Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

400 ngôi mộ bỗng dưng "biến mất" khi san lấp mặt bằng

-Quân khu 5 nói gì vụ khoảng 400 ngôi mộ biến mất-
Chiều 11.5, tại kho kỹ thuật K55, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, UBND TP.Đà Nẵng, UBND Q.Cẩm Lệ, hội đồng chư phái tộc thôn Nghi An (P.Hòa Phát, Q.Cẩm Lệ) và các sở, ngành  đã có cuộc đối thoại xung quanh vụ cải tạo đất đã bốc đi khoảng 400 ngôi mộ tại nghĩa trủng Hố Kè-Gò Đồ.
Giám đốc công ty san lấp đất (công ty Tiến Thanh) bà Nguyễn Thị Trinh nói rằng: “Không có con người nào nhẫn tâm đào múc cả mồ mả đi. Chúng tôi không biết khu vực đó có mồ mả mà phát hiện trong quá trình thi công nên cho dừng và báo cáo với cấp trên”.

Đây là công trình san ủi cải tạo mặt bằng thao trường kho kỹ thuật K55 (thuộc Quân khu 5) do Cục Hậu cần Quân khu ký với công ty Tiến Thanh vào năm 2014.
 Bà Trinh xin Quân khu 5 và chính quyền cho phép công ty được tự nguyện phát tâm, trùng tu lại khu vực mồ mả.
Quan khu 5
 Ngành tài nguyên Đà Nẵng nói việc làm của công ty Tiến Thanh là trái quy định.
Ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND Q.Cẩm Lệ cho rằng, nếu nói đây là dự án cải tạo đất thì không đúng vì đất mặt bị đào khá sâu.
Còn ông Nguyễn Điểu, GĐ Sở TNMT Đà Nẵng khẳng định việc công ty Tiến Thanh đào đất vận chuyển ra ngoài khu vực, chưa được phép UBND thành phố là trái quy định.
Đại tá Trần Quang Chín, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cho biết: “Ngày 6.5, chúng tôi đã lập đoàn kiểm tra và yêu cầu đình chỉ việc khai thác đất”.
Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân khu 5: “Qua kiểm tra, khu mộ tâm linh tại khu vực đang cải tạo là có và có từ lâu đời. Khu mộ không được chăm sóc, cây cối rậm tập, nay chỉ còn là di tích. Việc phát hiện quy tập 10 ngôi mộ được phát lộ là có thật. Còn số lượng mộ tại đây là bao nhiêu thì chưa thể xác định được”.
"Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã chỉ đạo Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, Cục Tham mưu cần phối hợp các cơ quan của thành phố kiểm tra, xác minh sự việc UBND TP.Đà Nẵng nêu.
Quan khu 5
 Quân khu 5 nói tiếp tục thực hiện cải tạo ở những khu vực không có mồ mả trong kế hoạch.
Những khu vực khác đang khai thác đất theo dự án của Cục Hậu cần không ảnh hưởng đến mồ mả vẫn phải tiếp tục. Tất cả phải được sự thống nhất bàn bạc kỹ lưỡng, thận trọng giữa UBND TP.Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh cùng với các gia tộc P.Hòa Phát”.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 5 yêu cầu công ty Tiến Thanh dừng ngay các hoạt động khai thác đất đồi, san lấp mặt bằng và giữ nguyên hiện trạng để kiểm tra, xác minh, làm rõ việc khai thác cải tạo làm ảnh hưởng đến mồ mả tại khu vực nghĩa trủng thôn Nghi An, gò đối núi Phước Tường (P.Hòa Phát) theo phản ảnh.
Ông Tuấn đề nghị Quân khu 5 chỉ đạo các cơ quan đơn vị chức năng trực thuộc tiến hành rà phá bom mìn tại khu vực phát hiện mộ để đảm bảo an toàn khi đoàn công tác của TP.Đà Nẵng đến kiểm tra, xử lý sự việc.
Ông Tuấn cũng giao Sở TNMT chủ trì, phối hợp với Q.Cẩm Lệ phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương yêu cầu công ty Tiến Thanh có phương án xây dựng kè tại nơi khai thác, tránh sạt lở mộ, đồng thời kiểm tra và xử lý nghiêm việc đưa đất ra khỏi khu vực san lấp, cải tạo mặt bằng của công ty Tiến Thanh, khi chưa được UBND TP cho phép theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND TP xử lý trước 20.5.
Giao sở LĐTBXH phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự, Q.Cẩm Lệ và các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh thông tin số lượng mồ mả; yêu cầu Sở VHTTDL kiểm tra, xác minh nguồn gốc quy mô, di tích, đề xuất phương án tôn tạo hoặc quy tập, di dời cho UBND TP xem xét xử lý trong tháng 5.2015.
Quan khu 5
Về phía người dân, ông Ngô Đằng (83 tuổi, thôn Nghi An), chủ tịch hội đồng chư phái tộc thôn Nghi An nói: “Tôi phải nhờ phóng viên báo đài gọi điện thoại giúp đến cơ quan chức năng vì năm ngoái đã gửi đơn xin giữ lại, quy tập và trùng tu mộ âm linh làng Nghi An (nghĩa trủng) đến các cấp chính quyền rồi nhưng không thấy hồi âm”.
Số mộ tại nghĩa trủng là khoảng 1.000 ngôi mộ. Ông Đằng khẳng định 100% mộ bị đào lên là liệt sĩ vì đều có có súng ống.
Trong đó hầu hết là các liệt sĩ đã hy sinh trong thời chống Pháp và mộ của các tù binh bị Pháp xử bắn.
Ông Nguyễn Lư (87 tuổi, thôn Nghi An) cho biết, gia đình ông có 6 ngôi mộ cách khu mộ tâm linh vừa phát hiện khoảng 50m, đã bị đào đi mất, không tìm được.
Cả ông Đằng và ông Lư đều đề nghị các đơn vị liên quan cần phải hoàn trả lại mặt bằng, kè chống nếu không mùa mưa sẽ trôi hết mộ và phát quang, khoanh vùng tôn tạo.

