Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Tàu lạ

Trung Quốc đang tấn công Việt Nam trên tất cả các mặt ..quân sự, kinh tế, và văn hóa..
-Tàu lạ.
Lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng thỉnh thoảng lại có tin tàu cá của ngư dân bị tàu lạ đâm chìm, hoặc tàu lạ gây tai nạn rồi bỏ chạy. Sự việc làm nhiều người dân hoang mang.
Hiện tượng tàu lạ gây rối, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của ngư dân đã không còn là một chuyện hiếm, là một vấn đề cấp thiết đặt ra. Tàu lạ- có nhiều giả thiết đặt ra: Tàu của cướp biển, tàu của ngư dân, tàu quân sự, an ninh của nước ngoài…tất cả đều xâm phạm lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo phản ánh của các ngư dân bờ biển Bắc bộ, hàng đêm, chỉ cần chạy tàu ra khỏi đất liền mấy km đã thấy hàng đoàn tàu Trung Quốc, trang bị hiện đại đánh bắt trên ngư trường của Việt Nam. Tàu nhỏ, người ít, nhiều khi các ngư dân Việt Nam đành phải tránh.


Thực ra nhiều năm nay, nhiều tàu lạ, tàu cá của nước ngoài, nhất là của Trung Quốc đã liên tục xâm lấn khai thác vùng biển của Việt Nam. Mặc dù họ khai thác trộm, nhưng nhiều khi gặp bão dông, tai nạn, các ngư dân Việt vẫn rộng lòng cưu mang, cứu giúp. Vậy nhưng, lạ thay, 2 tàu cá cùng 21 ngư dân Việt Nam khai thác trên ngư trường quen thuộc ở Hoàng Sa từ bao đời nay, bỗng lại bị Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền chuộc nhiều ngày qua chưa thả.

Hành vi nói trên rõ là lạ, đi ngược lại hoàn toàn những tình cảm, phong tục của ngư dân Việt và những người đi biển quốc tế nói chung. Người Việt ta vốn bao dung, nhiều khi còn bỏ qua sự "trộm” của kẻ trộm- những tàu lạ. Trong khi đó, tàu lạ, phía Trung Quốc nào là vừa ăn trộm lại còn ăn cướp, bắt người, tống tiền…

Dù sao, cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp bảo vệ ngư dân, bảo vệ vùng biển của ta, không cho phép các tàu lạ được thể làm càn.

Thiện Dân

Tăng cường vũ khí hạt nhân – Trung Quốc âm mưu điều gì? (ĐV/National Interest).-  Ấn Độ lại bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc về Biển Đông (RFI).- Đại tá Bùi Văn Bồng: TỪ “DOC” ĐẾN “COC” –RỒI CÒN GÌ NỮA? - (Người lót gạch).-
Tranh Chấp Trường Sa: The Spratlys: From Dangerous Ground to Apple of Discord (Contemporary Southeast Asia March 2011) - Bài của Brantly Womack


Doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách phủ hàng hóa tại thị trường Việt Nam? (GDVN) - Trung Quốc đang xúc tiến việc mua lại các xưởng, nhà máy của doanh nghiệp Việt Nam, kể cả những doanh nghiệp thua lỗ.

Kết thúc chuyến khảo sát thị trường Trung Quốc cuối tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Lâm Viên (Chủ tịch hội đồng quản trị Vinamit) cho biết, chính phủ nước này đang triển khai một loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc đẩy hàng hóa đi các nước, tập trung vào những nước lân cận, trong đó có Việt Nam.

