Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

CÁC BẠN NGHĨ SAO VỀ NHỮNG HÌNH ẢNH NÀY ???

-Son Tran "Gà con vỗ cánh gáy bình minh"
-Đỗ Anh Minh – kẻ cầm đầu nhóm dư luận viên cờ đỏ hiện đang là bí thư chi đoàn phường Điện Biên. Trong đoạn video ghi lại cuộc tưởng niệm hôm 14/3, có thể thấy rõ hình ảnh Đỗ Anh Minh và đồng bọn hung hăng chửi bới, cướp giật biểu ngữ của những người dân yêu nước.
-Lại thêm mấy "trò nhố nhăng" trong làng "dân chủ"! (ND 23-3-15) -- Bài bình luận của "Tiếng nói của ĐCSVN" mà viết lung tung, chỉ biết xỏ xiên, châm biếm, không có một cái "theme" nào nhất quán cho ra hồn cả!  Yếu quá!





GDVN đã đổi cái tựa từ "Hành động của những kẻ vong ân bội nghĩa" thành "Một hành động không thể chấp nhận được!". Được khen mà phải đổi thì tại sao dzậy???
-Hành động của những kẻ vong ân bội nghĩa
http://www.giaoducvietnam.vn/Goc-nhin/Hanh-dong-cua-nhung-ke-vong-an-boi-nghia-post156583.gd
(GDVN) - Lễ dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ Gạc Ma đã bị một số thanh niên mặc áo đỏ in sao vàng mang theo cờ búa liềm tự xưng là dư luận viên ngăn cản.
Ngày 14/3/2015, kỷ niệm 27 năm lính Trung Quốc xả súng sát hại 64 chiến sĩ công binh hải quân nhân dân của chúng ta, chiếm đoạt đá Gạc Ma.
Một số người dân Thủ đô Hà Nội đã tập trung trước khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) để dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh anh dũng trong trận chiến không cân sức chống giặc ngoại xâm ngày 14/3/1988. Trong trận chiến này, 64 chiến sĩ công binh hải quân đã anh dũng hy sinh bảo về biển đảo thân yêu của tổ quốc.
Không khó để tìm thấy các hình ảnh dã man của binh lính Trung Quốc khi chúng nã pháo vào các chiến sĩ hải quân Việt Nam tay không kết vòng tròn bảo vệ lá cờ tổ quốc trên đá Gạc Ma.
Hoạt động tưởng niệm này đã bị một số thanh niên ngăn cản. Nhóm thanh niên này tự xưng là “dư luận viên”, trên áo của họ có logo với dòng chữ “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”?
Sự kiện này ngay lập tức được báo chí nước ngoài đăng tải với những bình luận không chính xác, thiếu khách quan và đầy toan tính như đổ lỗi cho cơ quan chức năng của chúng ta đứng sau nhóm thanh niên này.
Để làm rõ vấn đề, Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã có ý kiến trao đổi cùng báo chí. Theo tướng Chung “Chúng tôi luôn tôn trọng hành vi, hoạt động của người dân có lòng yêu nước với tất cả các sự kiện, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ, những người đã tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước...”, “nhóm người trên không thuộc quản lý của Công an thành phố và Ban tuyên giáo”.  [1]
Những kẻ tự xưng là “dư luận viên” còn trưng cả logo tự tạo trên áo. Ảnh Internet
Dâng hương tưởng nhớ anh linh các liệt sĩ hy sinh vì tổ quốc là việc làm truyền thống của người Việt, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Những ngày này, bên kia biên giới, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc không ngớt khoe khoang “chiến công” đánh chiếm Gạc Ma, không ngớt xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ hình ảnh người chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam. Dùng pháo và đại liên bắn vào các chiến sĩ công binh hải quân tay không đứng bảo vệ đảo đá là hành động hèn nhát mà chỉ những kẻ dã man mới làm như vậy.
Tri ân các liệt sĩ không phải chỉ là bằng lời nói mà còn phải bằng những việc làm cụ thể: dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ ở Hà Nội, xây khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Nha Trang - Khánh Hòa; hay như gần đây, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo tỉnh ngành Y tế Nghệ An bố trí công việc cho con một liệt sĩ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma 1988 là những việc làm được Đảng và Nhà nước tôn trọng, khuyến khích, được nhân dân hết lòng ủng hộ.
Pháo từ tàu chiến Trung Quốc bắn vào các chiến sĩ hải quân Việt Nam trên đá gạc Ma ngày 14/3/1988.
Vậy thì những người tự xưng là “dư luận viên” ấy, họ là ai và nhân danh cái gì? 
Chỉ từ hôm qua đến nay, trên Internet tràn ngập hình ảnh rất phản cảm ghi lại một nhóm thanh niên, cả nam cả nữ ăn nói hùng hổ, chỉ tay giơ biểu ngữ ngăn cản một số người được nói là đi thắp hương tưởng niệm.
Sự khẳng định của Tướng Chung là rất rõ ràng, nhóm người này “không thuộc quản lý của Công an và Ban tuyên giáo thành ủy”. 
Không khó để tìm trong tàng thư của công an những người này là ai, sống ở đâu bởi vì hình ảnh của họ là rất rõ ràng.
Gia đình, người thân, bạn bè của những người ngăn cản buổi lễ dâng hương tưởng niệm này sẽ nghĩ gì?
Nên nhớ, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh vì tổ quốc hoàn toàn khác với những hành động bạo loạn, đập phá như đã từng xảy ra khi Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Đảng, nhà nước và đặc biệt là lực lượng thực thi pháp luật như công an, kiểm sát, tòa án đã có hành động kịp thời, trừng trị thích đáng những kẻ gây bạo loạn, giữ gìn kỷ cương, phép nước. 
Thiết nghĩ Công an thành phố Hà Nội cần phải huy động lực lượng, cần phải tìm ngay những kẻ gây rối tại buổi lễ tưởng niệm, cần phải đưa nhóm này, ít nhất là ra trước tòa án dư luận để những kẻ ngông cuồng đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc, đi ngược lại đạo lý làm người nhận thức được hành động của chúng cũng là tội lỗi.
Việc nhanh chóng tìm ra nhóm người này không phải là để an ủi vong linh các liệt sĩ đã ngã xuống cho nước Việt, cho người Việt có cuộc sống hôm nay mà là lời xin lỗi của những người đang sống gửi tới vong linh các liệt sĩ vì đã không dạy bảo lớp người trẻ tuổi đến nơi đến chốn, để có những kẻ dám xúc phạm đến cả những điều thiêng liêng nhất trong đạo lý dân tộc.
Nhóm người này không phải là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước, nhưng không thể để “con sâu làm rầu nồi canh”, không thể để dư luận xã hội bức xúc vì việc làm của một nhóm người như vậy.
Người viết có một tâm nguyện, rằng bất kỳ ai đã ngã xuống trong cuộc chiến chống ngoại xâm, bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại đều phải được tôn trọng, nên có nơi thờ cúng để mọi người có thể dâng hương tưởng niệm. 
Như ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung “Công an thành phố đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ thông tin tới báo chí” [1].  Người viết mong muốn bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tại Hà Nội góp phần giúp Công an sớm vạch mặt, chỉ tên những kẻ đã tổ chức gây rối tại buổi lễ tượng niệm liệt sĩ Gạc Ma vừa qua bằng cách tìm hiểu tên tuổi, nơi cư trú của nhóm người này.
Xin mượn bài viết thay một nén nhang tạ lỗi trước anh linh các liệt sĩ vì hành động vô lễ mà những kẻ thiếu hiểu biết đã gây nên.
Tài liệu tham khảo:


