- công bằng mà nói , đây là thói xấu của người Việt nói chung ...đâu cũng vậy !-(CATP) Nhà báo, chủ báo bị chụp mũ, vu khống, sỉ nhục, bị đánh đập dã man hoặc thủ tiêu, ám sát. Tòa soạn báo bị côn đồ khủng bố, đốt cháy, bao vây gây náo loạn cả năm trời. Nhiều người bị ngăn cấm đọc báo, nghe đài... Đây là thực trạng nhức nhối, kéo dài suốt 37 năm qua, là “khổ nạn” của báo chí Việt trên đất Mỹ. Phan Nhật Nam - một cây bút chống cộng khét tiếng từ trước và sau năm 1975, phải cay đắng thốt lên: “Những người làm văn, làm báo ở đây (Mỹ) đang phải chịu đựng một áp lực tồi tệ”... (Phan Nhật Nam trả lời Lệ Hằng - đã đăng trên nhiều trang web). Nhà văn Nhật Tiến thì than thở: “Không có đủ tự do cho những người cầm bút ở hải ngoại...” (trích từ “Sống và viết trên đất Mỹ” - Thế Uyên tháng 4-1998, đã đăng trên “Tiền vệ”). Tại sao trên xứ sở tự do như Hoa Kỳ lại có chuyện đàn áp báo chí khốc liệt như vậy?
Kỳ 1: VÀI NÉT LỊCH SỬ BÁO VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
Ngày 30-4-1975, kết thúc sự tồn tại của chính thể Việt Nam cộng hòa (VNCH). Hai ngày sau, tại đảo Guam, tờ báo đầu tiên của người Việt tại Mỹ ra đời với tên gọi Chân trời mới. Tại thời điểm đó, trên đảo Guam có hơn 100 ngàn người Việt (gồm binh lính, sĩ quan, công chức chế độ VNCH vừa sụp đổ) được máy bay, tàu chiến bốc ra đang chờ sang Mỹ định cư.
Ồ ẠT RA ĐỜI RỒI... CHẾT YỂU!
Tờ Chân trời mới mỗi tuần ra năm số, mỗi số phát hành từ 5 - 10 ngàn bản. Đến cuối tháng 10-1975, tờ báo này cũng đóng cửa theo trại tạm cư Guam (theo BBC ra ngày 18-4-2005).
Tiếp đó, trong cộng đồng người Việt di tản trên đất Mỹ ra đời thêm một số tờ báo như: Đất mới (7-1975), Đất lành (8-1975), Văn nghệ tiền phong (11-1975), Tin yêu (2-1976), Việt báo (7-1976)... Tổng cộng trong hai năm 1975 - 1976 có tới 45 tờ báo Việt ra đời.
Những năm sau đó, cùng với làn sóng người Việt ồ ạt nhập cư vào Mỹ, báo chí (bao gồm báo in, truyền hình, truyền thanh và Internet) tiếng Việt càng nảy nở nhộn nhịp. Đến nay - 37 năm hình thành cộng đồng Việt tại Mỹ, đã có hàng trăm cơ sở báo chí ra đời hoặc... biến mất. Nhiều tờ báo khai trương ồn ào, phát hành được... một số rồi “tắt”. Như tờ Tin Văn của Hoàng Dược Sư ra một số duy nhất vào tháng 9-1975 với 15.000 bản in, sau đó... hết vốn, đóng cửa. Tờ Quê Hương của Du Tử Lê cũng đoản mệnh sau khi số thứ hai được phát hành. Có tờ như KBC Hải ngoại chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần và mỗi lần “tái sinh” lại có một chủ mới...