“Trung Quốc đang tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại thị trường Việt Nam một cách nhanh và sâu nhất. Ngoài nông sản, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng, may mặc của Việt Nam khó cạnh tranh lại được” - ông Viên nhấn mạnh.
Trong một cuộc gặp mặt với các doanh nghiệp gần đây, ông Tô Quốc Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, cho biết, đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân tại Trung Quốc đã đặt vấn đề mở đường đưa hàng của 15.000 doanh nghiệp TQ sang Việt Nam.
Ở Trung Quốc, việc bảo hộ thương hiệu được làm chặt chẽ hơn Việt Nam rất nhiều. Trong khi đó, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đều bị TQ đăng ký thương hiệu và một khi họ đã đăng ký rồi thì dù sản phẩm của Việt Nam có ở trên kệ siêu thị cũng bị đưa ra ngoài.
Theo các chuyên gia, một số doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực tài chính đang xúc tiến việc mua lại các xưởng, nhà máy của doanh nghiệp Việt Nam để xâm nhập thị trường nước ta. Mục đích là để có sẵn hệ thống phân phối, dễ dàng đưa hàng vào Việt Nam. Đáng nói, phía Trung Quốc sẵn sàng mua lại các doanh nghiệp thua lỗ, do họ có thể hưởng thuế ưu đãi trong nước từ việc khai báo lỗ này, đồng thời nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp.

“Việc mua lại này có thể đẩy một loạt doanh nghiệp VN rơi vào tay các công ty TQ. Nếu TQ nắm được các DN lớn, có vị thế trên thị trường từ việc mua bán, sáp nhập, và với vị thế mới thì họ càng chèn ép và “giết” các DN nhỏ và vừa lẹ hơn. Nếu số DN của ta đã làm ăn tốt rồi mà dần dần bị mua đi thì không biết đến bao giờ mình mới gây dựng được DN mới của VN mang tính độc lập, tự chủ. Từ đầu tư đến trồng khoai lang cũng phải từ bên ngoài vào. Bây giờ rau, củ, quả TQ tràn ngập thị trường VN. Từ nay đến 2015, hàng của TQ xâm nhập liên tục, với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với trước đây” – Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ với báo chí.
Hàng Việt phải khẳng định thương hiệu trong nước trước khi nghĩ tới thương hiệu ở thị trường quốc tế. Trước thực trạng hàng Trung Quốc tràn lan, cộng thêm việc khi Trung Quốc thành công với tham vọng phủ kín hàng hóa khắp nước ta thì bài toán cứu lấy hàng Việt vẫn còn nhiều phức tạp.
Không riêng gì ở các thành phố lớn, sau gần 2 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng Trung Quốc vẫn đang chiếm ưu thế ở các vùng nông thôn. Theo một vài thống kê, tại chợ Phố Hiến – Hưng Yên, hàng hóa Trung Quốc chiếm từ 70 - 90% thị phần; tại nhiều cửa khẩu, các mặt hàng Trung Quốc tràn ngập tại các chợ ở quận, huyện của thành phố. Hàng Trung Quốc bán giá rẻ chỉ bằng ¼ so với nhiều mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
- Trung Quốc tận thu tre Việt Nam làm tăm (VEF 4-4-12)- (TBKTSG Online) Kỳ lạ chuyện thương lái Trung Quốc mua sầu riêng non- Thời gian gần đây, nhiều nông dân trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Cai Lậy (địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất Tiền Giang) râm rân kể nhau nghe chuyện thương lái Trung Quốc vào tận vườn sầu  riêng để mua trái non, đóng thùng chở về nước.
Trước tình hình này, nhiều nông dân trồng sầu riêng có tâm huyết rất lo lắng vì việc này sẽ khiến giá sầu riêng tuột giảm trong tương lai không xa, bởi nhiều nông dân đang ồ ạt bán sầu riêng non dẫn đến chất lượng kém. Bên cạnh đó, việc mua trái sầu riêng non của các thương lái Trung Quốc còn nảy sinh tình trạng cạnh tranh mua phức tạp với thương lái địa phương.
Ông Lê Hữu Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy xác định nguồn tin này là có thật. Ông Hải cho biết, tình trạng thương lái Trung Quốc vào tận vườn sầu riêng của người dân thu mua trái non đã được phòng nông nghiệp huyện Cai Lậy báo cáo với công an huyện và công an tỉnh. Hiện tại, thương lái Trung Quốc đang tiến hành mua sầu riêng trong nông dân.
-Letter from China: In China, Following in Footsteps of Reform NYT - A prominent scholar's detailed map for an overhaul of the Chinese government echoes that of his predecessor from another era.-Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng -(TBKTSG Online) - Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định  về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, theo đó nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.





