Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Bạc Hy Lai Trong Sa Lậu

-Nguyễn-Xuân Nghĩa Ngày 120420

"Đồng thuận Bắc Kinh" bỗng rung rinh vì Trùng Khánh....
 * Tuyên thệ trung thành hay huơ quyền thách đảng? *

Như dòng cát chảy trong cái bình đồng hồ, mà dân Tầu gọi là "sa lậu", vụ án Trùng Khánh - hay chuyện Bạc Hy Lai ngã ngựa và bà vợ là Cốc Khai Lai có khi vào tù - tiếp tục nhỏ xuống và tràn ra những tin ghê người về sự nghiệp và hành vi của cựu Bí thư Trùng Khánh cùng gia đình.

Tuần trước, trong bài "Trùng Khánh Trùng Trùng" cột báo này đã trình bày bối cảnh của nội vụ và suy đoán về lý do thật khiến Bạc Hy Lai bay chức Bí thư Trùng Khánh rồi bị đuổi khỏi Bộ Chính trị cùng Ban Chấp hành Trung ương đảng Khoá 17. Lý do thật là sự chọn lựa sinh tử của đảng Cộng sản Trung Hoa về chiều hướng lãnh đạo trong tương lai. Chuyện ấy nay đã rõ.

Nhiều dịp trước đó, người viết cũng giới thiệu và phê bình mô hình phát triển của thành phố Trùng Khánh, có thời xem là mẫu mực và còn được sáu trong chín Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ngợi khen. Nó giúp Bạc Hy Lai trở thành khuôn mặt sáng của thế hệ lãnh đạo thứ năm, sẽ thăng quan tiến chức trong Đại hội 18 sắp tới.

Chuyện ấy cũng đã xong khi lãnh đạo Bắc Kinh đang cho điều tra lại tình trạng tham ô và nợ nần của Trùng Khánh lẫn hành tung của Bạc Hy Lai khi còn là Bí thư tỉnh Liêu Ninh hiu quạnh rồi Bộ trưởng Thương mại rất nổi cộm.

Nhưng, ngoài các chi tiết hấp dẫn được phanh phui, người ta còn cần nhìn ra nhiều chứng tật bẩm sinh của mô thức chính trị Trung Quốc mà bên ngoài gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh", hay "Beijing Consensus". Từ nguyên thủy, xin nhắc lại rằng đó là một chữ do doanh nghiệp du thuyết – chuyên về "lobby" – của Henry Kissinger đặt ra từ năm 2004 với dụng ý ngợi khen và gây ấn tượng tốt đẹp về mô thức Trung Quốc so với các mô thức khác.

Trong hoàn cảnh khó khăn chung từ bốn năm nay của các nước đi theo kinh tế thị trường, chính trị dân chủ và xã hội cởi mở - chủ yếu là ba khối kinh tế Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản - giải pháp chủ động phát triển với vai trò lãnh đạo của nhà nước có thể đạt kết quả khả quan hơn, như trường hợp Trung Quốc, với mức tăng trưởng tột bậc.

Vì vậy, mô thức Trung Quốc có sức cám dỗ rất cao cho nhiều quốc gia chậm tiến và các chế độ độc tài. Thậm chí, việc nhà nước can thiệp nhiều hơn vào thị trường cũng được nhiều nước dân chủ đề cao, như ta đang thấy ngay tại Hoa Kỳ, với chủ trương của Chính quyền Barack Obama và đảng Dân Chủ.

Nhưng chuyện Bạc Hy Lai đang chết kẹt trong cái bình sa lậu là cơ hội cho chúng ta nhìn lại tất cả....


***


Trước hết, trên nguyên tắc, khi được đề cử vào Bộ Chính trị, 25 người cầm đầu đảng Cộng sản Trung Hoa đều mặc nhiên cam kết là khi nào họ còn tại chức thì bản thân không liên hệ vào bất cứ một cơ sở kinh doanh nào. Lý do lý tưởng ở đây là nhờ vậy, họ có thể ở vào vị trí khách quan để thẩm xét những chọn lựa chiến lược về quốc kế dân sinh, chứ không vì tư lợi.

Trong thực tế, gia đình và thân tộc của họ vẫn có quyền và nhờ đó có cái thế tham gia vào việc kinh doanh trong một hệ thống kinh tế mà các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo và được ưu đãi. Nhưng trên nguyên tắc, đám thân tộc này vẫn được gọi là "tư doanh" và còn được giới đầu tư quốc tế ve vãn qua các công ty môi giới, hay doanh nghiệp thuyết khách, và các tay cò mi quốc tế.

Doanh gia Neil Heywood bị tình nghi là đánh độc dược bằng thạch tín là một loại cò mồi đó – mà vẫn chỉ là cò con – và thi hài được lật đật hoả táng, cho đến khi Giám đốc Công an Trùng Khánh phanh phui làm Bạc Hy Lai và gia đình ngã ngựa.

Hiện tượng Bạc Hy Lai, con trai của Bạc Nhất Ba, một trong "bát đại nguyên lão" – các đồng chí cách mạng thời Mao Trạch Đông – hay bà vợ là Cốc Khai Lai, con gái của một viên sĩ quan lừng danh năm xưa khi "cho Việt Nam một bài học" năm 1979, cùng nhiều nhân vật khác trong "Thái tử đảng" không là hy hữu mà là quy luật.