Sở dĩ có tình trạng lạ lùng kể trên là vì ở Mỹ muốn ra một tờ báo rất dễ, dễ đến mức ai cũng có thể là chủ báo, nhà báo. Có người ví von: “Làm báo ở Mỹ dễ hơn lái xe. Bởi lái xe còn đòi hỏi bằng cấp, làm báo chẳng cần bằng cấp...”. Cũng có những người Việt tốt nghiệp các khoa, trường đào tạo báo chí của Mỹ nhưng hầu hết không tham gia làm báo Việt bởi thu nhập thấp và tương lai bấp bênh. Họ làm việc cho các cơ quan truyền thông của Mỹ. Có những tờ báo chỉ một người làm, “công nghệ” chính là cắt, dán. Cứ lấy tin báo khác đưa sang báo của mình, chẳng cần tính đến bản quyền. Báo loại này chỉ sống nhờ quảng cáo. Báo in xong, đem đi cho là chính. Trên trang web BBC tiếng Việt ngày 22-7-2007 đăng ý kiến của một độc giả người Việt ở Mỹ: “Ở Cali quơ tay là có hàng chục tờ báo (tiếng Việt) rơi rớt trong các tiệm phở, ngõ ngách các khu chợ, siêu thị. Chục tờ như một toàn nhai đi nhai lại, copy trên mạng, kể cả các “tin Việt Nam” đều từ các báo điện tử Việt Nam mà ra... Đa số “báo chợ” không có một phóng viên, chỉ có vài người lên mạng “sao y bản chính”. Nhà báo kỳ cựu Sơn Điền - Nguyễn Viết Khánh từng viết về một kỷ niệm buồn với báo Việt ở Mỹ: “Tình cờ ra chợ, thấy chồng báo để dưới đất cho thiên hạ lượm. Những tờ báo trang trọng đẹp đẽ, trong đó có biết bao tâm tư trí não đã gửi gắm thành văn bị chà đạp bởi bước chân vô tình của khách qua đường...”. Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích (Giám đốc chương trình Việt ngữ đài CATD) trong bài “Người Việt hải ngoại và công tác truyền thông hải ngoại”, cho biết: “Báo Việt ngữ ở hải ngoại phần lớn (95 - 98%) là báo của một gia đình. Vợ chồng với đôi ba người thân phụ giúp... Các tin có thể viết dông dài, văn bất thành cú mà vẫn được đăng vì tờ báo có nhiều chỗ trống cần trám hoặc vì là chỗ quen biết... Đây là cách làm báo tiểu công nghệ”...
Ra một tờ báo quá dễ như vậy nên báo Việt ở Mỹ nhiều đến mức không đếm xuể. Cây bút chống cộng Phan Nhật Nam trong lần trả lời phỏng vấn Lệ Hằng, đã mỉa mai: “Chỉ riêng vùng Orange County (Nam California - USA) đã có hơn 200 hội đoàn, số lượng báo cũng xấp xỉ như nhu cầu hội đoàn này...”. Trong bài nói chuyện tại trụ sở cộng đồng Dallas ngày 12-11-2005, nhà báo Phan Thanh Tâm cho biết: “Có người ví trên trời có bao nhiêu ngôi sao thì quận Cam (nơi có đông người Việt định cư) có bấy nhiêu tờ báo. Tờ này chết, tờ khác phanh ngực tiến lên...”. Trong bài “Người Việt hải ngoại và công tác truyền thông đại chúng”, nhà báo Nguyễn Ngọc Bích có cùng quan điểm: “Riêng vùng tôi ở, Washington D.C và ngoại ô Virginia và Maryland, có chừng 60 ngàn người Việt Nam, mà có đến hơn mười tờ tuần báo (Việt ngữ) ra hàng chục năm nay. Nếu mỗi tờ in 3.000 bản mỗi tuần, thì ta cũng có con số 30 nghìn bản các loại một tuần. Có nghĩa là cứ hai người Việt từ tuổi sơ sinh đến lúc bạc đầu thì đã có một tờ báo Việt ngữ để đọc một tuần... Rất nhiều người thuộc lòng những giờ báo được phát đến các cơ sở thương mại, để nhanh chân đến đó lấy trước khi người ta lấy hết...”.
Trang web Bulletin ngày 13-6-2005, đăng phát biểu của tác giả Phạm Nam Vinh: “Ở thủ đô tị nạn này (quận Cam - California) chẳng mấy ai quan tâm đến sự báo này vừa ra, báo nọ âm thầm lặng lẽ đóng cửa. Có khi cầm một tờ báo trên tay mà chẳng biết nó ra hàng tuần hay nửa tháng, hay một tháng, ba tháng. Có tờ tìm đỏ con mắt không biết chủ nhiệm, chủ bút, ban biên tập là những ai. Ngay đến địa chỉ báo quán ở đâu cũng chẳng thấy nữa...”. Mỹ là xứ sở phát triển khoa học kỹ thuật bậc nhất thế giới. Nhưng hơn mười năm sau khi ra đời, báo Việt ngữ ở Mỹ sau khi in xong phải bỏ dấu bằng tay, trông lem luốc. Đến đầu những năm 90 thế kỷ 20, kỹ sư Hồ Thành Việt của Công ty VNI cho ra đời phần mềm tiếng Việt, nhờ đó báo Việt ở hải ngoại mới thoát được nạn “bỏ dấu bằng tay”!