-Dư luận viên 'không bao giờ xuống đường'BBC Tiếng Việt

Lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội nói một số người ngăn cản tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh khi bảo vệ chủ quyền đất nước không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban tuyên giáo. Giám đốc công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, được báo điện tử VnExpress dẫn lời nói vào chiều 17/03 rằng vào ngày 14/03, một số người dân đã đặt lẵng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh tại trung tâm Hà Nội để đánh dấu 27 năm ngày Trung Quốc xả súng sát hại 64 chiến sĩ, cưỡng chiếm Gạc Ma (14/3/1988).

“Công an thành phố được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự. Chúng tôi luôn tôn trọng hành vi, hoạt động của người dân có lòng yêu nước với tất cả các sự kiện, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ, những người đã tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước”, Tướng Chung nói.


Có thể đó [Nhóm mặc áo thun đỏ in logo DLV] là lực lượng tự phát, công an thành phố đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ thông tin tới báo chí

“Về nhóm thanh niên mặc áo đỏ in dòng chữ "DLV", ông Chung cho biết, có thể đó là lực lượng tự phát, công an thành phố đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ thông tin tới báo chí.

Tướng Chung cho hay đã yêu cầu giải tán nhóm thanh niên trên và sau khi được thuyết phục họ đã tự động rút đi, VnExpress cho hay.