-Tàu Cá TQ Lập Đoàn 15 Chiếc Vào Biển VN Vét Cá Ban Đêm; Tàu cá VN liên tục bị hải quân TQ chận bắt, cướp hải sản... (04/02/2012)
HANOI -- Trong khi báo Thanh Niên cho biết một tàu cá VN từ Quảng Ngãi đã bị lính Trung Quốc chận lại, cướp 6 tạ hải sản rồi đuổi đi... báo Tuổi Trẻ nói rằng tàu cá TQ thường xuyên tập họp thành đoàn cả chục chiếc để vào biển VN đánh cá ban đêm.
Trong khi đó, một đài phát thanh TQ bằng Việt ngữ, với trang mạng CRI, ghi lời vuốt ve của Phó Thủ tướng CSTQ Lý Khắc Cường về hòa bình Biển Đông khi tiếp Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải...
Báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Bảy cho biết:



“Sáng 30-3, theo báo cáo của bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng trong năm 2011, lực lượng bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện trên 140 lượt tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền nhằm đánh bắt hải sản, thăm dò tài nguyên, khoáng sản với các cách thức: tổ chức thành từng tốp 10-15 chiếc, ban đêm vào sâu vùng biển Việt Nam, ban ngày rút ra xa, cản trở các hoạt động sản xuất của ngư dân Việt Nam trên biển...”

Báo Thanh Niên hôm 31-3-2012 viết bản tin nhan đề “Một tàu cá bị Trung Quốc lấy hải sản” cho biết:

“Tối 30.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi), xác nhận thông tin về trường hợp tàu cá QNg-90576 TS của ngư dân Nguyễn Tấn Tư (ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu), trên tàu có 14 ngư dân, khi đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị lực lượng chức năng Trung Quốc lấy khoảng 6 tạ hải sản rồi xua đuổi vào trưa 22.3.

Dù vậy, ông Tư cùng các ngư dân vẫn kiên quyết bám biển Hoàng Sa đánh bắt, đến chiều 30.3 mới trở về cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu) và báo cáo vụ việc với cơ quan chức năng. Theo ông Hùng, trong vòng hơn 1 tháng qua, đã có 2 tàu cá của ngư dân địa phương bị phía Trung Quốc lấy và đập phá tài sản. Trước đó, vào chiều 22.2, do có sóng to, gió lớn nên thuyền trưởng Đặng Tằm cho tàu cá QNg-90281 TS chạy vào đảo Xà Cừ (quần đảo Hoàng Sa) núp gió liền bị tàu của phía Trung Quốc mang số hiệu 789 tấn công, ném hải sản, ngư cụ xuống biển, gây thiệt hại hơn 300 triệu đồng.”

Bản tin tiếng Việt của đài CRI của Trung Quốc ghi rằng:

“Ngày 31 tháng 3 tại Bác Ngao Hải Nam, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói, hai nước Trung-Việt phải xuất phát từ tình hình lớn và lâu dài, áp dụng biện pháp hữu hiệu, xử lý ổn thoả vấn đề Nam Hải, giữ gìn quan hệ hai nước phát triển lành mạnh ổn định...”

Ông họ Lý nói như thế khi tiếp Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải đến dự Hội nghị thường niên năm 2012 Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong cùng ngày. 

Điều bi hàì là, trong khi ngư dân Việt bị lính TQ cướp bóc, Bắc Kinh vẫn vuốt ve là cần hòa bình.


