Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Phái đoàn quân sự VN thăm TQ

Thượng tướng Đỗ Bá TỵPhái đoàn quân sự VN thăm TQ
BBC Tiếng Việt
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn thăm Trung Quốc
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam thăm Trung Quốc nhằm 'tăng thiện chí và độ tin cậy chính trị' giữa quân đội hai bên trong khi các diễn biến mới ở Biển Đông đang gây căng thẳng giữa hai nước.
Chuyến thăm của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, được nói kéo dài từ ngày 11 đến 17/4.

Báo Quân đội Nhân dân nói chuyến đi diễn ra theo lời mời của Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc “nhằm khẳng ̣định thiện chí và góp phần tăng cường độ tin cậy về chính trị giữa nhân dân và quân đội hai nước”.
Tuy nhiên, bản tin ngắn gọn của tờ báo này không cho biết lịch trình và nội dung cụ thể.
Nỗ lực ngoại giao
Có nhận định cho rằng mặc dù là chuyến thăm định kỳ, nhưng đây có thể cho thấy nỗ lực làm giảm căng thẳng đang diễn ra vì tranh chấp Biển Đông.
Mới hôm 10/4, Trung Quốc yêu cầu Nga không hợp tác với Việt Nam trong dự án khai thác khí ở Biển Đông, không lâu sau khi có cảnh cáo tương tự với Ấn Độ.
Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông, cho rằng hình thức thăm viếng khó giải quyết tận gốc căng thẳng.
Ông nói: “Nói đến vấn đề Biển Đông, tính từ sau chuyến thăm năm ngoái của ông Nguyễn Phú Trọng, vẫn chưa thực hiện được những gì hai bên đã hứa.”
“Trung Quốc không tôn trọng những lời hứa và thỏa thuận mà hai bên đã ký,” ông Dy chỉ trích.
Tháng 10/2011, ngay ngày đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Tuy vậy, thời gian gần đây, hai nước công khai to tiếng vì những diễn biến quanh Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo ông Dương Danh Dy, Việt Nam "cũng có những hành động khiến Trung Quốc khó chịu lắm” như loan báo việc đoàn sáu vị sư ra Trường Sa hồi tháng Ba.
Kế tiếp phải kể đến biến cố 21 ngư dân đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ và Trung Quốc lại vừa cho hay một tàu du lịch đã hoàn tất hành trình ba ngày khảo sát dự án du lịch ở quần đảo Hoàng Sa.
Biểu  tình vì Hoàng Sa, Trường Sa
Hai nước gần đây chỉ trích nhau vì những diễn biến quanh Hoàng Sa
Ông Dy nói: “Ở Trung Quốc hiện nay, phái hiếu chiến hay cũng là nhóm lợi ích luôn nghĩ rằng việc chạy đua vũ trang quân sự có lợi cho họ hơn.”
Khi được hỏi về ông Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nhận định: “ Đã là người Trung Quốc mà ở cương vị lãnh đạo như vậy, thì dứt khoát họ phải đại diện cho lợi ích bá quyền nước lớn của Trung Quốc.”
“Chỉ có khác biệt là có người dùng biện pháp lỗ mãng như Đặng Tiểu Bình, và có người lại khôn khéo như Chu Ân Lai, nhưng họ đều cùng một ruộc.”
'Không dùng vũ lực'
Tuy hai nước đang liên tục to tiếng vì Biển Đông, ông Dy cho rằng việc dùng vũ lực không đem lại lợi ích cho nước nào.
“Việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông không đem lại lợi ích cho bất kỳ phe phái nào.”
“Trong tình hình hiện nay, nếu xảy ra xung đột quân sự thì Trung Quốc cũng không có lợi, và thậm chí còn là quốc gia bị thiệt nhất.”
“Nếu ép quá thì Việt Nam có khả năng sẽ trở thành đồng minh với Mỹ, mà nếu điều này xảy ra thì Trung Quốc càng không có lợi,” ông Dy nhận định.
Cũng từ Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ ở Trung Quốc, nói ông "không phản đối việc gìn giữ tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc".
Nhưng ông nói nếu Trung Quốc "cậy mạnh mà đánh, Việt Nam sẽ đánh trả".
“Chưa chắc ưu thế quân lực, phương tiện chiến tranh hiện đại của Trung Quốc đã thắng.”
"Hải quân Việt Nam nhỏ và yếu hơn Trung Quốc, nhưng họ không thể huy động toàn bộ hải quân ra Biển Đông được," Thiếu tướng Vĩnh nói.
Trong khi đó, ông Dương Danh Dy cho rằng bối cảnh ngoại giao hiện nay thuận lợi hơn cho Việt Nam so với lần cuối cùng có chiến tranh lớn với Trung Quốc.
"Ở cuộc chiến 1979, Việt Nam không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc coi trận đánh đó chỉ là đánh cho người ta xem."
"Nay, nếu xảy ra xung đột, Việt Nam lại ở vị trí hoàn toàn ngược lại khi nhận được sự ủng hộ từ Asean cũng như bạn bè quốc tế. Trong khi, Trung Quốc sẽ là một quốc gia đơn độc, thiếu đồng minh," ông Dy nhận xét.
...

