Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Tổng Giám đốc EVN bị kỷ luật khiển trách

picture-Tin liên quan: Tập đoàn EVN phản đối cách hành xử của Tập đoàn Viettel đối với khách hàng viễn thông EVN

-Tổng Giám đốc EVN bị kỷ luật khiển trách
Ông Đào Văn Hưng, nguyên Chủ tịch EVN bị kỷ luật cảnh cáo do để EVN Telecom kinh doanh thua lỗ. Hôm nay (28/12), Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thi hành kỷ luật với ông Phạm Lê Thanh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN, ông Đào Văn Hưng.
Ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN
Theo đó, ông Phạm Lê Thanh bị khiển trách, ông Đào Văn Hưng bị cảnh cáo vì để công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom) kinh doanh thua lỗ gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, năm 2010, EVN Telecom lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Kinh doanh thua lỗ khiến EVN phải bán vốn tại EVN Telecom cho Viettel từ 1/1/2012.

Chịu trách nhiệm trong việc này, ông Đào Văn Hưng đã bị cách chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, về nhận công tác tại Bộ Công Thương. Sau đó, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN.

Tại buổi họp báo mới đây, Phó Tổng giám đốc tài chính EVN, ông Đinh Quang Tri cho biết, năm nay tập đoàn dự kiến lãi 100 tỷ trên cơ sở trích lập dự phòng tài chính bù lỗ cho những năm trước 3.500 tỷ đồng. Hai năm trước, tổng lỗ của EVN là 11.000 tỷ đồng.

-Hậu sáp nhập EVN Telecom vào Viettel: “Ai trả nợ hợp đồng cho tôi?”
Các doanh nghiệp xã hội hóa xây dựng trạm BTS, vốn trước đó đã ngồi trên đống lửa vì bị EVN “om vốn”, nay lại bắt đầu tá hỏa khi hàng chục tỷ đồng đầu tư vào xây dựng BTS theo hợp đồng trước đây tiếp tục bị Viettel “khất nợ”, thậm chí có nguy cơ mất trắng.
Vụ sáp nhập EVN Telecom vào Viettel đã gây ra nhiều hệ lụy cho các công ty tư nhân đầu tư xây dựng trạm thu phát sóng (BTS) cho EVN Telecom trước đây.

Từ cách đây vài tháng, những đơn thư kêu cứu đã được 8 công ty tư nhân chuyên về xây dựng hạ tâng viễn thông ký gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước và nhiều đơn vị bộ ngành liên quan khác, trong đó “tố” Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) “đơn phương chấm dứt hợp đồng” thuê trạm BTS được chuyển giao từ EVN Telecom và “trái chỉ đạo của Thủ tướng”.


Lối rẽ bất ngờ

Theo đơn kêu cứu từ 8 công ty gồm: Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Hoa Phát, Công ty Cổ phần Sơn Hà Group, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư viễn thông tin học, Công ty Cổ phần Thương mại An Sang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư thương mại công nghiệp King Han, Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng điện và viễn thông, Công ty Cổ phần Thăng Long số 9, Công ty Cổ phần Viễn thông CSC, thì cuối tháng 4/2012, các doanh nghiệp đã nhận được văn bản từ phía Viettel đơn phương hủy hợp đồng, yêu cầu tháo dỡ trạm BTS do “không phù hợp sau khi sáp nhập”, và điều này đang “ép các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”.

Theo tường trình tại đơn kêu cứu của các doanh nghiệp trên, từ tháng 6/2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai mở rộng mạng lưới phủ sóng di động 3G của Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), trong đó kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực tham gia công tác đầu tư xây dựng trạm BTS.

Đại diện các doanh nghiệp trên cho biết đã vay vốn từ ngân hàng, cổ đông và cá nhân để xây dựng các trạm BTS cho EVN và đầu tư xã hội hóa cơ sở hạ tầng trạm BTS cho EVN thuê lại. Trong đó, doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư xây dựng trạm BTS bao gồm cột anten, phòng máy BTS, hệ thống điện, tiếp đất chống sét, điều hòa… với chi phí từ 250 - 400 triệu đồng mỗi trạm.