-Đình chỉ dự án khai thác bị tố xâm hại mồ mảThanh Niên
Ngày 9.5, UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo, yêu cầu UBND Q.Cẩm Lệ cùng Sở TN-MT đình chỉ khai thác đất đồi tại khu vực Nghĩa trũng Nghi An, P.Hòa Phát, Q.Cẩm Lệ để làm rõ tố giác việc xâm hại mồ mả khu vực an táng nghĩa sĩ và dân làng. 

UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo khẩn vụ 400 ngôi mộ bị xúc điPLO
Hàng ngàn ngôi mộ bị “xúc nhầm”?
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Hôm qua (11/5), UBND thành phố Đà Nẵng, QK5 cùng các sở, ban ngành có liên quan đã họp và khảo sát hiện trường tại dự án cải tạo mặt bằng thuộc khu vực kho CK55 (Hòa Phát - Cẩm Lệ) do QK 5 quản lý. Trước thông tin có hàng ngàn ngôi mộ nằm ...
Vụ “Cải tạo thao trường làm mất đi 400 ngôi mộ”: Tự ý cải tạo hay ...Lao động

-400 ngôi mộ bỗng dưng "biến mất" khi san lấp mặt bằng
(ĐSPL) - Nhiều người dân phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng bức xúc trước việc các doanh nghiệp khai thác đất làm “biến mất” 400 ngôi mộ trong khu nghĩa trủng Nghi An.

