Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Chân dung - Chân tướng

Chân dung - Chân tướng
-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
– Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.
Huỳnh Nhật Hải
Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.
Huỳnh Nhật Tấn
Cách đây chưa lâu, hai nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật đã cho xuất bản cuốn Phác Hoạ Chân Dung Một Thế Hệ. Tác phẩm này được báo chí nhà nước xưng tụng là “một hồi ký đậm chất  văn chương của hai con người đã từng sống, từng viết và từng tranh đấu trong các đô thị miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ” và tác giả đã “đưa giấc mơ đẹp của một thế hệ đến những thế hệ tiếp nối.”
Giấc mơ (đẹp) này của hai nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật (chả may) lại là ác mộng của một người làm thơ khác:
“tôi sống yên ổn với những việc làm hàng ngày của mình
không định được ngày mai
có một đồng để mua cho con nửa cái bánh tráng hay hai 
cái kẹo gừng
có hai đồng cất dưới chân đèn trên bàn thờ 
           lỡ khi hết dầu thắp tới bữa thiếu ruốc hết bột ngọt
mả cha cuộc đời quá vô hậu
cơm không có mà ăn
ngó lui ngó tới không biết thù ai
những thằng có thịt ăn thì chẳng bao giờ ỉa vất”
lâu ngày tôi thấy quen đi
như quen thân thể của mình
tiếng ho gà nửa đêm của những đứa bé chưa đầy hai tuổi
buổi chiều không có cơm ăn
những con ruồi ăn nước mũi khô trên má
           những đứa đau quan sát những con chuột
                                  chết lòi ruột ở bến xe đò
những tiếng cha mẹ vợ chồng anh em
          con cái chưởi bới la hét trong bữa ăn
người điên ở trần đứng làm thinh
          giữa trời mưa ngoài chợ
những ngày hết gạo hết tiền hết củi
          muối sống không còn một hột của tôi
những trách canh rau khoai tháng năm không có bột ngọt
hai mắt tôi mở to
đầu tôi cúi thấp
miệng tôi há ra
những lá khoai nhám và rít mắc vài hột cơm
                               dồn cứng chật cuống họng
(Trần Vàng Sao – Người Đàn Ông 43 Tuổi Nói Về Mình)
Toàn bản bài thơ thượng dẫn vừa được đăng lại trên trang Quà Tặng Xứ Mưa, vào hôm 11 tháng 6 năm 2012, với đôi lời giới thiệu (rất buồn) về tác giả:
Nhà thơ Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính) ở Đường Tuy Lý Vương, Phường Vỹ Dạ, Huế là nhà thơ nổi tiếng với bài thơ ‘Bài thơ người yêu nước mình’. Giữa lúc phong trào ‘xuống đường’ ở Huế những năm 1965-1968 đang rầm rộ mà dám lấy bút danh ‘Trần Vàng Sao’ là rất ghê gớm. Thế mà ,năm 1988, ông có bài thơ ‘ Người đàn ông 43 tuổi nói về mình’ in ở Tạp chí Sông Hương đã gây nên cuộc cãi vã náo loạn ở Huế. Cán bộ chính trị, các ‘nhà văn đỏ’ đua nhau suy diễn chính trị , phán xét. Đài phát thanh, báo đảng địa phương đăng nhiều bài viết chửi rửa nhà thơ, họ ‘phỏng vấn’ cả các bà tiểu thương chợ Đông Ba để tố cáo nhà thơ . Trên diễn đàn họ gọi Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ ( Tổng biên tập TC Sông Hương) là ‘bọn tay sai của địch…
Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia ghi chi tiết hơn, chút xíu:
“Trần Vàng Sao sinh ở Thừa Thiên – Huế, năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc TườngTrần Quang LongNgô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về về cái gọi là ‘hậu phương xã hội chủ nghĩa’ đó và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập đến nỗi ông có cảm giác ông không còn được coi là con người mà đã thành ‘một con vật, một con chó, theo như Hồi ký ‘Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)’ sau này của ông.”
Tập hồi ký này có thể đọc được ở diễn đàn talawas. Xin trích dẫn lại vài đoạn ngắn:
Thứ Ba, ngày 31.10.1978
Mong có một bữa cơm không, ăn với cá, cá vụn, với muối và một chút ớt.

