Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

BẤT ỔN CHÍNH TRỊ TẠI VIỆT NAM TRẦM TRỌNG THÊM: QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI VÀ TỔ QUỐC

-Nguồn:---Daron Acemoglu - Tại Sao Có Quốc Gia Lại Thất Bại?

Daron Acemoglu [*]
Tqvn2004 chuyển ngữ-Theo Defining Ideas
Những nhà bất đồng chính kiến Ả-rập biết rất rõ rằng việc một quốc gia thành công hay thất bại phụ thuộc vào cách xã hội được tổ chức trên phương diện chính trị.
Lời giới thiệu của BBT: Tờ Region, một tạp chí của Ngân Hàng Dự Trữ Trung Ương vùng Minneapolis, gần đây đã tranh luận về thị trường lao động, quyền sở hữu, tình trạng ấm lên toàn cầu (global warming), và cuộc cách mạng Ả-rập với kinh tế gia thuộc trường MIT, ông Daron Acemoglu, người đồng thời là thành viên của Ủy ban John and Jean De Nault về quyền sở hữu thuộc Viện Hoover. Dưới đây là trích đoạn của cuộc phỏng vấn. Độc giả có thể xem toàn bộ cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh tại đây.
Tờ Region: Hãy bàn về nghiên cứu của ông cùng với James Robinson về những dịch chuyển trong kinh tế chính trị. Liệu ông có thể chia sẻ cảm nghĩ của mình về cách áp dụng những lý thuyết đó vào cuộc các cuộc cách mạng tại Ả-rập thời gian vừa qua?
Acemoglu: Vâng, trong 15 năm vừa qua, phần lớn các nghiên cứu của tôi liên quan đến chủ đề mà ông có thể gọi, một cách khái quát, là "kinh tế chính trị". Tôi nghĩ chúng ta nên đề cập đến các nghiên cứu này một chút, rồi sau đó sẽ chuyển sang bàn về những dịch chuyển.
Tờ Region: Tuyệt vời.
Acemoglu: Nghiên cứu chuyên môn của tôi không bắt đầu với kinh tế chính trị, mặc dù khi tôi bắt đầu học về kinh tế ở trường phổ thông và đại học, tôi có mối quan tâm đặc biệt tới khái niệm mà ngày nay ông có thể gọi là "kinh tế chính trị" - tức là sự tương tác giữa chính trị và kinh tế.

