--Bộ NN&PTNT cho nhập chất cấm?!
-TT - Sau khi Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an thu giữ 1,4 tấn Gold Protein Peptide (SSI) có chứa chất tạo nạc bị cấm, Tuổi Trẻ đã truy nguồn gốc, phát hiện Bộ NN & PTNT cho phép nhập.
Cơ quan thú y Đồng Nai lấy mẫu kiểm nghiệm chất tạo nạc - Ảnh: NGÔ THIÊN PHÚC
|
Khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ về hiện tượng sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hàng triệu người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lên tiếng khẳng định “đấy là tội ác”. Cục Chăn nuôi cũng “lên án” mạnh mẽ hành vi này, đồng thời đổ cho ngành y tế đã cho phép nhập những chất cấm nhưng không quản lý... Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn khác.
Theo tài liệu Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 cung cấp, ngày 21-2 Công ty TNHH Hồng Triển (lô 9E, Khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đã nhập khẩu ba mặt hàng là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó có sản phẩm Gold Protein Peptide (SSI) với số lượng 3 tấn.
Trong tờ khai của Công ty Hồng Triển, doanh nghiệp này ghi rõ nguyên liệu này được nhập căn cứ theo danh mục “Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào VN”, do Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Bùi Bá Bổng ký ban hành ngày 2-10-2006.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chất SSI trong danh mục nêu trên có số thứ tự 465, nằm ở mục “nguyên liệu”, mã số hồ sơ là 2309.09.20, với các công dụng như “tăng quá trình tổng hợp protein, kích thích sinh trưởng”.
Danh mục thức ăn chăn nuôi do Bộ NN&PTNT ban hành có chất SSI |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 cho biết do sản phẩm này nằm trong danh mục được phép nhập khẩu của Bộ NN&PTNN, nên doanh nghiệp này chỉ làm thủ tục hải quan cửa khẩu mà không phải xin giấy phép. Sản phẩm này khi qua cảng cũng không phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.
Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 cho biết hiện Bộ NN&PTNT đã có thông tư 66 và thông tư 81 quy định về việc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng. Nhưng những thông tư này đến ngày 30-6-2012 mới bắt đầu có hiệu lực nên các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu SSI không cần xin giấy phép và kiểm tra chất lượng là đúng theo quy định của Nhà nước.
Một lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 cho rằng đã “rất ngạc nhiên” khi nghe thông tin sản phẩm này chứa chất cấm, trong khi danh mục mà Bộ NN&PTNT công bố vẫn cho phép nhập. Vị lãnh đạo này cũng khẳng định do được phép nhập nên từ nhiều năm nay, không riêng gì Hồng Triển mà nhiều công ty khác cũng tham gia nhập.
Cục Phó Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương:
Có kiểm tra, nhưng không xuể
Chiều 10-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết:
- Từ năm 2002, Bộ NN&PTNT đã cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng 18 loại kháng sinh, hóa chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có salbutamol và clenbuterol. Năm 2009 danh sách này được bổ sung melamine.
* Vì sao trong danh mục sản phẩm và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ban hành năm 2006, bộ lại cho phép nhập SSI có chứa salbutamol và clenbuterol, những chất bị cấm từ năm 2002?
- Khi doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu sản phẩm, Bộ NN&PTNT đã xem xét kỹ hồ sơ, mô tả sản phẩm, các sản phẩm nghi ngờ đều được lấy mẫu kiểm tra. Khi đó SSI không chứa chất tạo nạc salbutamol và clenbuterol, thành phần công bố đều được phép sử dụng. Nhưng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, có thể chất tạo nạc đã được đưa thêm vào, đó mới là sai phạm. Theo quy định hiện hành, nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi có trong danh mục được phép nhập thì được nhập khẩu tự do, không phải kiểm tra trước khi thông quan.
* Tại sao ngành chăn nuôi không kiểm tra mà để lọt lưới các loại chất cấm này?
