Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Việt Nam : Nhà nước khủng bố?

Nhà nước khủng bố -Nguyễn Hưng Quốc 12.05.2015
Ở Việt Nam, từ mấy năm nay, dư luận thường xôn xao trước hiện tượng công an bắt người trái phép, mang vào đồn và đánh đập đến chết. Thi thể được mang vào bệnh viện xét nghiệm, người ta thấy người thì giập phổi, người thì toàn bộ nội tạng đều bị nát nhừ. Có trường hợp công an thừa nhận dùng nhục hình để tra tấn; có trường hợp chúng chối phăng, cho là nạn nhân hoặc tự tử hoặc bị bệnh từ trước hoặc lén lút dùng ma tuý quá liều.

Tổ chức Human Rights Watch ghi nhận được 31 trường hợp bị đánh chết trong các trại tạm giam của công an trong bốn năm (2011-2014). Con số này chắc chắn không đầy đủ. Theo một báo cáo của Bộ Công an mới đây, trong khoảng bốn năm, từ ngày 1/10/2011 đến 30/9/2014, tổng cộng có 226 người bị chết trong các nhà tạm giam vì nhiều lý do khác nhau, trong đó, có lý do là nhục hình. Điều cần lưu ý là công an chỉ thừa nhận việc dùng nhục hình khi không thể chối cãi được nữa nên những lý do vớ vẩn họ đưa ra như tự tử hay bị bệnh đều có thể không đúng sự thật.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý không phải chỉ việc công an tra tấn nhiều người đến chết mà còn một khía cạnh khác không kém quan trọng: khi việc tra tấn bị phanh phui, không thể giấu nhẹm được nữa, phải mang ra toà xét xử, các bản án dành cho công an phạm tội tra tấn dẫn đến cái chết của những người dân vô tội đều rất nhẹ, người thì được tha bổng, người thì bị tù treo, chỉ hoạ hoằn mới có một số công an bị tù giam, nhưng ngay trong trường hợp ấy, án tù cũng chỉ vài ba năm, nói theo luật sư Võ An Đôn, hoàn toàn không có tác dụng răn đe để công an đừng tái phạm.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao công an lại càng ngày lại càng tra tấn người dân một cách dã man như vậy? và tại sao các bản án dành cho các công an tra tấn dân chúng đến chết lại nhẹ nhàng đến như vậy? Trả lời câu hỏi trên, chúng ta tiếp cận một sự thật: chính phủ không hề đưa ra chủ trương và hình thức kỷ luật nào để hạn chế các hành động tra tấn đến chết. Trả lời câu hỏi dưới, chúng ta tiếp cận một sự thật: chính phủ cũng không hề muốn trừng phạt những công an phạm tội dùng nhục hình để bức cung. Hai câu trả lời ấy lại dẫn đến một sự thật khác: Chính phủ muốn dùng sự khủng bố để đe doạ mọi người.
Khủng bố là hành vi bạo động nhằm gây hoang mang, lo lắng và sợ hãi trong dân chúng. Về phạm vi, có hai hình thức khủng bố chính: Khủng bố thuộc tổ chức (organization terrorism) và khủng bố thuộc nhà nước (state terrorism).
Tiêu biểu nhất cho loại khủng bố thuộc tổ chức gần đây là sự khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan: Họ sống rải rác trên nhiều quốc gia khác nhau nhưng có chung một nỗi hận thù đối với văn hoá và văn minh Tây phương, chung một tham vọng muốn phát triển nhà nước Hồi giáo khắp nơi trên thế giới và chung một biện pháp: sử dụng bạo lực để giết càng nhiều người càng tốt, gây tiếng vang càng lớn càng tốt và càng làm cho càng nhiều người khiếp hãi càng tốt.
