TT - Đây là ví von của nhà báo Đinh Phong, ủy viên Ủy ban MTTQ TP.HCM, trước việc giá điện tiếp tục tăng tại hội nghị Ủy ban MTTQ VN TP.HCM lần 9 khóa 9 sáng 27-12.
Ông Đinh Phong cho rằng nâng giá điện khi đời sống nhân dân đang gặp khó khăn là không nên.
Mục tiêu của các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên là phục vụ phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Trong ảnh: công nhân điện lực gắn điện kế cho nhà người dân ở Kiên Giang - Ảnh: N.C.THÀNH
Ngành điện lực “đánh rơi” biết bao nhiêu tiền mà vẫn được ăn lương tốt và bắt dân bù lỗ. “Nhân dân đâu phải chùm khế ngọt, cứ lỗ thì thò tay vào túi móc ra bù lỗ?” - ông Đinh Phong nói.
Nhiều đại biểu tại hội nghị cũng cho rằng trong khi Chính phủ đang nỗ lực kéo giảm giá thì ngành điện lại nâng giá. Vai trò điều tiết của trung ương như vậy là chưa rõ. Ông Dương Quan Hà, chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, cho biết các ý kiến này của đại biểu sẽ được tập hợp để phản ánh với TP và trung ương.
* Ngày 27-12, Ủy ban Trung ương MTTQ VN tổ chức hội nghị tổng kết cuộc vận động ngày vì người nghèo năm 2012. Báo cáo cho thấy trong năm 2012, bốn cấp Mặt trận đã vận động được 1.500 tỉ đồng cho quỹ vì người nghèo, vận động thực hiện các chương trình an sinh xã hội được gần 6.000 tỉ đồng.
Theo bà Hà Thị Liên - phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, năm 2012 MTTQ VN và Đài truyền hình VN không tổ chức chương trình “Nối vòng tay lớn” vào đêm cuối năm như các năm trước. “Các tổ chức thành viên và MTTQ VN các cấp vẫn tự phối hợp với báo, đài các địa phương thực hiện và giới thiệu chương trình của mình, vì vậy không cần thiết phải tổ chức một cuộc trao bảng ghi tên ở MTTQ trung ương nữa” - bà Liên nói.
VIỄN SỰ - LÊ KIÊN-
- “Nhân dân không phải chùm khế ngọt” (TT). Cái đuôi con trăn
Chuyện kể rằng: có con trăn nọ lâu ngày không săn mồi có nên đói lả, nằm thoi thóp chờ chết. Chợt con trăn phát hiện phía sau mình có một con vật gì đó đang cựa quậy. Con trăn mừng quýnh, gom hết lực tàn đớp lấy "con mồi" nuốt chửng. Nhưng hỡi ôi! Khi nuốt gần hết "con mồi" thì con trăn mới biết đó là cái đuôi của chính nó. Nhân dân không phải là "chùm khế ngọt", nhân dân chính là cái đuôi của con trăn!
NGUYỄN THỤY VŨ
– Giá cả theo đà tăng (ĐĐK).
- Những ‘bệnh nhân’ của bệnh tham nhũng (TVN/Petrotimes). – Rồng rắn (có) lên mây? (LĐ). – “Ăn cắp” giờ hành chính: Cỗ bàn nháo nháo vì… nhà báo đến (Infonet). – Từ chỉ công chức (NNVN). – Dân chờ… mặc dân (TT).
- Bắt nguyên trưởng Phòng Quản lý đất đai Sở TN&MT Bình Thuận (DT). – Trưởng phòng Đăng ký đất Sở TNMT “dính” án (LĐ). – Người mất đất cần chỗ ở, việc làm (TT).
- Công an làm việc với “trùm” tên miền (TT).
Công an làm việc với 'trùm' tên miền
Tiền Phong Online
Chiều 27-12, tin từ Bộ Công an xác nhận Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về công nghệ cao đã mời ông Nguyễn Trọng Khoa (còn gọi là Khoa “bánh ít”, 35 tuổi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) tới trụ sở Bộ Công an tại phía Nam.
