>> Làm ngay việc cứu đói cho dân
>> 6 bị can nguyên cán bộ Agribank tại ngoại
>> Máy ATM của Agribank tại Huế tê liệt 3 ngày
>> Nguyên Trưởng phòng Tín dụng Agribank Q.8 lãnh án chung thân
>> 6 bị can nguyên cán bộ Agribank tại ngoại
>> Máy ATM của Agribank tại Huế tê liệt 3 ngày
>> Nguyên Trưởng phòng Tín dụng Agribank Q.8 lãnh án chung thân
Trước sự bao vây của công nhân, hoạt động của chi nhánh ngân hàng này gần như bị ngưng trệ vì không có người đến giao dịch mặc dù vẫn có nhân viên làm việc.
Vụ việc nói trên đã gây ra sự tò mò cho nhiều người dân qua lại trên đường Trần Quang Khải.
Để vãn hồi trật tự, Công an P.Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm đã cử một tổ công tác đến giải tỏa người dân hiếu kỳ đứng xem gây tắc đường. Đồng thời yêu cầu các công nhân không được gây ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh ngân hàng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Đức Tuấn (40 tuổi, quê Thái Nguyên) là nhân viên Công ty thép Việt Nhật cho biết, công ty nợ lương anh em đã 5 tháng nay. Khi công nhân hỏi thì được lãnh đạo công ty trả lời do Agribank Hồng Hà nợ 30 tỉ đồng nên chưa có tiền trả.
“Đây là lần thứ 3 anh em chúng tôi khăn gói từ Thái Nguyên (nhà máy sản xuất của Công ty thép Việt Nhật ở Thái Nguyên - PV) xuống đây đòi tiền cho công ty. Rất mong phía ngân hàng trả tiền cho công ty để chúng tôi sớm có lương đóng học phí cho con, trang trải cuộc sống”, anh Tuấn nói.
Trước cửa Agribank Hồng Hà, chúng tôi còn ghi nhận sự có mặt của ông Hoàng Minh Phương - Giám đốc Công ty thép Việt Nhật. Ông này thừa nhận công ty đã nợ lương công nhân từ tháng 11.2011 đến nay.
“Do công nhân không tin rằng công ty chưa đòi được tiền từ ngân hàng để trả lương nên chúng tôi buộc phải để công nhân xuống tận nơi cho họ hiểu rõ”, ông giám đốc thép Việt Nhật cho biết.
Lý giải về khoản tiền 30 tỉ đồng mà Agribank Hồng Hà nợ thép Việt Nhật, ông Phương cho biết đây là khoản tiền ngân hàng này bảo lãnh thanh toán cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu (CP XNK) Tân Hồng mua hàng của Việt Nhật có giá trị gần 30 tỉ đồng từ tháng 5.2011. Hiệu lực bảo lãnh đến ngày 25.8.2011.
Theo ký kết giữa hai bên cũng như bảo lãnh thanh toán, trong trường hợp người mua là Công ty CP XNK Tân Hồng không thanh toán thì Agribank Hồng Hà phải có trách nhiệm thanh toán số tiền hàng cho Công ty thép Việt Nhật.
Ông Phương cung cấp nhiều tài liệu thể hiện khoản nợ 30 tỉ đồng. Trong đó có chứng thư bảo lãnh thanh toán có con dấu và chữ ký giám đốc Agribank Hồng Hà.
Theo ông Phương, từ tháng 8 năm ngoái đến nay, công ty đã nhiều lần hối thúc các bên liên quan thanh toán nhưng không nhận được sự hợp tác. “Chúng tôi nhiều lần gửi văn bản đòi nợ thậm chí trực tiếp gặp Công ty CP XNK Tân Hồng thì họ chỉ sang đòi nợ Agribank vì đây là đơn vị bảo lãnh thanh toán”.
