Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Ngưng tháo dỡ' cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm

-Son Tran-Tin Mừng Cho Người Nghèo
ĐỨC CHA MICAE HOÀNG ĐỨC OANH – THỦ THIÊM – MỘT CHUYẾN VIẾNG THĂM
GNsP (27.10.2015) – Sáng ngày 26.10.2015, Đức cha Micae Giám mục Giáo phận Kontum trong chuyến công tác đến Sài Gòn, ngài đã dành thời gian đến thăm nhà chính Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Linh mục G.B Lê Đăng Niêm, Chánh xứ giáo xứ Thủ Thiêm và Hòa thượng Thích Không Thánh, trụ trì Chùa Liên Trì.

Cùng đi với Đức cha Micae có cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT.
Tiếp ngài tại phòng khách tu viện, nữ tu Phó Tổng phụ trách Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm [DMTGTT] ngỏ lời cám ơn Đức cha và quý cha đã đến thăm và chia sẻ cho Hội dòng. Đức cha Micae bày tỏ nỗi quan tâm đến Hội dòng, ngài thăm hỏi về tình hình trong những ngày qua, sức khỏe của các nữ tu lớn tuổi và diễn biến của sự kiện. Ngài đề nghị Hội dòng phải tăng cường việc cầu nguyện và ứng xử theo sự hợp lý của Tin mừng. Con đường đi theo Chúa không tránh được những gian nan như thập giá mà Hội dòng đã yêu mến. Đức cha hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho chị em được kiên trì trong Đức tin, lòng Trông cậy và lòng Yêu mến. Cuối buổi thăm viếng, Đức cha khuyến khích và đề nghị chị em DMTGTT gửi thêm các Thừa sai đi loan báo Tin mừng trên các vùng cao nguyên cho người dân tộc.
Đến giáo xứ Thủ Thiêm
Rời DMTGTT, Đức cha và phái đoàn sang nhà xứ giáo xứ Thủ Thiêm, cuộc gặp gỡ giữa Đức cha Micae, các cha DCCT với cha Chánh xứ G.B Lê Đăng Niêm tại phòng bệnh của ngài là một cuộc gặp gỡ với nhiều cảm xúc, Đức cha bày tỏ mối quan tâm đến tình hình xã hội và nhất là hoàn cảnh của giáo xứ Thủ Thiêm cũng như hoàn cảnh và sức khỏe bản thân cha chánh xứ Thủ Thiêm. Đức cha nói: “Vì bận công việc của Giáo phận, con đã không thể thăm cha cố trong những lúc mà cha cố phải chịu nhiều phong ba bão táp. Tối qua [ngày 25.10] về đến Sài Gòn, con nhanh chóng thu thập thông tin để nắm được tình hình và rất mong muốn được gặp cha cố, để bày tỏ sự hiệp thông, chung lời cầu nguyện và bảo đảm sự đồng hành với cha cố”.
Đáp lời, cha G.B Lê Đăng Niêm, Chánh xứ Thủ Thiêm, đã không dừng lại được những lời chia sẻ như những gì đã bị dồn nén lâu ngày trong tấm lòng. Trước hết, cha G.B nói: “Con không ngờ và không bao giờ ngờ có một vị Giám mục đến thăm con ngay tại căn phòng của giáo xứ Thủ Thiêm này. Sự hiện diện của Đức cha bất ngờ làm con rất xúc động. Con ngưỡng mộ Đức cha đã lâu về lòng đạo đức, về chí dấn thân cho người nghèo, người bị áp bức, người bị bỏ rơi. Con cảm phục bản lĩnh của Đức cha trước cường quyền và trước dư luận xã hội. Hôm nay, Đức cha thăm con, con xin được áp má để bày tỏ lòng kính trọng yêu mến của con dành cho Đức cha.”
Vị Giám mục nhiệt thành, tâm huyết với những con người khổ đau đã cúi xuống ôm lấy người linh mục già yếu, áp má trên gương mặt đầm đìa nước mắt. Như cởi được cõi lòng vì có một ‘người cha’ lắng nghe, cha G.B trong cả tiếng đồng hồ đã trải lòng ra như không còn muốn che giấu điều gì uẩn khúc trong lòng, nhiều lần lời bộc bạch ngưng ngang vì mệt, cha G.B ôm lấy ngực thở, rồi qua cơn mệt, ngài lại tiếp tục giãi bày. Đức cha Micae im lặng, cúi xuống lắng nghe. Lúc ấy, bài Tin mừng về người mù mang tên Barthimê ở Giêrikhô như được tái hiện, Chúa Giêsu đứng đấy cúi xuống trên thân phận của người mù, người mù vừa chồm ra khỏi thân phận của mình để đến với Chúa, để gào thét lên lời kêu cầu ‘Lạy con vua Đavít’. Đức cha cứ lẳng lặng như vậy để đứng nghe.