Daron Acemoglu. Ảnh: Tờ Region
Nhưng sau này ở đại học và cao học, tôi bắt đầu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến vốn con người, tăng trưởng kinh tế v.v... Nhưng sau một thời gian, tôi nhận ra rằng, ông biết đấy, vấn đề thực sự của tăng trưởng kinh tế không nằm ở chỗ một số quốc gia có khả năng sáng tạo khoa học kỹ thuật và một số quốc gia khác không có, hay một số nước có lãi suất tiết kiệm cao và một số nước khác không có. Chúng thực sự liên quan đến việc các xã hội đã chọn những con đường thực sự khác nhau để tổ chức chính mình.
Có rất nhiều mối liên hệ có ý nghĩa giữa đầu ra của nền kinh tế với cấu trúc chính trị của xã hội. Và những mối liên hệ này có xu hướng tạo ra nhiều cơ chế để điều chỉnh nền kinh tế và tạo ra những động lực khác nhau. Và tôi bắt đầu tin rằng - và điều này đã được phản ánh trong nghiên cứu của tôi - rằng bạn sẽ không thể đi xa trong việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế, nếu bạn không bắt đầu cùng một lúc giải quyết những nền tảng mang tính thể chế có tác động tới tăng trưởng.
Điều này khiến tôi chuyển sang hướng tìm hiểu, bằng lý thuyết và thực nghiệm, rằng thể chế tạo động lực kinh tế như thế nào, và tại sao các thể chế này lại khác nhau ở mỗi quốc gia. Chúng phát triển theo hướng nào theo thời gian? Và tính chính trị của thể chế - tức là - không chỉ xem xét một thể chế này tốt hơn thể chế kia về mặt kinh tế, mà còn đánh giá tại sao một số loại thể chế lại được người ta lựa chọn?
Điều tôi muốn nói ở đây là, nếu chỉ xét về tăng trưởng kinh tế, thì thật là vô lý khi xã hội chọn thể chế mà cấm đoán sở hữu tư nhân, hoặc tạo ra một môi trường mà trong sở hữu tư nhân cực kỳ bấp bênh, tôi có thể dễ dàng chiếm đoạt quyền sở hữu của bạn. Nhưng xét về mặt chính trị, thì một thể chế như thế lại rất hữu lý.
Nếu tôi là nhà cầm quyền, và tôi lo ngại rằng bạn sẽ trở nên giàu có và thách thức quyền lực chính trị của tôi, thì sẽ là hữu lý cho tôi khi tạo ra một thể chế không bảo đảm quyền sở hữu của bạn. Nếu tôi lo ngại bạn tạo ra những doanh nghiệp mới và lôi kéo công nhân của tôi, thì sẽ là hữu lý cho tôi để áp đặt những luật lệ lên bạn theo cách hoàn toàn giết chết khả năng phát triển và sáng tạo của bạn.
Như thế, nếu tôi sợ mất quyền lực chính trị vào tay bạn, thì tôi sẽ bị điều chỉnh bởi tính chính trị của thể chế, tại đó sự logic không dựa vào hậu quả kinh tế, mà được tính bằng hậu quả chính trị. Điều này có nghĩa là, khi cân nhắc một số cải tổ, điều mà phần lớn các chính trị gia và thành phần ưu tú nắm quyền trong xã hội thực sự quan tâm không phải là liệu cải cách này sẽ đem lại lợi ích cho đa số trong xã hội, mà liệu nó sẽ giúp nhóm lãnh đạo dễ dàng hay khó khăn hơn trong việc níu kéo quyền lực.
Chính trị gia quan tâm đến việc níu kéo quyền lực hơn là cải thiện xã hội. 
Đó là vấn đề cần quan tâm đầu tiên, nếu bạn muốn hiểu sự hoạt động của thể chế. Đây là lĩnh vực mà tôi cống hiến phần lớn thời gian của mình trong suốt 10 năm qua, mặc dù tôi đã làm việc với nó hơn 16 năm nay, và rất nhiều công trình là cùng với Jim Robinson. Jim và tôi là đồng tác giả của một số bài viết về ảnh hưởng của thể chế đến phát triển kinh tế. Chúng tôi đã viết rất nhiều về tiến trình phát triển và chuyển đổi chính trị, về độc tài, dân chủ, và một loạt bài về các vấn đề của quyền lực và lãnh đạo chính trị v.v... Một số nghiên cứu này là trụ cột của cuốn sách "Economic Origins of Dictatorship and Democracy" của chúng tôi, và tôi sẽ bàn về nó sau đây trong bối cảnh câu hỏi của ông về các cuộc cách mạng Ả-rập. Chúng cũng dẫn tới một cuốn sách khác mà chúng tôi đã hoàn thiện - và nó đây [chỉ vào một bản thảo nằm trên bàn], nó sẽ được xuất bản vào năm tới.
Tờ Region: Tại Sao Có Quốc Gia Lại Thất Bại?
Acemoglu: Vâng, Tại Sao Có Quốc Gia Lại Thất Bại? (Why Nations Fail - Tựa đề cuốn sách mới). Đây là một cách nhìn rộng hơn về những nguyên nhân sâu xa, theo chúng tôi, đã tạo ra sự khác biệt lớn giữa các đầu ra của nền kinh tế và cách tổ chức các nền kinh tế mà bạn chứng kiến trên toàn thế giới, và chúng tôi cố gắng tạo ra một lý thuyết chặt chẽ về vấn đề này, với cách nhìn khác biệt so với cách hiểu phổ biến trên truyền thông và trong các vòng tròn quyền lực. Nó cũng, trên một số phương diện, khác với những quan điểm mà các nhà kinh tế đã đưa ra. Chúng tôi nhấn mạnh tới khía cạnh chính trị của thể chế, hơn là vào vị trí địa lý hay văn hóa, điều mà nhiều phương tiện truyền thông và các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh, hay những điều liên quan đến chính sách tối ưu và làm sao chúng ta có thể cải thiện chính sách, thiết kế những chính sách tốt hơn - điều mà các nhà kinh tế thường nhấn mạnh.
Cách nhìn của chúng tôi rằng giới hạn chính trị là vấn đề trung tâm. Và phát triển là làm thế nào để phá bỏ những giới hạn chính trị đó, thay vì chỉ suy nghĩ trong phạm vi của giới hạn chính trị hiện tại và tìm cách tối ưu hóa thuế má hay bảo đảm thất nghiệp v.v... trong giới hạn chính trị này.
Rõ ràng hai thứ này bổ trợ lẫn nhau, nhưng tôi nghĩ cách nhìn này hoàn toàn khác biệt với những cách nhìn tồn tại trước đây. Và đó là điều chính yếu đã làm tôi bận rộn trong suốt mấy năm qua.
Và sau khi đã đi một vòng khá dài, xin quay trở lại câu hỏi mà ông đặt ra, về các cuộc cách mạng Ả-rập.
Tờ Region: À, vâng. Tôi đọc thấy lời nói đầu của ông trong cuốn Tại Sao Có Quốc Gia Lại Thất Bại chỉ ngắn ngọn là: "Tại sao người dân Ai Cập lại đổ ra Quảng Trường Tahrir [để hạ bệ Hosni Mubarak, và điều này có nghĩa gì với sự hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân của thịnh vượng và nghèo đói].”
Phát triển sẽ đến khi các giới hạn chính trị được gỡ bỏ. 
Acemoglu: Chính xác. Nếu bạn nghĩ về cách mạng Ả-rập, tôi cho rằng có một số vấn đề trung tâm, và một số trong đó là trọng tâm của cuốn sách này, một số khác là trọng tâm của cuốn sách trước, "Economic Origins of Dictatorship and Democracy", cũng như cuốn sách mới.
Điều đầu tiên, mà chúng tôi rất chú trọng trong cuốn sách này, là các xã hội này không chỉ độc tài ở phương diện họ cấm đoán các cuộc bầu cử. Họ là những xã hội độc tài theo một cách rất đặc thù, nhưng cũng rất phổ biến trên thế giới, đó là một nhóm nhỏ trong xã hội kiểm soát cả quyền lực chính trị lẫn tài nguyên kinh tế.
Như thế, nếu bạn nhìn vào các xã hội từ Tunisia tới Ai Cập, từ Syria tới Bahrain hay Libya, một nhóm nhỏ gồm cách thành phần ưu tú chiếm giữ quyền lực chính trị, giới hạn khả năng lên tiếng của gần như tất cả những người khác trong xã hội về chính trị, và họ sử dụng quyền lực chính trị của mình để phân bổ tài nguyên kinh tế của quốc gia cho họ và chỉ họ mà thôi.
Ở Libya thì điều này khá rõ ràng. Ở Syria, điều này bây giờ cũng rõ ràng; các tờ báo đã giải thích chi tiết cách mà thiểu số Alawite nắm giữ không chỉ các vị trí kinh tế béo bở, mà cả các vị trí tối cao trong quân đội và chính quyền. Ở Bahrain, vấn đề cũng rõ với nhóm thiểu số Sunni. Ở Tunisia hay Ai Cập, tình hình có vẻ mềm mỏng hơn, theo cách là nhiều nhóm lợi ích được ưu đãi có quan hệ chặt chẽ với những nhóm thân hữu của Mubarak hay Ben Ali. Và ở những quốc gia này, quân đội và lực lượng an ninh trên thực tế đã tìm mọi cách ngăn cản những nỗ lực dân chủ hóa.
