VRNs (12.04.2012) – Hà Nội – Phản bác lại bài viết của Kim Ngọc với tựa đề Lợi dụng trợ giúp nhân đạo để kích động trên báo QĐND thứ Ba 03/04/2012
Thưa bạn Kim Ngọc,
Tôi vẫn biết Xuất Khẩu lao động là chủ trương lớn của đảng và nhà nước Việt Nam, và tôi còn biết đi kèm với chủ trương đó là việc Đảng nhân danh Nhà Nước tiếp tay bao che cho các Cty môi giới lừa tiền, bóc lột tiền lương và sức lao động của người lao động, bỏ rơi người lao động khi họ gặp hoạn nạn. Tôi sẽ kể cho bạn nghe những bằng chứng mà nhân chứng và vật chứng hiện đang có mặt tại VN.
1. Bản thân tôi là nạn nhân của chủ trương xuất khẩu lao động, và tôi chính là nạn nhân đã bị đảng và nhà nước VN bỏ rơi khi tôi gặp nạn. Lúc đó Cảnh sát, Đại Biểu Quốc Hội và Bộ lao động Đài Loan đã trực tiếp liên hệ và gửi công văn yêu cầu Văn phòng đại diện VN tại ĐL đứng ra cùng chính phủ ĐL giúp đỡ giải quyết vấn nạn của tôi theo những điều khoản mà hai nước đã ký kết với nhau, nhưng tuyệt nhiên chính phủ VN không hề có động thái gì.
2. Tôi cũng dám khẳng định với bạn một điều là khi Xuất khẩu lao động là chủ trương lớn của đảng và nhà nước, nhưng đảng và nhà nước lại không có chủ trương lớn để giúp người gặp nạn thì chủ trương đó trở thành chủ trương gi???? Phải chăng đấy là chủ trương đem con bỏ chợ chỉ cần tiền thuế của người lao động?????.
Bạn hãy hỏi tất cả các nạn nhân và nhân viên của đảng và nhà nước xem khi những nạn nhân kêu cứu nhờ sự giúp đỡ của đảng và nhà nước họ đã nhận được gì? Có khi nào nhân viên của đảng và nhà nước dùng tâm tình và trách nhiệm của họ cứu giúp người gặp nạn trong đêm không? Còn bản thân tôi đã từng nhiều lần nửa đêm một thân một mình với đôi chân khập khiễng (vì mới bị tai nạn) đến sào huyệt của Cty môi giới cứu giúp người lao động đang bị giam cầm. Có một vụ đặc biệt mà suốt đời tôi và người nạn nhân đó sẽ không thể quên được.
Đó là một đêm khi chuẩn bị đi ngủ tôi nhận được điện thoại của một lao động nói là anh đã bị môi giới nhốt trong phòng kín 3 ngày rồi, điện thoại bị thu giữ nhưng may mắn là trong hành lý của anh có chiếc điện thoại của người bạn gửi cất hộ, nên anh đã dùng để gọi cầu cứu cục lao động 02 ngày mà vẫn chưa được giải cứu. Vì không biết địa chỉ, tôi lần theo sự mô tả của anh mà tìm đến. Tới nơi tôi đã phải giả dạng cô gái lẳng lơ để tiếp cận hỏi thăm người bảo vệ, thì người này cho biết ở trong phòng có tấm biển Cách Ly bên trong kín mít hôi thối, bị khoá cửa ngoài kia là một thanh niên VN đang bị nhốt. Tôi hỏi anh ta có được đi ra ngoài không, người bảo vệ nói không. Môi giới giao cho anh ta canh giữ việc sống chết của người thanh niên đó thế nào không liên quan tới anh ta.
Thấy sự việc hết sức nghiêm trọng tôi đã giúp anh gọi điện báo cảnh sát đến giải cứu anh. Vài phút sau cảnh sát đến, môi giới ra nói những điều không đúng sự thật về tôi và anh, còn ngôn ngữ của tôi và anh có giới hạn nên tôi và anh đã bị cảnh sát bắt vào đồn. Tại đồn cảnh sát, tôi đã phải đấu tranh với Môi giới rất nhiều thì cảnh sát mới hiểu ra sự việc rằng tôi là người đến giúp giải cứu anh. Cảnh sát đã làm thủ tục điều tra và đưa hồ sơ lên toà án. Vài tháng sau vụ án của anh đã được xét xử và anh là người thắng kiện.