400 ngôi mộ bống dưng “biến mất”
Theo phản ánh của báo Pháp luật TP.HCM, người dân sống tại làng Nghi An (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) bức xúc trước việc các đơn vị khai thác đất khu vực kho CK55 thuộc quản lý Quân khu 5 làm “biến mất” 400 ngôi mộ của khu nghĩa trủng Nghi An - Gò Đồ núi Phước Tường. Người dân các tổ 14C, 15, 16C… đã liên tục có đơn gửi đến UBND TP. Đà Nẵng và các ngành chức năng kêu cứu.
400 ngôi mộ bỗng dưng "biến mất" khi san lấp mặt bằng - Ảnh 1
Người dân thuê xe cẩu thu gom những mảnh xương lộ thiên vì mộ bị đào xới. (Ảnh: Dân Việt).
Ông Ngô Đằng (83 tuổi, Chủ tịch hội đồng chư phái làng Nghi An) cho biết, việc khai thác đất theo quyết định cải tạo trường bắn của Quân khu 5 không có gì phải nói. Tuy nhiên, các đơn vị khai thác đất đã xâm phạm nghiêm trọng đến mồ mả của làng Nghi An. Ngày 25/2/2014, ông Đằng thay mặt hội đồng chư phái làng gửi đơn kiến nghị lên UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu bảo vệ nguyên vẹn khu nghĩa trủng Nghi An - Gò Đồ. Nơi đây là địa điểm chôn cất 1.000 ngôi mộ của các nghĩa sĩ, chiến sĩ yêu nước, liệt sĩ và nhân dân trong thời gian chống Pháp, Mỹ.
Ông Đằng bức xúc nói: “Thế nhưng không một ai quan tâm đến kiến nghị của tôi. Tới ngày 5/5/2015, lái xe máy múc của đơn vị thi công tiết lộ họ xúc hài cốt đi đổ. Chính tôi lên kiểm tra hiện trường. Tôi không tin vào mắt mình khi phát hiện đơn vị khai thác đất đã xúc 400 ngôi mộ đem đi đổ san lấp mặt bằng các dự án tại TP. Họ xúc 400 ngôi mộ đem đi đổ ở đâu không ai biết”.
Ông Nguyễn Lư (87 tuổi, tổ 14C) cho biết, gia đình ông có 6 ngôi mộ nằm cạnh khu vực nghĩa trủng Nghi An cũng đã bị đơn vị khai thác đất xúc đi không còn dấu vết. Trong đó có mộ của ông nội ông Lư.
“6 mộ phần của gia tộc chúng tôi đã bị máy xúc đào cùng với 400 ngôi mộ khác vận chuyển đi đổ ở đâu bây giờ không ai biết. Giờ đây chúng tôi biết ăn nói như thế nào với tổ tiên, con cháu”, ông Lư phẫn nộ.
"Làm ăn như vậy là quá ẩu, không thể chấp nhận được"
Liên quan đến vụ việc nghiêm trọng này, theo tin tức từ báo Đà Nẵng, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chiều ngày 5/5, lãnh đạo UBND quận và Công an quận Cẩm Lệ, cùng các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường ghi nhận sự việc.
400 ngôi mộ bỗng dưng "biến mất" khi san lấp mặt bằng - Ảnh 2
Khoảng 400 ngôi mộ trong tổng số 1.000 ngôi mộ tại nghĩa trủng Nghi An đã bị đơn vị khai thác đất xúc đi đổ ở đâu không ai biết. (Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM).
Có mặt tại hiện trường, chứng kiến dấu vết các mộ phần đã bị xúc đi, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ bức xúc: "Đây quả thật là sự việc tày đình. Làm ăn như vậy là quá ẩu, không thể chấp nhận được".
Ngay sau đó, ông Sơn đưa lực lượng chức năng đi kiểm tra, ghi nhận tình hình thực tế và chỉ đạo Công an quận Cẩm Lệ nhanh chóng vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ngày 7/5, UBND phường Hòa Phát phối hợp cùng Hội đồng chư phái tộc làng Nghi An tiến hành cải táng 10 ngôi mộ bị doanh nghiệp khai thác đất đồi làm lộ thiên.
Ông Ngô Đằng, Chủ tịch Hội đồng chư phái tộc làng Nghi An cho biết, trong 10 ngôi mộ cải táng này, có một số còn nguyên xương cốt. Trước mắt, do chưa xác định mộ phần của ai nên chính quyền địa phương và Hội đồng chư phái tộc làng Nghi An hốt xương cốt, đất đưa vào quách, an táng ngay cạnh miếu Âm linh.
“Nếu không cải táng ngay thì khi trời mưa gió, dứt khoát những ngôi mộ này sẽ bị sạt lở”, ông Ngô Đằng cho biết thêm.





