh với anh Nguyễn Kiến Giang, lúc đó là phó giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, anh kể rằng: “Làm tuyển tập đó chúng tôi mệt lắm, phải rà soát lại cả, bao nhiêu bài nói của ông cụ trong CCRĐ phải loại bỏ hay thu gọn lại”. Tôi hỏi anh có nhớ bài ông cụ nói “Tổ chức cũ là “tổ kén” không? Anh trả lời: “Có chứ! Bài đó phải loại bỏ. Cán bộ đảng viên nông thôn người ta đang oán giận đùng đùng, đưa vào tuyển tập thế nào được!”. Nếu ông Hồ không tán thành chủ trương của các cố vấn đối với tổ chức cũ ở nông thôn thì có ai bắt ông phải nói thế đâu?

Tôi kể lại những chuyện đó chỉ để đi đến kết luận này: ĐCSVN chớ nên đổ lỗi, đổ tội cho ai cả, mà cần thấy hết cái trách nhiệm lớn lao của mình trong CCRĐ. Chừng nào ĐCSVN chưa sám hối được về những tội ác đã gây ra, thì người dân chớ có hy vọng là Đảng sẽ sửa đổi, sẽ đổi mới và sẽ không tái diễn lại những tội ác trước đây.

Cũng xin mọi người đừng quên: CCRĐ không phải là thảm hoạ đầu tiên, cũng chẳng phải là thảm hoạ cuối cùng mà tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam đã gây ra cho dân tộc ta! Tôi không kể những thảm hoạ trước CCRĐ, mà chỉ nói ngay liền sau CCRĐ là vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, vụ án Xét lại – chống Đảng, rồi Cải tạo công thương nghiệp, đánh đổ tư sản ở miền Bắc, rồi cái nghị quyết số 49/NQ/TVQH của Thường vụ Quốc hội do Trường Chinh ký ngày 20.06.1961, nhốt hàng chục vạn người vô tội ở miền Bắc vào các trại tập trung khủng khiếp, rồi Tết Mậu Thân, v.v… và v.v… Nếu kể hết thì ta thấy cả một chuỗi dài tội ác khủng khiếp đã qua và đang tiếp tục mãi cho đến tận ngày nay. Cố nhiên, ngày nay người ta dùng thủ đoạn tinh vi hơn, nhưng bản chất tội ác vẫn thế.

Tội ác mới gần đây nhất là vụ án Lê Chí Quang, xử một nhà yêu nước chân thành, một chí sĩ đáng kính dù chỉ mới ngoài ba mươi tuổi! Cái “tội” của anh là đã dũng cảm dấn thân vì nước, đã dám kêu gọi đám cầm quyền hiện nay hãy cảnh giác kẻo mang tội bán nước cho Bắc triều, đã dám đứng chân vào “Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng” những mong trừ được quốc nạn cho dân tộc. Tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam đã trắng trợn bày trò xử án để tống người thanh niên yêu nước vào tù, người thanh niên đã từng tuyên bố đanh thép chí hướng của anh trong bài tiểu luận nổi tiếng “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều”: “Tôi viết bài này khi đang bị kìm kẹp trong vòng nghiệt ngã của các lực lượng bảo thủ và tay sai cho Bắc Triều. Biết rằng, bài viết này không làm cho hào quang lấp lánh trên đầu tôi mà trái lại, càng đẩy tôi sâu thêm vào vòng nguy hiểm. Ngay như đối với một công thần của cách mạng, mà họ còn ngang nhiên tuyên bố xanh rờn: "… Sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ". Huống chi tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều. Dẫu sao trước hiểm hoạ khôn lường của tồn vong đất nước, tôi đâu dám nề hà xả thân, bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử: "Nước mất, mà không biết là bất tri. Biết mà không lo liệu, là bất trung. Lo liệu, mà không liều chết là bất dũng". Chỉ mong sao tấc lòng nhỏ mọn này, được lương tri dân tộc trong và ngoài nước soi thấu, và hết lòng, hết sức chỉ giáo” (01.10.2001).

Rất mong rằng trong dịp nhớ lại thảm hoạ CCRĐ, “lương tri dân tộc trong và ngoài nước”, nhất là lương tri giới trẻ nhận thức rõ rằng chế độ độc tài đảng trị mà còn thì những thảm hoạ tương tự vẫn sẽ còn tiếp tục, vì tập đoàn thống trị cộng sản không tôn trọng con người, không tôn trọng sinh mạng và quyền tự do của con người, không tôn trọng luật pháp mà chỉ coi trọng quyền lực của họ là tối thượng mà thôi. Nhắc lại thảm hoạ CCRĐ, chúng tôi rất mong mọi người, nhất là giới trẻ, noi gương Lê Chí Quang, thêm quyết tâm tranh đấu sớm xoá bỏ chế độ độc tài nhằm chuyển hoá đất nước ta thành một xã hội dân chủ đích thực, tạo điều kiện cho sự phát triển và phồn vinh của Tổ quốc chúng ta.

15.12.2002



____________________________

Chú thích:

1. Bài này được viết để đăng báo Thế Kỷ 21 số Xuân Quý Mùi 2003.

2. Sau này, tôi nhận thấy con số ước đoán này là sai (xin xem ghi chú ngày 10.12.2005).

Ghi chú ngày 10.12.2005: Trên báo Thông Luận số 197 (tháng 11.2005), ông Võ Xuân Minh đã phát hiện một điều rất đáng chú ý, mà chúng tôi muốn ghi thêm để bạn đọc tham khảo. Điều phát hiện này chứng tỏ rằng vì không có tổng kết toàn miền Bắc nên ước đoán trước đây của chúng tôi chừng năm-sáu nghìn người bị hành quyết là quá thấp so với thực tế.

Trong cuốn “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000” do Viện Kinh tế Việt Nam xuất bản, tập I viết về giai đoạn 1945-1954 (dày 662 trang), tập II, giai đoạn 1955-1975 (177 trang), (tập III chưa ra), có đưa ra con số rõ rệt nhất từ trước tới nay: có 172.008 người là nạn nhân trong CCRĐ, trong số đó có 123.266 người sau này được chính thức xác nhận là oan (chiếm 71,6%). Có điều là trong sách đã không ghi rõ con số 172.008 nạn nhân này là bị giết hay bị xét xử.

Ông Võ Xuân Minh đưa ra giả định rất có cơ sở: con số 172.008 nạn nhân này là những người bị giết trong CCRĐ. Ông lập luận rằng: cuốn sách nói trên có cho biết CCRĐ được thực hiện ở 3.563 xã trên miền Bắc với 10 triệu dân số, mà tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% (trang 85, tập II), và các đoàn và đội CCRĐ đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc (trang 86, tập II), như vậy thì tổng số người bị coi là địa chủ để đưa ra xét xử phải là trên 500.000 người, chứ không phải 172.008. Thế thì phải hiểu rằng con số 172.008 người này là bị giết trong số trên 500.000 bị xét xử.

Ông Võ Xuân Minh cũng vạch ra rằng trong số 172.008 nạn nhân đưa ra trong bảng thống kê thì có ghi rõ 586 người thuộc thành phần kháng chiến, nếu so với báo cáo của Bộ chính trị thì số đảng viên “bị xử trí” lên tới 84.000 người, như thế rõ ràng là con số 586 người thuộc thành phần kháng chiến là số bị giết, và con số 172.008 người đưa ra trong bảng thống kê cũng là số người bị giết. Báo cáo của Bộ chính trị có xác nhận: “hàng vạn đảng viên có nhiều công lao bị xử oan, phải chịu những nhục hình rất tàn khốc dã man”.

Bảng thống kê đưa ra trong “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000” ghi rõ: trong số 172.008 nạn nhân thì:

- Địa chủ cường hào gian ác – 26.453 người, trong đó bị oan 20.493 người (77,4%)

- Địa chủ thường – 82.777 người, trong đó bị oan 51.480 người (62,1%)

- Địa chủ kháng chiến – 586 người, trong bị oan 290 người (49,4%)

- Phú nông – 62.192 người, trong đó bị oan 51.003 người (82%)

Tổng cộng: 172.008 nạn nhân, trong đó bị oan 123.266 người (71,6%).

N.B. Chúng tôi ghi lại những con số đưa ra trong bảng thống kê này chỉ là để chúng ta hình dung được quy mô to lớn của tội ác đã diễn ra, chứ không phải vì thế mà mặc nhiên xác nhận là 48.742 người trong số 172.008, tức là 28,39%, (gồm 5960 cường hào gian ác, 31.297 địa chủ thường, 296 địa chủ kháng chiến, 11.189 phú nông) là không bị oan, tức là “đáng tội”. Vì toàn bộ chính sách CCRĐ, cũng như những nguyên tắc, tiêu chuẩn quy định thành phần do Uỷ ban CCRĐ Việt Nam đưa ra đều rập khuôn theo CCRĐ của Trung Quốc hoàn toàn xa lạ với Việt Nam, nên không chính xác, không khoa học, lại thêm sự thi hành hết sức tuỳ tiện ở tất cả các cấp, thì làm sao bảo đảm được số 48.742 người đó là không bị oan và “đáng tội”? – Người viết


-Son Tran
Đọc ĐÈN CÙ :
hay..."ba... ba TÀU" !
*
"... một chuyện không thể ngờ bằng vạn. Giữa 1963, Cụ Hồ bi một vố bút sa. Tuyên bố chung Hồ Chí Minh - Novotny, chủ tịch Tiệp Khắc vừa lên báo thì Lê Duẩn bắt bỏ ngay: xét lại!

Lập tức hủy, bất chấp xúc phạm đến nước bạn Tiệp và lãnh tụ.

Người ta giải thích vụ này như sau: nhận được bản Tuyên bố để ký, Bác hỏi chú Ba, ý là chú Ba Duẩn, xem chưa. Thư ký Bác lầm là hỏi chú Ba Khiêm, bộ trưởng ngoại giao chịu trách nhiệm thảo văn kiện cho nên đáp là đã. Thế là Bác ký. Thì ra tội nợ chính là vì trong đảng quá nhiều Ba... Ba phải, ba ba ba…"
*


"… Từ đấy Mao - nhều, thường từng đám túm tụm chửi Khroutchev rồi hễ thấy chúng tôi thì lại cố tình liếc liếc và ré lên cười.

Tôi ngỡ thấy lại Kiêu binh phủ Trịnh chắc từng đã ở trên nền tòa báo này
và ngày ngày ra đừơng bóp vú thả cửa đàn bà con gái của cả cái huyện Thọ Xương thuộc phủ Hoài Đức đây.(Trần Đinh/ Đèn Cù)

Đọc ĐÈN CÙ
Chính sách PHÂN BIỆT GIAI CẤP
"Phóng Tay Phát Động Quần Chúng" bắt đầu từ CCRĐ- 1953-1956...
("diễn biến hung bạo, không hòa bình của nước ngoài nắm vững Mác - Lê." -Trần Đỉnh)

"Lại nhớ đến lớp chỉnh huấn trí thức xây dựng lập trường cải cách ruộng đất năm ngoái, Thanh phàn nàn với mấy chúng tôi rằng trong nhà ăn lớp học từ nay anh và chị phải ăn riêng. Vì? - Tôi lạ quá. “Anh ấy ăn chế độ tiểu táo, bếp bé, tôi đại táo.” Rồi chị giải thích, tiểu táo là cơm có ba món đặc và một canh… Tôi nhớ nhiều phần là Vũ Đình Khoa, nguyên tri huyện sau đó khẽ thì thào bảo tôi: - Chế độ tế nhị này rắc rối đây. Ăn thế rồi, ngủ sao?
Lúc ấy chúng tôi mới chỉ pha trò cười thứ chế độ lố bịch này chứ chưa biết qua phát động cải cách ruộng đất ở Việt Nam
(Hoàng Tùng hồi ký rằng Mao đã “gọi” Hồ chủ tịch sang bảo phải làm cải cách ruộng đất),
*
Trung Quốc đã rắp đưa Đảng cộng sản Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Cộng như bóng với hình. Chẳng hạn chế độ phân biệt đối xử chi li đến gần như tàn nhẫn về hưởng thụ vật chất nói trên.
Hay quan trọng hơn nữa, những thay đổi nhân sự dựa trên giai cấp xuất thân.
Chẳng thế mà ở Điện Biên Phủ, Giáp dặn khẽ Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Đạo Thúy cần nói năng cẩn thận về lý lịch, các cố vấn đang xem xét, kể cả tôi (Võ Nguyên Giáp). Đánh mọi kẻ thù, Giáp chỉ thua kẻ thù giai cấp đang được cố vấn Trung Quốc trình làng mà nguy nhất là nó có thể nằm ngay ở trong người Giáp.
Tháng 2 - 1954 nổ súng ở Điện Biên thì tháng 11 - 1953, Hoàng Văn Thái xuống làm phó tổng tham mưu trưởng,

Văn Tiến Dũng lên thay. Dũng thợ may gần công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa được học cao…
Rồi sau này đi đến phương châm nhân sự kinh hoàng của Song Hào, Nguyễn Ngọc Mậu: đề bạt bần cố nông một năm một cấp là chậm, đề bạt tiểu tư sản mười năm một cấp là nhanh.

Tất nhiên lúc ấy càng không biết đảng thay đổi nhân sự theo sự chỉ trỏ khôn khéo của cố vấn Trung Cộng cũng có nghĩa là đảng phủ nhận những thành tích đảng đã thu được trong quá khứ.

Đúng thế, không thì thay người làm gì cho rách chuyện…? Chỗ thâm hiểm ở đó.
*
Quá khứ của anh chưa có tôi “phụ trách” nên không ra sao, nay có tôi, anh phải thay đổi theo ý tôi. Thực chất đó là gì? Là diễn biến hung bạo, không hòa bình, của nước ngoài nắm vững Mác - Lê hơn Việt Cộng ..."(Đèn Cù - Trần Đỉnh)




 Bác Hồ Oan Ghê
. Đinh Tấn Lực

Ku Gúc nhất định phải gục mặt mà GATO với bộ chính trị Hà Nội phen này. Non triệu hình ảnh và bài viết về Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) hiển thị trên trang Gúc đã bị cuộc triển lãm thần thánh ở Hà Nội đánh gục.

Chỉ nội trong vòng 4 ngày, lãnh đạo đảng và nhà nước ở đây đã vực dậy một giai đoạn khí thế của đảng, dưới danh đội, đến long trời lở đất, chẳng khác nào một Điện Biên trên ruộng.

Qua đó, không ai không thấy quả thực là Địa Chủ Ác Ghê.

Nhờ cuộc triển lãm này mà chẳng một ai thèm nghi hoặc rằng tác giả C.B. của bài báo kích động mở màn cho thời kỳ điện chạy cột sống đến rùng mình nửa nước này chính là … Trần Dân Tiên, Ông Tiên Sống Mãi. Cũng chẳng ai thắc mắc về cái quyền tư sản đối với một tay vô sản nặng ký cỡ đó, để kịp bàng hoàng nhận ra “C.B.” là chữ viết tắt “Của Bác” dùng để đánh dấu loại bài mà ban biên tập báo Nhân Dân tuyệt đối không được động đến một dấu chấm/dấu phẩy nào.

Tất nhiên, cuộc triển lãm đã đánh bạt mọi ngờ vực rằng lão Tiên này từng gửi thư viết tay trình kế hoạch và xin lão Xít-ta-lin cho về nước làm CCRĐ. Rồi lại xin lão Mao gởi cố vấn TQ sang VN làm CCRĐ, vì cán bộ VN không biết làm. Rồi lại thỏa thuận với lòng tôn trọng tuyệt đối để các cố vấn TQ lấy quyết định tối hậu về CCRĐ ở VN.

Điểm son đại thắng lợi của cuộc triển lãm nằm ở chỗ trình bày tận tường/giải thích cặn kẽ đến người xem rằng CCRĐ là một “Chủ Trương Lớn”, thời đó, với “Tính Quốc Tế” hiển hiện ngay trên mọi khán đài đấu tố ba bức ảnh lãnh tụ vô vàn và muôn năm kính yêu là bác Ma-len-kô (Liên Xô), bác Mao (TQ) và bác Hồ (VN).

Bởi, nội dung Quốc tế ca đã chẳng từng kêu đòi điều này trước đó hay sao?
“Quyết phen này sống chết mà thôi
 Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành
 Toàn nô lệ vùng đứng lên đi
 Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa
 Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình…”.

 Lợi lẫn quyền, ai chẳng ham? Thế thì hãy đứng lên…
“Đấu tranh này là trận cuối cùngK
ết đoàn lại để ngày mai
 L’Anh-te(rơ)-na-xi-ô-na-lơ sẽ là xã hội tương lai”.

Tương lai không chỉ là một VN có giai cấp bần nông lãnh đạo. Tương lai là một thế giới đại đồng chói lọi.  Đã chẳng bảo “Chủ Trương Lớn” (hay tên chữ “Đại Cục”) là gì?

Cho nên, rõ ràng, qua cuộc triển lãm, người ta không thể tự cho phép dễ tính đến mức có thể tin rằng mục tiêu lớn nhất của CCRĐ chỉ đơn giản là vì công bằng xã hội, hay để cào bằng giai cấp. Chủ đích lớn nhất và cần đạt kỳ được chính là phóng tay gieo rắc đủ mức kinh hoàng và rúng động lâu dài trong tâm khảm nhân dân để (cùng với biện pháp xiết họng mà) giành trọn quyền kiểm soát con người bằng bạo lực.

Đường Kách Mệnh là gì ư? Đó là con đường dẫn tới một xã hội trong đó không một cá nhân nào (bất kể tiền nhiều hoặc uy tín cao), và không một đoàn thể nào (từ tôn giáo đến xã hội), được phép ảnh hưởng lên con người, ngoại trừ lãnh đạo đảng.

Qua cuộc triển lãm, mọi người đều có thể yên tâm rằng bác Hồ đã được cộng sản quốc tế huấn luyện kỹ và biết rõ tất tần tật về nguyên tắc chuyên chính hàng đầu đó.

Nguyên tắc điều khiển con người (căm thù và hung hãn) đó, y chang nhau, đã được thực hiện (thắng lợi) nhiều lần tại LX, TQ, và hầu hết các nước cộng sản trước đây lẫn bây giờ, dưới đủ loại nhãn hiệu. Khi thì để triệt hạ tàn dư phong kiến, khi thì để tiêu trừ tư bản, khi thì để tận diệt “hữu khuynh phản bội”, khi thì để thanh trừng “xét lại, chống đảng”, khi thì để thúc đẩy cách mạng văn hóa, v.v…. Thậm chí, có khi, ở quy mô nhỏ và ngắn ngày, chỉ nhằm để biểu dương khả năng gây bạo loạn (như ở Bình Dương/Vũng Áng, chẳng hạn).

Cuộc triển lãm thần sầu quỷ khốc này còn có sứ mệnh tô đậm nét một đảng vĩ đại có khả năng tính sẵn các thứ tình huống, và tính cả các thứ tiếp theo sau chiến dịch:

Khi sự kinh hoàng hay uất ức của quần chúng đã vượt quá tầm, có thể làm bùng vỡ cả xã hội, thì lãnh đạo luôn luôn có sẵn vở tuồng quy lỗi và sửa sai. Hình ảnh sụt sùi tất nhiên là khá phổ thông (và rất cần trở thành trọng điểm của mọi triển lãm). Bấy giờ, một dàn loa đồng thanh mở hết công suất kêu gào than khóc, rằng: Bản thân bác không tàn ác giết người chẳng gớm tay thế đâu!  Chỉ vì bất khả kháng và bất đắc dĩ, bác mới phải nghe lời cố vấn Tàu mà lệnh bắn bà Cát Hanh Long như một lời tuyên chiến với giai cấp Địa Chủ Ác Ghê kia! Riêng cái thông điệp chiến lược nọ thì cứ để nguyên,  bởi không thể nào rõ hơn được nữa: Ân nhân cất giấu/nuôi dưỡng/hỗ trợ lãnh đạo đảng chẳng là cái đinh gì. Quan thầy bảo giết thì bùm ngay thôi!

