Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Chiến tranh với VN: TQ không mất nhiều?

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc--Chiến tranh với VN: TQ không mất nhiều? -
Trung Quốc sẽ dễ dàng giành chiến thắng trên Biển Đông?
Tờ báo mạng Asia Times vừa đăng bài của Jens Kastner, một cây bút ở Đài Loan, cho rằng cái giá cho cuộc chiến của Trung Quốc để tranh giành chủ quyền trên Biển Đông là ‘không lớn lắm’.
Theo tác giả, đã xuất hiện những dấu hiệu rộng rãi từ phía Trung Quốc rằng nước này có thể khởi động các cuộc tấn công quy mô nhỏ ở những vùng biển có tranh chấp vốn được tin rằng có trữ lượng dầu mỏ lớn.

Hậu quả của các cuộc phiêu lưu quân sự như thế đối với Bắc Kinh là có thể chấp nhận được, ông Jens Kastner viết.
Thế bí Malacca
Chỉ tính riêng trong tháng Ba (năm 2012), Bắc Kinh đã khẩu chiến với Seoul về một đảo đá ngầm, với Manila về kế hoạch của nước này xây dựng một cầu cảng và với Hà Nội về động thái xây dựng các giếng dầu khí của Trung Quốc.
Cuộc chiến không chỉ dừng lại ở ngôn từ. Tàu cá của Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc bắt và ngư dân trên tàu bị giam giữ.
Điểm chung của tất cả các vùng biển, quần đảo và đá ngầm xảy ra tranh chấp này là chúng nằm gần bờ biển của các nước tranh chấp khác hơn là gần bờ biển Trung Quốc.
Khi các nhà chiến lược nhắc đến ‘Thế bí Malacca’, ý của họ là các tuyến đường thông thương trên biển của Trung Quốc rất dễ bị tổn thương. Nếu xung đột xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì nguồn cung dầu thô cần thiết để giúp nền kinh tế nước này vận hành có thể bị gián đoạn một cách tương đối dễ dàng ở eo biển Malacca vốn nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
Tàu chiến của Philippines
Hải quân Philippines được nhìn nhận không phải là đối thủ của Trung Quốc
Theo ước lượng của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng nhu cầu của nước này trong hơn 60 năm.
Với việc nước này loan báo chi tiêu quân sự chính thức của họ trong năm 2012 là 100 tỷ đôla và ngân sách thật sự của họ trên thực tế cao hơn nhiều, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc dường như đang trên đường xây dựng sức mạnh cần thiết để đảm bảo công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng của họ diễn ra suôn sẻ.
Các tên lửa đạn đạo chống tàu chiến của họ sẽ khiến cho Washington phải cân nhắc kỹ trước khi đưa lực lượng của họ vào khu vực để cứu nguy cho đồng minh, cũng như các máy bay chiến thuật trên đất liền ngày càng tăng về số lượng và các tên lửa hành trình chứ chưa nói gì tới hạm đội đông đảo các tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa của họ.
Nếu Bắc Kinh tự tin rằng Washington không muốn can thiệp thì quân đội các nước tranh chấp với họ trong khu vực sẽ phải đối phó với máy bay chiến đấu J-15 được đặt trên tàu sân bay đầu tiên của họ, hạm đội tàu hộ tống đang giă tăng nhanh chóng về số lượng cũng như các tàu đổ bộ lưỡng cư hoàn toàn mới và các tàu chở trực thăng có thể nhanh chóng đưa hàng ngàn lính thủy đánh bộ đến các đảo đang tranh chấp.