Thứ Hai, 22.07.1979
Nhà cứ không có gạo hoài. Có nửa lon, một lon dành cho Bồ Câu. Phải bới sắn non, nhưng chỉ vài ba bữa, còn thì quá non. Hay chưa có được gạo. Giấy trả về làm việc từ 1.6. Chúng mày không có gạo thì chúng mày đói chứ tao có đói đâu.
Gạo.
Bây giờ ai cũng chỉ mong, không phải bữa nào cũng cơm mà sắn cũng được, mỳ hột cũng được. Miễn là dộng vào cho đầy cái dạ dày. Ước mơ của thiên hạ thì cũng đơn giản thôi: làm sao bữa nào nồi cũng đầy cơm, đầy tràn ra, đến nỗi hôi khói. Có cơm ăn với chi cũng được, với muối, nước mắm thì tuyệt rồi. Người ta không ao ước gì hơn nữa. Không có mơ ước, không có hy vọng.
Và không ai dám nói ra những suy nghĩ của mình về chế độ, thậm chí những suy nghĩ của mình về một người thứ ba cho một người thứ hai nghe. Người ta phải nói láo hoặc nói nhỏ. Kinh khủng thật. Thành ra có một không khí chính trị giả dối trong dân chúng. Nhưng mà chưa ai chết ngay cho. Có người nói: không chết tươi ngay mà chỉ chết mòn, chết dần
Phần đời (“vô hậu”) này của Nguyễn Đính gần giống như hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyễn Hữu Đang, sau 15 năm tù, qua cảm nhận của Phùng Cung:
Gót nhọc men về thung cũ
Qùi dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn
Phùng Quán cho biết thêm là Nguyễn Hữu Đang phải sống nhờ vào… rắn rít và cóc nhái! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (“Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Nhớ Phùng Quán. Ngô Minh và nhiều tác giả. Việt Nam: Trẻ 2003, tr. 474).
Cớ sao mà “cách mạng” lại “chiếu cố” Nguyễn Hữu Đang tận tình (và tuyệt tình) như thế? Một trong những nguyên do – có thể nhìn thấy được – là vì ông đã không chịu chấp nhận sự “xộc xệch” trong hiến pháp của nước CHXHCNVN:
“Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi…”
“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính Nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…”(Nhân văn số 4, phát hành ngày 5.11.1956).
Sáu năm sau, vào năm 1961, “người ta đã trắng trợn vu cáo” Nguyễn Hữu Đang là gián điệp. Mười hai năm sau nữa thì đến lượt Nguyễn Đính bị vu cáo là CIA:
 “Khi ra Bắc, ai giao nhiệm vụ cho anh? Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ gì? Anh đã gặp ai, ở đâu, bao giờ? Anh đã tổ chức họ như thế nào? Công việc của anh hiện nay đã tiến hành đến đâu? Anh phải nói thật, nói hết, không được giấu giếm. Sinh mạng của anh là do nơi sự thành khẩn của anh quyết định đó...
“Chúng tôi biết hết những việc anh làm, nhưng chúng tôi muốn tự anh nói ra hết. Vì chỉ có như thế, anh mới hưởng được lượng khoan hồng của Đảng.
..
“CIA giỏi thật, cài anh ta vào sâu đến như thế”.
Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đính đều đã trải qua nhiều năm tháng não nề, ê chề, và cay đắng. Họ bị chôn sống nhưng nhất định không chịu chết. Hai ông, nói nào ngay, chỉ là hai nạn nhân tiêu biểu – của hai thế hệ kế tiếp nhau – đã dấn thân vào cuộc cách mạng vô sản (và vô hậu) ở Việt Nam.