Thương dân vãi lệ

Về mặt gia cố uy thế đảng, lãnh đạo đã thống nhất sẵn với nhau các biện pháp lôi đầu một số dê tế thần chọn lọc ra vùng nhang khói để vỗ về lòng tin của quần chúng, và lập tức xiết chặt gọng kềm kiểm soát dưới nanh vuốt đảng ngay sau đó. Trong trường hợp không có chiến tranh làm mồi dẫn, thì cứ năm bảy năm một lần, các đảng CS vĩ đại quang vinh lại tung ra một chiến dịch gieo rắc kinh hoàng long trời lở đất khác để xốc lại xã hội cho ngay ngắn/ổn định trong vòng nanh vuốt đảng.

Các chuẩn bị trước chiến dịch, một số điều chỉnh ngay trong chiến dịch, cả hai biện pháp sóng đôi sau chiến dịch ngày đó, như vừa nói, cộng thêm cuộc Triển Lãm CCRĐ 1946-1957 cực kỳ hoành tráng tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia hôm nay, tất yếu đã giao thoa/cộng hưởng mà để lại trong lòng người xem một niềm cảm khái trắc ẩn vô biên.

Trước tiên, nó khiến mọi người phải tự cược lấy một niềm tin không suy suyển rằng Bác Hồ Oan Ghê: bác chớ hề lên kế hoạch, chẳng từng viết bài kích động mở màn, chẳng gật đầu xử tử ân nhân, chẳng hay biết gì về diễn tiến toàn bộ sự việc trên toàn cõi Bắc Việt, cũng chẳng can dự trực tiếp hay lệnh lạc gì vào từng bước của tiến trình CCRĐ. Nỗi oan lớn nhất là bác không thể ngờ quân Tàu lại ác đến thế, hay lũ Đội lại độc đến thế.  Bác chỉ đau đáu một tấm lòng tội nghiệp đến vãi lệ cho hàng vài chục vạn nạn nhân nằm xuống và hàng chục vạn gia đình lất lây trong một xã hội bị xới tung.
Kết luận 1: bác không tự tay bắn giết ân nhân hoặc nông dân nào cả.

Thứ nhì, nó khiến mọi người phải tự dập tắt trong lòng mọi ý nghĩ oan sai, rằng bác đã dày công đào tạo những động vật từng được mệnh danh cực hãi là Nhất Đội Nhì Trời; và xuyên qua nỗ lực đó,  bác đã tập dượt/huấn luyện/trang bị thành công cho một giai cấp nông dân có đầy đủ bản lãnh và sáng kiến lăng mạ/đánh đập/vu cáo/tố điêu/buộc tội/lên án ngay chính ân nhân, ngay chính những người nuôi nấng cách mạng, thậm chí, ngay chính ông/bà/cha/mẹ/anh /em của nó.
Kết luận 2: bác không tự tay tước bỏ cả tính người lẫn tình người của bất cứ ai.

Thứ ba, nó khiến mọi người phải tự rập lòng hoan hô cách xử thế đầy nghĩa tình của một thời bi hùng có tên là CCRĐ: không một ai góp của/góp vàng nuôi giấu cán bộ, chấp nhận mọi rủi ro tính mạng trước đám mật thám  Tây mà lại nhận lãnh cái án tử bằng những viên đạn của cách mạng VN.
Kết luận 3: nhờ ơn bác, ơn đảng, mà họ chỉ vô tình bị xử tử bởi những viên đạn của Tàu.

Thứ tư, nó khiến mọi người phải rất đỗi tự hào về một giai đoạn nghèo khó “vượt thời gian” của nông dân ta: Hình ảnh triển lãm cho thấy là ngay từ đận cuối thập niên 40 của thế kỷ trước, nông dân VN đã từng sử dụng đại trà những nồi nhôm nồi đồng với đũa nhựa; đã từng nộp thuế bằng gạo trắng chứ không cần đong thóc; đã từng dùng cân; đã từng mặc áo may bằng máy may công nghiệp; đã từng dùng bát chiết yêu…
Kết luận 4: ngay từ thời CCRĐ, đời sống của nông dân ta đã là mẫu mực sung túc, đi trước nhiều nước châu Á hàng chục năm.

Thứ năm, nó khiến mọi người liên tưởng ngay đến một giai cấp đại địa chủ đỏ lòm ở thế kỷ 21: Đất đai ruộng vườn mênh mông tình đảng; biệt thự/nhà thờ họ hoành tráng đời quan; vàng/đô phải giặt rửa/ký gửi tận bên kia bán cầu; con cái du học các nước tư bản về được cơ cấu ngay vào đầu ngõ Trung Ương; lại còn còn có cả lực lượng công an, quân đội lái công xa và lãnh lương từ tiền thuế của dân để đi cưỡng chế nhà đất của dân cho họ…
Kết luận 5: chưa có nước nào tiến bộ với một vận tốc ngang bằng tiến độ đổi đời của bần cố nông thành tư bản đỏ nhanh gọn như ở VN ta.

Thứ sáu, rất tiếc là cuộc triển lãm CCRĐ đang hồi hưng phấn, những nữ vũ công đang cơn ưỡn ẹo, nỗi oan của bác đang trên đà tháo gỡ, uy thế của đảng đang được PR sáng choang, hình ảnh VN ngời ngời ánh sáng văn minh cách mạng… thì bỗng dưng đứt bóng/chết tiệt.
Kết luận 6: tiên sư đám tuyên giáo, chỉ vì tự kỷ lộ hàng mà đành đoạn chấm dứt ngang hông một tiến trình giải oan cho bác, khiến đám thối mồm cứ mắng cho là thứ Lúng Túng Đẻ Lung Tung.

16/9/2014 –  Tròn 64 năm ngày mở màn Chiến Dịch Biên Giới ở Đông Khê.

Blogger Đinh Tấn Lực



-Son Tran Chung quanh việc tác phẩm Đèn Cù, ông Trần Đĩnh, gây xôn xao khi tiết lộ các chi tiết bí mật cung đình của chế độ CSVN, Dân News tìm đến các nhà văn, nhà bình luận thời sự… để tìm hiểu, mở rộng thêm về vấn đề này. Trong cuộc trao đổi ngắn đầu tiên, ông Vũ Thư Hiên, tác giả của tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày đã dành cho Dân News ít thời gian để nói về sự kiện “giải thiêng” này theo góc nhìn của ông.
demgiuabanngay
1.  Thưa ông, việc tác phẩm Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh xuất hiện ở trong và ngoài nước, gây nên nhiều tiếng vang cũng như tranh cãi. Là một người đã sống qua những thời kỳ khó khăn và đen tối nhất của chế độ CSVN, ông đáng giá như thế nào về Đèn Cù, cũng như độ xác thực của các câu chuyện được kể lại?
VTH: Tác giả Đèn Cù gọi tác phẩm của ông là “truyện tôi”. Tức là truyện của tôi thôi đấy nhé, không phải chuyện vê ông A bà B nào đâu. Người đọc cũng nên hiểu đúng như vậy cho tác giả. Tình tiết nào tác giả nhớ, ghi lại, có dẫn ra được những dữ liệu khả tín thì ghi nhận, còn không có mấy cái đó thì nên coi là cái để tham khảo, là chỗ của niềm tin dành cho người viết. Khi viết Đêm Giữa Ban Ngày tôi cũng nhấn mạnh: “Là cái nhìn từ phía người trong cuộc, hồi ức của tôi, cũng như mọi hồi ức khác, không thể tránh khỏi những gì mang tính chủ quan trong sự lựa chọn, trình bày các sự kiện.” Cái tôi thường hiện diện trong các hồi ký không bao giờ được độc giả coi trọng. Người đọc không cần biết tác giả là ai, mà muốn qua cái tôi-tác giả ấy thấy được những cái khác – xã hội với mọi mặt của nó, nhất là những mặt khuất mà tác giả biết hơn mình, với tư cách nhân chứng. Về mặt này, Đèn Cù là một tác phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu của số đông độc giả sống trong một xã hội đầy dối trá. Nhưng như mọi hồi ký khác, nó sẽ được đặt dưới sự phán xét nghiêm khắc của độc giả.   

2. Thưa ông, việc Đảng CSVN bất ngờ cho phép tổ chức triển lãm về thành quả của chiến dịch Cải cách ruộng đất, theo ông thì đó là cách họ muốn thách thức dư luận hay là để chạy chữa cho những sai lầm trong quá khứ? Ông nghĩ sao về tuyên bố của ông Nguyễn Văn Cường, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia ‘Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử’ về việc không bạch hoá sai lầm từ chiến dịch này?
 VTH: Nói “Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử” là sai hai lần. Không có cái sai lầm nào là của lịch sử hết. Chỉ có lịch sử viết sai hay đúng mà thôi. Chuyện người sai không thích nói về cái sai của mình là dễ hiểu. Việc nhà cầm quyền bất ngờ tổ chức triển lãm một vấn đề lịch sử đầy nhức nhối và bị bưng bít, bị xuyên tạc đã nửa thế kỷ, theo tôi nghĩ, là một sự hớ hênh cũng bất ngờ, do bị xui dại, hoặc bật ra sáng kiến trong tình trạng lú lẫn. Triển lãm này tốt ở chỗ nó làm cho dân chúng nhớ lại tội ác vô cùng to lớn với hậu quả vô cùng sâu sắc mà nhà cầm quyền đã gây ra.    

3. Điểm quan trọng trong Đèn Cù, là việc nói nhiều về bóng tối của cái tên Hồ Chí Minh. Đây là điều mà tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày cũng có nói đến, nhưng không nhiều. Thưa ông, liệu Hồ Chí Minh có là một tượng đài thật sự trong trái tim của nhiều người đã từng có liên quan đến Đảng CSVN, khiến việc lật đổ hay “giải thiêng” là điều hết sức khó khăn?
 VTH: Tôi cho rằng việc phá bỏ tâm thức sùng bái bất cứ người nào, bất cứ cái gì là việc rất cần thiết trên đường đi tới tương lai của một dân tộc. Ông Hồ Chí Minh là một nhân vật không thể xoá bỏ trong lịch sử Việt Nam, cũng như Lenin, Stalin trong lịch sử Nga, hoặc Mao Trạch Đông trong lịch sử Trung Quốc. Cùng với vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn mới thành lập với tư cách một chính đảng chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, và cùng với sự bắt rễ sâu chắc trong suốt thời gian dài mà đảng này áp đặt sự cai trị độc tôn trên toàn quốc Việt Nam, thì việc ông Hồ Chí Minh có là một tượng đài trong trái tim nhiều người Việt Nam là hiện tượng bình thường. Nó không khác gì tượng đài Lenin, Stalin trong trái tim người dân Liên Xô (cũ). Nhưng giờ ở nơi đó nó chỉ còn rơi rớt trong số rất ít trái tim già, chứ những trái tim trẻ của nước Nga bây giờ không có chỗ cho ba thứ lẩm cẩm ấy. Việc “giải thiêng” nằm trong phạm trù tâm thức sùng bái cần phải kiên quyết chống bằng những phân tích chính trị chứ không phải bằng những lời chửi rủa hoặc những bới móc về đời tư hay khía cạnh tình dục.

Dân News thực hiện
——————————-
* tựa đề do Dân News đặt


-Giáo dục học sinh căm thù điền chủ Nguyễn Thị Năm Nguyễn Quang Duy
Để mở đầu cuộc Cải Cách Ruộng Đất, điền chủ Nguyễn Thị Năm là người đầu tiên Hồ Chí Minh ra lệnh xử bắn.
Với bút hiệu C.B. (Của Bác), Hồ Chí Minh viết bài Địa Chủ Ác Ghê, đăng trên Báo Nhân Dân, đấu tố và khép tội bà Năm. Bà nay đã trở thành một nhân vật lịch sử.
Vụ án bà Nguyễn Thị Năm và hằng trăm ngàn nạn nhân vô tội khác, đang được mở lại. Hai câu thơ cuối bài Địa Chủ Ác Ghê đã được trả về cho tác giả của nó Hồ Chí Minh:
“Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng, 
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”
Tội ác đã đến ngày phải trả, nhờ cuộc Triển Lãm Cải Cách Ruộng Đất tại Hà Nội nhiều tài liệu về tội ác do đảng Cộng sản gây ra đã đựợc phổ biến trên mạng.

Trong đó có tài liệu tả lại cảnh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm dùng để dạy cho học sinh. Tài liệu này là Bài Số 8 “ẤN CỔ NÓ XUỐNG” trong mục “Vạch mặt Địa Chủ Cường Hào Gian Ác” trong sách giáo khoa do BỘ GIÁO DỤC xuất bản. Bài như sau:
ẤN CỔ NÓ XUỐNG
“Có người dắt Thị-Năm và đội Hàm tới. Vòng ngoài hội nghị có vài tiếng xì xào: “Đội Hàm đã đến”. Hàm cười gượng, cố làm ra vẻ vênh váo, tức thì có hàng nghìn tiếng thét lớn:
- Bắt nó cúi mặt xuống! Bắt nó cúi xuống!
- Hoan hô chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ!
- Đả đảo địa chủ gian ác Nguyễn Thị Năm!
- Đả đảo cường hào Hàm! Ấn cổ nó xuống!
Hai đứa gian ác vội vã quỳ xuống, dáng tiu nghỉu. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân giác ngộ, uy thế của bọn nó sụp đổ tan tành”.
(Theo tài liệu của các báo chí về vụ Cát-Hanh-Long).
Tài liệu này phần nào giải thích được lý do tại sao có quá nhiều người biết đến bà Nguyễn Thị Năm và tại sao Hồ Chí Minh phải sử dụng cả một guồng máy tuyên truyền thuê dệt nhiều huyền thọai xoá đi tội ác Hồ Chí Minh đã đấu tố và ký lệnh xử bắn bà Năm.
Tài liệu còn là một bằng chứng giải thích lý do tại sao nền giáo dục tại Việt Nam càng ngày càng khủng hỏang.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
12/9/2014


Cải cách ruộng đấtNguyễn Văn Tuấn 

Sự kiện mang tên “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ) xảy ra ở ngoài Bắc và lúc tôi mới sinh, nên tôi cũng như phần lớn các bạn chỉ biết về sự kiện qua báo chí, văn học, phim ảnh. Sự thật kinh hoàng và đau thương là hàng vạn (?) ngườ bị giết oan và hàng trăm ngàn người bị kết án oan trái. Bẵng đi một thời gian dài, bây giờ người ta đem ra triển lãm về sự kiện kinh hoàng đó! Trong bài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng các bạn vài suy nghĩ cá nhân liên quan đến mục tiêu, con số tử vong, và những câu chuyện tan thương trong vụ CCRĐ.