“THÀ Ở TÙ CHỨ KHÔNG... ĐI LÀM BÁO!”Tình hình báo chí đã buồn, nghề báo trong cộng đồng Việt ở Mỹ cũng hiu hắt không kém. Theo tìm hiểu của các tác giả loạt bài này, nhuận bút trung bình của một bài báo trên báo chí Việt ngữ hiện cỡ 25USD (thấp hơn nhiều so với nhuận bút các báo trong nước đang trả). Dù ít ỏi, nhưng không phải báo nào cũng trả nổi. Chuyện chủ báo quỵt nhuận bút của nhà báo không hiếm xảy ra. Trên tờ Việt Fun ra gần đây, trong bài “Vui buồn đời viết báo hải ngoại”, tác giả Hà Đình Trung viết: “Phần lớn báo Việt ngữ ở hải ngoại đều phải dựa vào quảng cáo để sống. Trong vùng Bắc Cali (USA) có mấy chục tờ báo, đa phần đời sống của chủ báo cũng bấp bênh nói gì đến những tay ký giả làm công cho chủ báo. Người ký giả chuyên nghiệp sống nhờ vào nhuận bút, nhưng thành thật mà nói, từ trước đến nay có bao nhiêu ông chủ báo làm tròn nghĩa vụ cao cả này. Chi phí công tác không được chủ báo trả, đã vậy có người ba năm không được trả lương, nhuận bút. Nhưng nhục nhất là đi xin quảng cáo... bởi vậy có người vừa dí dỏm vừa cường điệu nói với nhà báo Thanh Thương Hoàng rằng - Nếu phải chọn giữa ở tù và làm báo, tôi thà đi tù...”. Trong giới ký giả Việt ở Mỹ, thường có câu đùa chua xót: “Ghét đứa nào cứ cho nó đi làm báo”...
Một “đặc tính” nữa của báo Việt ở Mỹ là “chửi”. Thời kỳ đầu là chửi bới quê hương, sau đó là chửi lẫn nhau giữa các báo với các báo, đài với đài, hội đoàn với hội đoàn và các cá nhân với cá nhân. Chửi xong lại kiện nhau ra tòa. Nhà báo Phan Thanh Tâm trong bài “Báo chí hải ngoại” (đã trích dẫn ở trên), viết: “Tuy sinh hoạt đã 30 năm, có lập hội ký giả, báo Việt ngữ vẫn chưa bao giờ có một làng báo... Đây là một tập thể phức tạp nhất. Không có làng nên không có lệ, không có quy ước. Nhiều vụ kiện tụng vì phỉ báng, chụp mũ đã xảy ra... Ngày 9-9-1993, hơn 100 nhà văn, nhà báo đã gửi một thư ngỏ đến quý vị chủ nhiệm báo, giám đốc truyền thanh, truyền hình yêu cầu các cơ quan truyền thông khi chỉ trích ai nên tôn trọng quyền trả lời của người bị chỉ trích...”.
Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng báo Việt ở Mỹ sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều nếu như không có kềm kẹp, đàn áp man rợ của các tổ chức phản động lưu vong. Bọn khủng bố báo chí này thường xưng danh “Tập thể quân lực VNCH”, “Chánh nghĩa quốc gia”, “Kháng chiến phục quốc”, “Bảo vệ cờ vàng”... để bóp nghẹt tự do báo chí. Thế Uyên - một cây bút chống cộng thâm độc từ thập niên 60, 70 ở Sài Gòn, nay sang Mỹ tiếp tục đời viết văn, làm báo. Dù đã có “số má” như vậy, nhưng Thế Uyên vẫn không thoát khỏi “vòng kim cô” của lực lượng áp bức báo chí. Trong bài “Sống và viết trên đất Mỹ”, đăng trên tờ Tiền vệ tháng 4-1998, Thế Uyên cay đắng, uất hận kể: “Những môn đệ còn theo trường phái chống cộng cổ điển ở Mỹ ép buộc cộng đồng hải ngoại phải chấp nhận những tiền đề chính trị xã hội chẳng liên quan gì đến thực tại Việt Nam. Ai mà không chịu phát ngôn theo các tiền đề đó thì trước sau cũng bị chụp mũ, đả kích thậm tệ, biểu tình và tẩy chay. Và nếu là người cầm bút thì còn bị đánh trọng thương, bị đốt chết, bắn chết...”.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)
TRỌNG LINH
-Theo: CATP -37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do”
-37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do”
(CATP) (Tiếp theo và hết) Trên tờ Việt Weekly (báo tiếng Việt tại Mỹ) ra ngày 23-11-2011, trong bài “Cảnh giác với bọn xấu tung tin phá hoại”, có đoạn viết: “Đã đến lúc toàn dân, thương gia, độc giả phải lên tiếng tự bảo vệ mình bằng cách báo cho cảnh sát, chính quyền sở tại để có thái độ với những hăm dọa vô cớ. Phải đòi cho được quyền đọc báo, quyền đi lại, quyền hội họp, quyền làm ăn theo hiến pháp Hoa Kỳ. Bọn độc tài phải chấm dứt hành động gây rối bằng biểu tình. Chính bọn côn đồ chính trị cực đoan này tạo mầm mống cho bọn xấu đứng trong bóng tối phá hoại... Bọn côn đồ độc tài xưa nay chuyên mang cờ vàng, lấy chiêu bài “chính nghĩa quốc gia” để hù dọa thương gia, o ép chủ chợ với nhiều hình thức man rợ, bẩn thỉu...”. Cùng với lời kêu gọi này, hàng loạt báo, đài Việt ở Mỹ đã “vùng lên” kể tội bọn phản động lưu vong chuyên đàn áp báo chí, đòi quyền tự do ngôn luận cho báo Việt.
Kỳ cuối: “CHIẾN ĐẤU” ĐỂ HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG
Trước tình trạng bị áp bức kéo dài, nhiều nhà báo, tờ báo Việt ở Mỹ đã dũng cảm vạch mặt đám phản động cực đoan. Cả chục nhà báo bị chúng trả thù, giết chết; nhiều cơ quan báo chí bị đốt, đập phá, hăm dọa... Thế nhưng khát vọng tự do cho báo Việt trên đất Mỹ suốt 37 năm qua chưa bao giờ bị dập tắt.
Kỳ cuối: “CHIẾN ĐẤU” ĐỂ HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG
Trước tình trạng bị áp bức kéo dài, nhiều nhà báo, tờ báo Việt ở Mỹ đã dũng cảm vạch mặt đám phản động cực đoan. Cả chục nhà báo bị chúng trả thù, giết chết; nhiều cơ quan báo chí bị đốt, đập phá, hăm dọa... Thế nhưng khát vọng tự do cho báo Việt trên đất Mỹ suốt 37 năm qua chưa bao giờ bị dập tắt.
Cờ đỏ sao vàng trên KBC hải ngoại
“PHÁ XIỀNG” ĐANG TRỞ THÀNH PHONG TRÀO
