Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Kiện đòi bồi thường 400 tỷ đồng, nhận được... 800kg gạo

Thú vị thật đòi 400 tỷ VND quay qua quay lại còn khoảng 20 triệu VND. Hài hơn nữa nếu để ý đảng tri ân đảng viên cứ 10 năm tuổi đảng được 1 triệu VND...
-Kiện đòi bồi thường 400 tỷ đồng, nhận được... 800kg gạoNgười Đưa Tin
Tại phiên sơ thẩm hôm nay, tòa đã bác nhiều yêu cầu của ông Nguyễn Thanh trong vụ kiện tranh chấp quyền tác giả và tiền nhuận bút kịch bản phim Biệt động Sài Gòn..
Sau nhiều lần trì hoãn, sáng nay 25/3, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm vụ kiện tranh chấp quyền tác giả và đòi tiền nhuận bút kịch bản giữa nhà báo Nguyễn Thanh và đạo diễn, biên kịch Lê Phương, Hãng phim truyện Việt Nam xung quanh kịch bản phim Biệt động Sài Gòn.
Kiện đòi bồi thường 400 tỷ đồng, nhận được... 800kg gạo - Ảnh 1
Hình ảnh trong phim Biệt động Sài Gòn.


Theo ghi nhận của PV báo Gia đình và Xã hội có mặt tại phiên tòa, ngoài ông Nguyễn Thanh có mặt, còn lại các bên đều ủy quyền cho người đại diện tham gia. Phía bị đơn là đạo diễn, biên kịch Lê Phương ủy quyền cho vợ là bà Trịnh Thị Thanh Nhã; Đại diện Hãng phim truyện Việt Nam là bà Đào Hồng Thắm; Đại diện Cục bản quyền tác giả là bà Nguyễn Thị Hồng Nga và ông Quản Hồng Anh.

Tại phiên xét xử, ông Nguyễn Thanh yêu cầu, phía bị đơn (ông Lê Phương và Hãng phim truyện Việt Nam) phải thừa nhận kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của riêng ông. Cùng với đó, ông Nguyễn Thanh còn kiện Báo Sài Gòn Giải phóng đã đăng tải kịch bản phim của ông trên báo với độ dài 63 kỳ mà không ghi tên ông cũng như không trả nhuận bút cho tác giả (chỉ trả cho ông Lê Phương số tiền 2.500 đồng); kiện NXB Hội VHNT Long An và NXB Thanh Hóa lấy kịch bản của ông in thành sách với tiêu đề “Những thiên thần ra trận” mà không xin phép, trả tiền nhuận bút.

Tổng cộng số tiền cho vụ kiện này được ông Nguyễn Thanh quy đổi từ tiền thời điểm năm 1984 sang vàng. Sau đó lấy số vàng thời điểm năm 1984 nhân với mệnh giá hiện nay. Tất cả số tiền bồi thường là 400 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã bác những yêu cầu ông Thanh với hãng phim, cũng như với các nhà xuất bản vì không đủ chứng cứ. Đồng thời, kết luận ông Phương phải chia đôi số tiền nhuận bút trước đây nhận được của hãng phim, mà thực tế ông Phương mới trả cho ông Thanh 1/3 và trả số tiền nhuận bút mà ông ông Phương đã nhận được từ báo Sài Gòn Giải Phóng.
Kiện đòi bồi thường 400 tỷ đồng, nhận được... 800kg gạo - Ảnh 2
Nhà báo Nguyễn Thanh tại phiên tòa sáng nay. Ảnh GĐ&XH.

Ngoài ra, Tòa cũng bác yêu câu quy đổi sang giá vàng của ông Thanh, thay vào đó, số tiền nhuận bút sẽ được quy đổi sang giá gạo. Tòa kết luận ông Phương phải trả cho ông Thanh 800 kg gạo, quy đổi ra tiền hiện nay là 12.800.000 đồng.

Trước đó, như tin tức Thanh niên đã đưa, vào năm 2008, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kiện của ông Nguyễn Thanh.

TAND thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kiện của ông Nguyễn Thanh vào năm 2008.

