-Ủy viên Bộ Chính trị TQ cam kết tăng cường quan hệ với Đảng Cộng Sản VN
Hình: Wikipedia Commons-Ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc
Một giới chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cam kết tăng cường các mối quan hệ với Đảng Cộng Sản Việt Nam và gia tăng những hoạt động giao lưu để trao đổi kinh nghiệm xây dựng đảng.
Tin của Tân Hoa Xã cho biết ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đã cam kết như vậy tại Bắc Kinh hôm thứ năm trong lúc tiếp kiến ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bản tin trích lời ông Lý Trường Xuân nói rằng Trung Quốc sẵn sàng bắt tay với Việt Nam để phát triển thêm nữa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Về phần mình, ông Tô Huy Rứa tán dương những thành quả to lớn của Trung Quốc trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Ông Rứa cho biết Việt Nam muốn sát cánh với Trung Quốc để cùng nhau giải quyết những thách thức toàn cầu và tăng cường các mối quan hệ giữa hai nước và hai đảng.
Ông Tô Huy Rứa đang đi thăm Trung Quốc theo lời mời của Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Nguồn: Xinhua, VNA
Tin của Tân Hoa Xã cho biết ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đã cam kết như vậy tại Bắc Kinh hôm thứ năm trong lúc tiếp kiến ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bản tin trích lời ông Lý Trường Xuân nói rằng Trung Quốc sẵn sàng bắt tay với Việt Nam để phát triển thêm nữa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Về phần mình, ông Tô Huy Rứa tán dương những thành quả to lớn của Trung Quốc trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Ông Rứa cho biết Việt Nam muốn sát cánh với Trung Quốc để cùng nhau giải quyết những thách thức toàn cầu và tăng cường các mối quan hệ giữa hai nước và hai đảng.
Ông Tô Huy Rứa đang đi thăm Trung Quốc theo lời mời của Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Nguồn: Xinhua, VNA
-Trung Quốc muốn xúc tiến mối quan hệ song phương với Việt Nam voa- .Hình: AP
Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang
Một giới chức cao cấp của Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc và Việt Nam nên cùng nhau xúc tiến các mối quan hệ song phương với một cách thức lâu bền, lành mạnh và ổn định.
Theo tin hôm thứ Ba của Tân Hoa Xã, ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tuyên bố như thế hôm thứ hai tại Bắc Kinh trong lúc tiếp kiến Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Theo tin hôm thứ Ba của Tân Hoa Xã, ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tuyên bố như thế hôm thứ hai tại Bắc Kinh trong lúc tiếp kiến Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Ông Chu Vĩnh Khang, người còn giữ chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nói rằng Việt Nam và Trung Quốc đối mặt với những nhiệm vụ tương tự trong việc phát triển kinh tế, cải thiện mức sống của người dân và duy trì ổn định xã hội.
Ông Chu Vĩnh Khang nói thêm rằng Bắc Kinh và Hà Nội nên “xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại trong mối quan hệ song phương.”
Về phần mình, ông Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để cụ thể hoá nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo hai nước hồi gần đây và chủ động xúc tiến các cuộc thương thuyết và giải quyết thỏa đáng những vấn đề liên quan.
Cũng trong ngày thứ Hai, vị ngoại trưởng của Việt Nam đã hội kiến ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Ông Phạm Bình Minh đang thực hiện chuyến viếng thăm Trung Quốc từ ngày 12 đến ngày 15 tháng hai. Chiều Chủ nhật 12 tháng 2, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hội kiến Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Theo báo chí Việt Nam, tại cuộc họp này đôi bên cam kết tích cực trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về qui chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân. Về vấn đề trên biển, đôi bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị.
Tại cuộc họp báo ở trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai, khi được hỏi về chuyến viếng thăm của ông Phạm Bình Minh, phát ngôn viên Lưu Vị Dân nói rằng phía Việt Nam hiểu rõ lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông. Ông Lưu nói thêm rằng “Trung Quốc sẵn sàng tìm kiếm các giải pháp cho những vụ tranh chấp ở Biển Đông với các bên liên hệ trong những điều kiện hợp lý.”
Ông Lưu cho biết Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy cho việc đạt được một bộ qui tắc hành xử ở Biển Đông, gọi tắt là COC, khi hội đủ các điều kiện cần thiết. Nhưng ông nói thêm rằng vấn đề cấp bách hiện nay là các bên liên hệ nên nắm bắt cơ hội để thực thi Bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, gọi tắt là DOC, và thúc đẩy công cuộc hợp tác cụ thể ở Biển Đông để bảo đảm cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
Việt – Trung sẽ giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển (VNE).-- Philippines chào đón vai trò châu Á của Mỹ (VNN) - Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ vượt quá tổng chi phí quân sự của các cường quốc châu Á khác – (RFI). – Quốc phòng TQ ‘tăng gấp đôi vào 2015′ – (BBC). – Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015 – (VOA). -- ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh (Diplomat/ TVN).
- India, Vietnam need to improve trade to counter China: Source (Economic Times).
- Nga khuấy động Biển Đông [*] (TC Phía Trước). – Dịch từ bài Russian wrinkle in the South China Sea (ATO).
- Hệ thống phòng thủ bờ biển giáng trả cùng Trường Sa (II) (Phunutoday).
Về Tập Cận Bình: Empty Suit (FP 13-2-12) -- Xi Jinping is just another Communist Party hack
Tập Cận Bình đi Mỹ: Rooting for Xi (FP 14-2-12) Why we should hope that China's next leader is a big success. -- US defends Asian military strategy (FT 14-2-12)- Phó Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến đi thăm Hoa Kỳ – (VOA). – Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ – (BBC). – Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Chuyến đi cải thiện lòng tin (VOV). - Cuộc gặp tạo ‘nhịp’ cho quan hệ Trung – Mỹ (VNN). -Chân dung phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – (VOA). - Phó Chủ tịch TQ gặp Tổng thống, phó Tổng thống Mỹ tại Tòa Bạch Ốc – (VOA). – Tổng thống Obama nói với Phó Chủ Tịch Trung Quốc: ‘Phải theo qui luật chung’ – (VOA). –Vụ Trùng Khánh và chuyến đi của ông Tập – (BBC). – Đường Về Trùng Khánh – (Dainamax).