3. Còn Văn phòng đại diện VN tại ĐL đã làm gì khi nhận Giấy Uỷ quyền của nạn nhân Nguyễn Thị Vân rồi để đấy mặc nạn nhân ròng rã chờ đợi suốt 05 năm với kết quả nhận được vẫn là ‘0’ vì họ không làm gì.
4. Cty môi giới AIC và Văn phòng đại diện VN tại ĐL đã làm gì với giấy uỷ quyền của nạn nhân Dương Văn Việt bị tai nạn chảy máu não để rồi nạn nhân đã bị mất toàn bộ các khoản tiền bảo hiểm vì Môi giới và VP đại diện VN không giúp để quá thời hạn.
5. Chính phủ và Môi giới nói gì trong vụ chị Nguyễn Thị Huấn quê Bắc Giang đi qua Cty môi giới là Đài Tiếng Nói Việt Nam với mức phí là 5.700USD. Làm việc tại Viện dưỡng lão 06 tháng tổng tiền lương chị nhận được là 600USD với thời gian làm việc là 24/24 tiếng 1 ngày. Lúc ăn, ngủ cũng phải trông bệnh nhân. Không được bước chân ra khỏi cửa viện dưỡng lão, không được điện thoại, không được gặp gỡ người bên ngoài. Trước khi sang ĐL chị có mang theo điện thoại, nhờ được người thân của một bệnh nhân mua cho cái thẻ điện thoại chị điện cho cục lao động nhờ giúp đỡ thì bị chủ thuê phát hiện, đánh đập, cướp điện thoại. Vì bỏ chạy theo phản xạ của con người khi bị bách hại chị đã chạy lên sân thượng của tầng 07. Môi giới và chủ thuê gọi cảnh sát đến giải cứu. Chỉ khi người của cục lao động đến chị Huấn mới tin tưởng để vào làm việc. Sau đó Môi giới và chủ thuê đã đưa chị đến nhà thương điên nói là chị bị điên, bệnh viện kết luận chị không điên mà chị bị áp bức lên mới thế.
Chủ thuê, môi giới, cục lao động, nhân viên xã hội của bệnh viện cùng chị làm việc thoả thuận, chị về VN Cty môi giới Việt Nam là Đài Tiếng Nói Việt Nam sẽ trả lại chị 4.300USD với giấy tờ ký kết đóng dấu đoàng hoàng. Khi về VN tôi và chị đã phải nhiều lần đến Đài tiếng nói Việt Nam và gửi đơn đến Cục quản lý lao động ngoài nước xin giúp đỡ để thanh lý hợp đồng lấy lại tiền theo thoả thuận thì ĐTNVN đã đòi trừ hết khoản này khoản nọ và chỉ trả lại chị 500USD.
Không chấp nhận sự bất công trắng trợn như thế cuối cùng tôi đã nói “nếu ở Việt Nam không giải quyết được việc này thì tôi sẽ nhờ chính phủ Đài Loan can thiệp, vì ĐL là đất nước pháp trị họ sẽ bảo vệ quyền lợi của người bị hại” và đứng lên đi về. Nghe thấy thế giám đốc CTy môi giới đã mời chúng tôi ngồi lại và lập tức trả tiền theo thoả thuận.
Trên đây tôi chỉ đưa ra cho bạn Kim Ngọc một số vụ việc để bạn và quý độc giả tham khảo về Chủ trương xuất khẩu lao động của Đảng và nhà nước ra sao? Khi hoạn nạn người lao động gọi điện đến đường dây nóng của đảng và nhà nước có được trả lời và giúp đỡ không??? Bạn hãy thử gọi đi, hãy hỏi các nạn nhân đi rồi hãy viết bài.
Bạn nên nhớ người lao động cũng là con người, họ không phải con vật hoặc đồ vật để mà xuất khẩu rồi bị bóc lột, bị bỏ rơi khi hoạn nạn.
Việc giúp người hoạn nạn bởi lòng nhân đạo của cá nhân hoặc tổ chức mà họ không hưởng những đồng lương từ tiền thuế của nhân dân, của người lao động như nhân viên của đảng của nhà nước thì đảng và nhà nước phải mang ơn họ chứ tại sao lại chụp mũ họ là Phản Động?