Khủng bố thuộc nhà nước thì có hai mức độ: Một, ủng hộ và tài trợ cho các tổ chức khủng bố để chúng gieo rắc tội ác ở những nơi khác và hai, bản thân nhà nước đóng vai trò khủng bố đối với dân chúng trong chính nước của họ. Thuộc loại trên, Tổng thống Mỹ George W. Bush, vào năm 2002, cho có ba quốc gia chính được gọi là “trục ma quỷ” (Axis of evil), bao gồm Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên. Thuộc loại dưới, tất cả các quốc gia độc tài, với những mức độ khác nhau, đều là những nhà nước khủng bố: Họ sử dụng bạo lực để làm dân chúng sợ hãi, từ đó, triệt tiêu mọi ý định phản kháng, hoặc thậm chí, phản biện.
Trong ý nghĩa đó, không còn hoài nghi gì nữa, nhà nước Việt Nam hiện nay là một nhà nước khủng bố.
Thật ra, tính chất khủng bố ấy đã xuất hiện ngay từ khi nhà nước Việt Nam (cộng sản) vừa mới ra đời. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, họ đã có chính sách tiêu diệt những người đối lập và đối kháng, qua đó, gây khiếp hãi trong quần chúng để không ai dám chống lại họ nữa. Chính sách này càng trở thành phổ biến trong cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954-75. Chính sách gọi là “trừ gian diệt bạo” thực chất là một sự khủng bố. Theo Anthony James Joes, trong cuốn “The War for South Vietnam 1954-75” (New York: Fraeger, 1989, tr. 46), trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, Việt Cộng đã giết khoảng 20% các cán bộ làng xã ở miền Nam. Chỉ trong năm 1960, họ giết khoảng 1.400 công chức và thường dân; năm 1965, con số bị họ giết lên đến 25.000 người. Theo Walter Laqueur, trong cuốn “Guerrilla, a Historical and Critical Study” (London: Weidenfeld and Nicolson, 1977, tr, 262-271), những sự khủng bố của chính quyền miền Bắc có quy mô và mức độ tàn độc hơn cả Trung cộng trong cuộc chiến chống lại Tưởng Giới Thạch trong thập niên 1940.
Đó là thời chiến tranh. Tại sao bây giờ, thời bình, chính quyền lại tiếp tục sử dụng các biện pháp khủng bố như vậy đối với dân chúng?
Câu trả lời, theo tôi, là vì họ sợ.
Chính quyền Việt Nam hiện nay thừa biết dân chúng không còn tin họ, không còn phục họ, và sẵn sàng đứng dậy chống lại họ khi quyền lợi của người dân bị xâm phạm. Bởi vậy, chính quyền quay mặt làm ngơ, nếu không muốn nói là âm thầm khuyến khích, việc công an dùng nhục hình đối với dân chúng. Chính quyền không hề có ý định răn đe công an. Chính quyền chỉ muốn răn đe dân chúng: Chống lại chính quyền thì chỉ có chết!
Bất cứ chế độc tài nào cũng xây dựng quyền lực trên hai nền tảng: tuyên truyền và khủng bố. Công việc tuyên truyền của chính quyền Việt Nam gần đây rõ ràng là đã thất bại: Họ không còn thuyết phục được dân chúng về tính chính nghĩa của họ, đặc biệt trước hai vấn nạn: dân chủ và chủ quyền (đặc biệt ở Biển Đông). Thất bại về tuyên truyền, họ chỉ còn cách duy nhất là gia tăng mức độ khủng bố.
Mục tiêu của khủng bố là làm cho dân chúng sợ. Nhưng động cơ thực sự của sự khủng bố là sợ dân chúng nổi dậy chống lại chính quyền.