BƯỚC MỞ ĐẦU TỐT ĐẸP TRONG BẢO VỆ HÒA BÌNH ỔN ĐỊNH Ở BIỂN ĐÔNG
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 13/2/2012
TTXVN (Bắc Kinh 5/2)
Tạp chí “Liêu Vọng” của Trung Quốc số ra gần đây có bài viết về vấn đề nói trên như sau:
Ngày 14/1 tại Bắc Kinh, Trung Quốc và các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao về thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải (Biển Đông)” lần thứ tư, đã thảo luận kế hoạch công tác thực hiện “Tuyên bố” năm 2012, đồng thời đi đến nhận thức chung về phương hướng công tác trong thời gian tới. Hội nghị nhất trí cho rằng cần phải nhanh chóng thực thi các hạng mục hợp tác cụ thể như đã đạt được nhận thức chung. Trong năm nay, Trung Quốc sẽ tổ chức hội thảo về phòng chống giảm nhẹ thiên tai ở Nam Hải, môi trường biển và kỹ thuật giám sát môi trường biển ở Nam Hải. Các nước ASEAN sẽ tố chức hội thảo về cứu trợ trên biển, sinh thái biển và đa dạng sinh học biển. Thành quả của hội nghị lần này quả có nhiều mặt lợi đối với việc tiếp tục giữ gìn hòa bình và ổn định ở khu vực Nam Hải.
Năm 2002 Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký bản DOC nhằm hảo vệ hòa bình, ổn định ở Nam Hải, cam kết thực hiện nguyên tắc tự kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng phươmg thức hòa bình. “Tuyên bố” nói trên đã giúp duy trì được cục diện ổn định trong tổng thể tình hình Nam Hải, nhưng từ năm 2009 đến nay vấn đề này lại căng thẳng, nếu xét từ những phản ứng đa phương thì chủ yếu có 3 nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trước thời hạn nộp hồ sơ xác định ranh giới ngoài thềm lục địa cho Ủy ban phân định ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, các nước hữu quan đã tự mình đơn lẻ hoặc cùng nộp hồ sơ hoạch định đường ranh giới có tranh chấp, khiến cho vấn đề Nam Hải vốn đã ổn định từ 10 năm nay lại nổi lên.
Thứ hai, sán lượng dầu khai thác ở vùng biển gần của một số nước thuộc Nam Hải giảm đi khiến các nước này phải cần dầu mỏ ở các vùng biền sâu tại Nam Hải. Theo con số “thống kê năng lượng thế giới” của Công ty dầu mỏ Anh (BP), sản lượng dầu mỏ của các nước như Việt Nam, Malaixia, Philíppin đã có xu thế giảm đi ở những mức độ khác nhau sau khi đã lên đến giá trị đỉnh điểm vào năm 2004. Để duy trì sản lượng dầu khí, các nước liên quan một mặt gấp rút thăm dò dầu khí ở những vùng biển tranh chấp, mặt khác lại đưa các công ty dầu mỏ nước ngoài có kỹ thuật thăm dò biển sâu vào tham gia khai thác. Những hành động nói trên không những đã đi ngược lại tinh thần của DOC, mà còn làm cho tình hình căng thẳng thêm.
Thứ ba, trọng tâm chiến lược của Mỹ chuyển về phía Đông, một số người trong chính giới Mỹ mượn vấn đề Nam Hải để ly gián quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, nhằm kiềm chế tiến trình trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Mỹ vốn không phải là bên tranh chấp ở Nam Hải từ lâu nay cũng luôn đứng trung lập trong vấn đề Nam Hải, nhưng trong khi thực lực quốc gia Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, cùng với quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN phát triển nhanh, một số thế lực ở nước Mỹ luôn lo lắng, đã tự liên hệ việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền ở Nam Hải để so sánh, gắn với kinh nghiệm lịch sử của Mỹ hồi thế kỷ 20 là thông qua tham vọng đối với biển Caribê để làm bá chủ ở Tây bán cầu, từ đó khuếch trương lên cái gọi là “Trung Quốc cứng rắn” hoặc “Trung Quốc đe dọa” để khuyến khích kiềm chế Trung Quốc.
Xét từ ba điểm nói trên thì vấn đề phân định ranh giới có thể thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết, nhu cầu về dầu khí tăng lên có thể thông qua cùng khai thác để hòa hoãn, nhưng vấn đề thứ ba – vấn đề Mỹ can dự – đòi hỏi các bên liên quan phải cảnh tỉnh. Tháng 7/2010 tại Diễn đan khu vục ASEAN tổ chức tại Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đã tuyên bố “vấn đề Nam Hải liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ”. Kể từ đó, Mỹ không ngừng gia tăng mức độ can thiệp, về mặt quân sự, năm 2010 Mỹ đã tổ chức sau cuốc diễn tập quân sự, đóng quân tại cảng Darwin của Ôxtiaylia, đưa tàu chiến đến bờ biển Xinhgapo, đồng thời có kế hoạch mập mờ đóng quân trở lại ở Philíppin. Dù trong điều kiện dự toán ngân sách quân sự thu hẹp, Mỹ vấn không ngừng đầu tư cho quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, về ngoại giao, Mỹ không những đầu tư cho các đồng minh của Mỹ – ví dụ như tăng viện trợ quân sự cho Philíppin, mà còn tích cực mở rộng quan hệ với đối tác mới – ví dụ như lần đầu tiên ký hiệp định quân sự với Viêt Năm v.v., được dư luận cho là thực hiện “kiềm chế thông qua những người đại diện” đối với Trung Quốc.
Nhưng ngày gần đây, cơ quan tham vấn của Mỹ là “Trung tâm an ninh mới của Mỹ công bố bản báo cáo, có tên gọi “Mưu cầu hợp tác bằng thực lực: Nước Mỹ, Trung Quốc và Nam Hải”, một mặt ra sức cổ súy nước Mỹ cần mở rộng đầu tư quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thiết lập “Đại liên minh hải quân”, thông qua thực lực buộc Trung Quốc phải có thái độ hợp tác trong đòi hỏi của mình; mặt khác lại không ngừng hù dọa các nước Đông Nam Á đang đứng trước mối đe dọa “bị thôn tính hợp pháp” (giống như Phần Lan thời Chiến tranh Lạnh, là nước nhỏ phải thần phục nước lớn Liên Xô, để được bảo vệ Phần Lan phải cắt nhượng cho Liên Xô một phần lãnh thổ), nghĩa là về mặt ngoại giao các nước này ngày càng bị Trung Quốc kiềm chế. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước Đông Nam Á quả thực đứng trước nguy cơ “bị thôn tính hợp pháp”, nhưng đe dọa bị thôn tính lại là nước Mỹ chứ không phải Trung Quốc.