“Tôi đến đòi nợ Agribank chi nhánh Hồng Hà đã hơn 10 lần, nhưng đều không đòi được một xu. Lãnh đạo đều kiếm cớ trả lời ậm ừ, cố tình kéo dài không chịu trả tiền cho công ty chúng tôi”, ông Phương cho hay.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Trần Thanh Hà, Phó giám đốc điều hành Agribank Hồng Hà cho biết, do chứng thư bảo lãnh thanh toán không đúng quy định nên Agribank Hồng Hà chưa có cơ sở để thanh toán bảo lãnh kịp thời. “Hiện chúng tôi đang đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ”, ông Trần Thanh Hà cho biết.
“Chúng tôi rất chia sẻ với Công ty thép Việt Nhật, tuy nhiên hành động của họ đã gây ảnh hưởng rất xấu đến ngân hàng cũng như hoạt động của chúng tôi”, ông Hà nói.
Được biết liên quan đến vụ việc này, ông Đỗ Đức Hưng, Giám đốc chi nhánh Agribank Hồng Hà, là người ký chứng thư bảo lãnh đã bị ngân hàng "mẹ" ra quyết định cho thôi việc, hiện chi nhánh này vẫn đang trống vị trí giám đốc.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo cao cấp của Agribank cũng cho biết, vụ việc phát hành chứng thư bảo lãnh tại Agribank Hồng Hà có dấu hiệu phức tạp nên ngân hàng đã đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an vào cuộc để làm rõ.
-TRIỂN KHAI BỆNH VIỆN VỆ TINH ĐỂ GIẢM TẢI BỆNH VIỆN Ở TPHCM: Khó vì bệnh viện thích... quá tải
Trước áp lực BV tuyến trên tại TPHCM đang bị quá tải trầm trọng, Sở Y tế TPHCM đã có phương án sử dụng BV tuyến quận, huyện đang sử dụng 50% công suất để làm BV vệ tinh của những BV: chấn thương chỉnh hình, nhi đồng, ung bướu...Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể phát triển BV vệ tinh để giảm tải khi nhiều BV tuyến trên vẫn thích... quá tải.
Ỳ ạch triển khai
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM - TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh - cho biết, toàn thành phố hiện có 13 BV thuộc bộ ngành, 31 BV đa khoa và chuyên khoa thuộc sở, 23 BV quận, huyện, 322 trạm y tế xã, phường. Ngoài ra, số BV ngoài công lập đã lên đến 34 và 13.000 phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh, y học cổ truyền.
Tổng số giường bệnh của toàn thành phố hiện nay là 31.088. Tính bình quân trên 10.000 dân đối với số giường bệnh là 42 giường và số bác sĩ là 12,2. Chỉ tính riêng trong năm 2011, số lượt bệnh nhân đến khám lên đến 30 triệu, trong đó số lượng nội trú gần 1,3 triệu và điều trị ngoại trú gần 5,2 triệu (152% so với kế hoạch đề ra). Các BV quá tải nặng nhất phải kể đến BV Nhi Đồng 1 (công suất 123%), Từ Dũ: 126,3%, Hùng Vương: 111,4%, Ung bướu: 247%, Chấn thương chỉnh hình: 129,1%. Không chỉ BV chuyên khoa sâu, nhiều BV đa khoa có thương hiệu lớn trực thuộc TPHCM cũng rơi vào cảnh tương tự như: BV Nhân dân 115 (114%), BV Nguyễn Trãi (100%), Nguyễn Tri Phương (101%), Cấp cứu Trưng Vương (104%), Nhân dân Gia Định (106,5%).
Nguyên nhân quá tải theo ông Phạm Việt Thanh - Giám đốc Sở Y tế TPHCM đó là số giường bệnh của TP chưa đáp ứng nhu cầu (dân số tăng, bệnh nhân tăng, số BV không tăng); BV chưa được tái cấu trúc kịp thời, chưa được xây mới nên vẫn còn chật hẹp...
