- Chính phủ công bố hơn 2200 doanh nghiệp giải thể (VNN).- - Chính phủ công bố có hơn 2200 doanh nghiệp đã làm thủ tục giải thể và hơn 9700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế.
Số liệu trên được thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ chính phủ trưa 1/4 tại Hà Nội. Theo văn phòng chính phủ, Chính phủ nhận định mặc tình hình kinh tế khó khăn nhưng số doanh nghiệp thành lập mới lớn hơn số doanh nghiệp giải thể và đăng ký ngừng hoạt động trong quý I năm nay, số doanh nghiệp mới thành lập trên 15.300 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp đã làm thủ tục giải thể trên 2.200 doanh nghiệp và có trên 9.700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế.
Lý giải nguyên nhân, chính phủ cho rằng sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao, tiêu thụ chậm, tồn kho còn ở mức cao, dẫn đến quy mô sản xuất thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc phá sản, giải thể. Trong khi đó, lãi suất giảm nhưng còn cao, việc tiếp cận vốn khó khăn.
Không ảnh hưởng lao động
Đề cập đến vấn đề này tại họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho hay thông tin báo chí đưa số lượng doanh nghiệp ngừng sản xuất và giải thể cao hơn những năm trước là chính xác.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. Ảnh: Minh Thăng |
"Trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh lập ra các doanh nghiệp mới, đăng ký kinh doanh mới cũng như có các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể là chuyện bình thường. Các doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả nền kinh tế" - Bộ trưởng nói.
Về đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giãn thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ trưởng cho hay Bộ Tài chính từng có đề xuất và Chính phủ đã trình các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giãn và lui thuế cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên qua góp ý từ thực tiễn, biện pháp giãn, hoãn thuế vừa qua mới chủ yếu nhằm vào các doanh nghiệp có lợi nhuận chịu thuế. Còn các doanh nghiệp khó khăn, chưa có lợi nhuận để được giãn thuế cũng cần có các giải pháp về thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Đề xuất của Bộ Kế hoạch trùng với ý kiến của các bộ ngành và doanh nghiệp. Hiện Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất để Chính phủ trình cơ quan thẩm quyền của Quốc hội xem xét quyết định.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho hay thực tiễn có nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn do lãi suất cao nhưng câu chuyện không chỉ dừng ở lãi suất. Các ngân hàng chỉ xem xét, cân nhắc cho vay dựa trên khả năng hoàn vốn trong khi có nhiều doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng không thể trình phương án sử dụng vốn hiệu quả.
Ảnh: Minh Thăng |
Ông cũng nhấn mạnh, việc doanh nghiệp giải thể, ngưng sản xuất phản ánh thực trạng sản xuất khó khăn, nhưng số liệu của Bộ Kế hoạch cũng cho thấy nhiều trong số các doanh nghiệp giải thể là những doanh nghiệp "nhỏ và cực nhỏ". Số doanh nghiệp giải thể này không tạo ảnh hưởng nhiều đến lao động.
Về hướng điều hành, hiện Chính phủ đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thị trường trong nước, đưa hàng hóa dịch vụ về nông thôn.
Về tiền tệ và tín dụng, NHNN đã có nhiều nỗ lực để bình ổn tiền tệ, tín dụng. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất kinh hoạt, phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng, giải quyết thanh khoản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chủ động với lạm phát mục tiêu Trong hai ngày 31/3 và 1/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 3. Đánh giá về tình tình hình kinh tế xã hội ba tháng đầu năm, Chính phủ cho hay giá cả, lạm phát đã có xu hướng giảm dần, bước đầu ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong quý I/20102 đã có xu hướng giảm dần và có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước. So với tháng trước, CPI tháng 3/2012 chỉ tăng 0.16%, so với tháng 12/2011, CPI tháng 3/2012 tăng khoảng 2,55% là mức tăng thấp nhất so với nhiều năm qua. GDP quý I ước tăng 4% - thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm 2012 tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, ước quý I đạt trên 24,4 tỷ USD, tăng 23,6 % so với cùng kỳ năm trước. Trong ba tháng đầu năm cũng đã tạo việc làm cho khoảng 341,4 nghìn người. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay Chính phủ nhận định những kết quả có được khẳng định biện pháp điều hành đang đi đúng hướng. Quản lý vĩ mô đã đạt bước chuyển từ bị động ứng phó lạm phát sang chủ động điều hành theo lạm phát mục tiêu. Mục tiêu quan trọng thời gian tới đó là phấn đấu đạt tăng trưởng cả năm GDP 6% và kiềm chế lạm phát ở một con số như mục tiêu Quốc hội đề ra. "Những tháng còn lại Chính phủ sẽ điều hành chủ động, không để tình trạng giật cục, để đạt hai mục tiêu quan trọng về lạm phát, tăng trưởng" - ông nói. |
-- Một tháng, 5.875 doanh nghiệp thành lập mới (Toquoc). – Giải cứu doanh nghiệp (LĐCT).- Công khai thông tin về tiền tệ và hoạt động ngân hàng (VOV).- Cần 200 nghìn tỷ đồng giải cứu thị trường BĐS (VnMedia).- Khối ngoại đổ gần 1.700 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán trong tháng 3 (Gafin).- Thuế và hệ lụy (NLĐ).Nhiều tập đoàn loay hoay bán vốn (TP).- Doanh nghiệp bất động sản: “Khó nhưng chưa đến mức phá sản” (VnEconomy).