So sánh với những việc làm nói trên của nước Mỹ thì nỗ lực của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về mặt duy trì ổn định tình hình Nam Hải ai cũng đều thấy cả. Tháng 7/ 2011, Trung Quốc và các nước ASEAN đã đạt được những nguyên tắc chỉ đạo thực hiện DOC; tháng 9, Tổng thống Philíppin Aquino đi thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo hai nước nhấn mạnh sẽ thông qua đối thoại hòa bình để giải quyết tranh chấp, tiếp tục bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định, cũng như tạo dựng môi trường tăng trưởng kinh tế tốt đẹp ở khu vực; tháng 10, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Trung Quốc, hai bên đã ký kết “thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHND Trung Hoa và nước CHXHCN Việt Nam”, đề ra những nguyên tắc mang tính chỉ đạo cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Nam Hải; tháng 12, Trung Quốc và các nước ASEAN đã tổ chức một số cuộc hội thảo bán chính thức xoay quanh vấn đề Nam Hải. Mở đầu năm 2012, Trung Quốc và ASEAN đã tổ chức thành công Hội nghị quan chức cấp cao Trung Quốc – ASEAN về thực hiện DOC và đã đi đến một loạt nhận thức chung. Như vậy đã chứng tỏ thái độ thực tế và ý chí kiên định của Trung Quốc và ASEAN nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định, loại bỏ sự can dự nhiễu loạn của thế lực bên ngoài ở khu vực Nam Hải.
Tuy nhiên, tình hình nhiễu loạn ở bên ngoài vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Muốn loại bỏ sự nhiễu loạn nói trên cần phải tăng cường lòng tin lẫn nhau, đó chính là nguyên nhân Trung Quốc và ASEAN tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao, đẩy mạnh các biện pháp xây dựng lòng tin, thực hiện DOC. Mặc dù vậy trong tương lai, trên căn bản vẫn cần phải tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, nhất là những nước tranh chấp, đồng thời phải vượt qua được kiểu quan niệm tai hại cho rằng “cường quốc tất thành bá quyền”. Đó chính là cơ sở quan niệm để Mỹ và phương Tây tạo ra “thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc”. Với ảnh hưởng của thứ quan niệm này, các nước Đông Nam Á rất khó có thể không coi Trung Quốc đang trỗi dậy là mối đe dọa, nhất là khi có sự cổ súy của Mỹ,
mối “đe dọa” này dường như đang “hiển hiện ngay trước mắt”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà những việc làm của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải luôn rất dễ được hiểu là “cứng rắn”. Điều kỳ lạ hơn nữa là Mỹ với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới, lại không lúc nào không lo sợ địa vị bá quyền của mình bị thế giới đe dọa.
Nam Hải phải trở thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác, đó là nhận thức chung, cũng phù hợp với lợi ích của các nước xung quanh Nam Hải. Nhưng tính chất phức tạp và mức độ khó khăn của vấn dề Nam Hải đòi hỏi các bên liên quan phải loại bỏ nhiễu loạn, bắt đầu từ những vấn đề dễ trước, tạo dựng lòng tin trong hợp tác, chuyển biến quan niệm.
Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ tư năm 2012 là một bước khởi đầu tốt đẹp, đặt nền tảng cho hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải trong thời gian tới./.
CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG CỦA MỸ: TỪ PHƯƠNG DIỆN ĐẾN CỨU CÁNH
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 14/2/2012
Theo Đài RFI, vào lúc dư luận thế giới tập trung vào tình hình Eo biển Hormuz thì Chính quyền Obama và giới chuyên gia chiến lược lần lượt đưa ra những sách lược liên quan đến điểm nóng tại châu Á-Thái Bình Dương.
Ngày 5/1/2012, Tổng thống Obama thông báo chính sách “định vị” tại châu Á-Thái Bình Dương thì không đầy một tuần sau, nhóm chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu về an ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố bản phúc trình 115 trang, kêu gọi Oasinhtơn theo đuổi chính sách “hợp tác ưu tiên” tại Nam Hải (Biển Đông), thúc giục Mỹ gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ tự do giao thông ở Biển Đông và giúp Đông Nam Á bảo vệ độc lập. Trung tâm nghiên cứu CNAS được sáng lập bởi hai chuyên gia hàng đầu về địa chiến lược là Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách châu Á-Thái Bình Dương và Michele Flournoy, cựu quan chức cáo cấp trong Bộ Quốc phòng.
Chính sách “nhất cử lưỡng tiện”
Theo nhận định của bản phúc trình, Mỹ không thể để cho Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông chính sách của Liên Xô trước đây tại châu Âu thời Chiến tranh Lạnh, gọi là “Phần Lan hóa”, ép Phần Lan phải trung lập. Trên thực tế, biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông và quyết tâm củng cố thế mạnh quân sự tối ưu của Mỹ không phải vì mục đích tấn công Trung Quốc. Mục tiêu chính là tiến hành một cách “có hiệu quả” chủ trương hợp tác “kinh tế và ngoại giao” với Bắc Kinh, trong đó Mỹ là “siêu cường lãnh đạo” tại châu Á-Thái Bình Dương.
Song song với chiến lược “định vị” của Chính phủ Mỹ gồm tăng cường căn cứ quân sự, hợp tác thương mại thông qua Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhân quyền, chiến lược “Biển Đông”, nếu được thực hiện, sẽ cho phép Mỹ đặt Trung Quốc vào một một nước cờ hiểm hóc. Một mặt, Bắc Kinh ở thế khó xử, đối đầu cũng không phải dễ, mà hợp tác theo luật chơi từ kinh tế đến nhân quyền theo kiểu Mỹ thì phải cải cách. Mặt khác, theo tính toán của các nhà chiến lược Mỹ, Mỹ sẽ chứng tỏ với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là các quốc gia nhỏ không cô đơn trước thế mạnh bành trướng của Bắc Kinh.
“Nhất cử lưỡng tiện”, Mỹ vừa phòng ngừa được những bất trắc tại châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai, vừa ngăn chặn được tham vọng bành trướng của Trung Quốc, vừa tạo ổn định và phát triển trong khu vực. Khi các nước nhỏ tin cậy và thắt chặt liên minh với Mỹ thì họ sẽ gia tăng khả năng quốc phòng, lúc đó Mỹ sẽ giảm bớt được gánh nặng quân sự. Đối
với Đông Nam Á, sự can thiệp của Mỹ sẽ giúp họ vừa bảo vệ được độc lập, vừa tránh phải xung đột với Trung Quốc. Cụ thể, chính sách Biển Đông và quan hệ trong thế mạnh với Bắc Kinh theo quan điểm của Oasinhtơn là như thế nào? Liệu Việt Nam có lợi dụng được thời cơ hay không? Từ Xỉtni, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích những vấn đề này .