Cuộc CCRĐ không chỉ xảy ra trong một thời điểm ngắn, mà kéo dài từ 1953 đến 1956, tức khoảng 4 năm qua 5 giai đoạn. Những người chủ trương CCRĐ làm có vẻ rất bài bản và có hệ thống. Khởi đầu là vận động và chuẩn bị hậu thuẫn của quần chúng, sau đó là ra sắc lệnh, rồi làm thí điểm, và vào cuộc ồ ạt. Có vài nguồn nói rằng lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn làm CCRĐ, nhưng vì Tàu cộng gây áp lực lớn quá nên đành phải làm. Tôi không biết luận điểm này khả tín ra sao, nhưng cảm thấy rất khó chấp nhận, vì nó cho thấy rõ ràng là miền Bắc VN lúc đó chịu lệ thuộc Tàu quá lớn.
 Mục đích
CCRĐ để làm gì? Một văn bản có tên là “Luật cải cách ruộng đất” do Chủ tịch Quốc hội Hồ Chí Minh kí (1) ghi rõ: 
“Điều 1. – Mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất là:
Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ,
Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân,
Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển,
Để cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến,
Để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phòng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc.”
Dĩ nhiên, đó là “bề nổi” của mục đích, còn “bề chìm” thì có lẽ hiểu một cách khác. Có thể mục tiêu chính là xoá bỏ sự ảnh hưởng của giới giàu có và có học ở nông thôn. Thời đó, đại đa số nông dân không biết chữ, và giới có học thường là người nhà giàu, và những người này có thể nói là “proxy” lãnh đạo ở nông thôn. Người cộng sản muốn độc quyền lãnh đạo nên phải xoá bỏ thành phần giàu và có học này. Theo tôi nghĩ đó mới là lí do chính họ phát động cuộc CCRĐ. 
Một lí do quan trọng nữa theo tôi nghĩ là họ muốn làm cho nông dân phải biết sợ sức mạnh của người cộng sản. Nên nhớ rằng phần lớn các cuộc khởi nghĩa hay nổi dậy đều xuất phát từ nông dân. Nông dân tuy không có học nhiều nhưng một khi họ đoàn kết lại thì trở thành một lực lượng rất khó khống chế. Do đó, người cộng sản phải thị uy quyền lực của họ qua CCRĐ. Rất có thể mục đích này giải thích tại sao họ xử bắn nạn nhân ngay trước mặt công chúng và người thân của nạn nhân. Có thể lúc đó những người hành xử như thế không thấy họ là dã man hay thú tính, mà họ thấy họ đã thị uy để khuất phục đám đông.
Một lí do khác là hệ quả của hai lí do trên có thể là họ muốn xoá bỏ nền tảng đạo lí vốn đã tồn tại qua hàng ngàn thế hệ của nông thôn VN. Họ muốn thay vào đó cái nền tảng đạo đức xã hội chủ nghĩa mà họ mới du nhập từ Nga và Tàu vào. Đó chính là lí do tại sao rất nhiều di tích lịch sử, đền đài, chùa chiềng bị đập phá một cách không thương tiếc. Họ muốn đoạn tuyệt với lịch sử và văn hoá VN. 
Một cách trớ trêu, tôi nghĩ người cộng sản đã đạt được cả 3 mục tiêu chìm trên. Họ đã xoá sạch ảnh hưởng của giai cấp giàu và có học ở nông thôn và biến họ thành những phế nhân của xã hội. Họ đã thành công làm cho nông dân và cả xã hội nói chung phải sợ trước họng súng, đúng như Mao từng nói “chính quyền sinh ra từ họng súng”. Và sau cùng họ đã thành công một phần nào đó đoạn tuyệt với quá khứ và xoá bỏ ảnh hưởng của tôn giáo. Nhưng thành công nào cũng đi kèm theo những hệ quả khôn lường. Cái hệ quả lớn nhất, đau thương nhất, và kinh khủng nhất là giết chết hàng vạn người vô tội. 
Bao nhiêu người chết? 
Hậu quả kinh khủng nhất của CCRĐ là cái chết. Không ai có một con số thống kê chính xác về số người bị xử và số người bị giết, chỉ có ước tính. Những ước tính từ các chuyên gia trong và ngoài nước chênh lệch nhau rất lớn. Nhưng dù chênh lệch, họ đều nhất quán một điều là số người bị giết cao hơn 15,000. Tính trung bình mỗi ngày có gần 20 người bị các đội CCRĐ giết chết. Đó là một con số rất lớn, một vết thương dân tộc mang tính lịch sử mà tất cả chúng ta đều không được quên. 
Trước hết, chúng ta hãy thử đọc thống kê chính thức của Nhà nước. GS Đặng Phong, một sử gia về kinh tế VN, đã dày công làm thống kê về CCRĐ và trong một cuốn sách “Lịch sử kinh tế Việt Nam” ông đưa ra con số người bị kết án oan trong thời kì CCRĐ là 172,008. Đó là những người bị kết tội là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của giai cấp (2). 
Nhưng chưa hết! Trong số 172,008 người bị kết án và một số bị giết chết đó, sau khi tổng kết thì Nhà nước kết luận rằng có đến 123,266 bị kết án oan. Nói cách khác, cứ 10 người bị kết án, thì có 7 người bị oan. Thật ra, “oan” ở đây có nghĩa là theo quan điểm của họ (nhà cầm quyền) chứ trong thực tế có lẽ 100% đều là oan. 
Nhưng giả dụ như 7/10 là oan, thử hỏi trên thế giới này có nơi nào mà án oan nhiều đến như thế. Điều này không ngạc nhiên, bởi vì những người gọi là “chánh án” hay ngồi ghế xử tử hình người khác toàn là loại “cóc nhái”. Sau đây là lời nói của một người từng chứng kiến CCRĐ: “Ôi! Tôi còn nhớ như thế này, tôi chưa bao giờ thấy lịch sử con người lại ngược đời như thế, đến nỗi phải nói là thời đại trâu bò đi “bí tất”, cóc nhái nhẩy lên làm người, mõ sãi ngày xưa nhẩy lên làm chánh án, làm thẩm phán. Thậm chí ngồi trên toà đấu bố mình.” (3) 
Các chuyên gia nghiên cứu ở nước ngoài cũng đưa ra những con số nạn nhân bị giết chết trong CCRĐ. Các chuyên gia này dựa vào nguồn từ Việt Nam và suy luận, và kết luận rằng khoảng 50,000 đến 172,000 người bị giết chết (4-6) vì bị kết án là kẻ thù của nhân dân. 
Theo wikipedia, một nguồn từ Bộ chính trị đảng CSVN thì chỉ tiêu tối thiểu là giết 1/1000 người Việt (miền Bắc) trong giai đoạn “giảm tô”. Con số này có nghĩa là tối thiểu 14,000 người bị giết trong thời giảm tô. Dĩ nhiên, con số bị giết chết trong các đợt CCRĐ kế tiếp phải cao hơn con số đó nhiều lần. 
Một chuyên gia về đất đai của VN là Lâm Thanh Liêm (miền Nam) người đã phỏng vấn nhiều cán bộ miền Bắc đã hồi chánh cũng đưa ra một ước tính khác. Ông ước tính rằng số người bị giết dao động trong khoảng 120,000 đến 200,000. Con số này có vẻ phù hợp với số nhà và chòi của “địa chủ” được giao cho những người nông dân (những ông chủ mới). Lúc đó, người ta (ai đó?) đặt ra một chỉ tiêu là 5.68% dân số phải là “địa chủ”. Nói tóm lại, các ước tính trên đây rất chênh lệch nhau, nhưng tất cả đều nhất quán rằng có ít nhất 15,000 người bị giết trong thời kì CCRĐ.  
Những câu chuyện thương tâm 
Có rất nhiều câu chuyện đau thương về hậu quả của CCRĐ. Đã có nhiều người viết thành sách, tiểu thuyết. Ngay cả một người sắc máu như Tố Hữu mà còn phát biểu rằng “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.” 
Người bị xử bắn đầu tiên trong vụ CCRĐ là bà Nguyễn Thị Năm. Bà là một ân nhân lớn của các ông như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, v.v. Bà từng đóng góp cho Cácn mạng Tháng 8 20,000 đồng bạc Đông Dương (tương đương 700 lượng vàng). Con trai của bà có người làm đến chức trung đoàn trưởng trong quân đội Việt Minh. 
Vậy mà khi CCRĐ xảy ra, người ta đem bà ra xử và bắn chết! Các ông như Trường Chinh (lúc đó là trưởng ban CCRĐ) và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu mà không can thiệp? Họ trả nghĩa bà Năm như thế chăng? Thứ tình nghĩa gì mà quái gở như thế? Trong cuốn “Trần Huy Liệu – Cõi đời”, tác giả Trần Chiến kể lại buổi đấu tố bà Năm như sau: 
Hôm ấy là ngày 22/5/1953, trời nắng chói chang. Để tránh cái nắng nóng nhiều người đã lấy cành cây che đầu, nhưng vì làm như thế thì người ngồi sau sẽ bị che khuất nên Chủ tịch đoàn đã yêu cầu mọi người vứt lá đi. Phiên tòa hôm ấy khoảng 1 vạn người. Cũng như ngày trước, Chủ tịch đoàn lại ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Khi bà Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công (2) cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu được Đội dân quân dẫn vào các bần cố nông đã bật dậy hô đả đảo vang trời. Có người còn đòi “bọn địa chủ gian ác” phải đứng lên cao và quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo.
Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên “địa chủ ác ôn” và ngắc ngứ đọc lý lịch, nhưng không nêu tội ác cụ thể. Cứ sau mỗi lần như vậy những người tham dự phiên tòa lại hô vang 3 lần: “Đã đảo, đã đảo, đã đảo!”.
Đám đông đã tỏ ra hết sức phẩn nộ trước thái độ của đội Hàm. Đôi mắt anh này cứ gườm gườm đầy thách thức. Nhiều người đã hét lên yêu cầu lính gác phiên tòa “tát cho nó nảy đom đóm mắt ra để nó cúi gằm mặt xuống mà nhận tội”.Rút kinh nghiệm lần trước, Chủ tịch đoàn tuyên bố đề nghị quần chúng phải giữ vững trật tự và không cần đánh đập tội nhân hay bắt quỳ, bò”.
Cũng có những người lên tố, nhưng do trình độ, học vấn không có nên nói không đạt ý, không rõ việc. Không ai hiểu họ nói gì. Một bà tên là Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu tội bà Năm ở đâu.
Còn một ông tên là Giồng tố cáo bà Năm đã cướp gánh cỏ của ông ta để cho ngựa của bà ăn và cướp cả giỏ củ mài làm cho cả nhà ông ta phải nhịn đói.
Hài hước hơn cả là trường hợp của một chị có tên là Lý. Chị Lý tố cáo rằng, chị ta là con nuôi của bà Năm, được bà Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật. Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị bà Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Nội dung tố cáo chỉ là thế, nhưng vì chị ta vừa nói vừa khóc nên không ai rõ chị ta nói gì.”
Sau khi bà Năm bị tử hình, một bài báo xuất hiện trên tờ Nhân dân có tựa đề là “Địa chủ ác ghê” của tác giả kí tên là C.B. Bút danh này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng rất nhiều lần trong thời gian đó. Do đó, người ta nghi ngờ rằng chính ông Hồ là tác giả bài viết mang tính đấu tố này. Chỉ là nghi ngờ chứ chẳng ai biết rõ. 
Đài RFA có hẳn một mục dành cho những câu chuyện mang tính cá nhân về CCRĐ. Sau đây là vài câu chuyện thật mà đọc lên chúng ta thấy không biết tại sao con người lúc đó quá tàn ác với nhau. 
Về những người tố cáo, qua lời kể của Nhà văn Nguyễn Chí Thiện:
Họ bị kích động nhiều, bị kích động hơn là bị ép buộc anh ạ. Nhưng số người mà sau này họ hăng say lao theo thì đông, chứ còn số người miễn cưỡng lên thì ít thôi. Nhưng phải nhớ một điều là từ đầu đã có một sự cưỡng bức rồi. Những người hăng say thì không phải là tự họ họ lên đâu, mà họ không lên cũng không được. Qua quá trình kể khổ rồi khơi sâu lòng hận thù thì nhiều người trở thành hận thù thật. Họ lên họ làm việc đó.
Chỉ riêng trong gia đình thôi thì là một sự miễn cưỡng rõ rệt anh ạ. Thí dụ như con dâu mà lên tố bố chẳng hạn, tố là ông ấy hiếp mình thế nọ thế kia thì ăn nói nó có vẻ gượng gạo, không có tinh thần hăng say như những người khác.
Có một điều đặc biệt là, ông ta đã ngoài 60 rồi, mà ông ta vẫn cứ phải xưng cháu hoặc xưng con với bất cứ một người nào lên đấu tố, dù người lên đấu tố chỉ đáng tuổi con ông thôi. Thâm chí tôi còn nhớ một cô con gái lên tố ông ta thì ông ta cũng phải xưng con với người con gái đó – con gái mình đẻ ra đấy ạ.” 
Còn người ngồi ghế xử án: 
Bây giờ nói đến tòa án nhân dân mà ngồi xử thì toàn là nông dân thôi, toàn là nông dân họ sắp xếp lên ngồi thôi. Chị làm “chánh án”, tôi còn nhớ chị ấy còn mù chữ nữa anh ạ, không biết viết a,b,c thế mà lại lên làm chánh án. 
Sau một ngày đấu tố nhục nhã như thế rồi thì họ bắt đầu họ tuyên án. Họ tuyên án với tất cả những tội ác mà địa chủ đã phạm phải, mà toàn bộ là bịa đặt thôi. Người ta tuyên án ông ấy tử hình. Đặc biệt là trong quá trình đấu tố thì ông địa chủ này không có quyền cãi mà chỉ có quyền bất cứ ai đấu tố thế nào đều chỉ có quyền “nhận tội” – nhận tội lỗi của mình chớ không hề có một lời cãi nào được phép cả.”
Họ làm gì với nạn nhân đã bi tử hình? 
Buổi hôm đó, tôi còn nhớ là sau khi đấu tố xong thì lập tức có 6 anh du kích. 6 anh du kích này đứng cách khoảng độ 2 mét… thế là bắn chết ông ta ngay. Sau khi bắn chết xong thì chặt dây thừng – không phải là cởi nữa mà là chặt dây thừng, lấy con dao chặt dây thừng ra và lôi ông ta ra chỗ cái hố đó. Xin nhớ một điều, không có áo quan anh nhá. Thế là họ vất tụt xuống hố đó là lấp đất ngay lập tức thôi. Lấp đất xong thì đất ấy cũng không được đấp thành mộ mà đấp bằng như bình thường thôi chớ không đấp gồ lên như một khối u như là một mộ phần anh ạ. Đấy là điều mà tôi chứng kiến tận mắt.”
Ông Nguyễn Văn Thủ kể lại vụ xử cha mẹ của vợ nhà thơ Hữu Loan:
Bà ấy lên, lật ngửa mặt cụ ra, rồi chỉ vào tận mặt và nói: con Ly, tên bà cụ là Ly, vợ chồng mày ép buộc tao, phải gả con gái cho con mày…rồi bà ấy khóc hu hu lên…rồi xin đội cải cách cho đem con gái về… rồi bà ấy bảo là mày dụ dỗ con tao đi Nam để cho bố mẹ lià con…
Lúc ấy, tự nhiên nó như ma quỉ cám dỗ, người ta nhìn thấy nhà tôi, người ta như muốn ăn thịt luôn, họ muốn làm gì thì làm. Lúc ấy, người nào càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng đánh đập, thì càng tốt. Có những người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử hình, bắn chết ngay, lôi ra bắn chết ngay, bắn ngay trước mặt mọi người, con cháu… Đấu tố bố mình, bắt phải ra nhìn…Còn những người khác bị tra tấn, bị chết thì cho là họ tự tử, bắn thì rõ ràng rồi, mấy trường hợp…Cuối cùng thì sửa sai, biết là sai lầm, rồi xin lỗi, thế thôi !”
Đối xử với nạn nhân như là thú vật. Trung tá Trần Anh Kim kể: 
Toàn bộ những cái bố tôi kể thì tôi còn ghi được nguyên cuốn băng. Cứ làm như thế, hàng ngày làm như thế, làm để bắt nhận là QDĐ. Bố tôi không nhận QDĐ, bố tôi bảo rằng bố tôi chẳng biết QDĐ là ai cả, chỉ biết đảng viên đảng CS thôi. Thế người ta không quy được cho bố tôi QDĐ thì người ta lại đưa bố tôi lên địa chủ luôn. 
Địa chủ ngày đó là địa chủ “phân” anh ạ. Thí dụ mỗi một thôn là mấy địa chủ thì cứ thế người ta đưa lên thôi. Cuối cùng thì cũng bị tù không án, hai năm. Mà khốn nạn hơn thời tôi tù nhiều. Tức là tay thì trói cánh khuỷu ra đàng sau, chân thì cùm, quần áo thì chẳng có mặc, cứ nằm như thế ở dưới sàn chuồng trâu thôi.
Lúc bấy giờ tôi còn nhỏ, khoảng 10 tuổi, tôi mang cơm cho bố tôi thì khổ thế này: đầu tiên mang ra ngõ thì mình cũng chẳng biết gì cả, lúc bắt bố tôi thì tôi biết nhưng bắt ông tôi thì tôi không biết. Lúc bắt bố tôi thì tôi chỉ biết khóc thôi. Tôi thấy tự nhiên người ta đến nhà mình, 5 người đến, người ta dằn bố mình ra người ta trói mang đi, nói thằng này là QDĐ, trói mang đi thì mình chỉ biết khóc thôi. Không biết làm gì cả.
Ra ngõ thì gặp đội, thế là nó quát ầm lên: “thằng này con nhà QDĐ, cháu địa chủ, tại sao mày gặp chúng tao mày không chào, mày không quì xuống”. Lúc bấy giờ biết đâu được, chỉ khóc thôi. Tôi khóc và bắt đầu quỳ xuống, nó bảo từ nay trở đi mày gặp chúng tao mày phải quỳ xuống, mày lạy các ông đội, xin phép các ông đội, xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi, thế thì chúng tao cho đi. Thế thì cuối cùng từ đấy thì cứ quen như vậy. Cứ ra ngõ gặp người ta là phải quỳ xuống, xong lại xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi. Gọi là cơm nhưng có cơm đâu, chủ yếu là khoai thôi.
Nắm cơm mang xuống thì thế này. Người ta dùng ngay cái trét xúc cứt đấy ông ạ, xúc phân gà, nó xắn vào chén cơm. Tôi cũng chẳng biết gì cả, tôi chỉ biết người ta làm như vậy thôi. Nhưng ông thôi thì rất hăng. Ông tôi bảo tại sao lại phải làm như vậy thì nó bảo là phải kiểm tra xem bọn địa chủ nó có tiếp tế cho nhau không, nó có thông tin cho nhau không, chúng ta phải kiểm tra.
Có hôm thì họ làm như vậy, có hôm thì không có trét, nó rút ngay cái cọc ở chuồng lợn bên cạnh con trâu, thế thì họ chọc vào cơm, chọc luôn vào khoai, bảo chúng tao phải kiểm tra. Năm đó thì có gì đâu, có cái gáo dừa thôi mà. Cái gáo dừa treo hai cái dây lủng là lủng lẳng đem nước vô cho ông – nó đổ đi một nữa xong nó đái vào đấy. Tôi cũng chẳng biết gì, chỉ biết như thế thôi.
Nhưng ông tôi quát rầm lên thì nó bảo rằng cho chúng mày uống để mà sáng mắt ra, cho chúng mày hết tư tưởng bóc lột, hết tư tưởng ức hiếp nhân dân. Nó cứ chửi ông tôi như thế – tôi cũng chỉ biết khóc, chẳng biết làm thế nào cả. Mình chỉ mang đi cho ông, mang đến chỗ thì lại về rồi.” 
***
Những câu chuyện thương tâm về CCRĐ thì cả bộ sách viết cũng chưa chắc đủ. Nhưng tôi có cảm giác là hình như vẫn chưa có những nghiên cứu hàn lâm về CCRĐ và hậu quả của nó, một phần có lẽ do thiếu thông tin (vì Nhà nước VN không cung cấp), một phần do bản chất “tế nhị” của vấn đề nên các nhà nghiên cứu trong nước không muốn/dám động đến.
Với hàng trăm ngàn người chết mà cho đến nay chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm về những tang thương xảy ra trong thời CCRĐ. Ngược lại, người ta còn có vẻ tự hào triển lãm những thành quả của CCRĐ! Mà, cuộc triển lãm cũng chỉ là những trưng bài mang tính một chiều, mà không dám trưng bày những góc cạnh tối của sự kiện. Người ta chỉ tuyên bố theo kiểu sáo ngữ như “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ ‘long trời lở đất’, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”, nhưng không dám nói lên sự thật về hàng trăm ngàn cái chết oan. Thật tình mà nói, tôi không rõ CCRĐ đã đem lại cuộc sống mới và giá trị mới gì, nhưng có lẽ đó là sự thành công trong việc xoá bỏ giai cấp “trí hào” ở nông thôn và nền tảng đạo lí của xã hội VN. Chúng ta đã thấy xoá bỏ giai cấp đó thì dần dần hình thành một giai cấp thống trị mới xem ra còn khắc nghiệt hơn và hệ thống hơn giai cấp trí hào cũ.
Cuộc CCRĐ còn làm đảo lộn luân thường đạo lí của xã hội VN. Có người Việt bình thường nào có thể tưởng tượng nổi con đấu tố cha, con dâu tố cha chồng, vợ đấu tố chồng, v.v. Tất cả đều chỉ là làm theo những vở kịch đã được diễn tập, hoặc bị kích động. Đây phải nói là một đề tài nghiên cứu tâm lí rất độc đáo. Một con người bình thường khi được trang bị cho một thứ chủ thuyết nào đó họ sẽ trở thành những tên sát nhân nguy hiểm. Đó là bằng chứng từ nghiên cứu vào thập niên 1950. Có lẽ những người đứng đằng sau cuộc CCRĐ đã rành những chứng cứ đó nên họ áp dụng rất thành thục, và hệ quả là một xã hội bị đảo lộn về tôn ti trật tự. Sự đảo lộn vẫn còn để lại hệ quả cho đến ngày hôm nay.
Một trong những ông tổ cộng sản và cũng là tên đồ tể giết người không gớm tay là Josef Stalin từng nói rằng “một cái chết là một thảm trạng; hàng triệu cái chết là một con số thống kê” (The death of one man is a tragedy; the death of millions is a statistic). Câu nói lạnh lùng hàm ý rằng giết một người thì sẽ có người quan tâm làm lớn chuyện vì họ động lòng, nhưng giết hàng triệu người thì chẳng mấy ai quan tâm vì người ta sẽ mệt mỏi với sự thương tâm (emotional fatigue) và nó chỉ là con số thống kê. Đối với nhà độc tài như Stalin thì mạng sống con người chẳng có nghĩa lí gì vì nó như là một con số thống kê.
Chúng ta thường hay kinh hãi trước những cái chết trong cuộc “cách mạng văn hoá” ở Tàu với hàng chục triệu người bị giết oan. Nhưng trớ trêu thay, ít người trong chúng ta kinh hãi trước 15000 người của mình bị giết chết trong thời CCRĐ! Có người nghĩ rằng sự kiện CCRĐ là chuyện quá khứ, đảng và Nhà nước đã chính thức xin lỗi, nhắc lại làm gì. Nhưng tôi nghĩ suy nghĩ đó không đúng. Nhắc lại hay nghiên cứu về sự kiện trong lịch sử không phải để trả thù ai, mà để học hỏi từ những bài học quá khứ. Có triết gia từng nói và tôi đồng ý: Những kẻ nào không học từ lịch sử thì sẽ có ngày lặp lại những sai lầm của quá khứ. Do đó, phải học từ những sai lầm trong quá khứ để không vấp phải chúng một lần nữa.
Nguyễn Văn Tuấn