Theo đơn khởi kiện năm 2008, ông Thanh yêu cầu TAND thành phố Hà Nội xác định kịch bản phim Biệt động Sài Gòn (sản xuất năm 1982) là của riêng ông, đồng thời yêu cầu Hãng phim truyện Việt Nam và ông Phương phải hoàn trả số tiền nhuận bút, tính ra số tiền tương đương vào thời điểm lúc đó là 74 tỉ đồng cho ông. Mặt khác, theo lời ông Thanh thì ông Phương đã “cố tình kinh doanh trí tuệ” của ông khi sử dụng kịch bản Biệt động Sài Gòn để đem in sách mà không xin phép.

Tại phiên xét xử diễn ra vào ngày 11/5/2009, TAND thành phố Hà Nội đã bác đơn kiện của ông Thanh đối với Hãng phim truyện Việt Nam vì không có chứng từ nào chứng minh Hãng này đã đặt hàng ông Thanh viết kịch bản và sự ra đời kịch bản này chỉ là kết quả sự hợp tác cá nhân giữa ông Phương và ông Thanh. Thực tế, ngay sau khi có quyết định sản xuất phim Biệt động Sài Gòn từ Hãng phim truyện Việt Nam, ông Phương đã trả cho ông Thanh 1/3 số tiền nhuận bút và đề nghị ghi tên ông Thanh là đồng tác giả trên phim. Sau này, khi Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất thêm Biệt động Sài Gòn tập 3 và 4, dù ông Thanh không tham gia, nhưng ông Phương vẫn đề nghị để tên ông Thanh là đồng tác giả.
Xem thêm video:
Người chịu án oan gian nan đòi bồi thường.

Tòa bác yêu cầu của ông Thanh về việc ghi tên kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của riêng ông Thanh. Bên cạnh đó, Tòa yêu cầu ông Phương chia đôi số tiền nhuận bút đã được nhận cho ông Thanh. Theo đó, ông Phương phải trả số tiền quy đổi với thời điểm đó là 9 triệu đồng. Tuy nhiên ông Thanh không đồng ý và tiếp tục kháng cáo

Sau 6 năm, ngày 25/3/2015, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm.

..
Kiện đòi 400 tỉ đồng, nhận... 800 kg gạoThanh Niên






-Chánh Tín kể chuyện bị "lôi" từ trong tù ra đóng phim
(Kienthuc.net.vn) - Ngôi nhà gia đình NSƯT Nguyễn Chánh Tín ở nằm sâu trong khu cư xá Bắc Hải, quận 10, TPHCM. Bước sang tuổi 60, nhưng vẻ lịch lãm của "Đại tá Nguyễn Thành Luân" với phong cách người Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn trong anh, đặc biệt là nụ cười vẫn tươi mãi theo năm tháng…

Đại tá Nguyễn Thành Luân (ảnh tư liệu).
Đại tá Nguyễn Thành Luân (ảnh tư liệu).

Cái duyên với vai  "Đại tá"

Trước năm 1975, Nguyễn Chánh Tín nổi tiếng là một ca sĩ được nhiều fan hâm mộ. Rồi cái duyên đến với nghiệp diễn của Chánh Tín cũng tình cờ. Anh kể: "Sau giải phóng cuộc sống khốn khó. Tôi từng đi bán rau muống, bán thơm, sửa xe đạp kiếm tiền nuôi vợ con. Rồi tôi đi hát ở tỉnh lẻ, không đủ nuôi cơm ngày hai bữa cho gia đình". Năm 1982, vượt biên không thành anh bị giam trong trại. Lúc đó, tinh thần anh suy sụp và nghĩ "thế là tiêu đời".

Duyên nghiệp thế nào mà lúc ấy bộ phim Ván Bài Lật Ngửa đang tìm vai diễn viên chính. "Rất nhiều diễn viên được lựa chọn nhưng cũng không xong, ông Sáu Thảo (tức Dương Đình Thảo, là Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin bấy giờ) chợt nhớ ra: Còn một thằng đang trong trại nữa, hy vọng nó đóng vai này được, cho nó ra đóng phim chuộc tội.
Nhiều người e dè vì biết tôi đang ở trại giam, ông Sáu Thảo quả quyết: Tôi sẽ bảo lãnh nó ra trại để giao nhiệm vụ. Ông Sáu Thảo vào trại gặp tôi. Ông hỏi: Chú còn vượt biên nữa không? Tôi than với ông: Em vượt biên chẳng qua vì cuộc sống gia đình cực quá! Ông đã bảo lãnh cho tôi ra tù để nhận vai diễn".
Chánh Tín và Thương Tín (phải) với một cảnh trong phim Ván bài lật ngửa (ảnh do nhân vật cung cấp).
Chánh Tín và Thương Tín (phải) với một cảnh trong phim Ván bài lật ngửa (ảnh do nhân vật cung cấp).