+ Đúng như anh nói, chỉ 4 ngày sau khi tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta công bố chiến lược quốc phòng mới, ngày 10/1/2012, Trung nghiên cứu về an ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố tài liệu có tên Hợp tác từ thế mạnh của Mỹ – Trung và Biển Đông, tôi thấy có rất nhiều điều tương đồng. Tôi không nói hai bên đã thảo luận với nhau nhưng tôi nghĩ những tác giả của tập tài liệu CNAS “có thể có những suy nghĩ hay có những tư duy cùng tần số” với những nhân vật tại Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao của Chính quyền Obama. Vì lý do đó, phúc trình của CNAS quan tâm nhiều tới Biển Đông, trong khi chính sách của Obama là đặt chiến lược và xác định vị trí của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Vi lý do đó mà phúc trình của CNAS cụ thể và rõ ràng hơn là chính sách mà Obama đã tuyên bố. Cụ thể như anh vừa nói, điểm khác biệt rõ rệt nhất là về quốc phòng. Đề nghị của CNAS là Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh của hải quân từ 285 tàu chiến hiện nay lên 346 tàu chiến trong tương lai. Nó cũng có những nhận định về các đối tác chiến lược với các quốc gia trong vùng như Ấn Độ, ASEAN chẳng hạn. Thật sự thì cựu Tổng thống George W. Bush cũng như Tổng thống Obama đã và đang sử dụng biện pháp ngoại giao để duy trì hoà bình trong bối cảnh đa phương. Về hợp tác kinh tế trong khu vực, Obama đang đẩy mạnh TTP và điểm sau cùng mà phúc trình CNAS nêu lên là Mỹ phải có một chính sách đúng về Trung Quốc, tức bà sử dụng ngoại giao, hợp tác kinh tế tránh cho sự đối đầu không cần thiết. Điểm này chúng ta cũng thấy cả Oasinhtơn và Bắc Kinh có lẽ cũng đồng ý với nhau. Ví dụ cụ thể là bầu cử tại Đài Loan chẳng hạn, Tổng thống Mã Anh Cửu đã tái đắc cử, làm cho Oasinhtơn lẫn Bắc Kinh rất hài lòng. Lý do là vì Mã Anh Cửu chủ trương hoà hợp giữa Đài Loan và Trung Quốc. Đây là một điều tránh được sự đối đầu giữa Oasinhtơn với Bắc Kinh. Cả hai đều nghĩ như vậy, nên tôi cho rằng những đề nghị của Phúc trình CNAS thực sự là những điểm chính trong chính sách của Obama và các chính sách của Mỹ trước đây. Chẳng hạn khi phúc trình này đưa ra hai nhận định mà tôi chú ý nhất là Mỹ đang có nguy cơ quyền lợi bị đe dọa tại Biển Đông mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tuyên bố rất nhiều lần tại các hội nghị chiến lược tháng 6/2009 và tháng 6/2010 ở Xinhgapo cũng như trong vấn đề cách hành xử theo đuổi lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại Biển Đông. Tôi cho rằng bản phúc trình này có nhận xét rất thích đáng, theo nghĩa dù Trung Quốc theo chế độ độc tài Cộng sản hay theo chế độ đổi mới tự do dân chủ, thì lợi ích cốt lõi của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn như cũ. Do đó, Mỹ phải quan tâm đến lợi ích quốc gia ở Biển Đông như bà Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng như Tổng thống Obama đã từng nói. Nhìn chung phúc trình của CNAS cụ thể hoá một phần nào chính sách tổng quát của Tổng thống Obama về châu Á-Thái Bình Dương. Tôi không nghĩ rằng trong tương lại ngoại trừ số tàu chiến thì Chính quyền Obama sẽ gặp những khó khăn như bản phúc trình này đã nêu ra.
- Bản phúc trình của CNAS cho rằng số tàu chiến của Mỹ ngày nay ít hơn lực số tàu chiến của Mỹ thời Tổng thống Ronald Reagan, chúng ta thấy Tổng thống Ronald Reagan trong thập niên 1980 đã dùng chính sách “Chiến tranh giữa các vì sao” để đối đầu với Liên Xô, nhưng cũng không bao giờ đi tới chuyện hai bên gây chiến nhau. Mỹ cũng có những chính sách hợp tác toàn diện với Trung Quốc, nhưng cùng lúc có một chính sách quốc phòng để phục vụ đường lối toàn diện này. Như vậy mục đích tối hậu của Mỹ là gì?
+ Mục đích tối hậu của Mỹ nhìn từ tài liệu do Obama và Leon Panetta công bố cũng như từ tài liệu của CNAS thì hoàn toàn giống nhau. Đề tài chính sách của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương là duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và những ưu tiên quốc phòng của thế kỷ 21. Đó là nhan đề chính sách của Obama. Trong khi đó nhan đề của phúc trình của CNAS là Hợp tác từ thế mạnh của Mỹ-Trung và Biển Đông, cả hai đều nhằm một mục tiêu cốt lõi là duy trì và củng cố vị thế thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trên toàn thế giới đặc biệt trên bàn cờ chính trị, ngoại giao, kinh tế của châu Á-Thầi Bình Dương. Thực hiện mục đích đó như thế nào, phúc trình này nêu 5 bước. Tuy tài liệu của Bộ Quốc phòng không nêu rõ 5 bước như vậy, nhưng rõ ràng Obama đã nói rất nhiều lần cũng như trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Ôxtrâylia cuối năm 2011, Obama nhấn mạnh ba vấn đề trong một chính sách xuyên suốt từ an ninh quốc phòng đem lại ổn định phát triển kinh tế. Khi đã có an ninh quốc phòng, khi đã phát triển kinh tế thì bước thứ 3 là nhân phẩm con người và vấn đề nhân quyền.
Vấn đề nhân quyền không được nêu ra trong tài liệu của CNAS nhưng vấn đề nhân quyền là một trong 3 vế của chính sách ngoại giao của Mỹ. Vì lý do đó, tôi cho rằng chính sách của Obama, tất nhiên tổng quát hơn và đi xa hơn là đề nghị của tổ chức CNRA chỉ tập trung vào Biển Đông mà thôi.