- Mình vẫn làm nhưng không xuể, nên có nguy cơ hàng hóa tồn dư chất cấm vào VN. Trước đây, hàng lọt lưới chỉ qua đường tiểu ngạch, nhưng hiện có cả công ty chính thức nhập khẩu và đã bị cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện như trường hợp SSI. Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là hàng hóa có điều kiện theo quyết định 50 của Thủ tướng và quyết định 66 của Bộ NN&PTNT. Từ ngày 1-7, khi hai văn bản này có hiệu lực thi hành, tất cả thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sẽ phải kiểm tra chất lượng, không như hiện nay cứ có trong danh mục là được nhập khẩu, có nguy cơ lọt lưới.
L.ANH - TH.HOÀNG thực hiện
|
__________
Lại phát hiện 1 tấn thức ăn “tăng tốc, tạo nạc” cho heo
Tăng cường kiểm soát chất cấm trong thức ăn chăn nuôi
Ngày 10-4, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an đã phối hợp với cơ quan chức năng TP.HCM kiểm tra và phát hiện Công ty TNHH ÔNI (316/3 hương lộ 80, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân) sản xuất và kinh doanh thức ăn “tăng tốc, tạo nạc” cho heo (ảnh).
Đoàn kiểm tra ghi nhận tại công ty có hơn 1 tấn thành phẩm mà thông tin trên bao bì giới thiệu có tác dụng kích thích tăng trọng, tạo nạc.
* Ngày 10-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, phó Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm, đã có văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh thành, thông báo ngoài Đồng Nai đã có thêm Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Dương phát hiện có thức ăn chăn nuôi chứa chất tạo nạc nhóm beta-agonist.
Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu các tỉnh thành phối hợp liên ngành y tế - nông nghiệp - công thương tổ chức giám sát nguy cơ sử dụng hóa chất tạo nạc trong suốt quá trình chăn nuôi, chế biến, kinh doanh thức ăn gia súc. Đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, truy nguyên nguồn gốc, phát hiện sớm các vi phạm trong kinh doanh, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.
Cùng ngày, đơn vị chức năng thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) đã có cuộc làm việc với Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT về việc phối hợp giám sát, phát hiện chất cấm trong thức ăn chăn nuôi.
* Ngày 10-4, ông Nguyễn Thanh Cẩn, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, cho biết đoàn kiểm tra liên ngành đã lấy ngẫu nhiên 24 mẫu thức ăn, thuốc thú y... để phân tích tìm chất cấm. Kết quả, bảy mẫu trong số này bị phát hiện có chất cấm salbutamol, chiếm tỉ lệ hơn 34%.
* Ngày 10-4, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai đã có văn bản đề nghị chủ tịch UBND hai huyện Trảng Bom và Thống Nhất xử phạt 11 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn vì đã sử dụng chất cấm nhóm beta - agonist trong chăn nuôi. Hiện các hồ sơ của 11 cơ sở chăn nuôi vi phạm đã được chuyển về UBND hai huyện Trảng Bom và Thống Nhất chờ xử lý theo quy định.
NG.TRIỀU - L.ANH - Q.NGỌC - TH.PHÚC - V.TRƯỜNG
--- Thuốc cảm “biến” thành thuốc gây nghiện: Cục – vụ “đá” nhau (NLĐ).-- - Tiến tới hình sự hóa tội làm thuốc giả (Nature News).--- Tạm giữ lượng lớn thức ăn gia súc nghi có chất cấm (TN). - Bộ NN&PTNT cho nhập chất cấm?! (TT).
-- Chất tạo nạc: Bộ Nông nghiệp “lắc”, Y tế “gật” (Bee). - Đề nghị xử lý, giám sát 11 hộ chăn nuôi sử dụng chất cấm (TN). -- Bữa ăn không còn an toàn (ĐV).- Kinh hoàng hóa phép thịt thối trong 15 phút (VNN).