Hậu quả, có lẽ không làm chúng ta ngạc nhiên, là nếu bạn có một hệ thống chính trị nơi mà một nhóm nhỏ nắm quyền lực chính trị để đạt quyền lợi kinh tế của riêng nó, thì phát triển kinh tế cũng rất đáng thất vọng. Nó không khuyến khích công nghệ mới đi vào; nó không cho người ta sử dụng tài năng của mình; nó không cho kinh tế thị trường hoạt động; nó không tạo động lực cho phần lớn dân số; và trên hết, nó cổ vũ những người nắm quyền đè nén những hình thức sáng tạo hay thay đổi kinh tế bởi vì họ lo ngại đó sẽ là mối đe dọa tới sự ổn định của họ.
Và như thế kết quả là một phần lớn dân số bị loại khỏi quyền lên tiếng chính trị, và họ bị loại khỏi quyền lực kinh tế và chất lượng cuộc sống của họ cũng không được cải thiện vì không có tăng trưởng kinh tế đủ mạnh.
Có một số ngoại lệ, ví dụ như Tunisia và Ai Cập có chứng kiến một số thành tựu kinh tế. Họ có phát triển về mặt giáo dục phổ cập trong vòng 20 năm gần đây. Nhưng nhìn chung, đại đa số trong xã hội cảm thấy họ không được gì nhiều từ sự cải thiện này, và họ họ có rất ít niềm tin rằng hệ thống chính trị sẽ phục vụ quyền lợi của họ.
Vậy, cần phải làm gì? Vâng, phần lớn thời gian, câu trả lời là không làm gì được cả, bởi vì một hệ thống chính trị như thế được cấu tạo và tồn tại chính là để từ chối quyền lực và tiếng nói của số đông. Nếu đa số có quyền lực thực sự thì hệ thống như vậy đã không thể tồn tại - giống như một chế độ nô lệ đã không thể tồn tại nếu 90% nô lệ thực sự có quyền cất tiếng nói.
Nhưng 90% này có lợi thế số đông to lớn nếu họ được tổ chức - ví dụ như ở Syria, khi xã hội do nhóm Alawites cai trị nhưng đây là nhóm thiểu số. Vì thế sẽ là rất khó để giữ số đông này trật tự trong thời gian dài. Đặc biệt là khi có những bất ổn và những mồi lửa kích thích, ví dụ như ngòi lửa tới từ Tunisia. Ở phần còn lại của Trung Đông, người ta bắt đầu tổ chức nhau lại và giải quyết vấn đề hành động tập thể. Họ đã đưa ra những yêu cầu thực sự tới những người nắm giữ quyền lực.
Liệu các cuộc cách mạng Ả-rập sẽ theo gương cuộc Cách Mạng Vinh Quang (Glorious Revolution) ở nước Anh hay cuộc Cách Mạng Tháng Mười ở nước Nga? 
Và những yêu cầu đó là gì? Những người bước xuống quảng trường Tahrir thực sự muốn có những thay đổi sâu rộng và cơ bản. Họ muốn thay đổi sâu rộng và cơ bản một phần vì lý do kinh tế. Nhưng đồng thời, tôi nghĩ, nếu bạn đọc các blog và những bài họ viết, rõ ràng họ cũng nghĩ những thay đổi cơ bản chỉ có thể đến từ thay đổi chính trị. Trên thực tế, ngay từ đầu, rất nhiều thảo luận và tranh luận về "cải tổ hay không cải tổ" đã tập trung vào thay đổi chính trị.
Như thế, bước đi đầu tiên của chính quyền Mubarak là nói: "OK, được rồi, các bạn muốn cải cách? Chúng tôi sẽ cho các bạn cải cách. Hãy cứ yên tâm về nhà đi!". Và phản ứng của những người ở quảng trường Tahrir là: "Không, ông điên à, nếu chúng tôi về nhà, ông sẽ lại tiếp tục duy trì hệ thống như trước đây".
Đây là lý thuyết chính, là yếu tố quan trọng nhất trong lý thuyết mà Jim và tôi đã phát triển trong cuốn "Economic Origins of Dictatorship and Democracy". Vấn đề này cũng được bàn đến một phần nào đó trong cuốn "Tại Sao Có Quốc Gia Lại Thất Bại". Nếu bạn có thể giải quyết được vấn đề hành động tập thể và đưa ra một số yêu cầu, thì những hứa hẹn thay đổi hay biện pháp kinh tế hay cải tố chính trị trong tương lai là chưa đủ. Bởi nếu mọi người về nhà và dừng hành động tập thể (như tập trung ở quảng trường Tahrir) lại thì ngày mai, cái động lực để chính phủ thực sự cải tổ kinh tế và thay đổi thể chế chính trị sẽ biến mất.
Và đó là điều mà những người biểu tình ở quảng trường Tahrir đang làm: "Không, chúng tôi không tin ông. Nếu chúng tôi trở về nhà, ông sẽ lại tái tạo cái hệ thống cũ". Cách duy nhất để đảm bảo những cải cách được thực hiện là thay đổi sự phân bổ quyền lực chính trị và khiến cho những cải cách có hiệu lực ngay lập tức. Đó là điều mà những người ở quảng trường Tahrir muốn.
Do đó, ở mức độ nào đó, chúng tôi hiểu qua lăng kính của lý thuyết này, rằng các động lực tương tác ra làm sao, tại sao các yêu cầu lại được đưa ra và tại sao giới cầm quyền lại cố gắng đưa ra những nhượng bộ, và tại sao họ lại không thành công khi dân chúng đòi hỏi những cải cách chính trị sâu rộng hơn.
Câu hỏi lớn là: Liệu đây sẽ là cuộc cách mạng chính trị giống như cuộc Cách Mạng Vinh Quang ở Anh Quốc, tạo ra một tiến trình cơ bản để thay đổi hệ thống chính trị và kinh tế một cách tương ứng? Đó chính là cuộc cách mạng cần thiết, đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Đó là một trong những tranh luận chúng tôi đưa ra.
Hay là nó sẽ là một dạng cách mạng như Cuộc Cách Mạng Tháng Mười của người Bolshevik, hay như những phong trào độc lập ở khu vực Châu Phi hạ Sahara vào những năm 1960, khi mà có sự thay đổi quyền lực chính trị, nhưng nó chỉ chuyển giao từ tay một nhóm này sang một nhóm khác, để rồi nhóm đó lại tạo ra hệ thống chính trị như cũ và bắt đầu một tiến trình bóc lột nhân dân giống hệt trước đây?
Chính quyền Bolshevik đương nhiên là khác biệt với Nga Hoàng (Romanovs), nhưng họ đã tạo ra một hệ thống bóc lột thậm chí còn hơn cả chế độ Nga Hoàng. Nhiều lãnh đạo độc lập của các quốc gia thuộc Châu Phi hạ Sahara, từ Nkrumah đến Mugabe đến Kenyatta, tất cả rõ ràng đều gắng chí đánh đuổi dân da trắng khỏi đất nước. Và họ có những yêu cầu rất chính đáng, giống như người dân Ai Cập ngày hôm nay, nhưng hệ thống mà họ tạo ra thì hoặc bị tha hóa thành cái gì đó rất tồi tệ, hoặc chính họ tạo ra những hệ thống còn kinh khủng hơn, ví dụ như Mugabe đã làm khi ông này đập tan chế độ phân biệt chủng tộc kinh khủng của Ian Smith để rồi tạo ra một thể chế khác không kém phần khủng khiếp.
Trước đó, vào những năm 1960, Nkrumah lên nắm quyền ở Ghân, và ở Siera Lêon, Margai lên nắm quyền. Margai tái tạo một hệ thống độc tài giống như cũ. Nó có lẽ chỉ hơn hệ thống cai trị của Anh Quốc một chút xíu, như sau đó Margai bị thay thế bởi người anh em cùng cha khác mẹ, và sau nữa là Siaka Stevens vào năm 1967. Stevens đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều, nhưng mọi nguồn gốc là bắt đầu từ những gì Margai đã làm. [Ông này đã] chỉ lên nắm hệ thống cai trị mà người Anh tạo tạo ra trước đó, và dùng nó để đạt mục đích chính trị và kinh tế của riêng mình. Dưới thời Stevens, cả hệ thống này đã sụp đổ.
Vậy nên không có gì đảm bảo rằng một phong trào cách mạng sẽ chuyển biến thành một cuộc cách mạng chính trị sâu rộng, một sự thay đổi lớn hơn nhiều so với một cuộc đảo chính, nơi mà một nhóm này tiếm quyền lãnh đạo của một nhóm khác. Và một lần nữa, đó là một phần của cuốn Tại Sao Có Quốc Gia Lại Thất Bại là nhằm giải thích các điều kiện mà một cuộc cách mạng có thể diễn ra, và diễn giải những vết cắt dài của lịch sử và những loại hình thể chế mà chúng ta thấy quanh ta dưới ánh sáng của lý thuyết này.
________________________

