Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Bạc Hy Lai bị khai trừ khỏi Trung ương Đảng TQ

---Bạc Hi Lai bị loại khỏi Bộ Chính trị và Trung Ương Đảng! Murder at Center of Chinese Scandal That Cost Official His Post (NYT 10-4-12)  - Vương Lập Quân khai rằng Cốc Khai Lai (vợ Bạc Hi Lai) đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood. China Purges Bo Xilai From Party Posts (WSJ 10-4-12) Death of Briton Neil Heywood declared murder as wife of party chief held (London Times 10-4-12) Bo Xilai removed from Party posts, wife accused in British businessman’s murder (WP 10-4-12) Bo Xilai’s wife arrested in murder probe(FT 10-4-12)-

Hậu Bạc Lai Hi: Will Bo’s Fall Presage Rise of China’s Reformers? (Yale Global 9-4-12) -- Bài đáng đọc của Frank Ching - The Bo Xilai Sideshow (NYT 10-4-12) -- Jonathan Fenby.  Bài này có nhiều link hay → In the picture: the fall of Bo Xilai (FT 10-4-12) -- Đặc biệt chú ý đến mối cựu thù giữa Bạc Hi lai và Ôn Gia Bảo Đảng Cộng sản Trung Quốc cách chức ông Bạc Hy Lai    –   (VOA). - Vợ Bạc Hy Lai bị nghi ‘giết người’   –   (BBC).  - Trung Quốc: Có thể có thêm đấu đá sau vụ Bạc Hy Lai    –   (VOA). -- Chinese army to help discipline party? (Time of India).  - Quan hệ bí ẩn của Bạc gia – Neil Heywood (NLĐ).  - Trung Quốc: Bắt vợ ông Bạc Hy Lai  (TT).-Bạc Hy Lai mất ghế Bộ Chính trị, vợ bị nghi giết người -Bạc Hy Lai bị loại khỏi trung ương Đảng   –   (BBC). – - Bo Xilai removed from Party posts, wife accused in British businessman’s murder‎ (Washington Post).  – Murder at Center of Chinese Scandal That Cost Official His Post (NYT). – Mạnh Kim – Ung nhọt trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc (bài 1)   –   (Dân Luận). - Ông Bạc Hy Lai bị đình chỉ chức trong Bộ Chính trị TQ (VNN). - Bạc Hy Lai bị đình chỉ mọi chức vụ (TN). - Bạc Hy Lai bị đình chỉ chức vụ trong Bộ Chính trị (TTXVN). - Trùng Quốc: Vợ cựu Bí thư Trùng Khánh bị bắt vì tình nghi giết người (DT). - Ông Bạc Hy Lai mất chức trong Đảng, vợ bị bắt vì tình nghi giết người (TP). - Ông Bạc Hy Lai (VnMedia).


-Bạc Hy Lai bị loại khỏi Trung ương Đảng -
Ông Bạc Hy Lai không xuất hiện trước công chúng kể từ khi bị cách chức Bí thư Trùng Khánh.
Cựu Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai đã bị khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo Reuters trích các nguồn tin từ nước này.
Bản tin của hãng thông tấn Anh hôm 10/4/2012 nói có tới bốn nguồn tin nội bộ ẩn danh cho họ biết rằng ông Bạc Hy Lai đã bị đuổi khỏi cơ quan quyền lực của Đảng cầm quyền, và mất chức ủy viên Bộ Chính trị.

Lý do nêu ra, theo Reuters, là vụ bê bối liên quan đến người phó của ông tại Trùng Khánh, cựu phó thị trưởng kiêm giám đốc công an, ông Vương Lập Quân.
Vụ ông Vương đã chạy vào trú ẩn ở lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô làm bùng ra vụ mâu thuẫn nội bộ tại Trùng Khánh, phá tan hình ảnh ‘đoàn kết trong Đảng’ ở cấp cao nhất tại Trung Quốc.
Cuối ngày, hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã xác nhận tin này và nói chính quyền sẽ điều tra cả mối liên hệ giữa vợ ông Bạc Hy Lai và tin tức về cái chết của một doanh nhân Anh.
Chấm dứt sự nghiệp
Quyết định khai trừ ông Bạc khỏi Trung ương Đảng và Bộ Chính trị coi như chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông.
Ông Bạc xuất hiện công khai lần cuối vào dịp họp Quốc hội Trung Quốc cuối tháng Ba năm nay, rồi bị mất chức bí thư Trùng Khánh.
Nhưng kể từ đó, tiếp tục xuất hiện ngày một nhiều các câu chuyện gây tổn hại uy tín của ông Bạc.
Đầu tuần này, chính phủ Anh đã yêu cầu Trung Quốc mở lại điều tra về cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood, một người bạn thân của ông Bạc Hy Lai và vợ ông, bà Cố Khai Lai.
Các tin chưa được xác nhận nói vị cảnh sát trưởng, ông Vương Lập Quân của ông Bạc đã có thông tin về cái chết của ông Heywood.

Vụ chạy vào lãnh sự quán Mỹ của ông Vương Lập Quân đã gây ra scandal tại Trung Quốc
Hồi giữa tháng trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã Bấm cách chứcBí thư Thành ủy Trùng Khánh của ông Bạc Hy Lai.
Động thái này xảy ra chỉ một ngày sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc khi mà sự vắng mặt của ông Bạc đã gây ra những đồn đoán về tương lai chính trị của ông này.
Ông Bạc, 62 tuổi, từng là một trong các ứng viên hàng đầu dự kiến sẽ được cất nhắc vào các vị trí cao nhất trong kỳ Đại hội Đảng vào cuối năm nay.
Cảnh sát Trung Quốc hồi cuối tháng Ba đã bắt sáu người và đóng 16 trang web sau khi phát tán tin đồn về đảo chính và có xe quân sự hiện diện trên đường phố Bắc Kinh.
Các thông điệp đăng trên mạng đã được phương tiện truyền thông trên khắp thế giới trích dẫn, xảy ra trong bối cảnh bất an kể từ sự kiện cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai.

Bo Xilai sacked, wife suspected of murder (Financial Times)-Communist Party formally removes once-powerful politician from posts on politburo and central committee, according to state media

--Detained Party Official Facing Ouster From Politburo



BEIJING — Moving hastily to curb possible political fallout from a scandal involving Bo Xilai, a major Communist Party figure, China’s top leaders have decided to expel him from the Politburo, the 25-member body that runs China, according to two sources with knowledge of the case.
Already ousted from his regional party role and under house arrest, Mr. Bo will placed under formal investigation, the sources said.

The developments are a sign of how urgently China’s leadership wants to resolve the fate of Mr. Bo before the once-in-a-decade handoff of power to a new generation of leaders this autumn. Mr. Bo, a charismatic and contentious politician who openly aspired to join that new generation, has commanded support among some other descendants of revolutionary figures, certain generals, and those in the Communist Party’s left wing unhappy about the government’s current direction.
He was removed as Communist Party chief in the major city of Chongqing post on March 15, laying bare a split in the leadership. President Hu Jintao and his supporters favor continued, if slow, moves toward a more market-based economy, rather than the aggressive stance of Mr. Bo and his faction. China’s top officials are clearly anxious to avert any possible crisis during the leadership transition, analysts said.
“Even now he carries a lot of clout, and he still has supporters who are powerful and resourceful,” Jin Zhong, publisher of the influential China-watching magazine Kaifang, or Open, said in an interview from Hong Kong, where the magazine is based. “The decision has to be made hastily because he is a high-risk figure within the party. “
Mr. Bo’s downfall was set in motion after his former police chief in Chongqing, Wang Lijun, sought refuge in the American consulate in nearby Chengdu for at least 30 hours after the two men had a falling out. He told consulate officials that he feared for his safety and handed over a highly technical police file, purporting to be an investigation into the death the previous November of a 41-year-old a British businessman, Neil Heywood, according to sources familiar with the matter.
The sources said that Mr. Wang charged that Mr. Heywood, who was found dead in a Chongqing hotel room in November, was the victim of a poisoning plot by Mr. Bo’s wife, Gu Kailai.
But Mr. Wang apparently revealed far more. Beyond evidence relating to Mr. Heywood, diplomats acquired a unprecedented trove of knowledge from Mr. Wang on the contest for power among the Chinese leadership, said another person with knowledge of the affair who refused to be identified because of the sensitivity of the matter. It was unclear whether those details were in documents that Mr. Wang brought with him, or emerged in discussions with the diplomats.
According to several sources, Mr. Wang, who has been detained in Beijing, is now being investigated for treason.
Although some of Mr. Heywood’s relatives insist he died naturally of a heart attack, as did his father at age 63, the British government has asked Chinese officials to reopen the police inquiry. So far there has been no response, according to an official of the British Foreign office who refused to be named.
Mr. Bo, 62, had been actively seeking promotion to the Politburo’s nine-member Standing Committee, the party’s highest ranking body — an unusually overt bid that some said had distressed others in the Chinese leadership elite.
By the time Mr. Wang sought refuge in the consulate, however, he and Mr. Wang had already been under scrutiny by the party’s Commission for Discipline Inspection, its top investigative body.
Mr. Bo was allowed in March to attend the annual session of China’s national legislature, but the day after it ended, he was stripped of his post as party chief of Chongqing, a city of 30 million with provincial-level status. His wife is believed to be under more formal detention.
The toppling of Mr. Bo has provided a rare window into fissures in China’s top leadership. “All the rumors and debates tell you how influential Bo Xilai has been,” said one party-affiliated academic with ties to Mr. Bo and other top leaders.
“I knew this would impact some people’s positions, but didn’t think that the party central’s handling of this would create such an uproar,” he said. “It’s because Bo Xilai’s breadth of influence is so large. He a real star, so various camps are engaging in debate.”