Cha G.B Lê Đăng Niêm cũng bày tỏ nỗi vui mừng khi được gặp cha Vinhsơn Thành. Cha G.B nói: “Lâu nay, con mong gặp cha, con rất mong được gặp cha để được chia sẻ và nâng đỡ, hôm nay [ngày 26.10], con gặp được cha, con rất mừng, xin cha cầu nguyện cho con, cho giáo xứ Thủ Thiêm”. Cha Vinhsơn cũng nói: “Hoàn cảnh của con hiện nay khá đặc biệt, con cần thời gian để nghỉ ngơi, nhưng con không bao giờ quên cha, con vẫn theo dõi tình hình của cha và cầu nguyện cho cha. Trong những ngày vừa qua, con không ở Sài Gòn nhưng con vẫn giữ liên lạc với anh em con và được biết các cha đã đồng hành với cha trong những giờ phút khó khăn nhất. Nhìn hình ảnh của cha trên những đoạn video, khi cha ra đầu sóng ngọn gió với các dì, con rất xúc động. Đúng là hình ảnh của người chủ chiên dám sống chết vì đoàn chiên”.
Cha G.B chia sẻ về Đức cha và quý cha một cách sâu sắc về sứ mạng mục tử và khẳng định lập trường người mục tử sống chết vì đoàn chiên, sứ mạng bảo vệ chiên nằm trong căn tính của đời linh mục. Việc lên tiếng bảo vệ cho Công lý và Sự thật không chỉ là để bảo vệ một giáo xứ Thủ Thiêm và DMTGTT, hay căn nhà vật chất của giáo xứ Thủ Thiêm hay của DMTGTT, nhưng mà là một cuộc lên tiếng về Sự thật, về Công bằng và về Quyền Tự do Tôn giáo của cả Giáo hội VN. Ngài cho biết, năm nay, ngài đã 79 tuổi, bị tai biến, sức khỏe rất tồi tệ và không biết Chúa sẽ gọi ngài về lúc nào. Ngài không lên tiếng cho ngài vì ngài không còn gì để vun đắp cho mình, nhưng cho Giáo hội và vì Giáo hội.
Được biết, Đức cha Micae năm nay đã 78 tuổi, ngài nói đùa với cha G.B đúng 78 tuổi 3 ngày vì sinh nhật ngài là ngày 23.10, còn cha G.B 79 tuổi. Hai vị trưởng lão hỏi thăm nhau, Đức cha tuổi con cọp, cha G.B tuổi con trâu. Nhân chuyện nói chuyện tuổi cọp, tuổi trâu, Đức cha kể chuyện cho mọi người nghe:
“Có một con cọp dữ nó muốn vồ một con trâu trắng và một con trâu đen. Hai con trâu hợp sức nhau để chống đỡ, cọp bèn vuốt ve trâu trắng và khen trâu trắng dễ thương, trong sạch. Rồi chê trâu đen và bắt lỗi trâu đen đã phạm tội ‘nói xấu’ cọp. Trâu đen ra sức cãi chứng minh mình không có lỗi, cọp liền bảo, trâu đen không có lỗi nhưng họ hàng nhà trâu đen có lỗi, trâu đen cầu cứu trâu trắng, trâu trắng lạnh lùng tránh xa vì không muốn bị ảnh hưởng, mất quyền lợi, trâu trắng còn hãnh diện là mình còn trong sạch, thậm chí còn có công nữa. Trâu đen bị vồ và bị ăn thịt trong nỗi cô đơn, uất ức. Sau khi thanh toán xong nhà trâu đen, cọp bèn quay ra hỏi tội trâu trắng. Mọi bằng khen, mọi thành tích của trâu trắng được cọp ban thưởng bị vứt xuống đất thành mớ giấy lộn. Trâu trắng bị ghép vào tội có họ với trâu đen vì cùng là họ trâu, cuối cùng số phận của trâu trắng còn tệ hơn trâu đen vì nỗi uất ức lớn hơn khi biết mình bị lừa gạt đã muộn. Thanh toán xong nhà trâu, cả giang san thuộc về cọp.”
Đức cha kết thúc cuộc viếng thăm bằng một cử chỉ ngài cúi đầu xuống xin cha già đặt tay cầu nguyện cho ngài. Xin cha cố nhân danh thập giá mà cha cố đang phải gánh vác để chúc lành cho ngài. Sau những giây phút cầu nguyện và chúc lành đầy nước mắt, Đức cha Micae với tư cách là Giám mục, ngài ban phép lành cho cha cố và những ai hiện diện xung quanh giường bệnh của cha cố.