Thư tới tòa soạn: Đó là Thể Chế, đồ ngu!

Một bài phỏng vấn tuyệt vời. Quan điểm của tôi về vấn đề này là cần có một cuộc cách mạng thành công, thay thế cả những người lãnh đạo lẫn thể chế mà họ dùng để duy trì quyền lực. Nếu chỉ có những người lãnh đạo bị thay thế, thể chế vẫn tiếp tục được duy trì thì chẳng có gì tốt đẹp xảy ra cho đa số. Tôi tự hỏi đất nước chúng ta có thể tận dụng lý thuyết tuyệt vời này như thế nào vào thời điểm này, ví dụ, với mối liên hệ tới các cuộc cách mạng Ả-rập?
---Willis Cook
_________________________
[*] Daron Acemoglu is the Charles P. Kindleberger Professor of Applied Economics in the Department of Economics at the Massachusetts Institute of Technology. He is an elected fellow of the American Academy of Arts and Sciences, the Econometric Society, the European Economic Association, and the Society of Labor Economists. He has received numerous awards and fellowships, including the inaugural T. W. Shultz Prize from the University of Chicago, the Sherwin Rosen Award for outstanding contributions to labor economics in 2004, and the John Bates Clark Medal in 2005. His research interests include political economy, economic development and growth, human capital theory, growth theory, innovation, search theory, network economics, and learning.



