Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

60% Tàu Chiến Mỹ Sẽ Mai Phục Biển Đông


-- VN ‘không muốn Nhật bỏ qua Mỹ’   –   (BBC) Cựu cố vấn cho Tổng thống Barack Obama tiết lộ Việt Nam từng chỉ trích một cựu Thủ tướng Nhật về một đề xuất nhằm giảm vai trò của Mỹ ở châu Á.
Ông Jeff Bader, cựu cố vấn về Đông Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia (2009 - 2011), tiết lộ trong hồi ký giải thích chính sách châu Á của Mỹ dưới thời Obama.
Sách "Obama và sự trỗi dậy của Trung Quốc"chỉ trích mạnh cựu Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyma, nói rằng ngay cả Việt Nam cũng lo ngại về tư tưởng chiến lược của ông này. Trong hồi ký, ông Jeff Bader nói Tòa Bạch Ốc nghĩ sẽ có "ít nhất một vài biến động nhỏ" sau cuộc bầu cử tháng Tám 2009 ở Nhật, nhưng liền sau đó thấy chính sách của ông Hatoyama "thật lo âu". Theo lời ông, tại hội nghị Đông Á tháng 11/2009, ông Hatoyama đã kêu gọi xây dựng một cộng đồng Đông Á không có Hoa Kỳ.

Ông nói một nguyên thủ quốc gia gọi điện thông báo rằng người đứng đầu phái đoàn Việt Nam nói riêng với người này rằng Nhật Bản "đang đe dọa an ninh khu vực bằng đề xuất liều lĩnh".

Việt Nam có vẻ lo ngại đề xuất đó sẽ đưa Trung Quốc vào vị trí trung tâm của khối, mà không có sự cân bằng của Hoa Kỳ.

Bade viết: "Ai cũng nhận ra sự mỉa mai khi chính là Việt Nam hiểu được sự dại dột chiến lược của đề xuất đó, trong khi đồng minh mạnh mẽ nhất của Mỹ trong khu vực lại không hiểu."
.Trung Quốc bác tin mua 48 máy bay Su-35 đv -Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin rằng Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với Moscow để mua 48 máy bay Su-35.--Chính sách nước đôi của Trung Quốc ở Biển Đông vnn -Chính sách của Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển tại biển Đông tương đối nhất quán từ cuối những năm 1970.
Mỹ bổ nhiệm Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình dương
Báo Đất Việt
Theo AP, ngày 9/3, Bộ quốc phòng Mỹ đã bổ nhiệm đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy lực lượng NATO tại Libya trong chiến dịch lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Ông Locklear đảm nhận cương vị mới trong bối ...
Mỹ bổ nhiệm Tư lệnh Châu Á -Thái Bình Dương mớiNgười Lao Động
Quân Ðội Mỹ tại Á Châu-Thái Bình Dương có tư lệnh mớiNgười Việt
Mỹ bổ nhiệm Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình dương (TTXVN).
Mỹ, Nga nhất trí “cài đặt lại” quan hệ song phương (TTXVN).
Hải quân TQ sẽ nhận tàu sân bay Varyag trong năm 2012(Bee/Focustaiwan, China-defense-mashup).


-60% Tàu Chiến Mỹ Sẽ Mai Phục Biển Đông (03/10/2012) TQ cũng đưa mẫu hạm vào Biển Đông, khoan dầu Biển Đông năm nay; Sẽ có 4 triệu việc làm rời bỏ Trung Quốc để dọn vào Phi Luật Tân
WASHINGTON/BEIJING (VB) -- Trong khi thông tấn Ấn Độ Press Trust of India  cho biết chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc dự kiến sẽ ra trấn đóng Biển Đông kể từ ngày 1 tháng 8-2012, bản tin Reuters ghi lời Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Raymond Mabus điều trần hôm Thứ Năm cho biết Mỹ sẽ đưa thêm một hàng không mẫu hạm vào Biển Đông cùng lúc sẽ kết thân thêm quân sự với Úc, Singapore và Phi Luật Tân.