May mà thời đó làm phim đen trắng
Với vai nhân vật lịch sử này là một áp lực đối với Chánh Tín, đại tá Phạm Ngọc Thảo là một sĩ quan có bản lĩnh chính trị và tài ngoại giao rất sắc sảo. Ông là người có nhiều ảnh hưởng lớn đến cục diện chiến tranh và là thành viên chủ chốt trong 2 cuộc đảo chính bất thành vào những năm 1964 - 1965. Đã hơn một lần Chánh Tín nghĩ cách từ chối vai diễn nhưng lại không nỡ phụ lòng mong mỏi của những người đã tin tưởng vào anh. Hơn nữa, nghĩ đi nghĩ lại thì đây cũng là một cơ hội hiếm hoi cho anh làm lại từ đầu.

Kể từ khi gật đầu nhận vai, anh lao vào đọc kịch bản, tìm tư liệu về nhân vật với tất cả tâm huyết của mình. "Tôi không quản thời gian đi tìm tài liệu về nhân vật và tìm gặp những cán bộ lãnh đạo công an tìm hiểu tác phong, tính cách của người cán bộ tình báo để nhập vai - Nguyễn Chánh Tín nhớ lại. Khi được xem những tư liệu về bác Phạm Ngọc Thảo, tôi đã hình dung được một hình ảnh xuyên suốt để nhập vai.
Tôi nghĩ, người sĩ quan nằm vùng thì đương nhiên bên ngoài nhìn phải giống người Sài Gòn chứ nhìn ra người cộng sản thì lộ ngay. Phải thể hiện tinh thần, tâm hồn người cộng sản, nhưng tác phong đi đứng, cách ăn nói là phong thái của người Sài Gòn cũ, cũng may cái phong thái phải thể hiện là người Sài Gòn thì tố chất của tôi lại có tất cả điều đó".

Nhiều đêm trăn trở với vai diễn, có khi nghĩ ra một cử chỉ, giọng điệu nào là bật dậy tập  hoặc ghi vào sổ để khỏi quên. Có lần đang đêm chợt nhớ trong kịch bản có cảnh Nguyễn Thành Luân bước ra khỏi chiếc xe Traction Citroen chậm rãi hút thuốc, tôi bật dậy tập đi tập lại.

Tham gia vai diễn, tôi gần như phó thác trách nhiệm gia đình cho bà xã. Biết chồng đam mê nên Bích Trâm thông cảm sẻ chia nhiều. Anh nhớ lại: "Vai diễn đó tôi gắn bó nhiều nhất với cái áo choàng và cái nón nỉ, nó mang phong cách tầng lớp thượng lưu thời đó. Lúc ấy, đến cái ăn còn không đủ thì lấy đâu tiền mua áo choàng hay nón nỉ. Cuối cùng, áo choàng được thay thế bằng chiếc áo mưa cũ của quân đội Mỹ, cái nón nỉ, tôi phải đi thuê". Nụ cười hóm hỉnh còn nguyên vẹn trên môi người nghệ sĩ: "May mà thời đó làm phim đen trắng chứ quay màu như bây giờ là "bể" hết".

Có thể nói Nguyễn Thành Luân là một vai lớn đối với điện ảnh Việt Nam bấy giờ, làm sống lại cả một thời kỳ lịch sử, lại được thực hiện trong một giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Đoàn làm phim quay trong thời gian hơn 5 năm với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
"Cơm nước ăn như bộ đội, diễn viên, đạo diễn, chuyên viên kỹ thuật đều chuyên trị rau luộc, canh toàn nước và chén mắm kho hay chút cá khô mặn. Nước mắm không có mà ăn, phải lấy nước muối pha màu", Nguyễn Chanh Tín nhớ lại.
NSƯT Nguyễn Chánh Tín tại nhà riêng.
NSƯT Nguyễn Chánh Tín tại nhà riêng.