- Khi Ronald Reagan đưa ra dự án “Chiến tranh giữa các vì sao” thì trước đó Tổng thống Jimmy Carter đã có một chiến dịch phản công về nhân quyền đối với Liên Xô. Người ta đã thấy được sự phối hợp giữa nhân quyền và quân sự thời thập niên 1980 của các vị tổng thống trước dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Bây giờ, kế hoạch toàn diện của Tổng thống Obama đối với Trung Quốc cũng phối hợp quân sự, kinh tế và nhân quyền có thể dẫn đến một kết quả tương tự như vậy không?
+ Nói một cách ngắn gọn, tôi không nghĩ Mỹ chủ trương theo đuổi một kết quả đối với Trung Quốc tương tự như kết quả của Tổng thống Reagan đối với Liên Xô hồi năm 1983 trong đề nghị gọi là “Chiến tranh giữa các vì sao . ‘Chiến tranh giữa các vì sao” là khái niệm rất rộng lớn sử dụng những loại tên lửa đất đối không để bắn hạ tất cả những tên lửa xuyên lục địa của Liên Xô và do đó tạo ra một sự nghi vấn, lo sợ từ phía Gorbachev là Mỹ có thể đánh phủ đầu Liên Xô mà không sợ Liên Xô đánh trả. Chúng ta phải nhớ có sự khác biệt về tình hình thế giới của thập niên 1980 cũng như sự phát triển, thế mạnh của Mỹ về phương diện kinh tế so với thế mạnh về phương diện kinh tế của Liên Xô lúc bấy giờ. Trong khi đó, vào thê kỷ 21 rõ ràng Trung Quốc đang có sự phát triển mạnh mẽ về phương diện kinh tế. Đây không phải là điều ngẫu nhiên mà Đặng Tiểu Bình từ năm 1978 đã đưa ra một kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển kỹ thuật, phát triển quân đội để đi đến giai đoạn gọi là trỗi dậy hòa bình do đó tạo ra một sự lo ngại từ phía Oasinhtơn. Vì những sự thay đổi trong thế chiến lược, kinh tế, an ninh quốc phòng giữa Trung Quốc và Mỹ ở thế kỷ 21 so với thế kinh tế, chính trị, kỹ thuật, quốc phòng giữa Mỹ và Liên Xô trong đầu thập niên 1980 nên tôi nghĩ rằng kếtt quả Tổng thống Reagan đã đạt được bằng cách góp phần vào sự sụp đổ của khối Cộng sản, Đông Âu và Liên Xô có lẽ không tạo được tình trạng tương tự như vậy đối với Trung Quốc hiện nay. Nhưng, ngược lại, hai bên đều có thể có mộí chính sách tránh đối đầu mặc dù hai bên đều có những thế thủ tương tự với nhau. Chẳng hạn, Trung Quốc đang phát triển khái niệm quốc phòng, đẩy lui Mỹ ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, tức là đẩy lui Mỹ ra khỏi Biển Đông, Ngược lại, Mỹ cũng đang phát triển một khái niệm mới là phối hợp hải quân với không quân để đối đầu với Trung Quốc.
- Các nhà phân tích Trung Quốc có khuynh hướng khá cực đoan trong thời gian gần đây khi bàn về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông đã xem thường Việt Nam và các nước ASEAN. Trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc lớn như thế này thì các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam phải có phản ứng ra sao để duy trì sự độc lập của mình?
+ Phúc trình của CNAS có nhận định rằng Trung Quốc dù là chế độ cộng sản hay trong chế độ tự do dân chủ thì lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông vẫn không thay đổi. Vì lý do đó, đứng về phương diện địa dư dù Việt Nam tự do hay Việt Nam cộng sản vẫn không thay đổi được yếu tố địa dư. Tôi cho rằng vào đầu thế kỷ 21, trong khi Mỹ đang quan tâm về mối đe dọa của Trung Quốc, Ấn Độ cũng quan tâm tới mối đe dọa của Trung Quốc thì đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam nắm lấy để có thể có được những quan hệ chiến lược gần gũi với các cường quốc nhằm có thể đối trọng với Trung Quốc.
- Trong trường hợp Việt Nam bị “lỡ tàu”, không biết khai thác cơ hội mới này để bảo vệ chủ quyền và độc lập của mình thì chuyện gì sẽ xảy ra cho Việt Nam trong cuộc tranh giành giữa hai “con trâu”?
+ Nếu Việt Nam bỏ lỡ cơ hội lần này thì trong tương lai sẽ không có gì sáng sủa theo nghĩa Việt Nam tiếp tục bị kìm kẹp ở phía Tây là vấn đề sông Mê Công và ở phía Đông là vấn đề Biển Đông. Việt Nam không nắm lấy cơ hội này để đối trọng với Trung Quốc bằng cách giao hảo ở mức độ chiến lược với Ấn Độ và Mỹ thì có 2 cái rủi ro mà Việt Nam có thể phải gánh chịu. Chúng ta còn nhớ, sau khi giải phóng Sài Gòn thì Hà Nội đã nêu ra một giá rất cao trong vấn đề bang giao, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ trong khi Mỹ vẫn còn do dự với chính sách mới đối với Bắc Kinh. Năm 1977-1978, thời điểm đó đáng lẽ Hà Nội phải năm lây cơ hội bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Sau khi Mỹ đã đạt được chinh sách với Trung Quốc rồi thì lúc bấy giờ Việt Nam không còn cần thiết nữa, cho nên Việt Nam “lỡ tàu”. Chúng ta nên biết rằng trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam cùng như trong quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam, thì Việt Nam cần Mỹ nhiều hơn Mỹ cần Việt Nam, Việt Nam cần Ấn Độ nhiều hơn Ấn Độ cần Việt Xam. Vì lý do đó mà khi cơ hội đã tới thì phải nắm lấy, nếu không thì sẽ bị “lỡ tàu”./.
TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ MỚI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 14/2/2012
TTXVN (Niu Yoóc 1/2)
Tạp chí Quốc phòng của Mỹ ngày 1/2 đăng bài phân tích về “Tác động của Chiến lược quân sự mới của Mỹ đối với toàn cầu và khu vực’’ của Tiến sĩ Subhash Kapila, nhà phân tích các vấn đề chiến lược và quan hệ quốc tế thuộc Tập đoàn Phân tích Nam Á của Ấn Độ, trong đó cho biết ngày 5/1, tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố Chiến lược quân sự mới với nhan đề: “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Những ưu tiên cho quốc phòng thế kỷ 21″.
