Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

GS ĐẶNG HÙNG VÕ NÊN XIN LỖI HẢI PHÒNG

-Google.TIENLANG có gửi còm thế này: 
Ông BaSam đang nghi ngờ nhà cháu cùng ông Kami mạo ra bức thư TomCat gửi Cu Vinh đấy! Hu Hu!!!Các bác đọc và cho ý kiến khách quan nhá!
Cảm ơn!
GS ĐẶNG HÙNG VÕ NÊN XIN LỖI HẢI PHÒNG
http://googletienlang.blogspot.com/2012/03/gs-ang-hung-vo-nen-xin-loi-hai-phong.html

basam : - Một độc giả vừa gửi email (từ địa chỉ tienlangcong…@gmail.com) cho biết mình là một trong những thành viên tham gia blog Google.tienlang, nhưng đã phải từ bỏ vì những việc làm mờ ám, mang dụng ý xấu của chủ trang này. Email đồng gửi cho cả hai blogger Nguyễn Quang Vinh và Quê Choa. Hy vọng sẽ được 2 trang đó đăng lại toàn văn. Ở đây chỉ xin trích một đoạn liên quan tới nghi vấn của BS trước đây về nhân vật cùng loài “mèo mả gà đồng” với Tom Cat: “… Một quyết định của chủ blog là tự viết một bức thư mạo danh Tom Cat, và đã viết, học kiểu hành văn của Tom Cat để cảnh báo Cu Vinh. Các bác đọc thư cảnh báo này trên trang khác mà không phải trang Tom Cat vẫn gửi, và hành văn dù có đi theo mấy cũng không thể chấm câu đúng như các bức trước mà Tom Cat làm. Đây là chuyện thật mà cháu biết, vì chủ blog GOOGLE.TIENLANG đưa cho nhóm cùng đọc và yêu cầu [giữ] bí mật … Có thể bức thư này đánh mất một tình bạn, còn khổ đau nào hơn thế nữa khi mất bạn, nhưng cháu chấp nhận việc này vì cháu không bằng lòng với việc làm của GOOGLE.TIENLANG. Mời xem lại: Chuyện hài thế kỷ: Blog Google.tienlang nói Cu Vinh bị Tom Cat sờ gáy.


-ttngbt: vậy là cái nv 'mèo mả gà đồng' đó là Kami. Gần đây ttngbt blog cũng hân hạnh được tiếp chuyện các bạn thuộc lề phải. Mọi người đọc và cho ý kiến nha.


Nguyễn Thị Hoài (Tiên Lãng)

------------
Lời dẫn: Có ý kiến cho rằng chủ blog đang cố "vạch lá tìm sâu", "công kích cá nhân" GS.TS Đặng Hùng Võ và nhà văn- nhà báo Nguyễn Quang Vinh nhằm bênh che cho những sai lầm, khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật của Ban lãnh đạo TP Hải Phòng và huyện Tiên Lãng. Xin nói rõ, chủ blog cùng các cộng tác viên không "bút chiến" với ai mà chỉ mong muốn sự công bằng, lẽ phải, đúng pháp luật. Trước khi phê phán blog, xin các bạn, kể cả GS.TS Đặng Hùng Võ, kể cả các chuyên gia ở Bộ TN-MT cùng bạn đọc nói chung hãy bình tĩnh tham khảo bài viết dưới đây của tác giả Nguyễn Thị Hoài. Xin cảm ơn cộng tác viên Nguyễn Thị Hoài, cảm ơn các thày cô ở Đại học Luật HN, ở Học viện Tư pháp đã cố vấn pháp luật trong quá trình hoạt động của blog này.
==================================
THÔNG BÁO TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN
Do nhu cầu phát triển, GOOGLE.TIENLANG cần tuyển cộng tác viên là các luật gia, nhà báo chuyên nghiệp. Thư đăng ký dự tuyển xin gửi về  gooogle.tienlang@gmail.com. Xin cảm ơn.
==================================
Ba tháng qua, vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, TP Hải Phòng gây dư luận trong và ngoài nước bức xúc rất lớn. Trước hết, lỗi này thuộc về Ban lãnh đạo huyện Tiên Lãng trong việc quyết định cưỡng chế, tổ chức cưỡng chế như Kết luận của Thủ tướng và của Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã chỉ ra. Nguyên nhân tiếp theo là do lãnh đạo TP Hải Phòng đã có thiếu sót trong quá trình xử lý sự cố. Thế nhưng, sự cố không đến nỗi quá căng thẳng nếu như không có những bài báo quy chụp vội vàng của GS.TS Đặng Hùng Võ...