-Chưa thể khẳng định thuốc diệt cỏ gây chết người
(SGGP).- Sau khi có thông tin 4 người dân, ở xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) bị chết, 13 người khác ở đây bị các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt, huyết áp cao và mờ mắt là do ảnh hưởng của một loại thuốc diệt cỏ mà người dân đã sử dụng để phun lên ...
Thuốc diệt cỏ gây mờ mắt và chết người?Đài Tiếng Nói Việt Nam
3 người chết, 13 người mờ mắt nghi do thuốc diệt cỏDân Trí
Làng gặp "đại họa" vì thuốc diệt cỏ vẫn sống trong sợ hãiAn ninh thủ đô
VietNamNet -VTC -Người Lao Động- Dân TQ phát hoảng với công nghệ chế trân châu, thạch từ giày rách (GDVN).
Ba Tôi Và Những Con “Pet”
Năm 2011 vừa qua Trung quốc sôi động lên vì biến cố thịt heo bị nhiễm hóa chất cấm. Đó là chất Clenbuterol (thuộc nhóm béta agonist) đã làm dư luận hết sức hoang mang...Gần đây báo chí bên nhà cũng đã la hoảng lên là có lối 30% thịt heo bày bán tại Việt Nam cũng bị nhiễm hóa chất trên. Được biết, một số nhà chăn nuôi vì lợi nhuận, đã cố tình sử dụng Clenbuterol để giúp heo tăng trọng nhanh và cho một loại thịt nhiều nạc nhưng lại rất ít mỡ…Đó là thịt siêu nạc.
Thịt heo bán ở sạp Sài Gòn
“Gần 30% thịt heo bày bán ở Việt Nam nhiễm chất độc
http://dantri.com.vn/c728/s728-573313/gan-30-thit-heo-bay-ban-o-viet-nam-nhiem-chat-doc.htm
Ngày càng nhiều mẫu thịt bị phát hiện có chất cấm gốc B-Agonit (tăng trọng, kích nạc). Đây là chất có thể làm tim đập nhanh, run cơ, đau đầu, buồn nôn... cho người sử dụng và đã bị cấm sử dụng hơn 10 năm nay.
Kết quả kiểm tra, giám sát của Cục Thú y cho thấy, 43% số mẫu nước tiểu tại các trang trại chăn nuôi dương tính với nhóm B- Agonit. Còn với các loại thịt tại lò giết mổ, kết quả kiểm tra tới 26% số mẫu phát hiện các chất cấm tăng trọng, kích thích gốc B-Agonit.” (theo DânTrí 09/03/2012)
Video: Tainted pork scandal in China
Tainted Pork Scandal in China bởi NTDTV
http://www.dailymotion.com/video/xhqptz_tainted-pork-scandal-in-china_news
Clenbutérol là thuốc gì?
Clenbuterol là một loại thuốc non steroidal anabolic thuộc nhóm bêta -2 agonist hay sympathomimetic amine có tác dụng làm giãn nở phế quản, trị hen suyễn và đồng thời có tính kích thích như các thuốc amphetamine, ephedrine (làm tăng nhịp đập tim, tăng áp huyết...).
Tại một vài quốc gia Clenteburol trong được sử dụng để trị hen suyễn ở người.
Thực tế cho thấy Clenteburol thường được dùng rộng rãi ngoài chỉ định (off label) trong nhiều trường hợp chẳng hạn như doping trong lãnh vực tranh tài thể thao, thể hình thẩm mỹ, giúp các chị làm đẹp đốt mỡ giảm cân.
Con buôn và nhà chăn nuôi heo thiếu lương tâm đã sử dụng Clenbuterol nhằm mục đích sản xuất thịt siêu nạc.
Tại hầu hết các quốc gia Âu Mỹ Clenbuterol không được dùng cho người.
Clenbuterol (tên thương mại là Ventipulmin) chỉ đặc biệt được sử dụng trong thú y để trị bệnh đường hô hấp ở loài ngựa mà thôi.
Hoa Kỳ và Canada cấm việc dùng Clenbuterol trong chăn nuôi thú thịt như bò, heo, dê cừu....