Trần Thị Nga
-Lợi dụng trợ giúp nhân đạo để kích động
QĐND - Xuất khẩu lao động là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, những năm gần đây đã xảy ra một số vụ việc tranh chấp giữa lao động Việt Nam ở nước ngoài với chủ sử dụng lao động. Hầu hết các sự việc trên, được các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các đối tác, chủ sử dụng lao động nước sở tại giải quyết ổn thỏa.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không có chuyện một vài tổ chức phản động ở nước ngoài đã lợi dụng những tranh chấp đó để chống phá Việt Nam. Một trong những vụ việc điển hình cho thấy rõ sự giật dây, tiếp sức của các tổ chức phản động là vụ đình công của 167 lao động Việt Nam ở Jordan trước đây. Trong vụ việc này, những bức xúc của người lao động Việt Nam đối với chủ doanh nghiệp đã bị Nguyễn Đình Thắng - kẻ cầm đầu cái gọi là Ủy ban Cứu trợ thuyền nhân (Boat People SOS) ở Mỹ và cũng là người sáng lập tổ chức Liên minh Bài trừ nô lệ mới ở châu Á - Mỹ (CAMSA) can thiệp. Dùng chiêu thức "bảo vệ quyền lợi" hay "trợ giúp nhân đạo" làm tấm bình phong, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật ở nước sở tại của người lao động Việt Nam, Nguyễn Đình Thắng đã kích động, lôi kéo họ đình công, bỏ việc về nước... Sau đó thông qua một số cơ quan báo chí ở nước ngoài, Nguyễn Đình Thắng tung tin tuyên truyền xuyên tạc chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam, kích động người lao động ở các quốc gia khác chống phá quan hệ hợp tác lao động và quan hệ hữu nghị giữa nước Việt Nam với các nước. Thâm độc hơn, Nguyễn Đình Thắng còn vu cáo rằng, Nhà nước Việt Nam “buôn người” thông qua hình thức xuất khẩu lao động... Việc này đều nằm trong ý đồ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam. Ngoài mục đích trên, Nguyễn Đình Thắng còn lợi dụng chính những sự việc ấy để vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài "quyên góp" tiền "ủng hộ lao động Việt Nam", nhưng thực chất là lòe bịp, lừa tiền của đồng bào ở hải ngoại vào mục đích vụ lợi cá nhân... Vẫn bằng chiêu thức ấy, thời gian gần đây Nguyễn Đình Thắng đã đến Ma-lai-xi-a tiếp cận công nhân Việt Nam nhằm thực hiện ý đồ tương tự.
Nhìn nhận khách quan về những sự việc trên có thể thấy rõ, ngoài sự kích động, lôi kéo của các tổ chức phản động, để xảy ra tình trạng trên có trách nhiệm của các doanh nghiệp được giao tổ chức đưa lao động ra nước ngoài. Cùng với các biện pháp đấu tranh ngăn chặn những hành động can thiệp, phản bác những luận điệu sai trái, bịa đặt của các thế lực thù địch, vấn đề đáng quan tâm hiện nay với chúng ta là cần phải coi trọng việc giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức công dân, tinh thần tự tôn dân tộc đối với người lao động khi ra nước ngoài làm việc. Mặt khác, cần kịp thời thông tin, cảnh báo đến người lao động những âm mưu thủ đoạn của các tổ chức phản động để không mắc mưu, tiếp tay cho chúng. Khi sự việc xảy ra, cần chủ động phối hợp với nước sở tại, kịp thời hỗ trợ người lao động không để kẻ xấu tiếp cận, kích động, lôi kéo đình công, gây rối...
Kim Ngọc
-VN Leo Thang Hăm Doạ Chứng Nhân Buôn Người
Dân Biểu Hoa Kỳ Lên Tiếng
Mạch Sống, ngày 06/04/2012
Trước tin mẹ của Cô Vũ Phương-Anh bị đâm trọng thương, tổ chức BPSOS đã nhanh chóng vận động để gia tăng sự bảo vệ cho nạn nhân và chứng nhân này của tình trạng buôn người ở Việt Nam.
Văn phòng cuả DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ) cho biết là họ đã bày tỏ với giới chức của Toà Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn mối quan tâm về các hành động hăm doạ nhắm vào Cô Phương-Anh ở ngay tại Hoa Kỳ và thân nhân ruột thịt của Cô ở Việt Nam.
