Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Vĩnh Phúc: Viện nói vậy...Tòa múa “gậy” làm sao!?

TLQ:--Từ vụ ‘nuốt đất’ tại Vĩnh Phúc đến Viethaus ở Berlin
-Nguyễn Anh Quân đã bị bắt tại Mỹ ! Hiện đang bị giam ở đâu ?
-Vĩnh Phúc: CQCSĐT ra quyết định tạm giam chủ xe TOYOTA CAMRY 30T- 7703
-Luật sư không cần cãi nữa, tôi nhận tội'. Vụ án này liệu có xử được đúng người, đúng tội?

-Nguồn-Vĩnh Phúc: Viện nói vậy...Tòa múa “gậy” làm sao!?
(Tamnhin.net) - Năm qua Tamnhin.net đã có loạt bài về diễn tiến vụ “nuốt” đất tại dự án trang trại Đồng Tâm - TP Vĩnh Yên cùng những hệ lụy khiến một loạt cán bộ công chức trong đó có cả cán bộ chủ chốt của thành phố Vĩnh Yên vướng vào vòng lao lý.


Thủ phạm chính của vụ án thì cao chạy xa bay, ôm tiền chạy ra nước ngoài mua cổ phần trở thành ông chủ. Quyết định truy nã đã phát ra và nhờ Interphol giúp sức nhưng chưa có kết quả . Đã có tới 3 KLĐT khác nhau làm nguồn cho VKS ra cáo trạng  số 07 ngày 4-2-2012 để truy tố các bị can ra trước TAND Tỉnh Vĩnh Phúc để xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn theo khoản 3 điều 281 BLHS ”...với khung hình phạt từ 10 - 15 năm tù.
Nhìn vào cáo trạng số07/KSĐT-HS-P1 ngày 4-2-2012 của VKSND Tỉnh Vĩnh Phúc giới chuyên môn thấy “ngại” cho các quan tòa trong phiên sơ thẩm của TAND Vĩnh Phúc sắp tới vì khá nhiều nội dung thể hiện trong cáo trạng xem ra vẫn chỉ là tài liệu chứ chưa phải là chứng cứ để buộc tội các bị can
VKS có gọt chân các bị can cho vừa chiếc giày cáo trạng !?
Một tiền lệ bất thành văn : Kết luận điều tra của CQĐT là nguồn cho cơ quan VKSND nghiên cứu để ra cáo trạng truy tố buộc tội bị can, cáo trạng là nguồn để HĐXX xét hỏi thẩm vấn công khai làm rõ để luận tội.
Vụ án: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong dự án trang trại Đồng Tâm TP Vĩnh Yên cũng sẽ không là trường hợp ngoại lệ. Kết quả điều tra mà VKS làm “nguồn” ở đây là các KLĐT số 41, KLĐT số 62, KLĐT 04 với những kết luận không đồng nhất thì VKS dựa vào KLĐT nào? 41, 62 hay 04 để ra cáo trạng 07 ngày 4-2-2012?
Đọc xong 47 trang cáo trạng thì thấy người viết cáo trạng dường như đã làm một việc quá sức mình khi cố gắng buộc tội các bị can vào tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ khi chưa có đủ các yếu tố cần và đủ.
Trong một công văn gửi CQCSĐT công an Vĩnh Phúc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung ngày 24-10-2011 do phó viện trưởng VKSND Vĩnh Phúc ký đã gọi vụ án này với cái tên: Vụ án Nguyễn Ngọc Quyền và đồng phạm phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ nhưng đến nay thì hình như vai trò “đầu vụ” trong vụ án này hình như đã được thay thế bằng ông Lại Hữu Lân cựu chủ tịch UBND TP cựu bí thư thành ủy Vĩnh Yên khi tên ông này đã được lên hàng đầu danh sách các bị can.
Bóng dáng vai trò chủ mưu đích thực của Nguyễn Anh Quân kẻ đang trốn lệnh truy nã vẫn bao trùm lên số phận pháp lý của các bị can nguyên là công chức nhà nước trong toàn bộ 47 trang cáo trạng.
Trong phần kết luận của cáo trạng nói về Nguyễn Anh Quân có đoạn: “Đối với Nguyễn Anh Quân là người khởi xướng  trong việc xin đất dự án làm đô thị để chuyển nhượng kiếm lời nhưng hình thức ban đầu là hợp thức đất xin làm trang trại, khi được đất mới chuyển mục đích sử dụng đất sang dự án đô thị. Để thực hiện mục đích của mình Quân đã dùng mối quan hệ, lợi ích vật chất tác động và bàn với Lại Hữu Lân, Quyền để chỉ đạo cán bộ cấp dưới quyền hợp thức các thủ tục xin thu hồi giao đất mang danh UBND phường Đồng Tâm làm chủ đầu tư dự án trang trại sau đó mới giao đất cho Quân, Tâm và chuyển mục đích sử dụng từ dự án trang trại sang dự án đô thị…. Mặc dù chưa chưa BTGPMB xong toàn bộ dự án nhưng Quân vẫn tích cực tác động từ UBND TP Vĩnh Yên để được giao đất tai thực địa , chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt vẫn tự ý thực hiện san lấp mặt bằng tổ chức hợp thức các văn bản trái pháp luật chuyển nhượng dự án dưới hình thức thay đổi chủ đầu tư dự án cho công ty cổ phần bất động sản AZ để thu lợi”.