-BẤT ỔN CHÍNH TRỊ TẠI VIỆT NAM TRẦM TRỌNG THÊM: QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI VÀ TỔ QUỐC-Nguồn: Adam Bray - blog Cây Trứng cá
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
20.02.2012
Vấn nạn của nông dân Đoàn Văn Vươn và gia đình ông tại thôn Quang Vinh, Hải Phòng đã khiến báo chí quốc tế đề cập vào tháng trước khi ông và gia đình cố gắng ngăn cản một đoàn quân của hơn 100 cảnh sát và binh lính khi họ tìm cách thu hồi (giờ thì chúng ta biết rằng là bất hợp pháp) trang trại của gia đình ông. Trong trận chiến quan trọng làm ta liên tưởng đến John Rambo trong phim First Blood (1982), Vươn và các thành viên trong gia đình đã chống trả lại các quan chức bằng bom tự tạo và súng hoa cải. Sáu nhân viên công lực bị thương nặng. Vươn và gia đình cuối cùng đã bị bắt và đang đợi ngày ra toà về tội giết người. Căn nhà của họ đã bị công an san bằng.

Cưỡng bức di dời bởi chính quyền - thậm chí dùng đến bạo lực - thì thường xảy ra tại Việt Nam, đặc biệt khi nó liên quan đến dân tộc thiểu số và tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên mức độ phản kháng của Vươn và gia đình, và việc nó được tường trình rộng rãi thậm chí trên truyền thông do nhà nước cộng sản quản lý, thì hiếm thấy. Không như những vụ tịch thu tài sản cá nhân khác, chính quyền đã không che đậy sự kiện này.
Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo sau đấy rằng việc tịch thu đất trên thì không hợp pháp và cần phải điều tra và có thêm biện pháp, việc này đã cho thấy một nhượng bộ chưa từng có trước đây trước áp lực công luận (vốn, dù không quan trọng, đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với ông Vươn). Tuy nhiên bất chấp lời của Thủ tướng, Vươn và những người thân vẫn bị giam giữ.
Liệu sự can thiệp của Thủ tướng cho thấy sự nới lỏng gọng kềm của Hà Nội về vấn đề sở hữu đất đai? Câu trả lời rất rõ ràng là không. Thậm chí khi sự kiện này vẫn đang diễn tiến, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục bí mật phá huỷ nhà cửa và trục xuất những người dân thiểu số và tổ chức tôn giáo tại những tỉnh vùng xa như Quảng Ngãi, Kon Tum và Quảng Nam. Tôi đã tường thuật những sự kiện này - vốn là một phần của chính sách lâu dài nhằm đốt làng Thiên Chúa giáo và phá huỷ việc xây dựng nhà thờ - chỉ vài ngày trước đây.
Động thái của Hà Nội nhằm thừa nhận sai trái trong việc chính quyền tấn công gia đình Đoàn Văn Vươn là một cố gắng nhằm không để ông trở thành một thánh tử đạo và một anh hùng dân tộc thời đại - một cương vị mà ông đã có được trong con mắt của người dân Việt Nam.
Sự kiện trên chỉ là một vụ việc mới nhất trong hàng loạt những va chạm bạo lực giữa chính quyền cộng sản và người dân của họ. Một số sự kiện nghiêm trọng được cho là đã xảy ra vào năm 2011, từ sự kiện được cho là vụ thảm sát ở Mường Nhé vào tháng Năm năm ngoái, một sự kiện được kể là quân đội Việt Nam đã nổ súng vào một nhóm giáo dân người Hmong, cho đến một cuộc nổi loạn bên ngoài Đà Nẵng trong đó người dân đã tấn công một trụ sở công an vì quyền lợi đất đai, đến một cuộc nổi loạn tại khu vực nghỉ mát ở Mũi Né trong đó có hơn 1000 người dân tụ tập và tấn công trụ sở công an địa phương, đốt cháy một số xe và làm bị thương một số công an để phản ứng lại việc công an đã tra tấn một người bị bắt giữ.
Trong khi đó vào năm 2011 tờ báo Tuổi Trẻ nổi tiếng, trong một động thái bất ngờ nhưng cuối cùng cũng đã bị bịt miệng, liên tục tường thuật hàng tuần những câu chuyện về sự bạo hành của công an, việc tường thuật này đã kéo dài trong vài tháng. Những vụ việc từ những trường hợp công an thường xuyên tra tấn trẻ em, cho đến những vụ làm chết người khi bị giam giữ. Sự kiện điển hình nhất là cái chết của Nguyễn Công Nhựt, một nhân viên công ty Kumho Tire, khi bị công an giam giữ. Sau đó công an đã thừa nhận là đã tìm cách ép buộc vợ Nhựt làm tình để giảm nhẹ tội cho chồng mình. Nhiều người tin rằng công an đã giả mạo thư tuyệt mệnh sau khi giết chết Nhựt, người đã tình nguyện hợp tác với công an (và đã không bị truy tố một tội danh nào) trong quá trình điều tra hàng hoá trong kho của Kumho. Một số công an đã bị khiển trách nhưng vợ Nhựt đã không bao giờ tìm được công lý cho cái chết của Nhựt trong tay của cảnh sát. Những sự kiện liên quan đến việc bạo hành của cảnh sát tiếp tục tăng cao nhưng đã không còn được báo chí nhà nước tường thuật thể theo bất kỳ một qui chế nào đấy.
Trong năm 2011 vấn đề khai thác Bauxite ở vùng Tây Nguyên bởi những lao động “bất hợp pháp” Trung Quốc (được đưa sang Việt Nam qua các hợp đồng của quan chức chính quyền) đã là một vấn đề gây tranh cãi lớn. Chỉ riêng vấn đề này đã dẫn đến việc bắt giữ những blogger và người phải đối, làm chính quyền rất đau đầu. Khi những cuộc nổi dậy “Mùa xuân A Rập” xảy ra tại Trung Đông vào năm ngoái, Việt Nam đã trở nên lo lắng về một phong trào phản đối trên toàn thế giới và đã bắt đầu phô diễn những cuộc diễn tập chống bạo loạn của công an tại những quảng trường công cộng - một hành động chắc hẳn hàm ý cảnh báo đến dân chúng đừng nghĩ đến việc biểu tình. Vấn đề này sau đó đã bị che khuất bởi những đụng độ với Trung Quốc trên vùng biển Đông vào mùa hè năm ngoái.
Chính quyền Việt Nam đã lưu ý đến làng sóng bất bình của công chúng - cả về hành động của Trung Quốc lẫn cách ứng xử của Hà Nội trước tình hình trong vùng biển Đông - và lo ngại rằng sẽ không thể quản lý được nếu nổ ra những cuộc biểu tình. Trong một động thái tài tình, chính quyền đã tự tay tổ chức những cuộc biểu tình, được sắp đặt bởi công an chìm và những người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Những cuộc biểu tình vào mỗi Chủ Nhật được kiểm soát chặt chẽ tại Sài Gòn và Hà Nội đã có lợi thế trong việc giảm nhiệt sự bất bình của công chúng (đến khi chính quyền ra lệnh chấm dứt) cũng như để nhận diện những người chống đối chính trị. Trong khi nhiều nhà hoạt động chính danh đã bị bắt giữ một cách bí mật qua những cuộc biểu tình, Bùi Thị Minh Hằng đã có được sự chú ý của quốc tế khi chính quyền kết án bà hai năm tù tại một trại cải tạo chính thức (mà chính quyền gọi là “trung tâm cai nghiện”) mà không qua toà xét xử.
Lo sợ việc tường thuật tin tức độc lập từ trong nước, chính quyền Việt Nam tiếp tục bắt giữ và bỏ tù những blogger Việt Nam cũng như một công dân Pháp là Phạm Minh Hoàng trong năm 2011. Một số nhà báo Việt từ nước ngoài cũng bị bắt giữ trong năm 2011 và một số tiếp tục tường trình việc liên tục bị công an quấy nhiễu.
Sự kiện gần đây ở Hải Phòng không phải là một vụ việc riêng thuần đơn giản chỉ vượt quá tầm kiểm soát. Nó là một biểu tượng của mối bất bình ngày càng cao của dân chúng Việt Nam trên xứ sở cộng sản. Vấn đề hiện nay không phải là việc chính quyền Việt Nam sẽ đối phó với người dân của mình ra sao trong những vụ tranh chấp đất đai; mà là những người dân bị tịch thu đất và quyền tự do sẽ phản ứng ra sao với chính quyền cộng sản.