Báo này cho hay liên quan tới thông tin "Hà Nội có hơn 900 dư luận viên", Phó ban tuyên giáo thành phố Phan Đăng Long lý giải “dư luận viên là lực lượng đại diện cho các tầng lớp thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh nằm rải khắp từ thành phố đến quận huyện”.

“Họ nắm những vấn đề người dân đang bàn luận, quan tâm rồi tập hợp lại báo cáo thành phố.

“Lực lượng này không bao giờ xuống đường”, ông Long được báo này dẫn lời.Nhiều thanh niên dùng cờ búa liềm che không cho người xung quanh nhìn thấy hoạt động tưởng niệm

Đây không phải là lần đầu tiên hoạt động tưởng niệm liệt sỹ Việt Nam hy sinh trong xung đột quân sự Việt Nam-Trung Quốc gặp sự cố.

Hôm Chủ nhật ngày 19/1/2014 một số người được mô tả là giả danh công nhân đã được điều tới tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội để cắt đá gây khói bụi cản trở người dân đến tưởng nhớ 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước Trung Quốc vào năm 1974.

Vào ngày 16/02/2014, những người tìm cách đặt vòng hoa tưởng niệm cuộc chiến Việt – Trung bị cản trở bởi các cụ già và thanh niên nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội.Nhiều thanh niên ngăn cản đoàn tưởng niệm mặc áo in dòng chữ 'Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc - Dư luận viên'

Sự việc xảy ra một ngày trước hôm 17/2, đánh dấu 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trở lại với sự cố hôm 14/03 vừa qua, blogger Nguyễn Lân Thắng nói với BBC rằng "khoảng 200-300 người đã tập trung về trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, để "dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ hy sinh trong trận Gạc Ma năm 1988".

"Tuy nhiên chúng tôi đã bị một nhóm thanh niên tự nhận là lực lượng 'Dư luận viên' phá đám. Họ đem cờ búa liềm ra che chắn các hoạt động tưởng niệm. Họ còn la hét, phá rối và thậm chí gây hấn với một số người.


Xem cách lực lượng DLV phá các cuộc tưởng niệm (tự phát) Gạc Ma nhớ phát biểu năm 2011 của giáo sư Ngô Bảo Châu: "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này"Huy Đức, nhà báo

Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hàng chục thanh niên trong áo cờ đỏ sao vàng dùng cờ búa liềm che kín tượng đài Lý Thái Tổ, nơi hoạt động thắp hương tưởng niệm đang diễn ra.

Nhiều người trong nhóm này mặc áo thun đỏ với dòng chữ in phía trên: "Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc - DLV (Dư luận viên)".

Một số hình ảnh khác cho thấy các thanh niên trẻ xô đẩy và to tiếng với những người trong đoàn dâng hương tưởng niệm.

"Họ đã có mặt ở đó từ sớm và họ chờ đến lúc mọi người đến đông hơn để xông vào phá đám.

"Mặc dù vậy, những người tham gia tưởng niệm đã có nhiều kinh nghiệm nên tránh được xô xát", ông Thắng nói.
Ông Nguyễn Lân Thắng cho biết mặc dù bị "gây hấn", nhưng đoàn tưởng niệm đã tránh để xảy ra xô xát...
-Xác minh nhóm người ngăn cản tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma

Thiếu tướng Chung: Đang xác minh nhóm người mặc áo đỏ in chữ ...

Công an xác minh nhóm người mặc áo "DLV" ngăn tưởng niệm liệt sỹ'Hà Nội luôn tôn trọng lòng yêu nước của người dân'
VietNamNet
... - Trong khi chờ Công an Hà Nội xác minh vì đây là nhóm người giả mạo, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết, “dư luận viên” ở Hà Nội chỉ nắm thông tin dư luận xã hội chứ không bao giờ “xuống đường”. >> Lại lùi luật Biểu tình sang 2016
Công an Hà Nội đang xác minh nhóm tự xưng “dư luận viên“
--Công an Hà Nội đang xác minh về lực lượng 'dư luận viên' tự phát-





'Khó có chuyện tưởng niệm lính TQ tại Lai Châu'
16 tháng 3 2015
‘Khó có khả năng’ xảy ra việc giương quốc kỳ Trung Quốc và các biểu ngữ tưởng nhớ các binh sỹ nước này tại quảng trường trung tâm thành phố Lai Châu, thủ phủ tỉnh Lai Châu, một quan chức muốn ẩn danh ở tỉnh này nói với BBC.