Khi vụ Trùng Khánh đổ bể, người ta biết thêm về vai trò "doanh gia" của anh và em Bạc Hy Lai như Bạc Hy Dũng, Bạc Hy Thành, hay các chị em của Cốc Khai Lai là Cốc Hoàng Giang, Cốc Hoàng Ninh, v.v.... Nào chỉ có vậy, con cháu những Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng – công trình sư của vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989 – hay rất nhiều lãnh tụ khác trong khu Trung Nam Hải, kể cả Ôn Vân Tùng, con trai của Tổng lý Quốc vụ viện là đương kim Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đều là loại doanh gia thành công và rất được quốc tế trọng vọng.

Sự cấu kết giữa "tư doanh" có thế lực và quan hệ với các tập đoàn nhà nước trong một chế độ tư bản nhà nước tất nhiên dẫn đến "chủ nghĩa tư bản thân tộc", "crony capitalism", một ấn bản hiện đại hơn của quy luật châu Á nay hết là độc quyền Á châu: một người làm quan cả họ được nhờ.

Đấy là sự bất công của hệ thống tư bản nhà nước "với màu sắc Trung Hoa" hay "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" vì tạo ra một sân chơi bất bình đẳng. Nhưng... nhập gia tùy tục, tư bản quốc tế vẫn nhảy vào sân chơi đó với cái đòn bảy là mối quan hệ cùng thân tộc của lãnh đạo.

Nhiều người còn tô màu ngũ sắc cho sự cấu kết mờ ám bằng khẩu hiệu "Đồng thuận Bắc Kinh".

Điều mà người ta ém nhẹm bên dưới là nhìn từ quan điểm quyền lợi của bá tánh hay sự vững bền của mô thức phát triển, các nhóm quyền lợi đó tác động vào sự chọn lựa của lãnh đạo ở trên. Họ thực tế cản trở việc cải cách và đưa xứ sở vào "bẫy xập" là điều mà chính đám trí thức của chế độ đã báo động: Trung Quốc hết dám cải cách khi chiến lược phát triển đã đi hết giới hạn của sự vận hành khả quan từ 30 năm qua. Nay đang bị nguy cơ khủng hoảng!

Đấy là lúc không nên thoái lui về chủ trương bảo thủ của Mao Trạch Đông do Bạc Hy Lai minh diễn với sự hùng hồn của một nghệ sĩ. Nhưng vấn đề không chỉ có khía cạnh kinh tế chính học học nhờ nhờ màu đỏ như vậy!


***


Vấn đề sâu xa hơn thế: với quyền lực tuyệt đối của đảng và con mắt tinh tường của Ban Kỷ luật Trung ương, cơ chế tối cao về nhân sự và kỷ cương trong đảng, còn cao hơn cả Ban Tổ chức Trung ương lẫn Ban Chính pháp Trung ương, vì sao một nhân vật như Bạc Hy Lai đã có thể vọt lên như ngôi sao băng?

Phải chăng, thành tích hay tỳ vết của họ Bạc khi còn là Bí thư tỉnh Liêu Ninh rồi Bộ trưởng Thương mại trước khi về lãnh đạo Trùng Khánh năm năm về trước là những gì mà ở trên không biết? Hoặc đã biết một cách lệch lạc nên mới sớm đề bạt và còn ngợi ca? Bây giờ Ban Kỷ luật mới lại mở cuộc điều tra - mà càng điều tra càng thấy giật mình.

Tệ nạn tham nhũng của họ Bạc đã có từ thời ở Liêu Ninh và thành tích "đả hắc" tại Trùng Khánh – diệt trừ các tổ chức tội ác của xã hội đen –  đã che giấu nạn thụ tiêu đối lập và cấu kết với mafia! Ngoài Bạc Hy Lai, còn những ai khác ở nơi khác có thể đang ở trong trường hợp này?

Nếu Vương Lập Quân không bò ra và bỏ chạy vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô để tìm cõi sống, thì trung ương có biết không? Mà có bao giờ mà người dân được biết không?

Ngoài cái nạn tư bản thân tộc và việc kiểm tra nhân sự, chuyện thứ ba, còn gai góc hơn cho "Đồng thuận Bắc Kinh" là việc chuyển giao quyền lực.


***


Với cái nhìn lạnh lùng về mọi cuộc đấu tranh giành quyền lực ở mọi thời, mọi nơi, người ta đều phải có thể kết luận một cách phiến diện rằng vụ Bạc Hy Lai là một biểu hiện của chuyện tranh quyền.

Có thể họ Bạc được hậu thuẫn của Trưởng ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang - cựu Bộ trưởng Công an, nay là nhân vật thứ chín trong Thường vụ Bộ Chính trị, cầm đầu cơ chế của trung ương chỉ huy cả hai bộ Công an và An toàn Quốc gia - hoặc một số tướng lãnh, kể cả con trai duy nhất còn lại của Lưu Thiếu Kỳ là Tướng Lưu Nguyên, nhưng lại gặp trở ngại từ nhiều nhân vật lãnh đạo khác trong Bộ Chính trị. 

Họ là những ai? Chúng ta khó biết được.

Có thể là Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hay Hạ Quốc Cường, Trưởng ban Kỷ luật Trung ương, là những người thuộc lớp lãnh tụ sắp về hưu. Hay Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, là hai người sẽ lên thay thế cặp Hồ-Ôn. Hoặc Bí thư Quảng Đông là Uông Dương, một cựu Bí thư Trùng Khánh và nhân vật đang hy vọng ngồi vào ghế "thất hiền", bảy Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sau Đại hội 18.