Chiến lược quân sự 2012 của Mỹ được coi là tài liệu chiến lược chi tiết trong thế kỷ 21 ra đời sau tài liệu đánh giá các thách thức chiến lược toàn cầu đang nổi lên thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu và siêu cường quân sự của Mỹ. Nó cũng được coi như một chính sách giải thích chiến lược mặc dù Mỹ áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí quân sự và tái cơ cấu lực lượng. Các nhân tố chính để Mỹ đề ra Chiến lược quân sự mới gồm:
- Trung Quốc và Iran trở thành “mối quan tâm chiến lược” của Mỹ trong năm 2012;
- Môi trường chiến lược đang thay đổi nhanh chóng ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông;
- Lực lượng Mỹ rút khỏi Irắc và thành công của Mỹ ở Ápganixtan cho phép Mỹ xem xét lại sức mạnh quân sự;
- Quốc hội Mỹ yêu cầu Chính phủ cắt giảm ngân sách quốc phòng 487 tỷ USD trong 10 năm tới.
Thực tế, Mỹ đang ở thời điểm bước ngoặt chiến lược năm 2012, do đó Mỹ cần có một tài liệu chiến lược chi tiết để chỉ đạo mọi hoạt động. Tài liệu đã chỉ ra các thách thức chiến lược của Mỹ trong năm 2012 và những năm tiếp theo như sau:
- Sự phát triển của các cường quốc mới ở châu Á, trong đó chủ yếu ám chỉ Trung Quốc;
- Những thay đổi lớn liên tiểp xảy ra ở Trung Đông;
- Các hoạt động gây mất ổn định của một số nước như Iran và Bắc Triều Tiên;
- Tình trạng phổ biến các loại nhiên liệu và vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Chủ nghĩa cực đoan bạo lực tiếp tục là mối đe dọa của Mỹ.
Suy cho cùng, mối đe dọa chiến lược hiện nay của Mỹ là Trung Quốc và Iran. Trung Quốc không hề che giấu các mối quan tâm chiến lược của họ để thách thức sức mạnh toàn cầu duy nhất của Mỹ. Trung Quốc đã tận dụng khoảng trống chiến lược được tạo nên trong thập kỷ qua ở châu Á-Thái Bình Dương khi Mỹ bị cuốn vào hai cuộc chiến tranh Irắc và Ápganixtan. Mỹ bắt đầu triển khai tiến trình điều chỉnh sự mất cân bằng chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương và khẳng định trong Chiến lược rằng Mỹ có ý định hành động mạnh mẽ hơn nữa, Bên cạnh đó, Iran hiện đang nổi lên như một cường quốc khu vực ở Trung Đông bất chấp các nỗ lực ngăn chặn của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu. Iran cần được coi là một nhà nước có vũ khí hạt nhân, tuy khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran có thể mới ở giai đoạn đầu. Cả Trung Quốc và Iran đã và đang tạo nện sức mạnh chiến lược thù địch chống Mỹ và các nước đồng minh khu vực của Mỹ, đồng thời có ý định xóa bỏ sự vượt trội chiến lược của Mỹ trên toàn cầu. Vì vậy, để đạt được mục tiêu chiến lược “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ” trong thế kỷ 21, Mỹ phải vô hiệu hóa mối đe dọa của Trung Quốc và Iran.
Trên cơ sở phân tích các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức quân sự cấp cao khác của Mỹ, các chuyên gia cho rằng lựa chọn chiến lược hiện nay của Mỹ là: do cắt giảm lớn về quy mô lực lượng tác chiến của Lục quân và Lính thủy đánh bộ, Lầu Năm Góc đang từ bỏ kiểu Cơ cấu tổ chức lực lượng tác chiến và đánh thắng 2 cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc. Nhận thấy điều này có thể gây hiểu lầm rộng rãi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ sẽ duy trì khả năng tiến hành một số cuộc chiến tranh cùng một lúc. Để nhấn mạnh vấn đề, ông ta khẳng định Mỹ sẽ không chống lại các mối đe dọa đã từng tồn tại trong kỷ nguyên Chiên tranh Lạnh mà tổ chức lực lượng để tác chiến và đánh thắng các thách thức trong thế kỷ 21. Chương trình cắt giảm quy mô lực lượng của Lính thủy đánh bộ và Lục quân Mỹ cho thấy Mỹ sẽ không duy trì quy mô lực lượng lớn và các chiến dịch ổn định lâu dài trên các chiến trường như Irắc và Ápganixtan. Nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ sẽ cắt giảm gần như toàn bộ quy mô lực lượng Lính thủy đánh bộ và Lục quân. Mục đích cắt giảm quy mô lực lượng này của Mỹ nhằm nâng cao sức mạnh và khả năng tác chiến của các đơn vị.
Các chiến lược quân sự trong tương lai của Mỹ sẽ lệ thuộc vào việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của lực lượng Không quân, Hải quân và Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ. Do đó, các lực lượng này không những không bị cắt giảm mà có thể còn được đầu tư lớn hơn nữa. Theo phương hướng này, Mỹ bắt đầu thúc đẩy và hoàn thiện “Học thuyết tác chiến trên không-trên biển” để thay thế “Học thuyết tác chiến trên bộ-trên biển” của Mỹ đang được NATO áp dụng. Để thực hiện chiến lược, Mỹ âm mưu dựa vào các nước đồng minh khu vực, đồng thời thúc đẩy và xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược mới để thay thế lực lượng Mỹ trên tất cả các chiến trường, về những thay đổi chiến lược khu vực, Chiến lược quân sự mới của Mỹ đề ra những ưu tiên chiến lược dưới đây:
- Tăng cường sự hiện diện quân sự, các khả năng nâng cao sưc mạnh tác chiến và sức mạnh ngăn chặn ở châu Á-Thái Bình Dương;
- Chú trọng duy trì sự hiện diện và các khả năng quân sự của Mỹ ở
Trung Đông rộng lớn hơn;
- Cắt giảm và bố trí lại lực lượng quân sự ở châu Âu và khẳng định NATO tiếp tục là một “Liên minh hạt nhân” chừng nào các loại vũ khí hạt nhân còn tồn tại trên toàn cầu.