-Việt Nam 'cần hiện đại hóa cả chính trị'--
Để chuẩn bị cho tương lai, Việt Nam cần phải thay đổi hệ thống chính trị và cho phép cải cách và hiện đại hoá cơ chế, tổ chức nhà nước và phương thức làm việc.
Nước Việt Nam mới cần phải tập trung vào tương lai và không nên bị sa lầy bởi chính trị có từ thời đại khác.
Cờ Đảng ở Hà Nội là biểu tượng của hệ thống chính trị có tuổi
Bước vào tháng thứ 2/2012, tôi nhìn về phía trước tiên liệu trong năm nay có thể mang lại những gì.
Tôi không bàn về Thế Vận Hội mùa hè năm nay ở Luân Đôn hoặc ngày tận thế giả định theo lịch của người Maya. Tôi không nói về những sự kiện đã được lên kế hoạch như "sự kết thúc của thế giới" chắc chắn sẽ được thảo luận khi tháng 12 tới gần hơn, đúng hơn, tôi đang muốn nói về những sự kiện không nằm trong kế hoạch mà có ý nghĩa lớn.
Thời gian gần đây, tình hình chính trị Việt Nam ngày càng rối răm và liên tục nóng lên. Bên trong nước, ngày càng có nhiều tiếng nói bất đồng quan điểm với chính quyền được vang vọng lên từ mọi nơi, mọi phía và xuất hiện ở mọi tầng lớp nhân dân.
Từ những vụ tuần hành yêu nước cuối tuần để phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông đến những tiếng nói phản biện của trí thức trước các vấn nạn lớn của xã hội qua những vụ đình công rầm rộ của công nhân đòi tăng lương, bảo vệ quyền lợi lao động, sự bất mãn cao độ của quần chúng trước sự quản lý, điều hành yếu kém của chính phủ trong các chính sách vĩ mô.
Và đặc biệt gần đây nhất vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền địa phương và người dân ở Tiên Lãng như những hồi chuông cảnh báo chế độ.
Tương tự ở thế giới bên ngoài, năm ngoái chúng ta đã chứng kiến “Mùa Xuân Ả-Rập” nơi mà những công dân trên khắp Bắc Phi và Trung Đông đã anh dũng vùng lên chiến đấu để lật đổ các nhà lãnh đạo độc tài, tham nhũng của họ.
Bước về phía trước
Năm nay chắc chắn “Mùa Xuân” đó xuất hiện một cái gì đó có thể xảy ra ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng chính xác là gì? Có lẽ, như tôi đã hy vọng với mỗi năm trôi qua, chúng ta sẽ chứng kiến một sự thay đổi của tầng lớp cầm quyền tại Việt Nam.
Tôi không có ý nói về một nhóm người mới trong nội bộ của Đảng Cộng Sản, đảng cầm quyền. Ý tôi muốn nói đến một sự thay đổi thực sự thông qua cải cách chính trị và dân chủ hóa Việt Nam.
Và dường như thay đổi đang lãng vãng đâu đó trong bầu không khí quanh ta, nhưng tôi chỉ có thể hy vọng rằng nó sẽ là sự thay đổi thực sự mà Việt Nam cần.
Vậy, chính xác những thay đổi này là gì? Chúng ta có thể bắt đầu từ trên thượng tầng: cải cách chính trị kết hợp với cải cách hiến pháp. Sẽ là không đủ khi chỉ nói suông và chung chung về nhân quyền. Chính phủ cần phải thực sự tôn trọng nhân quyền. Và vẫn chưa đủ khi nói rằng tự do ngôn luận hiện hữu, nhưng liền sau đó lại tiếp tục phỉ báng nó khi có cá nhân nào đó lên tiếng chỉ trích nhà nước.
Cải cách chính trị lần này phải thay đổi dứt khoát cách thức chính phủ suy nghĩ và cư xử. Những gì tôi đề xuất không phải là một giải pháp nhất thời kiểu “mì ăn liền”, nhưng là một phương cách mới để quản lý và điều hành quốc gia điều mà Việt Nam đang quan tâm.
Cải cách chính trị không phải là một cái gì đó chưa từng nghe thấy, nhưng đó là những gì Việt Nam đang rất cần.
Sự thành công của cải cách này đòi hỏi chính phủ phải từ bỏ rất nhiều quyền lực của mình. Điều này không ngụ ý rằng chính phủ phải buông thả tất cả để quốc gia bị rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô tổ chức, nhưng chắc chắn một điều là chính phủ buộc phải bị giới hạn trong khả năng đơn phương hành động của mình. Và đó, tôi tin rằng thay đổi thực sự sẽ từ từ đến với Việt Nam.
Để đạt được điều đó, người dân nhất quyết phải có tiếng nói trong công việc của đất nước mình, vì tất cả họ đều là công dân. Họ cùng chung sống trong một quốc gia và cùng hít thở chung một bầu không khí, mọi người nhất định phải có quyền quyết định số phận của chính mình và đất nước mình - không ai có thể để quyền đó rơi vào tay của một nhóm thiểu số thiếu dân chủ.