Chú thích:
(1) http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=1106(2) Chương III trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam của Đặng Phong.(3) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/LandReform50YearsAgoP8_PAnh-20060519.html
(4) Bernard B. Fall (1967), The Two Vietnams: A Political and Military Analysis (London: Pall Mall Press, 2nd rev. ed.), p. 156.
(5) Robert F. Turner (1975), Vietnamese Communism: Its Origins and Development (Hoover Institution Press), pp141-3, 155-7.
(6) The History of the Vietnamese Economy (2005), Vol. 2, edited by Dang Phong of the Institute of Economy, Vietnamese Institute of Social Sciences.
(7) Alec Holcombe, Politburo’s Directive Issued on May 4, 1953, on Some Special Issues regarding Mass Mobilization Journal of Vietnamese Studies, Vol. 5, No. 2 (Summer 2010), pp. 243-247, quoting a translated Politburo directive from May 4, 1953. This directive was published in Complete Collection of Party Documents (Van Kien Dang Toan Tap), a 54 volume work authorized by the Vietnamese Communist Party.
(8) Lam Thanh Liem (1990), “Chinh sach cai cach ruong dat cua Ho Chi Minh: sai lam hay toi ac?” in Jean-Francois Revel et al., Ho Chi Minh, Nam A, pp. 179-214.
(9) http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/landreform
Thư của cụ Hồ gửi cho Stalin
Lá thư thứ nhất đề ngày 30/10/1952 báo cáo cho Stalin biết rằng ông (Hồ Chí Minh) đang soạn đề án CCRĐ. Ngoài việc xin viện trợ về thuốc men và vũ khí, ông xin được “chỉ thị” của Stalin về vấn đề CCRĐ. Lá thư thứ hai thì ngắn hơn thư thứ nhất. Đáng chú ý trong thư này là chương trình hành động CCRĐ có sự trợ giúp của Lưu Thiếu Kỳ (?) và một người Tàu khác tên là Văn Sha San. Thư ghi rõ ràng là xin được “chỉ dẫn”.Miền Nam cũng có cải cách điền địa dưới cái tên (tôi nghĩ) hay hơn: “Người cày có ruộng”. Nhưng khác với CCRĐ ở ngoài Bắc, người cộng sản du nhập “đấu tranh giai cấp” vào công cuộc cải cách, ở miền Nam người ta thực hiện một cách êm thắm, không có ai chết hay bị oan ức (ít ra là trên báo) và cũng chẳng có đấu tố man rợ như vụ CCRĐ ngoài Bắc. Chính quyền miền Nam lúc đó chẳng xin chỉ thị hay xin hướng dẫn của ai. Có thể đọc bài của Ts Nguyễn Tấn Hưng để biết thêm chi tiết và thống kê thời “Người cày có ruộng” (1).
Hai lá thư của cụ Hồ thêm những chứng từ về sự lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô của chính quyền ngoài Bắc. Không ai ngạc nhiên về sự lệ thuộc ngoại bang thời đó. Nhưng vấn đề là chính quyền ngoài Bắc tuyên truyền rằng chính quyền miền Nam lệ thuộc vào Mĩ. Nói theo cách nói của Tây là vườn nhà mình không sạch mà chõ miệng sang chê vườn nhà người ta dơ.

(1) https://voer.edu.vn/m/cai-cach-dien-dia-viet-nam-cong-hoa/6473b02c
====
Thư ngày 30/10/1952
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừơi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952 (đã ký)


Thư ngày 31/10/1952

Đồng chí Stalin thân mến:Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam.
Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952
 




-Son Tran 
Photo: Cải Cách Ruộng Đất Dưới Cái Nhìn Của Một Linh Mục.

Lời bàn:  Nhân bài viết về vấn đề “Luật đất đai” dưới chế độ cộng sản luôn được đông đảo bạn đọc  chiếu cố cho thấy người dân trong nước có quá nhiều lo lắng khi phải đối phó với những luật lệ đầy gian manh, lừa dối của nhà nước.  Để các bạn trẻ thấy rõ thêm bản chất của đảng, những người cộng sản Việt từ  xưa đến nay. Blog Mười Sáu xin được trích đăng phần “Cải Cách Ruộng Đất” trong sách Hồi Ký của cố Giám Mục Phao Lô Lê Đắc Trọng, phụ tá Tổng Giáo Phận Hà Nội: ” Chứng Từ Của Một Giám Mục”. Hình ảnh từ  các nguồn trên Net chỉ có tính cách minh họa.

Vài hàng về đức Giám Mục Phao Lồ: Tác Giả Trần Phong Vũ.

Sau 92 năm tại thế, ngày 07-9-2009 Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên giám mục phụ tá tổng giáo phận Hà Nội đã được Thiên Chúa gọi về. Trong hơn 60 năm linh mục và 15 năm giám mục, ít ai biết rõ về thân thế, gia cảnh nhất là tác phong, nhân cách của ngài. Cho đến những năm cuối đời khi hai tập Hồi Ký 1 (2006) và 2 (2007) được phổ biến giới hạn trong nước, một số người mới bắt đầu lờ mờ nhận ra nơi Đức Cha Phaolô một nhân cách lớn. Nhưng vẫn chưa đủ rõ nét.

Phải chờ tới sau Thánh Lễ an táng tại Nhà Thờ Chính Tòa Nam Định ngày 09-9-2009, khi Hồi Ký tập 3 được công bố*, người ta mới cảm nhận được trọn vẹn chân dung của người môn đệ Chúa Kitô đã âm thầm nhưng can đảm sống và thể nghiệm niềm tin son sắt của mình giữa những tháng năm đầy biến động trong lòng Giáo hội và Quê hương.  Đấy là hình ảnh của đoá hoa sen tinh khiết lừng lững vươn lên giữa bùn lầy nhơ bẩn.

Hé mở đôi chút về mình, tác giả hồi ký cho hay: “Tính tôi nhút nhát, không thích ra mắt. Sợ gặp người giầu có quyền sang, thích giao thiệp với những người dân nghèo khó”. (HK toàn tập Phần Một � Thời Thơ Ấu & Bước Đường Mục Vụ, trang 25-26).Trong bài giảng thuyết nhân Thánh Lễ an táng Đức Cha Phaolô ở Nhà Thờ Nam Định hôm 09-9-2009, Đức Cha Lôrenxô Chu Văn Minh, đương kim giám mục phụ tá Hà Nội, làm chứng: “Trong cuộc sống riêng tư, ngài luôn sống khó nghèo, không ham hố hưởng thụ giàu sang, ngài ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, đi guốc mộc“ Về điểm này, người ngoại cuộc chỉ cần nhìn tấm hình chụp chiếc giường ngủ đơn sơ, thanh đạm của vị giám mục quá cố là đủ rõ.

Bài Đọc Suy Gẫm: Cải Cách Ruộng Đất Dưới Cái Nhìn Của cố GM. Phaolồ Lê Đắc Trọng.

Cải cách ruộng đất: Đây là biến cố được tác giả Hồi Ký coi là “long trời lở đất” do đảng và nhà nước phát động ở miền Bắc giữa thập niên 50. Dù là một linh mục, nhưng với tâm tình yêu nước thiết tha, luôn gắn bó với nhịp sống nổi trôi, bất hạnh của người dân trong thời nhiễu nhương, tao loạn, đức cha đã quan sát từng đường đi nước bước của guồng máy cầm quyền trong tiến trình cải cách ruộng đất, từ giai đoàn các Đội Cải Cách được gửi về để “bắt rễ” tại các địa phương tới lúc phong trào lên cao với hàng trăm, hàng ngàn người dân vô tội bị đem ra đấu tố, bị xỉ nhục, bị giam cầm hay bị giết chóc thảm khốc.

Một cách khái quát, tác giả Hồi Ký nhận định:

“Cuộc cải cách ruộng đất nó dữ dội quá, giết nhiều người quá, đã làm hoen ố bộ mặt cộng sản luôn tuyên bố vì nước, vì dân, vì độc lập, với bao là chính nghĩa xuông.” (HK toàn tập Phần Ba � Cái Nhìn Đối Với Việt Minh & Chủ Nghĩa CS. Trang 375)

Đức Cha Phaolô khẳng định, cũng như mọi đường lối, chính sách khác, khi phát động cuộc cải cách ruộng đất, đảng và nhà nước cộng sản hoàn toàn rập khuôn những gì quan thày của họ đã thực hiện tại Liên Xô và Trung Cộng.

“… Người Cộng sản Việt Nam học được kinh nghiệm của các anh Liên Xô, Trung Quốc, nên công cuộc được tổ chức rất chu đáo cặn kẽ, từ lúc phát động đến hoàn thành”

Kinh nghiệm đó như thế nào? Theo trình thuật của tác giả Hồi ký thì:

“Đầu hết là cái khẩu hiệu: ‘Người cầy có ruộng’ quá hợp tình hợp lý đi thôi. Cho được thế, đem ruộng đất ở tay những người có nhiều quá mà san sẻ cho những người không có tí nào! Đó cũng là lẽ công bằng. Nhưng làm sao để vui lòng san sẻ. Giáo Hội có luật công bằng, xã hội dựa trên bác ái. Cộng sản có phương châm đấu tranh dựa trên căm thù. Làm thế nào để khơi dậy căm thù, hay nói chung, để thành cán bộ cải cách, là đội cải cách?” (Trang 378)

Theo nhận định bằng những thực chứng của Đức Cha Phaolô thì đây là một chính sách được chuẩn bị kỹ lưỡng với những nhân sự gọi là “đội cải cách” được đào tạo có bài bản trong những trường huấn luyện được xây dựng ở nhiều nơi.

Đức cha viết:

“…Những trường được xây dựng để đào tạo đội cải cách. Tôi biết một trường như thế ở Phủ Lý….. Người ta dạy gì trong trường? Tôi không rõ, tất cả là bí mật. Nhưng khi thấy công việc đội cải cách làm, thì biết họ học gì, được huấn luyện thế nào?

Vậy đội cải cách đã làm gì? Xin hãy đọc những giòng HK sau đây:

“… Vào phòng họp, đội dõng dạc tuyên bố: ‘Bà con nông dân đề cao cảnh giác, vì địch nó ngồi ở đằng sau ta…’.  Người ngồi sau run sợ…! Một lúc nữa, đội lại nói: ‘Bà con cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta‘. Ngồi trước ngồi sau đều là địch cả. Không còn biết chọn chỗ nào nên ngồi?  Sợ sệt và sợ sệt…!

Ai nấy ngồi yên chỗ, bắt đầu cuộc ‘đấu tố’. Tố cáo tội ác giai cấp bóc lột, đấu tranh đánh đổ giai cấp bóc lột đó. Mọi người bắt đầu cuộc kể khổ, để tố cáo tội ác của bọn địa chủ cường hào ác bá. Những tội ác được bịa đặt ra nhiều hơn và nặng nề hơn sự thật.

‘…Tôi vay hắn ta mấy bát gạo, hắn ta bắt tôi viết văn tự thế bằng một sào ruộng. Tôi không có gì trả, thế là hắn ăn không sào ruộng của tôi. Và cứ mấy lần vay như vậy, rồi không có gì trả, thế là không còn một mẩu đất để cắm dùi’.

‘Tôi cấy tô cho nó, chẳng may trời để mất mùa, vì bão lụt, nó cứ thu tô như chẳng có tai hoạ gì xẩy ra. Chẳng có gì mà nộp, nó cho người đến tháo bộ cửa, dỡ mấy gian nhà tôi….’

‘Tôi nghèo khổ, đi làm thuê cho nhà nó, ăn đói, ăn khát, nó còn đánh đập, tiền công không trả, nhà nó tìm cách đuổi tôi đi để quỵt công….’

Và nhiều thứ tội khác, chung quy chỉ là tội tàn bạo, bóc lột, đổ trên những người bị quy là địa chủ, hay ác ôn, cường hào ác bá. Có thể là tội cá biệt nhưng nay là tội chung. Ai là đối tượng thì được khoác cho những tội đó. Người nông dân thật thà chất phác, mấy ai nghĩ ra được cách tố cáo, tất cả đã được dậy bảo, được Đội ‘mớm’ cho trước.

Thế rồi đấu, đấu tranh với địa chủ, thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập. Chưa có ai xuất hiện để mà đấu, thì có thể dùng cái cột nhà thay thế. Bà con và nhất là các phụ nữ. Giơ tay xỉa xói vào cái cột nhà: ‘Mày đã cướp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo, tao khó nhọc làm giầu cho mày, mà mày cho tao ăn đói ăn khát…’. Tất cả phải được nhuần nhuyễn, từ cử chỉ đến lời nói, để khi gặp ‘người thật’ không ngượng ngùng ái ngại.

Đến nỗi mà một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị săn sóc hằng ngày. Chị nói với bố: ‘Ông có biết tôi là ai không?’. Người cha ngậm ngùi nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói:: ‘Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ’. Lời thưa não nùng thảm thương, nhưng phải hỏi cái sức ma quỉ nào đó đã thúc đẩy người con chất vấn người bố như thế? Cứ đó mà luận ra những người khởi xướng!” (Trang 381-382-382)

Theo nhận định của Đức Cha Phaolô thì không ai khác, chính ông Hồ là người chịu trách nhiệm về kết quả kinh hoàng của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc mà Trường Chinh Đăng Xuân Khu chỉ là một thứ “con dê tế thần”. Ngài viết trong Hồi Ký như sau:

“Tuy là Tổng bí thư Đảng, là lý thuyết gia của Đảng, nhưng ít người biết đến tên tuổi ông, đến mặt mũi ông. Ông được trao cho là người thừa hành kế hoạch cải cách ruộng đất, còn ông Hồ Chí Minh ‘giả cách đứng ngoài‘.

Kế hoạch đó cũng đạt mục đích phần nào, vì sau này tai tiếng đều trút trên đầu ông Trường Chinh, mà ‘Bác Hồ’ là ‘nhân từ’ chỉ bị liên hệ chút ít. Nhưng làm sao mà che mắt được dư luận nhân dân. Ông Hồ là lãnh tụ tối cao, mà ông Trường Chinh chỉ là tay chân, làm sao công việc long trời lở đất đó lại qua mắt được lãnh tụ tối cao?…” (Trang 375-376)

Giữa lúc cuộc cải cách ruộng đất đang tiến vào giai đoạn kinh hoàng nhất thì nhà cầm quyền lên tiếng là có sai lầm và ra lệnh sửa sai. Sửa sai như thế nào? Vì nhận ra là sai lầm nên sửa sai hay chỉ là một thứ đòn phép quen thuộc của những người cộng sản? Sự thật ra sao, chúng ta hãy đọc tiếp những chứng từ của cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng:

“Lại bàn về sai lầm. Thiết nghĩ làm gì có thể sai lầm được? Giả sử chỉ có mình Việt Nam làm cải cách ruộng đất, chưa có đâu làm, thì còn có thể nói đến sai lầm. Đàng này các bậc thày, các bậc đàn anh đã làm, đã rút kinh nghiệm. Việt Nam chỉ việc lặp lại. Người ta đã tính từ trước sẽ có những sai sót. Có thể nói, những sai sót cố ý! Thà có giết nhầm mười người còn hơn để sót một thằng. Hoặc kinh nghiệm cho thấy là việc cải cách gây đau khổ nhức nhối chừng nào! Nên giả cách, có vài sửa sai chẳng vào đâu cả, để phần nào làm nguôi lòng dân.” (Trang 408))

Ở một đoạn khác, tác giả Hồi Ký viết tiếp:

“Trong cuốn Biên Niên Sử có nói: ‘Cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, mười triệu nông dân có ruộng cầy’. Một cuộc cách mạng long trời lở đất, mà kết quả có thế thì cũng khiêm tốn. Đó chỉ là cái khiêm tốn giả tạo, sự thực kết quả to lớn hơn vô cùng. Lấy được ruộng ở tay người địa chủ ra, không phải là việc dễ dàng. Phải có những bàn tay mạnh mẽ, đi tới tàn bạo của một chính thể độc tài chuyên chính… Lấy lại ruộng đất để chia cho những người cầy, không phải là mục tiêu chính của việc cải cách và chính việc cải cách cũng không phải là mục tiêu của cách mạng. Lấy lại ruộng đất chỉ là phương tiện để cải cách, chính việc cải cách cũng chỉ là phương tiện cho sự thống trị của giai cấp vô sản. Nói đúng ra cho sự thống trị của Đảng chuyên chính được thiết lập vững chắc.

… Cải cách ruộng đất là một cách quét sạch những địa chủ, những cường hào ác ôn, ác bá, những người có uy tín, những người có mầm mống để vươn lên. Tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, là nguy hiểm trong hiện tại và trong tương lai. Quét sạch, để cho xã hội trở nên một tờ giấy trơn, để Đảng muốn vẽ gì thì vẽ, theo ý mình.” (409-410-411)

Hóa ra tất cả chỉ là một tấn tuồng, một trò lường gạt, đối trá không tiền khoáng hậu, chưa từng thấy trong lịch sự mấy ngàn năm của dân tộc Việt. Rút cuộc, người nông dân Việt Nam chỉ là một đám nạn nhân ngây thơ, khốn khổ bị lợi dụng, bị xúi bẩy lao đầu vào những trò bất nhân man rợ của những cuộc đấu tố dẫn tới những cuộc tàn sát đẫm máu với cái mồi do đảng và nhà nước treo trước mắt là được chia chác tài sản, ruộng nương để cuối cùng vẫn trở về với cảnh khố rách áo ôm vì phải thực hiện khẩu hiệu “đoàn kết dân tộc, tiến lên xã hội chủ nghĩa” bằng cách phải trao nộp trở lại những mảnh đất nhỏ vừa được chia chác để tham gia “hợp tác xã”! Trong HK toàn tập Phần III, đức cha Phaolô viết:

“Nông dân vô sản làm gì mà biết suy luận như thế? Người ta bảo đánh thì đánh, đập phá thì đập phá. Rồi họ mãn nguyện với mảnh bằng chứng thực. Họ được làm chủ mấy sào ruộng, để rồi ít lâu nữa sẽ rời những cái ghế chủ nhân. Bây giờ họ chưa biết thế đâu! Tấm bằng được trình bầy một cách rất lộng lẫy khổ 60 x 40 có ghi những chữ lớn với nét đỏ thắm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất.

…Sau cuộc đấu tranh mệt mỏi, được thưởng bằng một tờ giấy có ghi: ‘Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất’ là hể hả. Nhưng còn phải giữ cái thành quả đó bằng ‘tăng cường đoàn kết’, rồi ‘nâng cao cảnh giác’. Nâng cao cho đến lúc ruộng đất được đem đi dâng, còn lại mảnh bằng…

Nông dân hí hửng được chia ruộng cày, nhưng gặt xong thì nhà nước đến thu mua sạch thậm chí không đủ gạo ăn cho gia đình.

…Mấy sào ruộng rồi sẽ đưa vào hợp tác xã để ông chủ lại đi cầy thuê…

…Cái bầu trời phát quang, cái mặt đất phẳng lì lì. Muốn dựng lên cái gì thì dựng, với cái tính tàn khốc, tính quá khích, đã tạo nên bầu trời quang, và cái mặt bằng cái tính tình man rợ đó đã in sâu trong lòng, không biết phải bao nhiêu thế hệ mới xoá nổi chăng?” (Trang 413-414-419-420)

Thay lời kết:

Lòng trung thành với đức tin Công giáo của đức cha còn được biểu hiện qua những lần ngài được mời đi “làm việc”. Trong Hồi Ký, ngài kể lại chi tiết cuộc đối thoại sau đây:

“Một tháng sau, tôi bị gọi ra Viện Kiểm Sát Nhân Dân làm việc. Viện Kiểm Sát có chức năng điều tra xác minh dữ kiện để đưa ra Toà án. Lần đầu tiên và cả đời tôi chỉ có lần này mới biết Viện Kiểm Sát…. Chung quanh tôi độ ba chục giáo gian, tôi quen mặt một số vẫn đến nhà xứ đấu tranh. Ông Viện Trưởng cất tiếng hỏi:

- Ông có làm phép đạo cho anh này không (tôi không nhớ tên)?