- NHNN chưa có kế hoạch giãn nợ cho doanh nghiệp (NĐT).- Gỡ bỏ hay tiếp tục ấn định trần lãi suất huy động? (ĐĐK).
-- - Từ những kho hàng Trung Quốc tại TP.HCM: Lo doanh nghiệp Việt ngày càng yếu thế (SGTT).- Trung Nguyên mở ‘căn cứ’ ở Bắc Giang, tấn công thị trường Trung Quốc (ĐV). - Xuất khẩu gạo, ‘ẩn số’ Trung Quốc (ĐV).- Chuyện lạ lúa gạo: Xuất khẩu giá cao, trong nước lao dốc (TBKTSG).- Trung Quốc tăng cường nhập gạo Việt Nam: DN xuất khẩu cẩn trọng! (Hải Quan).- Rau quả khó vào châu Âu (NLĐ). –- Nông sản cho “trái đắng” & bài toán quy hoạch: Quy hoạch trái cây: Chỉ còn chờ ý kiến của Bộ (NNVN). - Cánh đồng mẫu lớn ở ĐBSCL: Khó tìm đầu ra (DV).- Câu chuyện lãi suất và 5 gánh nặng đè vai (NĐT).
- 5 gánh nặng đè vai lãi suất (VnEconomy).- Băn khoăn chuyện trăm đô – trăm tỉ đồng (TBKTSG).
- Hướng tới mục tiêu thương mại Việt–Trung đạt 60 tỷ USD (VOV). - Nhân ngày Truyền thống nghề cá 1/4: Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển (VOV).
- Doanh nghiệp cà phê gặp khó: Tích trữ và cạnh tranh manh mún! (VOV).- Nguyễn Ngọc Già – Cứu bất động sản hay cứu ai? (phần 1) – (Dân Luận). - Nhà nước mua lại nhà ế: Quà dành cho ai? (VEF).- Bài toán vốn cho bất động sản: Khó nhưng vẫn giải được (VnEconomy).– Phương Ngọc: Tìm hiều về ‘nền kinh tế kế hoạch tập trung’ (TC Phía Trước).-Can thiệp -(TBKTSG) - (NVP)- Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể đã lên đến con số hàng chục ngàn cho nên chắc chắn trong thời gian tới chúng ta sẽ nghe thêm nhiều trường hợp công ty này, công ty nọ sắp phá sản. Một thái độ đúng đắn trong bối cảnh đó là gì?
Đầu tiên, cần nhớ một doanh nghiệp, dù sức khỏe tài chính có bình thường đến đâu, cũng có thể rơi vào tình trạng phá sản nếu phải đối diện với nhiều tin đồn tai hại, chủ nợ hoảng hốt đến đòi nợ hàng loạt. Tất cả phụ thuộc vào dòng tiền và khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
Vì thế, một môi trường kinh doanh trong đó, chữ tín bị nghi ngờ, tin đồn, tin sai lệch tràn lan sẽ trói tay doanh nghiệp, triệt tiêu khả năng quản lý dòng tiền của họ. Điều mong mỏi của nhiều doanh nghiệp, qua trò chuyện, là thái độ “chuyện gì ra chuyện đó”, “ai làm người ấy chịu” chứ không thể vơ đũa cả nắm, coi tất cả đều có vấn đề như hiện nay. Ngược lại, thái độ minh bạch, không lãng tránh của doanh nghiệp bị cho là đang rơi vào khó khăn sẽ thuyết phục thị trường tốt hơn hẳn các chiêu thức hào nhoáng bên ngoài.Điều tích cực nổi lên có lẽ là không còn ai mặn mà với chuyện dùng xe siêu sang, xe đắt tiền làm công cụ xây dựng tên tuổi như trước nữa. Trước đó, có lẽ chiêu thức chạy xe sang để lòe mắt thiên hạ cũng có tác dụng nên mới có nhiều người bị lôi vào vòng nợ nần. Dù sao đây cũng là quá trình để mọi người dần dà nhận ra đâu là những tiêu chí tin cậy để dựa vào trước khi ký kết làm ăn với một ai đó: không phải là nhà cửa hay xe cộ mà là bảng cân đối kế toán rõ ràng, minh bạch.
Thứ nữa, chuyện chính quyền các cấp can thiệp vào một doanh nghiệp có nguy cơ phá sản vừa có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tính tích cực là một sự can thiệp như thế sẽ giúp làm rõ tình hình, đem lại sự minh bạch ai cũng đòi hỏi. Nhờ tình hình rõ ràng, có thể mọi người sẽ yên tâm hơn, dòng tiền của doanh nghiệp chu chuyển bình thường hơn và khả năng phục hồi, ra khỏi khó khăn của doanh nghiệp là cao hơn. Vai trò của chính quyền cũng mang tính cần thiết nếu doanh nghiệp có hàng ngàn công nhân hay các khoản phải trả của doanh nghiệp liên quan đến hàng ngàn người. Tâm lý số đông khó lòng lường trước; nên sự hiện diện của các cấp có thẩm quyền dù sao cũng đem lại sự yên tâm cho nhiều người.