Bản tin báo Ấn Độ ghi lời Phó Tư Lệnh Hải Quân TQ Xu Hongmeng từ báo Thượng Hải Nhật Báo rằng quân ủy TQ dự kiến đưa hàng không mẫu hạm ra Biển Đông năm nay.
Các nhà phân tích tin là mẫu hạm sẽ ra Biển Đông đúng ngày 1 tháng 8, cũng là Ngày Quân Lực TQ, theo báo này, trên đó dự kiến sẽ có 2,000 thủy thủ, và khoảng 30 phi cơ tác chiến và trực thăng.
Báo TQ nói sẽ có chiến đấu cơ loại tối tân J-15 trên mẫu hạm, một mô phỏng theo kiểu chiến đấu cơ SU-33 của Nga.
Khả năng đưa chiến đấu cơ lên mẫu hạm ra Biển Đông sẽ là một đe dọa quân sự mới cho các nước VN và Phi.
Thông tấn Reuters ghi lời Thúứ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter nói trong một hội nghị kỹ nghệ hôm Thứ Năm rằng trong vài năm tới, 60% tàu chiến Mỹ sẽ hiện diện ở Thái Bình Dương, tăng từ 52% hiện nay, trong đó sẽ đưa thêm một  mẫu hạm vào để có 6 mẫu hạm.

Bộ Trưởng Hải Quân Raymond Mabus nói trong hôị nghị sau Carter, rằng Hải Quân Mỹ sẽ đóng thêm tàu chiến.
Ông nói Mỹ sẽ đưa quân lực Mỹ hiện diện ở Châu Á xuyên qua củng cố liên minh và đối tác, gồm cả với Úc Châu, Singapore và Phi Luật Tân.
Carter nói có nhiều chương trình quân sự Hoa Kỳ đã đưa vào khu vực Châu Á, gồm cả các dàn radar, cải tiến khả năng  tác chiến chống tàu ngầm và đưa vào loại chiến đấu cơ tầm xa có khả năng phóng đầu đạn nguyên tử.
Cũng hôm Thứ Năm, Wang Yilin, chủ tịch công ty dầu quốc doanh CNOOC  nói bên lề hội nghị đaạ biểu Quốc Vụ Viện TQ rằng công ty sẽ bắt đầu khoan mỏ khí tự nhiên để khai thác lô có mã số 41/11 ở Biển Đông vào nửa sau của năm 2012.
Đây là lô dầu nước sâu, trong đó CNOOC có 55.5% cổ phần, hợp tác với hãng dầu BP PLC có 20%, và hãng dầu Anadarko Petroleum Corp. có 24.5%.
Bản tin trên tờ Trung Quốc Nhật Báo nói là bên cạnh BP, công ty dầu Hoa Kỳ ConocoPhillips Co. và các hãngd ầu ngoaị quốc khac1 cũng bày tỏ muốn tham dự các dự án khai thác dầu nước sâu với TQ, chủ yếu ở vùng Biển Đông (mà TQ gọi là Biển Hoa Nam).
Wang nói là dàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 có thể hoạt động ở độ sâu 3,000 mét, đã thử nghiệm ở Biển Đông và sẽ sớm hoạt động.
Trong khi đó, Mỹ đưa ra một viễn ảnh mới: dự kiến 4 triệu việc làm từ các hãng ngoaị ở TQ sẽ chuyển sang Phi Luật Tân.
Báo Manila Standard Today dẫn lời Yuwa Hedrick-Wong, cố vấn kinh tế của công ty thẻ tín dụng Hoa Kỳ MasterCard, nói trong một hôä nghị kinh tế ở Makati Shangri-La Hotel rằng Phi Luật Tân có cơ hội ngàn vàng, “Quý vị có cơ hội chỉ một lần trong đời người là sẽ tạo ra 4 triệu việc làm tại Phi trong 5 năm tới.”
Wong  nói lương tối thiểu ở các tỉnh ven biển TQ đã tăng 21% kể từ năm 2010. Trong khi lương ngành sản xuất ở Phi chỉ 41% hay thấp hơn phân nửa lương khu vực sản xuất TQ.
Ông nói Phi sẽ chiếm chỉ 1% trong các công ty sản xuất dọn ra khỏi TQ trong 5 năm  tới, sẽ là sẽ tạo ra 4 triệu việc làm mới cho ngành sản xuất Phi Luật Tân.