- Tôi thưa: Có.

- Khi làm phép thì ông đã nói thế nào?

- Điều này luật đạo chúng tôi không được phép nói.

- Ông phải nói, vì đây là pháp luật đòi hỏi.

- Tôi không được phép nói, vì luật chúng tôi dạy rằng: khi giải tội thì không bao giờ được nói điều người ta nói với tôi, dù có phải chết cũng không được nói: đó là bí mật toà giải tội, chúng tôi phải giữ với giá mạng sống chúng tôi.

Họ cứ hỏi đi hỏi lại mãi, tôi vẫn chỉ thưa có một câu:

- Tôi không được phép nói.

Rồi họ hỏi hàng mấy chục câu hỏi vu vơ, trong đó có một câu quan trọng:

- Ông có tôn trọng chính quyền không?

- Có – luật đạo chúng tôi dạy điều ấy.

Cả một ngày thẩm vấn, chỉ có lời hỏi đáp đó là đàng hoàng.

Ông Viện Trưởng đọc lại biên bản để tôi ký. Khi đọc đến câu: ông có tôn trọng “chính quyền” không? thì ông ta lại hỏi: ông có tôn trọng luật pháp nhà nước không? Tôi ngắt lời ông ngay và nói: Ông không hỏi tôi thế. Nếu ông hỏi tôi ‘có tôn trọng luật pháp không’, thì tôi thưa khác”.

- Ông thưa khác thế nào?

- Nếu ông hỏi có tôn trọng chính quyền thì tôi thưa có và không điều kiện. Vì luật đạo dạy dù chính quyền là thế nào đi nữa, cũng phải tôn trọng. Còn nếu hỏi: Có tôn trọng luật pháp nhà nước không, thì tôi thưa khác.

- Thưa thế nào? Rồi ông ta giơ cao cuốn Hiến pháp lên:

- Đây luật pháp nhà nước, dù là Tổng thống, dù là Chủ tịch nước cũng phải tuân theo. Và ông ta trịnh trọng hơn nữa, hỏi khi dằn từng tiếng:

- Ông có tuân theo pháp luật nhà nước không?

Tôi cũng trịnh trọng và dằn từng tiếng:

- Tôi tôn trọng luật pháp nhà nước, khi luật pháp đó không ngược đạo lý chúng tôi.

Ông ta lại nói to hơn và dằn từng tiếng:

- Đây! Pháp luật nhà nước! Ông có tôn trọng không?

Tôi cũng dằn từng tiếng:

- Tôi tôn trọng khi luật pháp đó không có gì đi ngược với đạo lý chúng tôi. Còn nếu có điều gì ngược với đạo lý chúng tôi, lương tâm tôi không buộc phải theo.

- Thế nào là không hợp với lương tâm?

Tôi ví dụ:

- Ngày xưa vua chúa ra luật cấm đạo, thì dù có chết cũng không tuân luật vua chúa. Đó là cái chết của các Thánh Tử Đạo chúng tôi đó.

Ông Viện trưởng không còn gì mà nói. Tôi cũng thế…” (HK toàn tập Phần Ba � Cái Nhìn Đối Với Việt Minh & Chủ Nghĩa CS, trang 365-366-367).

Cố Giám Mục Phaolồ Lê Đắc Trọng

http://muoisau.wordpress.com/2011/05/13/c%E1%BA%A3i-cach-ru%E1%BB%99ng-d%E1%BA%A5t-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-cai-nhin-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%99t-linh-m%E1%BB%A5c/
-Cải Cách Ruộng Đất Dưới Cái Nhìn Của Một Linh Mục.
Lời bàn: Nhân bài viết về vấn đề “Luật đất đai” dưới chế độ cộng sản luôn được đông đảo bạn đọc chiếu cố cho thấy người dân trong nước có quá nhiều lo lắng khi phải đối phó với những luật lệ đầy gian manh, lừa dối của nhà nước. Để các bạn trẻ thấy rõ thêm bản chất của đảng, những người cộng sản Việt từ xưa đến nay. Blog Mười Sáu xin được trích đăng phần “Cải Cách Ruộng Đất” trong sách Hồi Ký của cố Giám Mục Phao Lô Lê Đắc Trọng, phụ tá Tổng Giáo Phận Hà Nội: ” Chứng Từ Của Một Giám Mục”. Hình ảnh từ các nguồn trên Net chỉ có tính cách minh họa.



Vài hàng về đức Giám Mục Phao Lồ: Tác Giả Trần Phong Vũ.

Sau 92 năm tại thế, ngày 07-9-2009 Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên giám mục phụ tá tổng giáo phận Hà Nội đã được Thiên Chúa gọi về. Trong hơn 60 năm linh mục và 15 năm giám mục, ít ai biết rõ về thân thế, gia cảnh nhất là tác phong, nhân cách của ngài. Cho đến những năm cuối đời khi hai tập Hồi Ký 1 (2006) và 2 (2007) được phổ biến giới hạn trong nước, một số người mới bắt đầu lờ mờ nhận ra nơi Đức Cha Phaolô một nhân cách lớn. Nhưng vẫn chưa đủ rõ nét.

Phải chờ tới sau Thánh Lễ an táng tại Nhà Thờ Chính Tòa Nam Định ngày 09-9-2009, khi Hồi Ký tập 3 được công bố*, người ta mới cảm nhận được trọn vẹn chân dung của người môn đệ Chúa Kitô đã âm thầm nhưng can đảm sống và thể nghiệm niềm tin son sắt của mình giữa những tháng năm đầy biến động trong lòng Giáo hội và Quê hương. Đấy là hình ảnh của đoá hoa sen tinh khiết lừng lững vươn lên giữa bùn lầy nhơ bẩn.

Hé mở đôi chút về mình, tác giả hồi ký cho hay: “Tính tôi nhút nhát, không thích ra mắt. Sợ gặp người giầu có quyền sang, thích giao thiệp với những người dân nghèo khó”. (HK toàn tập Phần Một � Thời Thơ Ấu & Bước Đường Mục Vụ, trang 25-26).Trong bài giảng thuyết nhân Thánh Lễ an táng Đức Cha Phaolô ở Nhà Thờ Nam Định hôm 09-9-2009, Đức Cha Lôrenxô Chu Văn Minh, đương kim giám mục phụ tá Hà Nội, làm chứng: “Trong cuộc sống riêng tư, ngài luôn sống khó nghèo, không ham hố hưởng thụ giàu sang, ngài ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, đi guốc mộc“ Về điểm này, người ngoại cuộc chỉ cần nhìn tấm hình chụp chiếc giường ngủ đơn sơ, thanh đạm của vị giám mục quá cố là đủ rõ.

Bài Đọc Suy Gẫm: Cải Cách Ruộng Đất Dưới Cái Nhìn Của cố GM. Phaolồ Lê Đắc Trọng.

Cải cách ruộng đất: Đây là biến cố được tác giả Hồi Ký coi là “long trời lở đất” do đảng và nhà nước phát động ở miền Bắc giữa thập niên 50. Dù là một linh mục, nhưng với tâm tình yêu nước thiết tha, luôn gắn bó với nhịp sống nổi trôi, bất hạnh của người dân trong thời nhiễu nhương, tao loạn, đức cha đã quan sát từng đường đi nước bước của guồng máy cầm quyền trong tiến trình cải cách ruộng đất, từ giai đoàn các Đội Cải Cách được gửi về để “bắt rễ” tại các địa phương tới lúc phong trào lên cao với hàng trăm, hàng ngàn người dân vô tội bị đem ra đấu tố, bị xỉ nhục, bị giam cầm hay bị giết chóc thảm khốc.

Một cách khái quát, tác giả Hồi Ký nhận định:

“Cuộc cải cách ruộng đất nó dữ dội quá, giết nhiều người quá, đã làm hoen ố bộ mặt cộng sản luôn tuyên bố vì nước, vì dân, vì độc lập, với bao là chính nghĩa xuông.” (HK toàn tập Phần Ba � Cái Nhìn Đối Với Việt Minh & Chủ Nghĩa CS. Trang 375)

Đức Cha Phaolô khẳng định, cũng như mọi đường lối, chính sách khác, khi phát động cuộc cải cách ruộng đất, đảng và nhà nước cộng sản hoàn toàn rập khuôn những gì quan thày của họ đã thực hiện tại Liên Xô và Trung Cộng.

“… Người Cộng sản Việt Nam học được kinh nghiệm của các anh Liên Xô, Trung Quốc, nên công cuộc được tổ chức rất chu đáo cặn kẽ, từ lúc phát động đến hoàn thành”

Kinh nghiệm đó như thế nào? Theo trình thuật của tác giả Hồi ký thì:

“Đầu hết là cái khẩu hiệu: ‘Người cầy có ruộng’ quá hợp tình hợp lý đi thôi. Cho được thế, đem ruộng đất ở tay những người có nhiều quá mà san sẻ cho những người không có tí nào! Đó cũng là lẽ công bằng. Nhưng làm sao để vui lòng san sẻ. Giáo Hội có luật công bằng, xã hội dựa trên bác ái. Cộng sản có phương châm đấu tranh dựa trên căm thù. Làm thế nào để khơi dậy căm thù, hay nói chung, để thành cán bộ cải cách, là đội cải cách?” (Trang 378)

Theo nhận định bằng những thực chứng của Đức Cha Phaolô thì đây là một chính sách được chuẩn bị kỹ lưỡng với những nhân sự gọi là “đội cải cách” được đào tạo có bài bản trong những trường huấn luyện được xây dựng ở nhiều nơi.

Đức cha viết:

“…Những trường được xây dựng để đào tạo đội cải cách. Tôi biết một trường như thế ở Phủ Lý….. Người ta dạy gì trong trường? Tôi không rõ, tất cả là bí mật. Nhưng khi thấy công việc đội cải cách làm, thì biết họ học gì, được huấn luyện thế nào?

Vậy đội cải cách đã làm gì? Xin hãy đọc những giòng HK sau đây:

“… Vào phòng họp, đội dõng dạc tuyên bố: ‘Bà con nông dân đề cao cảnh giác, vì địch nó ngồi ở đằng sau ta…’. Người ngồi sau run sợ…! Một lúc nữa, đội lại nói: ‘Bà con cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta‘. Ngồi trước ngồi sau đều là địch cả. Không còn biết chọn chỗ nào nên ngồi? Sợ sệt và sợ sệt…!

Ai nấy ngồi yên chỗ, bắt đầu cuộc ‘đấu tố’. Tố cáo tội ác giai cấp bóc lột, đấu tranh đánh đổ giai cấp bóc lột đó. Mọi người bắt đầu cuộc kể khổ, để tố cáo tội ác của bọn địa chủ cường hào ác bá. Những tội ác được bịa đặt ra nhiều hơn và nặng nề hơn sự thật.

‘…Tôi vay hắn ta mấy bát gạo, hắn ta bắt tôi viết văn tự thế bằng một sào ruộng. Tôi không có gì trả, thế là hắn ăn không sào ruộng của tôi. Và cứ mấy lần vay như vậy, rồi không có gì trả, thế là không còn một mẩu đất để cắm dùi’.

‘Tôi cấy tô cho nó, chẳng may trời để mất mùa, vì bão lụt, nó cứ thu tô như chẳng có tai hoạ gì xẩy ra. Chẳng có gì mà nộp, nó cho người đến tháo bộ cửa, dỡ mấy gian nhà tôi….’

‘Tôi nghèo khổ, đi làm thuê cho nhà nó, ăn đói, ăn khát, nó còn đánh đập, tiền công không trả, nhà nó tìm cách đuổi tôi đi để quỵt công….’

Và nhiều thứ tội khác, chung quy chỉ là tội tàn bạo, bóc lột, đổ trên những người bị quy là địa chủ, hay ác ôn, cường hào ác bá. Có thể là tội cá biệt nhưng nay là tội chung. Ai là đối tượng thì được khoác cho những tội đó. Người nông dân thật thà chất phác, mấy ai nghĩ ra được cách tố cáo, tất cả đã được dậy bảo, được Đội ‘mớm’ cho trước.

Thế rồi đấu, đấu tranh với địa chủ, thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập. Chưa có ai xuất hiện để mà đấu, thì có thể dùng cái cột nhà thay thế. Bà con và nhất là các phụ nữ. Giơ tay xỉa xói vào cái cột nhà: ‘Mày đã cướp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo, tao khó nhọc làm giầu cho mày, mà mày cho tao ăn đói ăn khát…’. Tất cả phải được nhuần nhuyễn, từ cử chỉ đến lời nói, để khi gặp ‘người thật’ không ngượng ngùng ái ngại.

Đến nỗi mà một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị săn sóc hằng ngày. Chị nói với bố: ‘Ông có biết tôi là ai không?’. Người cha ngậm ngùi nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói:: ‘Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ’. Lời thưa não nùng thảm thương, nhưng phải hỏi cái sức ma quỉ nào đó đã thúc đẩy người con chất vấn người bố như thế? Cứ đó mà luận ra những người khởi xướng!” (Trang 381-382-382)

Theo nhận định của Đức Cha Phaolô thì không ai khác, chính ông Hồ là người chịu trách nhiệm về kết quả kinh hoàng của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc mà Trường Chinh Đăng Xuân Khu chỉ là một thứ “con dê tế thần”. Ngài viết trong Hồi Ký như sau:

“Tuy là Tổng bí thư Đảng, là lý thuyết gia của Đảng, nhưng ít người biết đến tên tuổi ông, đến mặt mũi ông. Ông được trao cho là người thừa hành kế hoạch cải cách ruộng đất, còn ông Hồ Chí Minh ‘giả cách đứng ngoài‘.

Kế hoạch đó cũng đạt mục đích phần nào, vì sau này tai tiếng đều trút trên đầu ông Trường Chinh, mà ‘Bác Hồ’ là ‘nhân từ’ chỉ bị liên hệ chút ít. Nhưng làm sao mà che mắt được dư luận nhân dân. Ông Hồ là lãnh tụ tối cao, mà ông Trường Chinh chỉ là tay chân, làm sao công việc long trời lở đất đó lại qua mắt được lãnh tụ tối cao?…” (Trang 375-376)

Giữa lúc cuộc cải cách ruộng đất đang tiến vào giai đoạn kinh hoàng nhất thì nhà cầm quyền lên tiếng là có sai lầm và ra lệnh sửa sai. Sửa sai như thế nào? Vì nhận ra là sai lầm nên sửa sai hay chỉ là một thứ đòn phép quen thuộc của những người cộng sản? Sự thật ra sao, chúng ta hãy đọc tiếp những chứng từ của cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng:

“Lại bàn về sai lầm. Thiết nghĩ làm gì có thể sai lầm được? Giả sử chỉ có mình Việt Nam làm cải cách ruộng đất, chưa có đâu làm, thì còn có thể nói đến sai lầm. Đàng này các bậc thày, các bậc đàn anh đã làm, đã rút kinh nghiệm. Việt Nam chỉ việc lặp lại. Người ta đã tính từ trước sẽ có những sai sót. Có thể nói, những sai sót cố ý! Thà có giết nhầm mười người còn hơn để sót một thằng. Hoặc kinh nghiệm cho thấy là việc cải cách gây đau khổ nhức nhối chừng nào! Nên giả cách, có vài sửa sai chẳng vào đâu cả, để phần nào làm nguôi lòng dân.” (Trang 408))

Ở một đoạn khác, tác giả Hồi Ký viết tiếp:

“Trong cuốn Biên Niên Sử có nói: ‘Cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, mười triệu nông dân có ruộng cầy’. Một cuộc cách mạng long trời lở đất, mà kết quả có thế thì cũng khiêm tốn. Đó chỉ là cái khiêm tốn giả tạo, sự thực kết quả to lớn hơn vô cùng. Lấy được ruộng ở tay người địa chủ ra, không phải là việc dễ dàng. Phải có những bàn tay mạnh mẽ, đi tới tàn bạo của một chính thể độc tài chuyên chính… Lấy lại ruộng đất để chia cho những người cầy, không phải là mục tiêu chính của việc cải cách và chính việc cải cách cũng không phải là mục tiêu của cách mạng. Lấy lại ruộng đất chỉ là phương tiện để cải cách, chính việc cải cách cũng chỉ là phương tiện cho sự thống trị của giai cấp vô sản. Nói đúng ra cho sự thống trị của Đảng chuyên chính được thiết lập vững chắc.

… Cải cách ruộng đất là một cách quét sạch những địa chủ, những cường hào ác ôn, ác bá, những người có uy tín, những người có mầm mống để vươn lên. Tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, là nguy hiểm trong hiện tại và trong tương lai. Quét sạch, để cho xã hội trở nên một tờ giấy trơn, để Đảng muốn vẽ gì thì vẽ, theo ý mình.” (409-410-411)

Hóa ra tất cả chỉ là một tấn tuồng, một trò lường gạt, đối trá không tiền khoáng hậu, chưa từng thấy trong lịch sự mấy ngàn năm của dân tộc Việt. Rút cuộc, người nông dân Việt Nam chỉ là một đám nạn nhân ngây thơ, khốn khổ bị lợi dụng, bị xúi bẩy lao đầu vào những trò bất nhân man rợ của những cuộc đấu tố dẫn tới những cuộc tàn sát đẫm máu với cái mồi do đảng và nhà nước treo trước mắt là được chia chác tài sản, ruộng nương để cuối cùng vẫn trở về với cảnh khố rách áo ôm vì phải thực hiện khẩu hiệu “đoàn kết dân tộc, tiến lên xã hội chủ nghĩa” bằng cách phải trao nộp trở lại những mảnh đất nhỏ vừa được chia chác để tham gia “hợp tác xã”! Trong HK toàn tập Phần III, đức cha Phaolô viết:

“Nông dân vô sản làm gì mà biết suy luận như thế? Người ta bảo đánh thì đánh, đập phá thì đập phá. Rồi họ mãn nguyện với mảnh bằng chứng thực. Họ được làm chủ mấy sào ruộng, để rồi ít lâu nữa sẽ rời những cái ghế chủ nhân. Bây giờ họ chưa biết thế đâu! Tấm bằng được trình bầy một cách rất lộng lẫy khổ 60 x 40 có ghi những chữ lớn với nét đỏ thắm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất.

…Sau cuộc đấu tranh mệt mỏi, được thưởng bằng một tờ giấy có ghi: ‘Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất’ là hể hả. Nhưng còn phải giữ cái thành quả đó bằng ‘tăng cường đoàn kết’, rồi ‘nâng cao cảnh giác’. Nâng cao cho đến lúc ruộng đất được đem đi dâng, còn lại mảnh bằng…

Nông dân hí hửng được chia ruộng cày, nhưng gặt xong thì nhà nước đến thu mua sạch thậm chí không đủ gạo ăn cho gia đình.