Tuy nhiên, tính tiêu cực đằng sau sự can thiệp như thế cũng rất lớn. Dễ thấy nhất là không một cấp chính quyền nào đủ lực, đủ người để can thiệp vào mọi trường hợp sắp phá sản hay rơi vào tình huống mất khả năng trả nợ. Chúng ta cũng đã mất cả chục năm trời sau mở cửa để xóa bỏ thói quen “hình sự hóa” các quan hệ dân sự; một khi chính quyền nhảy vào can thiệp, vụ việc dễ bị hình sự hóa hay ít nhất cũng bị “hành chính hóa”. Sự can thiệp của chính quyền dễ dẫn đến sự ỉ lại của những người trong cuộc; mọi giao dịch cứ tiến hành bất kể rủi ro, không lượng giá rủi ro bởi họ cứ tin chắc sẽ có sự can thiệp của nhà nước mỗi khi có chuyện. Nên nhớ khá nhiều trường hợp nợ nần là do các bên tham gia giao dịch bị lóa mắt vì kỳ vọng lãi cao, nay phải để họ chịu một phần trách nhiệm cho quyết định của họ.
Con đường giải quyết bằng tòa án là con đường tốt nhất bởi luật pháp đã dự liệu những tình huống như thế. Vấn đề là xây dựng và giám sát sao cho hệ thống tư pháp đủ năng lực đảm trách vai trò phán xử công minh, có trách nhiệm, đủ hiểu biết.
-- Doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất giảm thêm (Tin tức). – Hạ lãi suất, giảm thuế để cứu doanh nghiệp (PLTP). - Lãi suất ở mức 6% – 8%/năm, DN sẽ “bật dậy”? (PLVN).- Hàng loạt doanh nghiệp co cụm, phá sản: Kỳ 1: Nợ dây chuyền (TT). - Mệt mỏi vì “gánh nợ” (NLĐ).- DN không dám hứa, đại gia không dám “nổ” (VEF). - Nói và làm: Vui một nửa thôi (VEF). - “Bắt bệnh” kinh niên của nhà thầu(TQ).- Bí vốn kéo dài: DN từ nín thở đến tắt thở (VEF).
- Sẽ áp tiền phạt cao nếu doanh nghiệp chậm nộp thuế? (NLĐ). -Vụ xử Vinashin sẽ không trấn an được giới đầu tư -- Việt Nam với giải pháp ‘Giấu bụi dưới thảm’ (VEF).-- Danh sách đen và sự minh bạch (VEF).- Sai phạm hơn 11 tỉ đồng tại Bệnh viện Trần Văn Thời (TN).- Không để “dưỡng liêm” thành đặc quyền, đặc lợi (PLTP).- -Vì sao bà Diệu Hiền vỡ nợ?- NLĐ
-GS Chu Hảo: Ngành thiên văn ở VN đang bị coi thường -"Rất tiếc phải nói rằng, qua mỗi một năm tôi lại thấy nền khoa học của nước nhà đi xuống..-- Cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp Việt Nam và những việc cần làm (Tầm nhìn/KTTĐ).- Xây dựng thương hiệu quốc gia: Không thể bĩa ra giá trị mới (TTCT).
- Vì sao vàng Bảo Tín rẻ hơn SJC tới 1 triệu ? (VnMedia).
- Chính phủ tham vấn về chính sách kinh tế vĩ mô (NLĐ).- Việt Nam: Lạm phát giảm xuống còn khoảng 14% – (RFI). - Lạm phát “đẹp” bất ngờ (NLĐ). - Giảm lãi suất, cần nhưng chưa đủ (VNN). - Giải quyết bất cập, giảm lãi suất sẽ thiết thực hơn! (TBKTSG).- Hiệu ứng thắt chặt cho vay: Ngoại tệ liên tục tăng (TTXVN).- Nhà đầu tư bỏ vàng theo chứng khoán? (VEF).- Loay hoay cứu nhà đất (NLĐ).
- Thanh Hóa: Cười từ mía khóc cũng từ mía (Tầm nhìn).- Chuyên gia Phạm Chi Lan: Có tiền cũng không đi nhà hàng (Bee).- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Thu nhập 6 triệu đã phải nộp thuế thì “oải” quá (ĐĐK).- Tăng giá điện sẽ thách thức chỉ tiêu lạm phát (VnMedia).
- Tuần tới, vàng sẽ tăng trở lại? (VnMedia).- Thêm phí, taxi lại “dọa” tiếp tục tăng giá cước (VTC).- ‘Bùng nổ’ nhiều chiêu kinh doanh nhà đất mới (ĐV). - Ngụy biện trong thu phí đường bộ (Hồ Trung Tú). – Còng lưng cõng phí giao thông: Dân đóng không nổi (PLTP).-."Trong thảm, ngoài nảnNhiều người có ôtô lo không thể gánh nổi những mức phí bị coi là quá cao với thu nhập.