Điều đáng nói, trong khi các BV tuyến trung ương, thành phố đang quá tải, thì nhiều BV tuyến quận/huyện lại chưa sử dụng hết 50% số giường bệnh như quận 2, 7, 9, quận 12... Trước thực tế trên, chờ đợi đến năm 2015, TP mới có thêm 5.000 giường bệnh, ngành y tế đã nhanh chóng đưa ra phương án “chữa cháy” chuyển các BV quận, huyện trở thành BV vệ tinh cho các BV tuyến trên... Lý thuyết thì thế, mặc dù trong các cuộc họp các BV đều “kêu la” quá tải cần phải giảm tải nhanh chóng, tuy nhiên, khi có chủ trương thì các BV cả tuyến trên và tuyến dưới đều ỳ ạch, miễn cưỡng triển khai. BV tuyến trên muốn BV tuyến dưới giao hẳn còn BV tuyến dưới lại... dại gì giao hết. Đó là chưa kể đến, nhiều BV tuyến quận, huyện vẫn còn đắn đo có hợp tác hay không?
Quá tải trầm trọng tại các BV tuyến trên ở TPHCM. Ảnh: V.T |
BV tuyến trên: Muốn lấy trọn, BV tuyến dưới: 1 - 2 khoa!
Tại buổi làm việc với Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM mới đây, lãnh đạo BV quận 2 cho rằng với 150 giường bệnh, BV vẫn chưa khai thác hết công suất do chưa triển khai được kỹ thuật, chưa có BS giỏi và hơn hết là chưa thu hút được bệnh nhân. Đơn cử như các khoa Nội - Nhi, Phụ sản... vẫn còn lèo tèo lượng bệnh nhân. Trước thực tế trên, BV Ung bướu TPHCM đã kiến nghị với BV quận 2 giao lại khoảng 50 giường bệnh để triển khai khám sàng lọc và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, BS Trần Văn Khanh - Giám đốc BV quận 2 cho rằng: “Đến thời điểm này, kiến nghị của BV Ung bướu đưa ra, BV quận 2 chỉ mới ghi nhận và đang trong giai đoạn bàn bạc thôi chứ chưa làm được. Còn nhiều thủ tục phải bàn”. Do đó, theo BS Khanh, nếu thực sự giao cho BV tuyến TP làm cơ sở 2 thì giao 1 hoặc 2 khoa thôi chứ không thể giao hết cả BV...
Theo BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu TPHCM, khi khảo sát tại BV quận 2 và quận 9 cho rằng, nếu BV quận/huyện giao toàn bộ cho BV Ung bướu làm cơ sở 2 thì BV Ung bướu chắc chắn sẽ giảm tải. “Chúng tôi sẽ đưa nhân sự xuống để phát triển nội khoa, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ...” - BS Minh khẳng định. Tuy nhiên, đến thời điểm này, BV Ung bướu vẫn chưa chọn được BV vệ tinh vì nếu các BV quận, huyện giao khoảng 50 – 100 giường tập trung thì BV Ung bướu mới nhận, còn phân tán mỗi nơi vài giường thì rất khó. BS Minh kiến nghị: “BV quận 2 và quận 9 rất gần nhau nhưng chỉ sử dụng khoảng 50% công suất thì rất lãng phí. Do đó, các BV gần nhau nên tập trung lại khám bệnh tại một quận cho người dân khu vực hai quận này. BV còn lại dùng làm BV vệ tinh cho Ung bướu là tốt nhất”.
Trong khi đó, lãnh đạo BV quận 2 lại cho rằng, không thể giao cả BV được vì quận 2 có số dân đông. Mặt khác, BV quận 2 cũng đang có dự án nâng cấp, sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để thu hút người bệnh. Còn BS Trần Dư Đông - Giám đốc BV quận 7 lại kiến nghị, thành phố cần phải xem xét cụ thể nên lấy một số khoa, phòng, giường bệnh vì hằng năm BV quận 7 điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân có bệnh mạn tính, bệnh nhân bảo hiểm y tế và bệnh nhân là công nhân...
