Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Khởi tố 11 bị can sai phạm đất đai tại An Giang

Khởi tố 11 bị can sai phạm đất đai tại An GiangThanh Niên

Liên quan đến các sai phạm đất đai tại TP.Long Xuyên, Công an tỉnh An Giang đã khởi tố 11 bị can về tội “cố ý làm trái…” và “vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”, gồm: Bùi Phước Dũng, Lý Thanh Tùng (Giám đốc và Phó giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP.Long Xuyên); Đồng Thanh Dũng, Phan Quỳnh Giang, Phạm Thanh Dũng, Trần Khánh Cương, Mai Quốc Thái (đều là nhân viên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP.Long Xuyên); Nguyễn Vĩnh Khánh (Phó trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Long Xuyên); Nguyễn Hùng Phong (Phó phòng TN-MT TP.Long Xuyên), Nguyễn Thiện Thanh (nhân viên Phòng TN-MT TP.Long Xuyên) và Nguyễn Cao Sang (chủ doanh nghiệp Trí Dũng).

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang cũng đã ban hành quyết định kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm đối với 16 cá nhân, trong đó có 4 cá nhân là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.Long Xuyên. Đoàn thanh tra đã giao UBND TP.Long Xuyên thu hồi số tiền trên 1,8 tỉ đồng.
Tại cuộc họp báo hôm qua, UBND tỉnh An Giang cho biết kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn đã phát hiện 4/5 dự án có sai sót, làm thiệt hại ngân sách nhà nước và gây ra khiếu nại kéo dài. Bên cạnh đó còn có 25 khu dân cư do tập thể cán bộ, công chức của một số cơ quan cấp tỉnh, TP, phường hợp tác tạo quỹ đất hoặc do cá nhân tự sang nhượng hay tự đầu tư hạ tầng trên đất sẵn có khoảng 26,3 ha; bao gồm 13 khu do tập thể đầu tư, diện tích khoảng 19,1 ha (trong đó chỉ có 3 khu có chủ trương của UBND tỉnh), còn lại 12 khu do tư nhân đầu tư, diện tích khoảng 7,1 ha đều có sai phạm.
Ngoài ra, dự án đầu tư xây dựng tại khu du lịch núi Cấm do quản lý lỏng lẻo đã xảy ra 207 trường hợp xây dựng không phép, trái phép đến nay chưa xử lý dứt điểm...

-Làm rõ hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai ở An Giang
(Dân trí) - Tại buổi họp báo ngày 10/4, UBND tỉnh An Giang nhận khuyết điểm trong việc buông lỏng công tác quản lý, sử dụng đất đai, dẫn đến nhiều sai phạm. Có 16 cán bộ, trong đó có 4 cán bộ là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Long Xuyên, mắc sai phạm.
Xử lý nghiêm các sai phạm về đất đai ở An GiangTuổi Trẻ
10 cán bộ bị khởi tố vì sai phạm đất đaiVNExpress
Khởi tố 11 bị can sai phạm đất đai tại An Giang (PLTP).
An Giang: Bốn vấn đề nổi cộm về đất đai (PLTP). 


-Vụ kiện của GS Thái Thị Kim Lan: Một vụ khiếu kiện ròng rã 20 năm tại Huế   
2012-04-10
Giáo sư tiến sĩ Triết học Thái Thị Kim Lan, định cư tại Đức hiện đang về thăm gia đình ở Huế, để khiếu kiện về việc từ đường họ tộc của bà bị lấn chiếm, phá hoại nghiêm trọng từ trên 20 năm qua, mà không được chính quyền quan tâm giải quyết theo đúng pháp luật.

Courtesy Blog NXD
Giáo sư tiến sĩ Triết học Thái Thị Kim Lan

Từ đường họ tộc tồn tại 200 năm cũng bị lấn chiếm


Qua cuộc trao đổi với RFA, giáo sư Lan thuật lại các chi tiết về việc gia sản của giòng họ Thái bị chiếm đoạt, bản thân bà bị đe dọa.

Thưa bà, liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai lâu nay xảy ra tại Việt Nam,  mà gia đình bà là một trường hợp điển hình, bà có thể cho biết thêm về hòan cảnh mà giòng họ mình đang phải đối mặt?