-..Nguyên nhân bất ổnVEPR đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay..- Vàng có tăng giá để đầu tư tuần này? (VTC). - Vàng được kỳ vọng tìm lại đà tăng (DT). - Tuần tăng giá đầu tiên của vàng trong 1 tháng qua (TTXVN). - Tái diễn thu đổi USD ở tiệm vàng (PLTP).- Giá xăng các nước chênh lệch lớn (TN).- Tháng 4, giá xăng sẽ “ngấm” vào lạm phát (PLTP). - Du lịch miền Trung phải liên kết hơn nữa (PLTP).- Công nghệ sau thu hoạch lúa: Nông dân đi trước, Nhà nước đi sau (ĐV).- Israel muốn hợp tác nông nghiệp với các tỉnh thành phía Nam (TBKTSG).- Khốc liệt thị trường cà phê (TN).
- Phát triển nhãn hiệu tập thể “Nước mắm Phú Yên” (ĐV).- ‘Ông lớn’ cà phê Buôn Ma Thuột nợ khó đòi hàng nghìn tỷ (VNE).- Lợi bất cập hại khi tăng diện tích trồng hồ tiêu ồ ạt (TTXVN).- Giá dầu tăng cao có thể đẩy kinh tế suy thoái trở lại (TTXVN).- Đã ký hợp đồng xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo (NNVN). - Trên Thái, dưới Ấn, gạo Việt về đâu? (KTNT).- - Hàng xách tay: Thiên đường hàng… quá date? (ANTĐ).- Thái Lan, Việt Nam: “thiên đường” xe sang? (TT).
-Korea and Vietnam: win-win growth partners (Korea Times 25-3-12) -- Bài của đại sứ Việt Nam ở Hàn Quốc (ông này có làm việc!)- Nguyên nhân kinh tế của chiến tranh (VHNA). - Giới đầu tư nước ngoài tăng sở hữu trái phiếu chính phủ Nhật Bản (Gafin).- NHỮNG RẠN NỨT CỦA KHỐI CÁC QUỐC GIA BRICS — (BS Hồ Hải).- Bong bóng kinh tế Trung Quốc sẽ vỡ như tại Nhật Bản? (DVT).-Sức dân đang bị thử thách
TT - Xăng dầu lên giá, giá một loạt hàng hóa, dịch vụ tăng theo. Giá gas liên tục tăng, hàng loạt dịch vụ y tế tăng 5-20 lần... Chính phủ lại thêm nghị định thu phí bảo trì đường bộ với mức phí không thấp.
--Việt Nam lọt top 50 môi trường kinh doanh tốt nhất của Bloomberg -Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia Đông Nam Á lọt nhóm 50 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới của Bloomberg..
- Việt Nam quá tham vọng trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô? (Petrotimes). - Vì sao bất ổn vĩ mô của Việt Nam kéo dài?(Cafef/TTVN).
-- Kiến nghị tới 2013 mới thu quỹ bảo trì đường bộ (SGTT). - Thuế, phí ôtô và chuyện được – mất (VnEconomy). - Sức dân đang bị thử thách (TT). - Bổ sung các đối tượng được miễn chịu phí lưu hành (DT). - “Loạn” phí giao thông, vì sao? – Kỳ 2: 3 cái sai của… trạm thu phí (TT). - Sẽ bỏ hàng loạt trạm thu phí cầu, đường? (VnEconomy).- Thu phí bảo trì đường bộ ngay sẽ khó cho DN (VNN).- Phó chủ tịch uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia: “Phí hạn chế phương tiện cá nhân đáng ra phải thu từ 10 năm trước”! (SGTT). - Phí bảo trì đường rẻ hơn tiền mua thỏi son (TP). -Đề xuất thu phí lưu hành phương tiện tăng 5% mỗi năm (SGTT). - ‘Không sớm thu phí, Hà Nội sẽ không còn chỗ để xe’ (VNE)..- Nghe chuyên gia Pháp tư vấn quy hoạch Hà Nội (VNN).- Phạt mạnh để “răn đe” vi phạm giao thông (VNN).
Đã có bao nhiêu doanh nghiệp giải thể?
Thời gian qua, nhiều báo, nhiều bài viết trích dẫn báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để nói rằng số lượng doanh nghiệp giải thể năm 2011 lên đến 79.014 doanh nghiệp.
Nói như vậy là không chính xác (theo báo cáo). Bởi báo cáo ghi rõ (và người viết đã kiểm tra với bên VCCI): “Tính cả năm 2011, số doanh nghiệp giải thể dừng ở con số 7.611 doanh nghiệp”.
Con số 79.014 doanh nghiệp giải thể là tính từ trước cho đến cuối năm 2011 (tức cộng dồn nhiều năm lại).