------- - -Hậu Bạc Hi Lai: Trung Quốc: Sự sụp đổ của mô hình Trùng Khánh (VHNA 8-4-12)  --- Bài này dịch hay, rất có ích! Bhaskar Roy
Chỉ vỏn vẹn sáu tháng nữa là tới sự thay đổi lãnh đạo mỗi mười năm, vào tháng 10. Một cuộc chạy đua quyền lực quan trọng đã nổ ra ở Trung Quốc. Ông Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và là ủy viên Bộ Chính trị, đã được thông báo rời khỏi mọi chức vụ ở Trùng Khánh.
Những lý do truyền đi trong nội bộ Đảng đổ lỗi cho ông Bạc giải quyết sơ suất trường hợp Vương Lập Quân, Giám đốc Công an dưới quyền ông, người đã chạy vào sứ quán Mỹ xin tỵ nạn. Vương đã mang theo mình nhiều hồ sơ bí mật quan trọng. Hoa Kỳ đã từ chối tiếp nhận ông, nhưng có thể đã giữ những bản sao hồ sơ. Vương đã bị nhân viên an ninh Bắc Kinh bắt giữ.

Điều đáng chú ý ở đây là khi sự sa thải ông Bạc Hy Lai khỏi chức vụ Trùng Khánh được loan báo chính thức, người ta không thấy đề cập đến vai trò ủy viên bộ chính trị của ông. Phải chăng chuyện này có nghĩa là, ông Bạc vẫn còn tồn tại trên phương diện chính trị để chiến đấu? Ông đã gần như chắc chắn được đề cử vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị ở quốc hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10.
Bạc Hy Lai được xem là một võ sĩ chính trị hạng nặng. Cha của ông, Bạc Nhất Ba, một lãnh tụ cách mạng, đã chịu đau khổ trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Mẹ ông đã bị những tên vệ binh đỏ đần độn giết hại. Sau khi những kẻ theo chủ nghĩa Mao-ít và nhóm Tứ Nhân bang bị đánh gục năm 1976, Đặng Tiểu Bình dần dần thu tóm quyền lực. Bạc Nhất Ba trở thành Bộ trưởng Tài chánh dưới thời Đặng Tiểu Bình, và được biết tới như “bát đại nguyên lão”, nhóm người uy quyền nhất dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình đã cứu Trung Quốc thoát khỏi đại nạn.
Cũng như những lãnh tụ khác thời đó hiện diện trong suốt cuộc Cách mạng Văn hóa, Bạc Nhất Ba không phải là một nhà cấp tiến. Có lẽ chẳng ai thực sự cấp tiến. Họ không theo cá nhân chủ nghĩa. Họ quan tâm đến sự dính kết và uy quyền của Đảng. Đảng đồng nghĩa với đất nước, và tương lai của đất nước gắn liền với Đảng, và Đảng là tối cao. Quan điểm này vẫn không thay đổi.
Trong khi Cách mạng Văn hóa đã bị chính thức phê phán, Mao Trạch Đông, người bày ra và lãnh đạo những năm tháng xáo trộn ở Trung Quốc, đã được kết luận 70% đúng và 30% sai. Người ta cũng không thấy một phán quyết chính thức nào về cuộc vận động chống lại giới hữu khuynh của Mao năm 1957, và Bước Nhảy Vọt năm 1958, một chính sách kinh tế tai hại với nhiều triệu người chết.
Cách mạng Văn hóa là một đề tài cấm kỵ và không được phép tìm hiểu thêm. Sự từ chối đối diện với cuộc vận động chống hữu khuynh và Bước Nhảy Vọt bị ngăn cản tương tự, ngay cả việc nghiên cứu trong các trường học về đề tài này cũng bị cản trở. Những vấn đề này phô bày ra ánh sáng một cách rõ ràng sự nghịch lý giữa chính trị và tư tưởng vẫn còn hiện hữu ở Trung Quốc ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của đất nước.
Bạc Hy Lai thuộc về một nhóm quyền lực đang lên hay một phe đảng chính trị ở Trung Quốc. Họ là con cháu của các lãnh tụ cách mạng từng chống trả chiến dịch tàn hại Mao-ít. Những con cháu này được gọi là ‘thái tử đảng’. Là những người có đặc quyền với mối liên hệ đầy quyền lực trong cả đảng và quân đội, họ cảm thấy sứ mạng của họ là cai trị. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các thái tử đảng đều có quan điểm giống nhau về chính trị và kinh tế.
Có một phe nhóm lâu đời ở Thượng Hải, do cựu Bí thư và Chủ tịch nước Giang Trạch Dân lãnh đạo. Bạc được xem như thuộc nhóm này. Các lãnh đạo hàng đầu khác của nhóm Thượng Hải được biết, gồm những thành viên sắp ra đi của Ban Thường vụ Bộ Chính trị như Chu Vĩnh Khang, Lý Trường Xuân và Giả Khánh Lâm.
Phe nhóm khác là Đoàn Thanh niên Cộng sản. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Lý Khắc Cường, người sắp trở thành thủ tướng mới, tất cả đều là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản. Quyền hành của họ đang gia tăng. Đoàn Thanh niên Cộng sản cho rằng, họ đã làm những công việc vất vả khi chưa có được đặc quyền và phần lớn quyền hành nên thuộc về họ.
Sau khi nhận chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh năm 2007, với lòng nhiệt huyết, Bạc Hy Lai đã lăn xả vào công cuộc quét sạch các băng đảng mạnh trong thành phố. Chiến dịch “đánh trả” này là một thành công lớn. Trùng Khánh là khu vực hành chính cấp tỉnh duy nhất đã thành công lớn trong việc chống tội phạm. Ông đưa Vương Lập Quân vào làm giám đốc công an, chủ yếu chịu trách nhiệm về các cuộc càn quét tàn bạo, đã làm cho hơn bốn ngàn người bị bắt và 13 người bị tử hình vì những mức độ tham nhũng khác nhau.
Bạc đi thêm một bước bằng cách tổ chức những buổi dạ hội ‘nhạc Đỏ’ thời Cách mạng Văn hóa và cũng tiến hành tiêu trừ những doanh nghiệp tư nhân và cổ động lãnh vực quốc doanh. Ông bắt đầu đẩy mạnh vài tư tưởng thiên tả cũ xưa. Cuối cùng, ông phát động tư tưởng sùng bái cá nhân ông. Một bảng hiệu đèn màu ở trung tâm thành phố ghi “Bí thư Bạc, làm việc hăng say”, giống như kiểu Mao-ít. Về kinh tế, thành phố thịnh vượng và dân chúng bắt đầu ca tụng ông một cách công khai.
Việc dọn dẹp các băng đảng tội phạm lớn cùng với những phương sách cải cách xã hội được đề cao là “Mô hình Trùng Khánh”. Hầu hết các lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu từ Chu Vĩnh Khang và Lý Trường Xuân đã đến thăm Trùng Khánh. Hai người lãnh đạo duy nhất không đến thăm là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Theo các tin tức không thể kiểm chứng, ông Bạc đã từng nói với một vài người thân tín rằng, tất cả những lãnh đạo trung ương này đều bất lực và phải ra đi. Sự kiện này được giải thích như sự tính toán của Bạc để nắm quyền kiểm soát Trung Quốc.
Có lẽ được khuyến khích bởi sự thành công ban đầu và sự ca ngợi của truyền thông, Bạc Hy Lai bị cuốn theo dòng nước. Ông ta đã bước vào vùng cấm địa, và đi ngược lại chính sách trung ương đã thiết lập.
Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Đặng Tiểu Bình và những người bạn đương thời dẫn đầu đã chấm dứt tệ nạn sùng bái cá nhân. Mao đã được phép thực hiện điều này, và từ đó dẫn đến sự hỗn loạn và tàn phá đất nước. Dần dần, sự lãnh đạo đảng với tổng bí thư như trung tâm điểm, đã được hạ xuống bằng hình thức lãnh đạo tập thể, mặc dù tổng bí thư ở vị thế cao nhất trong số những người cùng nhóm. Đã có những cuộc thảo luận dân chủ để đi đến sự đồng thuận, mà trong đó ý kiến của tổng bí thư không thể lấn át ý kiến của những người khác.
Mặc dù các tỉnh có một số quyền tự trị nhưng họ phải thi hành đường lối do trung ương đề ra. Không thể có thành phố hay tỉnh độc lập với trung ương. Những “chúa tể sơn lâm” dám thách đố trung ương là không thể chấp nhận được. Đây là lý do chính tại sao Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cắt giảm số Quân khu từ mười một xuống bảy, và thiết lập sự bổ nhiệm định kỳ chức vụ các tư lệnh quân khu và chính ủy trong các Quân khu nhằm bảo đảm không có mối quan hệ giữa các lãnh đạo đảng cấp tỉnh và quân đội địa phương. Sự cân bằng giữa quân sự với dân sự được điều khiển từ trung ương với chủ tịch Quân ủy Trung ương cũng là tổng bí thư, một người thuộc dân sự. Ngay cả phó chủ tịch thứ nhất của Quân ủy Trung ương có thể là dân sự trong một giai đoạn. Ông Bạc Hy Lai đã vượt qua lằn ranh này qua việc tổ chức vài cuộc tập trận mà Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Lương Quang Liệt đã có mặt một lần.
Công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình và chính sách mở cửa vào năm 1978 đã khích lệ những doanh nghiệp tư nhân và liên doanh, trong đó có liên doanh giữa ngoại quốc và địa phương. Điều này đưa đến sự bùng phát kinh tế ở Trung Quốc. Bạc Hy Lai có vẻ như cố gắng chống lại bằng cách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhà nước thay cho doanh nghiệp tư nhân. Về điểm này, Bạc có thể có được sự ủng hộ rộng rãi vì doanh nghiệp nhà nước là cơ quan thường dành cho đảng viên những đặc quyền đặc lợi, và nhận được hầu hết gói kích thích cầu kinh tế trong năm 2009.
Đối với công chúng, Bạc Hy Lai bị hạ bệ không phải do đấu đá chính trị mà là những lý do hành chánh. Giám đốc Công an Vương Lập Quân đã đối đầu với Bạc qua bằng chứng về thân nhân của ông, gồm vợ ông có dính líu tới tham nhũng. Bị ông Bạc và chính quyền của ông ta săn lùng, Vương Lập Quân đã hành động như chúng ta đã biết. Đối với người dân Trung Quốc, ông Bạc bị hạ bệ vì giải quyết không đúng cách trong trường hợp Vương Lập Quân. Nhưng các blogger ở Trung Quốc không tin như vậy. Họ thấy một vấn nạn chính trị lớn hơn nhiều.
Theo thông tin của nhóm được liệt vào sổ đen là Pháp Luân công, tờ “Epoch Times” (ngày 26 tháng 3) cho biết, trước khi ông Bạc bị thanh trừng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề nghị sửa sai vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989, cũng như vụ các cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương và nhóm Pháp Luân công. Ông Ôn cũng đề nghị cách chức Bạc Hy Lai. Được biết, Chu Vĩnh Khang phản đối kịch liệt, và Hồ Cẩm Đào thì giữ im lặng.
Khó có thể kiểm chứng thông tin này, nhưng [thông tin về] các thành viên Pháp Luân công, bất chấp bị khủng bố, đã được đồn đãi khắp nơi trong lực lượng vũ trang, các cơ quan an ninh và trong Đảng. Nếu là sự thật, chuyện này sẽ mở ra một cuộc đấu tranh lớn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ôn Gia Bảo xuất thân với gốc gác khiêm nhường, là phụ tá cho một người có khuynh hướng cấp tiến là Hồ Diệu Bang, Bí thư ĐCS Trung Quốc. Ông Hồ Diệu Bang chết ngay trước khi nổ ra cuộc nổi dậy của sinh viên hồi năm 1989. Người kế nhiệm ông, Triệu Tử Dương, là một nhà cấp tiến và cải cách khác, đã bị cách chức vào đỉnh cao của cuộc biến động. Cả ông Hồ và Triệu đã được Đặng Tiểu Bình hỗ trợ trong việc thúc đẩy tự do hóa chính trị và minh bạch. Cha của Bạc Hy Lai, ông Bạc Nhất Ba là một trong các nhân vật lãnh đạo hỗ trợ sự đàn áp của quân đội đối với những sinh viên biểu tình. Ôn Gia Bảo đã thoát nạn và phấn đấu lên cao. Nhưng từ năm 1989, mọi cải cách, nhất là cải cách chính trị đã bị đóng băng.
Những tiếng kêu gọi mạnh mẽ của Ôn Gia Bảo về cải cách chính trị hơn hai năm qua được vài người Trung Quốc cấp tiến gọi là “kể chuyện” hay một trò hề. Ông Ôn có vẻ muốn chứng minh rằng ông khuyến khích những ý tưởng mới, những ý tưởng này đang bắt đầu gây sự chú ý bên trong đảng.
Sau năm 1989, ranh giới chính trị bị chia cắt. Giới bảo thủ chống lại bất kỳ sự thay đổi nào, trong khi giới cải cách cúi đầu xuống theo định kỳ chỉ để giữ lập trường chính trị của họ được sống còn.
Đây không phải là cuộc thanh trừng một ủy viên bộ chính trị đầu tiên. Hồi năm 1995, ông Trần Hy Đồng, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, đã bị cách chức do tham nhũng và bị kết án 18 năm tù giam. Vấn đề chính của ông là ông chống lại việc Giang Trạch Dân chiếm quyền cai trị Bắc Kinh. Năm 2006, ông Trần Lương Vũ, Bí thư Thành ủy Thượng Hải, cũng đã bị cách chức và tống giam do tham nhũng. Là một môn đồ của Giang Trạch Dân, ông Trần [Lương Vũ] ngăn chặn ảnh hưởng của Hồ Cẩm Đào ở Thượng Hải. Không có lãnh đạo Trung Quốc nào có thể nói là không tham nhũng, nhưng sự thất thế liên quan đến những vấn đề chính trị.
Việc thanh trừng ông Bạc Hy Lai có vẻ lớn hơn nhiều so với trường hợp của ông Trần Hy Đồng và Trần Lương Vũ. Trong cuộc họp báo kéo dài ba tiếng đồng hồ hôm 14 tháng 3, không nêu tên ông Bạc Hy Lai, nhưng Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề cập, rằng sự trở lại của Cách mạng Văn hóa vẫn còn là một mối đe dọa. Vấn đề chính trị lần này thì lớn hơn nhiều và là vấn đề cơ bản. Đây là sự xung đột giữa các nguyên tắc, và phe nào giành được quyền hành sẽ áp đặt nguyên tắc của mình. Ôn Gia Bảo sẽ về hưu tháng 3 tới. Nhưng liệu ông ta có để chuyện tranh đấu lại cho những người kế nhiệm mình? Nếu như vấn đề của đảng vẫn quan trọng hơn ước vọng của dân chúng, thì giới cải cách khó có cơ hội thắng. Nhưng cuộc đấu đá khó có thể lắng xuống. Có quá nhiều chuyện đã thay đổi trong thế giới toàn cầu hóa.
Người dịch: Trần Văn Minh