Đây là nhận định khách quan  mà cáo trạng đã đề cập nhưng rất tiếc lại chưa chính xác với bản chất vụ án. Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì khởi xướng có nghĩa là: Nêu ra đầu tiên để cho nhiều người hưởng ứng cùng làm theo (tr 923). Nếu hiểu theo nghĩa này thì cáo trạng của VKS đã nhầm khi gọi Nguyễn Anh Quân là người khởi xướng.
Còn nếu xác định Nguyễn Anh Quân là chủ mưu thì theo Đại từ điển Tiếng Việt chủ mưu có nghĩa là kẻ đề ra và chỉ đạo thực hiện một mưu mô nào đó (tr 389) thì hoàn toàn thỏa mãn với nhận định trên của cáo trạng.
Cả 8 bị can đều bị cáo trạng buộc vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 điều 281 BLHS: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thì bị phạt ..k3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm..”
Hành vi làm trái công vụ của các bị can được cáo trạng miêu tả khá rõ nhưng yếu tố vụ lợi là điều kiện tiên quyết để xem xét mục đích động cơ phạm tội , hậu quả gây thiệt hại của từng bị can cũng cần phải tính đến nhưng rất tiếc cáo trạng đã chưa làm được điều này.
Chúng tôi xin trích nhận định của VKSND Tỉnh Vĩnh Phúc trong cáo trạng về hành vi phạm tội của từng bị cáo để thấy sự “lỏng lẻo” thiếu thuyết phục làm khó các quan tòa của cáo trạng:
Với bị can Lại Hữu Lân nguyên chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên cáo trạng quy kết: “Trên cương vị chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên vì động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác Lại Hữu Lân đã lợi dụng chức năng nhiệm vụ được giao để làm trái công vụ , để đạt được mục đích tư lợi cho Quân Tâm và cá nhân Lại hữu Lân. Hành vi phạm tội của Lại Hữu Lân và các đồng phạm khác đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và nhân dân nhưng nguy hiểm hơn khiến nhân dân nghi ngờ, không tin tưởng vào hoạt động đúng đắn của các cấp chính quyền địa phương từ phường đến thành phố và các cơ quan bảo vệ pháp luật dẫn đến gửi đơn thư vượt cấp tới các cơ quan trung ương đề nghị giải quyết làm ảnh hưởng xấu về chính trị, giảm sút uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại địa phương . Hành vi phạm tội nêu trên của Lại Hữu Lân đã phạm vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 3 điều 281 BLHS”  Về động cơ vụ lợi của bị cáo Lại Lân cáo trạng đưa ra chứng cứ: “Do giúp Quân, Tâm đạt mục đích có diện tích đất nông nghiệp lớn (hơn 25 ha) traí pháp luật , sau đó chuyển thành đất đô thị kiếm lời nên đầu năm 2009 Quân hứa mua cho Lại Hữu Lân 01 chiếc xe ô tô. Đến tháng 9/2009 Quân mua cho Lại Hữu Lân một chiếc xe ô tô Camry nhập khẩu mới  đăng ký tên Lại Hữu Lân BKS 30T- 7703 trị giá gần 1,1 tỷ đồng, …”. Theo quan sát của chúng tôi ông Lại hữu Lân đứng tên đăng ký chiếc xe trên theo địa chỉ thường trú tại tổ 54 phường Láng Thượng quận Đống Đa TP Hà Nội. Giấy tờ và đăng ký xe cơ quan điều tra đã tạm giữ còn chiếc xe Camry được xác định là tang vật của việc đưa và nhận quà biếu vẫn được con trai bị can lưu hành.
Chiếc xe được cáo trạng coi là tang vật kiến nghị tịch thu sung công quỹnhà nước nhưng vẫn lưu hành 
(ảnh chụp tại sân UBND Tỉnh Vĩnh Phúc tháng 4-2012)
Nói dại bây giờ chiếc xe tang vật này bị mất cắp, bị cháy nổ thì liệu với mớ giấy tờ xe, đăng ký xe của một ông Lại Hữu Lân có HKTT tận Láng Thượng, Đống Đa Hà Nội không biết  HĐXX sẽ xoay sở thế nào !?