Giải pháp BV vệ tinh để giảm tải BV hiện là lựa chọn số một mà ngành y tế đưa ra hiện nay. Ông Huỳnh Công Hùng - Trưởng ban Văn hóa – xã hội HĐND TPHCM cũng cho rằng nếu các BV của thành phố như Chấn thương chỉnh hình, Ung bướu, Nhi Đồng... chờ xây mới rồi mới giảm tải thì phải chờ hai năm nữa. Ông Hùng kiến nghị: “HĐND thành phố thấy rằng, những BV quận/huyện không làm hết công năng thì nên giao lại cho BV tuyến trên làm cơ sở 2 hoặc chi nhánh để BV tuyến trên chuyển êkíp BS xuống khám và điều trị, đào tạo nhân lực cho BV. Như vậy vừa giải quyết được cả mục tiêu trước mắt và lâu dài”. Tuy nhiên, nếu Sở Y tế không đưa ra danh sách BV rõ ràng mà cứ để cho các BV tự thỏa thuận hợp tác thì khó có thể triển khai BV vệ tinh được. Chúng tôi xin mượn câu nói của ông Phó Chủ tịch UBND TPHCM tại cuộc họp bàn về giảm tải BV mới đây với Bộ Y tế để dẫn chứng việc giảm tải cần phải nhìn ở một góc độ khác đó là nhiều BV thích quá tải để tăng thu nhập: “BV ở VN lúc nào cũng “la” quá tải, nhưng liệu có muốn giảm tải hay không?”.
-- Hà Nội phê bình hàng loạt bệnh viện, trường học “thổi giá” gửi xe (DT). - Hàng loạt Giám đốc bệnh viện lớn bị kiểm điểm (VnMedia).- - Cái sợ của người có quyền! (Tầm nhìn). -- Khai trừ đảng cán bộ VP Quốc hội, HĐND Phú Yên (TTXVN). - Khai trừ Đảng cán bộ tỉnh lừa tiền chạy việc (VTC).-- Bệnh “lạ” bùng phát, dân hoang mang (SGTT).- 4,4% mẫu thịt heo nhiễm chất cấm (TN). - Truy đến cùng nguồn gốc chất cấm trong chăn nuôi (TTXVN). - Thương lái “ép” người chăn nuôi dùng chất cấm (TN).
- Khí từ lỗ khoan giếng bốc cháy là metan (TN).- Bí ẩn rừng quái điểu (VTC).
- Đô thị Việt Nam rất cần nhà ổ chuột ? (VnMedia).-- Rùng mình cảnh sống cạnh người chết ở Thủ đô (VNN).
- Hà Nội, TP.HCM: Báo động sụt lún (ĐV).- Phú Yên: Đập Đồng Cam kêu cứu! (VH).
- Nam Định: Người đàn bà nghiện… nước tiểu của mình (VTC). - Uống nước tiểu của mình chữa ung thư? (kỳ 2).
- Vì sao Nam Phi ban lệnh cấm người Việt săn tê giác? (VnEconomy).--Vietnam craves rhino horn; costs more than cocaine (AP SJ Mercury News 3-4-12)-
-Dân kêu mất mộ người thân
(TNO) Một số người dân thôn Đồng Nhân (xã Hải Bối, H.Đông Anh, Hà Nội) đang đứng ngồi không yên vì lo bị xúc trộm… mồ mả tổ tiên. Trong quá trình giải phóng mặt bằng của dự án thi công hồ điều hòa X1 thuộc dự án phát triển trọng điểm bắc Thăng Long ... - Hà Nội: Máy xúc múc trộm mộ dân trong đêm? (Bee).
Ai đã lấp hàng loạt ngôi mộ?VietNamNet
Thêm một vụ san lấp mộ trong đêm tại Hà NộiĐài Tiếng Nói Việt Nam
Hà Nội: Nhiều ngôi mộ bị lấp trộm trong đêmTuổi Trẻ
Tiền Phong Online -VNExpress -Zing News
(TNO) Một số người dân thôn Đồng Nhân (xã Hải Bối, H.Đông Anh, Hà Nội) đang đứng ngồi không yên vì lo bị xúc trộm… mồ mả tổ tiên. Trong quá trình giải phóng mặt bằng của dự án thi công hồ điều hòa X1 thuộc dự án phát triển trọng điểm bắc Thăng Long ... - Hà Nội: Máy xúc múc trộm mộ dân trong đêm? (Bee).