Trong thời gian gần đây các hành vi hăm doạ và khủng bố tinh thần gia tăng ngay khi giới truyền thông đưa tin về buổi điều trần ngày 24 tháng 1 trước Tiểu Ban Nhân Quyền của Hạ Viện với sự tham dự của Cô Phương-Anh trong tư cách nạn nhân và nhân chứng.
Tại buổi điều trần, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, trưng dẫn nhiều bằng chứng về tình trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động do Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội quản lý. Ông cũng dẫn chứng rằng chính quyền Việt Nam luôn luôn đe doạ, khủng bố và trừng trị các nạn nhân khi họ đứng lên đòi công lý.
Ông trình bày cho Tiểu Ban Nhân Quyền rằng cách đó chưa đầy một năm Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội nêu đích danh BPSOS và CAMSA đã “kích động” người lao động đình công, gây rối. Theo đó, một trong những vụ “kích động” này là trường hợp của Cô Phương-Anh và 175 nạn nhân được giải cứu vào tháng 2 năm 2008 ở Jordan.
Sau hơn hai năm lẩn trốn ở Thái Lan, với sự can thiệp của BPSOS năm ngoái Cô Phương-Anh đã đến Hoa Kỳ định cư theo diện tị nạn.
DB Al Green (cực trái) và DB Smith (ở giữa) tại buổi điều trần ngày 24/01/2012 (ảnh BPSOS)
Khi được Dân Biểu Al Green (Dân Chủ, TX) hỏi về chính hoàn cảnh của mình, Cô Phương-Anh cho biết là đã nhận nhiều cú điện thoại đe doạ và hai lần từng bị ép và tông nhẹ bởi một chiếc xe sơn trắng và không bảng số. Cũng có lần có người lạ theo dõi Cô đến tận nơi làm việc.
Nghe vậy, DB Green đề nghị DB Smith, vị Chủ Toạ buổi điều trần, yêu cầu cơ quan FBI bảo vệ Cô Phương-Anh và điều tra các hành vi hăm doạ và khủng bố tinh thần.
Trong mấy ngày sau đó BPSOS đã phối hợp với văn phòng của hai vị dân biểu này để làm việc với cơ quan FBI. Cơ quan FBI cắt cử một nhân viên nói tiếng Việt để theo dõi vụ này.
Nhân viên FBI này cũng đã được thông báo về vụ mẹ của Cô Phương-Anh bị đâm trọng thương.
Ts. Thắng cho biết là BPSOS cũng đã thông báo vụ việc này và sắp xếp buổi họp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong tuần tới để trao đổi vào chi tiết.
Theo Ông, hành vi khủng bố vừa xảy ra có thể liên quan đến một vụ kiện đang tiến hành.
Với sự trợ giúp của một tổ hợp luật sư Hoa Kỳ và tổ chức Luật Sư Chống Buôn Người, ngày 27 tháng 1 Cô Phương-Anh đã cùng với BPSOS và Ts. Nguy ễn Đình Thắng khởi kiện các thành phần trong đường dây buôn người mà Cô là nạn nhân: công ty Đài Loan hoạt động ở Jordan, hai công ty Hoa Kỳ, và một số giới chức cũng như cơ quan chính quyền Việt Nam.
Ngay khi Cô Phương-Anh đứng lên tranh đấu ở Jordan vào tháng 2 năm 2008, chính quyền Việt Nam đã buộc tội cho cô là thành phần phản động, cấu kết với tổ chức nước ngoài để làm mất uy tín và phá hoại chương trình xuất kh ẩu lao động của nhà nước Việt Nam. Đồng thời, Bộ Ngoại Giao và Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội đã họp báo để lên án BPSOS, tổ chức đã khởi xướng cuộc giải cứu Cô Phương-Anh và 175 nạn nhân khác.
Ngày 3 tháng 4 vừa qua Báo Quân Đội Nhân Dân lên án Ts. Thắng, tổ chức BPSOS, và Liên Minh CAMSA trong vụ giải cứu công nhân Việt ở Jordan. Theo Ts. Thắng, đây là dấu hiệu cho thấy phản ứng ngày càng leo thang từ chính quyền Việt Nam.