Xuyên qua đó, ta có thể đoán ra một số thế lực bên trong "cái đa số thầm lặng" này.

Nhưng hãy nhìn sân khấu chính trị Trung Quốc trong viễn cảnh sâu xa hơn.

Từ năm 1981, Đặng Tiểu Bình đề ra nguyên tắc đồng thuận là tập thể lãnh đạo phải giữ vẻ thống nhất – không công khai hóa những dị biệt về quan điểm hay chủ trương – và tuyệt đối gạt bỏ tệ sùng bái cá nhân như dưới thời Mao. Ông ta cũng đề ra nguyên tắc chuyển giao quyền lực một cách ôn hoà khi lãnh đạo chọn trước những người sẽ lên thay thế trong thập niên tới.

Vậy mà họ Đặng đã tuột tay trong vụ khủng hoảng Thiên An Môn năm 1989 khiến mấy ngàn người bị tàn sát và đương kim Tổng Bí thư là Triệu Tử Dương bị quản thúc tại gia cho đến chết.

Lần đó, các tướng lãnh đã được điều vào thay thế Quân khu Thủ đô để dẹp loạn tại Bắc Kinh. Nhờ đó, Giang Trạch Dân và Kiều Thạch cùng Lý Bằng đã lên ngôi, trong khi cũng theo ý họ Đặng mà chọn trước Hồ Cẩm Đào sẽ lên thay thế trong Đại hội 16 vào năm 2002. Nhưng rồi từ 1991, Trung Quốc đã bảo đảm được sự chuyển quyền tương đối êm ả trong hai chục năm.

Thế rồi vụ Bạc Hy Lai bị đột ngột hạ bệ cho thấy nhược điểm của lối tuyển chọn âm thầm đó. 

Có âm thầm là có mờ ám! Sự mờ ám này làm đảng Cộng sản Trung Hoa đang bị khủng hoảng khi chuyển giao lãnh đạo cho thế hệ thứ năm và chuẩn bị người thay thế trong thế hệ lãnh đạo thứ sáu.

So sánh với tiến trình tranh cử ồn ào, tèm lem và đầy bất ngờ của các nền dân chủ, sự ổn định ở bề mặt của mô thức Trung Quốc mới là một bất trắc sinh tử! Sinh tử nhất, nếu ta không mắc bệnh quên trí nhớ là vụ Thiên an môn bùng nổ vì một nguyên nhân đầu tiên: dân chúng biểu tình phản đối nạn tham nhũng và mối lo về lạm phát. Chuyện đấu tranh cho dân chủ chỉ là hậu quả, đến sau.... Sinh tử vì tham nhũng hay lạm phát cũng đang là mối lo hiện đại của lãnh đạo vì là sự bất mãn của quần chúng.

Vấn đề ấy dẫn ta về hiện tại là chuyện thứ tư là sự đổi thay của xã hội.


***


Khi Đặng Tiểu Bình còn tại thế, xã hội Trung Quốc chưa lãnh cuộc cách mạng tín học và làn sóng thông tin có thể gọi là vô cương, không biên giới.

Nhờ khả năng bưng bít thông tin và tuyên truyền có định hướng, các lãnh tụ ở trên đã có thể âm thầm và nham hiểm kiểm soát nhận thức của mọi người như những đạo diễn có tài, vì mọi diễn viên trong hậu trường đều theo sát kịch bản đồng thuận đã được tập thể chọn lựa. Nhưng qua thế kỷ 21, hiện tượng thông tin vô cương và mạng lưới xã hội điện tử toàn cầu đã đảo lộn trò chơi hắc ám này.

Khi nội vụ đổ bể từ hôm mùng bảy Tháng Hai – là lúc Vương Lập Quân đồng ý ra khỏi toà Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô để được giải về trung ương là Bắc Kinh thay vì có thể bị tay chân họ Bạc thủ tiêu ngay tại Trùng Khánh – làn sóng thông tin đã phá vỡ những bức vách ngăn cách của lãnh đạo.

Ban đầu, các lãnh tụ Bắc Kinh còn tương kế tựu kế mà cho loan truyền một số tin tức có chọn lọc và dụng ý về Vương Lập Quân rồi Bạc Hy Lai. Nhưng trong hai tháng liền, qua các mạng thông tin chằng chịt ở trong và ngoài Trung Quốc, làn sóng đó đã gây phản tác dụng theo đúng quy luật "lộng giả thành chân": có nơi loan tin về nguy cơ đảo chánh quân sự và có nơi phát động phong trào đề cao Mao Trạch Đông – để bênh vực Bạc Hy Lai.

Chuyện đồng thuận và âm thầm bỗng dưng chấm dứt và nhiều người loan tin trong các blog bị cầm tù. Vì trò chơi của trung ương lại mở ra nguy cơ tranh luận công khai không chỉ trên thượng tầng mà ngay trong quần chúng và cả... quân đội.

Kết cuộc thì y như trong vụ Lâm Bưu tử nạn năm 1971 sau một vụ đảo chánh hụt và bị phản đảo chánh, các tướng lãnh phải lên tiếng thề bồi là Quân đội Giải phóng vẫn tuyệt đối trung thành với đảng! Chu Vĩnh Khang cũng giương tay thề thốt không kém.


***


Khi nhìn lại toàn vụ, từ chuyện tư bản nhà nước, tư bản thân tộc đến tham nhũng và tranh quyền, từ việc kiểm tra nhân sự đến tuyển chọn lãnh đạo và điều hướng dư luận, mô thức Trung Quốc hay cái gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh" chỉ là bi kịch của xã hội đen khoác áo đỏ.