Đến Chùa Liên Trì
Đức cha và phái đoàn đến Chùa Liên Trì viếng thăm Hòa thượng Thích Không Tánh, Tăng đoàn Phật giáo VN Thống nhất, Đức cha và phái đoàn bước vào chùa trước hàng chục con mắt theo dõi từ một chiếc chòi an ninh đối diện chùa, các máy quay phim bắt đầu hoạt động liên tục. Chiếc xe taxi chở phái đoàn, đậu ở ngoài cũng được thăm hỏi tận tình.
Hòa thượng Thích Không Tánh hoàn toàn bất ngờ về chuyến viếng thăm của Đức cha và phái đoàn. Cha Vinhsơn giới thiệu Đức cha Micae với Hòa thượng và chia sẻ lý do cuộc viếng thăm. Cha Vinhsơn cho biết, Đức cha Micae Giám mục Giáo phận Kotum theo dõi tình hình chính trị, xã hội, tôn giáo đặc biệt ngài theo dõi tin tức của những ngày vừa qua tại Thủ Thiêm. Ngài cảm kích tấm chân tình của Hòa thượng trong việc liên đới và hiệp thông với DMTGTT và cha xứ Thủ Thiêm. Hình ảnh Hòa thượng trong nắng và trong mưa cầu nguyện cùng với cha Chánh xứ, các Mục sư, các Linh mục và các Nữ tu đã làm Đức cha xúc động. Đức cha muốn được đến vấn an sức khỏe của Hòa thượng ngay tại Chùa Liên Trì nơi Hòa thượng trụ trì, để bày tỏ lòng hiệp thông và cám ơn Hòa thượng về tất cả những việc làm ấy.
Hòa thượng Thích Không Tánh rất vui mừng vì hoàn toàn bất ngờ trước cuộc viếng thăm này. Hòa thượng nói rằng, Hòa thượng ngưỡng mộ Đức cha từ lâu, xuyên qua các hoạt động của Đức cha dành cho người nghèo, những người bị bỏ rơi, những người bị áp bức và nhất là sự kiên vững của Đức cha trước các sức mạnh của cường quyền. Hòa thượng bày tỏ sự hối tiếc vì một lần lên miền Tây Nguyên đã đến viếng thăm nhưng không được gặp Đức cha, vì hôm ấy Đức cha vắng nhà. Nhưng, hôm nay, không ngờ Đức cha lại đến. Hòa thượng chia sẻ về nỗi băn khoăn tự do Tôn giáo, nỗi trăn trở của xã hội đầy đau thương, nỗi thất vọng của một đất nước đầy ngang trái tụt hậu. Hòa thượng xin Đức cha tiếp tục nâng đỡ, cầu nguyện, hiệp thông để những nhà lãnh đạo Tôn giáo ý thức trách nhiệm với xã hội. Hòa thượng cũng trình bày với Đức cha những bước thành công trong việc các Tôn giáo đã gặp gỡ nhau, để hình thành, liên kết các Tôn giáo phục sự hòa bình, phụng sự xã hội, chấn hưng đất nước. Hòa thượng đánh giá những bước đi căn bản đã hoàn thành tốt và sẽ cố gắng phát triển lớn mạnh trong tương lai.
Đáp lời Hòa thượng, Đức cha Micae đã chia sẻ nỗi lòng của mình trước hiện tình đất nước, xã hội và các Tôn giáo đang có mặt trên đất nước này. Đức cha ca ngợi sự hợp tác liên tôn để phục vụ con người để rao truyền tình thương. Qua Hòa thượng, Đức cha gửi lời thăm hỏi các chức sắc Tôn giáo trong Hội đồng Liên tôn và kính chúc quý vị được bằng an, mạnh khỏe. Đức cha nhấn mạnh điểm chung và lợi thế nhất của chúng ta là “chúng ta có chung một Ông Trời, Thượng Đế đấng sáng tạo vũ hoàn là Đấng yêu thương và muốn chúng ta sống luật yêu thương, từ bi, bác ái. Chúng ta sẽ liên kết với nhau và làm hết sức để cho mọi người, nhất là những người cán bộ có trách nhiệm với đất nước biết sống lòng từ bi, bác ái, hỷ xả để xây dựng đất nước dân tộc hùng mạnh”.
Cuối cuộc gặp gỡ, phái đoàn đã chụp hình kỷ niệm chung với nhau, đặc biệt Hòa thượng đã ôm chặt lấy Đức cha rất lâu. Đức cha cũng ôm lấy Hòa thượng trong vòng tay yêu thương. Chúng tôi gửi đến quý vị hình ảnh đầy xúc động ấy.