Theo giải thích của VCCI, có 6 khái niệm chỉ trạng thái tồn tại của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đăng ký thành lập: tính đến cuối năm 2011 là 622.977 doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp giải thể: Tức có đến đăng ký giải thể. Tính từ trước cho đến cuối năm 2011 là 79.014 doanh nghiệp; riêng năm 2011 là 7.611 doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động: Tức có đến đăng ký tạm ngưng hoạt động. Nhiều hơn số doanh nghiệp giải thể. Không có số liệu cho cả năm 2011 (9 tháng đầu năm 2011 là 11.421 doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký giải thể: Tức đối chiếu số liệu với bên thuế. Nhiều hơn số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhiều lần. Không có số liệu cho cả năm 2011 (9 tháng đầu năm 2011 là 31.477).- Doanh nghiệp tồn tại về mặt pháp lý: Tính đến cuối năm 2011 là 543.963 doanh nghiệp. Lấy số đăng ký thành lập trừ số đăng ký giải thể.
- Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động: Lấy số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế, chỉ khoảng trên 290.000 doanh nghiệp.
Như vậy con số doanh nghiệp giải thể cũng không nói lên được gì nhiều. Phải lấy con số doanh nghiệp dừng nộp thuế (vì bên thuế kiểm soát con số này chặt chẽ hơn nhiều) để hình dung tình cảnh khó khăn của doanh nghiệp hiện nay.
- Lạm phát kỳ vọng, bài toán nan giải? (TBKTSG). - Tăng trưởng bằng tài nguyên khoáng sản là sai lầm (TBKTSG).
- Khung pháp lý cho hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước (Tầm nhìn). - Tập đoàn kinh tế cần gì – Khi tái cấu trúc(Tầm nhìn/KTĐT). - Tập Đoàn kinh tế đứng trước những cơn gió mạnh (Tầm nhìn/KTĐT). - Lợi ích của nền kinh tế phải là trên hết (TBKTSG).
- Chính thức siết trạng thái ngoại tệ các ngân hàng (VnEconomy). - Co trạng thái, tỷ giá USD/VND biến động(VnEconomy).- Sáp nhập để tìm vị thế cao hơn (SGTT).- Lãi suất liên ngân hàng lại dậy sóng? (LĐ). - Ngân hàng đua huy động vốn theo ngày (VNE). - Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn lãi suất thấp (VOV).- Ngân hàng mua vàng dưới giá niêm yết (TT). - Vàng tiếp tục giảm sâu về mốc 43 triệu (VEF).
- Dự kiến sáp nhập Mobifone: Đủ sức cạnh tranh quốc tế? (DV). - Dự tính sáp nhập Vinaphone, Mobifone và mối lo độc quyền (SGTT). - Sáp nhập Vinaphone-MobiFone: Lợi & hại (TP).- Lời giải nào cho bài toán VinaPhone-MobiFone? (VNN).- Nhìn từ đại hội cổ đông Vạn Phát Hưng: Co cụm kinh doanh, bán dự án để tồn tại (SGTT).
-Việt Nam sẽ siết chặt quản lý thuê bao di động.voanews..
- Tạm trữ lúa gạo: Giá vẫn “đong đưa” ở mức thấp (TBKTSG).- Chống buôn lậu: “Làm mãi thế này chúng ta sẽ thua!” ((TTXVN).
- Đại hội cổ đông thành sàn mua bán DN (VEF).- Tàu biển “đói” đơn hàng (NLĐ).
- Thị trường bất động sản do luật pháp tạo nên (SGTT). - Kiến nghị giải cứu thị trường bất động sản (TN). - Doanh nghiệp đang… sắp không chịu nổi! (LĐ). - Từ quý 3 – 2012: Nhà nước có thể mua lại bất động sản (TP). - Đóng 1% lương để mua nhà (TN).- “Choáng” với giá sắn (NNVN).
-Vietnam’s technology pioneers (FT 20-3-12)Việt Nam là nơi lý tưởng để hưởng tuổi hưu - Việt Nam sẽ siết chặt quản lý thuê bao di động – (VOA).
- Tư liệu: Thư TS Phùng Liên Đoàn gửi Đại sứ Việt Nam tại Mỹ năm 2010 nói về một phương án điện hạt nhân ở Việt Nam(BoxitVN).Nước chảy như suối qua vết nứt đập thủy điện (VnEx 20-3-12) -- Nghĩ đến nhà máy điện hạt nhân mà những người này sắp xây mà rùng mình!"Chưa thấy công trình nào như thuỷ điện Sông Tranh 2" (Bee.net 20-3-12)
-:- “Đuối lý” việc phân vốn chương trình mục tiêu quốc gia 2012 .(Dân trí) - Buổi làm việc chiều 20/3, UB Thường vụ QH cho ý kiến về phương án phân bổ vốn ngân sách TƯ cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012. Phương án đề xuất của Chính phủ bị “chỉnh” là thiếu cơ sở pháp lý, nguy cơ gây lãng phí ngân sách.
Hiện có 16 chương trình mục tiêu quốc gia đang được triển khai.
Cơ quan thẩm tra – UB Tài chính ngân sách nêu lý do “phê” phương án do Bộ KH-ĐT trình bày là, việc Chính phủ chưa xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và các nguồn lực cụ thể cho từng dự án thành phần của từng chương trình giai đoạn 2011 - 2015 mà đã đề xuất phân bổ nguồn vốn ngân sách TƯ cho các chương trình năm 2012 là thiếu cơ sở pháp lý, có thể gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, do nguồn vốn huy động ngoài ngân sách TƯ chiếm tới 62% tổng nguồn vốn thực hiện cho giai đoạn 2011 – 2015 nên việc chỉ đề nghị phân bổ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình năm 2012 trong khi chưa xác định được các nguồn lực khác sẽ ảnh hưởng lớn đến tính khả thi, tiến độ và hiệu quả của các chương trình này.