***
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến bốn ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
Hoặc đóng góp trực tuyến tại: www.camsa-coalition.org
Các bài liên quan:
Vietnam, U.S. Clothiers Sued in Grim Overseas Labor Complaint:http://www.courthousenews.com/2012/02/01/43530.htm
Không để người lao động bị lợi dụng: http://vieclam.nld.com.vn/?view=labourexports&id=459
Lợi dụng trợ giúp nhân đạo để kích động:http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/182705/Default.aspx
Cuộc hội ngộ hi hữu:http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2344
Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm:http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2337
-- Từ “kéo nhau đi ăn xin” chuyển nghề sang “xuất khẩu lao động”: Xã “cái bang” thành xã “giàu” (PLTP). -Xử phạt 5 doanh nghiệp XKLĐ-(NLĐ) – Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa có quyết định phạt cảnh cáo đối với 5 doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) do không thực hiện báo cáo hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
-- Singapore xử vụ mua dâm trẻ vị thành niên Việt Nam (NLĐ/Straits Time, Asia One).- -Hà Nội: Gái 16 môi giới mại dâm tuổi teen -(GDVN) - Lan đưa cháu Ng đến thẳng phòng 604 nhà nghỉ Huy Hoàng 2 giao cho đối tượng Hoàng Thị Loan, lấy 700 nghìn đồng.- Giải cứu an toàn hai nạn nhân bị bán sang Trung Quốc (QĐND).
--Nghệ An: Hai học sinh bị công an xã giam giữ, đánh đập tàn nhẫn - - 15 công nhân nhập cư thiệt mạng trong vụ cháy chợ ở Nga (DT/Ria, AP).
- Tạm giữ 43 người nước ngoài dùng công nghệ cao lừa đảo. Thanh niên -
- Đại gia Việt mua một thị trấn tí hon tại Mỹ – (RFI). – Hai thương gia Việt Nam mua thị trấn nhỏ nhất ở Mỹ – (VOA). – Bài dịch: Thị trấn một người ở Wyoming đã bán $ 900.000 cho một nhà đầu tư Việt Nam – (AP/ x-café). - Độc giả báo Mỹ “phát sốt” với vụ người Việt mua lại thị trấn (VnEconomy). – Tự hào người Việt: Mua thị trấn Mỹ, săn tê giác Phi (PhunuToday). ---Người Việt mua đứt thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ
BBC Tiếng ViệtKhoảng 50 người đứng xem tại buổi đấu giá thị trấn Buford, bang Wyoming, được tiếng là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ. Một người Việt Nam giấu tên đã mua nó với giá 900000 đôla. Nhân vật này, mà có tin đồn nói rằng bay thẳng từ TP.
Người Việt tậu thị trấn ở Mỹ bay từ TPHCM sangDân Trí
Hai doanh nhân Việt Nam mua cả một thị trấn ở MỹSài gòn Giải Phóng
Hai doanh nhân Việt Nam mua thị trấn nhỏ nhất MỹNhân Dân
Hà Nội Mới -Tuổi Trẻ -Thanh Niên
Người Việt tậu thị trấn ở Mỹ bay từ TPHCM sangDân Trí
Hai doanh nhân Việt Nam mua cả một thị trấn ở MỹSài gòn Giải Phóng
Hai doanh nhân Việt Nam mua thị trấn nhỏ nhất MỹNhân Dân
Hà Nội Mới -Tuổi Trẻ -Thanh Niên
- Nguy cơ Đài Loan hạn chế tiếp nhận lao động VN (TT).- Lao động khốn đốn vì bị trục xuất (TP).- Vị đắng của nền nông nghiệp phụ thuộc (NNVN).
- Bẫy việc làm qua mạng (NLĐ).-- Sợ tăng giá, lao động trốn khỏi thành phố (VEF).
- Xác định vị trí việc làm của CBCC trong khối cơ quan nhà nước: Sẽ hết tình trạng “sống lâu lên lão làng” (ĐĐK).- 2018: Lương 3 triệu thì mua được gì? (VNN).
TT - Apple và nhà cung ứng Foxconn, một chi nhánh của Tập đoàn Hồng Hải Đài Loan, tuyên bố sẽ giảm giờ làm của công nhân xuống còn 49 giờ/tuần (bao gồm cả giờ tăng ca).
--News Analysis: Labor Shortage Complicates Changes in China’s Factories NYT -A shortage of workers is a big factor in the long shifts and workweeks that manufacturers have used to meet production quotas, all while forcing higher wages.