Vụ Bạc Hi LaiÔng Bạc Hy Lai đã nhận tiền từ tỷ phú Từ Minh cho con trai du học Anh-Mỹ? (CAND 8-4-12)  -- Rất bối rối, thậm chí xấu hổ, mà nhận thấy rằng báo CAND khá giống viet-studies ở chổ rất hứng thú theo dõi vụ này!
Có nguồn tin nói rằng (chưa được xác minh), tỷ phú Từ Minh đã tài trợ tiền để "cậu ấm" Bạc Qua Qua của nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh theo học ở Harrow, ngôi trường tư nổi tiếng nhất Anh quốc, sau đó học tiếp Oxford rồi Harvard, cũng là ngôi trường tư nổi tiếng nhất ở Mỹ...
Không những danh tính của ông Bạc Hy Lai, mà cả vợ và "cậu ấm" Bạc Qua Qua của nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh tiếp tục được dư luận trong và ngoài Trung Quốc nhắc tới sau khi giới truyền thông Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan và phương Tây liên tiếp đề cập tới vụ bắt giữ và thẩm vấn tỷ phú Từ Minh, người từng được tạp chí Forbes xếp đứng thứ 8 trong số 10 người giàu nhất quốc gia hơn 1,34 tỷ dân cách đây 7 năm (2005-2012).
Mặc dù bị bắt từ ngày 15/3, đúng thời điểm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều thông báo quyết định cách chức Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, nhưng phải tới thượng tuần tháng 4 người dân Trung Quốc mới biết tỷ phú Từ Minh đang bị thẩm vấn xung quanh nghi vấn tham nhũng. Bởi theo thông lệ, tỷ phú Từ Minh, Ủy viên Thường vụ Chính hiệp tỉnh Liêu Ninh phải có mặt tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao 2012 khai mạc tại đảo Hải Nam, Trung Quốc hôm 2/4, nhưng không ai nhìn thấy ông và khi đó mọi việc mới vỡ lẽ.

Tỷ phú Từ Minh thời hoàng kim.