Ý chí chính trị

Ý chí chính trị cho các kế hoạch quân sự như thế đã được báo hiệu ít nhất một lần. Trong các bài xã luận trên truyền thông nhà nước của Trung Quốc, nhất là trên tờ Hoàn cầu thời báo, khái niệm về ‘tiểu chiến’ đã được tuyên truyền ngày càng nhiều kể từ năm 2011.
Hồi đầu tháng Ba, thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo phát biểu trong cuộc họp Quốc hội rằng Quân đội giải phóng nhân dân nên chuẩn bị sẵn sàng cho các ‘cuộc chiến cục bộ’.
Các chuyên gia mà tờ Asia Times phỏng vấn cho rằng Trung Quốc có thể đạt được các mục tiêu tương lai với các cuộc tấn công quân sự hạn chế.
Ông Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham, nhận định rằng điều này tùy thuộc phần lớn vào việc cuộc tiểu chiến đó là nhằm mục đích gì, nó được tiến hành như thế nào và chống lại quốc gia nào.
Ông Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không là mục tiêu tấn công bất chấp các cuộc khẩu chiến bùng nổ gần đây giữa hai nước sau khi người đứng đầu Cục hải dương Trung Quốc cho rằng đảo san hô Leodo, một đảo ngầm ngoài khơi hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc khởi động một chiến dịch quân sự thậm chí ở mức độ hạn chế nhằm vào Hàn Quốc sẽ là một hành vi hết sức nghiêm trọng mà không ai có thể dung thứ,” ông Tsang nói.
“Hoa Kỳ sẽ phải có lập trường mạnh mẽ và có hành động ngay lập tức tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để áp đặt một lệnh ngừng bắn,” ông nói thêm.
"Tuy nhiên, một cuộc đối đầu quân sự nhỏ đối với Việt Nam hay Philippines để giành chủ quyền các đảo san hô ở Biển Đông là một vấn đề hoàn toàn khác," ông Tsang lập luận.

‘Có thể kiểm soát’

“Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được,” ông nói.
“Nếu cuộc xung đột này không kéo dài và ở mức độ hạn chế thì tác động tức thời sẽ không lớn lắm.”
Tuy nhiên, ông Tsang cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam hay Philippines sẽ càng làm cho các nước Đông Nam Á mong muốn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.
“Nhưng về cơ bản những nước này không thể làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc đang khẳng định mình,” ông nói.
Ông cũng nhận định hiệp ước phòng vệ lẫn nhau giữa Philippines và Hoa Kỳ có thể cũng không giúp cho nước này ‘miễn nhiễm’ trước một hành động quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc.
“Chúng ta cần phải xem các điều khoản trong hiệp ước này. Chính phủ Mỹ cần phải xem xét rằng một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Philippines có phải là một vấn đề an ninh nghiêm trọng mà nước này cần phải đáp trả hay không và họ cũng cần thời gian để quyết định cách đáp trả phù hợp,” ông phân tích.
Một hòn đảo ở Trường Sa
Liệu Trung Quốc có dùng biện pháp quân sự để giành chủ quyền các đảo trên Biển Đông?
“Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu chiến sự xong xuôi trước khi vấn đề được đưa ra Quốc hội (Hoa Kỳ) để bàn thảo,” ông nói.
James Holmes, một học giả về chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ, nhận xét Bắc Kinh có thể dễ dàng không gặp vấn đề gì nếu họ tấn công Philippines hay Việt Nam.
“Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt,” ông phân tích.
“Ưu thế của hạm đội của họ so sánh với hải quân các nước Đông Nam Á và việc trang bị các vũ khí mới đặt dọc theo bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu chiến giúp cho Trung Quốc có khả năng răn đe mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột,” ông nói.

Tác động kinh tế

Ông phân tích rằng Trung Quốc sẽ để dành chứ không triển khai các vũ khí chiến đấu chính của nước này mà chỉ dùng các tàu được trang bị tương đối ít vũ trang và tương đối tầm thường trong lực lượng hải giám của họ.
“Hải quân các nước Đông Nam Á có thể sẽ đối đầu với các tàu chiến này, nhưng họ cũng biết rõ rằng quân đội Trung Quốc sẽ triển khai các sức mạnh hải quân có ưu thế vượt trội nếu họ dám đối đầu,” ông nói.
Mặt khác, các nhà kinh tế cũng không thấy có trở ng̣ại gì lắm trong một cuộc tiểu chiến của Trung Quốc để giành năng lượng với các quốc gia Đông Nam Á.
“Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ trong ngắn hạn – tức là chỉ vài ngày,” ông Ronald A. Edwards, một chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan, cho biết.
“Tuy nhiên việc này chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
Ông Edwards lập luận rằng kết quả của cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 9 ngày giữa Nga và Georgia năm 2008 mà khi đó Nga đã dùng sức mạnh quân sự vượt trội để đẩy Gruzia ra khỏi Nam Ossetia – một hành động bị phương Tây lên án – có thể được tham khảo để tính toán xem liệu kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho một chiến dịch phiêu lưu quân sự hay không.
“Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ so sánh rất hay,” ông Edwards nói.
“Trong khi tin tức về cuộc chiến này trở thành tít ở mọi nơi trong vài tuần thì không có tác động gì đáng kể về mặt kinh tế ở các quốc gia ngoại trừ Georgia vào tháng 8 năm 2008 và sau đó,” ông nói thêm.
BBC sẽ đăng phần trả lời đặc biệt của một số nhà nghiên cứu dành riêng cho BBC quanh câu hỏi một cuộc chiến vì Biển Đông có xảy ra hay không. Mời quý vị đón theo dõi.