-Một bị can tử vong khi đang bị tạm giam 14/04/2015
TT - Bị can Phan Đức Đạt (32 tuổi, ngụ TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang bị tạm giam tại trại tạm giam Chí Hòa về hành vi chống người thi hành công vụ đã tử vong.
Tối 13-4, thượng tá Nguyễn Sỹ Quang - chánh văn phòng, người phát ngôn của Công an TP.HCM - cho biết bị can Phan Đức Đạt (32 tuổi, ngụ TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang bị tạm giam tại trại tạm giam Chí Hòa về hành vi chống người thi hành công vụ đã tử vong.

Trước đó, ngày 12-4 chị Hồ Thị Kim Quyên (27 tuổi, vợ anh Đạt) nhận được điện thoại của Công an TP.HCM thông báo anh Đạt đã chết vì suy hô hấp. 
Anh Phan Đức Đạt là một trong hai bị can bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ trong vụ xô xát giữa nhóm anh Đạt và một tổ công tác của Công an P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức vào ngày 29-12-2014.
Theo kết luận của Công an TP.HCM, nhóm anh Đạt đã tấn công lực lượng công an khiến một cán bộ phải nổ súng, đạn bắn xuống đường, văng lên trúng hai người. Trong đó một người đã chết, anh Đạt bị thương ở đùi.
Sau khi vụ việc xảy ra, anh Đạt và một người khác bị khởi tố, bắt tạm giam.
Trao đổi về những thông tin gia đình nạn nhân cung cấp và một số trang web đã đăng tải, thượng tá Quang cho biết: Bị can được phát hiện có biểu hiện bị suy hô hấp vào khoảng 10g ngày 12-4, lực lượng chức năng của trại tạm giam đã đưa can phạm vào trung tâm cấp cứu, sau đó đưa tới Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương nhưng bị can tử vong tại bệnh viện.
Công an TP đã tổ chức khám nghiệm tử thi, tới chiều ngày 14-4 đã bàn giao thi thể cho gia đình đưa về quê lo hậu sự.
“Qua khám nghiệm tử thi, bước đầu lực lượng pháp y đánh giá không có tác động ngoại lực. Bị Can Đạt trước đó có biểu hiện bị bệnh hen suyễn, có thể trong thời gian chuyển giao mùa, thời tiết thay đổi nên phát bệnh. Hiện đang chờ kết quả giám định pháp y thi thể để đưa ra kết luận cuối cùng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP đang tiếp tục làm rõ”, ông Quang nói. 
-​Một bị can tử vong khi đang bị tạm giamTuổi Trẻ
-Một bị can tử vong khi đang bị tạm giamĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bị can Phan Đức Đạt (32 tuổi, Lâm Đồng) đang bị tạm giam tại trại tạm giam Chí Hòa về hành vi chống người thi hành công vụ đã tử vong. Tối 13/4, thượng tá Nguyễn Sỹ Quang - chánh văn phòng, người phát ngôn của Công an TP.HCM - cho biết bị can ...

Bị tạm giam để điều tra tội Chống người thi hành công vụ, Đạt được cho là bị hen suyễn dẫn đến tử vong.

Làm rõ vụ chết người sau 'loạt đạn của trung úy cảnh sát' / Một người thiệt mạng sau loạt đạn của trung úy cảnh sát


Ngày 14/4, trao đổi với VnExpress, thượng tá Nguyễn Sỹ Quang - Chánh văn phòng Công an TP HCM - cho biết, bị can Phan Đức Đạt (32 tuổi, ngụ Lâm Đồng) đã chết trong thời gian bị tạm giam. Bước đầu, nguyên nhân tử vong được xác định là do suy hô hấp.

Đạt là một trong hai người bị khởi tố vì bị cho là tấn công trung uý cảnh sát phường Bình Chiểu (quận Thủ Đức) khiến anh này phải nổ loạt đạn làm một người chết.

Theo người phát ngôn của Công an TP HCM, anh Đạt có tiền sử bệnh hen suyễn. Trong thời gian bị tạm giam ở Chí Hòa, bệnh của anh này trở nặng do thời tiết thay đổi. "Kết quả giám định pháp y cho thấy nguyên nhân anh Đạt tử vong là do suy hô hấp, thân thể không có dấu hiệu tác động ngoại lực. Thông tin anh Đạt bị gãy xương là không chính xác", thượng tá Quang khẳng định.

Theo nội dung vụ án, tối 29/12/2014, anh Đạt cùng nhóm bạn đến chợ đầu mối nông sản Thủ Đức nhậu sau khi giao hàng xong. Uống hết hai két bia một số người về trước, số ở lại có hành vi la lối mất trật tự nên bị Tổ tuần tra Công an phường Bình Chiểu nhắc nhở, kiểm tra hành chính. Nhóm thanh niên được cho là bất hợp tác, la lối và tấn công tổ công tác.

Bị ép vào chiếc xe tải gần hiện trường, trung úy Phạm Tiến Hùng bắn nhiều phát xuống đất để cảnh cáo nhưng đạn không nổ. Ở lần bóp cò tiếp theo có 3 viên đạn cắm xuống đường, sau đó trúng vào đùi Đạt và làm một người khác tử vong. Đạt và người bạn tên Hùng bị bắt sau đó về hành vi Chống người thi hành công vụ.