GS Thái Thị Kim Lan:

“Vấn đề khiếu kiện của chúng tôi đến nay đã hơn 20 năm rồi, việc xin tranh tụng, lại đất đai bị lấn chiếm trên đất hương hỏa của gia tộc chúng tôi, công việc giải quyết của chính quyền càng làm cho chúng tôi vô vọng, vì những điều lẽ ra phải rất xứng đáng, và hợp lý, thì lại gây cú sốc cho chúng tôi. Tất cả những khiếu nại của chúng tôi đã đến hồi kết thúc, vì họ thấy được cái sai của mình, sau khi hủy bỏ giấy cho phép phía những người chiếm đoạt đất của chúng tôi, thì họ cấp lại giấy chứng nhận đó, như là lúc khởi đầu vụ kiện, điều đó cho thấy là chính quyền không bao giờ để ý đến tính cách pháp lý của các văn bản mà họ đã ký , và dùng quyền lực để buộc chúng tôi phải tuân theo.”

Đỗ Hiếu: Với những khó khăn dồn dập, là một phụ nữ mà phải đương đầu với các thế lực, bà có nghỉ rằng mình đang đối phó với bạo lực, cường quyền không?

GS Thái Thị Kim Lan:


Từ Đường Họ Tộc của bà bị lấn chiếm, phá hoại nghiêm trọng từ trên 20 năm qua. Courtesy Blog NXN“Đối phó với họ, tôi đã thấy trước điều đó, là một phụ nữ được nhiều người nhìn với con mắt thương hại, nhưng tôi nghỉ là phụ nữ hay nam giới, ai nấy cũng cần phải có sức mạnh để bày tỏ quan điểm của mình, tranh đấu cho lẽ phải và có tâm hồn, quyết tâm đòi cho được công bằng, lẽ phải. Tôi là phụ nữ, nhưng lại lao tâm, khổ tứ, đem hết nghị lực và tâm tư vào công việc, mà tôi cho là một công việc về tâm linh và văn hóa, chứ không phải chỉ là việc đòi đất đai mà thôi.
Di sản do tổ tiên chúng tôi để lại, nên cố gắng gìn giữ nó, chuyện bảo vệ di sản văn hóa gia đình cũng giống như việc bảo vệ văn hóa và di sản của đất nước vậy. Hai điều này hẳn không xa nhau
GS Thái Thị Kim Lan

Di sản do tổ tiên chúng tôi để lại, nên cố gắng gìn giữ nó, chuyện bảo vệ di sản văn hóa gia đình cũng giống như việc bảo vệ văn hóa và di sản của đất nước vậy. Hai điều này hẳn không xa nhau, tất cả mọi người đều thấy là tôi đã hy sinh như thế nào, trong gia đình cũng như bạn bè đều thấy, đây là một cố gắng vượt sức tưởng tượng, nhiều người khuyên tôi nên bỏ cuộc, vì lâu nay tôi chỉ biết làm thơ, viết văn về chuyện bảo vệ văn hóa, tâm linh thì tôi coi đó là một bổn phận”.

Tiếng nói chung cho những người thấp cổ, bé miệng


Đỗ Hiếu: Với quyết tâm tranh đấu đòi công bằng, lẻ phải, lên tiếng cho những người thấp cổ, bé miệng, bà có ngại sẽ gặp nguy hiểm không?

GS Thái Thị Kim Lan:
“Câu hỏi đưa ra một điều rất hay, đó là nói giùm cho những người thấp cổ, bé miệng, quả thật như vậy, vì nếu tôi không mạnh dạn để nhẫn nại, hơn 20 năm đi khiếu kiện, thì trong gia tộc tôi không ai dám làm cả, vì mọi người đều sợ hãi, luôn nghỉ rằng họ không bao giờ thành công. Tôi muốn chứng minh đây là sự cố gắng, Bàn thờ gia tộc bị  đổ vỡgây niềm tin, sức ấm, trong việc chúng ta hy sinh cho lẽ phải, nếu cần thì phải hy sinh thôi.
...đó là nói giùm cho những người thấp cổ, bé miệng, quả thật như vậy, vì nếu tôi không mạnh dạn để nhẫn nại, hơn 20 năm đi khiếu kiện, thì trong gia tộc tôi không ai dám làm cả, vì mọi người đều sợ hãi, luôn nghỉ rằng họ không bao giờ thành công.
GS Thái Thị Kim Lan

Dĩ nhiên là tôi có tất cả mọi sự sợ hãi, nhưng không làm tôi nhụt đi cái ý chí, cái nhiệt tâm làm thế nào bênh vực cho sự công bằng, có thể làm gương cho nhiều người khác, để họ thấy là dù có bị áp bức thế nào, thì cũng không bị sức mạnh làm lùi bước, mà phải bỏ cuộc. Tôi thường nói với bạn bè là nếu tôi sợ hãi, thì mọi người trong gia tộc tôi sẽ vô vọng, nếu không nói  quá, thì thật tôi là niềm hy vọng cho nhiều người trong gia tộc ở Huế. Tôi muốn đem hết tấm lòng và sức lực của tôi, mà không quản ngại.”