'Biển Đông là của chung'
-Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna
Ấn Độ duy trì quan điểm đề cao tự do thông thương trong khu vực
Ngoại trưởng Ấn Độ tuyên bố Biển Đông là tài sản chung của thế giới và không nước nào được đòi thống trị.
Ông S.M. Krishna khi được giới phóng viên hỏi về phản đối của Trung Quốc trước dự án khai thác dầu với Việt Nam tại Biển Đông đã nói: "Ấn Độ duy trì quan điểm rằng Biển Đông là tài sản chung của thế giới".
"Tôi cho rằng các con đường thông thương như vậy không thể bị quốc gia đơn lẻ nào can thiệp."
Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Ấn Độ về hậu quả khi cho tập đoàn ONGC-Videsh tham gia thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông với tập đoàn PetroVietnam.
Tháng 10 năm ngoái, hai tập đoàn nhà nước này đã ký thỏa thuận thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, bắt đầu từ năm 2012.
Việt Nam nói hai lô 127 - 128 nằm hoàn toàn tại bể trầm tích Phú Khánh trong thềm lục địa của Việt Nam và rất gần bờ biển.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước dự án chung Việt-Ấn. Phát ngôn viên Trung Quốc nói đây là hành động “vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.”
Đáp lại cảnh báo của Trung Quốc, Ngoại trưởng Krishna nói Biển Đông cần được chia sẻ giữa tất cả các quốc gia xung quanh.

Hiểu biết chung

Ông Krishna nói: "Điều này đã được Trung Quốc và các nước Asean thống nhất trong các cuộc đối thoại. Ấn Độ trung thành với chủ thuyết cho rằng các con đường thông thương cần được tự do để phát triển thương mại".
Ấn Độ, tuy bác bỏ bình luận cho rẳ̀ng quan hệ Ấn-Trung gần đây gặp căng thẳng, đang tích cực thúc đẩy hiện đại hóa hải quân của mình.
Tháng 1/2012, New Delhi nhận tàu ngầm nguyên tử từ Nga, gây chú ý từ các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.
Không chỉ phản đối Ấn Độ, Trung Quốc còn đe dọa các công ty của nhiều quốc gia muốn làm ăn với Việt Nam trong lính vực dầu khí.
Về phần mình Việt Nam khẳng định tiếp tục các dự án trong lĩnh vực dầu khí, vốn mang lại nguồn thu nhập chính cho nền kinh tế.
Mới nhất, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom vừa tuyên bố tham gia dự án khai thác khí ở Biển Đông, tại nơi mà công ty Anh BP từng phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc.
Thông cáo của Gazprom ra hôm thứ Năm 5/4 cho hay hãng này đã đạt thỏa thuận với PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.
Hai lô này là nơi có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối việc Việt Nam thăm dò khai thác ở khu vực này, mà Bắc Kinh cho là "nằm bên trong hải giới truyền thống" của Trung Quốc.


-Trung Quốc khẳng định không muốn đàm phán với ASEAN về Biển Đông
Hôm nay, 05/04/2012, Bắc Kinh khẳng định không mong muốn đàm phán với Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN về các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa bế mạc ngày hôm qua, tại Phnom Penh, đã cho thấy rõ là khối này không thể đoàn kết, có một lập trường chung để đàm phán với Trung Quốc về hồ sơ này.

Trong cuộc họp báo thường lệ, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi tuyên bố: «
Cách nay 10 năm, Trung Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên – DOC, nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông. Tuyên bố này không nhằm giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích hàng hải tại Biển Đông».