Đến ngày 12/4, gia đình anh Đạt nhận được điện thoại của cán bộ điều tra thông báo anh này đã chết vì suy hô hấp. Tuy nhiên, anh trai của Đạt lại cho rằng bị can bị gãy 3 xương sườn.

Vụ việc đang được làm rõ.
Chết vì gãy sườn, dập phổi, nhưng công an nói bị 'sốc thuốc'Người Việt-
"Công an chịu trách nhiệm vì 3 năm có 260 người chết khi tạm giam, tạm giữ" (GD 10-4-15)
-Bất ngờ trước 'chỉ tiêu' về mạng người
(TNO) Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 10.4, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý không đồng tình với một loạt các “chỉ tiêu” được đưa ra tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện phápphòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý không đồng tình với một số "chỉ tiêu" về chống oan sai - Ảnh: Trường Sơn

Theo dự thảo Nghị quyết, để tạo bước chuyển biến căn bản, triệt để khắc phục các trường hợp làm oan người vô tội, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp sai phạm khác trong việc áp dụng pháp luật..., Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND TC), Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (KSND TC) và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp. Theo đó, các chỉ tiêu được đưa ra trong Nghị quyết để thực hiện các giải pháp nhiệm vụ đặt ra là giảm ít nhất 10%/năm số vụ tạm đình chỉ điều tra để chống bỏ lọt tội phạm; giảm ít nhất 1%/năm các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; giảm ít nhất 10%/năm các trường hợp chết do tự sát và không để xảy ra trường hợp bị đánh chết tại các nơi giam giữ...
Trước các “chỉ tiêu” này, ông Phan Trung Lý cho rằng, phải yêu cầu thực hiện đúng, thực hiện đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật, nhất là về tố tụng. “Không thể nói cho phép ít nhất 5%, 10% hay bao nhiêu được. Một mạng người chết là vấn đề quan trọng, tại sao lại cho phép ít nhất...?”, ông Phan Trung Lý phản biện.
Ngoài việc không đồng tình với hầu hết các chỉ tiêu kể trên của dự thảo, ông Lý cũng tỏ ra ngạc nhiên về chỉ tiêu giảm ít nhất 10% các trường hợp chết do tự sát và không để xảy ra trường hợp bị đánh chết. “Không xảy ra trường hợp bị đánh chết là được rồi, nhưng tại sao Quốc hội ra nghị quyết giảm 10%? Một con người chết đã thành vấn đề, đừng nói ít nhất 10% hay bao nhiêu %. Tôi thấy rất vô lý”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật bày tỏ. 
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng cho biết “rất bất ngờ” về những chỉ tiêu này.
3 năm có 71 người bị oan
Theo báo cáo giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” trong kỳ giám sát, trong thời gian từ 1.10.2011 - 30.9.2014, đã khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can, trong đó số vụ làm oan người vô tội có 71 trường hợp, chiếm 0,02%. Cơ quan điều tra đã đình chỉ 31 bị can do không có sự việc phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; Viện Kiểm sát đình chỉ 9 bị can do không có sự việc phạm tội, 19 trường hợp bị Tòa án tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Báo cáo giám sát nhận định: Tuy số trường hợp oan, sai không nhiều nhưng hậu quả gây ra là hệ trọng, có vụ đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, như vụ 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bắt giam oan; vụ 5 Công an ở Tuy Hòa, Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người...
Trường Sơn
-Theo Bộ Công an, từ năm 2011 đến 2014, có đến 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, chủ yếu do tự sát và bệnh lý.

Hôm nay (19/3), cuộc họp đoàn giám sát "Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật" được tổ chức dưới sự chủ trì của trưởng đoàn, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu.


Câu chuyện ông Nguyễn Thanh Chấn ôm theo 100 loại giấy tờ để được giải quyết việc bồi thường oan sai làm nóng cuộc họp khi đoàn giám sát tranh luận với các cơ quan tố tụng về trách nhiệm này.