Xét cho cùng thì cũng chẳng khác chi tuồng hát đang tưng bừng ở Hà Nội. 


-Bạc Hy Lai Trong Sa Lậu



-.- Trùng Khánh Trùng Trùng   –   (Dainamax).

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 120412

Khi Bạc Ông Bạc Bà Cùng Ngã Ngựa....  


 * Mưu thuật Trung Hoa: Lột Bà để hại Ông *



Trong giây phút lãng mạn, người viết này có mơ đến ngày về hưu thì sẽ... viết kịch! Nhưng coi như chuyện ấy khó thành vì những gì được thấy từ Trùng Khánh, dù chỉ một phần, cũng có thể khiến thiên tài Shakespeare, tác giả Bi kịch Macbeth, phải giải nghệ. Vì tưởng tưởng chưa tới....  Người viết tầm thường này đành trở lại nghiệp bình luận, nói chuyện về Trùng Khánh và vụ Bạc Hy Lai ngã ngựa.



Trước hết là về bối cảnh, tiền trường và hậu trường...

Mùa Thu năm nay, có thể vào Tháng 10, Đảng Cộng sản Trung Hoa có Đại hội khóa 18. Qua "Thập Bát Đại", 2.270 đại biểu của hơn 80 triệu đảng viên sẽ bầu ra Ban chấp hành Trung ương gồm hơn 350 Trung ương Ủy viên và Dự khuyết. Rồi Ban Chấp hành bầu ra Tổng bí thư đảng, và Bộ Chính trị gồm 25 Ủy viên - bên trong có chín người của Thường vụ Bộ Chính trị - và hơn chục ban bệ khác của đảng. Từ đấy mới có những người sẽ lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ, quân đội, v.v... Đấy là mặt tiền. Là dân chủ tập trung, từ dưới lên!

Thực tế nơi hậu trường thì mọi việc phải do Bộ Chính trị của Đại hội 17 chuẩn bị từ trước.

Đại hội năm nay có tầm quan trọng 10 năm mới thấy một lần, là đề cử thế hệ lãnh đạo thứ năm, sau các thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Trong cơ chế quyền lực tối cao là Thường vụ Bộ Chính trị sẽ chỉ có hai người ở lại: Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cương, với hy vọng lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo kể từ đầu năm tới. Hai nhân vật này đã được cân nhắc, chọn lựa và cất nhắc từ Đại hội 16, 10 năm về trước. Cũng theo tinh thần này, Đại hội 18 sẽ cân nhắc và chọn lựa trước những đảng viên trẻ sẽ là thế hệ lãnh đạo thứ sáu, cho 10 năm sau.

Còn lại Đại hội 18 sẽ chọn bảy Ủy viên mới của Thường vụ Bộ Chính trị trong số 25 Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay. Việc đề tử "thất hiền" đó là trận thế của nền dân chủ "với màu sắc Trung Hoa", và theo "định hướng xã hội chủ nghĩa"....

Trong số các Ủy viên Bộ Chính trị có triển vọng được vào Thường vụ có Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh từ gần năm năm trước, sau khi đã là Bộ trưởng Thương mại và Bí thư Liêu Ninh. Bạc Hy Lai là con trai của công thần Bạc Nhất Ba, một trong "bát đại nguyên lão" từ thời Cách mạng dựng nước. Vì xuất xứ đó, Bạc Hy Lai được coi là thuộc "Thái tử đảng". Dù Bạc Nhất Ba từng là nạn nhân của Mao trong cuộc Đại Văn Cách, Bạc Hy Lai vẫn trung thành với đảng và còn đặc biệt tôn sùng Mao Trạch Đông.

Thành tích của Bạc Hy Lai là phát triển thành phố Trùng Khánh có hơn 30 triệu dân lên hạng siêu quần.

Là một trong năm đơn vị hành chánh do Trung ương quản lý, Trùng Khánh khác hẳn bốn thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân hay Quảng Châu, vì bị khóa trong đất liền. Chứ không mở ra buôn bán với thế giới bên ngoài như các tỉnh, thành duyên hải.

Vậy mà nhờ Bạc Hy Lai, Trùng Khánh vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhất khi các tỉnh thành kia đều sa sút vì nạn suy trầm toàn cầu - mà lại khá công bằng đáng kể về lợi tức. Nơi đây, người người đều an vui với tốc độ đô thị hóa rất nhanh mà chả thấy có khiếu kiện về nạn cướp đất và thôn dân còn có vẻ khá giả hơn thị dân. Và Trùng Khánh cũng thu hút được đầu tư ngoại quốc để trở thành một trung tâm sầm uất.

Bí quyết của họ Bạc là trung ương tại Trùng Khánh quyết định mọi việc chi thu hay đầu tư và ban phát phúc lợi chứ không dại gì cho các đơn vị hay doanh nghiệp ở dưới được tự do như trong các tỉnh thành duyên hải miền Đông. Nhờ vậy, người ta nói đến "Mô hình Trùng Khánh", với triển vọng trở thành mẫu mực và thí điểm mà các nơi khác có thể áp dụng.

Ưu thế của Trùng Khánh còn nổi bật ở nỗ lực trị an của họ Bạc.