Thuốc được trình bày dưới dạng tiêm, và dạng uống (sirop, viên và hạt nhỏ).
Clenbuterol được sản xuất tại đâu?
Phần lớn thuốc được sản xuất tại Âu Châu, Mexico và China (Clenbuterol 40mcg/tablet/box 100/ $236 USD-hai nhà sản xuất: Shaanxi Dafreng và Yalang).
Có thể mua qua Internet.
Clenbuterol is not produced in the U.S., so avoid anything bearing a U.S. company name. Clenbuterol should only be trusted when found with a proper brand name from a foreign drug maker. Spiropent, Novegam and Oxyflux from Mexico are the most common products here in the U.S., and all are safe buys. From Europe, one should look for the popular brand names of Spriopent, Broncoterol, Clenasma, Monores, Contraspasmin and Ventolase. The Bulgarian Clenbuterol is also a safe buy when packaged in strips.
Thị trường chợ đen Clenbuterol (giới giang hồ gọi là Clen) rất phát triển.
Thuốc giả, thuốc dỏm cũng nhiều.
Giới thể thao và những club thể dục thể hình thẩm mỹ là nguồn tiêu thụ chính.
Mặt trái của Clenbuterol
*Clenbuterol là một loại thuốc giúp lực sĩ doping để tăng thành tích thi đấu.
Trong quá khứ rất nhiều lực sĩ đã bị treo giò, hay mất huy chương sau khi kết quả xét nghiệm cho biết cơ thể họ có chứa chất tồn dư Clenbuterol lúc tranh tài.
Nổi tiếng nhất là gần đây, vụ tay đua xe đạp Tây ban Nha Alberto Contador (3 lần áo vàng), nhưng trong Tour de France 2010 bị xét nghiệm dương tính chất Clenbuterol nên bị mất áo vàng sau đó. Anh ta đổ lỗi là tại vì anh ta có ăn steak filet mignon thời gian trước khi đua.Nghi lắm!
Được biết, Clenbuterol là một trong nhiều loại thuốc và hóa chất cấm trong danh sách của Ủy ban Quốc tế Thế vận IOC.
*Clenbuterol rất được các vận đông viên thể hình thẩm mỹ ưa chuộng để giúp họ tăng khối lượng các bắp cơ (bodybuilding).
*Đây cũng là thuốc làm đẹp của các bà và các cô. Tác dụng của thuốc là đốt bớt mỡ, giúp giảm cân để tạo nên những thân hình thon thả mát mắt.
*Nhưng quan trọng hơn hết là tuy bị cấm sử dụng trong chăn nuôi thú thịt nhưng Clenbuterol vẫn là một loại thuốc được giới chăn nuôi ưa thích.
Thuốc giúp thúc đẩy tăng trưởng. Heo tăng trọng nhanh, và cho nhiều thịt nạc mỡ ít. Bán có giá.
*Tại Hoa Kỳ, Clenbuterol cũng thường được sử dụng một cách bất hợp pháp và gian lận doping, nhằm o bế ngoại hình (bê hay cừu) trước khi chúng được gởi đi dự thi trong show thú đẹp tại hội chợ.
Khi bị hạ thịt những thú nầy có thể còn giữ chất tồn dư residue Clenbuterol trong thịt, trong gan, thận, mỡ.. .
Tình hình tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, tình hình thịt heo bị nhiễm Clenbuterol càng ngày càng có vẻ trầm trọng hơn xưa.
Tuy chánh phủ bên đó cấm sử dụng Clenbuterol trong chăn nuôi, nhưng thực tế người dân nông thôn rất ưa chuộng loại “bột trắng siêu nạc” (lean meat powder) để nuôi heo vì nó giúp cho con vật tăng trọng rất nhanh, cho nhiều thịt nạc, rất ít mỡ, và giữ được vẻ tươi mới lâu nên thịt bán được giá cao, lời nhiều...