Đụng độ ở Biển Đông: Philippines triệu đại sứ Trung Quốc (TQ).- Nga hy vọng bán thêm 24 chiếc Su-30 cho Việt Nam (ĐV/P2).- Thực chất sức mạnh tàu sân bay Trung Quốc (VnMedia).Diplomatic Resolution Sought in South China Sea Standoff NYT -Philippine and Chinese officials on Wednesday called for a diplomatic solution to a naval standoff, while insisting that they would defend their territorial claims in the region




Trung Quốc phong tỏa tàu chiến của Philippines trong vùng biển ĐôngTin thời sự, Bình luận về Nga và thế giới
Tàu hải quân Philippines khó xử trước 2 tàu Trung QuốcNgười Lao Động
Tàu hải quân Philippines “chạm trán” 2 tàu Trung QuốcDân Trí

--TQ 'ngăn Philippines bắt ngư dân' bbc-‘Biển Đông căng thẳng do đòi hỏi phi lý của TQ’ vnn 

-Philippines and China Commit to Diplomacy in Naval Standoff NYT -The Philippine foreign secretary says he and the Chinese ambassador have agreed to diplomatically resolve a standoff involving a Philippine warship and two Chinese surveillance vessels in the South China Sea.


Tàu chiến Philippines đối đầu tàu hải giám Trung Quốc
11/04/2012
Giới truyền thông Philippines cho hay, tàu hải quân của nước này vừa va chạm với tàu hải giám Trung Quốc tại một bãi cạn trên biển Đông.

Theo nguồn tin này, tàu chiến Philippines cố gắng bắt các ngư dân Trung Quốc trên một con tàu đang neo đậu tại bãi cạn Scarborough song bị hai tàu hải giám của Trung Quốc bất ngờ xuất hiện ngăn cản.


Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Philippines cho hay, tàu hải quân Gregorio Del Pilar phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough khi đang đi tuần tra khu vực này hôm 8/4.