Phần I- Quan điểm không thống nhất của một chuyên gia

- Trước khi có Kết luận của Thủ tướng:

Chúng ta đã biết, tổng diện tích đất ông Đoàn Văn Vươn được giao ở bãi bồi ven biển xã Vinh Quang là 40,3 ha, được chia ra làm 2 mảnh: Một mảnh 21 ha được giao ngày 04/10/1993 bằng Quyết định 447; Một mảnh 19,3 ha giao ngày 9/4/1997 bằng Quyết định 220. Cả 2 mảnh được giao với thời hạn 14 năm và đều tính từ ngày 4/10/1993.

Chỉ ít ngày ngày sau sự kiện nổ súng, ngày 11/01 trên báo Tuổi trẻ TP HCM, GS. Đặng Hùng Võ khẳng định:
 “Với các quyết định giao đất cho ông Vươn, phải khẳng định không thuộc trường hợp đất công ích do cấp xã đứng ra đấu thầu, cho thuê trực tiếp để tạo ngân sách xã. Đây là việc giao đất cho hộ gia đình cá nhân, theo Luật đất đai năm 1993, cụ thể là theo nghị định 64 về việc giao đất sản xuất đối với đối tượng ở đây là giao đất sản xuất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì thời hạn giao đất được Luật đất đai quy định là 20 năm. 

GS. Đặng Hùng Võ: Đất bãi bồi hay đất khai hoang không là đất thì nó là trời à?
Cách tính thời hạn được xác định nếu quyết định đó giao sau ngày 15-10-1993 thì được tính từ thời hạn ban hành quyết định giao đất. Nếu giao đất từ trước thời điểm trên thì bắt đầu tính thời hạn từ 15-10-1993. Như vậy, thời hạn mà huyện Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn quy định 14 năm là trái luật, mà phải giao 20 năm mới đúng. (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/473467/UBND-huyen-Tien-Lang-co-nhieu-cai-sai.html)
Trên báo vnexpress ngày 13/01, G.S Đặng Hùng Võ nói rõ hơn: “Đất giao năm 1993 thì đến 2013 hết hạn, đất giao năm 1997 thì tới 2017 hết hạn”.
Quan điểm này ông nhắc đi nhắc lại hầu như trên tất cả các tờ báo ở VN, liên tục cho đến tận sát ngày Thủ tướng kết luận 10/2.
- Sau Kết luận của Thủ tướng:
 Trên website Chính phủ, ngày 11/2, G.S Đặng Hùng Võ khẳng định: Thủ tướng đã kết luận rất đầy đủ, cặn kẽ dựa trên cơ sở pháp lý chặt chẽ.”
Thế nhưng, ngày 19/02, trong bài “Tiên Lãng phải sửa sai như thế nào?trên báo Thanh niên, G.S Đặng Hùng Võ nói:
Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: (1) Quyết định (QĐ) số 447/QĐ-UB ngày 4.10.1993 của UBND H.Tiên Lãng (giao 21 ha đất) là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành; (2) QĐ 220/QĐ-UB ngày 9.4.1997 của UBND H.Tiên Lãng (giao bổ sung 19,3 ha đất) là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất nhưng không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất, về thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất.
Khi QĐ 447 là đúng, thì hết thời hạn giao đất ghi trên QĐ phải chuyển sang chế độ cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm được quy định tại điều 80 (đất bãi bồi ven sông, ven biển) của luật Đất đai 2003. Tức là nay phải làm thủ tục chuyển sang thuê đất.”
Như vậy, sau Kết luận của Thủ tướng, quan điểm của G.S Đặng Hùng Võ đã thay đổi 180 độ đối với mảnh 21 ha mà huyện giao cho ông Vươn từ năm 1993 bằng Quyết định 447: Trước đây ông khăng khăng phải đến năm 2013 mới hết hạn giao; nay thì ông nói đã hết hạn giao và phải chuyển sang cho thuê!
(Xem các bài viết và nói của GS Đặng Hùng Võ về vụ Tiên Lãng ở đây: http://googletienlang.blogspot.com/2012/03/giao-su-tien-sy-ang-hung-vo-viet-ve-vu.html)
Phần II - Những quy chụp nặng nề
Trước Kết luận của Thủ tướng, GS Đặng Hùng Võ luôn khẳng định toàn bộ 40,3 ha đầm vùng của ông Vươn là đất nông nghiệp được giao cho nông dân sử dụng ổn định, lâu dài theo Nghị định 64/1993 (gọi tắt là đất 64) với thời hạn 20 năm. Từ nhận định này, trên rất nhiều tờ báo, GS Đặng Hùng Võ đưa ra những kết tội nặng nề đối với Ban lãnh đạo huyện Tiên Lãng. Ví dụ, trên tuanvietnamnet ngày 13/01 ông kết luận:
Việc thu hồi đất sản xuất giao cho hộ gia đình nông dân trước thời hạn 20 năm là một cái sai "tầy đình". Vấn đề lớn như vậy mà huyện Tiên Lãng coi như chuyện "vặt", làm sai hết. Tôi có cảm giác như huyện Tiên Lãng không biết địa phận của mình đang nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
Rồi G.S suy diễn:
Theo những nghiên cứu về các nguy cơ tham nhũng trong quản lý đất đai ở nước ta hiện nay, cơ chế Nhà nước thu hồi đất chứa các nguy cơ tham nhũng cao nhất. Đằng sau quyết định thu hồi đất là quyết định sẽ giao đất đó cho ai? Về bản chất, quyết định thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định lấy đất của người này giao cho người khác. Đằng sau quyết định hành chính này thường chứa chất những mối quan hệ kinh tế phức tạp, dễ gắn với tư lợi của người có thẩm quyền, của cơ quan có thẩm quyền. Vậy thì ai sẽ là người chờ phía sau của quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng để chờ được giao đất đã thu hồi của dân.
Cũng trong ngày 13/1, trên báo vnexpress G.S Võ kết tội:
Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác.
Phần III- Tại sao Thủ tướng kết luận không như quan điểm G.S Đặng Hùng Võ?
 