…Mấy sào ruộng rồi sẽ đưa vào hợp tác xã để ông chủ lại đi cầy thuê…

…Cái bầu trời phát quang, cái mặt đất phẳng lì lì. Muốn dựng lên cái gì thì dựng, với cái tính tàn khốc, tính quá khích, đã tạo nên bầu trời quang, và cái mặt bằng cái tính tình man rợ đó đã in sâu trong lòng, không biết phải bao nhiêu thế hệ mới xoá nổi chăng?” (Trang 413-414-419-420)

Thay lời kết:

Lòng trung thành với đức tin Công giáo của đức cha còn được biểu hiện qua những lần ngài được mời đi “làm việc”. Trong Hồi Ký, ngài kể lại chi tiết cuộc đối thoại sau đây:

“Một tháng sau, tôi bị gọi ra Viện Kiểm Sát Nhân Dân làm việc. Viện Kiểm Sát có chức năng điều tra xác minh dữ kiện để đưa ra Toà án. Lần đầu tiên và cả đời tôi chỉ có lần này mới biết Viện Kiểm Sát…. Chung quanh tôi độ ba chục giáo gian, tôi quen mặt một số vẫn đến nhà xứ đấu tranh. Ông Viện Trưởng cất tiếng hỏi:

- Ông có làm phép đạo cho anh này không (tôi không nhớ tên)?

- Tôi thưa: Có.

- Khi làm phép thì ông đã nói thế nào?

- Điều này luật đạo chúng tôi không được phép nói.

- Ông phải nói, vì đây là pháp luật đòi hỏi.

- Tôi không được phép nói, vì luật chúng tôi dạy rằng: khi giải tội thì không bao giờ được nói điều người ta nói với tôi, dù có phải chết cũng không được nói: đó là bí mật toà giải tội, chúng tôi phải giữ với giá mạng sống chúng tôi.

Họ cứ hỏi đi hỏi lại mãi, tôi vẫn chỉ thưa có một câu:

- Tôi không được phép nói.

Rồi họ hỏi hàng mấy chục câu hỏi vu vơ, trong đó có một câu quan trọng:

- Ông có tôn trọng chính quyền không?

- Có – luật đạo chúng tôi dạy điều ấy.

Cả một ngày thẩm vấn, chỉ có lời hỏi đáp đó là đàng hoàng.

Ông Viện Trưởng đọc lại biên bản để tôi ký. Khi đọc đến câu: ông có tôn trọng “chính quyền” không? thì ông ta lại hỏi: ông có tôn trọng luật pháp nhà nước không? Tôi ngắt lời ông ngay và nói: Ông không hỏi tôi thế. Nếu ông hỏi tôi ‘có tôn trọng luật pháp không’, thì tôi thưa khác”.

- Ông thưa khác thế nào?

- Nếu ông hỏi có tôn trọng chính quyền thì tôi thưa có và không điều kiện. Vì luật đạo dạy dù chính quyền là thế nào đi nữa, cũng phải tôn trọng. Còn nếu hỏi: Có tôn trọng luật pháp nhà nước không, thì tôi thưa khác.

- Thưa thế nào? Rồi ông ta giơ cao cuốn Hiến pháp lên:

- Đây luật pháp nhà nước, dù là Tổng thống, dù là Chủ tịch nước cũng phải tuân theo. Và ông ta trịnh trọng hơn nữa, hỏi khi dằn từng tiếng:

- Ông có tuân theo pháp luật nhà nước không?

Tôi cũng trịnh trọng và dằn từng tiếng:

- Tôi tôn trọng luật pháp nhà nước, khi luật pháp đó không ngược đạo lý chúng tôi.

Ông ta lại nói to hơn và dằn từng tiếng:

- Đây! Pháp luật nhà nước! Ông có tôn trọng không?

Tôi cũng dằn từng tiếng:

- Tôi tôn trọng khi luật pháp đó không có gì đi ngược với đạo lý chúng tôi. Còn nếu có điều gì ngược với đạo lý chúng tôi, lương tâm tôi không buộc phải theo.

- Thế nào là không hợp với lương tâm?

Tôi ví dụ:

- Ngày xưa vua chúa ra luật cấm đạo, thì dù có chết cũng không tuân luật vua chúa. Đó là cái chết của các Thánh Tử Đạo chúng tôi đó.

Ông Viện trưởng không còn gì mà nói. Tôi cũng thế…” (HK toàn tập Phần Ba � Cái Nhìn Đối Với Việt Minh & Chủ Nghĩa CS, trang 365-366-367).

Cố Giám Mục Phaolồ Lê Đắc Trọng
http://muoisau.wordpress.com/2011/05/13/cải-cach-ruộng-dất-dưới-cai-nhin-của-một-linh-mục/

Son Tran 
Đọc ĐÈN CÙ
(chuyện sính dùng hàng dởm...cho đến nay vẫn thế)
"Cái SỢ - cái VỜ VỊT gột nên chát hồ A DUA, mỹ tự gọi là PHONG TRÀO & KHÍ THẾ CM"-CCRĐ 
*

Xấu hổ về phản ứng tồi tàn của mình, tôi kính nể những bạn bè đã vượt được cái sợ trong cải cách ruộng đất.

Trước hết là Trần Châu. Mẹ vợ anh bị bao vây ở một túp lều chân đồi trong đồn điền chè Mỏ Bạch. Châu về thăm. Hôm trước, cô em vợ học ở Tàu về, thấy cái lều thì ghé hỏi: - Bà Lan ở đây nay ở đâu ạ? Mẹ đáp: “Dạ, không có bà Lan ạ, chỉ có con địa chủ Lan thôi.” Cô con gái ù té chạy ra đường lên xe ngồi khóc một mình.

Rồi Đinh Văn Đảng. Hay tin mẹ nguy khốn, như con ăn mày la liếm ở chợ, Đảng bèn về cứu mẹ, nhờ người đưa mẹ ra chỗ hẹn rồi đạp xe chở mẹ lên Vinh, sáng sau đáp xe hàng ra Hà Nội. Anh nói suốt chuyến về cứu mẹ, lúc nào tim anh cũng thình thình đập, có lúc ngỡ vỡ ra đến nơi.
Sau này Đảng bị xuất huyết não, tôi cứ nghĩ cái gốc sâu xa là phải tính từ ngày anh về cứu “con mẹ ăn mày” từng thăm nuôi đứa con tù vì họat động cách mạng.
Đảng kể xem phim đấu địa chủ, người xem ném ầm ầm các thứ lên màn ảnh. Thấy dép bị giật, anh cúi xuống. Bạn đồng sự ngồi cạnh anh đang hét căm thù và túm lấy dép anh để ném, dép ở chân hắn còn nguyên!

“các cái vờ vịt này các ông ấy thấy cả nhưng không mắng mỏ,” Đảng nói, vì biết có cái bột giả ấy mới gột nên chất hồ a dua mà ta hay mỹ tự là phong trào và khí thế cách mạng.

Thì ra chúng ta chuyên sính dùng hàng dỏm. (Trần Đỉnh - Đèn Cù)
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/10420144_744528622281080_1158668731967257756_n.jpg?oh=4b042bfa09da3b5764f162cf4ea65d92&oe=54983BB0&__gda__=1419982726_e3c553b18472fd239ed36215ab8efdb0


----





CHA TÔI KỂ CHUYỆN NĂM 1945 (Video Clip 5'07")

Tối nay VTV1 phát bản tin Triển lãm thành tựu Cải cách ruộng đất 1945 - 1954.
Tôi cùng cha mẹ xem xong, cha tôi ngồi thẫn người một lát rồi kể lại tôi nghe một phần sự thật câu chuyện năm 1945. Năm đó cha tôi 22 tuổi, cũng là năm Nội tôi (1888 - 1945) qua đời vì nỗi đau mất hết sản nghiệp (Nội tôi là một điền chủ nhỏ) và mất con (bác Ba tôi bị chôn s...ống).
Không làm chính trị, không theo một đảng phái nào, cả cuộc đời là một ông giáo làng hiền lành và là người nông dân chăm chỉ, nên với tôi câu chuyện cha kể hôm nay mới thực sự là một bản tin sống đáng tin cậy nhất. Nó xảy ra vào năm 1945, khởi đầu Cải cách ruộng đất và đàn áp tôn giáo. Gia đình tôi đã trở thành nạn nhân trực tiếp của "công cuộc vĩ đại đầy thành tựu này". Câu chuyện đã ngót nghét 70 năm trôi qua mà sao nhắc lại vẫn như vết thương bị tứa máu thêm lần nữa...
Là dân làm truyền hình chính thống, từ lâu tôi đã không còn tin vào những bản tin truyền hình trong nước nữa. Tôi tin vào Đài-truyền-hình-cha-tôi/ với những bản tin sống khả tín của 91 năm có mặt và loan báo sự thật cho cuộc đời này.

Bùi Cốc đêm 9.7.2014
LÃO BỘC


Son Tran
Vai trò của HCM trong Cải cách ruộng đất

image
Nhân tác phẩm “Đèn Cù” vừa được phổ biến và đồng thời đảng cộng sản đang triển lãm tuyên truyền cho “thành quả” của cuộc Cải cách ruộng đất xin gởi lại các bạn bài tôi viết và tài liệu tài liệu tôi tìm đựơc về C.B. (Của Bác) đấu tố bà Nguyễn Thị Năm được phổ biến trước đây trên diễn đàn talawas.


Nguyễn Quang Duy

Vai trò của HCM trong Cải cách ruộng đất

image
Cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc Việt Nam là sự kiện có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Sự kiện này đã dẫn đến việc tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động phải ra các quyết định sau: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Sau nhiều năm bị che đậy, các tài liệu, các bài viết, các hồi ký, các tác phẩm văn học... được phổ biến trong thời gian gần đây giúp chúng ta biết thêm sự thật về cuộc cải cách ruộng đất này.

 Tuy vậy trong năm mười năm qua vai trò của HCM trong CCRĐ vẫn được đặt ra với nhiều câu hỏi. Có thật ông chỉ theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông? Có thật ông chỉ là thiểu số không đủ quyền lực để ảnh hưởng đến các cố vấn Trung Quốc? Có phải ông chỉ muốn tiến hành giảm tô? Có phải ông đã khóc khi biết được các tội ác do CCRĐ gây ra?… Các câu hỏi này càng lúc lại càng trở nên cấp thiết khi Đảng Cộng sản (ĐCS) không ngừng tạo những huyền thoại về HCM. Vừa rồi Bộ Chính trị lại ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW "yêu cầu toàn dân học tập để nhận thức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của lý tưởng và tấm gương đạo đức HCM". Những công việc này chỉ làm xa dần con người thực của ông. HCM đã hiểu rất rõ nguyện vọng "người cày có ruộng" của nông dân Việt Nam. Khi còn ở Pháp ông có viết một số bài lên án việc chiếm hữu đất đai của thực dân Pháp và của nhà thờ Công giáo. Trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa, ông tiếp nhận và để tâm nghiên cứu cách mạng thổ địa tại đây. Nó vừa là một phương tiện đấu tranh giai cấp, vừa để xây dựng chuyên chế vô sản. Trong một lá thư gởi các lãnh đạo Quốc tế Nông dân đề ngày 8/2/1928, ông viết: "Tôi tranh thủ thời gian viết 'những ký ức của tôi' về phong trào nông dân, chủ yếu là phong trào Hải Lục Phong, nơi có các xô-viết nông dân. Người 'anh hùng' trong 'những ký ức của tôi' chính là đồng chí Bành Bái, cựu Dân uỷ nông nghiệp của Xô-viết Quảng Châu và hiện là lãnh tụ của nông dân cách mạng."(HCM Toàn tập, tập 2 trang 265). Năm 1953 tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, ông lại nhắc đến: "... đồng chí Bành Bái ở Trung Quốc, gia đình đồng chí là đại địa chủ, đại phong kiến, nhưng đồng chí ấy đã tổ chức và lãnh đạo nông dân đấu tranh rất quyết liệt chống địa chủ phong kiến" (HCM Toàn tập, tập 2 trang 357). 



image

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Cương lĩnh của đảng này là lấy việc chống đế quốc, chống phong kiến và địa chủ, giành ruộng đất về cho nông dân làm sách lược hàng đầu. Sách lược 2 của ĐCS ghi rõ: "Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến" (HCM Toàn tập, tập 2 trang 297). Chương trình hành động thì hướng đến việc: "Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến" (HCM Toàn tập, tập 2 trang 299). Các văn kiện thành lập ĐCS Việt Nam đều do HCM, đại diện Quốc tế Cộng sản, soạn ra.

Ít tháng sau, ĐCS đã lãnh đạo nông dân nổi dậy ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẩu hiệu "trí - phú - địa - hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" được dùng làm tiêu đề cho cuộc đấu tranh mới - đấu tranh triệt tiêu giai cấp địa chủ và phong kiến. Cuộc nổi dậy đã bị Pháp đàn áp dã man. Từ đó, chia rẽ giữa các các tầng lớp nông dân ngày một trầm trọng hơn.

Năm 1945, khi nắm được chính quyền, một mặt HCM và ĐCS phải lo đối đầu với Pháp, mặt khác vì đa số các đảng viên và cán bộ đều xuất thân từ các gia đình địa chủ hay phú nông, việc phát động cách mạng thổ địa đã không thể tiến hành ngay. Mãi đến năm 1949, khi ĐCS Trung Hoa đã chiếm xong lục địa, cửa hậu cần mới được khai thông. Việt Minh nhận được những viện trợ dồi dào từ Quốc tế Cộng sản, nhất là từ ĐCS Trung Hoa. Chiến trường Việt Nam ngày một thuận lợi hơn cho lực lượng Việt Minh. Khi ấy HCM và ĐCS mới nghĩ đến việc tiến hành CCRĐ, mở đầu bằng việc giảm tô cho nông dân. Ngày 14/7/1949, HCM ký Sắc lệnh 78 SL quy định chủ đất phải giảm địa tô 25 phần trăm so với mức trước năm 1945.

Ngày 25/1/1953, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động, HCM chủ toạ, đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, đấu tranh chống giai cấp địa chủ phong kiến, tiến đến CCRĐ.


image
 
Ngay sau đó, ngày 5/2/1953, tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, HCM đã vấn an các đảng viên và cán bộ tham dự như sau: "Địa chủ cũng có đôi người làm cách mạng, nước ta như các nước khác, ta cũng có vài đồng chí, đại địa chủ mà làm cách mạng, hồi bí mật có bao nhiêu tiền của giúp cho Đảng hết, cam tâm chịu tù đày. Họ tuy là người trong giai cấp địa chủ nhưng lập trường và tư tưởng đã đứng về phe vô sản, là người của giai cấp công nhân" (HCM Toàn tập, tập 6 trang 357).

Ngày 12/4/1953 HCM ban hành Sắc lệnh số 150 SL về Cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động chia lại cho nông dân nghèo.

Ngày 14/11/1953, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương và Hội nghị toàn quốc của Đảng Lao động đã quyết định tiến hành CCRĐ.

Trong báo cáo trước Quốc hội khoá I kỳ họp lần thứ ba, ông Hồ đã phát biểu "Phương châm của cải cách ruộng đất là: phóng tay phát động quần chúng nông dân" (HCM Toàn tập, tập 6 trang 509). Ông Nguyễn Văn Trấn, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá I, đại diện Sài Gòn Chợ Lớn, giải thích "phóng tay" nghiã là "cứ việc làm mạnh thả cửa" (Nguyễn Văn Trấn, trang 266). Ông Nguyễn Minh Cần giải thích "là làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ". Ông còn cho biết: "Ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được". Ông Nguyễn Văn Trấn than rằng "Trời ơi! Đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó bật lại giết chết bao nhiêu vạn sinh linh."(Nguyễn Văn Trấn, trang 266).

Cũng trong báo cáo trước Quốc hội này, HCM đã ra chỉ tiêu: "Giai cấp địa chủ phong kiến không đầy 5 phần trăm dân số, mà chúng và thực dân chiếm hết 7 phần 10 ruộng đất..." (HCM Toàn tập, tập 6 trang 509). Chính chỉ tiêu này đã: "... giết chết bao nhiêu vạn sinh linh".


image
 
Trong thời gian tiến hành giảm tô tiến đến CCRĐ, sáu xã tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã được chọn làm thí điểm. Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long (Nguyễn Minh Cần). Bà là người đã che giấu và nuôi dưỡng các lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... trong thời gian ĐCS còn hoạt động bí mật. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin.

Trong Hồi ký Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn, nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết việc bà Năm bị bắn đã làm xôn xao dư luận. Ông cho rằng việc làm này có 3 điều làm sai chính sách là: (1) Địa chủ kháng chiến được chiếu cố; (2) Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố; (3) Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố. Và một điều sai đạo lý là "... bắn một địa chủ là nữ, không phải là cường hào gian ác sẽ trái đạo lý thông thường của người Việt Nam". Ông viết tiếp: "Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: 'Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời là: 'Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!'. Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm!"


image
 
Trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Hoàng Tùng cho biết: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính trị Bác nói: 'Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa.' Sau cố vấn Trung Quốc là Lê Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: 'Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải.' Và họ cứ thế làm".

Trong hồi ký Mặt thật, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, nhà báo Thành Tín (Bùi Tín) đã kể rằng theo lập luận của đội CCRĐ thì "Việc con mụ Năm đã làm chỉ là giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Bản chất của giai cấp địa chủ là rất ngoan cố xảo quyệt và tàn bạo, chúng không từ thủ đoạn nào để chống phá cách mạng. Nông dân phải luôn luôn sáng suốt dù chúng giở thủ đoạn nào." Thành Tín cũng viết "Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông HCM. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: 'Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.' Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này". Thành Tín viết tiếp: "Thế nhưng không có gì động theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ đã quá chậm. Các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi".


image
 
Qua Thành Tín ta cũng biết được suy nghĩ của Hoàng Quốc Việt: "Đến Bác Hồ biết là không đúng cũng không dám nói với họ... ‘Họ’ là các ông con trời đặc phái viên của Mao". Thành Tín nhận xét: "Trước hết HCM có lỗi lớn. Thà rằng không biết gì về chuyện này; và dù không biết, là chủ tịch nước, chủ tịch Đảng ông cũng phải chịu phần trách nhiệm. Huống hồ gì ông đã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông giữ im lặng, ông không can thiệp. Đây là thái độ vô trách nhiệm. Ông không can thiệp thì ai có thể can thiệp? Ông để mặc cho nước ông bị một số kẻ nước ngoài (cố vấn Tàu) lũng đoạn, lộng hành. Trên thực tế ông đã từ nhiệm vị trí trách nhiệm của mình".

Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, ông Hoàng Văn Hoan đã cho rằng Ủy ban CCRĐ"... tự cho phép các đội CCRĐ được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên, sau lan tràn đi nhiều nơi, coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân." Ông nêu ra điều 36 của luật CCRĐ quy định: "Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật, nghiêm cấm việc bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác". Ông cũng đã viết: "Tham dự xong Hội nghị Trung ương về CCRĐ, tôi lại trở ra Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong CCRĐ, khi gặp tôi liền hỏi: Việc sai lầm trong CCRĐ có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung Quốc hay không? Tôi trả lời: Kinh nghiệm CCRĐ của Trung Quốc là rất tốt. Ủy ban CCRĐ ở Việt Nam phạm sai lầm, như coi thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào thành phần phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là những nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công với cách mạng, đặt biệt là đánh tràn lan vào các cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban CCRĐ Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn Trung Quốc".

Ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó chủ tịch Hà Nội, đã hết sức ưu tư về việc "những người lãnh đạo cộng sản trong Bộ Chính trị và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Ủy viên ban chấp hành, Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một bản án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu của một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc!".


image
 
Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét một cách dứt khoát: "Câu chuyện về HCM trong thâm tâm chống lại chủ trương Cải cách ruộng đất, bực bội vì việc mở màn bằng việc bắn một người đàn bà, như một số người bào chữa cho ông là một chuyện tầm phào. Một lệnh ông Hồ ban ra không phải là chỉ cứu được bà Nguyễn Thị Năm, nó còn cứu hằng ngàn người bị giết oan trong cả Cải cách ruộng đất lẫn Chỉnh đốn tổ chức do Lê Văn Lương song song tiến hành. Ông không cứu ai cho tới khi những sai lầm tích tụ lại thành cái nhọt bọc. Lúc cái nhọt bọc vỡ ra ông mới tỉnh cơn mê. Nhưng đã muộn" .

