Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Đầu tư công: Biết rồi, khổ lắm, vẫn phải nói

-pictureCó quá nhiều nguyên nhân để niềm tin vào hiệu quả của đầu tư công chưa thể vững vàng.
Mặc dù là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm” như nhận xét của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, song đầu tư công là nội dung “vẫn phải nói” tại diễn đàn kinh tế do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa tổ chức tại Đà Nẵng.

Bởi, đây là một trong ba trọng tâm của tái cấu trúc nền kinh tế, đề án sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp vào cuối tháng 5 tới đây. Và còn là bởi có quá nhiều nguyên nhân để niềm tin vào hiệu quả của đầu tư công chưa thể vững vàng.


Đồng tình rất cao với TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khi ông nhấn mạnh rằng cần đặt nội dung tái cơ cấu đầu tư trong tổng thể đề án “Tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế”, song nhiều ý kiến tại diễn đàn cũng quan ngại sâu sắc rằng, việc tái cấu trúc riêng lĩnh vực này cũng đã rất khó khăn khi nhìn đâu cũng thấy “lực cản”.

Vừa trở về từ cuộc giám sát ở một số tỉnh Tây Nguyên, ông Lịch “than” rằng không biết tái cấu trúc đầu tư công kiểu nào được, khi thực tế ở cơ sở cho thấy với cách phân bổ vốn đầu tư hiện nay, cái không cần cũng xin, và cái cần thì lại không có.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh cũng gọi việc đầu tư vào đường cứu hộ cứu nạn khu vực miền Trung 17 ngàn tỷ đồng là việc tào lao, tốn tiền của dân của nước. Vì  “khu vực này đường dốc đứng như thế, lũ từ trên núi nó chạy thẳng xuống chứ cứu hộ cứu nạn cái chi mà mất đứt 1 tỷ đô”. Tôi nói với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cắt ngay, sau đó cắt rồi, nhưng “nay mai mấy cha biết chuyện chửi tôi chết”, ông Thanh hài hước.

Câu chuyện của Bí thư Thanh khiến hội trường ồ lên tiếng cười cùng sự đồng cảm. Bởi, xin - cho, “chạy dự án”, lợi ích cục bộ địa phương… lâu nay vẫn được điểm mặt như là những nguyên nhân thâm căn cố đế dẫn đến không ít thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả của đầu tư công.

Theo nhận xét của TS. Trần Du Lịch thì các ngành và địa phương đưa ra quá nhiều dự án, trong khi đó nguồn vốn rất hạn chế, nên nơi nào, ngành nào "chạy" thủ tục sớm thì được chấp thuận và giải ngân sớm, nơi nào chậm thì để lại.

Cách làm này dẫn đến hệ quả là phá vỡ tính ưu tiên và tính đồng bộ của đầu tư, tình trạng "vốn nằm" khắp nơi; ngân sách phải trả lãi, nhưng dự án thì phơi sương phơi gió.

Cũng “sốt ruột” bởi hiện tại lượng vốn lớn của cả ngân sách và doanh nghiệp đang bị chôn tại các dự án không hiệu quả, để cấp bách sửa sai, điều quan trọng đầu tiên trong tái cơ cấu đầu tư công, theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy Fullbright, phải khơi thông nguồn vốn. 

Song, cái khó đó là hệ thống thể chế hiện nay không cho phép làm được điều này. Vì khi xử lý dự án hiệu quả , những khoản thua lỗ sẽ hiển hiện rõ ràng trên giấy tờ trong khi hệ thống thể chế không chấp nhận để tiền nhà nước thua lỗ trên giấy tờ. 

Phải chấp nhận vốn nhà nước có thể bị mất (mà thực ra đã mất rồi), những dự án nào hiệu quả tiếp tục triển khai còn đâu cắt giảm, ông Thành đề nghị.

Bên cạnh đó, nguyên tắc điều hành chính sách đầu tư công mà rộng hơn là chi tiêu công, theo ông Thành, cũng cần được thay đổi theo hướngđi ngược lại với chu kỳ của hoạt động kinh tế dân doanh.

Thời gian qua khi nền kinh tế phát triển tốt, doanh nghiệp, dân cư sẵn sàng bỏ ra tiền ra đầu tư, ngân hàng sẵn sàng khơi vốn, thì đầu tư công cũng đi theo trào lưu đó. Khi môi trường kém đi tư nhân cắt giảm đầu tư thì đầu tư công cũng cắt giảm, và tác động ngay đến tăng trưởng.