Tỷ phú Từ Minh sinh ra tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, mặc dù tốt nghiệp Học viện Hàng không Thẩm Dương, nhưng lại là Chủ tịch Tập đoàn Đại Liên Thực Đức (Dalian Shide Group Co, Ltd) chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, xe hơi và nhựa PVC, từng được đánh giá là một trong những tỷ phú trẻ nhất Trung Quốc với tổng tài sản hơn 2 tỷ USD, nhưng theo ước tính số tiền này hiện chỉ còn gần 700 triệu USD.
Ngoài những lĩnh vực kể trên, Tập đoàn Đại Liên Thực Đức còn kinh doanh bảo hiểm, đầu tư trên diện rộng và sở hữu một câu lạc bộ bóng đá từng vô địch giải Trung Quốc tới 8 lần. Năm 2011, tạp chí Hồ Nhuận xếp tỷ phú Từ Minh đứng thứ 5 trong 10 người người giàu nhất khu vực Đông Bắc, Trung Quốc khi sở hữu 13 tỷ NDT.
Có tin nói rằng, tỷ phú Từ Minh bị cáo buộc hối lộ quan chức chính phủ để giúp ông Bạc Hy Lai thực hiện giấc mơ chính trị - trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến diễn ra vào cuối mùa thu năm 2012. Nhưng cho tới nay danh tính của những quan chức chính phủ bị coi là nhận tiền của tỷ phú Từ Minh vẫn chưa lộ sáng.
Tạp chí The Economy and Nation Weekly cho biết, ông Từ Minh đang bị điều tra vì bị cáo buộc có liên quan đến một số vụ việc về kinh tế. Tuy được coi là bạn thân từ khi ông Bạc Hy Lai còn làm Thị trưởng thành phố Đại Liên, nhưng hiện chưa có thông tin nào nói rằng, vụ việc của tỷ phú Từ Minh có liên quan tới vụ mất chức của Bí thư Trùng Khánh.
Có nguồn tin nói rằng (chưa được xác minh), tỷ phú Từ Minh đã tài trợ tiền để "cậu ấm" Bạc Qua Qua theo học ở Harrow, ngôi trường tư nổi tiếng nhất Anh quốc, sau đó học tiếp Oxford rồi Harvard, cũng là ngôi trường tư nổi tiếng nhất ở Mỹ. Theo lời ông Bạc Hy Lai, "cậu ấm" Bạc Qua Qua giành được học bổng du học toàn phần ở các trường kể trên. Tờ Daily Mail từng đưa tin, "cậu ấm" Bạc Qua Qua sinh năm 1987, là con trai duy nhất của ông Bạc Hy Lai, nổi tiếng ăn chơi và từng bị đình chỉ học tập ở Trường Balliol, Oxford.
Trong năm 2011, cư dân mạng khá mãn nhãn với những bức hình ảnh Bạc Qua Qua tay trong tay với Trần Hiểu Đan, ái nữ của Trần Nguyên, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc khi họ đi du lịch Tây Tạng. Cả hai đều theo học tại ngôi trường tư nổi tiếng nhất ở Mỹ Harvard với mức phí 70.000 USD/năm. Đôi trai gái này hoàn toàn môn đăng hộ đối bởi Trần Hiểu Đan là cháu nội của nguyên Phó thủ tướng Trần Vân, còn Bạc Qua Qua cũng là cháu nội của nguyên Phó Thủ tướng Bạc Nhất Ba và 2 người này đều nằm trong danh sách "Bát đại nguyên lão" - 8 người định hình nền chính trị Trung Quốc khi cuộc cải cách mở cửa mới được khởi xướng cách đây hơn 30 năm.
Dư luận cũng quan tâm tới thông tin đăng trên tờ Wall Street Journal: nguyên Giám đốc công an Trùng Khánh, ông Vương Lập Quân đã tiết lộ về những tranh chấp kinh doanh giữa nguyên Đệ nhất phu nhân Trùng Khánh Cốc Khai Lai với doanh nhân người Anh Neil Heywood, người đã chết hồi tháng 10/2011 tại một khách sạn ở Trùng Khánh.
Cũng có tin đồn nói rằng, ông Vương Lập Quân phải bỏ trốn vì biết chi tiết về mối liên hệ giữa gia đình ông Bạc Hy Lai với doanh nhân Neil Heywood. Theo tờ Financial Times, ông Neil Heywood từng là sinh viên trường Harrow, nơi "cậu ấm" Bạc Qua Qua đã theo học trước khi tới Mỹ học tiếp. Cách đây mấy hôm, chính phủ Anh đã chính thức yêu cầu Trung Quốc tái điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của doanh nhân Neil Heywood.
Theo thông báo của cơ quan chức năng Trung Quốc, doanh nhân Neil Heywood đã chết vì uống quá nhiều rượu và lập tức hỏa thiêu xác nạn nhận, không được giám định pháp y. Nhưng bạn bè của ông Neil Heywood lại cho biết, doanh nhân này chỉ thỉnh thoảng mới uống rượu. Có tin nói rằng, ông Bạc Hy Lai đã phản ứng giận dữ sau khi được thông báo về việc có người dự định mở cuộc điều tra nhắm vào gia đình mình.
Trước những thông tin kể trên, một nguồn tin thân cận với gia đình cựu Bí thư Trùng Khánh cho biết, những cáo buộc đối với ông Bạc Hy Lai là lố bịch, không có cơ sở, căn cứ. Những chuyện này đang gây tổn hại tới uy tín của ông Bạc Hy Lai và cựu Bí thư Trùng Khánh đang là nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ


china-review.com -29.4.2011
Tác giả:  Trịnh Vĩnh Niên & Hoàng Ngạn Kiệt
(Viện nghiên cứu Đông Á, National University of Singapore) *
Người dịch:  Quốc Thanh
Rất nhiều người sống ở Trung Quốc hiện thời đều đã cảm nhận được nguy cơ về độ tín nhiệm ngay nhỡn tiền, nguy cơ về độ tín nhiệm này đã lan tỏa khắp mọi phương diện của toàn xã hội, không chỉ tồn tại giữa những nhóm người, những tầng lớp và những nghề nghiệp khác nhau, mà còn tồn tại cả trong nội bộ từng tế bào của xã hội ở các mức độ khác nhau. Song, nếu nói một cách thực sự cầu thị thì nguy cơ về độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc không phải là một vấn đề mà chỉ hiện thời mới có. Ngay ở thế kỷ 18, Trung Quốc thời ấy đối với đại đa số người Phương Tây vẫn còn là một xứ sở thần bí, nhưng các nhà tư tưởng thời Khai sáng đã tìm hiểu được qua một vài tác phẩm của các thương nhân và nhà truyền giáo rằng Trung Quốc là một xứ sở thiếu đi sự “thành tín” trên thế giới.
Ngay từ khi nền Hán học hiện đại còn chưa được hưng khởi, Montesquieu, Kant, Hegel, cho đến cả Weber và Russell, đều luôn coi Trung Quốc là một tiêu bản của “xã hội phi hiện đại hóa”, một cường quốc thiếu đi hệ thống tín nhiệm và tín dụng. Chẳng hạn, Montesquieu trong tác phẩm “Tinh thần của luận pháp”[i] đã cho rằng, tuy Đế quốc Trung Hoa luôn chịu sự khống chế của lễ chế Nho gia và pháp luật đế quốc được hình thức hóa, nhưng sự không tôn trọng luật lệnh đạo đức của người Trung Quốc lại đã thấm sâu vào mọi phương diện của đời sống thường nhật, sự theo đuổi tiền bạc và lợi lộc đã vượt xa sự thượng tôn lễ pháp. Thực tế, cho đến hiện giờ, xã hội Nho gia vẫn thường bị coi là xã hội thiếu độ tín nhiệm xã hội.  
Thiếu độ tín nhiệm xã hội, chính người Trung Quốc đương nhiên là cũng cảm nhận được ở nơi nơi. Khi đó, người ta đã có được sự hiểu biết khá sâu sắc về các vấn đề gian lận và thiếu tín dụng… trong xã hội Trung Quốc. Trương Ứng Du vào cuối đời Minh thậm chí còn viết cả một cuốn sách để đời có tên là “Biển kinh”[ii], liệt kê riêng 24 thuật lừa gạt thường gặp vào cuối đời Minh, giải thích tường tận thủ pháp vận hành của nó cùng các sách lược phòng ngừa. Xếp “lừa gạt” vào hàng kinh điển, lại được bán rất chạy trong xã hội đương thời và hàng trăm năm sau, đây quả thực là chuyện lạ trong lịch sử xuất bản mang màu sắc khôi hài xám xịt, chuyện không gặp nhiều trên thế giới. Thực ra, những người có hiểu biết chút ít về tiểu thuyết xã hội thời Minh Thanh đã suy tàn hoặc tiểu thuyết giang hồ thời cận đại cũng sẽ có thể hiểu được kha khá về vấn đề tín nhiệm xã hội trong lịch sử Trung Quốc. Nếu chúng ta muốn hâm nóng lại những kinh điển đã quen thuộc này, thì nhất định sẽ phải than thở về tính kế tục của lịch sử Trung Quốc, bất luận là sự bất tín nhiệm này tồn tại giữa chính phủ với dân chúng, giữa các chủ thể liên quan của thị trường (chủ yếu là giữa nhà cung cấp với người tiêu dùng hàng hóa), hay là giữa xã hội với các tầng lớp dân chúng.   
Độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc hiện nay sở dĩ trở thành một vấn đề, không phải là vì trước đó nó không tồn tại. Nói cho công bằng thì tín nhiệm xã hội không bị “vấn đề hóa” ở Trung Quốc truyền thống và ở xã hội Trung Quốc trước thời cải cách, không phải vì những thời ấy có cơ chế tín nhiệm thành thục hơn bây giờ, mà là vì “độ tín nhiệm” trong các kiểu cơ cấu xã hội ấy vẫn chưa bị tư bản hóa và “xã hội hóa”. Nhưng mặt khác, những biến động lớn của Trung Quốc không thể không có mặt kế tục, cho nên, những vấn đề ở thời đại chúng ta ở một chừng mực rất lớn cũng là vì chúng ta đã kế thừa một cách vô tình rất nhiều cơ chế trong xã hội truyền thống, trong đó bao gồm cả cơ chế được sinh thành từ “độ tín nhiệm”, mà những cơ chế ấy rõ ràng đã tách rời khỏi sự phát triển của thời đại rồi.  Nguy cơ về độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc hiện nay có căn nguyên từ hai phương diện: Một phương diện là nếu xét theo tư cách thể chế độ tín nhiệm xã hội là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ chuyển đổi, thì vẫn chưa hoàn thiện, phương diện còn lại có lẽ là quan trọng hơn cả chính là sự bất tín nhiệm xã hội được tạo nên bởi một vài đặc điểm thuộc cơ cấu xã hội của Trung Quốc. Muốn lí giải được vấn đề độ tín nhiệm xã hội ở phương diện sau, thì phải tìm hiểu được quỹ đạo lịch sử cơ bản của các cải cách xã hội ở Trung Quốc, rồi tiến hành phân tích cụ thể theo từng tình hình cụ thể.   
Khởi nguồn lịch sử vấn đề độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc
Độ tín nhiệm xã hội sở dĩ không bị “vấn đề hóa” trong thể chế “nhà nước” của Trung Quốc truyền thống, chủ yếu là do không gian sống của tuyệt đại đa số người dân thời ấy thực sự chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp chưa vượt qua nổi cộng đồng gia đình, họ tộc và láng giềng truyền thống. Độ tín nhiệm được thiết lập trên mối quan hệ thân tộc và địa lý, đó là một trạng thái tâm lý xã hội tự nhiên được sản sinh qua sự nương tựa vào nhau trong sinh hoạt gia tộc và cộng đồng. Nói theo ngôn ngữ tương đối bác học, thì tính đối xứng của thông tin và tầm cao của hành vi có thể mang tính dự báo. Nhìn chung, chỉ cần kiểu kinh tế nông nghiệp một nhà một hộ chồng cày ruộng vợ dệt vải về cơ bản không bị hủy hoại, là mức độ “tín nhiệm” giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng thông thường của xã hội truyền thống vẫn còn tương đối cao. Ngay cả mối mâu thuẫn “giai cấp” giữa địa chủ với nông dân một dạo được cho là sâu sắc, trong tình trạng chính quyền nhà nước chưa đi quá sâu vào nông thôn, thực ra cũng rất ít khi sản sinh mối nguy cơ độ tín nhiệm không thể điều hòa nổi.       
So với độ tín nhiệm “xã hội” nảy sinh tự nhiên này, thì độ tín nhiệm của thượng tầng chính trị xã hội truyền thống và “độ tín nhiệm” của thượng tầng kinh tế lại vì thiếu đi vật truyền tải chế độ hợp lý mà chồng chất những vấn đề. Do hoàng quyền là lực lượng tổ chức “mang tính toàn quốc” duy nhất, bao gồm cả việc bất cứ tổ chức xã hội nào khác cũng đều không có cách gì phát triển cho được chín muồi, bao trùm khắp cả xã hội. Mà hoàng quyền gia tộc cũng vì thiếu đi tài nguyên và năng lực, nên không có cách gì để kiến lập được độ tín nhiệm giữa nhà nước với cộng đồng xã hội thông qua việc cung cấp các hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả. Mặt khác, chính do sự khống chế của hoàng quyền đối với nền kinh tế xã hội mà đã khiến cho xã hội sinh ra cơ chế bất lợi đối với độ tín nhiệm xã hội. Cũng có nghĩa là, trong điều kiện thiếu đi xã hội tự chủ, thì tự thân các quần thể xã hội cũng sẽ rất khó lòng sản sinh được độ tín nhiệm.      
Phương Tây thời cận đại ngoài quyền lực nhà nước ra, còn sinh ra một “xã hội thị dân”, còn Trung Quốc cận đại thì ngoài “thể chế nhà nước” còn có thêm một “xã hội giang hồ”. Xã hội giang hồ bao gồm tất cả những nhóm người tách khỏi sự khống chế quản lý dân theo hộ tịch, như thương nhân, dân lang thang, nhà sư, người môi giới, nghệ sĩ và nhà văn yếm thế, cùng các dân phu và quân sĩ đã ra khỏi biên chế chính quy… Song, trái ngược với lớp thị dân chiếm địa vị then chốt trong đời sống kinh tế ở Phương Tây, số người ngoài rìa này để sinh tồn được đã buộc phải dựa vào các tổ chức “ngoài thể chế” thuê mướn bằng bạo lực và kinh doanh phi pháp, những tổ chức được gọi là siêu khu vực và siêu giai cấp kiểu “bang hội” này cũng phát triển thành một chế độ tín nhiệm tư nhân hóa cực kỳ mang tính lệ thuộc. Tính khép kín của chế độ tín nhiệm này và mức độ lệ thuộc nhân thân còn vượt xa cả “thể chế nhà nước”. Áp vào các tổ chức xã hội thì đó chính là tư nhân và bản vị tiểu cộng đồng, thiếu đi tính cộng đồng so với hoàng quyền. Nếu như nói hoàng quyền là thể chế chính thức, thì các hình thức “hội tư” là tổ chức phi chính thức, mà xét từ cơ cấu văn hóa, thì giữa chúng không có sự khác biệt mang tính bản chất.        
Vì thế, vấn đề “độ tín nhiệm xã hội” mang tính thể chế tồn tại ở Trung Quốc truyền thống cũng hay nảy sinh giữa “thể chế nhà nước” với “xã hội giang hồ”, đó cũng chính là “quân lường gạt giang hồ” như xã hội thường nói. Cái gọi là quân lường gạt giang hồ phần lớn cũng chính là chỉ những người trong xã hội giang hồ. Do hệ thống độ tín nhiệm khác nhau nên sự giao dịch giữa xã hội giang hồ với xã hội truyền thống thường là không tuân theo chuẩn tắc. Cho nên, vấn đề “độ tín nhiệm” mang tính thể chế thực sự trong xã hội truyền thống chủ yếu xuất phát từ sự cọ xát giữa thể chế chính thức với thể chế phi chính thức. Vì thế, muốn giải quyết được vấn đề độ tín nhiệm trong xã hội cận đại, nếu không xóa sổ thể chế phi chính thức đi, thì cũng phải sát nhập thể chế phi chính thức vào trong thể chế chính thức.       
Sự chuyển đổi hình thái lớn trong xã hội Trung Quốc:  Nhà nước hóa và thị trường hóa độ tín nhiệm 
Cùng với những biến động lớn về cơ cấu xã hội Trung Quốc trong một trăm năm qua, nhất là cách mạng và cải cách cùng sự tan rã nhanh chóng của xã hội truyền thống, độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc đã trải qua một lần chuyển đổi lớn. Ngày đầu lập nước, nhà nước đã hoàn thành việc “quản lý dân theo hộ tịch” với quy mô lớn nhất trong lịch sử thông qua các phong trào xã hội và xây dựng chính quyền cơ sở, từ đó mà về cơ bản đã xóa sổ được các thế lực xã hội nằm ngoài “thể chế nhà nước”, chẳng hạn như không gian hoạt động của xã hội giang hồ. Cùng với việc triển khai toàn diện xây dựng kinh tế và chuyển đổi hình thái xã hội, nhà nước đã có năng lực tổ chức xã hội, đồng thời đã nắm được nguồn tài nguyên kinh tế đầy đủ để tiến hành sự “tương tác” với xã hội thông qua việc chấp hành các chính sách và các phương thức “sự nghiệp”.  Cùng với việc hình thành bước đầu năng lực nhà nước hiện đại, độ tín nhiệm chính trị lần đầu tiên được đưa vào chương trình nghị sự xét về ý nghĩa cận đại.      
Trải qua cuộc cách mạng nửa thế kỷ, chính quyền mới bằng việc cải tạo triệt để các tổ chức kinh tế xã hội, cuối cùng đã thành công trong việc đẩy các lực lượng nhà nước về từng góc của xã hội. Độ tín nhiệm vốn giới hạn trong nội bộ gia tộc và cộng đồng đã biến thành độ tín nhiệm đối với các tổ chức, đối với Đảng và nhà nước. Cơ chế của độ tín nhiệm này là các gia đình cá thể giao phần lớn sản phẩm thặng dư cho nhà nước để đổi lấy các hàng hóa tư nhân và các hàng hóa công cộng cần thiết mà nhà nước cung cấp nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình, đặc biệt là ban ân huệ cho sự phát triển kinh tế của cả xã hội. Đây là một bản khế ước ngầm cơ bản của chính quyền mới, đồng thời cũng là một loại khế ước quan trọng nhất để duy trì hệ thống mới.     