Các trạm BTS này đã hoàn thành và được EVN nghiệm thu đưa vào sử dụng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm chuyển giao, EVN vẫn chưa trả tiền xây dựng trạm BTS cho các doanh nghiệp (nhà thầu) và tiền thuê lại trạm BTS của các doanh nghiệp xã hội hóa như hợp đồng đã ký. Vốn đầu tư xây dựng trạm BTS và tiền thuê lại trạm BTS của các doanh nghiệp đã bị EVN khất nợ, chiếm dụng vốn cả năm trời, khiến doanh nghiệp phải nợ cả tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ở EVN đã vậy, sang Viettel còn hẩm hiu hơn, cho dù theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ ngày 5/12/2011, thì việc chuyển giao EVN Telecom sang Viettel phải đảm bảo nguyên trạng cơ sở hạ tầng viễn thông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác.

“Với quyết định này của Thủ tướng Chính phủ thì Viettel phải thực hiện các công nợ cho doanh nghiệp, tuy nhiên tập đoàn này đã không tuân thủ”, đại diện nhiều doanh nghiệp xây trạm BTS bức xúc.

Các doanh nghiệp xã hội hóa xây dựng trạm BTS, vốn trước đó đã ngồi trên đống lửa vì bị EVN “om vốn”, nay lại bắt đầu tá hỏa khi hàng chục tỷ đồng đầu tư vào xây dựng BTS theo hợp đồng trước đây tiếp tục bị Viettel “khất nợ”, thậm chí có nguy cơ mất trắng. Theo thông báo của Viettel (Viettel) thì 100% các doanh nghiệp xã hội hóa đều bị hủy hợp đồng đối với khoảng 80 - 95% số trạm BTS. Đối với số trạm còn lại, Viettel yêu cầu giảm giá thuê thậm chí chỉ còn 1/3 so với hợp đồng đã ký - số tiền này còn chưa đủ để các doanh nghiệp đi thuê mặt bằng dựng trạm BTS. 

Ông Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Hoa Phát, doanh nghiệp có số trạm BTS lớn nhất trong 8 doanh nghiệp trên cho biết, sau khi có công văn hỏa tốc của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, “yêu cầu Viettel, EVN báo cáo cáo việc giải quyết công nợ xây dựng các công trình trạm BTS, thực hiện hợp đồng thuê trạm BTS trước đây cũng như việc bàn giao tiếp nhận cơ sở hạ tầng trạm BTS từ EVN, sang Viettel gửi Bộ Tài chính để có cơ sở, xem xét giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp”, thì cuối tháng 5/2012, đại diện đơn vị phía Viettel, EVN và các doanh nghiệp đã có cuộc họp ba bên nhằm tìm hướng giải quyết.

Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp yêu cầu Viettel đưa ra hướng giải quyết, kết luận và ghi biên bản cuộc họp thì Viettel cho biết, “đây chỉ là cuộc gặp gỡ, trao đổi ý kiến để xem xét”.

Theo các doanh nghiệp trên, trước đó Văn phòng Chính phủ cũng đã có Công văn số 1555 chuyển đề nghị của doanh nghiệp tới EVN để xem xét, xử lý. Còn gần đây nhất, ngày 3/7/2012, theo chỉ đạo của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước cũng có Công văn số 899 cũng đã chuyển đơn “kêu cứu” của doanh nghiệp tới hai tập đoàn Viettel và EVN để kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền, trả lời doanh nghiệp và báo cáo kết quả giải quyết trình Chủ tịch nước trước ngày 15/8/2012.

Đến đầu tháng 6/2012, Viettel tiếp tục mời các doanh nghiệp đến họp nhưng trong các cuộc này đều không có hướng giải quyết rõ ràng.

Viettel có “chơi khó” doanh nghiệp nhỏ?


Trong các công nợ mà Viettel (được EVN chuyển giao sang) phải trả cho các doanh nghiệp xây dựng trạm BTS theo hợp đồng kinh doanh, gồm có nợ tiền thuê trạm BTS (các doanh nghiệp trên xây rồi cho EVN thuê lại) và tiền đầy tư xây dựng BTS cho EVN trước đây theo “đơn đặt hàng”.

Theo thông tin từ Viettel, Viettel đã tiếp nhận 8.870 trạm thu phát sóng (BTS, NodeB) từ EVN. Riêng đối với các trạm BTS được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa là 1.114 trạm. Số trạm từ 8 doanh nghiệp trên mới chỉ chiếm một phần trong tổng số trạm được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa trên, tương đương khoảng 300 trạm.

Riêng với các trạm BTS được EVN thuê lại, đại diện các doanh nghiệp trên cho biết, theo hợp đồng, EVN đã ký kết thuê các trạm BTS với cam kết thuê dài hạn 10 năm, thời hạn ký kết hợp đồng là 5 năm một lần. Vì thế doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư rất lớn (từ 250 - 400 triệu đồng/trạm BTS) với hy vọng hoàn vốn sau 5 năm và có lợi nhuận từ năm thứ 6 trở đi.