 - Mỹ sẽ điều 60% tàu chiến tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương (GDVN).  - Tàu sân bay Trung Quốc sẽ được triển khai ở biển Đông (TN).  – Hoa Kỳ – Trung Quốc : Trận đấu của thế kỷ 21   –   (RFI). - Trung Quốc và Mỹ hội đàm các vấn đề châu Á-TBD (TTXVN).   – Gián điệp trên mạng của Trung Quốc, một mối đe dọa cho quân đội Mỹ   –   (RFI).- Chính sách ngoại giao của Trung Quốc có thực sự “láng giềng hòa thuận”? (NCBĐ/Mạng Asean-TQ). - Chính sách nước đôi của Trung Quốc ở Biển Đông (TVN/CNAS). –- Patrick M. Cronin và Robert D. Kaplan, Chiến lược của Mỹ đối với Biển Đông(NCBĐ).  - Mỹ quyết duy trì thế cân bằng tại châu Á (TN).



TQ sẵn sàng đưa tàu sân bay tuần tra Biển Đông (VNN).  Máy bay Trung Quốc bắt đầu 'lên tàu' sân bay- - Tàu sân bay TQ sẽ triển khai ở biển Đông? (ĐV).  -  Trung Quốc triển khai tàu sân bay tuần tra Biển Đông vào tháng 8 tới (DT).  - Lộ ảnh mới cận cảnh tàu sân bay Thi Lang của Hải quân Trung Quốc (GDVN/Xinhua).- Tàu chiến Nhật thăm Hải Phòng (Tin tức).- Nga bồi thường Su-35 cho Việt Nam?  (ĐV).–  Năm 2012: Mỹ tái cơ cấu lực lượng quân sự theo hướng nào? (VOV).
Ấn Độ liệt công ty vũ khí Nga vào sổ đen (ĐV/THX).  - Hình ảnh ‘độc’ về các trận đánh trong sử Việt (ĐV).- Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu: Mỹ muốn, Nga hững hờ (VOV/Ria Novosti).
Hillary: Trung Quốc cần chứng minh mục đích trỗi dậy (VNN/Channel News Asia).-Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thúc giục Trung Quốc thể hiện "các cách cụ thể" rằng, sự trỗi dậy của họ nằm trong lợi ích của thế giới và Bắc Kinh cần gánh vác trách nhiệm lớn hơn.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Trung Quốc, ngày 7/3, Quỹ Richard Nixon, Viện Hòa bình Mỹ và Viện Kissinger nghiên cứu về Trung Quốc phối hợp tổ chức hội thảo về quan hệ Trung - Mỹ.