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là chiếc xe Lexus BKS 30K - 8561 của Trần Thị Việt Anh(vợ Nguyễn Anh Quân) cũng trú tại tổ 54 phường Láng Thượng quận Đống Đa TP Hà Nội được đăng ký ngày 27-3-2008 hiện trưởng nam một quan chức tại Vĩnh Phúc đang sử dụng. Liệu có hay không sự liên quan trong việc chuyển nhượng chiếc xe này đến việc cao chạy xa bay trót lọt của bị can Nguyễn Anh Quân hay không, chúng tôi sẽ đề cập đến trong các bài viết sau.
Với bị can Nguyễn Ngọc Quyền nguyên chánh văn phòng UBND Tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ tịch UBND, bí thư thành ủy Vĩnh Yên thì cáo trạng quy kết: “Trong suốt quá trình từ khi giữ chức vụ là chánh văn phòng UBND Tỉnh, chủ tịch UBND và bí thư thành ủy Vĩnh yên Nguyễn Ngọc Quyền vì động cơ vụ lợi và động cơ khác đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi trái công vụ, với mục đích đem lại lợi ích bất hợp pháp cho cá nhân Quân và Tâm trong đó có vụ lợi của cá nhân mình. Hành vi trên của Nguyễn Ngọc Quyền cùng các đồng phạm gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và nhân dân nhưng nguy hiểm hơn khiến nhân dân nghi ngờ , không tin tưởng vào hoạt động đúng đắn của các cấp chính quyền địa phương từ phường đến tỉnh và các cơ quan bảo vệ pháp luật ...”
Chứng cứ về động cơ vụ lợi của Nguyễn Ngọc Quyền cáo trạng đưa ra là: “Quyền đã nhận quà của Quân cho là 4 lít rượu Đông trùng hạ thảo . Ngoài ra theo lời khai của Dương Đình Tâm quá trình giúp Quân và Tâm được giao đất làm dự án Tâm trực tiếp cho Quyền 02 lần tổng số tiền là 35.000.000 đ  ” Trước đó cáo trạng cũng đưa ra các chứng cứ khác như Quân hứa sẽ cho Quyền 1 ô đất để làm nhà ở v.v.
Với bị can Nguyễn Xuân Trường nguyên là chủ tịch UBND phường Đồng Tâm cáo trạng quy kết: “Hành vi làm trái công vụ của Nguyễn Xuân Trường cùng các đồng phạm đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và nhân dân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có liên quan làm giảm sút uy tín của các cấp chính quyền tại địa phương…” Chứng cứ về động cơ vụ lợi của  Nguyễn Xuân Trường là Quân, Tâm hứa cho các anh ở phường 2 tỷ;  Tâm cho 6 lần tổng cộng 13.000.000đ ; được Quân Tâm kè bờ ao hộ, trị giá 18.100.000đ và được Phùng văn Hải cho 200.000.000đ”.
Bị can Nguyễn Thị Kim Liên nguyên trưởng phòng TNMT TP Vĩnh Yên bị cáo trạng quy kết : “Hành vi sử dụng chức vụ làm trái công vụ của Nguyễn Thị Kim Liên đã giúp Quân Tâm được giao  25,5ha đất trái pháp luật … Hành vi làm trái công vụ của Liên và các đồng phạm khác gây thiệt hại gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và công dân , xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước có liên quan..”.
Chứng cứ về động cơ vụ lợi của Liên được cáo trạng đưa ra là được Tâm cho 7 lần tổng cộng 19.000.000đ. Liên còn khai được Lại Hữu Lân hứa hẹn sẽ được bổ nhiệm các chức vụ trong công tác nên Liên thực hiện hành vi phạm tội một cách tích cực”.
Với bị can Nguyễn Thị Ngọc cáo trạng quy kết: “Hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Ngọc cùng các đồng phạm khác trong vụ án biết rất rõ dự án này là của cá nhân nhưng vì động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác đã tạo điều kiện giúp Quân Tâm hưởng lợi đã làm trái công vụ, hồ sơ BTGPMB không đúng quy định của pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng  về kinh tế cho nhà nước và nhân dân ….” Chứng cứ về động cơ vụ lợi của Ngọc cáo trạng đưa ra là  Tâm khai đưa cho Ngọc 10.000.000đ.