Ngoài ra, thịt nhiều nạc ít mỡ, ít cholesterol cũng đáp ứng được phần nào sự mong đợi của người tiêu thụ muốn có được một sức khỏe tốt(?)
Trong những năm qua tại Thượng Hải, Quảng Châu, Quảng Đông và vùng Nam Trung Quốc , vẫn thỉnh thoảng thấy xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm sau các bữa tiệc có thịt và đồ lòng (gan) heo...
Chánh phủ Trung Quốc rất đặc biệt“quan tâm” đến vấn đề “bột siêu nạc” Clenbuterol, nhưng họ cũng chưa có thể đo lường được sự trầm trọng thật sự của vấn đề cũng như đề ra các biện pháp để giải quyết. Đã có nhiều người vi phạm đã bị đem ra xử khá nặng để làm gương.
Đất nước Trung Quốc quá rộng lớn và quá đông dân. Bên cạnh chăn nuôi heo công nghiệp còn phải kể đến hình thái chăn nuôi gia đình hay cá thể cũng rất đáng kể tại những vùng nông thôn. Thật phức tạp và khó kiểm soát vô cùng.
Tình hình thịt heo tại Canada và Hoa Kỳ
Năm vừa qua, trang mạng Taipei Times ngày 21 jan 2011 có nêu ra vấn đề là trong một cuộc xét nghiệm ngẫu nhiên random test, giới chức y tế Đài Loan đã phát hiện ra trong số 43 mẫu xét nghiệm échantillon thịt bò nhập cảng từ Hoa Kỳ và Canada, có tới 9 sản phẩm có chứa chất Ractopamine.
Đây là một trong số 4 hóa chất cấm tại Đài Loan (Ractopamine, Salbutamol, Terbutaline và Clenbuterol) .
By Shelley Huang / Staff reporter Taipei Times Jan 21,2011
Spot checks find more tainted beef
Nine out of 43 sampled beef products imported from the US and Canada contained Paylean, while inspectors also uncovered tainted goose meat
The Department of Health said yesterday that the latest spot checks on 43 beef products at supermarkets in various parts of the country discovered nine violations where beef imported from the US and Canada was tainted with Paylean.
Since last Friday, when the news broke that beef imported from the US was found to contain traces of Paylean, an agent that promotes the production of lean meat in cattle, health officials across the country began conducting checks on various types of meat sold in supermarkets and at traditional markets.
Paylean contains ractopamine, one of four animal feed additives — along with salbutamol, terbutaline and clenbuterol — that are banned in Taiwan.
Paylean là tên thương mãi của một loại bột kích thích tăng trưởng Growth promoter, trộn trong thực phẩm gia súc giúp thú tăng trọng nhanh, nhiều thịt ít mỡ.
Paylean có chứa Ractopamine và do công ty Elanco Animal Health sản xuất tại Hoa kỳ. Thuốc được FDA áp pru năm 1999.
Ractopamine không phải là là một loại steroid hay hormone nhưng là một bêta agonist tương tợ như Clenbuterol.Thuốc giúp đốt mỡ và tạo ra thịt nạc.
Có 20 nước sử dụng Ractopamine trong chăn nuôi, trong đó có Brazil, Mexico, Canada, Australia, ThaiLand.
Ractopamine bị cấm sử dụng tại 150 quốc gia trong đó có Malaysia,Trung Quốc (2002), Đài Loan (2006), Việt Nam (2002) và các quốc gia thuộc khối Liên hiệp Châu Âu.
Tình hình Việt Nam thì sao?
“Năm 2002, Bộ NN- PTNT đã ban hành danh mục 18 kháng sinh, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trong đó có 3 chất đứng đầu bảng là Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine.
Tại Việt Nam việc cấm Ractopamine cũng có nhiều tranh luận.
Một số Cty cho rằng việc cấm Ractopamine trong chăn nuôi nhưng không thấy trong cấm trong thịt nhập khẩu đã tạo ra sự không công bằng vì thịt heo chủ yếu được nhập từ các nước cho phép sử dụng có giá thành rẻ hơn nên chắc chắn sẽ đánh bại nghề chăn nuôi heo trong nước.