Một mức bội chi có điều kiện được Quốc hội quyết định và giám sát chặt chẽ trong đầu tư công, xác định rõ lĩnh vực nào khu vực dân doanh sẵn sàng thì đầu tư công hạn chế, là đề nghị tiếp theo được ông Thành đưa ra.

“Khi trời nắng thì tái cấu trúc đầu tư công, chứ không chờ trời mưa mới đi lợp mái nhà”, ông Thành phát biểu.

Vẫn liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công nhiều ý kiến khác cũng nhấn mạnh đến vai trò của đổi mới thể chế. Điều mà đã được TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh ngay khi đăng đàn mở đầu phiên thảo luận.

Đó là không thể tiến hành tái cơ cấu đầu tư công nói riêng và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung nếu không bắt đầu từ việc đổi mới thể chế kinh tế.

Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này thì đây là lĩnh vực dù đầu tư ít tốn kém nhất, mang lại hiệu quả nhất, nhưng cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng “nhóm lợi ích”.

-Theo: Đầu tư công: Biết rồi, khổ lắm, vẫn phải nói

-- Đà Nẵng chính thức bị “tuýt còi” vụ hạn chế nhập cư (VnEconomy).  - Bộ Tư pháp đề nghị Đà Nẵng hủy “cấm nhập cư”  (Bee).
Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: Cán bộ phải bớt nhậu, không nhận phong bì (PLTP 10-4-12)




-Tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng: Trọng tâm là tập đoàn kinh tế nhà nước (LĐ).
Giữ vàng mà lo – Tuổi Trẻ Online
TT – “Tới đây Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thương hiệu là gì? Thương hiệu SJC sẽ ra sao và người có vàng PNJ – DongABank, SBJ… muốn bán nơi nào sẽ mua? Tại sao chỉ được mua vàng miếng ở ngân hàng, công ty lớn? Vàng lá Kim Thành từ nhiều năm trước bán lại ở đâu? Vàng nữ trang m…

‎(Đất Việt) Cá nhân, hộ gia đình muốn buôn bán hàng trang sức, mỹ nghệ … bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất vàng nữ trang, mỹ nghệ phải xin giấy phép từ NHNN dù đó không phải là sản phẩm vàng tuổi cao (trên 90%). Đây là những quy định của Nghị định được cho là chưa hợp thực 
SÀI GÒN – Sau cơn bão bất thường giữa mùa Hè, sự việc làm choáng váng dư luận Việt Nam là chuyện Ngân Hàng Nhà Nước chế độ cộng sản tuyên bố độc quyền sản xuất và kinh doanh vàng miếng.


Giới quan sát bất ngờ trước quyết định hạ lãi suất của Việt Nam (VnEconomy). - Financial Times: “Hạ lãi suất lần này bất ngờ nhưng cần thiết” (DT). - Từ hôm nay 11-4, Trần lãi suất huy động VND giảm xuống 12%/năm (SGGP). - Giảm 1% các mức lãi suất từ 11/4 (VTV). - Hôm nay, lãi suất huy động còn 12%/năm (PLTP). - Lãi suất giảm: Miếng bánh ảo với doanh nghiệp? (VTC). – Ngày mai, trần lãi suất huy động giảm về 12%/năm(SBV/ Gafin). - Hạ lãi suất: Điều phải làm (Vietstock). – NHNN đột ngột hạ trần lãi suất và giảm 1% các lãi suất chủ chốt (NDHMoney).Chi phí tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hết bao nhiêu? (VnEconomy).   - Càng ám ảnh nợ xấu càng thôi thúc tái cấu trúc ngân hàng (ĐĐK). - Nhiều ngân hàng có khả năng phải rút vốn? (VnEconomy). - Nhiều tiệm vàng sẽ bị đóng cửa   –   (RFA). - Lối thoát nào cho vàng ‘sống khỏe’? (ĐV).  - Người có vàng khác SJC đang bị thiệt? (LĐ).  - Đi bán vàng, ngỡ ngàng như… mất trộm (DV).  - Thị trường vàng liệu đã “ngấm đòn”? (TQ).Công ty chứng khoán nào sẽ bị knock-out? (VEF).