Vũ Thư Hiên còn cho biết ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên thư ký riêng của HCM, đã nói thẳng với ông Hồ: "Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác vẫn còn ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa học xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào đồng chí". Cũng qua Vũ Thư Hiên ta biết được ông Vũ Đình Huỳnh đã "... khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông HCM, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ".


image
  Điểm qua những hồi ký, suy nghĩ, ưu tư kể trên, ta thấy được vụ án Nguyễn Thị Năm nói riêng và CCRĐ nói chung còn rất nhiều uẩn khúc. Những uẩn khúc này không phải chỉ liên quan đến các nạn nhân hay gia đình nạn nhân CCRĐ. Nó còn in đậm nét trong tâm trí của những người đã một thời tin vào chủ nghĩa cộng sản, vào lý tưởng cộng sản, vào sự lãnh đạo của HCM và ĐCS, trong đó có người từng trực tiếp tham gia CCRĐ. Những uẩn khúc này cần phải được làm sáng tỏ.

Trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C.B. do báoNhân Dân xuất bản năm 1955, trang 27 và 28, có bài "Địa chủ ác ghê". Bài viết này đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 và phổ biến lại trong tập liệu này. Đúng như nhà báo Thành Tín cho biết, "các phóng viên báo chí các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi". Nhân tiện người viết xin được đăng toàn bài để bạn đọc có thể cùng suy ngẫm.



Địa chủ ác ghê

image 

Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:


image 

image
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã: 

Giết chết 14 nông dân. 

Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. 

Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người. 
Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang. 
Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng. 
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ: 
Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột. 
Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống. 
Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra. 
Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên. 
Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt. 
Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến. 
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

(21-7-1953) 

image 
Vì bài báo gọi bà Nguyễn Thị Năm là Cát-hanh-Long nên người viết theo đó mà gọi. Có người còn gọi bà là bà Cát Thanh Long hay bà Cát Thành Long, không biết danh hiệu nào là đúng?

Nhà báo Thành tín cũng viết: "Một số nông dân chất phác ngây thơ, kể rằng bà Năm rất tốt, nhân từ, hay đi chùa, làm việc thiện, có nhiều cán bộ chiến sĩ là con nuôi của bà, bà có công với kháng chiến, nên xếp là địa chủ kháng chiến". Nhóm từ "mấy tên lâu la"được dùng trong bài báo nêu trên có lẽ để kết tội các nông dân hiền hoà, chất phác đã không chịu đấu tố bà Năm và hai người con của bà.

Báo Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bài báo phải được duyệt xét kỹ của Trung ương Đảng trước khi cho phổ biến. Khi đọc bài báo này, người viết cảm nhận một điều là bố cục, hình thức và văn phong của bài viết rất tương tự với bản "Tuyên ngôn Độc lập" do HCM đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, phần lên án thực dân Pháp.

Tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất ghi rõ têntác giả các bài viết trong đó là C.B. - đây là một trong những bút hiệu của HCM. Chỉ riêng trong tập 6 (từ 1-1951 đến 7-1954) của bộ sách HCM Toàn tập do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1989, người viết đã đếm được tất cả 15 bài viết của HCM ký tên là C.B.

Không thấy bài viết này được nhắc đến trong bộ sách HCM Toàn tập. Tuy nhiên trong HCM biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 ghi rõ: "Bài viết của Chủ tịch HCM: Địa chủ phản động ác ghê, ký bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã cấu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn ‘mặt người dạ thú’ và tội ác của chúng là ‘tuyệt vô nhân đạo’." Có thể bài viết của ông Hồ trên báo Nhân Dân đã được đăng lại trên báo Cứu Quốc.

Khi đọc bản thảo bài viết này, ông Nguyễn Minh Cần nhớ lại năm 1953 ông đã được đọc bài "Địa chủ ác ghê" từ nội san Cải cách ruộng đất được phổ biến trong nội bộ Đảng Lao động và các cán bộ CCRĐ.

Ông Hoàng Văn Chí có viết trong khoá chỉnh huấn trung ương nhằm đả thông tư tưởng đảng viên và cán bộ làm công tác CCRĐ, HCM đã ví von: "đế quốc là con hổ mà địa chủ là bụi rậm để cho hổ núp. Vì vậy muốn đuổi hổ phải phá cho kỳ hết bụi rậm." (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, Chương 12, trang 90).

Khác với các vụ xử tử trong CCRĐ sau này, Hoàng Tùng xác nhận Bộ Chính trị đã họp và quyết định về vụ xử bắn bà Năm. Ông Nguyễn Minh Cần nói rõ hơn: "bà đã bị quy là địa chủ cường hà ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, Ủy ban CCRĐ Trung ương duyệt y và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chuẩn y". Theo người viết, ít nhất có 7 lý do để bà Năm được chọn làm thí điểm đầu tiên cho cuộc phóng tay phát động quần chúng CCRĐ:

image
Thứ nhất, phương châm chính trong CCRĐ là "thà giết lầm 10 người vô tội, còn hơn để thoát một kẻ thù". CCRĐ là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa bần cố nông và địa chủ (nông dân có ruộng). Do đó địa chủ không thể được lọt lưới, được bỏ sót. Bà Năm lại có đến 2,789 mẫu đất (Thanh Cần, trang 3), là một đại địa chủ.

Thứ nhì, phát súng đầu tiên bắn vào một phụ nữ để xác định CCRĐ là một cuộc đấu tranh giai cấp và trong đấu tranh giai cấp không phân biệt địa chủ phong kiến là phụ nữ hay đàn ông, già hay trẻ... 

Thứ ba, như HCM thường tuyên bố "toàn dân kháng chiến", địa chủ đã chấp nhận ở lại vùng kháng chiến, đương nhiên là chấp nhận theo, đóng góp, tham gia kháng chiến. Xử bắn bà, và những địa chủ trong vùng kháng chiến, là để phủ nhận công lao đóng góp của thành phần này. Nay đã có Quốc tế Cộng sản, có giai cấp công nông, khẩu hiệu "toàn dân kháng chiến" không còn cần thiết nữa. 

Thứ tư, bắn bà Năm là dấu hiệu cho phép trừng phạt tất cả những người có ruộng đất, có tài sản, có ảnh hưởng kinh tế chính trị trong và ngoài Đảng Lao động Việt Nam. Theo ông Đoàn Duy Thành, bà Năm là địa chủ đã hiến ruộng cho chính quyền kháng chiến. 

Thứ năm, ảnh hưởng kinh tế và chính trị của bà, và của các địa chủ khác, cần phải được thủ tiêu để mở đường xây dựng chế độ chuyên chế toàn trị. 

Thứ sáu, xử bắn bà Năm, và giai cấp địa chủ, là nhằm sách động nông dân thực thi sách lược "chia để trị". 

Thứ bẩy, xử bắn bà Năm và tiêu diệt giai cấp địa chủ là nhằm nâng cao quyền lực của HCM và ĐCS. Nguyễn Văn Trấn đã viết: "Các đoàn CCRĐ đã rút kinh nghiệm về cách đem phạm nhân đi bắn, và đã cho lệnh bắn sau lưng kẻ thọ hình. Vì kinh nghiệm cho thấy, đem trói nó vào nọc trụ để bắn thì nó sẽ la to HCM muôn năm, Đảng Lao động muôn năm" (Nguyễn Văn Trấn, trang 270). Vũ Thư Hiên cũng nhắc đến việc có người đã tự tử để lại bức thư tuyệt mệnh:"Oan cho tôi lắm, cụ Hồ ơi. Tôi trung thành với cụ với Đảng. Tôi không phản bội, HCM muôn năm!" (Vũ Thư Hiên, chương 1). 
Chính vì những lý do trên mà HCM mới đích thân viết bài trên báo Nhân Dân đấu tố bà Năm. 

image

Trong một lá thư, đề ngày 18/8/1956, gởi đến "đồng bào nông thôn" nhân dịp CCRĐ căn bản đã hoàn thành, HCM xác định CCRĐ là "một thắng lợi vô cùng to lớn" và "có thắng lợi này là nhờ Đảng và Chính phủ ta có chính sách đúng đắn". Ông viết tiếp: "Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc, cho nên khi CCRĐ đã xảy ra những khuyết điểm sai lầm" (HCM Toàn tập, tập 7, trang 507). Riêng việc "kẻ địch phá hoại điên cuồng" đã được ông giải thích như sau: "Như con giun không biết nhảy, khi ta giẫm lên nó, nó cũng giãy trước khi chết. Giai cấp địa chủ cũng thế." (HCM Toàn tập, tập 7, trang 358).

Vài năm sau, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐCSVN, 6/1/1960, HCM lại gắn liền cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc CCRĐ, ông tuyên bố: "Buổi đầu kháng chiến, Đảng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức. Nhưng đến lúc kháng chiến đã phát triển mạnh, cần phải bồi dưỡng hơn nữa lực lượng nhân dân, chủ yếu là nông dân thì Đảng đã cương quyết phát động quần chúng cải cách ruộng đất hoàn thành thực hiện người cày có ruộng. Nhờ chính sách đúng đắn này, lực lượng kháng chiến ngày càng mạnh thêm và đã liên tục thu được nhiều thắng lợi" (HCM Toàn tập, tập 8, trang 596).

HCM đã hiểu rõ nguyện vọng của dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc, người cày có ruộng... Trong điều 12, Hiến pháp 1946, còn được gọi là “Hiến pháp Cụ Hồ” vì ông là trưởng ban soạn thảo Hiến pháp, đã xác định: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm". CCRĐ chẳng những vi hiến, nó còn là một tội ác với số nạn nhân chưa thể hay không bao giờ có thể tính được. HCM đã lợi dụng các khao khát, các ước vọng của người dân để xây dựng quyền lực cho ông và cho ĐCS Việt Nam.

image
 
CCRĐ không phải chỉ tàn sát những thường dân vô tội. Nó còn phá hoại những truyền thống tốt đẹp, phá hoại đạo lý luân thường, phá hoại tâm linh văn hoá của dân tộc Việt Nam (xin xem Nguyễn Minh Cần). Quả lời ông Vũ Đình Huỳnh "... khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông HCM, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ" là hoàn toàn chính xác.

Bài viết này mong làm sáng tỏ, làm minh bạch một phần của quá khứ, không phải để gợi lại hận thù, mà để xây dựng con đường đi tới tránh xa những tội ác mà người đi trước như HCM đã mắc phải.
Tài liệu tham khảo


C.B., Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất, Báo Nhân Dân, 1955 
Đoàn Duy Thành, Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn 
Hoàng Tùng, Những kỷ niệm về Bác Hồ, Điện thơ Câu lạc bộ Dân Chủ 
Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, Bản dịch của Mạc Định, Nhà xuất bản Chân Trời Mới, Sài Gòn, 1964  
Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả 
Thanh Cần, Tội ác bóc lột địa tô của giai cấp địa chủ, Nhà xuất bản Sự Thật, 1955 
Thành Tín, Mặt thật 
Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, Văn Nghệ California, USA, 1997 
Nguyễn Minh Cần, Xin đừng quên tội ác! ... Nửa thế kỷ trước 
Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày 
HCM biên niên tiểu sử, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê Nin và Tư tưởng HCM, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995 
HCM Toàn tập, Viện Mác Lê Nin, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1989 


20/1/2007, Canberra, Úc Đại Lợi 

May 25, 2011
Cuộc Cải Cách Ruộng Đất. image. http://baomai.blogspot.com/. BaoMai. CÁC GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: Xã hội Việt Nam, cho đến nay, vẫn là một xã hội dựa trên căn bản nông nhiệp. Bất cứ nhà cầm quyền nào tại ...



Tự triển lãm ảnh Cuộc cải cách ruộng đất tại miền bắc 1949-1956


Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ. 


Tổng cộng có 6 đợt lớn cải cách ruộng đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Quốc, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn.

Từ giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát. Từ đó đến cuối năm 1955, cảnh đấu tố địa chủ xảy ra tràn lan, nhiều lúc chỉ đơn thuần bằng một lời tố giác đơn giản, những thành viên trong tòa án nhân dân cũng có thể xử tử hình hay tù khổ sai đối với người bị tố giác. Đã xuất hiện tình trạng lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công tác đất đai. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản thân. Số người bị quy oan, bị xử lý sai chiếm tỷ lệ rất cao. Ước tính đã có 15.000 người bị xử tư.


Theo bài diễn văn luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng Mười 1956, cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện với phương châm "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch"; phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ bản của pháp luật, trong trường hợp này là "thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan". Cụ thể các quy tắc pháp lý đã bị xâm phạm là:
- Không xử phạt các tội đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra.
- Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không quy kết cho vợ con, gia đình.
- Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng.
- Thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị can. Bị can có quyền nhờ luật sư bào chữa. Phải tôn trọng bị can trong quá trình truy tố và xét xử; khi bị can ra trước tòa không được xiềng xích và không được dùng nhục hình.



Các nguyên nhân sai lầm được cho là: quan điểm ta-địch, thù-bạn của chính quyền đương nhiệm rất mơ hồ; chính quyền bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý; bất chấp ý kiến của giới chuyên môn.

Sai lầm kiểu như vậy vẫn còn bóng dáng cho đến ngày nay!












Son Tran

TRIỄN LÃM "CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" : NGỤY BIỆN VÀ RĂN ĐE

Trích Báo Tuổi Trẻ
(Nguỵ biện )
Những hình ảnh về cuộc sống của giới địa chủ Việt Nam được trưng bày đối diện với đời sống của người bần cố nông. Những tấm áo tả tơi vá chằng vá đụp đố...i diện với những áo dài, áo the bằng lụa.

Những đồ dùng bằng ngọc, lò sưởi, tẩu thuốc đối diện với mái nhà tranh đơn sơ. Đặc biệt, để công chúng hiện tại hiểu hơn về đời sống của người nông dân, ngoài trang phục, đồ dùng thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN đã cho dựng nên một nếp nhà tranh, vách đất, kiểu nhà phổ biến của người nông dân thời trước.
(Nguỵ biện)
Bên cạnh đó là những hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất và thành quả của nó. Những người nông dân lần đầu tiên có ruộng, lần đầu tiên có con trâu của chính mình đang cười rạng rỡ trên những cánh đồng sau cải cách.

(Đại Nguỵ biện)
Tuy nhiên, triển lãm cũng dành một phần để nhắc lại những sai lầm và công cuộc sửa sai trong cải cách ruộng đất.

Và DÂN LÀM BÁO viết:
Dân Làm Báo - Thời xưa ấy là thời Cải Cách Ruộng Đất. Và băng đảng cộng sản xấu ngày nay lại mở gian hàng khoe khoang thành tích của băng đảng cộng sản tốt ngày xưa trong cái gọi là Triển lãm Trưng bày tư liệu, hình ảnh Cải cách ruộng đất 1946-1957.

Vào sáng ngày 8 tháng 9, 2014 vong hồn của gần 200000 người dân Việt Nam lại bị lôi dậy đấu tố một lần nữa tại Văn phòng Chính Phủ, Văn Phòng Quốc Hội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Cục Lưu trữ Văn Phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Bảo tàng Hồ Chí Minh và bảo tàng các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình...

Khắp nơi, ở những nơi chốn có tượng đầu thạch cao màu xương cốt của Hồ Chí Minh và lá cờ máu từ Phúc Kiến, 200000 người dân Việt Nam lại bị lôi lên từ mộ lạnh để băng đảng họ Hồ lăng trì một lần nữa.

200000 người Việt Nam bị tử hình bằng búa, cuốc, xẻng, mã tấu lại được đem ra đấu tố với "hình ảnh về cuộc sống của giới địa chủ Việt Nam được trưng bày đối diện với đời sống của người bần cố nông. Những tấm áo tả tơi vá chằng vá đụp đối diện với những áo dài, áo the bằng lụa".

200000 oan hồn Việt Nam bị sỉ nhục một lần nữa bởi hình ảnh "những đồ dùng bằng ngọc, lò sưởi, tẩu thuốc đối diện với mái nhà tranh đơn sơ."

200000 con người bị tàn sát không phải chỉ với mạng sống của họ mà danh dự, sĩ diện đã bị thủ tiêu theo, cộng thêm cuộc đời bị ruồng bỏ, đi bên lề xã hội của con cháu họ đã được đem ra trưng bày để những người cộng sản xấu ngày hôm nay ca tụng những đồng chí cộng sản tốt ngày xa xưa: "Bên cạnh đó là những hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất và thành quả của nó. Những người nông dân lần đầu tiên có ruộng, lần đầu tiên có con trâu của chính mình đang cười rạng rỡ trên những cánh đồng sau cải cách."

200000 linh hồn vất vưởng ngày ấy được dùng để ca ngợi cho thành tích long trời lở đất của băng đảng sát nhân: "Hơn 810 nghìn ha ruộng đất của thực dân và địa chủ, ruộng đất công và nửa công, nửa tư đã được chia cho 2,22 triệu hộ nông dân lao động".

*

Dân Làm Báo đành phải... đồng hành cùng thời cuộc, đành phải mở lại "gian hàng" triển lãm tội ác của những người "cộng sản tốt" ngày xưa và trân trọng kính mời những người cộng sản đã chết ngày hôm nay nhưng vẫn còn mải mê sống hết với một thời lý tưởng cao đẹp ấy, mải mê sùng kính "cha già dân tộc" có bút hiệu C.B. ghé vào thưởng lãm để xem "địa chủ ác ghê" của "bác" như thế nào.

Ghi chú: Phòng triển lãm dưới đây được mở cửa không với mục tiêu dành cho những con người Việt Nam bình thường có lương tri. Họ đã đọc, đã thấy, đã nhìn, đã đau, đã khóc, đã lên tiếng phẫn nộ trước với "niềm đau cải cách", cho những oan hồn của đồng bào họ bao nhiêu năm nay rồi.

Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com

danlambaovn.blogspot.com/2012/06/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-5-noi.html

*danlambaovn.blogspot.com/2012/06/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-6-du.html
danlambaovn.blogspot.com/2014/08/tai-ong-kich-cua-ho-chi-minh-duoi-mat.html
danlambaovn.blogspot.com/2014/04/mon-no-62-nam.html

danlambaovn.blogspot.com/2012/05/chuyen-ngay-cai-cach-ruong-at.html

danlambaovn.blogspot.com/2011/11/nhin-lai-qua-khu-nguoc-ve-tuong-lai.html

danlambaovn.blogspot.com/2012/04/cai-cach-ruong-at.html

danlambaovn.blogspot.com/2012/04/van-e-nong-dan-viet-nam-au-ky-21.html

danlambaovn.blogspot.com/2014/02/su-vo-nguc-ke-cong-vo-loi.html
See More
  Photo: TRIỄN LÃM "CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" : NGỤY BIỆN VÀ RĂN ĐE 

Trích Báo Tuổi Trẻ 
(Nguỵ biện )
Những hình ảnh về cuộc sống của giới địa chủ Việt Nam được trưng bày đối diện với đời sống của người bần cố nông. Những tấm áo tả tơi vá chằng vá đụp đối diện với những áo dài, áo the bằng lụa. 

Những đồ dùng bằng ngọc, lò sưởi, tẩu thuốc đối diện với mái nhà tranh đơn sơ. Đặc biệt, để công chúng hiện tại hiểu hơn về đời sống của người nông dân, ngoài trang phục, đồ dùng thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN đã cho dựng nên một nếp nhà tranh, vách đất, kiểu nhà phổ biến của người nông dân thời trước. 
 (Nguỵ biện)
Bên cạnh đó là những hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất và thành quả của nó. Những người nông dân lần đầu tiên có ruộng, lần đầu tiên có con trâu của chính mình đang cười rạng rỡ trên những cánh đồng sau cải cách. 