Trong bài phát biểu tại Viện Hòa bình Mỹ, bà Clinton nhắc lại lời kêu gọi Trung Quốc cần bảo vệ quyền lợi của doanh nhân nước ngoài, điều chỉnh giá trị tiền tệ "không công bằng" và cải tổ hồ sơ nhân quyền.
Ngoại trưởng Mỹ đã thẳng thừng bác bỏ quan niệm ở Bắc Kinh rằng, Mỹ đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc. Bà nhấn mạnh, một Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng hơn cuối cùng chỉ có lợi cho cả hai nước. Tuy nhiên, bà Clinton cũng nói rằng, sự phát triển của Trung Quốc là không thể "có cả hai đường" vừa yêu cầu được cư xử như một nước trỗi dậy trong một số lĩnh vực, lại vừa đóng vai trò một quốc gia đang phát triển để ít gánh đỡ trách nhiệm hơn.
"Thế giới trông đợi ở Trung Quốc một vai trò xứng đáng với vị thế mới của họ và điều đó có thể không còn là sự chọn lựa của bên liên quan trong các vấn đề thế giới", Ngoại trưởng Clinton nói. "Có thể hiểu cộng đồng quốc tế muốn có sự tin tưởng rằng, sức mạnh trỗi dậy của một quốc gia sẽ được sử dụng để mang lại lợi ích cho tất cả".
"Dựa vào những thách thức lịch sử về an ninh và ổn định do các cường quốc đang lên đem lại, họ phải có một nhiệm vụ đặc biệt là thể hiện theo các cách cụ thể rằng, họ đang theo đuổi một con đường xây dựng. Điều này đặc biệt đúng với một quốc gia đã tăng trưởng nhanh chóng như Trung Quốc", Ngoại trưởng Mỹ khẳng định.
Hôm chủ nhật, Trung Quốc tuyên bố ngân sách quốc phòng sẽ tăng lên 100 tỉ USD trong năm 2012, mức gia tăng hai con số mới nhất khiến nhiều quốc gia châu Á lo lắng, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng quả quyết hơn trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Ngoại trưởng Clinton công nhận rằng, Trung Quốc đã thực hiện vai trò lãnh đạo lớn hơn ở một số lĩnh vực bao gồm cả nỗ lực tham gia các hoạt động chống cướp biển Somalia và hướng tới phục hồi toàn cầu sau một cuộc suy thoái kéo dài.
Nhưng bà Clinton nói, Trung Quốc cần trả lời các câu hỏi về chính sách của mình ở những nơi khác, nhất là tình hình ở Syria. "Liệu họ sẽ sử dụng sức mạnh của mình để góp phần chấm dứt tình trạng bạo lực chống lại thường dân ở những nơi như Syria?", Ngoại trưởng Mỹ hỏi. "Liệu họ sẽ giải thích việc tăng cường quân sự và những mục tiêu cuối cùng của các chiến lược, chính sách, chương trình quân sự để trấn an láng giềng, để tránh hiểu lầm và góp phần duy trì an ninh khu vực?".
Trung Quốc cùng với Nga đã phủ quyết hai dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm gây áp lực cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Sau khi bị Mỹ chỉ trích mạnh mẽ, Trung Quốc đã cử đặc phái viên tới Damascus để xúc tiến một kế hoạch chấm dứt bạo lực nhưng vẫn cho phép ông Assad tiếp tục giữ lại quyền lực.
Bà Clinton còn nhắc lại lời kêu gọi Trung Quốc giải quyết những lo ngại kinh tế bao gồm giá trị đồng nhân dân tệ - mà quan chức Mỹ cho là ở mức giá thấp - và cả vấn đề nhân quyền "với những bất đồng kéo dài và sâu sắc". "Chúng tôi tin tưởng rằng tất cả mọi người nên có một hệ thống pháp luật độc lập và sẽ bảo vệ họ khỏi những hành động tùy tiện. Và chúng tôi tin rằng, không chỉ ở Trung Quốc, mà ở khắp mọi nơi, những khác biệt tôn giáo và ngôn ngữ, văn hóa, sẽ đều được tôn trọng", bà nói. "Những cải cách là để hỗ trợ các mục tiêu mang lại cho người dân hưởng lợi nhiều hơn từ sự thành công của quốc gia họ, khiến xã hội ổn định, thịnh vượng và hòa bình hơn".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì phát biểu ở cùng diễn đàn qua liên kết video từ Bắc Kinh, đã kêu gọi Washington "tôn trọng các cam kết" liên quan tới lợi ích cốt lõi của Trung Quốc để "ngăn chặn sự thụt lùi trong quan hệ Mỹ - Trung và đảm bảo cho mối quan hệ ấy phát triển ổn định".
"Trung Quốc cam kết phát triển hòa bình. Chúng tôi hy vọng rằng, Mỹ sẽ nhìn thấy sự phát triển của Trung Quốc theo con đường đúng đắn và khách quan, đồng thời tăng cường các biện pháp để củng cố và gia tăng lòng tin lẫn nhau", ông Dương tuyên bố.
Thái An (theo Channelnewsasia)