Bị can Nguyễn Xuân Liễn chuyên viên văn phòng UBND Tỉnh và Vũ Văn Chức chuyên viên phòng TNMT TP Vĩnh Yên cùng bị cáo trạng quy kết về tội danh trên : “Hành vi sử dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ của Liễn, Chức cùng các đồng phạm gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế của nhà nước và công dân khiến nhân dân nghi ngờ không tin tưởng….”nhưng không thấy có chứng cứ chứng minh động cơ vụ lợi mà chỉ vì nể sợ cấp trên  mà dẫn đến phạm tội.
Với bị can Dương Đình Tâm nghề nghiệp buôn bán tự do – Người đồng hành cùng Nguyễn Anh Quân trong vai trò “tư lệnh” của chiến dịch nuốt đất đã bị cáo trạng quy kết: “Hành vi phạm tội của Dương Đình Tâm và các đồng phạm khác gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và nhân dân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, làm giảm uy tín của các cấp chính quyền tại địa phương đã phạm tội. Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 điều 281 BLHS.
Riêng ông Nguyễn Văn Hòa nguyên Phó chủ tịch UBND Tỉnh – nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến có vụ án này mặc dù được KLĐT số 04 của Cơ quan CSĐT đề cập về tội dnh thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đến cáo trạng của VKSND Tỉnh Vĩnh Phúc đã biến mất không còn dấu vết.
Những vấn đề đặt ra 
Tại trang 41 cáo trạng quy kết: “Hành vi sử dụng chức năng nhiệm vụ được giao của các bị can Lại Hữu Lân, Nguyễn Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Xuân Liễn, Vũ Văn Chức được sự giúp sức tích cực của các bị can Nguyễn Anh Quân và Dương Đình Tâm với vai trò đồng phạm để thực hiện những hành vi trái pháp luật nêu trên với mục đích vụ lợi cho Quân và Tâm gây thiệt hại rất nghiêm trọng về kinh tế cho UBND phường Đồng Tâm và những người dân có đất là 29. 867.757.758 đ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm giảm uy tín... Hành vi phạm tội của các bị can đã phạm vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 điều 281 BLHS cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”
Nhận định trên cho thấy VKSND Vĩnh Phúc đã rất lúng túng trong việc xác định ai là đồng phạm của ai. Đoạn vừa dẫn chỉ có một cách hiểu duy nhất các bị can đóng vai trò chính trong vụ án  là các cán bộ công chức của thành phố Vĩnh Yên và UBND Tỉnh Vĩnh Phúc còn Quân và Tâm chỉ là đồng phạm.
Cáo trạng của VKSND Tỉnh, phần nói về Nguyễn Anh Quân
Tuy nhiên trong suốt cáo trạng từ tr 26 đến trang 41 của cáo trạng các bị can Lại Hữu Lân, Nguyễn Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Xuân Liễn, Vũ Văn Chức, Nguyễn Xuân Trường… đều có câu cùng với các đồng phạm khác thì lại cần phải hiểu là các bị can này phạm tội trong vai trò đồng phạm.
Trong khi đó phần quy kết cho Nguyễn Anh Quân thì lại xác định một cách như đinh đóng cột về vai trò chủ mưu trong vụ án như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết.
Đây chính là sự mâu thuẫn do chính VKSND Vĩnh Phúc đã tạo nên trong cáo trạng truy tố các bị cáo. Vì ngoài những vấn đề trên thì trong phần đề nghị TAND Tỉnh Vĩnh Phúc xử lý vật chứng thì cáo trạng chỉ đề cập đến 19.000.000đ  mà gia đình bị can Nguyễn Thị Kim Liên nộp thay bị can, chiếc xe Camry BKS 30T 7703 của Lại Hữu Lân là tài sản thu lợi bất chính do hành vi phạm tội mà có; truy thu số tiền 231.100.000đ của Nguyễn Xuân Trường thu lợi bất chính do phạm tội mà có để xung công quỹ nhà nước… Còn số tiền và 4 lít rượu mà cáo trạng đưa ra để chứng minh  động cơ vụ lợi của Nguyễn Ngọc Quyền và Nguyễn Thị Ngọc dẫn đến phạm tội thì cáo trạng lại quên sẽ khiến HĐXX sẽ lúng túng khi xét xử các bị can này Còn theo quy định của điều luật về “động cơ cá nhân khác” mà cáo trang viện dẫn thì chưa thấy VKS đưa ra căn cứ để buộc tội các bị can vào tội danh này.