Khai thác đất đồi làm ảnh hưởng đến mộ tại khu Nghĩa Trủng Gò Đồ núi Phước Tường
Cập nhật: Thứ sáu, 8/5/2015 - 11h31'
(Cadn.com.vn) - 8 giờ ngày 4-5, UBND P.Hòa Phát (Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) tiếp nhận đơn kiến nghị của Hội đồng chư phái tộc làng Nghi An về việc khai thác đất tại khu vực Cụm kho CK55 thuộc quản lý QK5 làm ảnh hưởng đến mộ âm linh khu Nghĩa Trủng Gò Đồ núi Phước Tường. Chiều 5-5, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND Q.Cẩm Lệ cùng lãnh đạo CAQ Cẩm Lệ, đại diện Phòng xử lý nhanh đường dây nóng HĐND TP Đà Nẵng và chính quyền P.Hòa Phát đến hiện trường kiểm tra, xác định phản ánh của người dân là có cơ sở.
Ông Ngô Đằng (83 tuổi), Chủ tịch Hội đồng chư phái tộc làng Nghi An (P.Hòa Phát), người đầu tiên phát hiện ra thông tin mồ mả bị xâm phạm cho biết: Mộ âm linh làng Nghi An có khoảng 1.000 ngôi mộ đất nằm tại khu vực Hố Kè và Gò Đồ - nay thuộc khu vực Cụm kho CK55. Đây là những ngôi mộ vô chủ, trong đó hầu hết là những Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược.
Theo các vị cao niên trong làng kể lại, những ngôi mộ này là của các chiến sĩ bộ đội thuộc Trung đoàn 96 đã anh dũng hy sinh trong mặt trận tại cầu Bà Điếc (làng Nghi An) và nghĩa binh tướng Nguyễn Tri Phương hy sinh khi quân Pháp tấn công thành Thái Phiên. Khi Pháp xây dựng sân bay Đà Nẵng dân làng Nghi An đã chuyển mộ về đây an táng. Dưới chế độ Ngô Đình Diệm, dân làng Nghi An hằng năm đều tổ chức tu tảo phần mộ và cúng âm linh. Đến thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu, khu vực này được xây bao làm kho chứa đạn, không cho dân lui tới. Sau giải phóng, bộ đội tiếp quản xây dựng Cụm kho CK55 cho đến nay.
Hằng năm, dân làng Nghi An cúng âm linh vào ngày 16  tháng Chạp. Thỉnh thoảng có xin giấy giới thiệu của chính quyền để dân làng vào tảo mộ, thắp hương. Đầu tháng 5-2015, ông Đằng nghe thông tin, có một lái xe khai thác đất ở khu vực này trong lúc ăn sáng có kể chuyện múc đất phát hiện phần mộ, trong đó có mộ một cô gái và mang đi chỗ khác chôn. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành với khu mộ âm linh, ông Đằng đến P.Hòa Phát trình báo và sự việc mới được phát hiện.
Phát lộ các ngôi mộ dưới lớp đất 1,5m.
Chiều 6-5, có mặt cùng đoàn công tác do đồng chí Hồ Kỳ Minh, Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ kiểm tra thực tế tại hiện trường, chúng tôi phát hiện một khoảnh đất rộng hàng trăm mét vuông được xác định trước đây người dân chôn mồ mả đã bị  thi công xúc đi, sâu hoắm. Tại khu vực gần sát miếu âm linh đã hư hỏng, hầu hết các ngôi mộ đều bị san bằng, không còn nấm, cây cối phủ um tùm. Cách mặt đất khoảng 1,5m, nơi bị đào đất mang đi lộ ra vệt cát trắng của 8 ngôi mộ nằm cách nhau khoảng 3m hiện rõ trong nền đất sét.
Trao đổi với chúng tôi tại hiện trường, ông Nguyễn Lư (87 tuổi, trú tổ 14C, P. Hòa Phát) xác nhận có 6 ngôi mộ của người thân nằm trong khu vực này đã bị xúc chở đi. Ông kể: “Các ngôi mộ của gia đình gồm ông nội chú, 2 người cô, 1 em ruột, 1 em con chú ruột và 1 người cháu được di dời về chôn từ năm 1954. Đến năm 1962, chế độ ngụy xây dựng căn cứ quân sự không cho dân vô chăm sóc. Năm 1975 giải phóng thì dễ vô hơn nhưng chỉ thăm chứ không được tôn tạo, hương khói vì nơi này có rất nhiều vật liệu nổ. Gần đây nhất là tháng 2-2014, tôi vào thăm mộ vẫn còn nhưng đến nay quay lại thì tất cả đã biến mất”.
Ông Hồ Kỳ Minh, Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ kiểm tra thực tế tại hiện trường.
Trong một diễn biến mới nhất, sáng 7-5, Chủ tịch UBND Q.Cẩm Lệ Lê Văn Sơn có Báo cáo số 80/BC-UBND gửi Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh QK5, BCH Quân sự thành phố, Văn phòng Thành ủy, Văn phòng UBND thành phố, các sở Tài nguyên Môi trường và Sở Lao động Thương Binh và Xã hội để phản ánh về sự việc này. Báo cáo nêu rõ: “Sau khi nhận được thông tin của nhân dân phản ánh về việc khai thác đất đồi làm ảnh hưởng đến mộ chí thuộc khu vực Nghĩa Trủng Gò Đồ, UBND Q.Cẩm Lệ đã kiểm tra và làm việc tại hiện trường.
Theo phản ảnh của các vị cao niên  làng Nghi An, đồng thời đối chiếu tài liệu lịch sử đấu tranh cách mạng xã Hòa Phát thời kỳ 1930-1975, do Đảng bộ Hòa Phát biên soạn tháng 3-2006 thể hiện, Nghĩa Trủng Nghi An có đến 2.000 ngôi mộ, ở xứ đất Gò Đồ (thường gọi là Kho Đạn). Ngoài ra, nơi đây còn có mộ của các chiến sĩ Trung đoàn 96 tham gia đánh Pháp hy sinh được nhân dân địa phương quy tập chôn cất và một số mộ của các hộ dân ở tại địa phương. Qua kiểm tra, hiện trạng khu vực Nghĩa Trủng đã bị Cty TNHH Tiến Thanh khai thác đất đồi, đào múc vận chuyển đi hẳn khoảng 400 ngôi mộ (theo phản ánh của các vị cao niên). Hiện nay, tại khu vực đang khai thác phát lộ 8 ngôi mộ. Quận đã yêu cầu Cty tạm dừng khai thác để chờ xử lý”.
Ông Nguyễn Lư kể chuyện 6 ngôi mộ người thân bị biến mất.