“Thế nhưng, hướng của Viettel vẫn là dừng hợp đồng, không tiếp tục thuê, với tổng số trạm chiếm tới 85 - 90%. Việc đơn phương hủy hợp đồng trước thời hạn 9 năm của Viettel sẽ ép hàng loạt các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và mất mát cả trăm tỷ đồng”, đại diện các doanh nghiệp trên cho biết.

Theo tìm hiểu của VnEconomy, từ 10 - 15/7, Viettel thực hiện thanh toán chi phí thuê nhà trạm BTS một phần đối với các công ty có đơn khiếu nại để “hỗ trợ đền bù để giảm bớt thiệt hại”. Tất nhiên, còn hàng chục nhà xây dựng BTS khác trong tổng số 1.114 trạm BTS mà chưa có đơn khiếu nại thì không biết Viettel đã thanh toán hay chưa. Dù đây mới chỉ tính là phần phí thuê nhà trạm BTS. Riêng về tiền đầu tư xây dựng trạm BTS (nhà thầu cho EVN) thì đến nay, cả EVN và Viettel cũng chưa thanh toán một đồng nào cho các nhà xây dựng.

Các doanh nghiệp BTS cho biết, Viettel thực hiện chủ trương thanh lý hợp đồng của các doanh nghiệp BTS mà EVN chuyển sang, với lý do là những trạm nào không đúng theo yêu cầu và tọa độ của Viettel, những trạm BTS nào có vị trí gần với vị trí trạm của Viettel trước đó (tức không thể sử dụng cùng lúc hai trạm BTS và phải bỏ trạm của EVN đi), hoặc trạm của EVN có độ cao không phù hợp với độ cao trạm của Viettel thì đều không được thanh lý - mà số trạm này chiếm tới khoảng 90%.

“Viettel đưa ra những lý do trên thì đúng là các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trạm BTS chỉ còn đường…  “khóc”. Chúng tôi không đồng ý với việc đơn phương hủy hợp đồng và vẫn đề nghị Viettel phải giải quyết để giảm bớt thiệt hại cho các nhà xã hội hóa”, đại diện các doanh nghiệp trên cho biết.

Các doanh nghiệp trên cũng đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo EVN và Viettel khẩn cấp hoàn trả số tiền xây dựng và tiền thuê cơ sở hạ tầng trạm BTS, bàn giao nguyên trạng các trạm BTS theo đúng Quyết định số 2151/QĐ-TTg, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Chưa rõ, Viettel cũng như EVN sẽ hợp tác và có hướng xử lý như thế nào?

Năm 2010, doanh thu của EVN Telecom chỉ đạt hơn 2.000 tỷ đồng và lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã chính thức hoàn thành việc chuyển giao Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).

Cụ thể, theo EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và 5 tổng công ty điện lực đã hoàn thành ký biên bản bàn giao tài sản viễn thông cho Viettel. 



EVNTelecom đã hoàn thành các công tác kiểm đếm, đối soát, thẩm tra tài chính, hoàn thiện biên bản bàn giao và đã ký biên bản bàn giao ngày 26/4/2012. 

Ngoài ra, trên cơ sở kết quả bàn giao, EVN đã phối hợp với Viettel hoàn thành dự thảo biên bản bàn giao và tờ trình gửi Bộ Tài chính để ra quyết định về việc bàn giao tài sản viễn thông giữa hai tập đoàn. 

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định về việc Viettel chính thức tiếp nhận EVN Telecom kể từ ngày 1/1/2012.

Việc quyết định chuyển giao EVN Telecom cho Viettel do doanh nghiệp viễn thông "nhà đèn" này nhiều năm qua hoạt động hiệu quả thấp, kinh doanh triền miên thua lỗ, nợ phải trả lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
-Hoàn tất chuyển giao EVN Telecom cho Viettel (04/05)