Nếu đúng theo tinh thần cải cách tư pháp, lấy kết quả thẩm vấn công khai và tranh tụng khách quan tại phiên tòa thì chưa biết HĐXX sẽ luận tội các bị cáo như thế nào khi mà các luận cứ buộc tội trong cáo trạng số 07 của VKSND Vĩnh Phúc vẫn rất chông chênh khi mà pháp luật quy định rằng không được dùng lợì nhận tội của bị can bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội.
Trong số 8 bị can bị truy tố về tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ  trong cáo trạng này xem ra Dương Đình Tâm có nguy cơ cao bị “oan , sai” vì nghề nghiệp mà VKS xác định rõ là buôn bán tự do bị truy tố theo khoản 3 điều 281 BLHS trong vai trò đồng phạm cùng với Nguyễn Anh Quân.
Nguyễn Anh Quân không có tên trong danh sách bị can bị truy tố nhưng lại được cáo trạng đưa vào trang cuối cho thấy Nguyễn Anh Quân cứ thoắt ẩn thoắt hiện nên CQĐT, VKS đành “botay.com”.
Một khoảng trống pháp lý mà cáo trạng  tạo ra là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà các bị cáo gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước (được xác định là UBND phường Đồng Tâm) và những người dân có đất là chưa thỏa đáng. Vậy nguyên đơn dân sự yêu cầu thiệt hại trong vụ án hình sự này sẽ là những ai để tham gia tố tụng trong khi cáo trạng chỉ đưa ra một cách chung chung  như vậy.
Một vấn đề cũng rất khó cho HĐXX trong quá trình xét xử vụ án này là một khi ông Nguyễn Văn Hòa phó chủ tịch UBND Tỉnh đã thoát ra khỏi chiếc lưới tố tụng vì cáo trạng cho rằng: “Ông Nguyễn Văn Hòa cũng phải liên đới trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm của mình, quá trình điều tra còn nhiều quan điểm nhận định đánh giá khác nhau nên chưa đủ căn cứ để khởi tố về tội thiếu trách nhiệm, do vậy khi có đủ căn cứ thì xử lý theo quy định của pháp luật”. 
Nguyễn Anh Quân cáo trạng cho là khởi xướng nhưng thực chất lại là chủ mưu cũng đã cao chạy xa bay thì những chứng cứ (thực ra mới chỉ là tài liệu) buộc tội các bị cáo liên quan đến Quân thì có lẽ chỉ trông mong vào lời nhận tội của các bị cáo mà lời nhận tội của các bị can bị cáo lại không thể coi là căn cứ duy nhất để buộc tội.
Trong lịch sử tố tụng ở tỉnh Vĩnh Phúc kể từ ngày tái lập Tỉnh có lẽ chưa bao giờ  có một vụ án mà ba ngành công an, kiểm sát, tòa án lại phải có nhiều lần nhóm họp liên ngành để thống nhất quan điểm xử lý. Thậm chí còn tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cơ quan cấp trên. Điều này cho thấy CQĐT và VKSND Tỉnh Vĩnh Phúc tỏ ra khá lúng túng, khiên cưỡng trong điều tra, truy tố các bị can theo điều luật 281 khoản 3. Pháp luật tố tụng hình sự cho phép suy đoán theo hướng vô tội để buộc tội.  Vấn đề các bị cáo bị truy tố trong cáo trạng này có phạm tội theo điều 281 BLHS hay không? Đây là nội dung mà HĐXX sẽ phải quan tâm nếu không muốn rơi vào tình trạng là coppy cáo trạng rồi paste sang bản án bỏ túi.
Quá trình diễn biến điều tra, truy tố các bị can trong  vụ án này cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng ở đây chưa thực sự độc lập trong điều tra truy tố...dường như những người có trách nhiệm vẫn chưa dám chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Cả 7 cán bộ công chức và Dương Đình Tâm, Nguyễn Anh Quân đều  phải chịu trách nhiệm về khoản gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng hơn 29 tỷ đồng cho nhà nước và nhân dân có đất thì trách nhiệm của từng bị can sẽ như thế nào về hành vi gây thiệt hại này cũng chưa được cáo trạng đề cập.
Trong số các bị can bị truy tố ra tòa trong vụ án này thì có các bị cáo bị tạm giam hơn một năm, thời hạn điều tra đã hết các quy định về gia hạn đã được áp dụng hết. Đây là một áp lực cho những người tiến hành tố tụng vụ án này với tinh thần không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm oan sai sẽ là một đòi hỏi khách quan theo tinh thần cải cách tư pháp mà nghị quyết 08 và nghị quyết 49 của Bộ chính trị đã đề cập để ra một bản án đúng người đúng tội có tác dụng giáo dục răn đe phòng ngừa tội phạm.
Bãi đất 25ha bị bỏ hoang gần chục năm nay
Nhưng có một vấn đề mà chúng ta nhìn thấy rõ hậu quả của việc vi phạm pháp luật trong vụ án này là 25 ha đất nông nghiệp thuộc nhóm quỹ đất 1 và 2  giao cho nhân dân trồng lúa hiện đã thành bãi bất trống bỏ hoang gần chục năm nay, người cày mất ruộng, thất nghiệp đi làm thuê, đời sống vất vưởng, không có thu nhập ổn định... và gây bao nhiêu hệ lụy cho các gia đinh người nông dân ở đây; đồng thời cũng gây thiệt hại cho tỉnh, nhà nước điều này là rất nghiêm trọng và không thể chấp nhận được. Nhưng hiện tại hậu quả này chưa được UBND tỉnh Vĩnh Phúc xử lý?
Khu trang trại cá nhân nằm cạnh dự án 25ha ?
Vấn đề các cơ quan điều tra và các cơ quan  pháp luật  tiến hành tố tụng của Tỉnh có để lọt tội phạm trong vụ án này hay không chúng ta chờ kết quả xét xử tại tòa? Nhưng hiện tại Tamnhin.net đang phải lưu giữ tại tòa soạn rất nhiều tài liệu; có cả nhân chứng, vật chứng, đơn tố cáo của tập thể và các cá nhân người dân phường Đồng Tâm gửi tới với lời khẩn cầu mong tòa soạn báo Tamnhin.net thông tin, truyền thông, đăng tải các thông tin cụ thể này tới các cơ quan chức năng của nhà nước và toàn thể nhân dân nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm  vụ án và đề nghị các cơ quan chức năng có phương án giải quyết triệt để đem lại niềm tin cho nhân dân. 