"Xin chào đại tá Nguyễn Thành Luân"

Hạnh phúc vô cùng khi vai diễn với tất cả tâm huyết của anh đã in sâu đậm trong lòng khán giả. Nguyễn Chánh Tín xúc động kể: "Một lần cùng đoàn nghệ sĩ đến phà Gianh, Quảng Bình, gặp bão nên bị kẹt phà, cả ngàn xe xếp hàng rồng rắn. Đột nhiên có người phát hiện ra Chánh Tín trong đoàn nghệ sĩ. Thế là tất cả các xe đều nhường xe chở Chánh Tín qua phà. Một bác tài cố với người ra khỏi xe "Xin chào đại tá Nguyễn Thành Luân".
Đời một nghệ sĩ như tôi chưa bao giờ được như thế. Bao chuyện dở khóc, dở cười. Đi đến đâu tôi cũng phải che kín mặt, đeo kính đen, ngủ chỗ nào phải vô ra như hoạt động bí mật. Có lần tại sân vận động Pleiku, hàng ngàn khán giả chen lấn xô đẩy vào xem chương trình có tôi tham gia, cánh cửa sắt sân vận động đổ sập...".

NSƯT Nguyễn Chánh Tín vui vì đã làm trọn bổn phận với gia đình, với sự nghiệp diễn viên điện ảnh, một vai diễn lớn để đời với anh là quá đủ. Khi chuyển qua làm nhà sản xuất, anh vẫn hừng hực bầu nhiệt huyết trên phim trường. Bao dự định tiếp tục cống hiến cho điện ảnh nước nhà còn phía trước...
"Ván bài lật ngửa" là bộ phim đen trắng dài 8 tập, kịch bản của Nguyễn Trường Thiên Lý, được hãng phim Giải Phóng sản xuất từ năm 1982-1987, được coi là đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam sau ngày giải phóng miền Nam. Nhân vật đại tá Nguyễn Thành Luân do Nguyễn Chánh Tín thủ vai đã đưa anh từ một ca sĩ trở thành một diễn viên điện ảnh nổi tiếng suốt mấy chục năm qua.
Quỳnh Hương...



-

Lế tế Giao lại có “vua” và chẳng mấy trang nghiêm

 - Tối 8/4, Lế tế Giao – một trong những lễ hội “đinh” của Festival Huế 2012 đã được tổ chức. Điều đáng buồn là việc tổ chức không được như những gì mà BTC tuyên bố trước đó.

Lễ tế năm nay cũng đã phục dựng trình tự của lễ tế với các nghi thức Lễ Nghênh thần (lễ đón các Thần), Lễ điện ngọc bạch (Tế ngọc và lụa), Lễ Tấn trở (Lễ dâng con vật tế), Lễ Hiến tước (làm lễ dâng rượu), Lễ tứ phúc tộ (Lễ ban phúc), Lễ Triệt soạn (Lễ dọn thức ăn), lần lượt diễn ra uy nghiêm, kính cẩn như tấm lòng thành của cả vua quan cùng lê dân dâng lên Trời, Đất và các vị Thần linh để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Năm nay, sau khi trình diễn lễ tế Giao, BTC đã cho phép nhân dân được lên Đàn dâng hương cúng tế. Đây là điều mới trong lần tổ chức lễ Tế giao này.

Và cũng giống như mọi năm, lế tế Giao lần này lại có “vua” do diễn viên đóng thế. Cũng chính vì điều này mà lễ Tế giao mất đi sự trang nghiêm cần thiết, dù là phục dựng, trình diễn.
Lễ tế Giao năm nay vẫn có "vua" do diễn viên đóng thế.

Được biết, kết luận số 31 của Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế, ban hành ngày 7/2/2012 về việc tổ chức một số chương trình của Festival Huế 2012. Tại mục 3, trang 1 của kết luận này ghi: “Tổ chức lễ tế Giao vào tối 8.4.2012 tại đàn Nam Giao được đồng chí Trần Phùng - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh - thay mặt lãnh đạo tỉnh làm chủ lễ”. Phương án này trước đó đã trình và được Ban Tuyên giáo T.Ư thông qua.

Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tháng, ngày 14/3, Ban thường vụ tỉnh ủy TT-Huế lại ra văn bản thay đổi hình thức tổ chức lễ tế đàn Nam Giao tại Festival Huế 2012.

Theo đó, tại lễ tế đàn Nam Giao vào tối 8/4, hình thức được tổ chức như các festival Huế trước đây (tức có “vua giả”), kết hợp với quảng diễn để phục vụ nhân dân và khách du lịch tham quan.