Đại diện Tòa án NDTC cho biết vụ việc đang được Tòa án NDTC thụ lý, đang trong quá trình thương lượng vì ông Nguyễn Thanh Chấn đòi số tiền bồi thường lớn, trên 10 tỷ đồng, nhưng giấy tờ chứng minh lại chưa rõ ràng, đầy đủ.
oan sai, bức cung, nhục hình, tạm giam, bồi thường
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền: Chính các cơ quan làm oan sai lại đi bồi thường. Ảnh: Lê Anh Dũng
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga ái ngại: Cứ thế này không biết đến bao giờ, làm sao gia đình ông Chấn tìm được những cái vé xe thăm nuôi của 10 năm trước. Bà Nga đề nghị có những thủ tục đặc biệt để khắc phục sớm nhất thiệt hại cho người bị oan.
Ông Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát NDTC, cho biết theo luật định, trách nhiệm bồi thường oan sai của mỗi khâu trong quá trình tố tụng là rất rõ ràng: sai ở khâu điều tra thì công an chịu trách nhiệm, ở khâu truy tố thì thuộc VKS, khâu xét xử là tòa án.
Nhưng ông cũng nhận định: "Có những người oan nhưng nghe đến bồi thường là chạy, vì họ cũng không muốn dây dưa".
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền không chia sẻ nhận định này: Việc bồi thường thiệt hại hiện nay vô cùng chậm trễ. "Lúc làm oan người ta thì các đồng chí vô cùng hùng dũng, khi phải bồi thường thì cớ gì trì hoãn, cò cưa ít nhiều, căn ke từng tí một với người ta, việc xin lỗi, bù đắp kéo dài hàng năm trời chưa xong".
Ngược lại, trong bồi thường oan sai cũng có hiện tượng ngược lại: Khi điều tra, bắt tạm giam, phê chuẩn, truy tố thì làm khá chặt chẽ, bài bản, nhưng khi đình chỉ và bồi thường lại rất dễ dãi.
"Trong một số trường hợp, sơ thẩm tuyên có tội, phúc thẩm chưa đủ căn cứ vẫn tuyên không có tội thế là bồi thường. Chưa đủ chứng cứ để nói nhưng tôi thấy dường như có sự không minh bạch giữa cơ quan tiến hành bồi thường và người được bồi thường", ông Quyền nói.
Theo ông, một phần nguyên nhân là ở cơ chế: chính các cơ quan làm oan sai lại đi bồi thường thiệt hại. Thứ trưởng Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đồng tình và gọi đây là "đặt vấn đề không thuận".
"Các thẩm phán, trước đây ngồi xét xử nay lại phải ngồi thỏa thuận bồi thường, khó tránh được tâm lý, khó đi đến thống nhất. Trong khi với người dân, các cơ quan tố tụng đều được hiểu chung là nhà nước. Thủ tục thì rườm rà, người có yêu cầu bồi thường lại phải có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại về vật chất, tinh thần và danh dự. Quy trình vẫn còn dài để người dân từ chỗ có quyết định đến chỗ nhận được tiền", ông Ngọc nói.
Cho rằng bồi thường cho người oan sai "như cứu hỏa", Thứ trưởng Tư pháp đề xuất có một cơ quan chuyên trách việc bồi thường, có thể đặt tại Bộ Tư pháp.
Ông Nguyễn Đình Quyền ủng hộ: Phải có một cơ quan khách quan, tập trung, vì cấp nào bồi thường cũng đều lấy từ ngân sách nhà nước. Nên đặt ở Bộ Tư pháp, cơ quan không làm ra oan sai. Còn việc xin lỗi, sửa sai vẫn là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng ủng hộ đề xuất này.

Trước đó, Tòa án NDTC báo cáo trong số 35 trường hợp kêu oan trong giai đoạn 2011-2014, đã giải quyết 22 trường hợp. Kết quả 19 trường hợp tòa xử đúng, 3 trường hợp đã kháng nghị để điều tra lại.
oan sai, bức cung, nhục hình, tạm giam, bồi thường
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát NDTC Nguyễn Hải Phong: Chúng tôi phải tin điều tra viên, kiểm sát viên của mình. Ảnh: VKSNDTC
Không có vụ bức cung nào

Tại cuộc họp, các cơ quan tố tụng cũng báo cáo tình hình oan sai trong thẩm quyền của mình, trong đó có vấn đề bức cung, nhục hình.

Trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an, cho biết trong giai đoạn 2011-2014, có 46 đơn khiếu nại tố cáo là có bức cung, nhục hình, đã giải quyết 40 đơn (37 đơn sai, 3 đơn đúng) và đang giải quyết 6 đơn.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, ủy viên thường trực UB Tư pháp chỉ ra: Bức cung, nhục hình chủ yếu được phát hiện khi bị can, bị cáo bị chết, khi có người khác nhận tội hoặc tìm ra được thủ phạm chính xác của vụ án.