-Son Tran
Tin Mừng Cho Người Nghèo
Con đường đòi công lý của Dòng MTGTT tạm thời khép lại nhưng chưa kết thúc

‪#‎GNsP‬ (24.10.2015) - Chiều nay lúc 4:00PM mọi sinh hoạt của Nhà Dòng đã trở lại bình thường. Phía trước cổng trường mọi thứ đã tháo gỡ sạch sẽ. Lều bạt, dù, và ghế ngồi chính lực lượng “dân quân tập kết” đến tháo gỡ và thu gọn rất nhanh chóng cho quý Sơ.


Mọi sinh hoạt của quý Sơ bên trong tu viện trở lại như thường nhật. Tuy nhiên phía ngoài an ninh và “dân quân tập kết” còn cắm chốt theo dõi khá sát những người ra vào tu viện.

Theo công văn số 4600/UBND do ông Nguyễn Hoài Nam, chủ tịch quận 2 ký tên khẳng định cơ sở các sơ đang đòi lại là sở hữu nhà nước. Công văn này cho biết chỉ tạm dừng tháo dỡ, để đề đợi cơ quan thẩm quyền cao hơn trả lời khiếu nại. Như vậy đề nghị của của Quý sơ trong lá đơn do nữ tu Nguyễn Thị Hoa đại diện hội dòng ký tên vẫn chưa được đáp ưng thỏa đáng.

Theo đơn đề nghị của nữ tu Nguyễn Thị Hoa khi Nhà nước nếu không còn sử dụng ngôi trường như mục đích ban đầu hiến tặng (lưu ý là hiến trường chứ không hiến đất) là để lo việc giáo dục thì trả lại cho Hội Dòng để lo giáo dục. Còn trong trường hợp giải tỏa để xây dựng đường xá cho mục đích thi công công trình Đô Thị Mới Thủ Thiêm thì phải bồi thường theo giá trị hiện hành của mảnh đất.