-Một tàu cá bị Trung Quốc lấy hải sản
Tối 30.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi), xác nhận thông tin về trường hợp tàu cá QNg-90576 TS của ngư dân Nguyễn Tấn Tư (ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu), trên tàu có 14 ngư dân, khi đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị lực lượng chức năng Trung Quốc lấy khoảng 6 tạ hải sản rồi xua đuổi vào trưa 22.3.
Dù vậy, ông Tư cùng các ngư dân vẫn kiên quyết bám biển Hoàng Sa đánh bắt, đến chiều 30.3 mới trở về cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu) và báo cáo vụ việc với cơ quan chức năng. Theo ông Hùng, trong vòng hơn 1 tháng qua, đã có 2 tàu cá của ngư dân địa phương bị phía Trung Quốc lấy và đập phá tài sản. Trước đó, vào chiều 22.2, do có sóng to, gió lớn nên thuyền trưởng Đặng Tằm cho tàu cá QNg-90281 TS chạy vào đảo Xà Cừ (quần đảo Hoàng Sa) núp gió liền bị tàu của phía Trung Quốc mang số hiệu 789 tấn công, ném hải sản, ngư cụ xuống biển, gây thiệt hại hơn 300 triệu đồng.
 Hiển Cừ





--Biển Đông: Trung Quốc chuẩn bị cuộc “xâm lược bằng bản đồ”? (TQ).  - Ngay từ bây giờ (TN).  -– Trung Quốc yêu cầu Cam Bốt không thúc đẩy “quá nhanh” hồ sơ Biển Đông    –    (RFI).  – Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tại HS(MamTom Times). . – Dương Danh Huy: Việc đưa Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế   –   (BBC).-  - Ông Võ Thiên Lăng – Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam: Bám biển để làm giàu và bảo vệ chủ quyền (QĐND).  – DỰ THẢO LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO: Đánh bắt cá trên biển phải có giấy phép (PLTP). 


- Dự “Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao 2012 tại Hải Nam”, Phó TT Hoàng Trung Hải  Yêu cầu Trung Quốc sớm thả 21 ngư dân Việt Nam (TTXVN). -– Yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện ngư dân Việt Nam.VNExpress - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (QĐND)--
-Không thể chậm trễ TN -

Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...
Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"…
Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm.
Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.
Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi. 
Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế, những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ thì kêu gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng?
Vấn đề là làm sao để câu chuyện "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN.
Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng chứng của VN.  
Kim Trí






Nước Tàu là "đầu cọp, đuôi rắn"Tiger Head, Snake Tails: China Today, How It Got There and Where It Is Heading (Sunday London Times 1-4-12) -- Điểm cuốn sách mới ra của Jonathan Fenby, có vẻ hay. (Xin lỗi, subscribers mới đọc đuợc bài này) -- BTW, Gordon Chang điểm cuốn sách về Thái Bình Thiên Quốc của Stephen Platt: Chaos Under Heaven (NYT 30-3-12) Cuốn này được rất nhiều người khen, nhưng Chang thì tôi rất dị ứng!
Hăm doạ quân sự của Tàu: China's High-Tech Military Threat (Commentary April 2012)
Hải quân Mỹ có đủ sức ở Thái Bình Dương không? The Navy's Pacific Problem (FP 30-3-12)
 - Đảo Song Tử Tây cứu giúp nhiều ngư dân (TP).  - Tàu Trung Quốc tìm kiếm 11 ngư dân trôi trên biển (VNE).
-Hợp tác trên cơ sở luật biển
Tuổi Trẻ
TT - An toàn hàng hải và môi trường biển Đông Nam Á, trong đó có biển Đông, đang đối diện với nhiều nguy cơ, cần sự hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực. Đó là kết luận các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế đưa ra trong ngày làm ...
'Tranh chấp biển Đông không thể giải quyết riêng lẻ'VNExpress
Tăng cường đối trọng với “đường lưỡi bò”Thanh Niên
Việt Nam khẳng định chủ quyền ở khu vực giao Ấn Độ thăm dò tại ...RFI
VOA Tiếng Việt -Đài Á Châu Tự Do -BBC Tiếng Việt
-

Việc đưa Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế
Cộng hòa Sec bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam? (PN Today).- Nhật phái thiết giáp hạm tới Biển Đông (NLĐ).