Sau đó, đến ngày 10/4, hai tàu hải giám Trung Quốc cũng bất ngờ đến bãi cạn này và chen vào giữa tàu chiến cùng các tàu cá Trung Quốc.
Tàu chiến Philippines đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP.
Hãng tin AFP cũng dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng, Manila đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Ma Keqing đến để tái khẳng định rằng, bãi cạn Scarborough là một phần lãnh thổ Philippines.
AFP cũng nhấn mạnh, ông Albert del Rosario đang nỗ lực để giải quyết vụ va chạm này thông qua con đường ngoại giao.
Bãi cạn Scarborough nằm ở phía Tây Bắc Philippines. Cả Manila và Bắc Kinh cùng tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này.
Trà My (theo BBC
Hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi Vũng Tàu
Bản đồ phân lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam
Trung Quốc yêu cầu Nga không hợp tác với Việt Nam trong dự án khai thác khí ở Biển Đông, không lâu sau khi có cảnh cáo tương tự với Ấn Độ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân vào ngày 10/4 tuyên bố nước này mong doanh nghiệp nước ngoài "tôn trọng và ủng hộ nỗ lực của nước đương sự giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, tránh dính líu vào tranh chấp Nam Hải dưới bất cứ hình thức nào".
Ông Lưu cho biết phản ứng về việc Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom vừa tuyên bố tham gia dự án khai thác khí ở Biển Đông, tại nơi mà công ty Anh BP (British Petroleum) từng phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc.
'Tránh lôi cuốn nước ngoài'
Thông cáo của Gazprom hôm 5/4 cho hay hãng này đã đạt thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Nhà nước PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.
Hai lô này là nơi có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối việc Việt Nam thăm dò khai thác ở khu vực này, mà Bắc Kinh cho là "nằm bên trong hải giới truyền thống" của Trung Quốc.
Ông Lưu Vi Dân nhắc lại Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển chung quanh ở Nam Hải".
"Trung Quốc mong các nước đương sự liên quan cùng hành động với Trung Quốc, tránh lôi cuốn nước ngoài khu vực vào tranh chấp," ông nói.
Trong khi đó, ông Đặng Trung Hoa, Vụ trưởng Vụ Biên giới - Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, được Nhân dân Nhật báo dẫn lời Trung Quốc luôn phản đối việc khai thác dầu khí "không phép" trên lãnh hải Trung Quốc.
Phát biểu trong dịp giao lưu trực tuyến trên mạng của Nhân dân Nhật báo, ông Đặng Trung Hoa nhắc lại Bắc Kinh luôn "muốn bỏ qua khác biệt để cùng khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp".
Ông nói tiếp: "Một số nước bên ngoài phóng đại tự do đi lại và an ninh trên Nam Hải. Họ dùng nó làm cớ để can thiệp vào cuộc tranh chấp, và chúng tôi cương quyết phản đối."
Còn ông Chu Hạo, nhà nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, nói thẳng rằng sự kiện Gazprom cho thấy Việt Nam muốn đưa Nga vào để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
"Việt Nam luôn xem đó là chính sách của mình, còn Kremlin muốn lặp lại ảnh hưởng của Nga ở Đông Á, nên dễ hiểu là hai nước lại ký thỏa thuận. Mỗi bên nhận lấy cái mình cần," ông Chu tuyên bố.
Chính phủ và học giả Trung Quốc cũng có những bình luận tương tự hồi đầu tháng khi nói về dự án giữa ONGC-Videsh của Ấn Độ và PetroVietnam.
Trung Quốc nói khoảng 40% của hai lô mà Ấn Độ đang thăm dò nằm trong vùng biển tranh chấp.
Ngoại trưởng Ấn Độ sau đó phản ứng bằng tuyên bố Biển Đông là tài sản chung của thế giới và không nước nào được đòi thống trị.
Ông S.M. Krishna khi được giới phóng viên hỏi về phản đối của Trung Quốc trước dự án khai thác dầu với Việt Nam tại Biển Đông đã nói: "Ấn Độ duy trì quan điểm rằng Biển Đông là tài sản chung của thế giới".
Giới quan sát cũng lưu ý một bài báo trên tờ Đại Đoàn Kết, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hôm 7/4 ca ngợi thoả thuận hợp tác với Gazprom.
Bấm Bài báo nàynói: "Ngày càng nhiều công ty dầu khí của hàng chục quốc gia trên thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và ngày càng có thêm nhiều tin vui về những thành quả của sự hợp tác này cho thấy cộng đồng quốc tế, mà đặc biệt là các doanh nghiệp dầu khí hàng đầu thế giới, tự tin vào chủ quyền và chính nghĩa của Việt Nam trên các khu vực khai thác ở Biển Đông."


Tổng số lượt xem trang