Nhưng Chiến lược quân sự năm 2012 của Mỹ có những tác động toàn cầu. Trước hết, cắt giảm quy mô lực lượng và những thay đổi chiến lược khu vực dẫn đến tư tưởng cho rằng Mỹ không còn khả năng duy trì vai trò lãnh đạo cũng như sức mạnh quân sự vượt trội trên toàn cầu. Nằm cường quốc: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ đều nằm trong mối quan
hệ đối tác chiến lược ngày càng phát triển với Mỹ. Do đó, 5 cường quốc này không phải là mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ. Với Nga, mặc dù đang khôi phục chiến lược nhưng Nga không có ý định và cũng chưa có đủ khả năng để thách thức sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ như trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc, cường quốc duy nhất có chương trình hiện đại hóa quân sự chiến lược và sức mạnh chiến lược, đang có ý định thách thức vị thế bá chủ thế giới của Mỹ và tìm cách buộc Mỹ rút khỏi Đông Á. Do vậy Chiến lược quân sự mới của Mỹ không những có tác động toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến sự lãnh đạo toàn cầu và sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ.
Bên cạnh đó, Chiến lược quân sự 2012 của Mỹ cũng gây nên những tác động khu vực, trong đó đặc biệt đối với châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông. Chiến lược này thể hiện rõ Mỹ có ý định tăng cường quy mô lực lượng, các khả năng nâng cao sức mạnh tác chiến và ngăn chặn ở châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, cuộc đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở nên quyết liệt trong thế kỷ 21. Mặc dù chưa xuất hiện một cuộc xung đột vũ trang toàn diện nhưng một cuộc chiến tranh lạnh mang tính chiến lược sẽ xảy ra. Trung Quốc có thể đẩy mạnh chiến lược chính sách bên miệng hố chiến tranh truyền thống ở châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt ở Biển Đông. Nhưng thực tế, Trung Quốc không có nhiều đồng minh tự nhiên ở châu Á- Thái Bình Dương, ngoài Bắc Triều Tiên và Pakixtan. Trong khi đó, Mỹ xem xét lại và tăng thêm sức mạnh mới cho cơ cấu an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Mianma. Tại Trung Đông, mặc dù không tăng cường sức mạnh quân sự như đã khẳng định, nhưng Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì quy mô lực lượng quân sự hiện nay trong khu vực. Nên nhớ, ở Trung Đông, bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ và Arập Xêút giảm bớt mối quan hệ chiến lược của họ với Mỹ, các nước đồng minh châu Âu thường xuyên ở đó để lấp đầy khoảng trống quân sự. Ixraen sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho sức mạnh quân sự của Mỹ ở Trung Đông. Nhưng vấn đề- cần lưu ý lá, các cường quốc khu vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc và Iran. Thực tế, Trung Quốc đã sử dụng Iran như một mũi nhọn phản chiến lược chống Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.
Tóm lại, tất cả các đánh giá chiến lược sẽ sai lầm nếu cho rằng cả giảm ngân sách quốc phòng và quy mô lực lượng sẽ làm giảm vị thế là nước lãnh đạo toàn cầu và làm mất vị thế siêu cường quân sự của Mỹ. Sức mạnh toàn cầu của Mỹ chắc chắn không giảm. Mặc dù không chính thức và thông qua các phương tiện truyền thông, hiện nay Trung Quốc đang đặt câu hỏi làm sao Mỹ có thể duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng một nên kinh tế yếu kém? Câu trả lời nằm trong thực tế ở châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay nhiều nước đang hợp tác với Mỹ vì nhận thấy mối đe dọa của Trung quốc. Trung Quốc không thể bảo đảm chiến lược hoặc kinh tế cho các nước này, trong khi sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực là có thể.
***
TTXVN (Niu Đêli 10/2)
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng với sự chuyển dịch cán cân quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Ấn Độ phản ứng như thế nào trước sự thay đổi này ? Theo nhà phân tích chính trị cao cấp Ấn Độ C. Raja Mohan,Niu Đêli đang “ngủ yên” chẳng phán ứng gì Trong bài bình luận trên tờ “India Express ”, ông C. Raja Mohan viết về vấn đẽ này như sau:
Sau Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố “Chiến lược quân sự mới” báo chí Ấn Độ đã đăng nhiều bài có tiêu đề với nội dung như “Trung Quốc là mối đe dọa và Ấn Độ là một đối tác”. Cách đặt vấn đề đơn giản như vậy đã che giấu sự phức tạp của vấn đề. Trên thực tế chiến lược quốc phòng mới của Oasinhtơn phản ánh một sự thay đổi lớn về cấu trúc trong môi trường bên ngoài Ấn Độ. Xét về bản chất, chiến lược quốc phòng mới của Chính quyền Obama cho thấy sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ dường như không thể đảo ngược và sự nổi lên của Trung Quốc là không thể ngăn cản được.
Bề ngoài, khái niệm của Mỹ về tam giác chiến lược này không phải là mới. Trong thực tế, giới bình luận chính trị tại cả Mỹ và Ấn Độ đều cần sáng kiến hạt nhân dân sự năm 2005 của cựu Tổng thống Mỹ G. Bush một phần của nỗ lực mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy Ấn Độ như một đối trọng tiềm năng với Trung Quôc.
Sáng kiến trên đã dẫn tới việc các đảng cánh tả đã rút ra khỏi liên minh trong chính phủ của Liên minh Tiến bộ Thống nhất cầm quyền nhiệm kỳ đầu (UPA-1), do đảng Quốc đại lãnh đạo, và cũng đã kết thúc giai đoạn bị cô lập kéo dài trong lĩnh vực hạt nhân của Ấn Độ như một cuộc thử thách địa chính trị.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã nghi ngờ Ấn Độ đang vạch chiến lược ngăn chặn do Mỹ đứng đầu chống lại Trung Quốc, và cố gắng ngăn chặn việc thông qua sáng kiến hạt nhân dân sự trong nhóm cung cấp hạt nhân (NSG) năm 2008. Tuy nhiên, khi không thể làm được điều đó, Bắc Kinh đã tuyên bố ký một thỏa thuận hạt nhân với Pakixtan tương tự như thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã ký với Ấn Độ.
Các cuộc tranh luận về hạt nhân của Ấn Độ giai đoạn 2005 đến 2008, có thể được coi là cuộc tranh cãi về chính sách đối ngoại “quyết liệt” nhất tại Niu Đêli kể từ thất bại của Trung Quốc năm 1962, đã cho thấy 3 yếu tô quan trọng về thế giới quan của Ấn Độ.