Khi được BBC hỏi thăm, một quan chức của Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Lai Châu nói với điều kiện giấu tên rằng sự việc như trong những bức ảnh hiện đang lan tràn trên mạng là ‘không thể xảy ra’.

“Khu vực đấy (quảng trường thành phố Lai Châu) xung quanh là các sở, ban, ngành của tỉnh Lai Châu và luôn có công an túc trực 24/24 thì làm sao có ai là người Trung Quốc mà vào đấy tưởng niệm đồng đội của họ được,” vị quan chức này nói.

Trên mạng xã hội hiện đang lan tràn những bức ảnh được cho là chụp đoàn cựu chiến binh Trung Quốc đang tưởng nhớ những đồng đội của họ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam hồi năm 1979.

Tuy nhiên, theo điều tra sơ bộ của BBC Tiếng Trung tại London thì dường như đây không phải là hoạt động kỷ niệm cuộc chiến 1979 mà là kỷ niệm những đoàn công binh Trung Quốc sang giúp Bắc Việt Nam thời chiến tranh Mỹ - Việt.

Dòng chữ Hán trên các biểu ngữ ghi họ là nhóm tảo mộ từ Tân Tân, Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

Trong khi đó, cũng theo BBC Tiếng Trung, trên mạng xã hội Trung Quốc đã có đoạn video quay một đoàn như vậy nói là sang Việt Nam năm 2012 và có các đoàn tưởng niệm công binh Trung Quốc sang Việt Nam như vậy ít nhất là trong các năm 2012, 2013 và 2014.
'Khó xác minh'

Người được cho là đã đăng những bức ảnh này lên mạng xã hội nói với BBC rằng cô ‘không biết những tấm ảnh này là hình thật hay ảnh ghép cũng như chúng được chụp vào lúc nào.

Hình ảnh trên bức ảnh cho thấy các cựu chiến binh Trung Quốc tưởng niệm đồng đội của họ trước tượng đài cố Chủ tịch Hồ Chí Minh với các dân tộc tỉnh Lai Châu.

Những dòng chữ Hán trên biểu ngữ trong ảnh cho thấy những người này thuộc ‘Thiết đạo binh’, tức công binh làm đường sắt và họ ‘tưởng nhớ sâu sắc các chiến hữu và các vị tiên liệt’.

Hiện tại, BBC không thể xác minh được tính xác thực của những bức ảnh này.

Khi được BBC liên lạc, người được cho là đã đưa những bức ảnh này lên mạng xã hội, một chủ cửa hàng bán hoa tại thành phố Lai Châu, nói với BBC rằng cô tình cờ thấy những tấm ảnh này trong điện thoại của một người bạn.

Sau đó cô đã không hỏi qua người bạn này về nguồn gốc của những tấm ảnh này và đã đưa lên trang facebook của cô.

“Em không biết những ảnh đó là ảnh chụp hay ảnh ghép,” cô nói với điều kiện giấu tên.

“Không biết tiếng Trung nhưng vẫn thấy có gì đó không hợp lý. Tượng đài Lai Châu-Việt Nam mà mang cờ Trung Quốc đến chụp ảnh các kiểu là sao,” cô đã bình luận như vậy khi đưa những tấm ảnh này lên trang cá nhân của mình.

Người chủ nhân thật sự của những tấm ảnh này đã từ chối trả lời khi BBC tìm cách liên lạc.






-Son Tran 
CÁC BẠN NGHĨ SAO VỀ NHỮNG HÌNH ẢNH NÀY ???

Địa điểm của những bức ảnh này là Quảng trường trung tâm Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Những người trong ảnh là đội cựu chiến binh của Thiết đạo Binh (đội quân làm đường - công binh) huyện Tân Tân, Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Họ tới Việt Nam để thăm mộ những người lính Trung Quốc chết năm 1979. Đối với người Trung Quốc, trận chiến năm 1979 vẫn được coi là chiến thắng, dù cho thiệt hại vô cùng lớn.

Họ ngang nhiên phất cao cờ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cầm khẩu hiệu tiếng Hán, với nội dung tưởng niệm những người đã mất trong năm 1979 giữa một quảng trường của Việt Nam.
Còn người dân Việt Nam thì sao ??? Họ có được quyền làm điều như vậy trong ngày 17.2 hay 14.3 ngay giữa lòng Hà Nội hay không, các bạn đã thấy rõ !



Người TQ sang VN tưởng niệm lính của họ?