Thành công của Viettel và sự hoang phí của một chế độ
Nguồn -xuan hoang 
(Cám ơn t/g gửi bài. - Bài viết phản ánh quan điểm của t/g.)
Lãnh đạo Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel lên tiếng sau phản ứng khách hàng viễn thông EVN phải tốn thêm chi phí khi chuyển đổi qua mạng Viettel, cán bộ CNV EVNTelecom tố cáo bị Viettel chèn ép phải viết đơn xin nghỉ việc. Khách hàng viễn thông của EVN cũng như cán bộ CNV EVNTelecom tố cáo Tập đoàn Viettel đã làm ngược lại với yêu cầu Chính phủ đảm bảo quyền lợi khách hàng viễn thông EVN, đối tác EVN và công ăn việc làm cho cán bộ CNV EVNTelecom.
Theo như lý giải của lãnh đạo Tập đoàn Viettel thì thiết bị đầu cuối CDMA 450 MHz rất ít nhà sản xuất và chủ yếu là các hãng nhỏ của Trung Quốc, muốn mua thiết bị đầu cuối phải đặt hàng trước và giá thiết bị đầu cuối rất đắt lên đến vài triệu mỗi máy, nhưng mẫu mã cũng không phong phú và chất lượng thiết bị đầu cuối kém. Trong khi đó, Tập đoàn Viettel tự sản xuất thiết bị đầu cuối di động và cố định không dây GSM có giá rẻ chỉ từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng mỗi thiết bị đầu cuối. Đây là lý do Tập đoàn Viettel phải bỏ công nghệ CDMA 450 MHz sau khi tiếp nhận EVNTelecom.
Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn Viettel phải tiếp nhận viễn thông của Tập đoàn EVN để Chính phủ tiến hành tái cấu trúc Tập đoàn EVN. Nếu tính riêng tiếp nhận EVNTelecom, Tập đoàn Viettel đã phải tiếp nhận khoản nợ 7.600 tỷ của EVNTelecom và gần 2.500 tỷ nguồn vốn Tập đoàn EVN đã đầu tư vào EVNTelecom cộng với hơn 1.000 tỷ Tập đoàn EVN đã đầu tư vào tuyến cáp quang biển liên Á.
Không những thế, Tập đoàn Viettel cũng đang tiếp nhận tài sản viễn thông của các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải đầu tư và quá trình này còn đang tiến hành nên chưa thể thống kê chính xác giá trị tài sản. Nhưng theo các chuyên gia viễn thông đánh giá tài sản 40.000 km cáp quang của các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải có giá trị 1 tỷ đô.
Tập đoàn Viettel phải tiếp nhận một khối tài sản khổng lồ từ Tập đoàn EVN nhưng phần mạng CDMA 450 MHz thì không thể tiếp tục sử dụng do hiẹu quả kinh tế phải tháo bỏ; phần mạng 3G thì phải quy hoạch lại mới có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng; phần cáp quang thì không biết sử dụng thế nào cho hiệu quả.
Chỉ tính riêng phần chuyển đổi khách hàng EVN sử dụng dịch vụ CDMA 450 MHz sang mạng Viettel đã tốn kém của Tập đoàn Viettel gần 2.000 tỷ. Tập đoàn Viettel đã tạo điều kiện tối đa để khách hàng viễn thông của EVN không bị thiệt khi chuyển đổi qua mạng Viettel. Khi chuyển đổi qua mạng Viettel, khách hàng sử dụng dịch vụ di động E-Mobile chỉ cần mua một máy GSM do Viettel sản xuất có giá 350.000 đồng và một sim trắng 29.000 đồng, khách hàng sử dụng dịch vụ cố định không dây E-COM chỉ cần mua một máy Homphone do Viettel sản xuất có giá 250.000 đồng, nhưng Viettel đã tặng cho khách hàng viễn thông EVN số tiền 500.000 đồng trong tài khoản và trừ dần vào cước hàng tháng.
Lãnh đạo Viettel cũng đang đau đầu về việc các hộ gia đình cho các Công ty Điện lực thuê mặt bằng lắp đặt cột anten và nhà trạm. Theo như cách làm của Viettel trước khi đầu tư một trạm mới, Trung tâm TVTK Viettel tiến hành đo tải xác định lưu lượng, khảo sát địa hình rồi mới đưa đến quyết định toạ độ đặt trạm và giao lại cho Chi nhánh viettel tỉnh tiến hành thuê mặt bằng đặt trạm. Tuy nhiên một số nhân viên Viettel đã đầu cơ đất cho thuê mặt bằng lắp đặt trạm đã di dời toạ độ so với toạ độ đã được quy hoạch thiết kế và nhân viên này đã buộc thôi việc sau quá trình thanh tra của Tập đoàn Viettel.