Là một trung tâm của các tổ chức tội ác, loại "mafia" với màu sắc Trung Hoa, hay các hội kín bí hiểm được gọi là "Tam Hợp", Trùng Khánh được Bạc Hy Lai khai quang: mọi sự cấu kết giữa đảng viên cán bộ cường hào ác bá với tổ chức tội ác của xã hội đen đều bị quét sạch. Đấy là chuyện mà Bạc Hy Lai gọi là "đả hắc" - diệt xã hội đen – dù là khi càn quét như vậy, họ Bạc cũng hơi nặng tay vì nhân đó dẹp hết mọi sự chống đối quyền lực và quyền lợi của mình!

Thủ túc đắc lực và thân tín của họ Bạc trong nỗ lực nhổ cỏ dại là Giám đốc Công an Vương Lập Quân, võ sĩ gốc Mông Cổ được đưa từ Liêu Ninh về. Là bí thư đảng trong bộ máy công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân được cất nhắc lên kiêm nhiệm chức vụ Phó Thị trưởng thành phố.

Với thành tích "phát triển bình đẳng", Bạc Hy Lai còn đề cao tư tưởng công bằng từ gốc, từ họ Mao. Cho nên cùng với thành tích "đả hắc", họ Bạc mở chiến dịch "thanh hồng": đoàn ngũ hóa quần chúng dưới lá cờ đỏ, tiếng ca ái quốc và khẩu hiệu sùng Mao. Không chỉ là một thí điểm phát triển, Trùng Khánh còn có khả năng bảo vệ sự trong sáng của chế độ theo đúng tư tưởng Mao Trạch Đông.

Nhờ vậy, họ Bạc trở thành khuôn mặt sáng của phái "Tân Tả", thành phần thủ cựu nhất. Lại sẵn tư thế là con trai Bạc Nhất Ba, Bạc Hy Lai xây dựng quan hệ tốt với nhiều tướng lãnh, nhất là những người trong Lộ quân thứ 14 do thân phụ thành lập năm xưa. Đó là mặt tiền.

Mặt hậu của họ Bạc cũng là mặt dầy không kém. 

Bạc Phu nhân là luật gia khét tiếng vì đã từng thắng kiện tại Hoa Kỳ. Nhũ danh Cốc Khai Lai, phu nhân ta cũng là con cháu công thần, Tướng Cốc Cảnh Sinh - sĩ quan của trận đánh Việt Nam năm 1979 - họ bên ngoại còn là hậu duệ của danh sĩ Phạm Trọng Yêm nổi tiếng từ đời Tống. Trong khi hoạn lộ của chồng thênh thang mở rộng, Cốc Khai Lai cũng ra sức làm ăn và trở thành khá giả với doanh nghiệp tên là "Horus L. Kai": Horus là tên một nữ thần của Ai Cập thời cổ chứ chẳng tầm thường gì đâu! Có phiên âm thì sẽ ra cái tên rất kỳ, là Hà Lỗ Tư. Hà Lỗ Tư Khai?!

Con trai của hai người là Bạc Qua Qua được gửi qua Anh học trong trường ốc trung học rồi đại học của quý tộc đại gia và nay đang là sinh viên Harvard bên Mỹ. Là con dòng cháu giống, cậu Bạc Qua Qua này học như chơi và chơi hơn quý tộc Âu Châu hay tư bản Mỹ. Với chiếc Ferrari cáu cạnh vừa cắt chỉ - dĩ nhiên phải là màu đỏ - cậu đã từng vào tư thất của Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh mời con gái Đại sứ Jon Huntsman du ngoạn và trước đó, mắng cả cảnh sát!

Báo chí xấu miệng thì nói vậy, chứ sự thật thì Bạc Hy Lai mới xứng là ngôi sao với vẻ mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. 

Mọi người đều công nhận họ Bạc có tư thế và bộ điệu của một nghệ sĩ Tây phương, hoặc chính khách Âu Mỹ. Vốn dòng ngớ ngẩn, truyền thông Mỹ sánh Bạc Hy Lai với Tổng thống John Kennedy. Tài hoa, đẹp trai, ăn ảnh và áo khăn dịu dàng giữa các đồng chí xám xịt trong bộ điệu cứng ngắc với nét mặt nghiêm và buồn! Bạc Hy Lai chuẩn bị sự nghiệp trở thành "thất hiền" như người đang tranh cử tại Mỹ vậy! Với rất nhiều màu sắc tôn sùng cá nhân.

Đó là về bối cảnh. 

Thế rồi một buổi chiều.


***


Hôm mùng sáu Tháng Hai, trùm công an là Vương Lập Quân bỗng dưng giả dạng thường dân, đi xe mang số ẩn tế, từ Trùng Khánh qua thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên vào thẳng tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Một ngày sau ông mới trở ra và được công an dàn chào ở ngoài rồi đưa đi mất biến. Chính thức là được "an dưỡng" tại Bắc Kinh vì lao lực. Thực tế là bị điều tra.

Nội vụ đổ bể vì có tin là Vương Lập Quân vào sứ quán Mỹ xin tỵ nạn, đem theo nhiều hồ sơ mật liên quan đến chuyện tham ô và tội ác của thượng cấp cùng gia đình.

Hiển nhiên là ở cấp bậc đó, họ Vương cũng biết rằng Chính quyền Barack Obama và Bộ Ngoại giao Mỹ không thể đáp ứng đòi hỏi đào tỵ này. Huống hồ là sau đó có mấy ngày Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lại chính thức thăm viếng Hoa Kỳ. Nhưng, chắc là viên Giám đốc Công an này lâm vào đường cùng và lo cho tính mạng vì cũng biết là đã đụng vào cái vẩy ngược của con rồng bạc.