Như vậy con đường đòi công lý của Hội Dòng MTGTT vẫn còn rất gian nan trước mắt vì phía nhà cầm quyền vẫn chưa đáp ứng được những đề nghị của Hội Dòng.

GNsP -'Ngưng tháo dỡ' cơ sở tôn giáo ở Thủ ThiêmBBC Tiếng Việt
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nói Ủy ban Nhân dân Quận 2, TP Hồ Chí Minh vừa 'tạm ngưng tháo dỡ' trường học của nhà dòng.

Được biết kể từ hôm 22/10, các lực lượng của Quận 2 tiến hành đập phá một cơ sở giáo dục vốn được các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xây dựng từ thời thập niên 1960.

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy chính quyền huy động lực lượng an ninh, dân quân tự phát, chở dù bạt, ghế đá ra án ngữ lối đi nhằm ngăn cản giáo dân đến cầu nguyện cùng các nữ tu.

Hôm 24/10, soeur Đặng Thị Mỹ Hạnh cho BBC Tiếng Việt biết sau cuộc họp giữa đại diện nhà dòng và Ủy ban Nhân dân Quận 2 vào sáng cùng ngày, chính quyền ‘tạm ngưng tháo dỡ’ và các nữ tu trở vào tu viện.

“Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tiếp tục làm đơn gửi thành phố yêu cầu bồi thường thỏa đáng vụ này,” soeur Hạnh nói.
‘Biến chuyển tích cực’

Linh mục Đinh Hữu Thoại, Phòng Công lý-Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cho biết thêm: “Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã làm đơn yêu cầu chính quyền trở lại cơ sở bị sử dụng trái mục đích từ bốn năm nay nhưng không có kết quả."

"Trong việc đấu tranh đòi lại quyền sở hữu cơ sở của nhà dòng, các nữ tu chỉ biết cầu nguyện, làm đơn cầu cứu và kêu gọi mọi người chia sẻ thông tin rộng rãi.”

Linh mục Thoại nhấn mạnh rằng chừng nào chính quyền chưa thay đổi Luật Đất đai và Luật Tôn giáo thì những vụ việc tương tự khó được xử lý ổn thỏa.

Ông cũng nhận định rằng từ vụ đòi đất ở giáo xứ Thái Hà, Hà Nội năm 2011 đến nay, các vụ đòi lại cơ sở tôn giáo tại Việt Nam đã có biến chuyển tích cực là tin tức lan nhanh hơn trên mạng xã hội và nhận được quan tâm từ các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Hôm 24/10, Linh mục Thoại đã cùng các chức sắc tôn giáo khác trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam cùng ký tên vào Thư ‘Hiệp thông với Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm’ gửi đến các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam và các cơ quan nhân quyền quốc tế.

Cùng ngày, BBC Tiếng Việt đã cố gắng liên hệ với Ủy ban Nhân dân Quận 2 nhưng không nhận được phản hồi.Image copyrightFacebookTinMungChoNguoiNgheoImage captionCác nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tiếp tục giữ phương thức đấu tranh ôn hòa thông qua việc cầu nguyện
'Hiến tặng trường cho mục đích giáo dục'

Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là nhà dòng Mến Thánh Giá đầu tiên của giáo phận Sài Gòn, được thành hình từ khoảng năm 1840.

Các nữ tu đến thập niên 1960 đã xây dựng lên ba trường học gồm trường Nữ Thủ Thiêm, trường Nam Thủ Thiêm và trường Nữ thánh Anna với tổng diện tích 4000 mét vuông.

Sau 4/1975, việc hiến trường diễn ra với việc Giáo hội Sài Gòn cam kết "sẵn sàng để nhà nước sử dụng các cơ sở tư thục Công Giáo trong Giáo phận Sài Gòn vào công tác giáo dục", theo nội dung một văn bản của Tổng Giám mục Sài Gòn Phaolo Nguyễn Văn Bình ký.