                                                                             Tamnhin.net


-Chủ tịch SHN công bố doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, hơn 6.000 cổ đông nguy cơ mất vốn

Ông Long cho biết việc BETA vi phạm Hợp đồng ảnh hưởng tiêu cực đến HANIC, đẩy hơn 6000 cổ đông vào hoàn cảnh có nguy cơ mất hết vốn góp.


Công ty HANIC (mã CK: SHN) đang hội đủ những yếu tố dễ dẫn đến phá sản, hơn 6000 cổ đông đang lâm vào nguy cơ mất vốn.


Vụ việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư tại dự án Thanh Hà Cienco 5 với Công ty CP BETA BQP (BETA) với khoản tiền vốn góp của HANIC cho BETA là hơn 300 tỷ đồng, trong đó một nửa là số tiền góp của các cổ đông, đối tác đang là một khoản nợ khó đòi, và có nguy cơ mất trắng, khi TGĐ là ông Nguyễn Anh Quân đã bỏ trốn sang nước ngoài.


Cho đến nay, HANIC vẫn chưa đòi được khoản tiền góp vốn này từ BETA, cùng với đó là hoạt động kinh doanh đang bị đình đốn do thiếu vốn, người lao động buộc phải nghỉ việc, kết quả kinh doanh tồi tệ với khoản lỗ gần 70 tỷ đồng trong năm 2011,…những yếu tố này đang đẩy SHN đến bờ vực phá sản.

Chủ tịch SHN, ông Đinh Hồng Long cho phóng viên biết trong cuộc phỏng vấn ngày 17/3 trước sự vụ SHN có quyết định khởi kiện BETA ra tòa là Công ty của ông đang lâm vào tình trạng rất xấu, mất thanh khoản, và dễ bị đổ vỡ nếu không đòi được khoản nợ hơn 340 tỷ đồng từ BETA.

Ông Long cho biết, có 5 tiêu chí mà doanh nghiệp dễ dẫn đến phá sản là mất vốn chủ sở hữu, công ăn việc làm, tiền lương, bảo hiểm, hoạt động kinh doanh. Trong năm chỉ tiêu này thì mất vốn chủ sở hữu là quan trọng nhất thì SHN cũng đã đạt, ngoài ra các chỉ tiêu khác như hoạt động kinh doanh thua lỗ, năm 2011 SHN lỗ gần 70 tỷ đồng và dự kiến nếu tình trạng này tiếp diễn thì năm 2012 có thể Công ty sẽ lỗ tiếp 70-80 tỷ đồng, bởi lẽ hiên nay SHN không có vốn để hoạt động kinh doanh, thuế còn phải nợ Nhà nước, không có tiền trả cho CBCNV, cho bảo hiểm. Nói chung là nguy cơ phá sản là rất rõ ràng.

Được biết HANIC vừa có Quyết định khởi kiện Công ty BETA BQP ra tòa án, ông có thể cho biết thông tin chi tiết về vụ việc này?

Ngày 27/01/2011, HANIC ký Hợp đồng vay vốn số 111-11/HĐVV/SHN-BETA, trên cơ sở đó HANIC cho BETA vay 379.403.487.000 đồng, thời hạn vay là 03 tháng. Sau khi ký kết, SHN đã chuyển cho BETA 200 tỷ đồng (đều có ủy nhiệm chi qua ngân hàng).

Ngày 22/3/2011, HANIC ký hợp đồng HTĐT số 22/2011 với BETA trên cơ sở BETA gửi chúng tôi một công văn của một thứ trưởng Bộ Quốc Phòng ký giới thiệu BETA với CIENCO 5 để cho BETA được làm chủ đầu tư thứ phát tại dự án Thanh Hà A-CIENCO 5. Với Hợp đồng này, ngày 23/3/2011 SHN đã chuyển cho BETA 38 tỷ đồng qua ngân hàng.

Ngày 28/4/2011 thì BETA đã có công văn cam kết cho HANIC là đơn vị độc quyền phân phối dự án này ngay sau khi BETA ký kết hợp đồng thứ phát với CIENCO 5. Nhưng do không có Hợp đồng ký kết giữa hai bên nên đến tháng 6/2011 BETA đã chấm dứt Hợp đồng với HANIC, và cam kết hoàn trả toàn bộ số tiền vốn đã góp và lãi suất theo quy định, kèm theo khoản phạt vi phạm hợp đồng là 35 tỷ đồng.