Trong lúc cộng đồng mạng chưa hết phẫn nộ về buổi tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma ngày 14/3/1988 thì mới đây, một loạt bức ảnh được cho là chụp tại Quảng trường Nhân dân thành phố Lai Châu được lan truyền trên mạng. Các bức hình cho thấy một đoàn du khách với cờ Trung Quốc, băng rôn khẩu hiệu chữ hán tưởng niệm các liệt sĩ của nước họ. Những bức hình được cho là của một bạn ở Lai Châu chụp trong ngày hôm nay 15/3/2015.
Một Facebooker bình luận: “Tượng đài Lai Châu – Việt Nam mà mang cờ Trung Quốc đến chụp ảnh các kiểu là sao? Trong khi đó mới đây “chúng ta” lại cho một đám sinh viên mặc áo đỏ bật bài như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng và ” một bầy tang tình con xít…” phá hoại kỷ niệm Gạc Ma tại bờ Hồ. Sao lại như vậy?”
Trước đó, từng có những ý kiến về việc nghĩa trang liệt sĩ của Việt Nam ở gần biên giới không được chăm sóc chu đáo, thậm chí bỏ hoang, nhưng nghĩa trang của Trung Quốc lại có phần khang trang.
Những bức hình ngay lập tức được chi sẻ rộng rãi và nhận được nhiều bình luận:
10354176_811735322232480_5622657612844563034_n
10405479_811735225565823_6157094825932028030_n
10983861_811735395565806_1928815334068670513_n
quangtruong
(3 bức ảnh cùng trên của FB LanLe)


-Son Tran 


*** Sinh viên " vạch mặt phản động " bằng cách lên đồng tập thể ?

Xem cái video của các cháu cờ đỏ trong Viet Vision của đảng mà Nhi phải phì cười .

Cái tựa video nghe ghê gớm quá chừng : " Phóng sự đặc biệt ngày 14/3/2015: Tuổi trẻ Thủ đô vạch mặt nhóm phản động kích động gây rối " mà mở đầu vào là thấy 1 đám thanh niên thường phục và 1 số mặc áo đỏ sao vàng đang nhảy tưng tưng !

Và ai nói rằng chửi trên mạng là không có hiệu quả ? Năm ngoái đảng cho các ông các bà già ra nhảy đầm theo điệu bài Con Bướm Xinh nhạc Tàu bị chửi quá nên các ông bà đó không dám ra nữa . Năm nay cho các cháu trẻ người non dạ chưa biết suy tính thiệt hơn ra nhảy Cái Trống Cơm đỡ !! grin emoticon

Sẵn đây cô Nhi dạy dỗ cho các cháu 1 chút : Cái Trống Cơm là nhạc dân ca , có múa bài này thì phải đúng điệu dân ca , 2 tay vỗ trống , dáng đi tha thướt nhẹ nhàng , chứ không phải 2 tay khoa khoa lên trời như bắt bướm và nhảy đong đỏng lên như điện giựt thế nhé ! Kẻo không lại bị chửi là vô văn hóa , mất gốc , làm nhục làn điệu dân ca của người VN nhé !

Đang nhảy dân ca hăng hái , các cháu thấy đồng bào đến tưởng niệm các chiến sĩ bị giặc Trung Cộng thảm sát ở Gạc Ma năm 1988 thì lập tức tan hàng , không nhảy nữa mà ở đâu vác ra 1 đống cờ đảng búa liềm chạy lăng xăng !

Ủa sao kỳ lạ vậy ? " Sinh viên tập đồng diễn " gì mà thấy đồng bào tưởng niệm liền ngừng ngay không tập nữa ? Và tập đồng diễn kiểu gì mà lại đem theo cả cờ búa liềm của đảng ? Tập nhảy bài Cái Trống Cơm thì đem theo trống cơm chứ sao lại đem theo cờ đảng ?

Hay các cháu định quảng cáo là các cháu ăn CƠM của ĐẢNG nên phải nhảy tưng tưng , phải la bài hải như những cái TRỐNG ? hay là quảng cáo các cháu ăn CƠM của ĐẢNG nên đầu óc TRỐNG trơn ? Toàn loại Trí như bạch tuyết cả ? grin emoticon

Thôi đi các cháu ơi ! Các cháu diễn tuồng dở quá ! Thà các cháu cứ thật thà như lời bác Hồ dạy , được đảng sai ra đó để phá không cho đồng bào dâng hoa tưởng niệm liệt sĩ bị thảm sát ở Gạc Ma thì nói thẳng ra như vậy đi , các cô các chú cũng thông cảm cho hoàn cảnh các cháu trẻ người non dạ chưa biết phân biệt đúng sai , không trách các cháu đâu .