Học giả Mỹ bàn về ngoại giao nước lớn tại biển Đông

Đòi hỏi của Tàu ở Biển Đông có chính đáng không? Does China have a legitimate claim? (SCMP 8-3-12)-Trung Quốc: chính sách hai mặt ở biển Đông? -Trung Quốc thúc đẩy du lịch ở Hoàng Sa   –   (BBC).  –– Google ủng hộ yêu sách phi pháp của Trung Quốc? (TN). - Trung Quốc thông qua kế hoạch bảo vệ hải đảo (TN). -Philippines từ chối đề nghị hợp tác phát triển ở Biển Đông với TQ .voaHọc giả Mỹ bàn về ngoại giao nước lớn tại biển Đông (TVN). –  BREAKING VIEWS – When to worry about China’s military triangle (Trust.org /Reuters). - Trung Quốc sẽ ra ‘đòn’ trừng phạt Mỹ nếu xâm phạm lợi ích? (Đất Việt). Ấn Độ bày tỏ quyết tâm hợp tác về dầu khí với Việt Nam   –   (RFI).Nga, Trung Quốc sắp đạt thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 4 tỉ đôla    –   (VOA). - Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chính thức vào biên chế trong năm nay (Gafin/DVT).
Chi tiêu quân sự của châu Á sẽ vượt châu Âu ngay trong năm 2012   –   (RFI). - Chi tiêu quân sự châu Á sẽ vượt châu Âu (TN).