"Bức cung nhục hình cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến oan sai. Lãnh đạo Bộ Công an có nói nguyên nhân do điều tra viên nôn nóng, nhưng nguyên nhân thực sự là gì, trình độ, phẩm chất đạo đức, áp lực công việc, hay bệnh thành tích...?", ông Cường đặt vấn đề.

Bà Lê Thị Nga thì muốn biết làm thế nào để xác định có nhục hình, bức cung khi người kêu oan nói có mà điều tra viên thì luôn phủ nhận.

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát NDTC Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh: Với các vụ án đã xảy ra lâu rồi thì việc xác định có nhục hình, bức cung không là rất khó khăn. Khi đó, chúng tôi phải tin điều tra viên, kiểm sát viên của mình.

Có dấu hiệu lạm dụng tạm giữ, tạm giam

Một con số khác do Bộ Công an đưa ra cũng được thảo luận nhiều tại cuộc họp: Từ 2011-2014, có đến 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam.

Đại diện Bộ Công an cho biết nguyên nhân chủ yếu là do tự sát và bệnh lý, nhưng ông Nguyễn Thái Học, ủy viên UB Tư pháp, đặt câu hỏi có hay không "nguyên nhân thứ yếu".
oan sai, bức cung, nhục hình, tạm giam, bồi thường
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga: Cơ quan điều tra chú trọng lấy cung thay vì đi tìm bằng chứng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cũng muốn có số liệu cụ thể về nguyên nhân của con số này: Nếu là tự sát thì điều kiện tạm giam, tạm giữ ra sao mà tự tử được; Nếu do bệnh lý thì những bệnh như vảy nến, tim, suy nhược..., nếu không bị tạm giam thì có chết không; chết do đánh nhau cũng cần đặc biệt quan tâm.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh quyền của công dân được đảm bảo an toàn tính mạng khi bị tạm giam, tạm giữ.
Ông Nguyễn Hải Phong cam kết sẽ báo cáo chính xác vấn đề này trước QH, nhưng cũng nhấn mạnh là "các số liệu rất nhạy cảm".
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Cường phản ánh tỉ lệ tạm giam, tạm giữ hiện đang rất cao, 60-70%, có những địa phương đến 90%. "Lạm dụng quá việc này cũng là nguyên nhân dẫn đến oan sai, vì đã lỡ tạm giam thì phải cố gắng cho ra tội", ông Cường nói.
Bà Lê Thị Nga cũng thấy có dấu hiệu lạm dụng tạm giữ, tạm giam, thể hiện việc cơ quan điều tra chú trọng lấy cung, lời khai nhận tội, thay vì đi tìm bằng chứng buộc tội hoặc gỡ tội.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng không nên để các trại tạm giam, tạm giữ thuộc các cơ quan điều tra nữa, để có thêm một bên giám sát khi hỏi cung, cũng như đảm bảo có mặt luật sư và tiến tới có camera giám sát.
Ngày mai (20/3), cuộc họp sẽ tập trung thảo luận việc giải quyết một số vụ án cụ thể.
Chung Hoàng

-Bắt giữ cán bộ trại giam đánh chết phạm nhân- TT - Ngày 29-4, trung tướng Cao Ngọc Oánh, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an), cho biết vụ việc xảy ra tại trại giam A2 Đồng Găng (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đã được xử lý.

Theo ông Cao Ngọc Oánh, vụ việc bắt nguồn từ cái chết của phạm nhân Nguyễn Chí Dũng (mắc bệnh AIDS) đang chấp hành án phạt tại trại giam A2. Cụ thể, trong khi các y sĩ làm hồ sơ, thủ tục chữa bệnh cho phạm nhân thì Dũng không chấp hành yêu cầu của cán bộ trại. Cán bộ trại giam là Nguyễn Văn Khoa đã có hành vi đánh phạm nhân Dũng bằng dùi cui cao su. Bước đầu, cơ quan công an xác định cán bộ Khoa đánh phạm nhân Dũng ba lần khiến phạm nhân này tử vong.