Chứ các cháu giả bộ nhảy nhót sinh hoạt múa may kiểu này chỉ tổ làm người ta cười là " sinh viên vạch mặt phản động gì mà cứ như 1 đám lên đồng ấy " , các cháu nhé !



-Nhật ký mở lần 133: Đắng Cay và Uất Ức: CÔNG ĐOÀN TƯỞNG NIỆM 64 LIỆT SỸ CHẾT OAN Ở GẠC MA
Ngày 14 /3/2015 
TẠI SAO LẠI CHỈ CÓ CÔNG ĐOÀN ĐƯỢC ĐẶC CỬ ĐỨNG RA DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM 64 LIỆT SỸ CHẾT OAN Ở GẠC MA?
Tại sao một chú bé Lý tự Trọng, một “lãnh tụ non”, một anh chàng Phú, anh Tập, anh Phong, anh gỉ, anh gì, …cha căng chú kiếc nào đó “của riêng đảng các ông ấy”, chết từ thời tớ mới ra đời, từ thời tớ (sinh năm 1927) đang còn ngày nào cũng…ỉa đùn, (chẳng biết có thật hay không nữa?) mà các ông Đảng-Nhà Nước cũng dám bỏ ra hàng trăm, hàng chục tỉ của công quỹ để lập đền thờ, bắt nhân dân quanh năm xì xụp khấn vái. .?. . . 
Và tại sao cả một cuộc… “hy sinh theo lệnh trên” của 64 người lính bị trói tay “không được phép chống cự, không được nổ súng” đã bị phanh phui bởi chính các tướng lĩnh nổi danh một thời của các ông ấy, lại bị ém nhẹm, lừa bịp, dối trá toàn dân suốt 27 năm qua?

Cho tới hôm nay, 14/3/2015, qua cái quá trình “nói dối là quốc sách” bị vạch trần khắp nơi, khắp chốn, người ta mới “cho phép" “kỷ niệm hạn chế” sự kiện lịch sử đau thương của quân đội này mà không bị bắt, bị bỏ tù? Nhưng không phải là đảng hay nhà nước chủ trương, không một vị vua tập thể hay nhất, nhị phẩm triều đình nào tham dự hay lên tiếng?. . . Cũng không bỏ ra một xu cho việc tưởng nhớ những oan hồn Gạc Ma? Tất cả đều do tiền…”xã hội hóa” mà ngay ngày đặt viên đá đầu tiên, cái ông vô tích sự nhất của cái tổ chức "có cũng như không” là Tổng Liên Đoàn Lao Động VN vẫn phải kêu gọi (rất là tội nghiệp!) mọi người kể cả kiều bào nước ngoài “hãy mở rộng lòng hảo tâm”, ra tay "đóng góp mỗi người một viên gạch”, gọi về “theo cú pháp GM gửi về 1407 để góp mỗi người một viên gạch xây dựng công trình này”!!! (theo Tuổi Trẻ ngày 14/3/2014, trang 3) 





Hỏi câu này để đứa trẻ lên năm cũng có thể trả lời chính xác 100%. Đó là vì:
-SỢ THIÊN TRIỀU NỔI GIẬN MÀ TƯỚC ĐI QUYỀN LỰC CỦA NHÓM THÁI THÚ QUYẾT TRỞ VỀ VỚI NƯỚC MẸ TRUNG HOA, ĐỂ MUÔN NĂM ĐƯỢC LÀM TIỂU VƯƠNG QUẬN LẠC VIỆT 
Khổ một nỗi cho các thứ loa, báo, đâì…nhà nước, lẽ nào “lần đầu có sự kiện bi hùng” (?) này lại phải …. làm ngơ? Thế là một loạt các trò nói láo, nói dối, xuyên tạc, thổi phồng lại được tái diễn trên giấy trắng mực đen, trên môi đỏ chót như mỏ vẹt của những con robot biết nói… …. cứ như có một trận “hải chiến oai hùng thật sự” đã diễn ra, …dẫn đến sự “hy sinh sạch sành sanh” không để lại môt nắm xương tàn của 64 chiến sỹ công binh thuộc E83 bị cấm… nổ súng năm nào!
Tuy nhiên, cũng không phải có những lời…”lỡ nói” ra 1/10 sự thật . ngay cái ngày “giả vờ thương tiếc” naỳ . Cụ thể như lời bộc bạch của cựu chiến binh Lê Hữu Thảo:
“Vào giờ phút này đây, trong tôi hiện lên hình ảnh những đồng đội đã hi sinh trong buổi sáng ấy. Tôi lúc đó là tiểu đội trưởng của tàu HQ-604, đang cùng một nhóm năm anh em cắm cờ Tổ quốc và cảnh giới để lực lượng công binh E83 đưa vật liệu lên đảo Gạc Ma thì bất ngờ khoảng 50 lính Trung Quốc với súng ống đầy mình từ ba chiếc tàu chiến tràn lên đảo, bao vây anh em. 
Nhiều anh em đã ngã xuống ngay sau những loạt đạn đầu tiên. Người này ngã xuống, người kia lại cầm cờ lao về phía cột cờ, không để rơi vào tay giặc. Nhưng trận chiến đấu không cân sức ấy, 64 đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống, hầu hết đều nằm lại dưới sóng nước Trường Sa” 
Như…. chửi cha những dòng “đãi bôi” dối trá trước đó trên báo chí của đảng họ!:
“Nước mắt đã rơi trên gương mặt nhiều người khi nhớ về cuộc chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ hải quân trên các tàu HQ-505, HQ-604, HQ-605 của lữ đoàn 125 phối hợp với lữ đoàn 146 và công binh E83 tại nhóm đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa cuối tháng 3, đầu tháng 4-1988"