Trong tuyên bố chung kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh ở Phnom Penh, Cam Bốt, các lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN đã bày tỏ mong muốn « tăng cường các nỗ lực » để thực hiện Tuyên bố chung DOC.
Tuy nhiên, theo diễn giải của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, thì điều này cần phải được tiến hành thông qua « các cuộc thương lượng trực tiếp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN », cụ thể là giữa Trung Quốc với từng nước ASEAN có liên quan.
Đại diện của Bắc Kinh nhấn mạnh, « với tư cách là một tổ chức khu vực, ASEAN đã nhiều lần nhắc lại rằng khối này không đưa ra lập trường về tranh chấp, và tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình giữa các nước liên quan ».
Thực ra, tuyên bố của Bắc Kinh không phải là mới lạ. Từ lâu, Trung Quốc vẫn khẳng định chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng thành viên ASEAN có liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh không chấp nhận thương lượng đa phương hoặc quốc tế hóa vấn đề này.

-Giới chức TQ phủ nhận kế hoạch khai thác du lịch tại Hoàng Sa voa--Trung Quốc công khai tuyên bố có kế hoạch du lịch ra Hoàng Sa rfi

PetroVietnam liên doanh khai thác khí đốt với “đại gia” Gazprom
(Dân trí) - Hãng năng lượng lớn nhất nước Nga Gazprom tuyên bố vừa ký thỏa thuận liên doanh khai thác khí đốt với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam). Theo tin từ hãng thông tấn Nga RIA Novosti, Gazprom sẽ nắm 49% cổ phần trong liên doanh ...
Mở rộng hợp tác về dầu khí hai nước Việt Nam-NgaĐài Tiếng Nói Việt Nam
Khuyến khích doanh nghiệp Việt - Nga hợp tác khai thác dầu khíNgười Lao Động
“Đại gia” dầu lửa Nga sẽ cùng Petro Vietnam khai thác khí đốtVnEconomy
Vietnam Plus

Hun Sen nổi giận trước tin Asean chia rẽ
Hun Sen bác bỏ Campuchia chịu áp lực của Trung Quốc về Biển Đông
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Thượng đỉnh AseanThủ tướng Campuchia Hun Sen đã thể hiện thái độ giận dữ trong cuộc họp báo bế mạc hội nghị thượng đỉnh Asean tại thủ đô Phnom Penh của nước này.
Ông bác bỏ thông tin cho rằng Asean đã bị chia rẽ về cách tiến hành các cuộc đàm phán về Quy tắc hành xử chung của các nước tại Biển Đông (COC). Ông cũng phủ nhận Campuchia, với tư cách chủ nhà, đã cố tìm cách đưa vấn đề Biển Đông ra khỏi nghị trình chính thức.

“Có lẽ một số người nghĩ rằng trong suốt Hội nghị thượng đỉnh Asean này đã có sự khác biệt về quan điểm giữa Asean và Trung Quốc. Đó là suy nghĩ sai lầm,” ông nói và cho biết tất cả các bên đều cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.
“Điều làm tôi ghét nhất là họ nói Campuchia bị Trung Quốc gây sức ép. Campuchia là chủ tịch Asean và Campuchia có quyền đưa ra nghị trình,” ông nói thông qua phiên dịch viên.

‘Bất đồng sâu sắc’