Sau khi xảy ra cái chết của phạm nhân Nguyễn Chí Dũng, một số phạm nhân ở trại đã có hành vi la ó phản đối, kích động nên trại giam A2 phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để ổn định trật tự.

Trung tướng Cao Ngọc Oánh cho biết ông đã đến trại và nói chuyện với các phạm nhân, ổn định tư tưởng để các phạm nhân tiếp tục chấp hành hình phạt, cải tạo tốt, sớm được trở về với cộng đồng. Hiện Công an tỉnh Khánh Hòa đã bắt giữ Nguyễn Văn Khoa để điều tra làm rõ.





-Hà Nội: hơn 1.000 người vây trụ sở xã đòi đất (28/04)TT - Đến chiều 27-4, hơn 1.000 người dân xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn tập trung tại trụ sở của UBND xã Liên Hiệp phản đối những sai phạm quản lý đất đai của chính quyền xã, đòi chính quyền trả lại đất.
Người dân tập trung trên quốc lộ 1A đoạn trước trụ sở UBND huyện Phù Mỹ, Bình Định phản đối doanh nghiệp chặt rừng phòng hộ - Ảnh: T.ĐĂNG
Trước đó sáng 26-4, rất đông người dân trên địa bàn xã Liên Hiệp kéo nhau về trụ sở UBND xã, mang theo băngrôn, khẩu hiệu có nội dung đề nghị chính quyền, cán bộ xã “trả lại ruộng đất”, thậm chí mang cả xoong nồi để nấu cháo ngay tại sân trụ sở ubnd xã. Lãnh đạo và cán bộ UBND xã Liên Hiệp phải lánh tạm đi nơi khác, bộ máy chính quyền xã tạm dừng hoạt động trong hai ngày 26 và 27-4.
Theo phản ảnh của người dân, một số lãnh đạo UBND xã Liên Hiệp và hai hợp tác xã trong xã (Đồng Hối và Hạ Hiệp) có những hành vi khuất tất, chiếm dụng một diện tích lớn đất đai của xã viên hợp tác xã để đấu thầu và mua bán bất chính. Ngoài ra, việc sản xuất mạ kẽm của một số cá nhân tại địa phương còn làm môi trường xung quanh bị ô nhiễm, khiến người dân bức xúc.
Chiều 27-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đình Thức, phó bí thư thường trực Huyện ủy Phúc Thọ, xác nhận sự việc. Ông Thức cho biết huyện đã thành lập đoàn thanh tra và đang làm rõ nội dung đơn thư khiếu nại của người dân. Ông Thức thông tin: ngay trong chiều 27-4, tổ thanh tra đã chính thức đối thoại với dân.
* Quốc lộ 1A đoạn ngang qua thị trấn huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã bị ách tắc từ 11g đến hơn 12g30 ngày 27-4 do hàng trăm người dân chủ yếu ở hai xã Mỹ Thọ, Mỹ An kéo về trước trụ sở UBND huyện Phù Mỹ và chặn ngang quốc lộ để phản đối một số doanh nghiệp chặt rừng dương phòng hộ, khai thác titan.
Đến 15g chiều qua, giao thông tại khu vực này mới được thông suốt hoàn toàn, tình hình trật tự được vãn hồi, sau khi lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định chính thức thông báo với bà con nông dân sẽ quyết định tạm dừng hoạt động khai thác titan tại khu vực rừng phòng hộ nói trên.
Trong tháng 3, hàng trăm bà con nông dân tại xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ đã thay nhau trực 24/24 giờ bảo vệ rừng phòng hộ tại các thôn Xuân Thạnh (xã Mỹ An) và Tân Phụng (xã Mỹ Thọ) trước nguy cơ bị xóa sổ do các công ty khai thác titan triển khai việc chặt phá rừng chắn cát để khai thác khoáng sản.