(Đại Nguỵ biện)
Tuy nhiên, triển lãm cũng dành một phần để nhắc lại những sai lầm và công cuộc sửa sai trong cải cách ruộng đất.

Và DÂN LÀM BÁO viết:
Dân Làm Báo - Thời xưa ấy là thời Cải Cách Ruộng Đất. Và băng đảng cộng sản xấu ngày nay lại mở gian hàng khoe khoang thành tích của băng đảng cộng sản tốt ngày xưa trong cái gọi là Triển lãm Trưng bày tư liệu, hình ảnh Cải cách ruộng đất 1946-1957.

Vào sáng ngày 8 tháng 9, 2014 vong hồn của gần 200000 người dân Việt Nam lại bị lôi dậy đấu tố một lần nữa tại Văn phòng Chính Phủ, Văn Phòng Quốc Hội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Cục Lưu trữ Văn Phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Bảo tàng Hồ Chí Minh và bảo tàng các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình... 

Khắp nơi, ở những nơi chốn có tượng đầu thạch cao màu xương cốt của Hồ Chí Minh và lá cờ máu từ Phúc Kiến, 200000 người dân Việt Nam lại bị lôi lên từ mộ lạnh để băng đảng họ Hồ lăng trì một lần nữa.

200000 người Việt Nam bị tử hình bằng búa, cuốc, xẻng, mã tấu lại được đem ra đấu tố với "hình ảnh về cuộc sống của giới địa chủ Việt Nam được trưng bày đối diện với đời sống của người bần cố nông. Những tấm áo tả tơi vá chằng vá đụp đối diện với những áo dài, áo the bằng lụa".

200000 oan hồn Việt Nam bị sỉ nhục một lần nữa bởi hình ảnh "những đồ dùng bằng ngọc, lò sưởi, tẩu thuốc đối diện với mái nhà tranh đơn sơ."

200000 con người bị tàn sát không phải chỉ với mạng sống của họ mà danh dự, sĩ diện đã bị thủ tiêu theo, cộng thêm cuộc đời bị ruồng bỏ, đi bên lề xã hội của con cháu họ đã được đem ra trưng bày để những người cộng sản xấu ngày hôm nay ca tụng những đồng chí cộng sản tốt ngày xa xưa: "Bên cạnh đó là những hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất và thành quả của nó. Những người nông dân lần đầu tiên có ruộng, lần đầu tiên có con trâu của chính mình đang cười rạng rỡ trên những cánh đồng sau cải cách."

200000 linh hồn vất vưởng ngày ấy được dùng để ca ngợi cho thành tích long trời lở đất của băng đảng sát nhân: "Hơn 810 nghìn ha ruộng đất của thực dân và địa chủ, ruộng đất công và nửa công, nửa tư đã được chia cho 2,22 triệu hộ nông dân lao động".

*

Dân Làm Báo đành phải... đồng hành cùng thời cuộc, đành phải mở lại "gian hàng" triển lãm tội ác của những người "cộng sản tốt" ngày xưa và trân trọng kính mời những người cộng sản đã chết ngày hôm nay nhưng vẫn còn mải mê sống hết với một thời lý tưởng cao đẹp ấy, mải mê sùng kính "cha già dân tộc" có bút hiệu C.B.  ghé vào thưởng lãm để xem "địa chủ ác ghê" của "bác" như thế nào.

Ghi chú: Phòng triển lãm dưới đây được mở cửa không với mục tiêu dành cho những con người Việt Nam bình thường có lương tri. Họ đã đọc, đã thấy, đã nhìn, đã đau, đã khóc, đã lên tiếng phẫn nộ trước với "niềm đau cải cách", cho những oan hồn của đồng bào họ bao nhiêu năm nay rồi.

Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com

 danlambaovn.blogspot.com/2012/06/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-5-noi.html

*danlambaovn.blogspot.com/2012/06/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-6-du.html
danlambaovn.blogspot.com/2014/08/tai-ong-kich-cua-ho-chi-minh-duoi-mat.html
danlambaovn.blogspot.com/2014/04/mon-no-62-nam.html

danlambaovn.blogspot.com/2012/05/chuyen-ngay-cai-cach-ruong-at.html

danlambaovn.blogspot.com/2011/11/nhin-lai-qua-khu-nguoc-ve-tuong-lai.html

 danlambaovn.blogspot.com/2012/04/cai-cach-ruong-at.html

 danlambaovn.blogspot.com/2012/04/van-e-nong-dan-viet-nam-au-ky-21.html

 danlambaovn.blogspot.com/2014/02/su-vo-nguc-ke-cong-vo-loi.html



Son Tran

Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác? – Phần I

 Tôi sinh ra sau khi cuộc “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ) được thực hiện xong. Khi tôi có chút hiểu biết thì những sự kiện đã xảy ra trước đó cả chục năm vẫn hàng ngày, hàng giờ được nhắc lại như một nỗi kinh hoàng. Nỗi kinh hoàng đó không phải là bom rơi, đạn lạc, người chết  hay lũ lụt… mà nó hiển hiện và tồn tại trong từng công việc, từng cách nghĩ, việc làm của người dân Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ “cuộc cách mạng long trời lở đất” trước đó được gọi là CCRĐ.

ccrdat




“Long” và “lở”




Ở cuộc cách mạng đó, điều duy nhất đạt được thành công rõ nét nhất, chính là sự phá hủy nhanh chóng một nền văn hóa Việt Nam được xây dựng qua cả ngàn năm và thường xuyên được coi là nền văn hiến quý báu từ lâu đời.

Cuộc CCRĐ với khẩu hiệu rất đơn giản, hiền lành “Người cày có ruộng” đã nhanh chóng đưa cả xã hội Việt Nam với con số nông dân chiếm tuyệt đối lao vào một cơn cuồng nộ cướp, phá, giết… bất chấp tất cả những nguyên tắc xã hội xưa nay là bảo vệ sự công bằng, bác ái và nhân hậu, trật tự và luân lý. Ở cuộc CCRĐ đó, những giá trị tinh thần bị hủy hoại rất thành công. Những hiện tượng con đấu cha, vợ tố chồng vốn là điều tối kỵ trong truyền thống văn hóa Việt Nam từ ngàn đời không hề được dung dưỡng, này được dịp tha hồ thể hiện để “lập công”.

Có thể nói, cuộc CCRĐ đã thật sự làm “long” và “lở” không chỉ là trời đất, mà thực sự đã làm long, lở và sụp đổ, tan rã một hệ thống đạo đức, văn hiến tự ngàn đời. Nhà văn Dương Thu Hương có viết, đại ý rằng: Đất nước Việt Nam đã qua lịch sử cả ngàn năm, trải qua bao nhiêu chế độ. Nhưng, chưa có một chế độ nào có thể làm cho con đấu cha, vợ tố chồng, con gái, con dâu vu cáo cha đẻ, bố chồng cưỡng hiếp mình. Chỉ có chế độ Cộng sản làm được điều “vĩ đại” đó mà thôi.

Và cứ thế, xã hội đi vào cơn trầm luân của chủ nghĩa vô thần, vô luân, vô luật pháp. Kể từ đó, cái gọi là “vô sản”, cái sự “nghèo” được coi là môt phẩm chất tốt đẹp nhất để tiến thân trong xã hội cộng sản. Sự phân tầng xã hội căn cứ vào mức độ “nghèo” của cá nhân đạt đến mức nào. Có thể nói rằng: Trừ giai đoạn những người Cộng sản lộ nguyên hình là các tư bản đỏ, phần trước đó, sự nghèo khó là tấm áo khoác của hầu như toàn bộ bộ máy lãnh đạo, là nấc thang, là tiêu chuẩn cho việc thăng quan, tiến chức và cầm quyền trong xã hội Việt Nam.

Câu khẩu hiệu “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” của Trần Phú Tổng bí thư Đảng CS được dùng như một câu Kinh Thánh trong mọi hành động xã hội, đã nhanh chóng đưa Việt Nam vượt ra khỏi ranh giới xã hội loài người. Cái gọi là “thành phần” xuất hiện trong CCRĐ thời đó, cho đến nay tròn 60 năm sau vẫn ám ảnh trong từng tờ hồ sơ, lý lịch của các em nhỏ đến trường, dù chúng chẳng hiểu “thành phần” nghĩa là cái gì và từ đâu ra.

Dần dần theo với thời gian, với những lo toan của cuộc sống đầy gian nan vì kinh tế, giá cả, độc hại, môi trường… người ta nguôi ngoai dần với những tội ác mà cái gọi là CCRĐ đã gây ra cho dân tộc. Cả xã hội, cả đất nước gồng mình lên qua bao cuộc chiến tranh và cố quên đi những nhức nhối, lở loét, hận thù âm ỉ trong lòng người nông dân xuất phát từ cuộc CCRĐ đã qua.

Bỗng nhiên, hôm nay nhà nước mở “Triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Hà Nội”.

Ngay từ khi nghe tin có cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Hà Nội, nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ về mục đích và nội dung của nó. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao sau 60 năm, giờ nhà nước Cộng sản mới nói đến CCRĐ? Phải chăng, họ muốn thật sự nhìn nhận lại những sai lầm, những hậu quả để rút kinh nghiệm? Phải chăng, đã đến lúc nhà cầm quyền CSVN hiểu rằng không thể có điều gì giấu kín mãi được. Khi mà sự bưng bít đang được thực hiện, thì những tác phẩm như Ba người khác của Tô Hoài, Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên và mới đây là Đèn Cù của Trần Đĩnh sẽ còn hấp dẫn bạn đọc trong và ngoài nước.

Và để hóa giải những điều đó, đảng đã dám “nhìn thẳng vào sự thật” như lời đảng tuyên bố cách đây… 30 năm?

Những câu hỏi đó, thôi thúc chúng tôi đến khai mạc “Trưng bày chuyên đề về Cải cách ruộng đất 1946-1957″ tại 25 Tôn Đản, Hà Nội.

Triển lãm hay cuộc đấu tố mới?

Khi chúng tôi đến, thủ tục khai trương Triển lãm đã bắt đầu. Theo như Ban tổ chức, thì việc triển lãm là nhằm để “cho thế hệ sau hiểu hơn về CCRĐ”. Thế nhưng, nhìn vào đám người tập trung khoảng vài ba chục ở buổi khai trương, người ta mới cảm nhận được rằng: Sau mấy chục năm dưới sự lãnh đạo của đảng, thế hệ trẻ ngày nay cho rằng sự quan tâm đến những vấn đề ngoài bản thân mình là điều xa xỉ. Tập trung xem triển lãm, chủ yếu là mấy ông già hoặc công an, cán bộ, một số các cháu gái phục vụ với áo dài đỏ lăng xăng đi lại cầm băng đỏ và kéo. hàng loạt các phóng viên truyền hình, quay phim tua tủa. Chỉ có vậy.

khaitruongtrienlam1

 

khaitruongtrienlam

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lên phát biểu: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ ‘long trời lở đất’, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”.

Chưa rõ cái “dân chủ” cái “giá trị to lớn” của CCRĐ ở đâu, người ta chỉ biết rằng đó là một cuộc cướp bóc trắng trợn và được cả xã hội tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Hậu quả của nó là hàng trăm ngàn con người bị cướp bóc, ảnh hưởng, hàng loạt người bị giết chết bằng nhiều cách. Thậm chí là ngay cả những người là ân nhân của Đảng cũng không thoát bày tay của đảng đưa sang thế giới bên kia mà miệng vẫn hô vang “bác” và đảng muôn năm(!).

 Thế rồi, tất cả vào khu gian trưng bày hiện vật triển lãm. Không gian của Triển lãm trong một căn phòng khá rộng, hơn 200 mét vuông.

Cũng không có gì lạ khi nhìn hình thức bài trí của Triển lãm này. Nếu như, người ta kinh hoàng đến tận ngày nay các buổi đấu tố địa chủ khi xưa, thì bây giờ vào xem lại Triển lãm này, người ta sẽ thấy rõ tư duy đấu tố đang được lặp lại dưới hình thức “Trưng bày hiện vật”.

Đó là khu vực tố cáo đời sống “sung sướng, giàu có bọn địa chủ”, nào là cái điếu hút thuốc, đôi giày thêu, chiếc ấm đồng, cái sập gụ… tất cả đều được đưa ra ghép vào tội ác của bọn địa chủ, phong kiến.

Một vị nhìn phương phi, mặc chiếc áo xám có hình cờ Việt Nam như các đại biểu Quốc hội vẫn đeo đi cùng với vài quan chức của nhà bảo tàng. đám báo chí chĩa máy quay, máy ảnh vào đó đi từng bước. Tôi đi bên cạnh một vòng theo chiều kim đồng hồ bám dọc tường. Lời cô thuyết minh viên leo lẻo: “Nhữn hiện vật này chứng minh rằng bọn địa chủ bóc lột nhân dân ta thậm tệ”. Thế nhưng, có lẽ chính cô ta không hiểu từ “bóc lột” nó có nghĩa như thế nào và trong những thứ được trưng bày ở đây, thứ nào là bóc, thứ nào được lột và từ đâu.

Đi bên cạnh, cô thuyết minh viên áo đỏ liên tục: “CCRĐ xóa bỏ chế độ người bóc lột người, là cách mạng về quan hệ sản xuất và nông dân đổi đời…” và rất nhiều ngôn từ như xưa nay đảng vẫn nói.

Thuyetminhvien

Tôi quay lại nói với vị này: “Quan chức Cộng sản ngày nay thì đất đai, nhà cửa, ăn chơi còn gấp trăm lần địa chủ phong kiến trước đây. Mà tất cả là từ tiền tham nhũng của dân, còn địa chủ phong kiến ngày xưa có ăn chơi cũng là tiền của họ. Bây giờ có ông quan hàng trăm ha đất như Chủ tịch Bình Dương thì bọn địa chủ sao so được anh nhỉ?”

Qua chỗ hai người kéo cày, tôi bảo: “Bây giờ khác xưa rồi, bây giờ có tận bốn đứa học sinh kéo bừa cơ”. Mọi người cười ồ, ông quan này cũng gật đầu đồng tình làm mình thấy lạ là một ông quan có thái độ vui thế. Đi một đoạn, ông hỏi: Ở huyện nào đấy? Không hiểu ông định hỏi quê quán hay nơi ở nhưng không tiện hỏi lại, nên tôi trả lời: Tôi ở ngay HN đây thôi. Và cứ thắc mắc không biết ông này là ai.

LeNhuTien1

Cho đến khi về nhà mới biết đó là ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội. Chính ông này đòi phải ra nghị quyết về Biển Đông hôm trước.

Có thể nói, những hiện vật trưng bày trong cái gọi là Triển lãm này là một mô hình đấu tố mới, nhằm lấp liếm, bào chữa cho những tội ác đối với ngay cả những đồng bào của mình, đối với những người có đầu óc và tri thức làm giàu cho quê hương đất nước. Bỗng dưng một ngày đẹp trời họ được hưởng nhờ thành quả Mác – Lenin xếp họ vào “giai cấp bóc lột”. Và họ bị cướp đoạt, bị tra tấn, bị bắn, bị giết và “CCRĐ hoàn thành thắng lợi”.

Cố thuyết minh viên chỉ vào hai chiếc áo rách mà rằng:“Đây là hai chiếc áo của nông dân, bị bọn địa chủ bóc lột thậm tệ. Nhưng không phải tất cả các địa chủ đều xấu, mà vẫn có những địa chủ tốt”. Khi hết buổi thuyết minh, tôi nói với cô ta: “Cô thuộc bài, nhưng nói có những địa chủ tốt là sai”. Cô ta hỏi lại: “Sai chỗ nào ạ”. Tôi đáp:“Cô có hiểu Trần Phú đã viết Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ” hay không mà bảo có địa chủ tốt? Tốt sao phải đào?”. Cô ta ấp úng: “Nhưng mà những điều đó đã qua hơn 50 năm rồi ạ”. Tôi hỏi lại: “Vậy sao chiếc áo rách này hơn 50 năm vẫn còn giữ?”. Cả phòng triễn lãm cười vang.

Thật ra, tranh luận với cô ta thì chẳng có mấy tác dụng. Nhưng điều thú vị, là chính những người tham gia vào xem triển lãm lại là những người luôn có những cái thở dài và lắc đầu ngán ngẩm mà không dám phản ứng khi bên cạnh, bên ngoài là hàng loạt công an. Một người chụp ảnh liên tục các hiện vật lầm bầm trong miệng: “Đ.M, cứ tưởng là chúng nó phục thiện, biết nhận lỗi, ai ngờ lại bày trò lưu manh này ra”.

Và khi chụp hình xong, anh ta kết luận: “Thôi, cái hay hôm nay, là chúng nó đưa ra để dân biết rằng cái giai cấp địa chủ, phong kiến ngày xưa chẳng là cái đ. gì so với bọn quan cộng sản tham nhũng hôm nay”.

Nhanongdan
dovatdiachu
dovatdiachu1

(Còn tiếp)

Hà Nội, Ngày 9/9/2014


 
 




-Vài hình ảnh về cuộc Cải cách ruộng đất do Hồ Chí Minh phát động (1953-57)
DCVOnline - Nguồn: Franz Faber, Rot leuchtet der Song Cai (Đèn đỏ Sông cái), 1955 Kongress – Verlag Berlin.
“Sao ông giết con gái tôi?"
Nguồn hình: OntheNet




Người đầy tớ đấu tố chủ cũ (hình trên). Một điền chủ trước Tòa án Nhân dân Vạn Xuân (hình dưới).
Nguồn hình: OntheNet



Gương mặt người chủ cũ (hình trên). Cả làng tham gia (hình dưới).
Nguồn hình: OntheNet



Toà án Nhân dân đặc biệt (Nông dân thi hành luật pháp)
Nguồn hình: Nguồn: Franz Faber, Rot leuchtet der Song Cai (Đèn đỏ Sông cái), 1955 Kongress – Verlag Berlin.


-Phan Thông – Bộ tranh về Cải cách ruộng đất



-

Nông dân đem những hạt thóc cuối cùng nộp tô thuế cho địa chủ



Nông dân lam lũ đi cày và kiếm củi



Địa chủ ăn no, nằm mát, có người quạt hầu



Vợ chồng địa chủ mâm cao cỗ đầy



Nông dân nghèo ăn sắn khoai trừ bữa



Địa chủ giấu cờ Tam tài vào tráp

(còn tiếp) Phan Thông – Bộ tranh về Cải cách ruộng đất

Phan Thông – Bộ tranh về Cải cách ruộng đất (kỳ 2)



Nông dân nghèo mót lúa và vò bằng chân



Địa chủ đánh đập nông dân



Hội nông dân họp tố cáo địa chủ



Kinh nghiệm đấu tố



Buổi họp của đội Cải cách



Đấu tố địa chủ ban đêm

(còn tiếp)

Phan Thông – Bộ tranh về Cải cách ruộng đất (kỳ cuối)

Bà cụ bần nông lên tố cáo địa chủ

Họp mừng thắng lợi của Cải cách

Nông dân phấn khởi chế tạo dụng cụ sản xuất

Sản xuất tập thể

Đóng thuế nông nghiệp

Gia đình hạnh phúc

Nguồn: Phan Cẩm Thượng – Nguyễn Anh Tuấn, Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại: Bộ sưu tập của ông Tira Vanichtheeranont. Hà Nội: Nhà Xuất bản Mỹ thuật, 2010.

Tổng số lượt xem trang