Thụy An, Đào Duy Anh, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Trần Dần, Trần Duy, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Dương Bích Liên, Hữu Loan, Phùng Cung, Phùng Quán, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu… đều không còn nữa nhưng tâm cảm trân trọng  và qúi mến của mọi người dành cho họ chắc chắn sẽ còn lâu. Thế hệ của Nguyễn Đính (e) khó có nhận tình cảm tương tự. Sự nông nổi, ồn ào và lố bịch của họ khiến cho người ta cảm thấy khó gần!
Dù vở kịch cách mạng đã hạ màn từ lâu, họ vẫn làm bộ như không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra, vẫn cứ xưng xưng coi đó như Một Thời Để Nhớ, vẫn kịch cỡm viết sách tự phác hoạ Chân Dung của thế hệ mình và mô tả là tác phẩm đã “đưa giấc mơ đẹpcủa một thế hệ đến những thế hệ tiếp nối.”



Họ cố tình quên rằng chính hiến pháp của hai chế độ đệ I và đệ II Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam, tuy non trẻ và yếu ớt, vẫn là đồ thật (chớ) không phải đồ sơn. Nó đã bảo vệ cho họ được sống như những con người, với những quyền tự do tối thiểu, để có được “những hình ảnh khí phách” và “những tháng ngày sục sôi” – thay vì bị đạp vào mặt chỉ vì đi tuần hành biểu lộ lòng yêu nước.

Không ít kẻ thuộc thế hệ Nguyễn Đính đã tự choàng vào người những vòng hoa (giả) và họ cứ thế mà đeo mãi cho đến cuốn đời. Tội !
Tưởng Năng Tiến
-Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài (Pro&Contra).
Tháng 4 28, 2012
Phạm Hồng Sơn thực hiện
pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?
___________________
Phạm Hồng SơnHai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm đỏ” từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự do” liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản.
Phạm Hồng SơnHai ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đình không?
Huỳnh Nhật Tấn: Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những cán bộ hoạt động bí mật đã sống ở nhà tôi thì hai anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy sinh rất lớn vừa có những lý tưởng rất cao đẹp là quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc.
Huỳnh Nhật Hải: Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.
Phạm Hồng SơnThời gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới năm 1975 các ông làm những việc gì để ủng hộ “cách mạng”?
Huỳnh Nhật Hải: Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi “nhẩy núi”, tức là phải bỏ gia đình để vào tận căn cứ trong rừng sâu để hoạt động. Tôi “nhảy núi” vào đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 còn em tôi, Huỳnh Nhật Tấn, “nhảy núi” trước đó vài tháng khi đã bị lộ.
Huỳnh Nhật Tấn: Trước khi “nhảy núi”, anh em chúng tôi làm công tác liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức, đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu đấu tranh cho Mặt trận.
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi “nhảy núi”, hai anh em chúng tôi, mỗi người một nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào những “vùng lõm“ (vùng dân cư mà ban ngày do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát còn ban đêm thuộc về lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Mặt trận.
Phạm Hồng SơnNhững công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức khó khăn?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên trì, khôn khéo trong công tác vận động và không phải lần vận động nào cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đã bị phục kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương nhẹ trong một, hai lần.
Phạm Hồng SơnSau 30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?
Huỳnh Nhật Hải: Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm 1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt, là Thành ủy viên.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi thì được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi “nhảy núi”. Ngay tháng 10/1975 tôi đã được chọn vào số cán bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm 1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.
Phạm Hồng SơnMột cách ngắn gọn, lý do gì đã khiến hai ông gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói.”
Huỳnh Nhật Hải: Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài tháng, tôi nhớ đã viết là: “Tôi không còn động cơ để phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng nữa.” Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như ông em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.
Phạm Hồng SơnQuá trình đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Đó là một quãng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lý luận.