Nhiều ý kiến trong thường trực UB tài chính ngân sách (8/18 thành viên) đề nghị UB Thường vụ Quốc hội chưa xem xét việc phân bổ vốn cho các chương trình trong năm 2012 do chưa đủ căn cứ để phân bổ, đồng thời yêu cầu Chính phủ làm rõ trách nhiệm của các Bộ quản lý các chương trình đã làm chậm tiến độ phê duyệt.
Tuy nhiên, 10 thành viên khác dự cuộc họp thẩm tra phương án đề xuất của Chính phủ lại cho rằng nếu phân bổ vốn ngân sách TƯ cho các chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các chương trình, kể cả các chương trình đã đủ điều kiện thực hiện, cơ quan thẩm tra cũng đã đề xuất phương án cụ thể.
Nhóm ý kiến này đề nghị UB Thường vụ cho phép tạm thời phân bổ 80% vốn ngân sách TƯ năm 2012 cho các chương trình đã thực hiện rà soát, hoàn thiện hồ sơ và được Bộ KH-ĐT thẩm định, Thủ tướng có quyết định phê duyệt. Các chương trình chưa hoàn thiện hồ sơ thì được đề xuất tạm thời phân bổ 50% vốn.
Đối với số kinh phí 2.239 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp dự kiến bố trí thực hiện nhiệm vụ của Chương trình 135 chưa được Bộ Tài chính thông báo do chưa có quyết định phê duyệt nội dung cụ thể chương trình, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị tạm thời phân bổ theo mức 50% để bảo đảm sự thống nhất trong phương án chung của Chính phủ.
Bàn về kếhoạch bốtrí vốn và danh mục dự án, công trình sửdụng vốn trái phiếu Chính phủgiai đoạn 2011 – 2015, UB Tài chính ngân sách cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa giải quyết hết được các yêu cầu của Quốc hội như: chưa rà soát kỹ để loại bỏ các công trình, dự án không nằm trong danh mục nghị quyết của Quốc hội; chưa làm rõ các công trình, dự án không đưa vào chương trình trái phiếu Chính phủ và phương án xử lý hậu quả sau cắt, giảm.
Nhiều công trình, dự án trọng điểm đang thi công cầm chừng do thiếu vốn.
Báo cáo thẩm tra của cơ quan này nêu rõ: “Một số bộ, ngành và địa phương chưa thực sự cương quyết thực hiện việc rà soát, cắt, giảm, giãn, hoãn, chuyển đổi hình thức đầu tư các công trình, dự án đã có trong danh mục vốn trái phiếu theo Chỉ thị của Thủ tướng”.
Qua giám sát, cơ quan thẩm tra đánh giá việc ưu tiên bố trí cho các công trình, dự án có khối lượng hoàn thành, đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2011 và các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012 còn thiếu kiểm soát. Điều này đã dẫn đến các địa phương chỉ đạo thi công vượt khối lượng khá lớn so với số vốn được phê duyệt, không bám sát vào kế hoạch vốn được phê duyệt hàng năm để phân kỳ đầu tư, gây ra nợ khối lượng xây dựng cơ bản lớn ở nhiều địa phương, gây khó khăn cho các nhà thầu, tạo gánh nặng nợ rất lớn cho ngân sách.
Về vấn đề kiểm soát cắt giảm các dự án, năm 2011,UB Thường vụ Quốc hội chỉ cho phép bổ sung 40 dự án mới vào danh mục. Song, theo báo cáo của Chính phủ, đã có tới “333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ”.
UB Tài chính ngân sách thống nhất quan điểm không bổ sung mới các công trình, dự án nằm ngoài danh mục đã được Quốc hội cho phép. Dù, một số bộ, ngành, địa phương vẫn đề nghị được bố trí vốn cho một số dự án ngoài danh mục. Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, do thiếu vốn nên nhiều dự án trọng điểm phải giãn, hoãn tiến độ thực hiện hoặc bố trí đủ vốn để thi công đến điểm dừng kỹ thuật.
- Không được vượt trần vốn trái phiếu chính phủ (TBKTSG).- Có nên dành 13.000 tỷ đồng trái phiếu để bù trượt giá? (VNN). - Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô (VOV).
Việc giá xăng dầu tăng lên gần 10% và khả năng có thể lên tới 20% - 30% theo Bộ Tài Chính cộng với việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang chuẩn bị xin tăng giá điệnkhiến nhiều người đặc biệt lo ngại về khả năng tiếp tục xảy ra bùng nổ lạm phát.