Từ đồn công an về, Khoa 'bánh ít' bị vợ đòi bỏThebox.vn
Rao bán tên miền Eurowindow hơn 1 tỷ đồngVietNamNet- Phí chồng phí trên quốc lộ 51 (TP). - Chặn cửa ‘chạy’ công chức (VNN). - Kịch phanh phui nạn mua quan bán chức gây sốt (VNN).- Làm tiền trên xe khách: Công an ở đâu ? (NLĐ).-
- Cần hay không hội đồng Hiến pháp? (VnEco). – Hội thảo về sửa đổi Hiến pháp 1992:Kiểm tra chéo quyền lực bộ máy nhà nước (SGGP).
- Trung úy công an bị khởi tố vì dùng nhục hình (TN). - Một số hành xử của công an “lạm quyền và sai luật” (Kiến thức).
- Bắt giam nguyên chánh án nhận hối lộ (NLĐ).
- Bao giờ hết rác ở Hồ Gươm? (PN Today).-- Nghệ An: Mở cửa ô tô gây tai nạn chết người (DT).-
- Dòng họ 24 ngón (TT).-
- Chật vật bồng bế con nhỏ về quê nghỉ Tết (DT). - Lỉnh kỉnh đồ đạc, ùn ùn kéo ra bến xe về quê nghỉ Tết (DV).
- Không thể bỏ hệ thống loa phát thanh xã, phường (Infonet).
Có nên tiếp tục duy trì hệ thống loa phát thanh tại các phường, xã, thị trấn nữa hay không trong khi nhu cầu của người dân đối với hình thức thông tin này ngày càng ít đi. Đó là vấn đề được đặt ra tại hội thảo “Tăng cường vai trò quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thanh cơ sở”, diễn ra ngày 27/12 tại tỉnh Bình Phước.
Cán bộ đài phát thanh xã đang "lên sóng" - Ảnh đài PTTH Bình Phước cung cấp |
Ông Phan Văn Thảo, Phó Giám đốc đài PTTH tỉnh Bình Phước cho biết, trong xu thế phát triển thông tin ngày nay, người dân có rất nhiều kênh thông tin để lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của mình. Do vậy, đã có hai luồng ý kiến xung quanh việc có nên tồn tại hay không đối với những chiếc loa truyền thanh.
"Thực tế, đã có không ít người dân than phiền khi loa truyền thanh cứ “chĩa” thẳng vào nhà mình mà “oang oang” mỗi ngày. Ngoài ra, đối với những thành phố lớn, đông dân cư thì những âm thanh của chiếc loa truyền thanh trở nên vô tác dụng bởi đủ các tiếng ồn khác vang lên to hơn”, ông Thảo nói.
Luồng ý kiến còn lại thì cho rằng, loa phát thanh phường, xã vẫn còn cần thiết trong trường hợp có biến cố gì đó xảy ra như: địch họa, thiên tai, bão lũ… Một số cơn bão vừa qua, điện đài bị ảnh hưởng, riêng loa phát thanh vẫn hoạt động bình thường.
Ngoài ra, mạng lưới truyền thanh cơ sở, trong đó có hệ thống loa phát thanh xã, phường, là hệ thống “chân rết” không thể thiếu trong hệ thống phát thanh, truyền thanh, truyền hình của các tỉnh, thành phố.
Trước hai luồng ý kiến tranh cãi, ông Đặng Hữu Vinh, Phó trưởng Đại diện Cục quản lý PTTH và TTĐT tại TP.HCM cho rằng: “Không thể bỏ hệ thống loa phát thanh xã, phường. Có chăng là thay đổi hình thức phát sóng như thời gian phát, nội dung phát, để không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nghỉ ngơi của người dân”.
Bởi theo ông Vinh, chủ trương chính sách Nhà nước khi đưa ra là phải đi thẳng vào cơ sở trước. Phản ứng về các chính sách, chủ trương của Nhà nước cũng là từ người dân trước. Theo đó, hệ thống loa phát thanh phường, xã làm nhiệm vụ hết sức quan trọng là đưa thông tin về các chính sách, chủ trương của Nhà nước đến tận mỗi người dân.
“Phải phát thanh làm sao cho người dân “khoái” loa chứ không phải thấy phiền hà. Riêng loa ở thị trấn, có thể xem xét bỏ đi được vì nơi đây, điều kiện về công nghệ thông tin, Internet rộng khắp, người dân có thể nắm bắt thông tin nhanh”, ông Vinh chỉ đạo.
Duy Nguyên
-