Phạm Hồng SơnNhững “thực tế” nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận thức lại ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Tấn: Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội, ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn từ lãnh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi “học tập cải tạo”, thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế thì lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất bao nhiều mì[i] mà không cần  biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân.
Phạm Hồng SơnCác ông đã quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay ông Mai Thái Lĩnh,…những cư dân tại Đà Lạt lúc đó chưa?
Huỳnh Nhật Hải: Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, còn ông Mai Thái Lĩnh thì chúng tôi đã biết nhau từ hồi cùng “nhảy núi” nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay bàn luận gì với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi quyết định bỏ về đã nói với nhau là “chúng ta đi làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài như thế này.”
Phạm Hồng SơnGia đình, những người thân và bạn bè đồng chí của các ông có phản ứng gì trước quyết định đó?
Huỳnh Nhật Hải: Lúc đó ba má tôi đều đã qua đời nhưng chúng tôi tin rằng nếu còn sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giã ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xã của chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.
Phạm Hồng SơnThế còn hai anh trai, những người đã đi tập kết sau 1954, và những đồng chí thân quen của hai ông?
Huỳnh Nhật Tấn: Anh trai cả của chúng tôi thì gần như không có ý kiến gì, còn người anh trai thứ hai thì không đồng ý. Còn những đảng viên đồng sự khác và các cấp lãnh đạo lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc đó đã nói với tôi là nếu về thì cuộc sống sẽ rất khó khăn, nhưng tôi xác định trong lòng là trước đây khó khăn nguy hiểm như thế mà còn chịu được thì lẽ nào bây giờ lại không.
Phạm Hồng SơnKhi “trằn trọc” để đi đến quyết định cuối cùng, hình ảnh hay tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh có vấn vương trong “trằn trọc” đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.
Phạm Hồng SơnCác ông thấy thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi đã từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã biểu hiện đi ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.
Phạm Hồng SơnVâng, về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân thì đã rõ, nhưng còn về độc lập dân tộc, xin ông nói rõ thêm?
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự đồng ý, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh thì không thể có tình hữu nghị Việt-Trung như “môi với răng” và cũng không thể có Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.
Phạm Hồng SơnLiệu có công bằng không khi tình trạng mất độc lập, mất chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng là tình trạng lâm nguy của đất nước hiện nay không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một lãnh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn bản tới tầm nhìn, hành động của các thế hệ kế tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện “Đảng ta”, tức là ông Hồ Chí Minh đã là kiến trúc sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như thể chế, cung cách quản lý xã hội của ĐCSVN.
Huỳnh Nhật Hải: Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đã mất rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Phạm Hồng SơnNhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?
Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.
Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại ân nhân của mình như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Nămvà nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.
Phạm Hồng SơnNếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.
Phạm Hồng SơnNgày 30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?
Huỳnh Nhật Tấn: Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đã trở về Đà Lạt từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.
Huỳnh Nhật Hải: Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975. Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp lại má tôi – má đã tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và đã đưa ảnh tôi lên bàn thờ.
Phạm Hồng SơnDịp 30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những ngày này?
Huỳnh Nhật Hải: Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay.
Huỳnh Nhật Tấn: Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.
Phạm Hồng SơnNếu bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người đó chính là “kẻ thù” của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là gì?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.
Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.
Phạm Hồng SơnXin trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn.
______________________
Chú thích ảnh: Ông Huỳnh Nhật Hải (phải) và ông Huỳnh Nhật Tấn (trái)
© 2012 pro&contra
-Theo:Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài (Pro&Contra).