-TƯỚNG LA NGUYÊN: CẦN CÓ TUẦN DUYÊN ĐỂ KIỂM SOÁT BIỂN ĐÔNG

Nguồn: Hoàn Cầu Thời Báo (tựa đề do X-Cafe đặt)
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ- 08.03.2012
Tướng La Nguyên, thành viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và là trung tướng thuộc Học viện Khoa học Quân sự
Chú thích:
Những thách thức hàng hải mà Trung Quốc đang đối diện đang trở nên khó khăn hơn. La Nguyên, một thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và là trung tướng của Học viện Khoa học Quân sự thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thường được xem là một nhân vật diều hâu, đã đề xuất trong hai phiên họp việc thiết lập một lực lượng tuần duyên quốc gia để bảo vệ quyền lợi hàng hải của Trung Quốc tốt hơn. Tại sao ông lại đưa ra đề xuất này? Trung Quốc nên phản ứng ra sao trước những khiêu khích từ các quốc gia láng giềng? Cơ quan Dịch vụ Truyền thông Trung Quốc (CNS) đã trò chuyện với ông La về những vấn đề này.
CNS: Tại sao ông đề xuất việc thiết lập một lực lượng tuần duyên quốc gia?
La Nguyên: Hiện nay tình hiền trên khu vực Nam Hải và Đông Hải đang căng thẳng và phức tạp. Để hội nhập và phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc, tôi đã đề nghị việc thành lập một lực lượng tuần tra biển.
Hiện tại, bên cạnh lực lượng hải quân Trung Quốc, nhiều cơ quan nhà nước khác cũng mang các trách nhiệm thực thi luật lệ hàng hải và bảo vệ quyền lợi của chúng ta, ví dụ như cơ quan Biên phòng của Bộ Công an, Văn phòng Hải dương học thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên, và các trạm cảnh sát biên phòng tại những cấp độ khác nhau, vân vân. Nếu Trung Quốc tổng hợp các lực lượng này lại, nó có thể hoạt động uyển chuyển hơn khi những sự kiện trên biển xảy ra.
Nếu Trung Quốc có một tranh chấp hàng hải với Nhật Bản, người chịu trách nhiệm của phía Trung Quốc là cơ quan quản lý cảng cá, trong khi phía Nhật Bản lại là lực lượng Tuần duyên. Phía Trung Quốc trông có vẻ yếu hơn.
Nhưng nếu Trung Quốc dùng sức mạnh hải quân, sự tranh chấp có thể dễ dàng leo thang lên tầm mức quốc gia mà không ai muốn có. Trung Quốc cần có lực lượng tuần duyên để hỗ trợ hải quân Trung Quốc, cũng như Nhật, Hoa Kỳ và Nga.
CNS: Bộ trưởng Năng lượng Philippine Jose Almendras vào cuối tháng Hai có nói rnằg chính quyền ông sẽ hoàn tất việc xem xét những đề xuất nhằm thực hiện những thăm dò trong 15 khối dầu hoả trên biển Đông, bao gồm những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Tại sao Philippine lại nhất quyết khai thác tài nguyên trên biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc?
La Nguyên: Quyền lợi kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của Philippine. Biển Đông có dồi dào tài nguyên dầu khí cũng như khí phốt pho và hydrate, vốn là nguồn năng lượng lý tưởng ngoài dầu hoả. Chủ nghĩa dân tộc ở Philippine đang phát triển, thúc đẩy chính phủ có thái độ cứng rắn hơn trong những tranh chấp ở biển Đông.