Tuy nhiên việc đưa Ractopamine trong thịt nhập khẩu vào danh mục kiểm soát cũng không dễ bởi trước đây VN đã từng ký các hiệp định thương mại song phương trong đó có điều khoản là chấp nhận các tiêu chuẩn hàng hóa của nhau”. (Trích từ trang mạng Nông Nghiệp Việt Nam 3/12/2009- Đau đầu với chất tăng trọng Ractopamine- Quang Ngọc)
Ành hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Ở liều cao, Clenbuterol có thể làm rối loạn nhịp tim, tăng nhịp đập, run cơ, tăng áp huyết động mạch, nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, tăng đường huyết.
Năm 1990, tại Tây Ban Nha có 135 người bị ngộ độc Clenbuterol sau khi ăn gan bò. Mức độ nhiễm là 160 tới 291 phàn tỉ (parts per billion). Tăng nhịp tim, co thắt cơ,nhức đầu, nôn mửa, sốt, nhưng không có tử vong.
Theo FDA các triệu chứng ngộ độc Clenbuterol được xem là nhẹ nhưng chúng ta cũng không nên xem thường. Các người đang sử dụng các loại thuốc adrenergic agents như epinephrine (adrenaline) có thể bị ảnh hưởng nặng hơn trong trường hợp ngộ độc Clenbuterol.
Các loại thuốc bị cấm sử dụng trong việc sản xuất thịt tại Canada.
*Chloramphenicol: bị cấm từ 1997. Theo US Department of Health and Human Services cho biết, chlramphenicol có thể gây cancer ở người.
*5 Nitrofuran compound: cấm từ 1997. thuốc được sử dụng trong thực phẩm để kích thích (growth promoter) tăng trưởng. Theo Dennis Doose và Betty Ann Hoener, Departments of pharmaceutical Chemistry and Pharmacy at the Univ of California, San Francisco thì 5 Nitrofuran compound có thể gây cancer.
Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh ở một nhà máy thịt ở Quebec năm 1999
*Clenbuterol: Thuốc làm giảm mỡ và tăng thịt ở súc vật. Nguy hiểm cho sức khỏe nếu chúng ta ăn thịt có chứa tồn dư Clenbuterol. Muời năm về trước có báo cáo về ngộ độc đã từng xảy ra tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý,Pháp , Ireland qua việc tiêu thụ gan bò. Mấy năm gần đây Trung Quốc đã báo cáo về nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra tại nông thôn qua việc ăn đồ lòng heo.
Bệnh nhân bi run cơ muscular tremor,ói mửa,, tăng nhịp tim, chóng mặt, sốt nóng...
*5 Nitroimidazole: bị cấm từ 2003. Trong chăn nuôi, thuốc trên được sủ dụng để diệt đơn bào protozoa giúp thú mau lớn, tăng trọng nhanh.
*Exogenous estrogens substances (các hormones estrogens ngoại sinh)
Health Canada cấm sử dụng trong gia cầm. Thuốc giúp gà tăng trưởng nhanh và nặng cân.
Các khảo cứu Hòa lan (Copenhagen Group, Department of Growth and Reproduction) cho biết các loại hormones trên có ảnh hưởng xấu trên sự phát triển và tăng trưởng ở trẻ em.
*Diethylstilbestrol (DES) : là một estrogen tồng hợp bị cấm sử dụng từ 2003. Nghi gây cancer ở người.
Xét nghiệm Clenbuterol tại Hoa Kỳ
Tại Hoa kỳ, Sở Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm FSIS cho biết thịt nhiễm Clenbuterol đều phải bị hủy bỏ.
Xét nghiệm sàng lọc sreening test: nếu nước tiểu dương tính Clenbuterol, con vật sẽ được đánh dấu, theo dõi, nhận diện trong suốt lộ trình đến lò sát sanh. Tại đây mẫu gan và thịt sẽ được gởi đi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của FSIS, Midwestern Laboratory St Louis. Test nhạy cảm đến 1 phần tỉ (1 ppb).