Bước vào thời đại cải cách, con dao quyền lực nhà nước bổ thật lực thẳng vào cơ chế thị trường, thiết lập nên không gian tiền tệ có chủ quyền (Sovereign Monetary Space) trung ương tập quyền và hệ thống tín dụng hiện đại, độ tín nhiệm xã hội đã trải qua hai quá trình thị trường hóa và tiền tệ hóa. Theo cách nói của Simmel…, cùng với việc tiền tệ trở thành vật môi giới chủ yếu trong trao đổi xã hội, độ tín nhiệm xã hội đã chuyển từ nhân cách hóa sang hệ thống phi nhân cách hóa. Trong hệ thống mới, nhà nước sản xuất và cung cấp ra thị trường phần lớn hàng hóa tư nhân và một phần hành hóa công cộng, đồng thời, giữa các cá thể với chủ thể thị trường mới – công ty, đã tiến hành trao đổi bằng phương thức thông qua thị trường hàng hóa và hợp đồng lao động, và như thế, độ tín nhiệm xã hội cũng được sản sinh và duy trì chủ yếu thông qua giao dịch thị trường, còn nhà nước chỉ tồn tại theo danh nghĩa là người ban hành các quy định.      
Trong khi đó, có những lĩnh vực cốt lõi chưa được thị trường hóa, mà trái lại, lại được tăng cường nhà nước hóa. Chính quyền trung ương hoàn toàn khống chế hệ thống tái sản xuất của nền kinh tế xã hội – ngân hàng, hệ thống tài chính và đầu tư, đồng thời ủy thác cho các chính quyền địa phương và công ty nhà nước được kinh doanh đất đai và lũng đoạn nền công nghiệp, đó là hai nguồn tài chính và nguồn vốn quốc gia quan trọng nhất. Ba chủ thể hành chính và tài chính chủ yếu là cơ quan tài chính, chính quyền địa phương và công ty nhà nước trở thành chủ thể thị trường, đồng thời về cơ bản đã khống chế cả việc sản xuất theo tín dụng và cũng độc quyền luôn cả nguồn của cải xã hội chủ yếu. Những gia đình và cá nhân nắm trong tay cơ chế sản xuất của cải ấy cũng có được luôn cả quyền ưu tiên làm giàu.        
Mặt khác, một số hàng hóa công cộng và  hàng hóa bán công cộng, ví dụ như nhà ở, y tế, giáo dục, điện lực, giao thông và quy hoạch đất đai…, trái lại lại ủy thác hoàn toàn cho bên bán độc quyền thị trường, không có liên hệ gì với hệ thống sinh thành tài sản nhà nước mới. Về phương diện này đã tước bỏ trách nhiệm của nhà nước, trở thành điều kiện cần thiết cho việc tích lũy của cải nhà nước (ví dụ như y tế và giáo dục), về phương diện khác cũng đã cung cấp nguồn tài chính lý tưởng (chẳng hạn như bất động sản) cho nền tài chính nhà nước. Kết quả là hàng hóa công cộng tập trung vào một số ít nhóm người, từ đó mà mang tính chất “hàng hóa tư nhân”, còn hàng hóa công cộng theo đúng nghĩa thực sự thì lại vĩnh viễn rơi vào trạng thái cung ứng không đủ.  
Do những vật chất cần thiết cho sinh hoạt gia đình và những hàng hóa công cộng của chế độ được cung cấp không đủ, nên cảm giác bị bóc lột ở lớp trẻ đặc biệt mạnh. Gia đình, đơn nguyên hạt nhân của độ tín nhiệm xã hội và đơn vị cơ sở của tái sản xuất xã hội của Trung Quốc, ở thời nhà nước hóa vẫn còn chưa vận hành được bình thường, thì nay lại phải chịu áp lực kép từ nhà nước và thị trường, thế là đã bị rơi vào một mối nguy cơ nào đó. Cho nên nói, kiểu cùng đi tay trong tay giữa nhà nước hóa với thị trường hóa không những chỉ là khởi nguồn của việc làm suy thoái cơ cấu phân phối thu nhập và cơ cấu kinh tế hiện nay của Trung Quốc, mà còn là một trong những căn nguyên gây nên nguy cơ về độ tín nhiệm giữa nhà nước với xã hội.  
Hệ quả ở tầng sâu hơn của nhà nước hóa và thị trường hóa chính là lẽ ra phải bắt đầu bằng tín dụng nhà nước và độ tín nhiệm xã hội phi nhân cách hóa và xã hội hóa, thì lại bắt đầu bằng việc xuất hiện dấu ấn của tư nhân hóa và phi xã hội hóa, xu hướng này trái ngược hẳn lại với “xã hội hóa” độ tín nhiệm mà phần lớn các xã hội phát triển đã trải qua. Nguồn tín dụng công thực sự đã bị đặt vào tay của một số ít tư nhân và tập đoàn, tạo thành sự hủ bại quyền lực và hành vi tìm thuê trên diện rộng. Một hệ quả khác rất giống với xã hội truyền thống  chính là sự tan rã “phi chế độ hóa” và độ tín nhiệm xã hội tương ứng với đời sống xã hội. Quyền lực mà lũng đoạn lợi ích kinh tế và các tổ chức xã hội thì ngược lại sẽ nén không gian sinh tồn của cả xã hội lại, nâng cao giá thành tín dụng xã hội, làm giảm lợi nhuận của kinh doanh hợp pháp; còn sự thay thế hình thái ý thức và các tổ chức cơ sở truyền thống bằng tiền tệ và thị trường, thì cùng với tư nhân hóa và phi xã hội hóa nguồn tín dụng nhà nước, sẽ làm hạ thấp thêm giá thành đạo đức của các thành viên xã hội nói chung một cách “hết sức thủ đoạn”. Sự biến đổi ở hai phương diện này cuối cùng sẽ dẫn đến sự sống lại trên diện rộng các quy chuẩn “giang hồ (ngầm)” trong đời sống kinh tế quốc dân.            
Ba chiều của nguy cơ về độ tín nhiệm hiện nay
Khi đã hiểu được bối cảnh lớn của nguy cơ về độ tín nhiệm xã hội hiện nay, thì sẽ nhận thức được tương đối dễ dàng nguy cơ về độ tín nhiệm với tư cách là một hiện tượng. Có thể phân tích vấn đề độ tín nhiệm xã hội cụ thể của Trung Quốc từ ba tầng cấp chính trị, kinh tế và xã hội. Ở tầng cấp chính trị, nguy cơ về độ tín nhiệm được biểu hiện ở độ tín nhiệm “quan-dân” bấy lâu nay, tức vấn đề độ tín nhiệm giữa chính phủ (quan chức và công chức) với dân chúng và giữa xã hội với nhà nước; vấn đề độ tín nhiệm ở tầng cấp kinh tế, tức độ tín nhiệm giữa các chủ thể lợi ích của thị trường, chủ yếu là giữa nhà cung cấp với người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ; cuối cùng là vấn đề độ tín nhiệm ở tầng cấp xã hội, cũng chính là giữa các thành viên xã hội nói chung, bao gồm cả vấn đề độ tín nhiệm giữa các thành viên của công ty và gia đình. Xét từ mối quan hệ giữa ba tầng cấp này, thì loại độ tín nhiệm thứ nhất lại là quan trọng nhất, bởi vì trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, nhà nước là người ban hành và người bảo vệ các quy định, độ tín nhiệm của quốc dân đối với nhà nước, ở một chừng mực rất lớn là nền tảng của độ tín nhiệm xã hội theo ý nghĩa thông thường.    
1. Độ tín nhiệm giữa chính phủ với dân chúng
Ở một quốc gia mà xã hội ngày càng thị trường hóa và tiền tệ hóa như ngày nay, chính phủ không còn cần đến những quy định như trong khế ước xã hội ngầm buổi ban đầu, mà đưa ra cho người dân một chương trình phúc lợi từ khi còn nằm nôi cho đến lúc xuống mồ. Thực ra, chỉ cần dân chúng có làm có hưởng, có được sự hồi đáp lại tương đối hợp lý thông qua thị trường, là chính phủ đã thừa hành đầy đủ được khế ước đối với xã hội. Nhưng điểm này thường khó lòng làm được, chỉ chiếm khoảng 10%-20% GDP, hơn nữa lại có thể nhận thấy hạn mức thu nhập của người lao động giảm thiểu theo từng năm. Độc quyền nhà nước được nói tới ở trên đương nhiên là nhân tố mang tính cơ cấu dài hạn quan trọng nhất, nhưng quyết không phải là nhân tố duy nhất. Trực tiếp gây hủy hoại độ tín nhiệm của dân chúng nói chung đối với chính phủ vẫn là những hành vi ngắn hạn của các quan chức chính phủ.   
Một dạng hành vi ngắn hạn gây hủy hoại “khế ước xã hội” thường gặp nhất chính là sự đầu tư phi lí tính của các chính quyền địa phương. Trong hệ thống đầu tư hiện hành, đầu tư loại kinh tế chính phủ, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản, rất dễ giành được nguồn vốn chính trị, còn các đầu tư xã hội có liên quan đến dân sinh… thì bị thiếu mất động lực. Nếu như sự kỳ vọng của dân chúng đối với các chính sách dân sinh của chính phủ mãi vẫn không thể được thực hiện như lời hứa, thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thừa hành khế ước xã hội. Cuối cùng, ngay cả khi chính phủ có muốn tăng cường đầu tư xã hội, thì người dân cũng sẽ thực sự không coi là thật. Vô hình trung, kỳ vọng của rất nhiều tầng lớp trung lưu dựa vào chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng cũng sẽ bị suy giảm, cuối cùng chỉ muốn “bỏ phiếu bằng chân”, hoặc nghĩ đến chuyện làm người nhập cư, hoặc tìm đủ mọi cách để quay trở lại thể chế để trở thành một thành viên trong tầng lớp sống bằng lợi tức.    
Một dạng hành vi ngắn hạn khác chính là “thao tác hộp đen” cùng vấn đề hủ bại theo nghĩa rộng hơn. Nói chung, “thao tác hộp đen” thường gặp ở lĩnh vực kinh tế và nhân sự. Đặc biệt là chỉ hành vi tìm thuê quyền lực để dùng quyền nhằm một mưu đồ riêng nào đó trong các quá trình đấu thầu, mua sắm, tuyển dụng và rà soát. Dần dà, người dân thấu rõ chuyện này, quen đi rồi cho đó là bình thường. Cuối cùng, dân chúng nói chung sẽ nảy sinh “chứng mệt mỏi cải cách” chống lại sự hủ bại và quy chế hóa, không còn tín nhiệm coi những thứ luật và chế độ kỷ luật kiểm tra công này là “của chúng ta” nữa, và xếp các quan chức chính phủ vào hàng “của họ”, thậm chí còn phát triển thành một thứ tâm lý “thù quan chức”.     
Dạng hành vi ngắn hạn cuối cùng và cũng mang tính tàn bạo nhất, đó là hành vi hách dịch của cá nhân các quan chức chính phủ và nhân viên chính phủ, mà điển hình nhất là “Vụ án Đặng Ngọc Kiều” năm 2009 và “Vụ án Lý Cương” , “Vụ án Tiền Vân Hội” năm 2010. Những sự kiện ấy vì sao lại mang tính tàn bạo, có thể dẫn đến sự đối lập không gian ảo quan-dân, cùng trạng thái “anh giải thích thế nào tôi cũng không tin”, truy tìm căn nguyên thì vẫn là nằm ở những nhân tố dài hạn dân sinh và hủ bại đã hủy hoại sâu sắc nền tảng độ tín nhiệm quan-dân.   
Nếu các quan chức với tư cách đại diện cho quyền lực nhà nước mà mất tín nhiệm, luật pháp với tư cách là nguyên tắc của quyền lực nhà nước mà mất tín nhiệm, thì thứ duy nhất để dân chúng có thể tín nhiệm chính là đồng tiền có chủ quyền khống chế nhà nước toàn lực. Nói một cách khác, tất cả mọi hệ thống đều tập trung một cách đầy rủi ro vào hệ thống tiền tệ và tín dụng. Nhưng một đất nước như vậy sẽ không thể vượt qua nổi một trận lạm phát hoặc giảm phát, bởi vì người dân một khi đã phát hiện thấy đồng tiền cũng không đáng tin cậy, thì độ tín nhiệm giữa nhà nước với xã hội sẽ hoàn toàn bị đổ vỡ, các lực lượng khác nhau sẽ phải dùng đến bạo lực. Nhìn từ góc độ lịch sử và quốc gia, điều này không phải là chuyện “Ngàn lẻ một đêm”, bởi vì bên trong hệ thống kinh tế vốn cực kỳ thiếu cân đối của Trung Quốc đã ẩn chứa một sự rủi ro tiền tệ như vậy. Có nghĩa là, điều khiển vật giá đã không còn là một nhiệm vụ kinh tế nữa, mà là nhiệm vụ chính trị.         
2.  Độ tín nhiệm giữa các chủ thể lợi ích của thị trường