Hoa Kỳ cũng đang chuyển trọng tâm chiến lược của mình vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một trong những điểm hỗ trợ chiến lược của nó là Philippine.
Chúng ta có thể nói rằng ở đâu có rắc rối, ở đó có yếu tố của Hoa Kỳ. Trước đây, những quốc gia liên quan đã đạt được một đồng thuận trong vấn đề biển Đông, đó là giải quyết vấn đề một cách hoà bình. Nhưng khi Hoa Kỳ can thiệp vào, những mâu thuẫn đã leo thang.
Tình hình càng căng thẳng thì Philippine càng cần nhu cầu an ninh từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ có thêm lý do để bảo vệ sự chuyển hướng chiến lược của mình.
CNS: Ông thấy Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao? Liệu Trung Quốc sẽ sử dụng biện pháp cấm vận kinh tế?
La Nguyên: Giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông không chỉ dựa trên những biện pháp quân sự, và Trung Quốc có thể sử dụng nhiều biện pháp khác. Nhưng cam kết của Trung Quốc về phát triển một cách hoà bình không có nghĩa là nó không bao giờ tính đến giải pháp quân sự.
Trung Quốc nên cho Philippine thấy rõ rằng những vấn đề kinh tế không thể tách rời khỏi vấn đề chính trị. Một quốc gia không thể kiếm lợi nhuận bằng cách mua bán với Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc đầu tư, trong khi lại cả gan vi phạm những quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc, bao gồm việc những công ty ngoại quốc đang hợp tác với Philippine để khai thác trên biển Đông. Nếu họ tiếp tục khiêu khích Trung Quốc, họ đáng bị trừng phạt kinh tế.
CNS: Gần đây quần đảo Hoàng Sa cũng là một điểm nóng. Báo chí phương Tây nói rằng Trung Quốc đã sử dụng vũ lực quân sự để ngăn cản các thuyền đánh cá Việt Nam đi vào các khu vực gần quần đảo ngày 22 tháng Hai. Ông nhìn nhận việc này như thế nào?
La Nguyên: Năm 1974, Trung Quốc có đụng độ quân sự với chính quyền Nam Việt Nam lúc ấy tại quần đảo Hoàng Sa. Bắc Việt Nam đã ủng hộ Trung Quốc, tin rằng Trung Quốc đang bảo vệ chủ quyền của nước mình. Giờ đây, vì quyền lợi kinh tế, nhu cầu về tài nguyên, và tinh thần dân tộc, vấn đề Hoàng Sa đã trở thành một vấn đề phức tạp.
Chuyện Trung Quốc dùng quân đội để đánh đuổi thuyền đánh cá Việt Nam chỉ xuất hiện trên truyền thông phương Tây và cần phải kiểm chứng thêm. Nhưng không có gì sai trái trong việc Trung Quốc thực hiện chủ quyền của mình trên biển Đông. Việc Trung Quốc cần sử dụng đến biện pháp nào thì tuỳ thuộc vào điều kiện lúc ấy.
CNS:Ông đánh giá sức mạnh của lực lượng tuần duyên Trung Quốc ra sao trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?
La Nguyên: Việc tuần duyên chủ yếu được dùng để theo dõi những hành động phạm pháp trên biển và giữ vững trật tự hàng hải. Lực lượng tuần tra Trung Quốc đã rất cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ. Kích cỡ hạm đội hải giám của Trung Quốc đang tăng dần, và việc tuần duyên sẽ đóng vai trò lớn hơn trong tương lai. Nhưng nếu Trung Quốc có thể phối hợp tất cả các lực lượng tuần tra với những lực lượng hải giám khác để tạo thành một lực lượng tuần duyên quốc gia, nó sẽ có ảnh hưởng hơn.