Thủ tướng kết luận vụ Tiên Lãng ngày 10/2
Trong vụ Tiên Lãng, hẳn ai cũng biết câu nói nổi tiếng của G.S Đặng Hùng Võ: “Tôi sẵn sàng đối chất với Tiên Lãng”. Tiếc rằng Ban lãnh đạo TP Hải Phòng không tạo điều kiện mời G.S về Tiên Lãng để G.S “đối chất” như ông mong muốn. Khi phát ngôn, GS không hề biết rằng ông Đoàn Văn Vươn có hộ khẩu thường trú ở xã Bắc Hưng và đã được giao ruộng 64 ở đây. Đến nay, cũng như ở các địa phương trong cả nước, ruộng 64 của ông Vươn tại xã Bắc Hưng chưa hề bị thu hồi.  Vì thiếu thông tin này nên G.S  Võ luôn luôn nhầm lẫn khi cho rằng 40,3 ha đầm của ông Vươn ở xã Vinh Quang là đất nông nghiệp được giao ổn định lâu dài (20 năm) theo Nghị định 64/1993.
Điều 14 Luật Đất đai 2003 quy định căn cứ đầu tiên để xác định loại đất là hiện trạng sử dụng đất. Vì không về Tiên Lãng nên G.S Đặng Hùng Võ không hề biết rằng tại thời điểm 1992- 1994 khu vực Nam Cống Rộc xã Vinh Quang còn là vùng nước mênh mông. Thành phố Hải Phòng phải đầu tư không biết bao nhiêu tiền của khi triển khai thực hiện Dự án Vinh Quang II, Dự án Đầu tư khai thác vùng bãi bồi ven biển, phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng. Cùng với nhà nước, bản thân ông Vươn cũng đã phải đầu tư khá nhiều tiền của, mồ hôi, công sức. Sau 6- 7 năm trời, khu vực này mới trở thành khu nuôi trồng thủy sản ổn định với hệ thống đường công vụ, đê chắn sóng, rừng ngập mặn bảo vệ đê. Vì không có thực tế nên G.S Võ luôn nhầm lẫn, rằng khi ông Vươn cầm quyết định giao đất ghi mục đích “để nuôi trồng thủy sản” trong tay thì khu vực này từ đất hoang chưa sử dụng ngay lập tức biến thành đất nông nghiệp. Ai nói khác ý G.S là ông mắng “nói linh tinh, lăng nhăng”!
Phần IV - Trong rừng văn bản nhưng lại thiếu văn bản về bãi bồi
- Thừa vẫn thừa
Để tăng tính đanh thép trong những lời kết tội lãnh đạo Tiên Lãng, trên báo VnMedia ngày 7/2 G.S Đặng Hùng Võ nói:
Có thể pháp luật đất đai trong giai đoạn xa xưa nào đó còn viết chưa thật rõ hoặc chưa điều chỉnh hết các tình huống. Các tiêu chí xử lý cũng thiếu cụ thể. Khi xây dựng Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181, chúng tôi cố gắng khắc phục cao nhất những kiểu diễn luật thiếu mạch lạc, các quy định cố gắng rất cụ thể. Theo hệ thống pháp luật đất đai hiện hành, không thể hiểu khác đối với cái sai của Quyết định thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất.
Thế nhưng, tại Kết luận ngày 10/2, Thủ tướng lại đưa ra nhận định ngược lại: “Những năm qua, chính sách pháp luật về đất đai có rất nhiều thay đổi. Từ năm 1987 đến nay, Luật Đất đai đã được ban hành mới 3 lần (1987, 1993, 2003) và sửa đổi 2 lần (1998, 2001). Hàng trăm văn bản dưới luật cũng được ban hành, sửa đổi nhưng vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn.” “Hàng trăm”, cụ thể là bao nhiêu, chắc không ai có thể thống kê chính xác được. Nhà báo Đào Tuấn cho rằng con số này là 400. Ngay từ năm 2008, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra một con số thống kê cho biết, cứ 1 trang Luật Đất đai thì phải “cõng” tới 19,5 trang văn bản hướng dẫn thi hành! Ai chịu trách nhiệm chính trong việc làm ra cái hệ thống pháp luật về đất đai rối rắm, trùng chéo, mâu thuẫn như Thủ tướng kết luận nếu không phải là Bộ TN-MT, trong đó có phần rất lớn của chính GS Đặng Hùng Võ?
Chỉ tính riêng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ chế chính sách "bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” khi Nhà nước thu hồi đất, trong Luật Đất đai đã có 7 điều - từ điều 38 đến điều 44, (trong tổng số 146 điều thuộc 7 Chương Luật Đất đai). Để hướng dẫn thực hiện các quy định tại 7 điều này, từ 2004 đến nay Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành 5 Nghị định hướng dẫn với vô số nhóm vấn đề, (từ phạm vi điều chỉnh khung chính sách tới hàng trăm điều quy định các nguyên tắc bồi thường hỗ trợ...).