Với quyết định cho tăng giá vào giữa tuần trước, ngày 7 tháng 3, của Bộ Tài Chính, giá xăng dầu bán lẻ đã tăng khoảng gần 10%. Trong đó, xăng A92 tăng 2100 đồng lên 22900 đồng một lít và là mức tăng cao nhất. Ngay sau đó, ông Nguyễn Tiến Thỏa, vụ trưởng Vụ Quản lý Giá của Bộ Tài Chính còn cho rằng mức tăng đúng lẽ ra còn lớn hơn nhiều, khoảng từ 4500 đến 6000 đồng một lít, tức là khoảng từ 20% đến 30% chứ không chỉ dừng lại ở mức dưới 10%. Theo ông Thỏa, lý do mức tăng thực tế thấp như vậy vì nhà nước đã hạ mức thuế nhập khẩu xăng dầu xuống bằng 0% trong khi mức thuế nhập khẩu định mức cho xăng dầu lên tới 25% - 35%. Nói cách khác, nhà nước đã giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu xăng dầu để hạn chế bớt mức tăng giá của xăng dầu bán lẻ trong nước.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đợt tăng giá xăng dầu vừa qua chỉ làm CPI cả năm tăng khoảng 0,84%, trong đó mức tác động trực tiếp là 0.24% và mức tác động gián tiếp là 0.6%. Tác động cá biệt của đợt tăng này tuy lớn nhưng không phải quá lớn. Câu hỏi đặt ra là liệu còn có các đợt tăng giá kế tiếp hay không? và con số tăng CPI cả năm sẽ như thế nào?
Giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng vì nhiều lý do. Các yếu tố được nhiều người nhìn thấy nhất là chi phí đầu vào, thí dụ trong trường hợp của giá bán lẻ xăng dầu là câu chuyện giá nhập khẩu thế giới và biến động của tỷ giá hối đoái. Việc tăng thuế và các nghĩa vụ khác với nhà nước cũng có tác động làm tăng giá. Hai yếu tố khác, ít được nhắc đến hơn, là mức độ cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Giá nguyên vật liệu của thế giới là biến số mà cả nhà nước và doanh nghiệp đều không kiểm soát được. Thuế, tỷ giá và tính cạnh tranh trên thị trường là thứ doanh nghiệp không kiểm soát được nhưng nhà nước có vai trò nhất định trong việc xác định các giá trị này. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là biến số doanh nghiệp có thể kiểm soát, và nhà nước có thể gây ảnh hưởng.
Trong trường hợp tăng giá của các mặt hàng cơ bản ở Việt Nam như điện và xăng dầu, nhà nước và doanh nghiệp có những vai trò nhất định trong việc hạn chế đà tăng giá. Theo như lời ông Nguyễn Tiến Thỏa của Bộ Tài Chính thì trong đợt tăng giá xăng dầu vừa qua nhà nước đã đóng góp vào việc hãm đà tăng mạnh qua hành động giảm thuế nhập khẩu. Đợt tăng này cũng không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá vì tỷ giá hối đoái đã được Ngân hàng Nhà nước giữ không đổi trong khoảng một năm trở lại đây.
Như vậy, thủ phạm của đợt tăng giá này, nói theo cách loại trừ, thì còn lại 3 yếu tố là giá xăng dầu thế giới, mức độ cạnh tranh trên thị trường, và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố giá đầu vào của thế giới được nhắc đến nhiều, trong khi có ít bình luận về vai trò của thị trường cạnh tranh và năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ai cũng biết thị trường cạnh tranh khiến các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và làm cho giá hàng hóa và dịch vụ rẻ đi, có lợi cho người tiêu dùng. Đó là lý do duy nhất khiến Việt Nam chuyển đổi từ kinh tế tập trung trong những thập kỷ trước sang kinh tế thị trường trong khoảng 3 thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên trên một số thị trường, thí dụ như thị trường điện và xăng dầu, cuộc cải cách theo hướng thị trường hóa và nâng cao mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu. Điều này dẫn tới một thực trạng mà nhiều quan chức, giới phân tích, và dư luận nhìn nhận là tính thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp hoạt động trên các thị trường này.
Nhìn về dài hạn, để hạn chế nhu cầu (xin) tăng giá các mặt hàng như xăng dầu, nhà nước cần phải đẩy mạnh việc cải cách các thị trường này theo hướng tăng số lượng doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên cùng một thị trường và đảm bảo sân chơi cạnh tranh thực sự bình đẳng và đúng luật. Trong khi các cuộc cải cách này có thể mất thời gian và không thể làm ngay trong ngày một ngày hai, việc giao hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp có đa số vốn nhà nước cần phải được thực hiện một cách minh bạch và triệt để để các doanh nghiệp này có cơ sở tham chiếu và động cơ đủ mạnh để cải tổ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Về tác động gián tiếp của việc tăng giá năng lượng đối với CPI là nó làm tăng chi phí đầu vào của tất cả các doanh nghiệp trong cả nước. Chi phí đầu vào tăng sẽ có hiệu ứng làm tăng mức giá cả hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp này bán ra trên thị trường. Tuy nhiên, mức tăng thứ cấp này cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thu các cú shock chi phí của hệ thống doanh nghiệp. Trong trường hợp các doanh nghiệp có khả năng quản trị chi phí tốt, có vùng đệm lợi nhuận tốt, và hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh thì sức hấp thu chi phí của họ cao, dẫn tới mức ảnh hưởng cuối cùng lên CPI thấp hơn. Ngược lại, trong trường hợp sức hấp thu chi phí của họ thấp thì tăng giá đầu vào sẽ dẫn ngay tới việc tăng nhanh giá đầu ra và khiến ảnh hưởng cuối cùng lên CPI cao.