-Một số tàu tuần biển của Trung Quốc thuộc các bộ ngành khác nhau hoạt động có vẻ độc lập nên được đặt tên khác nhau như Hải Giám, Ngư Chính, Hải Tuần, v.v... (Hình: Internet)
- - Chi tiêu quân sự châu Á sắp vượt châu Âu (TN). -- Chi tiêu quốc phòng châu Á tăng cao   –   (BBC).- Mỹ “chạy đà” cho “Kỷ nguyên Thái Bình Dương” (ND).- Trung Quốc: chính sách hai mặt ở biển Đông? (TT).
-Tại sao Trung - Mỹ phải đi tới xung đột? - Remarks at the U.S. Institute of Peace China Conference (Bộ NG Mỹ).Huyền thoại về Trung Quốc: The myth of Chinese exceptionalism (FP 7-3-12)

-NV Tướng Trung Quốc kêu gọi tăng cường canh giữ Biển Ðông-BẮC KINH (NV) - Một tướng lãnh diều hâu của Bắc Kinh kêu gọi nhà cầm quyền nước này thành lập lực lượng Cảnh Sát Biển Quốc Gia cũng như tăng cường thêm lính đồn trú tại các đảo đang do họ chiếm đóng trên Biển Ðông.

Bên cạnh đó là khuyến khích ngư dân và các công ty dầu khí bắt đầu các hoạt động khai thác thương mại quanh đó.
Trung Tướng La Nguyên (Luo Yuan) giám đốc điều hành Hội Khoa Học Quân Sự Trung Quốc cho rằng Trung Quốc nên thiết lập một khu hành chánh mới bao gồm gần hết Biển Ðông (mà họ gọi là Nam Hải), khu vực hiện đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Ðài Loan.
Mấy năm trước, Bắc Kinh từng loan báo thành lập thành phố cấp huyện lấy tên là “Tam Sa” bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và quần đảo Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam, đã bị phía Việt Nam phản đối.
Tuy không phải là phát ngôn viên chính thức của quân đội hay chính phủ Bắc Kinh, Tướng La Nguyên vốn nổi tiếng về những lời tuyên bố rất bạo, rất hung hăng trong những năm qua liên quan đến các vấn đề khu vực.
Dù không chính thức, quan điểm của ông ta lại được một số tướng lãnh và những kẻ có đầu óc tham vọng bành trướng ở Trung Quốc tán đồng.
Tuy không phải quan điểm chính thức của nhà cầm quyền như những lời tuyên bố của ông này lại được tờ nhật báo của Giải Phóng Quân Trung Quốc (cơ quan tuyên truyền chính thức của quân đội Trung Quốc) đăng tải ngày 6 tháng 3, 2012 khi ông ta phát biểu ở phiên họp của Hội đồng Tư vấn Chính trị của Nhân dân Trung quốc mà ông ta là thành viên.
Hiện nay, để kiểm soát Biển Ðông, Trung Quốc đã đưa tới đây các chiếc tàu của 6 cơ quan khác nhau như cảnh sát biển (Hải Tuần), kiểm soát nghề cá (Ngư Chính), và Hải Giám, không kể lực lượng lớn tàu chiến, phi cơ, tàu ngầm của hải quân.
Hạm đội Nam Hải đóng tại đảo Hải Nam là lực lượng hải quân hùng hậu nhất của Trung Quốc gồm các chiến hạm lớn nhất, tàu ngầm nguyên tử và một số máy bay tối tân nhất của họ.
Trong hình dung của La Nguyên về một lực lượng tuần biển quốc gia, diễn tả trên báo Giải Phóng Quân Trung Quốc (PLA daily) lực lượng này bao gồm những đơn vị bán quân sự, khác với lực lượng hải quân nhưng vẫn có những nhiệm vụ chồng lấn lên nhau.
Tướng La Nguyên đề nghị ở Hội Nghị Tư Vấn ngày 5 tháng 3, 2012 thì ngày hôm sau, Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì phát biểu bên lề đại hội đảng yêu cầu Hoa Kỳ tôn trọng các “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Bắc Kinh cảm thấy khó chịu khi thấy Hoa Kỳ chú trọng trở lại khu vực Á Châu. Tháng tới, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc sẽ tới tập trận cùng với quân đội Philippines gần với khu vực đang có sự tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc.
Lời tuyên bố của Dương Khiết Trì tiếp nối theo lời tuyên bố của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo loan tin nước này tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 thêm hơn 11%. Một số chuyên viên tin rằng ngân sách quốc phòng Trung Quốc phải gấp đôi con số $100 tỉ đô la mà họ công bố. (TN)
-Theo:-NV Tướng Trung Quốc kêu gọi tăng cường canh giữ Biển Ðông



- [Trung Quốc ] 2012, Trung Quốc ưu tiên thúc đẩy hòa bình (VTV). Khi TQ muốn thắng trong ‘chiến tranh cục bộ’ (VNN). – Dè chừng Trung Quốc, Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản   –   (VOA).  – Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản nhạy cảm trong các vấn đề lịch sử (ĐV). – Do Thái và Biển Đông(VHNA). - Tại sao Trung – Mỹ phải đi tới xung đột? (The Diplomat/ TVN).-Thông tư của cựu TT Nixon: Nên làm bạn thay vì thù với Trung Quốc    –   (VOA).
- Mỹ, Philippines chuẩn bị tập trận chung trên Biển Ðông NV--Philippines và Mỹ tập trận ‘vai kề vai’   –   (BBC).  – Philippines xác nhận tập trận với Mỹ gần nơi có tranh chấp ở Biển Đông    –   (RFI).  – Mỹ, Philippines sẽ tiến hành cuộc tập trận qui mô lớn gần Biển Ðông    –   (VOA).- Google Maps cần gỡ bỏ những thông tin sai lệch về Hoàng Sa (Lê Văn Út).
Ấn Độ - Việt Nam: India keen on expanding oil, gas explorations in Vietnam (Economic Times 7-3-12)
- Nga: Máy bay Sukhoi gặp nạn khi bay thử   –   (BBC).
-----

Tổng số lượt xem trang