Đó là Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29-10-2004 về thi hành Luật Đất đai có 16 chương 186 điều; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3-12-2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có 7 chương 51 điều; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, có 7 điều; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, giải quyết khiếu nại về đất đai, có 68 điều; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, có 41 điều, trong đó có 14 điều sửa đổi, bổ sung...
Từ sau ngày ban hành Luật Đất đai năm 2003 Chính phủ có quá nhiều Nghị định quy định việc thi hành Luật Đất đai nhưng cũng có nhiều quy định đã bị bãi bỏ. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27-1-2006 của Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ nhiều điều quy định trong Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và sửa đổi một số Nghị định khác làm cho người thực hiện không biết đâu mà lần.

Có lẽ trong lịch sử lập pháp lập quy Việt Nam chưa ở đâu có sự cẩu thả, tùy tiện như ở Bộ TN-MT. Văn bản mới nhất và có giá trị thực thi cao nhất trong việc thu hồi đất là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ngày 13/8/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 69 thì đến ngày 23/10/2009 Bộ trưởng Bộ TN-MT có văn bản đính chính số 181/ĐC-CP đính chính Nghị định số 69/2009. Nghị định 69/2009 có 41 điều thì có sai sót ở 8 điều cùng hàng chục khoản phải đính chính sửa đổi! Quan trọng hơn nữa, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị định là loại văn bản quy phạm pháp luật của tập thể chính phủ chứ không phải của cá nhân thủ tướng. Tức là dự thảo nghị định phải được tập thể các thành viên chính phủ thảo luận, biểu quyết. Thủ tướng chỉ là người thay mặt tập thể chính phủ ký ban hành. Ấy vậy mà 1 bộ trưởng lại đi ký 1 văn bản sửa đổi 1 văn bản đã được tập thể chính phủ thảo luận, thông qua, Thủ tướng đã ký ban hành!? Cũng theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì chẳng có loại văn bản nào với tên gọi “Đính chính” như cái Đính chính số 181/ĐC-CP mà Bộ trưởng Bộ TN-MT ký ngày 23/10/2009!