Người dân Libya kỷ niệm một năm Cách mạng 17/2/2011-2012
Giờ đây, liệu điều này có nghĩa là Đảng Cộng sản phải bị giải tán và bị cấm không được tham chính? Vâng, nhưng không hẳn là thế, nó chỉ có nghĩa là phải có chỗ cho phe đối lập, và rằng không có đảng chính trị nào có thể cai trị mà không có sự tín nhiệm của công dân của mình.
Một nhà nước độc đảng về cơ bản là trái ngược với loại hình chính thể đại nghị - nó thực sự không đại diện ý chí của người dân. Một hệ tư tưởng nhất nguyên không chấp nhận tính đa dạng chắc chắn sẽ có mâu thuẫn và xung đột với những niềm tin, suy nghĩ phong phú của người dân.
Ngoài những ngôn từ thông thường cổ vũ cho sự thay đổi như tự do, dân chủ và nhân quyền, có những lý do khác cũng quan trọng không kém. Cũng giống như cách các doanh nghiệp cần phải đánh giá lại chiến lược của họ để tồn tại và có lợi nhuận, các chính phủ cũng phải làm tương tự.
Một nhà nước độc đảng có thể có hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, nhưng nó vô cùng cồng kềnh, soi mói từng chi tiết ở cấp cơ sở.
Chính quyền trung ương lớn, bao gồm tất cả, có thể hành động một cách nhanh chóng, nhưng liệu nó có thể hoạt động hiệu quả? Dân chủ không nhất thiết phải luôn “hiệu quả hoặc trong sạch” nhưng nó là hình thức của một chính phủ công bằng nhất mà chúng ta biết.
Giả sử tất cả những gì nói trên đã xảy ra. Chúng ta hãy giả định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có những bước đi mạnh mẽ trong cải cách hiến pháp và chính trị, thả các tù nhân lương tâm, các nhà tranh đấu cho nhân quyền và những người bất đồng chính kiến.
Các cuộc bầu cử đã được tổ chức ở mọi cấp của chính quyền, và bên được bầu đã phát động kế hoạch tiếp tục hiện đại hóa và dân chủ hóa Việt Nam.
Ủy ban ánh sáng sự thật
Giả sử tất cả những điều này đã xảy ra. Thật khó để tưởng tượng rằng một số người dân và có lẽ sẽ có nhiều người sẽ không cảm thấy không khinh bỉ và chống lại người của chế độ cũ. Thật khó để tưởng tượng rằng dĩ vãng là dĩ vãng, và tất cả sẽ được tha thứ.
Sẽ có những cá nhân cảm thấy rằng các nhà lãnh đạo trước đó phải trả lời cho những tội lỗi của họ đã gây ra và họ phải bị như thế. Nhưng liệu kiểu “công lý nhân dân” đó có thể được chấp nhận chăng?
Đối với Việt Nam để thực sự hướng về tương lai chúng ta cần phải làm hòa với quá khứ. Trong khi chính trị và lịch sử khác nhau, tôi muốn gợi ý tham khảo về Ủy ban Hòa giải và Sự thật của Nam Phi, đã được thành lập sau khi chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Một lần nữa, sự khác biệt giữa Việt Nam và Nam Phi vừa xa vừa rộng, nhưng một ủy ban như vậy có thể giúp chữa lành vết thương cũ.
Nelson Mandela, từ tù nhân trở thành tổng thống
Ủy ban Hòa giải đã giúp Nam Phi khép lại quá khứ, chào đón tương lai
Ủy ban này sẽ không truy ra pháp đình những tội phạm trong quá khứ, nhưng nó có thể mang lại ánh sáng sự thật cho những hành động như vậy. Tối thiểu, nó có thể giúp đưa ra sự minh bạch mà trước đây không có.
Không chắc rằng ủy ban này sẽ được chào đón bởi tất cả mọi người, nhưng cứ khư khư ôm chặt quá khứ sẽ chẳng giúp được gì cho một Việt Nam mới đang tập trung vào xây dựng lại cho tương lai.
Và đó là lý do chính vì sao sự thay đổi này là cần thiết. Việt Nam, như nó đang hiện hữu, chưa sẵn sàng để đối mặt với tương lai.
Phương cách làm việc của chính phủ đã bị ăn sâu tận trong gốc rễ của nền chính trị cũ, dù những lãnh đạo bảo thủ nhất của đảng cộng sản đã rời chính trường từ lâu.
Chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay vẫn là lỗi thời, bảo thủ, cố hữu, cứ cố bám chặt vào quyền lực và quyền lợi mà họ đang có. Nhưng họ cũng cần phải sớm nhận ra rằng họ đang bị bỏ rơi vì thế giới chung quanh đã thay đổi để thích nghi với thời đại.
Việt Nam đã nỗ lực để hiện đại hóa, nhưng họ đang bị vượt qua bởi những quốc gia đã có những bước đi căn bản nhưng cần thiết.
Nếu Việt Nam muốn đóng bất kỳ vai trò quan trọng nào trong thế kỷ 21, việc đầu tiên phải làm là tham gia thực sự tích cực vào thế kỷ 21 bằng cách từ bỏ hoặc hiện đại hóa các phương thức hoạt động và cách cư xử cũ rích của mình.
Nhưng điều này không thể xảy ra mà không có sự thay đổi thực sự, thay đổi cấu trúc của toàn bộ hệ thống chính trị. Đây là những thay đổi phải bắt đầu từ thượng tầng kiến trúc để có hiệu lực tại hạ tầng cơ sở.
Nếu năm 2012 là năm thay đổi của Việt Nam, tôi hy vọng chúng ta thấy sự thay đổi thực sự.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Vũ Đức Khanh từ Ottawa, Canada. Quý vị có ý kiến đồng ý hoặc phản biện lại chính bài này xin chia sẻ với Diễn đàn BBC hoặc trang Bấm Facebookcủa bbcvietnamese.



-Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! We're All State Capitalists Now (FP 10-2-12) -- Bài nên giữ của Niall FergusonPhản biện để xây dựng và đổi mới (TVN).Tạo nguồn cho Đảng còn khó khăn(NLĐ) - Hơn 20 đảng viên tiêu biểu là chủ doanh nghiệp và công nhân (CN) khu vực ngoài quốc doanh đã dự buổi tọa đàm “Gương sáng đảng viên” do LĐLĐ quận 6 - TPHCM tổ chức ngày 18-2-Nhật ký mở mấy trang bái phục chị Hiền Đức Tô Hải- Tình trạng báo chí Việt Nam: Vietnam's press comes of age (Asia Times 18-2-12)- Vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân bị áp giải: Đâu là phép ứng xử tư pháp? (LĐCT).

Tướng Cương nói chuyện giám sát quyền lực Đảng (TVN). – Phạm Đình Trọng: Bi kịch Việt Nam  –  (viet-studies). -
Sáng 9.2, đại diện Đảng ủy khối doanh nghiệp thuộc Đảng bộ TP.Cần Thơ đã tổ chức công bố và trao quyết định phục hồi sinh hoạt Đảng đối với bà Trần Ngọc Sương - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu. Phó Bí thư Đảng ủy khối Bùi ...
Phục hồi sinh hoạt Đảng cho bà Trần Ngọc SươngNgười Lao Động
Bà Ba Sương được khôi phục sinh hoạt ĐảngVNExpress
Bà Trần Ngọc Sương được khôi phục sinh hoạt ĐảngHà Nội Mới


Chuyện đời đại sứ Bài 1: Vào đời ngoại giao, về đại sứ Vũ Hắc Bồng (PLTP).


------

Tổng số lượt xem trang