Trước đó, trong thông cáo chung của hội nghị, lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á đã cam kết đẩy mạnh các nỗ lực giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc.
Thông cáo này được đưa ra khi Hội nghị thượng đỉnh Asean bế mạc hôm thứ Tư ngày 4/4.
Lãnh đạo 10 nước Asean ‘tái khẳng định tầm quan trọng’của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC và cam kết thúc đẩy hòa bình và hiểu biết lẫn nhau tại vùng biển tranh chấp.
Tổng thống Aquino và Ngoại trưởng del Rosario của Philippines
Philippines đã thúc đẩy mạnh mẽ vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh Asean ở Phnom Penh
“Chúng tôi nhấn mạnh việc cần thiết phải tăng cường các nỗ lực đảm bảo thực thi một cách đầy đủ và có hiệu quả DOC dựa trên những quy tắc hướng dẫn thực hiện,” thông cáo chung viết.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì những ngôn từ như thế cũng từng được sử dụng trong thông cáo bế mạc Thượng đỉnh Asean hồi năm ngoái và các năm trước đó. Điều này thể hiện sự bế tắc trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc.
“Đây là một thông cáo yếu nhưng có thể hiểu được khi chúng ta biết rằng Asean không thể tìm được tiếng nói chung về Biển Đông,” Pavin Chachavalpongpun, một nhà ngoại giao Thái Lan đã nghỉ hưu và hiện đang là chuyên gia tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói với hãng tin AFP.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm Campuchia ngay trước thềm Thượng đỉnh Asean – một động thái mà nhiều nhà quan sát cho rằng là gây áp lực đối với Phnom Penh để nước này sử dụng vai trò chủ tịch Asean của mình để làm chậm lại các cuộc đàm phán về Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Ablert del Rosario cho biết đã có ‘bất đồng sâu sắc’ tại phiên họp hôm thứ Ba ngày 3/4 về việc liệu có nên mời Trung Quốc tham gia vào soạn thảo COC hay không.
Campuchia rất muốn đưa Trung Quốc vào quá trình soạn thảo bộ quy tắc này nhưng các nước Philippines, Thái Lan và Việt Nam muốn Asean cùng thống nhất về một bộ quy tắc ứng xử trước khi đưa ra cho Trung Quốc để đàm phán.
“Chúng tôi phải đưa ra kết luận trong nội bộ Asean trước rồi sau đó chúng tôi mới có thể đàm phán với Trung Quốc,” Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul nói với các phóng viên hôm 4/4.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập đến vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh Asean hôm thứ Tư ngày 4/4, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Thủ tướng Dũng đề nghị Asean tiếp tục duy trì ‘tiếng nói chung’ và sớm thống nhất về nội dung cơ bản của COC để từ đó đối thoại với Trung Quốc.
Ông cũng yêu cầu các bên giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luâṭ pháp quốc tế mà đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển 1982.

--Việt Nam, Singapore khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông  Thủ tướng Việt Nam và Singapore nhất trí rằng bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến Biển Đông đều cần phải được giải quyết một cách ôn hòa.

Thủ tướng Việt Nam và Singapore vừa xác lập sự cần thiết trong việc hai nước củng cố lập trường chung về Biển Đông hầu thúc đẩy hòa bình, ổn định, và an ninh về hàng hải trong khu vực.

Hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 4/4 trích thuật tin tức từ Việt Nam cho hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người tương nhiệm phía Singapore, ông Lý Hiển Long, đã đưa ra khẳng định này trong cuộc gặp tại Phnom Penh, Kampuchea, bên lề thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20.

Đôi bên nhất trí rằng bất kỳ tranh chấp nào giữa các bên liên quan đến Biển Đông đều cần phải được giải quyết một cách ôn hòa dựa trên luật quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển và bản Tuyên bố Ứng xử của các bên về vấn đề Biển Đông, trong tiến trình tiến tới việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.

Dịp này, lãnh đạo Việt Nam và Singapore cũng cho biết sẽ ký kết một số thỏa thuận thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.

Thương mại và các hoạt động đầu tư giữa hai nước tăng mạnh trong năm 2011, với mức trao đổi mậu dịch tăng 22% so với năm trước đó, đạt 15 tỷ đô la.

Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai vào thị trường Việt Nam.



(Nguồn: Bernama, Asia One, The Business Times)


-Cambodia bất ngờ đưa chủ đề Biển Ðông vào nghị trình thượng đỉnh

Philippines muốn ASEAN có lập trường chung về Biển Ðông

PHNOM PENH (NV) -Khối ASEAN nên có một lập trường chung về dự thảo quy ước hành xử ở Biển Ðông trước khi thương thảo với Trung Quốc, theo lời tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino, cho hay hôm Thứ Ba, theo một bản tin của hãng thông tấn AFP.
Thủ Tướng Hun Sen (giữa) của Cambodia chuẩn bị khai mạc cuộc họp thượng đỉnh ASEAN tại thủ đô Phnom Penh. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Ðồng thời, Cambodia, nước chủ tịch luân phiên của khối ASEAN, bất ngờ đưa chủ đề Biển Ðông vào chương trình nghị sự trong ngày cuối của cuộc họp thượng định 10 quốc gia thành viên ASEAN tại thủ đô Phnom Penh, mặc dù có sự phản đối của Trung Quốc trước đó.

Ông Aquino nói với các nhà lãnh đạo khác trong khối ASEAN rằng các vấn đề căn bản của đề nghị này phải được coi là việc nội bộ của các thành viên ASEAN, theo Bộ Ngoại Giao Philippines.