Theo như phản ánh của Chi nhánh Viettel tỉnh chỉ có các trạm CDMA của EVN là được quy hoạch thiết kế tương đối chuẩn và các cột anten, nhà trạm này được giữ lại để sử dụng. Tuy nhiên hộ gia đình phải có sổ đỏ và hợp đồng được ký lại 3 bên gồm Chi nhánh Viettel tỉnh, Công ty Điện lực, chủ gia đình đồng thời có sự chứng giám của chính quyền địa phương.
Ngược lại với các trạm CDMA, các vị trí trạm3G chưa được lắp đặt thiết bị bố trí một cách tuỳ tiện. Vị trí địa hình đặt trạm 3G vừa thấp, vừa thưa dân cư và cột anten chỉ cao 20m, trong khi quy định Sở Thông tin và Truyền thông cột anten lắp đặt tại thành phố có chiều cao tối thiểu 30m và nông thôn cột anten có chiều cao tối thiểu 42m.
Theo như lãnh đạo Viettel thì nhiều vị trí đặt trạm 3G không đạt yêu cầu, diện tích đất cũng nhỏ nên không thể cải tạo nâng chiều cao cột anten. Ngoài ra nhiều vị trí cũng chỉ mới lắp đặt cột anten và chưa xây dựng nhà trạm cũng như chưa lắp đặt các ODF. Vì vậy các vị trí này Công ty Điện lực có thể đàm phán hộ gia đình tháo dỡ, thu hồi vật tư và thanh lý để thu hồi phần nào vốn đã đầu tư.
Tập đoàn Viettel đã xây dựng hoàn thành mạng Metro để cung cấp dịch vụ Internet cáp quang FTTH cũng như cung cấp truyền dẫn FE cho nodeB 3G. Mạng Metro vừa đảm bảo tốc độ dịch vụ Internet cáp quang FTTH cung cấp cho khách hàng vừa đảm bảo khôi phục nhanh đường truyền Internet cho khách hàng khi có sự cố xảy ra. Trong khi đó đa số hệ thống cung cấp dịch vụ Internet cáp quang FTTH do các Công ty Điện lực đầu tư rất đơn giản, từ một luồng FE do EVNTelecom cấp và các Công ty Điện lực đầu tư đấu nối broadcast bằng cách đầu tư một loạt các Switch quang đặt tại các khu vực cung cấp dịch vụ Internet cáp quang FTTH. Do vậy chất lượng dịch vụ Internet cáp quang FTTH cung cấp cho khách hàng không đảm bảo và thời gian khôi phục lại đường truyền Internet cho khách hàng khi sự cố xảy ra kéo dài. Đây là nguyên nhân Tập đoàn Viettel phải chuyển đổi khách hàng sử dụng dịch vụ Internet cáp quang FTTH của EVN sang mạng Viettel.
Nhân viên EVNTelecom chỉ có EVNIT chính là tinh hoa công nghệ thông tin của Tập đoàn EVN và đã được Tập đoàn EVN tốn kém chi phí để đào tạo bài bản nguồn nhân lực này. EVNIT là nơi sản xuất các phần mềm Tập đoàn EVN đang sử dụng như chương trình quản lý khách hàng CMIS, chương trình quản lý nhân sự, chương trình quản lý vật tư, chương trình quản lý tài chính. Tập đoàn Viettel đã điều chuyển nhân viên thuộc EVNIT qua Trung tâm Công nghệ thông tin Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Sở hữu nguồn nhân lực đã sản xuất ra các phần mềm Tập đoàn EVN đang sử dụng, Tập đoàn Viettel đang có kế hoạch nâng cấp các phần mềm này tương tự như phần mềm quản lý khách hàng viễn thông. Tất cả các phần mềm này được kết nối từ Tập đoàn EVN cho đến Điện lực huyện, trong đó các User được phân quyền từ Tập đoàn EVN cho đến được Điện lực huyện và Bộ Công thương được cấp User ngang hàng Tập đoàn EVN. Như vậy lãnh đạo Tập đoàn EVN có thể quản trị nhân lực từ Tập đoàn EVN cho đến Điện lực huyện, Tập đoàn EVN có ý kiến đối với các đơn vị cấp dưới nếu bố trí nhân lực không hợp lý; lãnh đạo Tổng công ty Điện lực quản trị nhân lực đến Điện lực huyện và có ý kiến để các Công ty Điện lực bố trí nhân lực hợp lý; lãnh đạo Công ty Điện lực bố trí nhân lực hợp lý để đạt hiệu quả năng suất tốt nhất. Và quan trọng nhất Bộ Công thương có thể giám sát mọi hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ doanh thu, lợi nhuận, giá bán điện bình quân, lương bình quân…