Cuối năm 2011 và đầu năm 2012, đoàn nhà báo Việt ở Mỹ gồm: Vũ Hoàng Lân (phố Bolsa TV), Etcetera Nguyễn và Mimi Tưởng (Việt Weekly), Nguyễn Phương Hùng (KBC hải ngoại)... đã có hai chuyến về Việt Nam làm việc trong hơn năm tuần lễ. Sau khi tiếp xúc với các giới chức, tự do thoải mái đi nhiều nơi từ Bắc vào Nam để làm phóng sự, đến thăm và trao đổi với một số cơ quan báo đài trong nước, họ đã có những cái nhìn rất khách quan về quê hương. Khi trở về lại Mỹ, suốt hai tháng gần đây, nhóm nhà báo này đã gây ra nhiều cú sốc cho làng báo Việt. Họ đã thực hiện nhiều phóng sự trên báo in, báo điện tử, truyền hình hải ngoại về những thay đổi lớn lao, tuyệt vời ở Việt Nam. Họ càng tự tin và dũng cảm hơn với nghĩa vụ của nhà báo trước công chúng là đưa tin kịp thời, trung thực và sẵn sàng đối đầu với bọn phản động cực đoan để nói lên sự thật. Nhà báo Nguyễn Phương Hùng - nguyên là sĩ quan biệt động quân đội Sài Gòn cũ, một người từng chống cộng có “số má”, sau hai chuyến đi này đã nói: “Tôi thấy năm, bảy năm nữa Việt Nam sẽ xán lạn, rực rỡ. Tôi mong những người chống đối sẽ về thăm lại đất nước trước khi họ thật sự nằm xuống ở hải ngoại. Về một lần rồi họ sẽ đồng ý với việc làm của tôi - yêu nước và yêu quê hương (KBC hải ngoại ngày 1-3-2012). Nói là làm, ông Hùng đã cho đăng trên trang web của mình lá cờ đỏ sao vàng - một hành động thách thức nhóm phản động cực đoan. Ngoài cờ Tổ quốc, trang KBC hải ngoại vốn là “trong nhà” của binh lính, sĩ quan chế độ cũ với quan điểm chống cộng cực đoan, gần đây còn đăng lại rất nhiều tin bài của báo chí trong nước, trong đó có cả những bài chống các tổ chức phản động lưu vong và các quan điểm sai trái từng được đăng trên Báo Công an TPHCM. Ngày 19-3-2012, KBC hải ngoại cho đăng bài “Chống cộng cực đoan - rối loạn tâm thần” của tác giả Amari TX, lên án các tổ chức phản động lưu vong bằng những từ ngữ mạnh mẽ: “Bọn chống cộng cực đoan đã đi đến tận cùng của chủ nghĩa lưu manh với những băng đảng, hội đoàn, hàng trăm tổ chức mang nhãn hiệu ma trơi trên khắp nước Mỹ. Chúng bị sai khiến, lạm dụng trở thành những nạn nhân và những con rối trong tay ngoại bang”... Đây là sự thay đổi vô cùng lớn, làm nức lòng bà con Việt kiều ở Mỹ. Bởi vậy trang web này đang thu hút rất nhiều độc giả. Chỉ riêng ngày 14-3-2012, đã có 22.130 lượt truy cập. Còn trong tháng 3-2012, đã có 500.000 người vào đọc...
Từ trái qua: Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Phương Hùng, “anh Quân” và Etcetera Nguyễn
Đồng hành với KBC hải ngoại, báo in Việt Weekly và kênh truyền hình phố Bolsa TV cũng đang đổi mới trong quan điểm đưa thông tin. Họ chấp nhận đối đầu với các nhóm phản động cực đoan để đòi quyền tự do ngôn luận. Gần đây cả hai báo, đài này đồng loạt đăng phát biểu của nhà thơ Dr.Yêu nói về những nhóm phản động cực đoan: “Quê hương đang cần chung tay xây dựng chứ không phải phá hoại. Quý vị đã phá hoại 36 năm rồi, được cái gì? Một con số 0 to tướng, một đầu óc méo mó... với tôi, bọn biểu tình chống báo Việt Weekly là để kiếm cơm, kiếm danh, kiếm tiền, kiếm gái... chống như thế là chống cả nước Mỹ, chống cả chính phủ Hoa Kỳ!”.
Trong thư tòa soạn đăng trên tờ Việt Weekly số 12NO6 (tháng 2-2012), cho biết: Nhiều báo đài Việt ở Mỹ hiện đang đi theo khuynh hướng chống lại sự đàn áp báo chí của bọn phản động cực đoan. Nguyên văn: “Cộng đồng chúng ta đang trong thời gian thẩm thấu, chiêm nghiệm và thay đổi tập quán về tự do ngôn luận. Những dấu hiệu thay đổi đã bắt đầu bằng một thế hệ của những người trẻ hơn (của các báo đài - TG) người Việt, Việt Face, Sức mạnh cộng đồng, Việt Media Agency, phố Bolsa TV... sẵn sàng nói thẳng, sẵn sàng nói thật, sẵn sàng bất đồng...”.