Một là’“sự ngờ vực” sâu sắc đối với Mỹ trong tất cả các chính đảng ở Ẩn Độ. Tại đó, Đảng Cộng sản Mácxít Ấn Độ (CPM) và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) đã cùng nhau “hợp tác” để chống lại một thỏa thuận mà Chính phủ Ấn Độ ủng hộ nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác mạnh mẽ với Mỹ.
Hai là về những tác động chính trị trong nước của việc tiến gần hơn tới Oasinhtơn, trong đó, Đảng Quốc đại tỏ ra mơ hồ về sáng kiến hạt nhân của Thủ tướng M. Singh, do dự trong việc gạt bỏ CPM và xa lánh các khối cử tri khác.
Ba là những nỗi lo sợ cố hữu về sức mạnh của Mỹ, việc lặp lại cơn ác mộng trong cuộc tranh luận ở Ấn Độ về chương trình vũ khí chiến lược và Niu Đêli bắt đầu phụ thuộc vào Oasinhtơn.
Mặc dù sáng kiến hạt nhân cuối cùng đã được ký kết, sự e ngại của Ấn Độ về sức mạnh của Mỹ vẫn không biến mất. Điều này được phản ảnh bởi sự mâu thuẫn tiếp diễn trong tư tưởng ở Niu Đêli, đặc biệt trong Bộ Quốc phòng, về vấn đề tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với Oasinhtơn.
Trong khi cách nói của Ấn Độ không thay đổi thì thế giới đã đổi khác trong những năm gần đây. Khi Thủ tướng M. Singh và cựu Tổng thống Mỹ G. Bush tuyên bố thỏa thuận hạt nhân năm 2005, nước Mỹ đang ở đỉnh cao của “một thế giới đơn cực”.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã bao trùm nước Mỹ, nhanh chóng làm thay đổi sự thịnh vượng của họ. Quyết định cắt giảm gần 500 tỷ USD của Chính quyền Obama trong ngân sách chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ tới là sự nhượng bộ trước thực trạng kinh tế Mỹ hiện nay.
Nếu Quốc hội Mỹ không đảo ngược kế hoạch của Nhà Trắng về cắt giảm thâm hụt ngân sách thì việc giảm chi phí quốc phòng thêm 500 tỷ USD sẽ được thực thi một cách tự động vào năm tới.
Tổng thống Mỹ Obama thông báo với người dân Mỹ về chiến lược quốc phòng mới của chính phủ, “chúng ta phải cải cách chính sách tài chính của nước Mỹ trong khuôn khổ và khôi phục sức mạnh của nền kinh tế về lâu dài”. Kể từ khi lên làm Tổng thống năm 2009, Tổng thống Obama đã cho rằng việc xây dựng nền kinh tế Mỹ phải được ưu tiên hơn những ý tưởng “hão huyền” về các cách tái cấu trúc nền kinh tế đã bị thất bại tại các nước trên thế giới.
Tổng thống Obama đã kết thúc sự chiếm đóng Irắc và sẽ kiên quyết rút lực lượng quân sự của Mỹ tại Ápganixtan năm 2012, và Quân đội Mỹ sẽ kết thúc vai trò tại nước này vào năm 2014.
Nói một cách đơn giản, thời đại “phiêu lưu” quân sự của Mỹ đã qua. Trong khi nước Mỹ vẫn sẽ duy trì sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới, ông Obama đã ra lệnh cắt giảm lực lượng quân đội Mỹ, giảm bớt các tham vọng địa chính trị, và giảm các sứ mệnh quân sự mà Mỹ có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào.
Trong khi Lầu Năm Góc chuẩn bị cho một thời đại “thắt lưng buộc bụng”, những ưu tiên trong chính sách của Chính quyền Obama là giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu, tránh các cuộc chiến tranh rất tốn kém như chiến tranh tại Irắc và Ápganixtan, điều chỉnh chiến lược quay trở lai châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nếu nước Mỹ đã coi thường những thách thức từ Trung Quốc tại thời kỳ đỉnh cao sức mạnh của Mỹ trong thập kỷ qua, thì hiện nay, Oasinhtơn đang phải “vật lộn” điều chỉnh chiến lược để đối phó với việc Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự tại châu Á ở thời điểm nước Mỹ đang trong thời kỳ “yếu kém nhất” kể từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Các cuộc tranh luận nội bộ tại Oasinhtơn và Bắc Kinh là về cùng một chủ đề – cán cân quyền lực đang thay đổi nhanh chóng tại châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi tại Oasinhtơn và Bắc Kinh người ta đang tranh luận mạnh mẽ và sâu sắc về ý nghĩa của sự chuyển dịch quyền lực này đối với các chiến lược quốc gia của nước họ, phần lớn các nhà hoạch định chính sách tại Niu Đêli hoặc không nhận thức được “hoàn cảnh thuận lợi” hay hoàn toàn không muốn đối mặt với các tác động của sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Giới tinh hoa Ấn Độ vốn cảm thấy rất dễ chịu với sự lãnh đạo của Mỹ sẽ sớm nhận ra sự suy yếu của Mỹ có thể gây ảnh hướng lớn hơn đến an ninh của mình. Niu Đêli cũng có thời gian dài ảo tưởng về sự ngang bằng nào đó với Trung Quốc.
Quả thực, Ấn Độ đã ngang bằng với Trung Quốc trong những năm 1990. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc đã nhanh chóng vượt Ấn Độ trong tất cả các tiêu chí sức mạnh quốc gia trong hai thập kỷ qua.
Sự suy giảm của Mỹ, sự nổi lên của Trung Quốc và cán cân quyền lực đang thay đổi giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động tới tất cả các khía cạnh an ninh quốc gia của Ấn Độ trong những năm sắp tới. Liệu Oasinhtơn hung hăng có thể tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh mới với Bắc Kinh hay sẽ thu mình lại để làm cho Trung Quốc hài lòng, Ấn Độ sẽ cảm thấy bất an sâu sắc về chiến lược.
Tuy nhiên, vấn đề là ai, cái gì có thể đánh thức giấc ngủ của “Kumbhakarna” (nhân vật khổng lồ huyền thoại trong sử thi Ramayana của Ấn Độ cổ được mô tả có giấc ngủ say ghê gớm và chí thức giấc khi có 1.000 con voi đi qua đẫm lên) ở Niu Đêli?./.
-------