-Về đặc tính của văn hóa chính trị ta
Tháng 4 25, 2012
Nguyễn Trung Lương
Cách đây không lâu, trong một buổi nói chuyện về “Khai minh và trưởng thành” Bùi Văn Nam Sơn đã đưa ra một nhận định rất thú vị và cũng rất đắc ý. Ông nói: “Thế hệ cha tôi, nếu còn sống thì ông đã 110 tuổi, chưa thể hiểu khái niệm tự do như chúng ta ngày nay. Như nhiều nhà nho khác, cụ hiểu tự do theo hàm ý xấu: tự do là tự tung, tự tác, vô pháp, vô thiên!”
Tôi liên tưởng ngay đến câu chuyện Phan Khôi kể lại trong bài báo nổi tiếng “Phê bình lãnh đạo văn nghệ“, viết năm 1956: “Sau khi về Hà Nội không lâu, giữa một cuộc tọa đàm ở trụ sở Hội Văn nghệ, một cán bộ cao cấp lấy tư cách cá nhân u74uHđề ra cái vấn đề ‘tự do của văn nghệ sĩ’. Cái vấn đề ấy được giải thích là: Có một số văn nghệ sĩ nào đó đòi tự do hay là có ý đòi tự do, mà tự do một cách bừa bãi, đến nỗi ‘ví như một kẻ kia đi trên đường phố, thấy có người ôm cái cặp da đẹp, giật ngang lấy đi, rồi nói rằng đó là tự do của mình vì mình thích cái cặp da.’ Do đó, kết luận là: phải có lãnh đạo, văn nghệ sĩ phải ở dưới quyền lãnh đạo.”
Sinh hoạt chính trị hằng ngày trong những thập niên qua ở nước ta làm tôi e ngại rằng sự lầm lẫn giữa tự do và tùy tiện rất tại hại này vẫn chưa mất tính cập nhật. Theo đó thì rõ ràng tự do chỉ được hiểu rất lệch lạc trong một ý nghĩa hoàn toàn trái ngược, bởi bị đồng hóa với tính tùy tiện. Tất nhiên tùy tiện không phải là tự do mà, ngược lại, là biểu hiện sự khống chế của bản năng. Tự do chính là thoát ly khỏi sự khống chế ấy; không những thế, tự do cũng là giải phóng khỏi những khống chế chính trị xã hội. Vì thế mà tự do không phải là một phạm trù tự nhiên mà là một phạm trù lịch sử, do đó Hegel mới bảo rằng lịch sử của loài người là lịch sử giác ngộ tinh thần tự do. Trong thế giới sinh vật chỉ có con người mới tự do và ý thức được tự do,và vì ý thức được tự do mới có thể hành động trong tinh thần trách niệm. Khi ta nói con người hành động tự do tức là ta muốn nói con người không phải là một đối tượng bị khống chế bởi các thế lực nhân quả, mà là chủ nhân ông của hành vi của mình. Như thế tự do gắn liền với tính thần trách nhiệm và ngược hẳn với tính tùy tiện, vô trật tự, vô kỷ luật.
Tất nhiên truyền thống lâu dài về ngộ nhận tự do có tác động đến sinh hoạt chính trị. Trong văn hóa chính trị của ta giá trị của tự do không đóng một vai trò nào đáng kể cả. Ta hết lời ca tụng và tự hào về tinh thần yêu nước của dân tộc ta, vun đắp tinh thần yêu nước của dân tộc ta, nhưng còn tinh thần yêu tự do của dân tộc ta ra sao? Thực sự, tôi chưa nghe ai lên tiếng bảo dân tộc ta là dân tộc yêu tự do, còn vun đắp tinh thần yêu tự do thì khỏi bàn!
Nhà nước hiện đại xuất phát từ ý tưởng bảo vệ quyền  tự do và phát huy tinh thần tự do. Con người chính trị không còn là thần dân mà là công dân. Ngày nay những thiết chế cơ bản cho một trật tự chính trị tự do dân chủ được thiết lập hầu như tại mọi quốc gia, kể cả nước ta, nhưng không phải vì thế mà ở đâu quyền tự do cũng được bảo vệ, tinh thần yêu tự do cũng được phát huy. Bởi lẽ: Toàn bộ thiết chế ấy chỉ mới là cái sườn thôi và nó chỉ có thể phát huy chức năng có hiệu quả một khi có một nền văn hóa chính trị tồn tại tương ứng. Nói đến văn hóa chính trị tức là nói đến cách ứng xử chính trị của mọi tầng lớp trong xã hội, kẻ cầm quyền cũng như quảng đại quần chúng. Ứng xử chính trị chính là nơi biểu dương sự khác biệt trong sinh hoạt chính trị trong từng quốc gia một.
Tất nhiên một tập quán chính trị chủ yếu chỉ chịu sự khống chế của tinh thần yêu nước thì chắc chắn là không đủ tố chất để xây dựng một nền văn hóa chính trị hiện đại tương ứng. Tinh thần tôn trọng tự do phải là yếu tố cấu thành văn hóa chính trị hiện đại. Thiếu ý thức tự do trong ứng xử chính trị của tầng lớp cầm quyền cũng như của quảng đại quần chúng có nghĩa là chúng ta còn đứng ngoài ngưỡng cửa của một xã hội hiện đại. Chỉ có xã hội tự do chớ không có xã hội yêu nước!
Nhà xã hội học và chính trị học Đức-Anh Ralf Dahrendorf (1929-2009)  cho rằng từ cuối thế kỷ 19 cho đến Đại chiến Thế giới thứ hai (1939-1945) tình trạng chính trị tại Đức, so với nhiều nước Âu Mỹ khác, rất lạc hậu  mà theo ông thì một trong những lý do là nền văn hóa chính trị Đức bị chi phối bởi những ý tưởng rất hẹp hòi, đặc biệt là bởi tinh thần yêu nước dưới khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”. Ngày nay nước Đức trở thành một trong những nước tự do có tính kiểu mẫu bởi có sự thay đổi hệ hình trong văn hóa chính trị: Tinh thần yêu tự do đã thâm nhập và thấm nhuần tập quán sinh hoạt chính trị Đức làm cho nền văn hóa chính trị Đức trở nên cởi mở, rộng rãi, trong khi đó tinh thần yêu nước, yêu tổ quốc hoàn toàn trở nên thứ yếu.
Tháng Tư 2012
© 2012 pro&contra