-TQ Tìm Dân Việt, Mở Kho ở SG Đưa Hàng Giá Rẻ Ép Hãng VN; Nhiều doanh nghiệp VN chịu thua, đành bỏ sản xuất để bán hàng TQ (04/01/2012)
SAIGON -- Trung Quốc lại tung độc chiêu: tìm người Việt Nam tại Sài Gòn đứng tên kinh doanh, mở kho hàng, và rồi đưa hàng TQ vào VN ào ạt để bán giá rẻ mạt, tranh thị trường, lấn ép hàng Việt...

Câu chuyện y hệt như là Trọng Thủy - Mỵ Châu của thế kỷ 21: năm xưa chàng Trọng Thủy từ TQ vào kết thân với Mỵ Châu chỉ để trộm nỏ thần của nước Việt về Tàu, và bây giờ các doanh nghiệp TQ vào Sài Gòn tìm người Việt đứng  tên mở kho hàng để nhập hàng TQ vào VN với thuế suất ưu đãi, đè bẹp nhiều công ty Việt.

Bản tin trên báo Sài Gòn Tiếp Thị hôm Thứ Bảy đã nêu lên độc kế này.

Bản tin nói thẳng, rằng các kho hàng Trung Quốc tại TP. Sài Gòn đang gây quan ngại rằng doanh nghiệp Việt ngày càng yếu thế...

Nguy cấp là hiện tượng, theo báo này:
“...Trên thực tế, đã có doanh nghiệp buộc phải chuyển từ sản xuất sang... buôn bán hàng Trung Quốc...”

Bản tin ghi lời Ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty Vinamit, người vừa thực hiện chuyến khảo sát thị trường và tìm kiếm khách hàng tại Trung Quốc về trong tháng 3.2012, kể rằng chính phủ Trung Quốc dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đưa hàng sang Việt Nam. Theo ông Viên, “Vinamit hiện nay đang xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi tháng 30 – 50 container trái cây sấy. Nếu Vinamit tham gia mua hàng từ Trung Quốc mang về bán ở Việt Nam đạt trị giá khoảng 5 triệu USD/năm, thì sẽ được hoàn 100% thuế VAT (ở mức 17%), được cho vay khoảng 1,5 triệu USD với lãi suất bằng 0%, được ưu đãi mua máy móc thiết bị giá rẻ… Còn nếu là doanh nghiệp của Trung Quốc thì khoản ưu đãi còn nhiều hơn nữa...”

Tình hình doanh nghiệp Việt nguy ngập vì bị các kho hàng TQ ép được báo SGTT ghi lời của bà Nguyễn Thị Ánh, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, có trụ sở tại quận Tân Bình nhận xét:

“Cùng nhập từ Trung Quốc, nhưng nếu nhập khẩu chính ngạch, kinh doanh đàng hoàng, chịu các loại thuế với đầy đủ chứng từ, thì không cạnh tranh lại với hàng bán ra từ các kho.”
Do vậy, công ty của bà Ánh cạnh tranh hết nổi với hàng TQ.

Bản tin cho biết:

“Công ty của bà Ánh nếu nhập hàng trực tiếp từ Trung Quốc, phải chịu thuế từ 25 – 40% tuỳ mặt hàng, bán hàng xuất hoá đơn 10% VAT, chi phí đầu ra trừ chi phí đầu vào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, đóng các loại bảo hiểm cho nhân viên... Còn những kho hàng mà bà Ánh biết, dưới hình thức cửa hàng hay shop, chỉ chịu thuế theo mức thuế thu nhập cá nhân. Chủ cửa hàng lãi nhiều hơn, cạnh tranh cũng tốt hơn vì giá bán từ các kho này thấp hơn khoảng 30 – 50% so với nơi khác.