“Ðiều quan trọng là chúng ta phải duy trì vai trò chính yếu của ASEAN,” ông Aquino tuyên bố tại cuộc họp thường niên của khối ASEAN. “Sau khi dự thảo về Quy Ước Hành Xử (COC) được ASEAN thông qua, các quốc gia thành viên ASEAN mới gặp Trung Quốc.”

Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario, cho hay trong cuộc họp trước đó đã có sự “bất đồng ý kiến lớn lao” khi Tổng Thư Ký ASEAN Surin Pitsuwan loan báo rằng Trung Quốc có thể được mời tham dự việc soạn thảo quy ước này.

“Chúng tôi cho biết là sẵn sàng mời Trung Quốc tham dự, nhưng điều này chỉ nên xảy ra sau khi ASEAN chấp thuận bản quy ước. Tôi nghĩ chúng ta phải làm chủ vận mạng của mình trong vấn đề COC,” theo lời ông del Rosario cho báo chí hay, và nói thêm rằng Việt Nam cũng bày tỏ thái độ tương tự.

Ông del Rosario cho hay rất khó để ASEAN, vốn hành xử theo phương cách đồng thuận, có được cả 10 thành viên đồng ý mời Trung Quốc tham dự việc soạn thảo quy ước.

Khi được hỏi là liệu có những quốc gia nào muốn mời Trung Quốc, ông del Rosario nói: “Tôi nghĩ Cambodia là một trong các quốc gia này.”


Cambodia hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của tổ chức ASEAN.

Trong khi đó, theo một bản tin của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), giới chức Cambodia bất ngờ đưa vấn đề Biển Ðông vào chương trình nghị sự trong ngày Thứ Tư, ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh ASEAN.

Trước đó, Cambodia tuyên bố không đưa chủ đề này vào chương trình, sau khi Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào của Trung Quốc thăm Phnom Penh.

Tuy nhiên, Việt Nam và Philippines đòi nêu vấn đề này trong cuộc họp các ngoại trưởng hôm Thứ Hai.

Nhiều quốc gia thành viên ASEAN hiện có tranh chấp chủ quyền biển đảo trong Biển Ðông với Trung Quốc và Ðài Loan.

Bà Soeu Rat Chavy, đại diện Bộ Ngoại Giao Cambodia, xác nhận với giới truyền thông hôm Thứ Ba là chủ đề Biển Ðông sẽ có trong chương trình nghị sự.

“Chúng tôi không bị một áp lực nào cả,” bà Chavy nói. “Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đồng ý làm mọi cách để thực thi COC trên Biển Ðông để duy trì hòa bình, ổn định và phồn thịnh trong khu vực.”

Cũng theo AFP, vấn đề Biển Ðông sẽ là một đề tài thảo luận chính trong cuộc họp Diễn Ðàn Khu Vực ASEAN, cuộc họp về an ninh thường niên được tổ chức vào Tháng Bảy với sự tham dự của bộ trưởng 27 quốc gia, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Nhật và Úc.(V.Giang, Ð.D.)
Tuy không nằm trong nghị trình chính thức nhưng vấn đề biển Đông vẫn được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và đưa vào Tuyên bố Phnom Penh.

 Asean to 'intensify efforts' on China sea disputes -PHNOM PENH (AFP) - South-east Asian leaders on Wednesday pledged to step up efforts to resolve overlapping maritime disputes with China, at the end of a two-day summit which also focused on Myanmar and North Korea.
(VOV) - Các Nhà Lãnh đạo cho rằng ASEAN cần tiếp tục các nỗ lực hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển chung ở khu vực. Sau 2 ngày họp, sáng 4/4 tại Phnom Penh, Campuchia đã diễn ra Phiên họp hẹp và Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20.
Bế mạc Hội nghị ASEAN lần thứ 20 tại CampuchiaVietnam Plus
Xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, gắn kết và liên kết chặt chẽBáo Đồng Khởi
Biển Đông: vấn đề “nóng” của nghị sựTuổi Trẻ
Lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á họp tại thủ đô Cam Bốt trong ngày hôm nay 03/04/2012 với ba chủ đề lớn : cải cách lịch sử tại Miến Điện, tên lửa Bắc Triều Tiên và tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông. Asean hoan nghênh diễn tiến bầu cử tại Miến Điện và kêu gọi phương Tây bãi bỏ lệnh trừng phạt  với Miến Điện.
Đổi mới trong tuyên truyền về biển đảo quốc gia (ĐĐK).   - Tiếp sức “ tự đề kháng” cho giới trẻ về nhận thức biển, đảo (Infonet) .- Hải quân bắt đầu tập tác chiến trên biển cho tàu Lý Thái Tổ (Infonet).- Lưới lửa đánh chặn tên lửa tầm thấp Made in Việt Nam (PN Today).- Tăng cường tuyên truyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông (TN).- TT Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông   –   (VOA). -- Những ngư dân không sợ giặc cướp ở Hoàng Sa – KỲ 1: Bị cướp trên “sân nhà” (ĐĐK).