Khi trao đổi với báo chí, ông Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Trần Thanh Bình cho biết: “Vừa rồi, Tỉnh uỷ cho phép tế thật ở lễ tế đàn Xã Tắc là vì năm nay lễ tế diễn ra đúng giờ, ngày, tháng như ngày xưa. Còn với lễ tế Nam Giao, vừa rồi chúng tôi nghiên cứu lại và thấy năm nay làm không đúng ngày, đúng mùa vì phụ thuộc vào thời gian tổ chức Festival Huế nên không được tế thật, mà chỉ làm quảng diễn như mọi năm.

Festival Huế lần trước tổ chức vào tháng 6, năm nay lại tháng 4, biết đâu sang năm lại tháng 2. Quan điểm của chúng tôi là lễ phải ra lễ, hội phải ra hội. Đã tổ chức lễ thì phải làm đúng như người xưa đã làm, từ hình thức, nội dung cho đến thời gian”

Theo những nhà nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn, thì lế tế Giao xưa thường được tổ chức vào tháng giêng đến tháng 3 âm lịch (có thể 3 năm tổ chức một lần). Như vậy, thời điểm tổ chức lễ tế Giao năm nay là hoàn toàn phù hợp.

Vào tháng 2/2012, lễ tế Xã tắc được tổ chức khá uy nghiêm do ông Trần Phùng, Chủ tịch UBMTTQ VN tỉnh TT-Huế làm chủ lễ đã được giới chuyên môn và nhân dân ủng hộ đánh giá cao.

Một điều đáng buồn cho lễ tế Giao năm nay là các nhân viên an ninh, bảo vệ làm việc quá cứng nhắc, chuyện tác nghiệp của PV báo chí cũng bị cản trở khá nhiều. Có trường hợp bảo vệ xé rách áo Phóng viên và cương quyết cản trở phóng viên tác nghiệp dù có thẻ của BTC cấp mà không hề cho biết lý do.

Một số hình ảnh PV kienthuc.net.vn ghi lại lế tế Giao diễn ra vào tối 8/4:
Lễ vật tam sanh được chuẩn bị khá chu đáo
Chuẩn bị rước "vua"
Đội múa bát dật
"Vua" tiến hành làm lễ tế.
Các "quan"
Năm nay, nhân dân được phép lên Đàn Nam Giao làm lễ tế.

Quỳnh Thi - Trần Quang Liêm

- Những chuyện chưa biết về cha tôi, Lê Duẩn (VNN 8-4-12) - Ông Bùi Ngọc Tấn được Pháp trao giải   –   (BBC). – Tác phẩm nơi tù đày: Bùi Ngọc Tấn – Người chăn kiến (phần 1)   –   (BBC). Nhà văn Bùi Ngọc Tấn: “Không có tự do làm sao có tiểu thuyết hay được. Làm sao hội thảo về tiểu thuyết lại có A.25? Có sự giám sát của công an? Mới chỉ bàn về tiểu thuyết thôi đã không có tự do rồi”.   - Bùi Ngọc Tấn đoại giải thưởng Henri Queffélec (blog Bùi Ngọc Tấn).
Ðổi mới nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kinh tế (ND 8-4-12)
Từ chối! Cô hoàn toàn bị từ chối! (SGTT 5-4-12)
Gặp nhà nghiên cứu “chân đất” miền Tây Nam  (NĐT 8-4-12) -- Ông Trương Minh Đạt
Cử nhân kinh tế thích... ăn cắp hơn đi làm (DV 8-4-12) -- Lên thạc sĩ kinh tế thì thích đi làm hơn ăn cắp.  Đến tiến sĩ kinh tế thì chỉ thích... đi ngủ.
Tại sao thức ăn Việt Nam lại "sang trọng" ở Singapore như vậy? Indochine chic: Why is Vietnamese food so classy in Singapore?(Anthropology Today April 2012)  -- Thiệt không các bạn? (Nhân tiện, xin cám ơn các bạn trẻ ở Singapore về những cảm tình mà các bạn đã dành cho Hội Thảo Hè năm vừa qua)
------Lùm xùm xung quanh vụ trường Yale hợp tác với Đại học Quốc gia Singapore: Faculty Gives Yale a Dose of Dissent Over Singapore (NYT 4-4-12)--

Tổng số lượt xem trang