Nhằm không làm ảnh hưởng và xâm phạm mồ mả tại khu vực Nghĩa Trủng, UBND Q.Cẩm Lệ đề nghị UBND TP Đà Nẵng có ý kiến với Bộ Tư lệnh QK5 yêu cầu đơn vị đang khai thác đất đồi tại khu vực này tạm dừng việc khai thác và giữ nguyên hiện trạng. Yêu cầu Cty TNHH Tiến Thanh khẩn trương xây dựng kè để chống sạt lở. Đề nghị Bộ Tư lệnh QK5 tiến hành rà phá bom mìn để quận tổ chức phát quang, xác định ranh giới các mộ chí còn lại của Nghĩa Trủng, đồng thời tạo điều kiện cho UBND P.Hòa Phát tổ chức việc bốc và quy tập 8 ngôi mộ đã bị phát lộ trong thời gian sớm nhất.

Quảng Trị: Nhiều ngôi mộ bị xới tung, dân bức xúc chặn đường xe cẩu (DT).-(Dân trí) - Một số ngôi mộ nằm trong nghĩa trang phường Đông Lễ, TP Đông Hà (Quảng Trị) bỗng dưng bị cày xới. Người dân hoảng hốt, bất bình, ngồi chặn xe cẩu đòi giải quyết.
Bà Hạnh bất bình ngồi chặn đường, không cho xe cẩu tẩu thoát
Bà Hạnh bất bình ngồi chặn đường, không cho xe cẩu tẩu thoát

10 giờ sáng ngày 3/2, một người đàn ông đi thăm viếng phần mộ gia đình ở nghĩa trang phường Đông Lễ thì tá hỏa thấy cần cẩu, xe tải đang ra sức đào cây cọ dầu ở gần các ngôi mộ. Một số phần mộ đã bị bánh xe tải, cần cẩu đè lên hoặc bị san phẳng. Quá hoảng hốt, người đàn ông này đã gọi gia đình bà Lê Thị Thúy Hạnh (trú phường Đông Lương, TP Đông Hà) tới kiểm tra xem có phải đó là phần mộ của gia đình bà này không.

Bà Hạnh đau xót khi phần mộ con bị san phẳng
Bà Hạnh đau xót khi phần mộ con bị san phẳng
Bà Hạnh đau xót khi phần mộ con bị san phẳng
 Khi gia đình bà Hạnh tới nơi thì mọi chuyện đã rồi. Nước mắt lưng tròng, bà Hạnh đau đớn la hét, yêu cầu các tài xế dừng công việc. Bà Hạnh xót xa cho biết, 6 phần mộ của người thân gia đình bà đã bị cày xới, giẫm đạp. Một số lọ hoa cúng người đã khuất bị vỡ. Cầm nắm đất nơi các con, cháu yên nghỉ, bà Hạnh không khỏi xót xa: “Đây là các con, cháu tôi mới sinh nở được vài tháng, không may bệnh tật chết. Nay ở dưới kia cũng không được yên ổn nữa”.