--Nguyễn Trung: Vài ý về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (viet-studies 26-4-12) ◄◄

Thi đua là "vi rút" gây bệnh thành tích? (TVN 23-4-12) -- Bỏ thi đua thì cần một cuộc cách mạng tư duy, nhưng có cách mạng tư duy thì còn gì "xã hội chủ nghĩa" kiểu Việt Nam?-Hàng ngàn công an tràn vào đàn áp nông dân Văn Giang nv
--
-- Khủng hoảng của “Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” – (RFA).  – - Tăng cường mua và đọc báo, tạp chí của Ðảng trong tình hình mới (*) (ND). - Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác của Hội Luật gia (ND). --Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác của Hội Luật gia Nhân Dân- Ngày 11-4, tại Trụ sở T.Ư Ðảng, Ban Bí thư T.Ư Ðảng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chỉ thị số 56 của Bộ Chính trị (khóa VIII) "Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam". Ðồng chí Lê Hồng Anh, ...
Phát huy hơn nữa vai trò Hội Luật gia Việt NamSài gòn Giải Phóng

Bài nói chuyện về Chủ nghĩa Xã hội của Tổng Bí thư tại CubaĐài Tiếng Nói Việt Nam

Chỉ thị 56-CT/TW tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của Hội ...Báo điện tử Chính phủ

Thanh Tra

Kinh Điển -- Dân chủ và Đổi Mới ở Việt Nam: Reinventing rural development in Vietnam: Discursive constructions of grassroots democracy during the renovation reform (Asia Pacific Viewpoint Dec 2011) ◄Kinh Điển: Vietnam: Political Economy, Marketing System (J. of Macromarketing March 2012)Chủ nghĩa Lê-nin hợp doanh của Trung QuốcChina's Corporate Leninism (American Interest May/June 2012)-- Bài dài, đáng đọc nhiều lần (THD$$$) ◄
Khối 8406 Một Tổ Chức Chính Trị? (KVTT).
    -- Đảng nhắc quân đội ngăn ‘tự diễn biến’ (BBC)---Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo-Quân đội nhân dân -

    -
    Môi trường ảo lại đòi tên thật (SGTT 24-4-12)--Sử dụng internet phải khai tên thật (TN 9-4-12) -- Coi chừng cái này! 
    Tường lủa ở Trung Quốc không đáng sợ như người ta tưởng: The Not-So-Great Firewall of China (FP 17-4-12)
    Trung Quốc đàn áp Internet dữ hơn: China Escalates Crackdown On Internet Amid Scandal (WSJ 25-4-12)
    -Chống bọn "phản động"Blogger Điếu Cày sắp ra tòa vì chống phá Nhà nước (NLĐ 14-4-12) ◄--- Vietnam Clamps Down on Bloggers (TruthOut).- Quốc gia hà khắc nhất Đông Nam Á?----Con hổ hung dữ basam-Foreign Policy---Việt Nam: Con hổ khủng khiếp: The Terrible Tiger (FP 17-4-12) -- "Vietnam may look like a success story, but with Burma's recent thaw, it's now the most repressive country in Southeast Asia◄◄


    FBI cảnh báo nguy cơ mất kết nối internet trong tháng Bẩy (RFI). - DNS Malware: Is Your Computer Infected?
    -----

    Tổng số lượt xem trang