Hai tròng mắt cũng được gởi về lab của FDA để xét nghiệm vì phần võng mô retina là nơi Clentbuterol tồn tại lâu nhứt (trong nhiều tháng).
Một ngày sau khi tiêu thụ, Clenbuterol có thể thấy hiện diện trong nước tiểu.
Thuốc tồn tại trong gan trong nhiều ngày. Sau đó, dần dần thuốc bị thải trừ ra khỏi cơ thể. Bởi lý do nầy nếu chờ lâu, đôi khi không thể tìm thấy Clenteburol trong nước tiểu.
Nhưng Clenbuterol có thể vẫn còn hiện diện trong võng mô trong 5 tháng.
Canada nói gì?
Theo Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canada CFIA, các loại thuốc bêta adrenergic là những thuốc tổng hợp từ dẫn chất adrenalin.
Một số trong nhóm nầy, chẳng hạn như Clenteburol, Salbutamol, Terbutaline có thể được sử dụng một cách bất hợp pháp như những chất thúc đẩy tăng trưởng trong chăn nuôi bò con tại Canada.
Clenteburol chỉ được cho phép sử dụng ở ngựa mà thôi.
Đặc biệt, thuốc Paylean (Ractopamine),cũng là một loại bêta agonist nhưng lại được cho phép sử dụng ở heo.
The ß-agonists (ß-adrenergics) are synthetic analogues of adrenalin. Members of this family of medications include clenbuterol, salbutamol, and terbutaline. ß-agonists may be used illegally as growth promotants or repartitioning agents, particularly in veal.
Clenbuterol is a ß-agonist approved by Health Canada for use in horses only. Specifically, clenbuterol is approved for use as a bronchial dilator in horses that are not to be slaughtered for food (Ventipulmin™, Boeringer).
One ß-agonist (ractopamine) is licensed for use as a repartitioning agent in hogs in Canada (Paylean™, Elanco).
Similar to ractopamine, clenbuterol is a growth promoting compound belonging to the beta-agonist family. It is known to have the effect of enhancing weight gain and proportion of muscle to fat. However, clenbuterol is known to have a much longer half-life in blood than ractopamine and thus has a greater potential for bioaccumulation.
Clenbuterol is reported to induce unintended side effects on humans, such as increased heart rate, muscular tremors, headache, nausea, fever, and chills. The US FDA has concluded these side effects to be unacceptable. Its use has been prohibited in almost all countries, including the USA, Canada, Taiwan, Hong Kong.
In contrast, ractopamine is allowed to be used at the recommended concentrations in food animals for growth promotion in some countries such as the United States, Canada, Australia. (Wikipedia)
Đọc thêm:
-AlexaOlesen, Associated Press. Jan 24, 2011. Skinny pigs,poison pork:China battles for farms drugs: http://www.pharmpro.com/news/2011/01/government-and-regulatory-China-Battles-Farm-Drugs/
-Washington Times. Jan 27,2011. Lean meat powder banned in China: http://www.washingtontimes.com/news/2011/jan/27/lean-meat-powder-banned-in-china/
-USA Today. Chinas organic farms rooted in food safety concerns: http://www.usatoday.com/news/world/2011-01-24-chinafood24_ST_N.htm
-Chuyện thịt tại quê nhà: http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-185606/
-Chuyện thịt heo tại hải ngoại: http://www.yduocngaynay.com/8-8TK_NgTChanh_ThitHeoTaiHaiNgoai.htm
Liên Âu: VN Tái Phạm Vệ Sinh Sẽ Bị Cấm Cửa Rau Quả Từ VN
- VN: Phát hiện thịt heo tăng trọng lượng bằng hóa chất gây ung thư – (VOA). - Phát hiện một lượng “khủng” chất tạo nạc (TN).- Làm gì khi ăn phải thịt siêu nạc có độc? (VNN). - Mạng Trung Quốc xôn xao về ‘trứng gà máu’ (VTC). - 70% thịt bò xay trên thị trường chứa thịt giả (VTC).- Coca- Cola có chất gây ung thư (?) (DV).