Cái nỗi đại quốc nhục do bọn Lê chiểu Thống thế kỷ XX gây ra, đã được chính nội bộ các tướng lãnh một thời với bọn này, không thể chịu nổi, đã thẳng thừng vạch ra
Tướng Lê Mã Lương cho biết:
-Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
Còn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc thì công khai đánh giá quyết định “không nổ súng” của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh như sau:
- Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.
Còn ông Nguyễn Khắc Mai, nhà ngoại giao kỳ cựu thì nhận xét:
-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi.
Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.
Và đây, cuối cùng cho câu trả lời là sự thú tội “quyết bán nước đến cùng” của một tên “ủy viên vua tập thể”, đại tướng đứng đầu lực lượng võ trang có nhiệm vụ chống xâm lược, họ Phùng tên…. (quan nhà) Thanh, rất sợ chạm tới nửa cái lông chân của các bố Tầu cộng!:
“Tôi thấy lo lắng lắm…. . chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc!Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc!”
Thế thì …. . có bố bảo hắn cũng chẳng dám bén mảng đến cái đài tưởng niệm mới bắt đầu đi xin tiền đóng góp mỗi người một viên gạch!
Thật nhục nhã, trâng tráo, ngu đần, hèn hạ, bần tiện, kinh tởm đến…hết biết!:
đặt đá xây khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Tuổi Trẻ) –Hỗ trợ xây nhà cho cựu binh Gạc Ma (Tuổi trẻ)
-Dư luận viên Việt Nam ‘xuất đầu lộ diện’? (VOA 15-3-15)
Hàng chục thanh niên hôm 14/3 nhảy múa trong tiếng nhạc chói tai trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội, trong khi nhiều người khác tìm cách tới thắp hương, tưởng nhớ những chiến sỹ ngã xuống trong trận Gạc Ma, dẫn tới lộn xộn.

Video đăng tải trên mạng cho thấy, lẫn trong đám đông có khoảng một chục thanh niên mặc áo phông màu đỏ, phía trước có in hình búa liềm, sao vàng và đằng sau áo có in chữ “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”, kèm theo các chữ cái viết hoa DLV mà nhiều người cho là chữ viết tắt của "dư luận viên".


Trong các đoạn video, hàng chục người "đi tưởng niệm trận Gạc Ma", đeo dải băng đỏ trên đầu, trong đó có cả trẻ em và người lớn tuổi, chen lấn, xô đẩy nhau với những thanh niên "bảo vệ đảng cộng sản", làm náo động cả một góc phố gần Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội.

Ngoài ra, có thể nghe thấy hai bên nhiều lần lớn tiếng miệt thị nhau và có những hành động khiêu khích.

Đây có thể coi là lần đầu tiên những người vốn được coi là “các chuyên gia bút chiến” trên mạng công khai xuống đường.

Hồi năm 2013, một quan chức thành phố Hà Nội đã triển khai đội ngũ chuyên gia "đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch".

'Bật đèn xanh'

Vụ việc xảy ra trong khi báo chí trong nước đồng loạt đăng tải các bài viết về trận hải chiến với Trung Quốc làm 64 binh sĩ Việt Nam tại bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988.