Sau đó là một trận lụt về tin tức, tin đồn và những quyết định quái lạ.

Hôm 15 Tháng Ba, ngay sau 10 ngày của Hội nghị kỳ Năm của Quốc hội khóa 11 vào Tháng Ba, Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh. Rồi Thứ Hai mùng chín vừa qua, ông bị đuổi ra khỏi - lần lượt - Bộ Chính trị và Trung ương đảng. Lý do là "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" - diễn giải theo lối khán giả ngồi xem vở hát bội này là "tham nhũng".

Thông báo chính thức của Bắc Kinh còn cho biết Bạc Phu nhân là Cốc Khai Lai cũng bị câu lưu – ngôn từ chính thức là "giao cho công lý" – vì liên hệ đến một vụ án mạng.

Sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai coi như kết thúc.

Chuyện tù tội của Bạc Ông và Bạc Bà có thể đã bắt đầu, theo thứ tự điều tra lần lượt của ban Kỷ luật Trung ương, rồi công an, sau đó mới đến toà án. Những chuyện này có lẽ ngày nay ai ai cũng đã biết. (Từ mấy tháng nay, người viết đã nhiều lần có dịp trình bày về "Mẫu mực Trùng Khánh" và Bạc Hy Lai nhưng vẫn phải nhắc lại ở trên vì chuyện này quá sức rắc rối)


Sau đây mới là lời bàn....

***


Bạc Hy Lai có một hai người thân tín, trong đó một doanh gia người Anh, có thể là quản gia và ông cò về kinh doanh cho Cốc Khai Lai. Quản gia khi lo cho cậu ấm Bạc Qua Qua qua Anh vào học loại trường mà thường dân có khi phải ghi danh từ khi... vừa ra đời mà chưa hy vọng. Và ông cò là khi thu xếp việc giới đầu tư gặp gỡ Bạc Bà. Thế rồi vì chuyện "quân phân bất tề", nôm na là chia chác không đều, mà ông Neil Heywood này bỗng đột tử vì uống rượu dù chẳng là tay nghiện rượu. Và thi hài được công an Trùng Khánh lập tức hỏa táng mà khỏi cần giảo nghiệm.

Vương Lập Quân có thể đã có chứng cớ về quan hệ bất chính của họ Bạc với các tổ chức tội ác mà còn cho thượng cấp biết rằng mình nghi là có bàn tay của bà nhà trong cái chết của Neil Heywood.

Sau những biến động Tháng Hai của vụ Vương Lập Quân muốn đào thoát, và những tin đồn về cái chết mờ ám của Neil Heywood, Chính quyền Anh bèn yêu cầu Bắc Kinh mở cuộc điều tra. Nhờ vậy, người ta còn biết là trước khi vào toà Tổng lãnh sự Mỹ, Vương Lập Quân đã tính vào tòa Tổng lãnh sự Anh và sau đó mới gõ cửa Hoa Kỳ. Và trước khi Neil Heywood chuyển sang từ trần thì đã tỏ vẻ âu lo cho an ninh và tính mạng của mình vì nằm trong tầm nhắm của Bạc Bà.

Bi kịch Bạc Hy Lai vì vậy có đầy đủ kích thước quốc tế của truyện gián điệp chính trị giả tưởng. Nhưng đó là chuyện nhàm, ở ngoài da.

***

Chuyện sâu xa hơn nằm ở khía cạnh quốc nội.

Ngay sau khi Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh đã có tin đồn là họ Bạc đã tính cùng với Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nhân vật thứ chín trong đảng và là Trưởng ban Chính pháp Trung ương, tiến hành đảo chánh. Ban Chính pháp Trung ương thực tế chỉ huy hai bộ phận là nội vụ (Bộ Công an) và an ninh tình báo (Bộ Quốc an hay An toàn Quốc gia). Chu Vĩnh Khang là người đến lúc cuối vào Tháng Ba, duy nhất trong đám "thất hiền", vẫn tìm cách cứu lấy sự nghiệp Bí thư Trùng Khánh của Bạc Hy Lai. Họ Chu sẽ ra đi sau Đại hội 18 và có lẽ chuẩn bị cho họ Bạc sẽ kế nhiệm trong vai trò trùm cớm và trưởng lưới tình báo trung ương.

Nếu hai họ Chu và Bạc lại cùng một số tướng lãnh tính chuyện "quốc sự" ngay trước Đại hội 18 thì quả là nghiêm trọng.

Người ta khó biết được sự thật trong nền dân chủ tập trung đặc quánh như vậy.

Nhưng lãnh đạo không thể yên tâm. Sau khi họ Bạc mất chức Bí thư Trùng Khánh, dân chúng đồn đãi linh tinh trên mạng, nhiều phe nhóm cực tả hay Maoít - trong cánh Tân Tả của họ Bạc - còn bênh vực đường lối Mao Trạch Đông và thành tích của Bạc Hy Lai tại Trùng Khánh. Mà chuyện ấy vẫn xảy ra sau khi Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phát biểu trước Quốc hội hôm 14 Tháng Ba, rằng thành quả của Trùng Khánh là của nhiều cơ sở hành chánh – không của riêng Bạc Hy Lai – và rằng Trung Quốc đang gặp nguy cơ khủng hoảng như trong cuộc Cách mạng Văn hoá Vô sản Vĩ đại thời 1966-1976. Một lời cảnh báo cực kỳ nghiêm trọng khi được công khai hóa.