Nhà thơ Dr.Yêu lên án những kẻ chống phá đất nước
ĐOÀN NHÀ BÁO HẢI NGOẠI ĐÁNH GIÁ CAO BÁO CHÍ TRONG NƯỚC
Ngày 27-2-2012, đại diện các báo, đài: Việt Weekly, KBC hải ngoại, phố Bolsa TV đã tổ chức họp mặt tổng kết, đánh giá chuyến hồi hương tác nghiệp vừa qua. Nội dung cuộc trao đổi được đăng rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông tại Mỹ. Tham dự có các nhà báo Nguyễn Phương Hùng, Etcetera Nguyễn, Vũ Hoàng Lân và một nhà báo lớn tuổi được những người kia gọi là “anh Quân” hay “chú Quân” . Cuộc trao đổi khá dài, được đưa lên Internet thành ba clip, tập trung thành các nhận xét chính, như:
- Trong nước trân trọng đoàn nhà báo hải ngoại về tác nghiệp. Lãnh đạo các cơ quan mà đoàn tiếp xúc rất cởi mở, thẳng thắn và tự tin khi đối thoại với báo chí hải ngoại.
- Báo chí quốc nội phát triển ngoài sức tưởng tượng của đoàn nhà báo hải ngoại. Những đài truyền hình với cao ốc rất cao, phim trường rất lớn, cho thấy chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển báo chí. Các cơ quan báo in rất đồ sộ, cơ sở vật chất dồi dào, thị trường rất lớn, lực lượng đông đảo và chuyên nghiệp vì đã được đào tạo qua đại học. Các cơ quan báo chí này không thua gì báo Mỹ ở tính cạnh tranh và quy mô hoành tráng. Nếu báo hải ngoại chủ yếu khai thác thông tin từ báo chí trong nước rồi tìm kiếm quảng cáo, rao vặt, thì báo trong nước chất lượng cao hơn với những phóng sự đặc biệt, thu hút đông độc giả.
- Báo chí cũng như Internet ở Việt Nam không bị kiểm duyệt như chế độ Sài Gòn trước đây. Báo chí đang phát triển nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bất chấp sự suy thoái của kinh tế thế giới.
- Đoàn nhà báo hải ngoại được tác nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả ra Trường Sa. Nhưng vì thời gian quá ít nên hy vọng sẽ thực hiện những việc chưa làm kịp vào các chuyến đi sau.
- Báo chí Việt tại Mỹ nên về Việt Nam để nắm tình hình đổi mới của đất nước (nhà báo Nguyễn Phương Hùng có nói: “Sau chuyến đi này tôi càng thấy truyền thông hải ngoại đã đầu độc người xem suốt bao năm qua” - trích báo Tiền phong ra ngày 18-9-2011) và báo chí trong nước nên hợp tác với báo, đài hải ngoại để thắt chặt tình nghĩa dân tộc giữa đồng bào trong nước và bộ phận người Việt sống xa quê hương...
Ảnh minh họa trên KBC hải ngoại châm biếm những kẻ cực đoan là con rối của ngoại bang
PHẦN KẾT CHO LOẠT BÀI
Hiện có rất nhiều “nhà dân chủ” người Việt trong, ngoài nước đang mù quáng hùa theo giọng điệu xuyên tạc, vu khống của những kẻ chống phá Việt Nam, để cao giọng đòi dạy cho dân Việt Nam “thực thi dân chủ”, “tự do ngôn luận”, “đòi hỏi nhân quyền”... sao các vị không dành thời gian, tâm huyết và cả những mánh lới vu vạ đó đấu tranh cho tự do báo chí của hai triệu Việt kiều ở Mỹ? Đây là cộng đồng bị những tổ chức phản động lưu vong đàn áp tự do ngôn luận suốt 37 năm qua và đang rất cần những trợ giúp để “đứng lên” đòi quyền sống, quyền được làm báo, được đọc báo Việt...
Trong khi cả thế giới đánh giá cao nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng dân chủ ở Việt Nam. Trong khi cả dân tộc Việt Nam đang làm hết sức mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thì các “nhà dân chủ” vì quá rảnh rỗi nên cố bôi đen phá hoại. Họ không muốn Việt Nam cường thịnh, họ chỉ muốn đất nước này tan vỡ, loạn lạc theo mô hình của “cách mạng màu”, “cách mạng hoa nhài”, “mùa xuân Ả Rập”... Họ muốn đem sinh mệnh cả dân tộc ra đùa giỡn “thí nghiệm” dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Cái trò láu cá, mị dân này xưa lắm rồi, chẳng còn lừa được ai đâu!