- Rượu rắn đểu (PLTP). - Bán giấy chứng nhận “sức khỏe bình thường” ở phòng mạch (TT).- Nhọc nhằn nghề “bán vóc dáng” (NLĐ). - Béo phì, tai họa toàn cầu – (RFI).
-So với năm 2000, tỷ lệ mắc ung thư ở nước ta đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Mỗi năm cả nước có khoảng 150.000 trường hợp ung thư mới mắc và 75.000 trường hợp tử vong do ung thư.
Vì lợi nhuận, những người sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm giả bất chấp hậu quả, vô cảm, lạnh lùng đưa “thần chết” đặt trên bàn ăn của biết bao gia đình.
-Thực phẩm giả, nguy cơ thậtQĐND - Trên thị trường hiện đang lưu thông không ít loại thực phẩm giả. Chà bông (ruốc thịt) được làm từ bã sắn dây, khô mực làm bằng cao su, thịt heo thành “thịt bò”, miến ngô thành miến dong... Nhiều loại vật liệu, phụ gia sử dụng để làm giả các loại thực phẩm được bày bán công khai, nhan nhản ở các chợ.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Bệnh tật từ cửa miệng đi vào. Cái vạ từ cửa miệng đi ra”. Việc sử dụng những loại lương thực, thực phẩm giả khiến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng bị đe dọa nghiêm trọng.
Cùng với những thông tin “nóng” về thực phẩm giả, thông tin về những vụ ngộ độc thức ăn cũng “nóng” không kém. Thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm với 442 người mắc, trong đó có 5 người tử vong.
Ảnh minh họa/ Internet
|
Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, việc sử dụng những loại thực phẩm giả là nguy cơ phát sinh các loại bệnh tật nan y, trong đó có bệnh ung thư. Bởi ai cũng biết, nguyên liệu để làm giả các loại thực phẩm đều là những loại hóa chất độc hại, không được phép sử dụng. Hội thảo quốc gia về phòng chống bệnh ung thư hồi tháng10-2010 cho hay: So với năm 2000, tỷ lệ mắc ung thư ở nước ta đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Mỗi năm cả nước có khoảng 150.000 trường hợp ung thư mới mắc và 75.000 trường hợp tử vong do ung thư.
Vì lợi nhuận, những người sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm giả bất chấp hậu quả, vô cảm, lạnh lùng đưa “thần chết” đặt trên bàn ăn của biết bao gia đình.
Trái ngược với những thông tin “nóng” ấy, việc phát hiện, xử lý của các ngành chức năng thì lại... rất khiêm tốn. Chúng ta đã có Luật An toàn thực phẩm nhưng việc thực thi trên thực tế vẫn còn quá nhiều góc khuất. Những gì các ngành chức năng làm được cho người tiêu dùng trước vấn nạn này, cho đến nay phần lớn cũng mới chỉ dừng lại ở những... cảnh báo, khuyến cáo! Số vụ việc bị phát hiện rất khiêm tốn, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Việc phát hiện và xử lý các vụ vi phạm chưa nghiêm, nhất là ở cấp cơ sở. Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay vẫn còn tới 10% số xã chưa thành lập Ban Chỉ đạo công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiện toàn hệ thống cơ quan chức năng, nâng chế tài xử lý, tăng cường kiểm tra, kiểm soát cơ sở sản xuất, kinh doanh và thị trường... là những phần việc của ngành chức năng. Nhưng trước hết, cần giúp người tiêu dùng có kỹ năng và nâng cao ý thức tự bảo vệ mình bằng những chương trình truyền thông sâu rộng. Cùng với nỗ lực bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, những giải pháp ngăn chặn, xử lý nạn hàng nhái, hàng giả, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu.
Quỳnh Nga