Muốn quá trình quản trị công nghệ thông tin được vận hành một cách liên tục và thông suốt từ Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho đến Điện lực huyện thì đầu tiên phải có đường truyền thông suốt từ Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho đến Điện lực huyện. Tập đoàn Viettel sẽ cho Tập đoàn EVN thuê các kênh luồng trong suốt này với giá hợp lý.
Một vấn đề nữa phải đảm bảo an ninh cơ sở dữ liệu nhưng phải minh bạch và Bộ Công thương cũng như người dân có thể giám sát mọi hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Muốn vậy Tập đoàn EVN phải thuê Server của Viettel.
Dự án quản trị Tập đoàn EVN bằng công nghệ thông tin theo ý kiến đề xuất của Tập đoàn Viettel không những mang lại hiệu quả kinh tế cho Tập đoàn EVN, dự án này còn đem lại công ăn việc làm cho nhân viên EVNIT.
Theo quan điểm của Tập đoàn Viettel “muốn làm sếp phải bị ném vào chổ chết”. Lãnh đạo EVNTelecom không thể tự nhiên bố trí làm sếp tại các đơn vị của Viettel được và nếu như có bố trí làm sếp thì nhân viên Viettel không phục. Lãnh đạo Tập đoàn Viettel muốn công bằng đối với CBCNV Viettel và CBCNV EVNTelecom. Văn hoá ứng xử của Tập đoàn Viettel trong đó có phần “muốn làm xếp thì viết đơn xin thi tuyển, xếp không hoàn thành nhiệm vụ thì tự động viết đơn xin từ chức chuyển qua làm lính”. Lãnh đạo Tập đoàn Viettel đã tạo điều kiện cho lãnh đạo EVNTelecom thể hiện năng lực bằng cách điều động đến các vùng “nóng”, nếu không lãnh đạo EVNTelecom có thể thi tuyển vào các vị trí của Viettel. Lý do không chịu nổi sức “nóng” tại Tập đoàn Viettel nhiều lãnh đạo EVNTelecom như Giám đốc EVNTelecom, các P.Giám đốc EVNTelecom, các Giám đốc Trung tâm miền đã viết đơn xin nghỉ việc.
Tập đoàn Viettel tiếp nhận EVNTelecom phải tiếp nhận hơn 2.000 nhân viên EVNTelelecom và đảm bảo công ăn việc làm cho CBCNV EVNTelecom Tập đoàn Viettel phải bố trí nhân viên EVNTelecom trong các đơn vị của Viettel, đầu tiên nhân viên EVNTelecom được bố trí làm các công việc đơn giản và sau quá trình thử thách sẽ được cân nhắc. Nếu như nhân viên EVNTelecom nào thấy mình có khả năng có thể thi tuyển các vị trí tại các đơn vị của Viettel. Tuy nhiên nhiều nhân viên EVNTelecom không chấp nhận phương châm tại Viettel “nước muốn trong phải chảy” và đã viết đơn xin nghỉ việc.
Theo như đề xuất của Tập đoàn EVN lên Chính phủ, Tập đoàn Viettel tiếp nhận EVNTelecom đổi lại Tập đoàn Viettel sẽ được sử dụng miễn phí cột điện của Tập đoàn EVN để treo cáp viễn thông trong thời hạn 30 năm.
Tuy nhiên chi phí thuê cột điện treo cáp viễn thông của Tập đoàn Viettel mỗi năm khoảng 200 tỷ và chi phí này đang giảm mạnh là do Tập đoàn Viettel đang tiến hành ngầm hoá cáp tại các thành phố, đồng thời Tập đoàn Viettel đang tiến hành trồng cột tách cáp khỏi cột điện lực. Do vậy vài năm nữa thì chi phí thuê cột điện treo cáp viễn thông của Tập đoàn Viettel chỉ tốn khoảng vài chục tỷ mỗi năm.
Vì danh dự Tập đoàn Viettel đã hành hiệp trượng nghĩa gánh vác các khoản nợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Và nếu như “văn hoá từ chức” tại Tập đoàn Viettel được áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam không bị lỗ nặng như ngày hôm nay, cũng không cần đến sự giúp đỡ của hiệp sĩ Viettel. Vì do xử lý không tốt về thông tin mới xảy ra tin đồn không tốt về hiệp sĩ Viettel.


-------

Tổng số lượt xem trang