- Nhưng thiếu vẫn thiếu
Trong cả rừng văn bản như vậy nhưng rất tiếc, lại thiếu 1 văn bản quan trọng về đất bãi bồi ven biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, hàng trăm ngàn km dọc các bờ sông, quanh hồ, đầm, từ Bắc chí Nam nên diện tích đất bãi bồi rất lớn.
Luật Đất đai 1993 có Điều 50 với vẻn vẹn 14 chữ: “Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định.” Với quy định này bắt buộc phải hiểu rằng vì tính chất đặc thù, chưa ổn định nên đất bãi bồi phải chịu sự điều chỉnh riêng biệt của Chính phủ chứ không theo quy định chung của Luật Đất đai 1993. Thế nhưng, từ đó đến nay, Chính phủ chưa có văn bản nào cụ thể hóa Điều 50 Luật Đất đai 1993. Chính phủ chỉ “cài” được 1 khoản trong Điều 5 Nghị định 64/1993 khi ban hành 1 văn bản về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng đất Nông nghiệp: “3. Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển thì hạn mức của hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại đất này vào mục đích sản xuất nông nghiệp”.
GS Đặng Hùng Võ có viện dẫn đến Quyết định 773/1994-TTg ngày 21/12/1994 của Thủ tướng về “Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng” để khẳng định cần áp dụng cho trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn mức hạn điền theo Điều 13 là từ 2 đến 10 ha. Theo chúng tôi, đòi hỏi này của GS Võ khá khiên cưỡng vì ngay tên gọi của Quyết định trên đã thể hiện rằng việc giao đất ở đây chỉ thực hiện theo các dự án trong khuôn khổ một Chương trình quốc gia. Các dự án phải được lập, trình, thẩm định, phê duyệt trước khi đưa ra triển khai. Trên báo Thanh niên ngày 19/2 GS Võ cũng thừa nhận những bất hợp lý nếu áp dụng Quyết định 773/1994 cho trường hợp ông Vươn vì tại Quyết định này không hề có chế định thuê đất. (Xem Quyết định 773/1994- Ttg ở đây:http://googletienlang.blogspot.com/p/thu-vien-phap-luat.html) Ngoài ra, như chúng ta đã rõ, quyền lợi của người sử dụng đất khác nhau một trời một vực nếu như đất sử dụng là đất được GIAO hay là đất THUÊ. Thế nhưng, cùng với 1 câu hỏi nếu bây giờ sửa sai thì ông Vươn sẽ được GIAO bao nhiêu, THUÊ bao nhiêu, mỗi lúc GS nói mỗi khác. Trên báo Tuổi trẻ TP HCM ngày 11/2, GS Võ nói:

Việc sửa chữa những cái sai của cơ quan chức năng bây giờ là muộn. Tuy nhiên, tôi nghĩ công và tội cần nên rạch ròi. Cái gì áp dụng sai thì phải sửa.Nếu theo luật thì huyện Tiên Lãng phải quyết định lại việc giao đất đối với ông Vươn kéo dài thời hạn đúng 20 năm, nhưng diện tích giao đất chỉ tối đa 2ha, còn lại là chuyển sang cho thuê.

Nhưng chỉ 2 hôm sau, ngày 13/1 trên vnexpress GS Võ lại cho rằng:

Vấn đề của ông Đoàn Văn Vươn theo tôi giải quyết đơn giản. Đất giao năm 1993 thì đến 2013 hết hạn, đất giao năm 1997 thì tới 2017 hết hạn. Còn về hạn mức diện tích, nếu đất giao vượt hạn mức quy định của Chính phủ, chốt diện tích 10ha của dân không phải nộp nghĩa vụ tài chính, và diện tích còn lại về nguyên tắc phải chuyển sang thuê đất.