Kể từ cuối 2011, với dự án 'xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm' của Quận 2, ba ngôi trường này đã ngưng hoạt động, không còn được sử dụng cho mục đích giáo dục nữa, và do đó Nhà dòng viết đơn yêu cầu trả lại.

Tuy nhiên, yêu cầu này đến nay chưa được đáp ứng.

Được biết trường Nam Thủ Thiêm đã bị đập bỏ hồi 11/2012, hiện chỉ còn là một bãi đất trống.

Những năm gần đây, khiếu nại đòi nhà đất tôn giáo tăng lên ở một số tỉnh phía Nam và Hà Nội. Hầu hết đều liên quan đến nhà đất có nguồn gốc tôn giáo bị chính quyền trưng thu, trưng dụng hoặc mượn không trả lại.

Thủ Thiêm nằm ở vị trí chiến lược bên trong vành đai tăng trưởng Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2011, báo chí nhà nước gọi vụ đòi đất ở Thái Hà là 'âm mưu chống chính quyền' và cáo buộc các giáo sĩ Thái Hà 'kích động gây rối'.
 ...
Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ ThiêmTiVi Tuần San
Điều chỉnh quy hoạch vùng phía nam khu đô thị Thủ Thiêm.Một Thế Giới
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm sẽ đi về đâu và biết kêu ai sau 175 năm hiện diện?TTX Công Giáo Việt Nam

Thanh Niên -Batdongsan.com.vn -Người Việt--





Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm
Khánh An-VOA 23.10.2015

Thêm một cơ sở tôn giáo tại Việt Nam bị đập phá vào sáng ngày 22/10.

Vụ việc này một lần nữa khơi ra quan ngại về tình trạng cưỡng chế, tịch thu đất đai của các cơ sở tôn giáo một cách tùy tiện.

Sơ Maria Đặng Thị Mỹ Hạnh, thư ký của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cho biết về tình cảnh ‘buộc’ phải giao cho chính quyền Việt Nam 3 cơ sở giáo dục của nhà dòng sau năm 1975, nhưng không hiến đất.

“Nhà dòng có 3 cơ sở giáo dục mà trước năm 1975, các nữ tu dạy học trong 3 cơ sở do nhà dòng xây dựng này. Đến năm 1975, theo thông cáo của Tòa Giám Mục, mình giao nhà trường lại cho nhà nước sử dụng với mục đích giáo dục. Nhà nước sử dụng từ năm 1975 đến tháng 9/2011 thì họ làm đúng mục đích. Nhưng sau đó khi người dân di dời giải tỏa, người ta đi hết nê không còn học trò, trường không hoạt động nữa và không sử dụng đúng mục đích giáo dục nữa thì nhà dòng mới viết đơn xin họ giao trả trường lại cho nhà dòng. Theo thông cáo chung của Tòa Giám Mục và Chính phủ lâm thời lúc đó nói rằng khi mình giao trường cho họ thì họ phải sử dụng đúng mục đích giáo dục, nếu họ không sử dụng đúng thì mình có quyền xin lại vì đó vẫn là tài sản của Giáo Hội”.
Theo thông cáo chung của Tòa Giám Mục và Chính phủ lâm thời lúc đó nói rằng khi mình giao trường cho họ thì họ phải sử dụng đúng mục đích giáo dục, nếu họ không sử dụng đúng thì mình có quyền xin lại vì đó vẫn là tài sản của Giáo Hội.
Sơ Mỹ Hạnh.

Nhưng khi Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm gửi đơn để xin lại cơ sở giáo dục của mình vào tháng 10/2011, chính quyền Thủ Thiêm đã bác đơn của nhà dòng và lần lượt dọn UBND, công an phường và các ban ngành đoàn thể về đây.

Đến năm 2012, khi nhà dòng tiếp tục gửi đơn xin lại cơ sở giáo dục thì nhận được câu trả lời từ chính quyền Thủ Thiêm rằng cơ sở của nhà dòng nằm trong khu vực giải tỏa nên ngôi trường sẽ biến thành đường đi. Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xin được bồi thường nếu cơ sở bị quy hoạch thì nhận được lời hứa ‘sẽ hỗ trợ’ từ ông Phó Chủ tịch UBND TP. HCM. Ông đề nghị nhà dòng viết đơn đề nghị giá hỗ trợ, nhưng sau khi gửi đơn đi cho tới này, nhà dòng hoàn toàn không nhận được câu trả lời nào.