 Bà cùng chồg, con chạy thẳng tới chỗ máy xúc, cần cẩu, yêu cầu tài xế dừng công việc và đòi kiểm tra giấy tờ khai thác các cây cọ dừa gần các phần mộ.
Một người đàn ông lái chiếc xe tải đưa ra văn bản số 13/UBND-TH do UBND huyện Hải Lăng ký ngày 11/1/2013, nội dung như sau: Ngày 7/1/2013, UBND huyện nhận được công văn số 1296/UBND-PKT ngày 21/12/2012 của UBND thành phố Đông Hà về việc tận dụng cây cọ dầu ở khu vực cần giải tỏa để trồng lại ở khu đô thị Bắc Thành cổ và Trung tâm huyện Hải Lăng.
Tiếp đó là văn bản của UBND TP Đông Hà số 1296/UBND – PKT ký ngày 21/12/2012 về việc tận dụng cây cọ dầu ở khu vực giải tỏa để trồng lại ở khu đô thị Bắc Thành Cổ và Trung tâm huyện Hải Lăng, có đoạn viết: Đồng ý chủ trương cho Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn tận dụng cây cọ dầu với số lượng 100 cây và UBND huyện Hải Lăng với số lượng 50 cây ở khu vực cần phải giải phóng mặt bằng xây dựng công trình (khu vực cọ dầu nằm ở nghĩa trang phường Đông Lễ) để trồng lại ở khu đô thị Bắc Thành Cổ và Trung tâm huyện Hải Lăng.
Theo bà Hạnh, gia đình bà chưa nhận được bất kỳ một văn bản nào của UBND TP Đông Hà về việc di dời các phần mộ hay về vấn đề khai thác cây cọ dừa ngay sát các phần mộ.

Bà Hạnh bất bình ngồi chặn đường, không cho xe cẩu tẩu thoát
 Ban đầu một số tài xế, lái xe không thừa nhận hành vi phá mộ là sai. Tuy nhiên sau đó nhóm này lại xin gia đình cho bồi thường… mấy trăm ngàn đồng. Bà Hạnh bức xúc: “Họ đã nhổ cây, đè nát, san phẳng 6 phần mộ gia đình tôi, nay nói bồi thường mấy trăm ngàn. Họ làm việc không có lương tâm”.
Sau đó gia đình bà phản ứng, yêu cầu làm việc với những người cấp cao hơn.
Thấy gia đình bà Hạnh làm căng, một tài xế xe cần cẩu lái xe đi ra ngoài phía quốc lộ định bỏ đi nhưng bà Hạnh đã ngồi chắn ngang xe cần cẩu, yêu cầu không được đi đâu. Tài xế để lại xe và bỏ đi. 
Đến gần 12 giờ trưa cùng ngày, ông Thân - một người đại diện bên phía khai thác cây cọ dầu - đã thừa nhận sai và hứa sẽ di chuyển các phần mộ về vị trí ban đầu. 