Cuối cùng, trên báo Thanh niên ngày 19/2, GS Võ khẳng định, toàn bộ diện tích nay phải chuyển hết sang cho THUÊ chứ ông Vươn không được GIAO:

Khi QĐ 447 là đúng, thì hết thời hạn giao đất ghi trên QĐ phải chuyển sang chế độ cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm được quy định tại điều 80 (đất bãi bồi ven sông, ven biển) của luật Đất đai 2003. Tức là nay phải làm thủ tục chuyển sang thuê đất

Chỉ một khái niệm “đất bãi bồi” thôi mà mỗi năm có hàng trăm vụ khiếu kiện liên quan đến những tranh chấp trên loại đất này. Ở cơ quan tố tụng cấp cao nhất đất nước, “đất bãi bồi” của ông Lê Đình Thảo đã gây tranh cãi căng thẳng giữa VKSND Tối cao với TAND Tối cao, cả 2 lần kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao đều bị TAND Tối cao bác bỏ.
Đất bãi bồi được đưa vào Luật Đất đai 2003, tại Chương 3, mục đất nông nghiệp. Theo điều 80 của Luật này, đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển. Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất này hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
Thế nhưng Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn chưa có định nghĩa, hướng dẫn cụ thể về đặc điểm loại hình, chức năng quản lý đất bãi bồi một cách rõ ràng, nên đã gây nhiều tranh cãi và thực tế phát sinh nhiều hệ lụy, tranh chấp, khiếu kiện…

Đất bãi bồi có đến trên 80% là đất hoang hóa, đất mới do phù sa bồi lấp nên.Cùng với sự bồi lắng tự nhiên, phải có sức người quai đê lấn biển, trồng rừng chắn sóng mới có thể biến đất hoang hóa thành đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản. Công việc này đòi hỏi cả 1 quá trình gian nan vất vả. Từ đất hoang hóa, khi đã trở thành đất nông nghiệp thì địa vị pháp lý của đất phải được thay đổi. Trong luật pháp cần có những điều khoản quy định rõ trình tự, thủ tục, các điều kiện ghi nhận sự chuyển đổi từ đất hoang, chưa sử dụng sang đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản đối với riêng loại đất mới bồi ven biển cùng địa vị pháp lý của chúng sau khi chuyển đổi.
Bộ TN&MT mới đây có Công văn số 371 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển, yêu cầu báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý về Bộ TN&MT trước ngày 29-2-2012 để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3-2012.

Phần V - Giáo sư Đặng Hùng Võ nên xin lỗi Hải Phòng

Đương nhiên, Thủ tướng đã kết luận rõ ràng: Hành vi ra quyết định cưỡng chế, tổ chức thực hiện cưỡng chế, đặc biệt là cưỡng chế sai địa điểm, phá nhà trông đầm... có dấu hiệu hình sự. Người ra quyết định, người thực hiện sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng việc nào ra việc đó. Khi ra quyết định thu hồi chỉ là lỗi nhận thức về pháp luật khác nhau mà thôi chứ không phải cố ý “cướp đất của dân” như GS cùng 1 số cơ quan báo chí đã quy chụp.
Trên cơ sở xem xét thực tế, các bộ ngành đã tham mưu cho Thủ tướng ra kết luận không giống như quan điểm của GS Đặng Hùng Võ. GS cũng đã đồng tình rằng Kết luận của Thủ tướng là đúng pháp luật, rằng với mảnh 21 ha của ông Vươn được giao năm 1993 đến nay đã hết hạn chứ không phải đến năm 2013 như quan điểm của ông. Vậy thì, thiết nghĩ, GS cũng nói rõ ràng vấn đề này để mọi người hiểu. Đồng thời, GS cũng nên xin lỗi Hải Phòng vì sự lỡ lời trong những suy diễn, quy chụp nặng nề trước đây. Xin lỗi không chỉ vì Hải Phòng mà là vì sự ổn định chung trên địa bàn cả nước. Ngoài ra, xin lỗi còn vì chính uy tín của một chuyên gia, một nhà khoa học. Một người như vậy không thể "nói hai lời" mà không có sự lý giải đàng hoàng, công khai.
Nếu GS không nói rõ ràng, công khai vấn đề này thì e rằng những cơ quan chức năng, kể cả ở cấp trung ương chịu trách nhiệm xử lý vụ Tiên Lãng sẽ tiếp tục gặp khó khăn. GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, một trong những tác giả quan trọng của Dự thảo Luật Đất đai hiện hành. Do vậy, thật dễ hiểu khi thấy ảnh hưởng của GS lên công luận là vô cùng lớn. Nhiều cán bộ cao cấp, nhiều chuyên gia pháp luật khả kính, nhiều cơ quan báo chí khi bàn về vụ Tiên Lãng hoàn toàn yên tâm, không cần tìm hiểu thêm vì đã có những ý kiến, nhận định, kết luận đanh thép của một chuyên gia hàng đầu về pháp luật đất đai. Sau khi Thủ tướng kết luận, GS Đặng Hùng Võ đã thay đổi quan điểm 180 độ nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra. Bởi những phát biểu vô cùng mạnh mẽ, vô cùng ấn tượng ngày nào của GS đã đóng đinh vào công luận... 