Độ tín nhiệm giữa các chủ thể lợi ích của thị trường là đề tài được xã hội chúng ta bàn luận nhiều nhất. Lấy chuyện “sữa nhiễm độc” làm ví dụ, hiện Trung Quốc năm nào cũng có đến hàng mấy vụ sự cố về an toàn thực phẩm dược phẩm, rồi chuyện “gian thương vô lương tâm” dường như càng triệt thì lại càng nổi lên, rất khó phòng ngừa. Thế là đã xuất hiện hiện tượng khôi hài là một mặt tiêu dùng trong nước không đủ, nhưng mặt khác tầng lớp trung lưu lại “ra nước ngoài vơ vét hàng hóa”. Ngoài ra, còn có vô số những gian lận thương mại, gian lận tín dụng, bẫy việc làm và các tổ chức MLM[iii] , bất luận chính phủ có ra sức kiểm tra xử lý ra sao, thì dường như cũng mãi mãi rơi vào trạng thái không thể triệt được tận gốc.
Nếu nói sự mất tín nhiệm giữa chính phủ với dân chúng chủ yếu là khởi nguồn từ việc quyền lực thiếu sự cân bằng trong ngoài hữu hiệu, thì căn nguyên trực tiếp làm thiếu mất độ tín nhiệm trong phương diện kinh doanh chính là sự bất đối xứng về thông tin và thiếu vắng sự giám sát quản lý. Tính bất đối xứng về thông tin là sản phẩm tất yếu của bất cứ xã hội truyền thống chuyển đổi hình thái xã hội từ nông nghiệp sang kinh doanh nào. Ở một đất nước đã trải qua sự thử thách của hiện đại hóa, vấn đề xã hội mang tính kết cấu này đã thôi thúc sinh ra các tổ chức môi giới lớn mạnh và các quy phạm pháp luật phức tạp. Trung Quốc cũng không là ngoại lệ. Nhưng vấn đề độ tín nhiệm của thị trường Trung Quốc cũng mang tính đặc thù tự thân, điều này cần bắt tay vào phân tích từ cơ chế ưu đãi xã hội.       
Như ở trên đã nói, sự lan tràn rất nhiều hành vi gian lận và các hành vi mưu lợi phi pháp khác của Trung Quốc thực sự được tạo nên bởi sự độc quyền kinh tế và tiền tệ “lợi ra từ một lỗ”. Chính bởi vì động cơ mưu lợi cá nhân trong nền kinh tế xã hội Trung Quốc hết sức mạnh, nhưng lại thiếu mất kênh mưu lợi hợp pháp. Các cá thể bất luận kiếm được tài sản bằng cách chăm chỉ tiết kiệm (thiếu vốn tài chính), hay bằng các phát minh sáng chế (thiếu sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ), thì giá thành cũng đều tương đối cao. Trái lại,  nếu bằng cách chuyển giao tài sản, độc quyền thị trường, trốn thuế, lừa đảo hoặc bằng hình thức cướp giật trá hình, thì lại thường được lợi. Nếu có được sự bảo hộ của quyền lực, thì lại càng được lợi hơn. Điều này mang tính kế tục cao độ với hành vi lừa đảo của Trung Quốc truyền thống.           
Logic của sự thiếu vắng giám sát quản lý cũng gần như thế. Khác với xã hội Phương Tây dựa vào các tổ chức xã hội, vào hệ thống tư pháp và mô hình phân công các cơ quan giám sát quản lý trong chính phủ, quyền giám sát quản lý của Trung Quốc chủ yếu “tập trung” rải rác vào một hoặc một vài cơ quan chức năng của chính phủ. Dưới sự điều khiển của “chiếc gậy chỉ huy lợi ích”, những cơ quan giám sát quản lý này sẽ lựa chọn ra sao giữa “gia tăng thu nhập quản lý” với “loại bỏ mọi thứ bất hợp pháp” là điều rất dễ nhận thấy. Huống hồ nếu truy tra đến cùng thì rất có thể sẽ làm tổn hại đến lợi ích của các cơ quan ngang cấp khác, sẽ làm liên lụy đến giá thành hành chính sộp, thậm chí là cả rủi ro chính trị. Khi chính sự giám sát quản lý biến thành một loại nguồn lợi ích độc quyền, thì hệ quả của “giám sát quản lý yếu ớt” và “càng kiểm tra càng nhiều” là ra sao không cần nói cũng đã biết.
3.  Độ tín nhiệm giữa các thành viên xã hội nói chung
Vấn đề độ tín nhiệm giữa các thành viên xã hội nói chung đề cập đến diện cực rộng, tức bao gồm độ tín nhiệm giữa những người thuộc các tầng lớp khác nhau và những người thuộc các khu vực khác nhau, còn bao gồm cả độ tín nhiệm “người nội bộ” giữa các thành viên trong gia đình, công ty, đơn vị và tổ chức xã hội. Sự chuyển đổi hình thái xã hội của Trung Quốc hiện nay, tương tự với sự chuyển đổi hình thái từ xã hội lễ tục sang xã hội pháp trị của Phương Tây thời hậu hiện đại trên rất nhiều phương diện, đặt ra những yêu cầu mới đối với độ tín nhiệm. Mà một biểu hiện cơ bản chính là phương thức độ tín nhiệm truyền thống được thiết lập trên cơ sở thân tộc và địa lý đã bị suy vi ở rất nhiều mặt, nhưng lại chưa tìm được thứ thay thế phù hợp.    
Mâu thuẫn giữa “người nhập cư” với “người nguyên trú” nảy sinh ở rất nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh… đã thuyết minh một cách đầy đủ rằng, phương thức thiết lập độ tín nhiệm chủ yếu dựa vào mạng lưới phi chính thức “người quen” như trước đây đã khó lòng thỏa mãn được nhu cầu của xã hội “người nhập cư”. Cùng với việc hàng ngàn hàng vạn lao động di cư từ nông thôn và sinh viên tràn vào các thành phố vùng duyên hải, đã không thể còn dựa vào mối quan hệ người quen để giải quyết chuyện việc làm, có được tư cách người thành phố và có được các hàng hóa công cộng một cách dễ dàng trong hoàn cảnh mới. Ngược lại, người nguyên trú trong các thành phố lớn chỉ cần dựa vào danh tính bản địa của mình là có thể được hưởng lợi từ trong sự phát triển kinh tế mà người di cư đã thúc đẩy, hơn nữa còn tiếp tục được hưởng những tiện ích ngoại ngạch xã hội người quen. Chính những chính sách đãi ngộ và xã hội từ lãnh đạo thành phố chênh lệch nhau giữa người nhập cư với người nguyên trú đã khoét sâu thêm mối mâu thuẫn này.          
Mặt khác, vấn đề độ tín nhiệm trong các nhóm nghề nghiệp cũng ngày càng dẫn đến sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Theo điều tra xã hội 10 năm gần đây, tiếng nói xã hội và độ tín nhiệm nghề nghiệp của bác sĩ, giáo viên, quan chức chính phủ và người làm luật pháp bị giảm sút nhanh chóng nhất. Một cách tương tự, những lĩnh vực này không chỉ là ngành nghề có tiếng nói xã hội tối cao ở Phương Tây hiện đại, quả thực còn là những lĩnh vực có quy tắc ngầm và đạo đức nghề nghiệp bị suy giảm hết sức nghiêm trọng.    
Nguy cơ về độ tín nhiệm thậm chí đã phát triển ra cả giữa những người thông thường.  “Vụ án Bành Vũ” đã thể hiện tình thế khốn cùng mà nghĩa vụ đạo đức cơ bản nhất phải đối mặt: Sự thiện lương do một phía chủ động đã bị phía bên kia lợi dụng. Mà ảnh hưởng từ điều này là sau đó đã xảy ra nhiều thảm kịch người già ngã không có ai nâng đến nỗi bị tử vong. Điều khiến cho người ta phải buông tiếng thở dài hơn là thái độ “cắp xác vòi tiền” của chủ tàu Kinh Châu ở Hồ Bắc đối với người dũng cảm làm việc nghĩa: Chỉ cần tiền chưa chồng ra là không được giao xác, lại còn cương quyết không cho nợ. Ví dụ này đủ để cho thấy sự khốn cùng đạo đức mà độ tín nhiệm xã hội cơ bản nhất hiện nay phải đối mặt: Muốn duy trì được độ tín nhiệm cơ bản nhất, thì đòi hỏi cả hai bên phải tuân thủ một đường đáy đạo đức nhất định, nhưng nếu như một bên cho rằng đường đáy đạo đức cơ bản là không có giá trị khi đem so với lợi ích kinh tế tiền tệ hóa, thì cơ sở cho độ tín nhiệm giữa những người lạ cũng tuyệt nhiên sẽ là không có.        
Nếu như nói giữa nguy cơ về độ tín nhiệm phổ biến trong xã hội và nguy cơ về độ tín nhiệm trong phương diện chính trị kinh tế có điểm chung gì đó, thì tiền tệ hóa chắc chắn là một biến số quan trọng. Với tư cách là một dạng khác của quyền lực, tác động của tiền tệ đối với sự tương đối hóa giá trị và làm phân rã đạo đức là điều hiển nhiên dễ thấy. Khác với Phương Tây và Nhật Bản thời công nghiệp hóa, Trung Quốc không có lực lượng tôn giáo mạnh mẽ để làm chỗ dựa cuối cùng cho đạo đức, vì thế mà tiền tệ hóa lại càng nổi rõ đối với chức năng làm tan rã đạo đức và giá trị truyền thống. Tính đặc thù của Trung Quốc nằm rõ hơn ở chỗ đồng thời với việc mọi phương diện trong xã hội đều đang tiền tệ hóa, thể chế tín dụng đang điều khiển tiền tệ hóa lại chưa được xã hội hóa, mà là đang tiếp tục chịu sự điều khiển trực tiếp của quyền lực.     
Thiết lập độ tín nhiệm xã hội theo hình thức mới
Tái lập lại độ tín nhiệm xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong bước xây dựng xã hội tiếp theo của Trung Quốc. Giống với rất nhiều nhiệm vụ khác, việc thiết lập độ tín nhiệm xã hội là một công trình hệ thống, đòi hỏi phải có sự cải cách chỉnh thể nền kinh tế xã hội.     
Sự cải cách cơ bản nhất nằm ở phương diện kinh tế. Bao gồm giảm thiểu sự độc quyền về kinh tế, gia tăng sự tham dự của xã hội vào các chính sách kinh tế của nhà nước, ủng hộ việc xã hội hóa ngành ngân hàng và tiền tệ, cho phép các doanh nghiệp tư nhân có được nhiều không gian tự do hơn, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tư nhân, nhất là quyền sở hữu trí tuệ của trí thức, từ đó mà thay đổi một cách căn bản địa vị khó xử của xã hội trong sản xuất tín dụng. Trong điều kiện không gian hoạt động xã hội được mở rộng hơn, nhà nước cũng sẽ có thể đưa vào được hệ thống tư pháp độc lập hơn và đưa các tổ chức xã hội tham gia vào giám sát quản lý kinh tế.. Như vậy sẽ giúp ích cho việc hình thành cơ chế độ tín nhiệm giữa các chủ thể thị trường. Thực ra, sự thành công của các sàn kinh doanh mạng như trang mạng Đào Bảo… đã trở thành mô hình điển hình về việc thiết lập độ tín nhiệm kinh doanh bằng cách các thành viên xã hội được tham dự một cách bình đẳng.      
Ở lĩnh vực chính trị, xác định lại khế ước giữa nhà nước với xã hội là con đường tất yếu để tăng cường độ tín nhiệm chính trị giữa nhà nước với xã hội. Nhà nước cần xây dựng một phương án cung cấp hàng hóa công cộng mới, bao gồm nhà ở, y tế, dưỡng lão và giáo dục, trên cơ sở có sự tham dự của xã hội, theo tinh thần tham dự một cách công bằng, xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của ba bên gia đình, xã hội và chính phủ trong đó, đồng thời được bảo vệ bằng hình thức pháp luật. Ngoài ra, trong phương diện tổ chức xã hội, nhà nước cần từng bước nới lỏng sự độc quyền đối với các tổ chức xã hội, trao quyền được biểu đạt lợi ích và tham dự vào chính trị cho các bên liên quan (stake holders) ở các tầng lớp xã hội.
Với bất cứ một xã hội hiện đại nào, độ tín nhiệm xã hội cũng không phải là hàng hóa công cộng, mà là một loại trật tự mà bất cứ một xã hội mở nào cũng đều hình thành một cách tự phát, còn nhà nước chỉ là một thành viên tham dự thứ yếu. Nguy cơ về độ tín nhiệm của xã hội Trung Quốc hiện nay, ở một chừng mực rất lớn, là bắt nguồn từ một loại trật tự xã hội “bản vị tiền tệ”. Loại trật tự này đã làm chao đảo đường đáy đạo đức của rất nhiều người, đã làm méo mó hệ thống giá trị bình thường, đã làm hủy hoại nền tảng của độ tín nhiệm giữa các bên liên quan trong thị trường và giữa các thành viên trong xã hội. Nhưng trong thực tế, kiện toàn chế độ tín nhiệm (tín dụng) của xã hội cần phối hợp nhịp nhàng với hệ thống tiền tệ vẫn có thể bền vững. Chỉ có thực hiện được “xã hội hóa” độ tín nhiệm (tín dụng) xã hội, bắt tiền tệ và quyền lực phải phục tùng mọi nhu cầu của xã hội, thì tự thân xã hội mới có thể thoát khỏi được nguy cơ về độ tín nhiệm.     
Nguồn: china-review.com