Sơ Mỹ Hạnh cho biết những người ở trong cơ sở của nhà dòng là UBND, công an… đã dọn ra khỏi cơ sở này vào ngày 20/10. Hai ngày sau thì xảy ra vụ đập phá cơ sở này mà hoàn toàn không có sự báo trước hay tham khảo ý kiến của những chủ nhân thực sự là các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Nhấp vào để nghe phần âm thanh


Danh mục
Tải



“Họ đóng cổng hết, họ bao kín lại, không cho quay phim, chụp hình gì hết. Khi họ đưa xe cần cẩu vào trong sân trường, họ đóng cổng lại hết thì mình ra đấy ngồi, có bà chủ tịch đưa cho mình tờ giấy và nói câu trả lời của họ là họ không trao trả cho mình gì hết vì đó là tài sản của họ. Họ nhận đó là tài sản của họ nên không trao trả mà họ quyết định đập”.

Khi chứng kiến tài sản của mình bị hủy hoại, các nữ tu chỉ biết ra trước cổng trường để phản đối bằng cách đọc kinh và căng băng rôn suốt 2 ngày nay, bất chấp nắng mưa ngày đêm.

“Các nữ tu chỉ ngồi ngoài đọc kinh thôi. Có bốn, năm chục nữ tu ra đọc kinh suốt từ hôm qua đến giờ, không có lúc nào rời ra khỏi chỗ đó hết. Có những giáo dân nghe đến tình trạng như vậy họ đến họ chia sẻ”.
Họ đóng cổng hết, họ bao kín lại, không cho quay phim, chụp hình gì hết. Khi họ đưa xe cần cẩu vào trong sân trường, họ đóng cổng lại hết thì mình ra đấy ngồi, có bà chủ tịch đưa cho mình tờ giấy và nói câu trả lời của họ là họ không trao trả cho mình gì hết vì đó là tài sản của họ. Họ nhận đó là tài sản của họ nên không trao trả mà họ quyết định đập.
Sơ Mỹ Hạnh.

Sơ Mỹ Hạnh cho biết một số linh mục nói sẽ trình báo vụ việc lên Tòa Giám Mục đề nghị có phương án can thiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nữ tu.

“Nhà dòng cũng chưa có phương án gì hết, chỉ biết đọc kinh thôi, cầu mong họ động lòng họ thấy các nữ tu trời mưa trời gió cứ ngồi đọc kinh thôi…”.

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là hội dòng Mến Thánh Giá đầu tiên của Giáo phận Sài Gòn. Các nữ tu dòng này đã đến bán đảo Thủ Thiêm từ ngày đầu hội dòng chính thức được thành lập là năm 1840, khi nơi đây vẫn còn là khu rừng hoang vắng. Dần dà, các nữ tu đã mua từng mảnh đất nhỏ và góp nhặt, xây dựng thành các cơ sở lớn để phục vụ cho mục đích giáo dục.

Kể từ khi Thủ Thiêm được quy hoạch trở thành ‘trung tâm mới của Sài Gòn’ do nằm ở vị trí chiến lược bên trong vành đai tăng trưởng Đông Bắc của thành phố này, tài sản của nhiều cư dân, trong đó có các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, đã bị trưng dụng một cách tùy tiện, khiến gây nhiều bất bình, bức xúc trong dư luận.

Đài VOA hiện chưa liên lạc được với chính quyền địa phương để ghi nhận ý kiến phía các giới chức hữu quan.

Tin cập nhật lúc 7:45 phút tối 23/10 cho biết hiện các lực lượng công an, cảnh sát cơ động được điều động rất đông đến bao vây xung quanh khu vực các sơ đang đọc kinh. Mọi con đường vào nhà Thủ Thiêm đều bị ngăn chặn, không ai có thể vào bên trong để hỗ trợ cho các nữ tu.