Truyện trinh thám của xã hội đen dưới lá cờ đỏ bỗng thành chuyện quốc sự. Quốc sự ở chỗ nào? 


***


Cho tương lai trước mặt, lãnh đạo Bắc Kinh hay Bộ Chính trị có ba ngả đường.

Cải cách hơn nữa, kể cả kinh tế lẫn chính trị. Đó là chủ trương của một số người, nhất là thị dân và trí thức, trong đó có Bí thư tỉnh Quảng Đông là Uông Dương, người cũng hy vọng bước vào cõi "thất hiền". Ngả thứ hai là trở lại đường lối cào bằng và tập trung quyền lực theo kiểu Mao Trạch Đông. Họ Bạc đang nắm lá cờ đó, với hậu thuẫn của nông dân, một số sĩ quan hay những đứa trẻ đang tập sự làm Vệ binh đỏ. Ngả thứ ba là hãy cứ từ từ mà tính, dù có gì thì phải giữ nguyên trạng, chứ đứng tiến quá ra thành phố mà cũng chẳng lùi vào nông thôn. Hãy trung dung và "kiến cơ nhi tác".

Thật ra, ngoài áp lực dù sao vẫn vô hiệu của quốc tế, phe cải cách này vẫn chưa đủ mạnh và nhóm chủ trương bảo vệ nguyên trạng vẫn có thể dung hoà hoặc xử lý được. Chứ phe thủ cựu theo kiểu "Tân Tả" có khi lại là vấn đề. Và nếu chặt lá cờ đầu trong tay họ Bạc, triều đình ở trên có thể bị loạn. Vì vậy, Bạc Hy Lai phải ra đi.

Nhưng không như là nạn nhân của một vụ đấu tranh chính trị mà vì dính líu đến cái tội rất phàm, chẳng ai dung tha được: tội sát nhân!

Không chỉ đốn ngã Bạc Ông, Bộ Chính trị và đa số theo chủ trương bảo vệ nguyên trạng, phải dìm Bạc Bà xuống rãnh. Dù Mao có sống lại thì chẳng ai còn bênh vực nổi những kẻ đã tham ô, có quan hệ với tổ chức tội ác, lại còn can dự vào một vụ giết người. Mà là người ngoại quốc, của xứ Hồng mao!

Cho nên chiến dịch thanh quang Trùng Khánh có thể là kết quả của một quyết định chiến lược về tương lai.

Nhưng tại sao người viết lại suy đoán như vậy?

***


Vì cùng lúc có tin họ Bạc ngã ngựa và mất cả yên cương lẫn cái phao rất mềm ở nhà, Trùng Khánh bỗng dưng có biến!

Cả vạn người trong quận Vạn Thịnh ở ngoại thành Trùng Khánh tại phía Đông Nam đã biểu tình trong hai ngày 10 và 11 và đụng độ với cả ngàn công an. Họ xuống đường phản đối dự án sát nhập Vạn Thịnh vào quận Kỳ Giang, cũng thuộc Trùng Khánh ở phía Nam. Họ phản đối vì dự án sẽ gây thiệt hại cho kinh tế và phúc lợi của Vạn Thịnh vốn có dân số gần ba mươi vạn, chỉ bằng một phần ba của Kỳ Giang. Ngẫu nhiên sao, người khởi xướng dự án sát nhập này lại là Bạc Hy Lai!

Khi chính người dân Trùng Khánh lại biểu tình chống lại một chủ trương của họ Bạc thì ta phải hiểu rằng "quần chúng đã lên tiếng".

Nghĩa là từ truyền thông ở trên đến quần chúng ở dưới đã được huy động để hoàn toàn đưa Bạc Hy Lai, gia đình cùng phe cánh vào cửa sau của lịch sử, là chữ văn hoa để nói về đồng rác.

Bạc Ông và Bạc Bà đều có bản lãnh ghê người, mà không thể lọt qua kẽ tay của đảng chỉ vì tham vọng đã dẫn tới sự chủ quan nguy hiểm cho cả bản thân lẫn trung ương. Sau những vụ thanh trừng và tàn sát năm 1989, lần này, đảng Cộng sản lại biểu diễn một chiêu ngoạn mục khác. Rợn người.

Bi kịch về tham vọng trong vở Macbeth mới chỉ là trò vui của Tây phương mà thôi.
 -
Đồng thuận Bắc Kinh bị rạn nứtBeijing's Cracked Consensus (Foreign Affairs 18-4-12) ◄
Lùm xùm ở Bắc Kinh: China's Leadership Shift in Disarray (CFR 19-4-12) -- P/v Liz Economy
Bắt bớ liên quan đến vụ Bạc Hi Lai: Dozens under arrest in China in connection with Bo Xilai scandal (Telegraph 18-4-12)
Bạc Hi Lai và chủ nghĩa gia đình trị: Bo’s downfall sheds light on nepotism (FT 18-4-12) -- The next stage of socialism is mafia-nepotism!  Yes sir! ("Socialism with Chinese (or...) charactristics" to be followed by "nepotism with Sicilian characteristics"!  Ha Ha Ha!)



Chính trị Trung QuốcThe Paranoid Style in Chinese Politics (Project Syndicate 17-4-12) -- Minxin Pei

Ba câu hỏi cho Bắc Kinh (hậu Bạc Hi Lai)Three Questions for Beijing (WSJ 160-4-12) -- Good piece by Minxin Pei ("The current system favors politicians with powerful patrons, little talent and no scruples"  Đó chẳng phải là việc xảy ra ở Việt Nam hay sao?)