Bản tiếng Việt © Quốc Thanh 2012


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

[i]   Tiếng Pháp: “De l’esprit des lois”; tiếng Anh: “The Spirit of the Laws” -ND
[ii]   “Biển” ở đây có nghĩa là “lừa gạt”, “lừa dối”. Bộ sách gồm 4 quyển, tập hợp những câu chuyện về thuật lừa gạt và cách phòng lừa gạt trong giới giang hồ -ND.
[iii]   

Tổ chức kinh doanh theo mạng, kinh doanh đa cấp –ND.


* Theo http://finance.qq.com/a/20120317/001240.htm: Trịnh Vĩnh Niên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á, National University of Singapore.

Nước Mỹ trong một thế giới mới: America’s Place in the New World (NYT 7-4-12) -- Bài Charles Kupchan

Về Ôn Gia BảoChina’s Wen Jiabao: Taking it to the Streets (CFA 6-4-12) -- Liz Economy --Báo chí Cu-ba tuyên truyền về chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ND 7-4-12) -- Ấy chết, báo cũa Đảng ta sao lại cho rằng báo bạn "tuyên truyền"?!  Họ, cũng như báo Nhân Dân, chỉ làm nhiệm vụ "đưa tin" đấy thôi!




-------

Tổng số lượt xem trang