Nguồn tin từ các DN kinh doanh siêu thị điện máy cho biết, siêu thị điện máy Best Carings tại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP Hồ Chí Minh vừa phải đóng…

Chỉ số sản xuất, tổng mức bán lẻ và tồn kho hiện nay thể hiện được phần nào sự suy yếu về “sức khoẻ” của thị trường, “sức mua” của người dân và “tình trạng” của chính các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đó.


Không thuộc bài, cảm hứng lãng mạn mà không suy xét, gom trứng bỏ vào một rọ… là 3 trong những căn bệnh hiểm nghèo khiến doanh nghiệp dễ tử v…
Kết cục xấu nhất của một doanh nghiệp trong lúc kinh tế khó khăn hiện nay là tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, điều tưởng là quy luật ấy lại không thể làm được…

Lượng nhà đất đăng ký bán theo diện phát mãi đang tràn ngập ở các trung tâm môi giới với giá rẻ hơn nhiều so với thị trường, tuy nhiên không được mặn mà chào đón vì khách sợ rủi ro.
Đại hạ giá bất động sản để kích cầu



SGTT.VN - Lượng người đến đăng ký thất nghiệp tại trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM trong những tháng đầu năm 2012 tăng đột biến.

‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Thông tin về tình hình người lao động khó tìm việc làm và số lượng lớn các DN đã và đang buộc phải giải thể, phá sản ảnh hưởng trực tiếp đến cô…

Trong một gia đình, nếu cha mẹ làm ăn thất bại thì cả đàn con nheo nhóc; trong một doanh nghiệp, giám đốc mà làm ăn bết bát thì hằng trăm công nhân lao đao. Tuy nhiên, điều đó cũng không nguy hiểm bằng trong một quốc gia, những đơn vị được ưu ái giao vốn, giao tài nguyên, giao trọng trách “chủ đạo” mà lại cứ liên tục đi sai đường thì con thuyền kinh tế đất nước sẽ trôi về đâu?
Theo Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số 3,3% được công bố trước đó. – Đầu tư – Báo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu


Thanh tra Chính phủ đã phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế với số tiền lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng ở Tập đoàn Sông Đà và PVN.
Sai phạm tại Petro Vietnam và chuyện “hồi tố trách nhiệm”
NGHỆ NHÂN VnEconomy
Khái niệm “hạ cánh an toàn” vẫn được công luận nói đến khi đề cập đến những trường hợp quan chức nghỉ hưu hoặc chuyển công tác..
(Tamnhin.net) - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục những tồn tại, khuyết điểm nêu tại kết luận thanh tra Chính phủ.




TP - Trong khi các thuỷ điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãi lớn, nhưng tập đoàn này lại chây ỳ trong việc nộp phí dịch vụ môi trường rừng...
-Gỡ nút thắt cho ngành điện - Sau hơn một năm thực hiện, Quy hoạch sơ đồ điện VII đã bộc lộ một số “nút thắt” dẫn đến nguy cơ một số dự án nguồn và lưới điện có khả năng không đáp ứng tiến độ.

-Luật sư của Vinashin xác nhận chủ nợ rút đơn kiện VnEconomy

‎(NLĐO) – Không phải hằng trăm mà là hàng nghìn, mấy chục nghìn tỉ đồng bị các “đại gia Nhà nước” hô biến không còn tăm hơi. Những khoản tiền ấy đi đâu thì không nói ai cũng biết nhưng nó được che chắn bằng một mỹ từ mà gần đây người ta hay dùng. Đó là “thua lỗ…

Tập quán “lời ăn, lỗ dân chịu” hình như đang ngày càng rõ nét hơn ở doanh nghiệp nhà nước
-Đầu tư hạ tầng theo hình thức BOT đang bế tắc
(TBKTSG Online) – Ngày 14-4, cầu Sài Gòn 2 sẽ được khởi công sau gần 2 năm nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư. Việc chuyển từ hình thức đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) sang hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) đã cho thấy hình ...-



-Năm 2011:  hubpages World's Worthless Fiat Currency List

Danh sách các quốc gia có đồng tiền giá trị thấp nhất thế giới:
1. Somalia
2. VIETNAM
3. São Tomé and Príncipe
4. Iran
5. Indonesia
6. Laos
7. Guinea
8. Zambia
9. Paraguay
10. Sierra Leone

--



-------

Tổng số lượt xem trang