Biển Đông - ASEAN: Will ASEAN Tackle South China Sea? (Diplomat 31-3-12)-
Không có biển Đông trong chương trình hội nghị ASEAN   –   (RFA). – Biển Đông lỡ hẹn tại thượng đỉnh ASEAN 20   –   (RFA). - Trung Quốc và CPC thúc đẩy lập quan hệ chiến lược (TTXVN). – Ông Hồ Cẩm Đào thăm Campuchia   –   (BBC).  – Campuchia và Trung Quốc ký kết 10 hiệp định hợp tác   –   (VOA). - Lãnh đạo Trung Quốc – Campuchia nhóm họp (Reuters/VOV). - Báo cáo của Nhật Bản: Trung Quốc có thái độ cứng rắn trên biển Đông(GDVN). - Mỹ giỏi dọa dẫm chứ chẳng đời nào dám đánh Trung Quốc? (ĐV).


– VN có thể đề cập Biển Đông tại Asean   –   (BBC).  –Các nước Ðông Nam Á, Trung Quốc chia rẽ tại Hội nghị ASEAN    –   (VOA).  – Nhiều tổ chức xã hội dân sự tẩy chay đối thoại với các lãnh đạo ASEAN   –   (RFI).  – Ông Lê Lương Minh sẽ là Tổng thư ký Asean   –   (BBC). – Manila muốn tổ chức ‘du lịch Trường Sa’   –   (BBC). -Liệu ASEAN có giải quyết được vấn đề Biển Đông? basam- The Diplomat Liệu ASEAN có giải quyết được vấn đề Biển Đông? Tác giả: Luke Hunt Người dịch: Thủy Trúc Ngày 31-3-2012 Câu chuyện Myanmar chắc chắn sẽ trở thành chủ đề thảo luận chính tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tuần tới. Nhưng họ (ASEAN) có dám giải quyết các yêu sách chủ quyền
-ASEAN: VỀ HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 10 NĂM KÝ DOC basam--THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM ASEAN: VỀ HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 10 NĂM KÝ DOC Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 29/3/2012 TTXVN (Phnôm Pênh 23/3) Ngày 22/3 tại Phnôm Pênh, Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ và Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia

 -Dầu hỏa, yêu sách chủ quyền, và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung trên biển Đông basam--CSIS – THE WASHINGTON QUARTERLY Biển Đông: Dầu hỏa, yêu sách chủ quyền, và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Leszek Buszynski Mùa Xuân, 2012 Bài lên mạng ngày 19-03-2012 Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên trên Biển Đông trong hai năm qua, với những tranh-Tên lửa Việt Nam mua có thể hủy diệt tàu sân bay (PN Today 2-4-12) -Từ Paris thương về Hoàng Sa (HV 27-3-12)
-  Việt Nam sắp mua radar mà Trung Quốc mơ ước (ĐV)Cộng hòa Czech có thể bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam   –   (VOA). – Việt Nam dự định chế tạo máy bay không người lái UAV    –   (VOA).


Việt Nam tăng cường hải quânVietnam builds naval muscle (Asia Times 29-3-12)



Sự thiếu tin tưởng giữa Mỹ, Trung Quốc ngày càng tăng    –   (VOA). – Phỏng vấn Scott Harold, chuyên gia quốc phòng Mỹ: Hoa Kỳ – Asean trong tranh chấp Biển Đông   –   (BBC).