-Hà Nội: hơn 1.000 người vây trụ sở xã đòi đất (28/04)---Quan tham nhũng, cả ngàn dân bao vây trụ sở xã NV

- - Vụ Tiên Lãng: Luật sư tiếp tục khiếu nại (Infonet).--- Giải pháp nào cho khiếu kiện kéo dài ? (ĐĐK).- Xã lấy đất, rừng của dân biếu lãnh đạo huyện (CATP).-
Huế bị “tuýt còi” vì dự án lấy đất lúa, đất rừng làm sân golf (DT).---Vấn đề nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 21 »
-- Người dân tiếp tục biểu tình ở nhiều nơi  –   (RFA).-
-Đã qua cái thời nhà quản lý luôn đúng?
(Dân trí) - Sâu xa hơn, nó đang xóa dần đi cái quan niệm từng một thời ăn sâu vào trong suy nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là nhà quản lý luôn đúng và dân thì luôn sai, tập thể luôn đúng, cá nhân luôn sai, cấp trên luôn đúng, cấp dưới luôn sai…
Lão nông 82 tuổi thắng kiện Chủ tịch TP Cần ThơXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ thua kiện nông dânĐài Tiếng Nói Việt Nam

Nông dân thắng kiện chủ tịch UBND TP Cần ThơTuổi Trẻ

Nhân Dân -Sài gòn Giải Phóng -Zing News

.- UBND TP Cần Thơ thua kiện nông dân (DT).
MTTQ Việt Nam lên tiếng vụ tranh chấp đất tại quận Tây Hồ (DT).

Tháo gỡ vướng mắc về tiền sử dụng đất (TN).
Quan chức làng Ô Khảm bị trừng phạt (BBC).--
Liên tiếp ba vụ thai phụ tử vong tại bệnh viện (TP).  - Mang quan tài thai phụ tử vong đến bao vây bệnh viện (NLĐ).  - Bắc Ninh: Mang theo quan tài sản phụ, đào huyệt trong sảnh bệnh viện(GDVN).

-Thái Bình đình chỉ công tác một công an đánh và ép cung học sinhNhân Dân

Ngày 19-4, Trưởng Công an huyện Kiến Xương (Thái Bình) Nguyễn Viết Ngự cho biết: "Ban Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình vừa chính thức ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Thượng sĩ Lương Ðức Phúc vì đã thực hiện sai quy trình nghiệp vụ và liên ...

Hành hung học sinh, thượng sỹ công an bị đình chỉVietNamNet

Công an bị đình chỉ vì hành hung học sinhTiền Phong Online
 - Một phạm nhân chết tại trại giam(TN).Chiều 28.4, nguồn tin riêng của Thanh Niên cho biết phạm nhân Dương Chí Dũng (35 tuổi, ở TP.Nha Trang) bị đánh tử vong tại trại giam A2 (Bộ Công an), ở xã Diên Lâm, H.Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, còn có hai phạm nhân khác bị chấn thương, đang được cấp cứu tại trạm xá của trại.
 Hiện chưa rõ danh tính người đã đánh 3 phạm nhân trên; vụ việc gây bức xúc cho nhiều phạm nhân trong trại. Đến 20 giờ cùng ngày, PV Thanh Niên liên lạc với đại tá Nguyễn Sơn - Giám thị trại A2 và được biết, gia đình phạm nhân Dũng đã đến xin đưa xác nạn nhân về nhưng một số phạm nhân trong trại vẫn giằng co cố giữ, đưa yêu sách. 
-

Một bị can chết bất thường sau 10 ngày bị tạm giam

(Dân trí) - Sau hơn 10 ngày bị tạm giam tại Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) về tội cướp giật tài sản, 8h sáng ngày 11/4, thân nhân bị can Bùi Hữu Vũ nhận được thông báo bị can này đã tử vong.
-
Trần tình của đại tá được 100 chiến sĩ “trực tang” mẹ vợ (NĐT). -Phân công 100 chiến sĩ 'trực đám tang' mẹ vợ giám đốc Sở vnex  Phân công cán bộ, chiến sĩ trực tang mẹ vợ giám đốc (TT).

Gần 200 tiểu thương bãi thị vì... tin đồn
 (TNO) Chiều 19.4, Ban quản lý (BQL) chợ Hòa Khánh (nằm trên đường Âu Cơ, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) đã vận động gần 200 tiểu thương ngành áo quần, giày dép ở tầng một mở cửa buôn bán trở lại sau vụ bãi thị sáng cùng ngày. Trước đó, nghe tin đồn BQL chợ ...Gần 200 tiểu thương đồng loạt ngưng hoạt động vì tin đồnDân Trí

200 tiểu thương chợ Đà Nẵng nghỉ bánTuổi Trẻ

Gần 200 tiểu thương nghỉ bán vì tin đồnXãLuận.com

Tổng số lượt xem trang