Vụ Bạc Hi Lai - Neil Heywood: The dangerous connections of an Old Harrovian (Independent 15-4-12) -- Hai bài này của Michael Sheridan làhay nhất (tiếc là chỉ cho subscribers): Murder and power, Chinese style (Sunday London Times 15-4-12) Thuốc độc là potassium cyanide:Cyanide killed Briton in China power struggle (Sunday London Times 15-4-12) -- Sheridan cũng có một câu động trời (lần đầu tiên tôi được nghe!): Cốc Khai Lai là bồ của Neil Heywood!
Vụ Bạc Hi Lai - Bình luận của Will Sutton (rất hay!)Beyond the scandal lies a crisis at the heart of China's legitimacy (Guardian 14-4-12) Tôi đã có bài điểm sách của Will Hutton: Đọc “Tương lai đã hẳn: Trung Quốc và phương tây trong thế kỷ 21” của Will Hutton (Diễn Đàn 10-3-2007)
Bạc Hi Lai - Ôn Gia BảoWen Jiabao promises crackdown on corruption in China (Guardian 15-4-12) -- Bài này cũng rất hay!
Vụ Bạc Hi Lai - Tân tả phản ứngFans of Bo Xilai rally to ousted chief in China (WP 14-4-12)

Vụ Bạc Hi Lai: Death in China Alarmed Some U.K. Officials (WSJ 14-4-12)
Hậu Bạc Hi LaiChina: Stranger than faction (FT 13-4-12) -- Bài này rất hay!!! ◄ Bài này cũng hay: Party May Be Long-Term Loser in Chinese Scandal (NYT 13-4-12) Chinese army leaders join call for unity after Bo Xilai’s dismissal (WP 14-4-12)
Quan hệ Mỹ- Trung, hậu Bạc Hi LaiU.S. Keeping Close Eye on Chinese Upheaval (WSJ 14-4-12) -- Sau vụ Bạc Hi Lai, Trung Quốc sẽ cứng rắn hay mềm dẽo hơn?



Vụ án Cốc Khai Lai – Bạc Hy Lai: Mỹ quan tâm đến Vương Lập Quân (PLTP).  – Bộ Ngoại giao Mỹ: Con trai Bạc Hy Lai đang tự do ở Mỹ   –   Thành Long có quan hệ gì với con trai cựu quan chức TQ Bạc Hy Lai? (GDVN). – Vụ cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai: 39 người bị bắt giam (NLĐ).   – “Tổ ấm tình yêu” của Heywood và Cốc Khai Lai (Daily Mail/ NLĐ). – Bà Cốc Khai Lai “bị ung thư xương” (Sina/ Standard/ Reuters/ NLĐ).
-
Sóng gió nhà họ Bạc (TN).   - Doanh nhân Anh bị nghi giúp Bạc Hy Lai rửa tiền (VNE). –Sự thật ghê gớm về vợ ông Bạc Hy Lai (VnMedia). – Bạc Hy Lại đối mặt 7 tội danh nghiêm trọng (ĐV).  – Vì sao Neil Heywood bị sát hại? (PLTP).    – Tương lai bất định của Bạc Qua Qua (BBC). – Chân dung quý tử ăn chơi phá giời của Bạc Hy Lai   –   Con trai ông Bạc Hy Lai trở về Trung Quốc? (VOV).

TRUNG QUỐC: SỰ THẤT SỦNG CỦA “THÁI TỬ ĐỎ” Ở TRÙNG KHÁNH basam
Details Emerge on U.S. Decisions in China Scandal -A Chinese official sought asylum at the American Consulate in Chengdu after telling a tale of corruption and murder that has ensnared the Obama administration in a politically sensitive episode.

Tiết lộ thêm thông tin về vụ án của vợ cựu quan chức TQ Bạc Hy Lai  (GDVN). - Thêm nhiều tin đồn vụ Bạc Hy Lai (TN). – Doanh nhân Anh bị vợ Bạc Hy Lai giết vì dọa tiết lộ bí mật(TP). - Ông Bạc Hy Lai ra lệnh đầu độc Heywood ? (NLĐ). – Neil Heywood bị giết vì biết quá nhiều?! (ANTĐ).    - Vợ Bạc Hy Lai hạ độc doanh nhân Anh vì tiền (DV).  – Tình tiết mới trong vụ Bạc Hy Lai: Bà Cốc Khai Lai giết người bằng thuốc độc (VOV).  – Heywood – Cốc Khai Lai: Từ tâm giao thành tử thù (Reuters/ NLĐ).
Neil Heywood Murder: Brit Allegedly Poisoned After Threat To Expose Bo Xilai’s Wife (Reuters/ Huffington).  – Fund Transfer Cited in Inquiry on Death of Briton in China (NYT). –  Neil Heywood ‘killed after argument over Bo Xilai wife’s financial dealings’‎  (Metro). –  Three Questions for Beijing (WSJ).
- Thủ tướng Trung Quốc: ‘Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền’ (VNN).



Quân đội kêu gọi trung thành với ông Hồ – Chu Vĩnh Khang bị cảnh cáo (VietSOH).– Gu Kailai gọi Zhou Yongkang là “trùm đảo chính”  (Đại Kỷ nguyên).
Đức Đại Lai Lạt Ma : Có dấu hiệu chuyển biến chính trị ở Trung Quốc (RFI). – Video mới quay cảnh tự thiêu ở Tây Tạng  (VOA).

----

Tổng số lượt xem trang