Một Thiên An Môn mới? Signs of a New Tiananmen in China (Diplomat 4-4-12) -- Bài Minxin Pei
Vụ Bạc Hi LaiĐằng sau vụ mất chức Bí thư Trùng Khánh của ông Bạc Hy Lai (CAND 2-4-12) -- Tương đối khách quan!
-  - 18 người chết ở Trùng Khánh trong thời gian cầm quyền của Bạc Hy Lai (Đại kỷ nguyên).  -  Coup Rumors Spur China to Hem in Social Networking Sites (NYT).Cập nhật chuyện Bắc Kinh: Âm mưu đảo chính bất thành basam-- Top Secret Writers Cập nhật chuyện Bắc Kinh: Âm mưu đảo chính bất thành Tác giả: WC Người dịch: Thủy Trúc 30-03-2012 Vụ nổi dậy tuần trước có lẽ báo hiệu những điều sắp đến với nước Trung Hoa cộng sản. Năm 2012 đóng vai trò như một năm bản lề, bởi vì rất nhiều
Sự trả thù của Ôn Gia Bảo: The Revenge of Wen Jiabao (FP 29-3-12) -- Bài dài, VERY VERY GOOD! 
Đảo chính ở Trung Quốc? Coup Rumors Spur China to Hem in Social Networking Sites (NYT 31-3-12) Amid rumors of unrest, China cracks down on the Internet (WP 31-3-12) TQ bắt người sau tin đồn đảo chính
BBC Tiếng Việt
Cảnh sát Trung Quốc bắt sáu người và đóng 16 trang web sau khi phát tán tin đồn xe quân sự hiện diện trên đường phố Bắc Kinh. Các thông điệp đăng trên mạng đã được phương tiện truyền thông trên khắp thế giới trích dẫn, xảy ra trong bối cảnh bất an kể ...
Trung Quốc trấn áp những website phát tán tin đồn đảo chínhThanh Niên
Hậu Bạc Hi LaiThe Dams of Chongqing (FP 30-3-12)
Myanmar - Mỹ - Trung QuốcU.S. and China Press for Influence in Myanmar (NYT 31-3-12)
--


-  Tên cướp đỏ - (bauxitvn). “Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử ”Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản”.

Chính sách Mỹ ở Châu Á: U.S. Strategic Alignment: Squaring Trade and Grand Strategy in Asia(CSIS 30-3-12) -- Bài Ernest Bower
Tương lai kinh tế Trung Quốc: Why China’s sewing machines could go silent (Globe & Mail 30-3-12)
Tương lai Myanmar: Burma: Asia’s Next Tiger Economy? (Diplomat 31-3-12) Miến Điện vui mừng: Aung San Suu Kyi 'wins landslide landmark election' as Burma rejoices (Telegraph 1-4-12) - -Việt Nam – Miến Điện: Đối tác hay đối thủ?   –   (RFA).-Việt Nam - Myanmar: Vietnam and Burma get cozy (Diplomat 29-3-12) -Quan hệ Việt-Miến ngày càng nồng ấm basam-The Diplomat Quan hệ Việt-Miến ngày càng nồng ấm Tác giả: Đoàn Xuân Lộc Người dịch: Đan Thanh 29-3-2012 Ngày 20-3, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã đến Hà Nội trong một chuyến thăm chính thức, được các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Trương Tấn Sang, đón tiếp nồng hậu. -ROBERT D. KAPLAN - MYANMAR GIẢI PHÓNG CHÂU Á NHƯ THẾ NÀO

-


-


Hết kiên nhẫn, Đài Loan sẽ tự chế tàu ngầm (ĐV).- Đại sứ Mỹ tại Nga xin lỗi vì đã “lỡ lời”  “cho rằng Nga là một đất nước của những con người ‘man rợ’” (RFI).-

Người Mỹ gốc Á: For Asian-American Couples, a Tie That Binds (NYT 30-3-12) -- Ngày càng nhiều người trẻ gốc Á lập gia đình với người đồng chủng.
Mỹ hãy nhìn lại mình! Before Condemning Foxconn, Americans Should Examine Their Own Labor History (Daily Beast 31-3-12)

Friedman khen Acemoglu: Why Nations Fail (NYT 31-3-12) -Tôi đang đọc cuốn này, 500 trang mà mới đọc tới trang 50. Nhưng "so far so good"! Highly recommended!


Tổng số lượt xem trang