Một điểm khác, quan trọng hơn nữa, liên quan đến tăng trưởng CPI và thường được nhiều người nói đến là chính sách tiền tệ. Với chính sách tiền tệ nới lỏng thì người dân và doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm nhiều hơn và có khả năng chi trả tốt hơn. Điều này dẫn tới câu chuyện tăng trưởng tốt hơn nhưng cũng làm CPI tăng mạnh hơn vì nhu cầu mua sắm cao sẽ làm tăng giá của hàng hóa và dịch vụ.
Trong trường hợp của Việt Nam hiện nay, có vẻ như nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Chính sách thắt chặt này đã được áp dụng hầu như trong suốt cả năm ngoái và đã phát huy tác dụng làm CPI tăng với tỷ lệ khá thấp trong những tháng đầu năm 2012. Nếu chính sách tiền tệ thắt chặt thực sự được duy trì trong cả năm 2012 thì rủi ro lạm phát từ lý do tiền tệ không lớn. Phần còn lại, vì thế, nằm ở chỗ các cú shock về chi phí (như giá năng lượng và lương thực thực phẩm thế giới tăng đột ngột) và khả năng hấp thụ các cú shock chi phí này của hệ thống doanh nghiệp.
Với tiềm lực của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng như thực trạng của môi trường cạnh tranh trong nước, có lý do để lo ngại rằng ảnh hưởng của các cú shock chi phí đến tăng trưởng CPI là khá lớn. Cộng với việc giá các mặt hàng thiết yếu như năng lượng ở Việt Nam khả năng sẽ còn tăng (nhiều) nữa trong năm nay, ít có khả năng lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức một con số như dự tính của chính phủ. Đó là trong điều kiện vẫn tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Trong trường hợp chính phủ nới lỏng tiền tệ với mong muốn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại thì khả năng lạm phát của năm 2012 lên tới 14% - 15% hoặc hơn sẽ là một thực tế khó tránh khỏi.
-Nguồn: VOA
- VỤ VỠ NỢ TIỀN TỈ Ở CHÂU THÀNH (LONG AN): Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo làm rõ sai phạm (PLTP). – Châu Thành (Long An): Vỡ nợ tiền tỉ (PLTP). – Nhiều đại gia thủy sản đang lâm nguy (PLTP). - Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn dầu khí ngừng đầu tư khách sạn 5 sao (GDVN).
.Lợi ích tập đoàn TP - Nhìn vào lợi nhuận của VNPT năm 2011 khoảng 10.000 tỷ đồng, thì riêng hai mạng di động MobiFone và Vinaphone chiếm khoảng 80%.- Vinaphone, MobiFone sẽ sáp nhập – (VOA). – Sáp nhập Vinaphone và Mobifone: Chỉ là mong muốn của VNPT (DT). – ‘Sáp nhập Mobifone và Vinaphone’ là thông tin không chính xác (Đất Việt). - Chưa có quyết định sáp nhập MobiFone, Vinaphone (TN). - ‘Sáp nhập Mobifone và Vinaphone’ là thông tin không chính xác (ĐV). - Bộ TT&TT chưa có quyết định về việc sáp nhập VinaPhone và MobiFone (ICTNews). – Bộ chủ quản nói về việc sáp nhập Vinaphone và Mobifone (Chính phủ/ Thanh tra). – Triển vọng sát nhập hai công ty di động – (BBC).
- Doanh số ô tô giảm mạnh vì phí cao (VnMedia). - Sức ép đè nặng, ‘giấc mơ ô tô’ tan tành (VNN). - ‘Đại dịch’ giải thể doanh nghiệp (Đất Việt). - “Lên trời” giá…rẻ (PLVN).- Nhà vườn điêu đứng vì rau Trung Quốc (TBKTSG).- Đói giáp hạt tại Thanh Hóa – (RFA). - Quyết liệt xây dựng mô hình nông thôn mới không đói? (TN). - Mô hình nông thôn mới có sức lan tỏa rộng khắp (TT). -- “Lấy đất lúa dứt khoát phải được Thủ tướng đồng ý” (VOV).- “Đút túi” đất công (NLĐ).
- Trung Quốc lại tăng giá xăng dầu – (BBC). – Trung Quốc : Bất động sản mất giá, Nhà nước đau đầu – (RFI).
--
LIỆU NGÔI NHÀ CHÂU ÂU BỊ CHIA RẼ CÓ THỂ ĐỨNG VỮNG? basam--THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM LIỆU NGÔI NHÀ CHÂU ÂU BỊ CHIA RẼ CÓ THỂ ĐỨNG VỮNG? Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ hai, ngày 19/3/2012 (Hugo Dixon - Tạp chí Foreign Affairs ) Theo sự hiểu biết thông thường, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu không thể có một liên
-------