Trước năm 2011, bà Ánh từ chỗ nhà sản xuất, đã chuyển sang thương mại vì không cạnh tranh nổi với hàng nhập từ Trung Quốc...”

Vấn đề được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan mô tả là “Mối nguy cho nền kinh tế.”

Báo này cũng ghi lời ông Trần Vinh Nhung, phó giám đốc sở Công thương TP.SG, rằng cho đến nay hầu như chưa có thương nhân Trung Quốc nào đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về việc mở kho hàng tại TP.SG. “Theo ông Nhung, đa phần đều rơi vào tình trạng “núp bóng”, tức cửa hàng hay doanh nghiệp đều do người Việt Nam đứng tên, thành lập và chịu trách nhiệm điều hành quản lý trên giấy tờ...”


---Doanh nghiệp vớ bẫm nếu thâu tóm được thị trường BĐS? (NĐT 31-3-12)
-EU, Vietnam Agree to Pursue Trade Pact (WSJ 31-3-12)-



-
-Gánh nặng thuế, phí Tư Giang thực hiện
(TBKTSG) - Tiến sĩ Đặng Văn Thanh, chuyên gia kinh tế tài chính cao cấp của Quốc hội, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, trao đổi với TBKTSG về những lo ngại ngày càng tăng gần đây của người dân, doanh nghiệp về thu thuế và phí.
TBKTSG: Ông có quan tâm đến những quyết định/đề xuất tăng phí phương tiện giao thông gần đây của Bộ Giao thông Vận tải?
- TS. Đặng Văn Thanh: Trước hết phải thừa nhận tình trạng này: việc sử dụng khoản thu phí lâu nay chưa được công khai, minh bạch gây ra nhiều tiêu cực, gây bức xúc trong nhân dân.