Phần VI - Kiến nghị lời giải bài toán  Tiên Lãng

Tại Kết luận ngày 10/2, Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng “làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai”. Hiện nay Hải Phòng đang nóng lòng chờ hướng dẫn bằng văn bản của Bộ TN-MT.
Ở Tiên Lãng, ngoài trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn còn có trên 30 trường hợp khác cũng đã hết hạn sử dụng theo quyết định giao; cũng đã có quyết định thu hồi của huyện nhưng các ông chủ đầm cũng vẫn chưa chịu trả. Cũng đã có 1 trường hợp của ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng đã qua cấp xét xử cao nhất bằng 1 bản án giám đốc thẩm của HĐTP TAND Tối cao từ năm 2007 với sự công nhận quyết định thu hồi đất của UBND huyện khi hết thời hạn giao (12 năm). Và do vậy, năm 2008 UBND huyện đã cưỡng chế thu hồi. Vậy cần “làm thủ tục” thế nào cho trường hợp của ông Vươn cũng cần đặt trong bối cảnh chung như các chủ đầm khác.

Thực tế, theo quy định của Luật thuế, UBND huyện Tiên Lãng đã không thu thuế từ ông Vươn trong 7 năm, từ 1993 đến năm 2000. Thời gian này là thời gian đang diễn ra quá trình quai đê lấn biển, trồng rừng chắn sóng. Từ năm 2001 khu đầm này đã hình thành khu nuôi trồng thủy sản ổn định, nó đã trở thành đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản. Nếu như khi còn hoang hóa, khi diễn ra quá trình quai đê lấn biển, cải tạo đất khu đất này còn chịu sự điều chỉnh theo các quy định riêng của địa phương thì từ năm 2001, khi đã trở thành đất nông nghiệp, nó phải chịu sự điều chỉnh chung của các điều luật về đất nông nghiệp. Tức là nó phải chịu sự khống chế về hạn điền với đất nông nghiệp. Ông Vươn đã được giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/1993 ở xã Bắc Hưng. Theo khoản 4 Điều 70 Luật Đất đai 2003 thì: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm héc ta.

Do vậy, tôi đề xuất phương án giao ổn định lâu dài cho ông Vươn 5 ha trừ đi phần diện tích đất nông nghiệp đã được giao ở xã Bắc Hưng 2900 m2, còn lại bằng 47.100 m2. Số diện tích còn lại cần được coi là đất vượt hạn mức, chuyển sang cho thuê.
Lưu ý, thời hạn sử dụng đất vượt hạn mức theo khoản 2 Điều 67 Luật Đất đai 2003 quy định chỉ có 10 năm: “2. Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó phải chuyển sang thuê đất." Như vậy, quan điểm của GS Đặng Hùng Võ rằng mảnh 19,3 ha được giao năm 1997 phải đến năm 2017 mới hết hạn giao là không có cơ sở. Thời hạn đã hết từ năm 2007. Như vậy, toàn bộ khu này trừ đi phần được giao, số còn lại phải chuyển sang thuê.
NGUYỄN THỊ HOÀI (Tiên Lãng)

-Theo: GS ĐẶNG HÙNG VÕ NÊN XIN LỖI HẢI PHÒNG



-------

Tổng số lượt xem trang