Ai đã lấp hàng loạt ngôi mộ?VietNamNet
Thêm một vụ san lấp mộ trong đêm tại Hà NộiĐài Tiếng Nói Việt Nam
Hà Nội: Nhiều ngôi mộ bị lấp trộm trong đêmTuổi Trẻ
Tiền Phong Online -VNExpress -Zing News
- - Hạn chế ô tô, tiến tới cấm hẳn xe máy, dân đi bằng gì? (VTC). - “Không công bằng nếu thu phí tất các phương tiện” (VnMedia). - Mức phí chưa điều chỉnh là “chưa phù hợp” (TT). - Không phải cứ đóng phí mới là yêu nước (DV). – PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện: Phí mang tính chất gián tiếp và cam kết của bộ trưởng (SGTT). - Mặt trận Tổ quốc sẽ phản biện đề xuất thu phí giao thông (TP). - Dư luận và bộ trưởng Đinh La Thăng (SGTT). - Chuyện giao thông: “Đường đi khó” (TTVH). -
-'Sốt xình xịch' với đề xuất thu phí giao thông
TPO – Sau khi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu phí bảo trì đường bộ và hạn chế phương tiện, nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề này. Một số ý kiến ủng hộ đề xuất thu phí của Bộ Giao thông Vận tải. “Đi xe thì muốn đường tốt, cả năm đóng phí bằng một con gà ...
Đóng phí cho lời hứaLao động
Cụ thể hoá phí bảo trì đường bộBáo văn hóa Online
Bộ GTVT chốt các mức phí bảo trì đường bộDân Trí
24 giờ -VnEconomy
TPO – Sau khi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu phí bảo trì đường bộ và hạn chế phương tiện, nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề này. Một số ý kiến ủng hộ đề xuất thu phí của Bộ Giao thông Vận tải. “Đi xe thì muốn đường tốt, cả năm đóng phí bằng một con gà ...
Đóng phí cho lời hứaLao động
Cụ thể hoá phí bảo trì đường bộBáo văn hóa Online
Bộ GTVT chốt các mức phí bảo trì đường bộDân Trí
24 giờ -VnEconomy
- Phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân: Xin đừng “nghĩ hộ” dân như thế! (GDTĐ). – Sức dân, bao nhiêu? (SGTT). – Bài toán bảo đảm an sinh xã hội và các khoản phí (TC Phía Trước). - Nguyên PCN VP Quốc hội: “Nói như Bộ trưởng Thăng là rất không ổn” (GDVN). - Bộ trưởng Thăng: Tôi trân trọng ý kiến của PGS. Văn Như Cương, nhưng… (GDVN).
- - Sao Hà Nội lại “sơ tán” Điện Biên Phủ lên… Lai Châu? (PhunuToday). -
Quyền lợi của công nhân chưa được quan tâm
Thực hiện chủ trương của Nhà nước và của UBND TP.Hà Nội chuyển các cơ sở SX gây ô nhiễm ra khỏi nội thành trước năm 2015, Cty CP dụng cụ số 1 (Cty CPDCS1) - ở 108 Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội (do TCty Máy và thiết bị công nghiệp - Bộ Công Thương chiếm 51% vốn CP) tiến hành di dời từ 1.1.2012.
Văn xuôi Việt năm 2011: Gừng già mới cay? (CAND 31-3-12)
Một giờ với Nick Út (TTVH 5-4-12)
Hệ miễn dịch của Đại học (SVVN 5-4-12)
Một giờ với Nick Út (TTVH 5-4-12)
Hệ miễn dịch của Đại học (SVVN 5-4-12)
Cố nhạc sĩ Doãn Mẫn: "Biệt ly" - một khúc tình si (CAND 3-5-12)-
-----