Khi còn ở Quốc hội, tôi cũng từng nghe một vài ý kiến đòi tăng thuế suất, chẳng hạn thuế tiêu thụ đặc biệt liên quan thuốc lá, rượu bia… Tuy nhiên, tôi nhớ chưa từng có việc đưa ra quá nhiều loại phí đánh trên đầu phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) dồn dập như của Bộ Giao thông Vận tải gần đây. Phí hạn chế phương tiện cá nhân là quá sốc so với mức thu nhập của người dân. Phí này nói là để hạn chế ùn tắc giao thông nhưng đã tính đến tác động tới đời sống xã hội và gây bất ổn kinh tế vĩ mô hay chưa? Tôi cho là Quốc hội sẽ cân nhắc kỹ càng trước đề xuất này.
TBKTSG: Ông nhìn nhận thế nào về thực tế là thu ngân sách ở Việt Nam luôn đạt tỷ lệ 28% GDP, cao  nhất trong các nước khu vực?
- Mấy năm qua, thu ngân sách nhà nước luôn ở mức 27-28% GDP, làm giảm tiêu dùng của người dân và đầu tư của doanh nghiệp. Vì thế, theo tôi, những năm tới Nhà nước nên giảm dần mức độ huy động từ thu nhập quốc dân, vì ba lý do.
Thứ nhất, đã đến lúc Nhà nước phải khoan sức dân và đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp vốn tích lũy. Vì thế, cần giảm bớt các sắc thuế, và các mức thu, ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp nên giảm xuống (hiện nay là 25%/năm).
Thứ hai, hiện nay chi tiêu của Nhà nước thường có hiệu quả kinh tế thấp nhất, xảy ra nhiều thất thoát, lãng phí. Theo tôi, kinh tế nhà nước phải thu hẹp để dành không gian phát triển cho kinh tế dân doanh. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nên thu hẹp lại, Nhà nước cần có chủ trương giảm bớt chi tiêu của Chính phủ, cắt giảm chi tiêu công.
Thứ ba, chính sách thuế phải vì mục tiêu đảm bảo nguồn thu lâu dài, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tích lũy. Về lâu dài điều này có lợi cho nền kinh tế. Tôi cho rằng, mức thu ngân sách chỉ nên ở mức 20% GDP, sau đó giảm xuống 16-17% GDP, thậm chí có thể thấp hơn.
TBKTSG: Vì sao mấy năm gần đây, mức thu vượt so với dự toán của Chính phủ cao như vậy, luôn ở mức 4-5 tỉ đô la Mỹ/năm?
- Vượt thu ngân sách lớn là do chất lượng dự báo và dự toán rất thấp. Hơn nữa, ở Việt Nam, người ta vẫn luôn coi trọng chủ nghĩa thành tích. Các địa phương, các ngành xây dựng chỉ tiêu ngân sách thấp, để khi vượt thu sẽ được thưởng, được thành tích. Hơn nữa, thu nội địa được khoảng 50-60%, còn lại là dựa vào kinh tế đối ngoại. Vì thế, khi ở ngoài biến động, đặc biệt là giá dầu thô chỉ cần tăng vài đô la mỗi thùng, là ngân sách có thêm hàng ngàn tỉ đồng. Ngoài ra, chúng ta cũng chưa tính hết được các nguồn lực trong nước.
TBKTSG: Liên quan đến việc sử dụng ngân sách, ông nhìn nhận thế nào về việc Thủ tướng yêu cầu chủ tịch của tám tỉnh kiểm điểm vì đã báo cáo không trung thực về chi tiêu công?
- Với lãnh đạo các tỉnh, việc khai gian số thiệt hại của địa phương, khai gian nhu cầu ngân sách để lấy tiền nhiều hơn là hành vi không thể chấp nhận được. Việc phê bình của Thủ tướng là cần thiết, nhưng vẫn còn nhẹ.
Điều này đã được phản ánh khá rõ trong kết luận của thanh tra, kiểm tra. Tình trạng gian lận ngân sách của các cấp, các ngành, các đơn vị diễn ra khá phổ biến. Theo Kiểm toán Nhà nước, con số này lên đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Tôi cho rằng, đây là tình trạng đáng báo động.
Tôi đang lo việc Quốc hội cho phép một số tỉnh được chi tiêu từ số thu vượt dự toán, mà có thể lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng, mỗi tỉnh. Ví dụ, họ công bố chi nạo vét kênh mương, hay cấp vốn cho người nghèo có nhà bị lốc cuốn. Họ sử dụng tiền này thế nào, có chi đúng mục đích không? Tôi lo có thất thoát trong việc này. Quốc hội và các cơ quan dân cử nên giám sát. Ủy ban nhân dân ở các địa phương có tình trạng này cần giải trình về những hành vi liên quan đến sử dụng ngân sách của mình.
TBKTSG: Chính phủ vẫn báo cáo với Quốc hội hàng năm là vượt chi ngân sách nhà nước rất lớn, nhưng đâu lại vào đấy. Ông nghĩ gì về tình trạng này?
- Phải nói sòng phẳng là Quốc hội chưa lần nào không phê chuẩn quyết toán ngân sách, dù rất nhiều năm có nơi này, nơi khác, hay khoản này khoản kia chi vượt dự toán mà Quốc hội phê chuẩn tới 50%. Điều này là đặc thù của ngân sách Việt Nam, thể hiện sự không nghiêm trong thực thi luật.
Tất nhiên các địa phương lý giải sự phát sinh, nhưng theo Luật Ngân sách, thì mọi khoản chi tăng, giảm so với dự toán phê chuẩn đều buộc phải báo cáo với Quốc hội, với hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất để xác định được lý do. Lúc đó, cơ quan lập pháp sẽ quyết định. Nhưng chúng ta không làm được việc này. Nhiều năm số thực tế chi ngân sách đều lớn hơn số mà Quốc hội hay hội đồng nhân dân cho phép. Số vượt chi này lên tới vài chục phần trăm, thậm chí có khoản tăng gấp đôi. Đây là điều không nghiêm trong kỷ luật ngân sách Việt Nam.


------

Tổng số lượt xem trang