Son Tran

Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ngăn cản âm mưu phá trường, cướp đất

CTV ‪#‎Danlambao‬ - Sáng ngày 22/10/2015, khoảng 100 giáo dân và các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã tập trung trước khu vực 76A, đường Nhà Thờ, Thủ Đức để phản đối nhà cầm quyền CSVN ra tay tàn phá tài sản của nhà dòng.


Tình hình trở nên căng thẳng khi toàn bộ các ngả đường dẫn vào nhà dòng bị dựng hàng rào chốt chặn. Bất cứ ai muốn đi vào nhà thời đều bị những người lạ mặt ngăn cản.
Bên trong, xuất hiện đám đông CA, dân phòng cùng xe cẩu đang chuẩn bị tiến hành đập phá. Ngoài ra, một số người phụ nữ lạ mặt cũng đã được điều động vào bên trong cơ sở nhà dòng để gây rối.
Nhà nước 'mượn' đất nhưng không trả?
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vốn là một cơ sở tôn giáo đã hiện diện trên 170 năm tại Việt Nam.
Trước năm 1975, trường Nữ Thánh Anna (76A, đường Nhà Thờ, Thủ Thiêm, Thủ Đức) là tài sản thuộc sự sở hữu hợp pháp của Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, chế độ CSVN đã cưỡng ép nhà dòng buộc phải cho ‘mượn’ cơ sở tôn giáo, sau đó đổi tên thành trưởng tiểu học Thủ Thiêm.
Đến cuối năm 2011, trường tiểu học Thủ Thiêm bị giải thể. Ngay sau đó, cơ sở tôn giáo này bị biến thành trụ sở của CA, cán bộ.
Theo thoả thuận từ năm 1975, quyền sở hữu khu đất trên vẫn thuộc giáo hội công giáo. Khi không còn được sử dụng cho mục đích giáo dục, những cơ sở trên sẽ phải hoàn trả lại cho Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Các nữ tu đã nhiều lần yêu cầu hoàn trả, tuy nhiên nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục chây lỳ, thậm chí còn âm mưu cướp trắng cơ sở của nhà dòng.
Gần đây, nhà cầm quyền CSVN đã lén lút quây tôn, phủ bạt, rồi tiến hành khoan cắt bê tông bên trong.
Thức đêm bảo vệ tài sản nhà dòng
Sáng ngày 22/10/2015, khoảng 50 CA mang theo xe cẩu đã tiến đến nhằm san bằng cơ sở của nhà dòng. Ngay lập tức, các nữ tu đã kéo đến ngăn cản khiến âm mưu này chưa thể thực hiện được.
Nhiều giáo dân cũng đã đến hiệp thông cầu nguyện cùng các nữ tu, nhưng toàn bộ các ngả đường dẫn vào nhà dòng đều bị CA ngăn chặn với lý do ‘công trình đang xây dựng’.
Sự hiện diện đông đảo của CA sắc phục lẫn thường phục cho thấy quyết tâm cướp phá của nhà cầm quyền CSVN.
Trước cơ sở của hội dòng, giáo dân và các nữ tu giơ cao khẩu hiệu:
“Trường là tài sản của Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đang đợi nhà nước hỗ trợ đền bù”
“Trường là tài sản của các nữ tu”
“Xin đừng đập phá trường”
"Không được xâm phạm tài sản của nhà dòng"…
Đến khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, bất chấp mưa gió, các nữ tu vẫn kiên trì canh giữ tài sản của nhà dòng.
Một căn lều tạm bợ đã được dựng lên nhằm che mưa cho các nữ tu, nhưng ngay lập tức đã bị CA và một số kẻ lạ mặt đến yêu cầu tháo dỡ.
Được biết, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm sẽ thức trắng qua đêm ngoài trời để ngăn cản nhà cầm quyền CSVN thực hiện âm mưu phá trường, cướp đất.

Tổng số lượt xem trang