Experts Say Audit of Apple Supplier Foxconn Was Thorough NYT -Despite weathering criticism from workers’ advocates throughout the years, the Fair Labor Association received favorable reviews for its toughness on Foxconn.
--Apple, Foxconn set new standard for China work conditions-SAN FRANCISCO (Reuters) - Apple Inc and its main contract manufacturing Foxconn agreed to tackle violations of conditions among the 1.2 million workers assembling iPhones and iPads in a landmark decision that could change the way Western companies do business in China.
Apple, Foxconn revamp China work conditions-SAN FRANCISCO (Reuters) - In a landmark development for the way Western companies do business in China, Apple Inc said on Thursday it had agreed to work with partner Foxconn to tackle wage and working condition violations at the factories that produce its popular products.
--Apple, Foxconn set new standard for China work conditions-SAN FRANCISCO (Reuters) - Apple Inc and its main contract manufacturing Foxconn agreed to tackle violations of conditions among the 1.2 million workers assembling iPhones and iPads in a landmark decision that could change the way Western companies do business in China.
Apple, Foxconn revamp China work conditions-SAN FRANCISCO (Reuters) - In a landmark development for the way Western companies do business in China, Apple Inc said on Thursday it had agreed to work with partner Foxconn to tackle wage and working condition violations at the factories that produce its popular products.
-70% kiến thức ở trường không thể sử dụng-(NLĐ) - Chất lượng đào tạo chưa cao, sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Vấn đề và giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”
-- Lương công chức phải vượt mức tối thiểu (VNN). - Sẽ điều chỉnh lương tối thiểu theo CPI? (VnEconomy).Lương hưu sẽ tăng 26,5% NLĐO - -Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc dự kiến thực hiện từ 1-5.
Cò lao động làm đảo điên bản làng (Dân Việt) - Những năm gần đây, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và nhẹ dạ cả tin của người dân các huyện miền núi- vùng cao, không ít đối tượng đã tiến hành các vụ lừa đảo hoặc tuyển dụng lao động trái phép, gây ra bao nỗi... trái ngang.
-Lại 'truy' Bộ trưởng Nội vụ chuyện chạy chức (VNN 26-3-12) Bộ trưởng Nội vụ: “Có nghe tin chạy việc tốn nhiều tiền” (DT 26-3-12)--Đắng lòng công nhân bán dâm 'thêm thu nhập' (TP 26-3-12)-- Lương tối thiểu dù tăng vẫn “lạc hậu” với mức sống (DT).- Lạm dụng lao động nước ngoài: “Không phòng ngừa, tác động sẽ xấu hơn” (VnEconomy).- Đã có việc làm vẫn lén xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp (DT).Lạ đời công ty chỉ tuyển… gái có bầu!--Bằng hình thức lập công ty TNHH và mở hàng loạt “chân rết” ở nhiều địa phương, các đối tượng chỉ tuyển những phụ nữ đang có bầu, hợp thức hóa giấy tờ và sau đó vài tháng thì lập thủ tục hưởng chế độ thai sản để trục lợi.Nguyên nữ hộ lý bệnh viện Phụ sản bán trẻ sơ sinh -(NLĐO)- Xin trẻ sơ sinh của những cô gái "trót dại" rồi "cho" những ai hiếm muộn với giá vài triệu đến 35 triệu đồng, cặp vợ chồng Nguyễn Thị Kim Chi, nguyên hộ lý Bệnh viện phụ sản Trung ương, và Đặng Quang Hy đã phải cùng xộ khám để đếm lịch.
-- Lãnh án tù vì buôn bán trẻ em (TN). - Nguyên hộ lý mua bán con của các thiếu nữ ‘lầm lỡ’ (VTC). - Phạt tù kẻ mua bán trẻ sơ sinh từ bà mẹ tuổi teen (VNE).-
- Ùn ùn đi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp (VNN).- Làm rõ vụ cháu bé tử vong ở nhà giữ trẻ (TN).Gửi con: May nhờ rủi chịu! NLĐO - Nhiều trường hợp con bị đánh nhưng phụ huynh không biết kêu ai. Không ít trường hợp trẻ chết ở điểm giữ trẻ nhưng bảo mẫu vẫn không chịu trách nhiệm gì
- Dân số gốc Á tại Hoa Kỳ tăng nhanh – (RFI).- Nữ hộ lý bệnh viện Phụ sản TW buôn bán trẻ em (Petrotimes).