Đỗ Hiếu: Bà có điều gì chia sẽ hay giải bày thêm không?

GS Thái Thị Kim Lan:

“Điều tôi muốn nhấn mạnh là có nhiều người đặt câu hỏi tại sao hai năm nay Thái Kim Lan lại bỏ công việc của mình, thật sự là tôi ít viết, mà lại dành thời giờ làm đơn khiếu nại, nhiều hơn là tham khảo và nghiên cứu. Nhiều người bạn thường nói “đó thấy chưa, không có kết quả gì cả”, nhưng tôi nghĩ ngược lại là nếu tôi sợ kẻ ác, họ đe dọa, đánh đập tôi, phá hủy nhà thờ từ đường của chúng tôi, mà tôi lại bỏ trốn, không có mặt tại thực đại để xem, ở lại đó chờ xem họ có tiếp tục phá hay không. Nếu không làm chuyện ấy, thì tất nhiên tôi chấp nhận cái ác sẽ thắng, cái thiện sẽ thua, như vậy là mình chịu thua cái ác, nhưng chúng tôi muốn điều thiện phải được thực hiện.
Dĩ nhiên là tôi có tất cả mọi sự sợ hãi, nhưng không làm tôi nhụt đi cái ý chí, cái nhiệt tâm làm thế nào bênh vực cho sự công bằng, có thể làm gương cho nhiều người khác, để họ thấy là dù có bị áp bức thế nào, thì cũng không bị sức mạnh làm lùi bước, mà phải bỏ cuộc.
GS Thái Thị Kim Lan

Đó là lý do tại sao tôi dấn thân, lấy sức lực và tâm lực của mình vì đây là một công việc văn hóa nữa, vì thế không thể nào nhượng bộ, để người ta làm điều sái văn hóa, như phá hủy từ đường, tồn tại gần 200 năm , đó là di sản quý báu của gia đình chúng tôi. Ngoài chuyện đất đai, còn phải kể đến vấn đề môi trường, môi sinh, và con người xung quanh đó,
cần phải được bảo vệ. Đời sống người dân cần được nâng cáo giá trị văn hóa, trong chuyện tranh đấu này, tôi muốn thuyết phục rằng tâm linh và văn hóa phải có một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng người Việt ở đây.

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Giáo Sư Thái Thị Kim Lan về cuộc trao đổi dành cho RFA, hôm nay.

- -  ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP CỦA GS.TS THÁI THỊ KIM LAN   –   (Nguyễn Xuân Diện). – Hoàng Anh: BÀ THÁI THỊ KIM LAN VÀ “DI SẢN KỲ ÁN”   –   (Nguyễn Xuân Diện). 


– Hàng trăm nông dân biểu tình tại Hà Nội – (RFA). – TT Nguyễn Tấn Dũng: Thu hồi đất ở VN ‘phải đảm bảo hài hòa’ – (BBC).
--Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức sử dụng khuôn viên, trụ sở sai mục đích (Quảng Bình). - Viên chức gây thiệt hại tài sản phải bồi thường (PLTP). -Hà Tĩnh: Vì sao công trình “giải hạn” cho nông nghiệp bị “đắp chiếu”? tamnhin




-Sẽ xử phạt người đưa hối lộ cho CSGT (PLTP). - Gần 50% các công ty VN phải hối lộ cho các viên chức chính phủ   –   (VOA). - 50% of Vietnam’s companies say they have had to bribe officials. – TP.HCM: Tình hình tham nhũng vẫn tiềm ẩn phức tạp(PLTP).
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: Cán bộ phải bớt nhậu, không nhận phong bì (PLTP). - BÓNG ĐÊM BAO PHỦ CỒN DẦU  (Mai Xuân Dũng).  - Cồn Dầu, mùa thương khó kéo dài – Kỳ I  –    Cồn Dầu, mùa thương khó kéo dài – Kỳ II (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).


-Mẹ trưởng công an quận mất, gửi thông báo cho doanh nghiệp (PLTP). – - Công an Đồ Sơn thông báo tin mẹ “sếp” mất bằng văn bản (TN).
Kỷ luật phó bí thư Huyện ủy Phú Quốc (TT).-




--- Trung Quốc quản lý chặt hơn việc trưng thu đất   –   (RFI).  – Trung Quốc kết án tù nhà hoạt động tật nguyền    –   (VOA). - Trung Quốc thắt chặt quy định thu hồi đất (TN). - Trung Quốc kết án tù bà Nghê Ngọc Lan – người bảo vệ dân oan   –   (RFI).-

Tổng số lượt xem trang