--- Gia đình Blogger Điếu Cày khiếu nại việc làm mờ ám của CA – (RFA). – Chuyện cưỡng chế gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Quảng Nam: Thông báo phản đối việc cưỡng chế – (ĐCV). – Phản hồi của Bộ Ngoại giao Đan Mạch về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam (BoxitVN).-- - Chấn chỉnh việc đưa thông tin phản cảm trên báo chí (Infonet).– Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa: Lời kêu gọi giúp đỡ khẩn cấp (BoxitVN). “Tính mạng tôi đang bị đe dọa. Vừa qua, trong một vụ án mà tôi là người bị hại, do công an đã làm sai quy trình điều tra, tôi có thư kiến nghị lên ông Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn Trần Đăng Yến. Tôi gửi vào lúc 11h00 ngày 28/3/2012, nhưng thật bất ngờ chỉ hôm sau (tức hôm nay ngày 29/3/2012 lúc 12h trưa) tôi nhận được điện thoại đòi gặp và dọa giết tôi”.
- Hoa Kỳ – Việt Nam: nhân quyền hay dân quyền? – (BBC). – Khống chế tôn giáo bằng những điều luật 88, 79, 87 – (RFA). – 53% người Việt xem báo chí ‘có tự do’ – (BBC).
- Việt Nam kết án mục sư Nguyễn Công Chính 11 năm tù – (RFI). – Việt Nam đang siết chặt các sinh hoạt tôn giáo? – (RFA).- Trao đổi với Huy Thiêm báo QĐND tác giả bài chính luận phản bác Bùi Tín (GNLT). –. Thấy gì qua chuyện ông Ngọc bị “ném đá?”-
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công tác chính trị quân đội có ý nghĩa quyết định bảo vệ Đảng và nhân dân (SGGP). –TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀM VIỆC VỚI TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ: Cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (NLĐ). - Xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc (TTXVN).
- Việt Nam ngăn chặn phái đoàn của Vatican – (VOA). - Phái đoàn Vatican tới Việt Nam bổ sung hồ sơ phong chân phước cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận – (RFI). - Việt Nam rút visa phái đoàn Tòa thánh Vatican – (RFA). – Cồn Dầu sẽ bị cưỡng chế – (RFA). – Tòa án tỉnh Gia Lai sắp xét xử MS Nguyễn Công Chính – (RFA).- Bloggers ‘giải cứu’ người bị ‘khủng bố’ (BBC). – . – Một đoạn phim về cuộc đời Trần Thị Nga (1) (Nguyễn Tường Thụy).- Tin nóng: Nhà bác Khánh bị bao vây (Nguyễn Tường Thụy).
- Công an sách nhiễu chùa Giác Hoa ở Saigon – (RFA).
Hoa mắt vì thời trang 'quái dị' của giới trẻ Việt (ĐV 1-4-12) -- Đợi đến khi mấy cậu này đi xin việc làm thì biết hậu quả ngay! -Ngôn ngữ giới trẻ: Kẻ khen, người chê (ND 31-3-12) 'Sát thủ đầu mưng mủ': Người già mê, người trẻ chê (eVan 30-3-12)
Tranh Việt Nam trong thị trường tranh thế giới (SGGP 31-3-12) -- Nhìn tranh Bùi Xuân Phái, tôi thấy style của ông hao hao giống August Macke, có bạn nào thấy như thế không?
Những hình ảnh không đẹp ở hội đền Hùng (VnEx 31-3-12)
Sáu ngày ở Hà Nội: Six Days In Hanoi, Vietnam (Huffington Post 31-3-12) ◄
Ảnh hưởng của một sư phụ Yoga: What Did J.D. Salinger, Leo Tolstoy, and Sarah Bernhardt Have in Common? (WSJ 31-3-12) -- Chuyện ít người biết!-
Nghề văn: The Best Readers Are Merciless Friends (WSJ 31-3-12) -- Độc giả tốt nhất là những người bạn không khoan nhượng!----
Những hình ảnh không đẹp ở hội đền Hùng (VnEx 31-3-12)
Sáu ngày ở Hà Nội: Six Days In Hanoi, Vietnam (Huffington Post 31-3-12) ◄
Ảnh hưởng của một sư phụ Yoga: What Did J.D. Salinger, Leo Tolstoy, and Sarah Bernhardt Have in Common? (WSJ 31-3-12) -- Chuyện ít người biết!-