Ngay sau đó, Công an TP Đông Hà đã tới hiện trường yêu cầu ông Thân và các lái xe tạm dừng công việc và lập biên bản. Hiện vụ việc vẫn đang được Công an TP Đông Hà làm rõ.- Quảng Trị: Nhiều ngôi mộ bị xới tung, dân bức xúc chặn đường xe cẩu (DT).
Audio: Dân hướng dẫn lại Bộ Y tế cách chọn măng, thịt
- Mực, bò khô giá rẻ: Ăn hóa chất là chính (KT).  – Phát hiện hơn 1 tấn nội tạng thối vô chủ bên vệ đường (LĐ). Mực khô giá... 10.000 đồng/kg
Mực, bò khô giá rẻ: Ăn hóa chất là chính
(Kienthuc.net.vn) - Ngày Tết, ngồi nhâm nhi ly bia với đĩa mực khô, bò khô cay cay thật thú vị. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng với những món này kẻo ăn phải hóa chất độc hại.
Audio: Dân hướng dẫn lại Bộ Y tế cách chọn măng, thịt
"Bóc trần" chiêu phù phép đồ ôi thiu thành... đặc sản
Giò chả ngày Tết: "Bẫy" bệnh từ phụ gia đến dụng cụ
Giật mình vì công nghệ chế thịt bò khô "siêu bẩn"
Mực, cá nục khô có chất thuốc trừ sâu
Lừa đảo mỹ phẩm tế bào gốc
Bánh bao mốc xanh, thịt cá bốc mùi tại Co.opmart Hà Nội
ATM giở quẻ, công nhân nhịn tết
  – Thêm 3 kiểu ‘ngồi trên trời làm luật’ tại Việt Nam (VTC). - Có hay không việc “làm giá” thực phẩm Tết? (DT).  – Nhiều hàng hóa, dịch vụ Tết tăng giá mạnh (TP).
- Kinh tế năm 2013 có nhiều thách thức không? (ĐBND).
- Bơm tiền và áp lực lạm phát đầu năm (LĐ).  – HSBC: Việt Nam vẫn nên thận trọng với lạm phát (TTXVN).  – HSBC: ‘Bơm tiền cho địa ốc không giúp vực dậy kinh tế VN’ (VNE).
- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Cần quyết tâm cao! (VEN).
- Bộ Công Thương thận trọng với dự án 27 tỷ USD (VNE).
- Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 4-2-2013: đồng loạt leo thang (VF).  – Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt: Cần và đủ (TBNH).
- Thu hẹp chênh lệch giá vàng (ĐT).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 4-2-2013: Giữ vững tinh thần…;   – Vào chợ mỗi ngày TTCK 4-2-2013 (VF).
- Siết “cứng” đầu mối xuất gạo: Thiệt cả DN, nông dân (TTXVN).  – Thương nhân tham gia thị trường xuất khẩu gạo(VOV).
- Chuyện ôtô và hội nhập (DĐDN).
- Bầu Đức đem máy móc, vật tư sang Myanmar xây cao ốc (VNE)."Dự án lọc dầu 27 tỷ USD chưa có gì rõ ràng"
Lãnh đạo Bộ Công thương cũng cho biết, hiện chưa có thông tin cụ thể về nguồn nguyên liệu, thu xếp vốn và tiêu thụ sản phẩm từ nhà máy.
Việt Nam mong muốn ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược với Pháp
Con rồng kinh tế Trung Quốc trả giá bằng mây ô nhiễm
Dự thảo xử phạt chọn giới tính thai nhi: Không tính sự khả thi!  – Chế giễu người sinh con một bề cũng bị… phạt(DV).-Không có chuyện nữ CSGT bị sàm sỡ
Hotgirl cảnh sát bị trêu chọc khi đứng chốt
Hà Nội chỉ cấm nhận quà Tết là động vật quý?
Hotgirl cảnh sát bị trêu chọc khi đứng chốt
- Thanh Hoá: Hàng chục người kêu gào thảm thiết trong xe khách bị lật (DT).
- Cháy rụi kho hàng Tết trị giá 1,5 tỷ đồng (VNE).
- Đổ xô đi xem “máu” rỉ từ dưới nền xi-măng (NLĐ).
- Nổ súng truy bắt băng trộm ô tô liên tỉnh táo tợn (TN).
-  Hà Nội: ‘Chợ lao động’ ế khách cuối năm (VNN).
- Rầm rộ đào vàng trái phép để có tiền tiêu Tết (KT).
- Kiên quyết cấm xẻ thịt “thú rừng” tại chùa Hương (TQ).-- Gương soi không thấy gáy (CAND).  – Ỷ lại (DV).
- Chiếc bình làm từ xác chiếc máy bay thứ 3700 rơi ở Hà Nội (TP).
- Nhộn nhịp phiên chợ đồ cổ duy nhất trong năm ở Hà Nội (TN).
- Quốc phục Việt: Không thể mặc mỗi yếm đào (Megafun).
- Giáo dục đại học ngoài công lập vẫn đang lúng túng? (Soha).
- 11 chương trình đào tạo thạc sỹ được tuyển sinh trở lại (DT).
- Trẻ dưới 5 tuổi không được học chương trình quốc tế: Vô lý (KTĐT).- Phạm Duy và 10 bài tục ca (Nguyễn Ngọc Chính). – Viên Linh – Niệm khúc Phạm Duy  (DĐTK). – Quỳnh Giao – Ngày Xuân, Nghe Lại Ca Khúc “Xuân Hành” Của Phạm Duy (DĐTK).

Tổng số lượt xem trang