Khác với những năm trước, truyền thông trong nước năm nay rầm rộ đưa tin về các buổi lễ kỷ niệm ở nhiều nơi.

Có thể thấy các hàng tít như: “Mãi mãi không quên sự hy sinh của chiến sỹ Gạc Ma”, “Nước mặt Gạc Ma” hay “Gạc Ma bất tử”.

Các buổi lễ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc những ngày qua có những tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh hải mạnh mẽ, coi biển Đông là "sân nhà" của mình.

Một số nhà quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng báo chí do nhà nước quản lý "không thể lên tiếng, nếu không được bật đèn xanh".

Sau sự kiện gây nhiều tổn thất về người cho Việt Nam 27 năm trước, Trung Quốc đã cho lấn biển, xây dựng trên bãi Gạc Ma, bất chấp sự phản đối từ Hà Nội.



Nguyễn Khắc Mai: Gạc Ma - Vượt Lên Nỗi Nhục và Niềm Đau (viet-studies 14-3-15)◄◄


Cháy mãi ngọn lửa tinh thần Gạc Ma (PLTP 14-3-15)


Các anh đã có nơi yên nghỉ (TN 14-3-15)


Tìm trường học mang tên Gạc Ma… (NĐT 14-3-15)

-'Dư luận viên phá lễ tưởng niệm Gạc Ma'


Các thanh niên mặc áo cờ đỏ sao vàng đã dùng giăng cờ búa liềm quanh khu vực tượng đài, ngăn chặn đoàn tưởng niệm, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết


Buổi thắp hương tưởng nhớ các chiến sỹ Việt Nam tử trận tại Gạc Ma đã bị một nhóm dư luận viên quấy rối, theo một nhà hoạt động trong nước.


Trả lời BBC qua điện thoại, blogger Nguyễn Lân Thắng cho biết sáng 14/3, khoảng 200-300 người đã tập trung về trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, để "dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ hy sinh trong trận Gạc Ma năm 1988".


"Tất cả những người có mặt đều quan tâm đến tình hình đất nước và tình hình biển đảo", ông Thắng nói.


"Tuy nhiên chúng tôi đã bị một nhóm thanh niên tự nhận là lực lượng 'Dư luận viên' phá đám".


"Họ đem cờ búa liềm ra che chắn các hoạt động tưởng niệm. Họ còn la hét, phá rối và thậm chí gây hấn với một số người."


"Mặc dù vậy, những người tham gia tưởng niệm đã có nhiều kinh nghiệm nên tránh được xô xát".




Nhiều thanh niên dùng cờ búa liềm che không cho người xung quanh nhìn thấy hoạt động tưởng niệm




Nhiều thanh niên ngăn cản đoàn tưởng niệm mặc áo in dòng chữ 'Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc - Dư luận viên'


Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hàng chục thanh niên trong áo cờ đỏ sao vàng dùng cờ búa liềm che kín tượng đài Lý Thái Tổ, nơi hoạt động thắp hương tưởng niệm đang diễn ra.


Nhiều người trong nhóm này mặc áo thun đỏ với dòng chữ in phía trên: "Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc - DLV (Dư luận viên)".


Một số hình ảnh khác cho thấy các thanh niên trẻ xô đẩy và to tiếng với những người trong đoàn dâng hương tưởng niệm.


"Họ đã có mặt ở đó từ sớm và họ chờ đến lúc mọi người đến đông hơn để xông vào phá đám", ông Thắng nói.




Ông Nguyễn Lân Thắng cho biết mặc dù bị "gây hấn", nhưng đoàn tưởng niệm đã tránh để xảy ra xô xát


'Tổ chức ngầm'


Ông Thắng cho rằng các hoạt động dân sự liên quan đến cuộc xung đột với Trung Quốc vẫn còn là


"một chủ đề rất nhạy cảm".


"Các cấp có thẩm quyền mà thả ra thì chắc chắn sẽ có phiền phức về ngoại giao", ông nói.


"Nhưng nếu chặn lại thì sẽ bắt gặp phải sự bức xúc của quần chúng".


"Tôi chắc chắn những người phá đám cuộc tưởng niệm này đã được tổ chức ngầm phía sau."


"Không có lý do gì để phá rối các hoạt động dân sự hết sức bình thường của người dân như thế này," ông nói thêm.




Các hoạt động tưởng niệm gần tượng đài Lý Thái Tổ từng nhiều lần bị ngăn cản trong quá khứ




(BBC)-

Tổng số lượt xem trang