Chúng tôi đã cố gắng đòi BETA nhưng cho đến thời điểm này HANIC chưa nhận được một khoản tiền nào từ BETA, và được biết ông Nguyễn Anh Quân – TGĐ của BETA đã trốn ra nước ngoài. Trước tình trạng khó khăn của SHN, lãnh đạo Công ty đã quyết định khởi kiện BETA và chọn Công ty Luật SMIC là đơn vị tư vấn pháp lý thực hiện các thủ tục tiếp theo.

Hoạt động kinh doanh của SHN bị thua lỗ lại chưa đòi được khoản nợ 340 tỷ đồng. Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của Công ty, tình hình hiện tại của SHN ra sao, thưa ông?

Do tin tưởng vào đối tác hợp tác đầu tư là Công ty BETA BQP nên HANIC đã chuyển cho BETA khoản tiền hơn 300 tỷ đồng. Trong đó, có một nửa là tiền được huy động từ các cổ đông, đối tác và CBCNV trong Công ty. Việc BETA BQP không thực hiện cam kết trong Hợp đồng đã khiến HANIC lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Bởi lẽ, SHN là Công ty đại chúng đã niêm yết trên Sàn Chứng khoán có hơn 6000 cổ đông, ngành nghề kinh doanh chính là Bất động sản, thương mại, xuất khẩu lao động.

Việc BETA vi phạm Hợp đồng đã dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến HANIC, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và đã đẩy hơn 6000 cổ đông vào hoàn cảnh có nguy cơ mất hết vốn góp, hơn 2000 lao động đang làm việc ở nước ngoài có nguy cơ không có đơn vị quản lý và bảo lãnh, hàng trăm người lao động đang làm việc tại Công ty có nguy cơ mất việc làm. Đặc biệt, từ cuối năm 2011 vừa qua, HANIC đã mất thanh khoản trầm trọng, khó khăn trong việc trả tiền vay ngân hàng, tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội cho CBCNV và phải nợ tiền thuế của Nhà nước.

Có thể nói HANIC đang đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Ông có thể cho biết, lãnh đạo Công ty đã làm gì để giải quyết vụ việc?

Để bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đảm bảo sự sống còn của HANIC. Ban lãnh đạo đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thu hồi toàn bộ số vốn góp cũng như lãi suất và tiền phạt vi phạm Hợp đồng từ BETA.

Chúng tôi đã rất nhiều lần gửi Công văn đến BETA và ông Nguyễn Anh Quân –TGĐ của BETA để yêu cầu hoàn trả số tiền nêu trên nhưng đều không nhận được hồi âm.

Chúng tôi đã trực tiếp đến tòa nhà AZ tại số 58 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, HN nhưng Công ty BETA đã không còn hoạt động ở đây nữa. Đến tìm tại trụ sở Công ty BETA tại số 33 Phạm Ngũ Lão, HN theo Giấy đăng ký kinh doanh cũng không thấy.

Chúng tôi cũng đã gửi Công văn đến nhà riêng ông Nguyễn Khắc Hưng – Chủ tịch HĐQT của BETA nhưng ông Hưng cũng né tránh và không gặp.

Để giải quyết vụ việc này triệt để, ngày 15/3 vừa qua ban lãnh đạo HANIC đã quyết định sẽ tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để khởi kiện BETA, yêu cầu BETA phải hoàn trả toàn bộ số vốn góp cũng như lãi suất và khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng cho HANIC.

Xin cám ơn ông!

:Khởi kiện Công ty Beta BQP ra tòa đòi 340 tỷ đồng
(Nguoiduatin.vn) - Ngày 15/3, tổng giám đốc Hanic (mã chứng khoán SHN) Đinh Hồng Long cho biết đã chính thức khởi kiện Công ty Beta BQP ra Tòa án Kinh tế Thành phố Hà Nội do vi phạm hợp đồng.
Trước đó, trong văn bản gửi Bộ Quốc phòng về diễn biến thực tế về thu hồi nợ trong hợp đồng kinh tế giữa SHN và Beta, SHN đã đề cập đến khoản nợ 340 tỷ đồng mà SHN đã góp cho Beta theo Hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên để hợp tác đầu tư dự án Thanh Hà Cienco 5.

Nhưng đến nay, hợp đồng đã được Beta hủy và gửi văn bản đến SHN chấp nhận bị phạt và trả lại số tiền trên. Đến nay, sau một thời gian đòi nợ SHN vẫn chưa đòi được từ Công ty Beta và quyết định khởi kiện ra tòa.
Theo HANIC, công ty này và BETA đã có biên bản đối chiếu công nợ được ký vào 06/11/2011 với tổng số nợ mà BETA phải trả là hơn 340 tỷ đồng.Trước đó vào tháng 6/2011 thì BETA cũng đã chủ động có Công văn gửi HANIC đề nghị chấm dứt hợp đồng hợp tác đầu tư giữa hai bên và cam kết hoàn trả toàn bộ số vốn HANIC đã góp và lãi suất theo quy định, cộng với khoản phạt vi phạm hợp đồng là 35 tỷ đồng.
Nhiều cơ quan truyền thông cho biết ông Nguyễn Anh Quân, tổng giám đốc Beta, đang bị cảnh sát điều tra truy nã.
Báo Pháp luật Việt Nam dẫn ý kiến của ông Đinh Hồng Long trong văn bản kêu cứu gửi bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay: “Qua một số mối quan hệ, chúng tôi được tiếp xúc với lãnh đạo công ty CP Beta BQP. Công ty CP Beta BQP đã chuyển cho chúng tôi bộ pháp nhân của công ty, trong đó Đăng ký kinh doanh số 0105089100 cấp ngày 30/12/2010 do ông Nguyễn Khắc Hưng- làm chủ tịch HĐQT, đại diện theo pháp luật. Ông Nguyễn Anh Quân là tổng giám đốc. Cổ đông sáng lập gồm: Công ty TNHH một thành viên Vật tư công nghiệp Quốc phòng, chiếm 30% vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên ứng dụng công nghệ mới và du lịch chiếm 19% vốn điều lệ, Tổng công ty 28 chiếm 21% vốn điều lệ”.

 -Những “sự cố” “ngoại biên” ngoài nội dung lệnh truy nã Nguyễn Anh Quân có còn nhiều không ?

(Tamnhin.net)- Sau khi Tầm nhìn đăng loạt bài về: Từ chạy "dự án " đến chạy luôn cả lệnh "truy nã", Sự thực về lệnh truy nã Nguyễn Anh Quân, Lệnh truy nã quốc tế Nguyễn Anh Quân… Tòa soạn Tầm nhìn đã nhận được rất nhiều thư phản hồi, trao đổi và những thông tin, công văn, chứng cứ về tòa soạn và đặc biệt là các thông tin này đều là những "sự cố ngoại biên" không có trong nội dung về tội danh của Nguyễn Anh Quân trong bản truy nã đã phát hành.
Ban biên tập đã điều tra thẩm định thông tin và nhận định “không biết còn bao nhiêu sự cố ngoại biên tội của Nguyễn Anh Quân không có trong kết luật tội danh của Nguyễn Anh Quân trong lệnh truy nã quốc gia và quốc tế?


Mặc dù tại buổi đón tiếp các đồng chí lãnh đạo công an Tỉnh Vĩnh Phúc ngày 6/2/2012. Ban biên tập Tamnhin.net lắng nghe, ghi lại những nhận định của đồng chí thủ trưởng cơ quan điều tra Công an Tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định trong quá trình áp dung biện pháp điều tra theo quy định không đê có chuyện oan sai và để lọt tội phạm khi đã ra quyết định kết luận điều tra là đã có đầy đủ căn cứ hết sức chặt chẽ và kết luận là đúng người và đúng tội.

Ngày 14/02/2012, Tầm nhìn nhận được một đơn thư tố cáo của ông Nguyễn Văn Thìn  nguyên Ủy viên BCH Đảng bộ Thị xã Vĩnh Yên, nguyên Giám đốc Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Tỉnh Vĩnh Phúc, 49 năm tuổi Đảng.

Để rộng đường dư luận, Tamnhin.net xin đăng tải nội dung của lá đơn trên để độc giả và tác giả của lá đơn nhận biết. Việc giải quyết những vấn đề đơn thư này phản ánh chúng tôi xin gửi đến các cơ quan  chức năng trực tiếp giải quyết.


Tamnhin.net cũng có cùng câu hỏi với các độc giả của mình là không biết nội dung về tội danh của Nguyễn Anh Quân trong bản truy nã đã đúng và đủ chưa? Vì thực chất không biết Nguyễn Anh Quân đã có những “chức vụ” và “quyền hạn” gì mà trong quyết định truy nã số 12 ngày 24 tháng 12 năm 2011 ghi rõ: Đối với Nguyễn Anh Quân đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 Bộ luật hình sự Việt Nam. Phần cá nhân ghi nghề nghiệp: Kinh doanh.

Với một văn bản kết luật tội phạm và phải ra quyết định truy nã quốc gia và quốc tế đối với Nguyễn Anh Quân như vậy đã đủ và chính xác chưa? Câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ và chờ đợi các cơ quan pháp luật làm rõ? Tầm nhìn xin đăng tải toàn bộ nội dung công văn của một pháp nhân được cho là bên bị hại của từ các hành vi của cá nhân và thể nhân của Nguyễn Anh Quân đứng đầu cùng các văn bản liên quan để độc giả và các cơ quan liên quan cùng nghiên cứu và phần nào hiểu thêm về hành vi phạm tội của Nguyễn Anh Quân?

Tamnhin.net cùng độc giả và các nạn nhân của “sự cố “ này phần nào yên tâm vào sự công minh của luật pháp và các cơ quan quản lý, cơ quan điều tra và thực thi pháp luật sẽ hoàn thành nhiệm vụ của minh với tinh thần quyết tâm thực hiện nhiệm vụ truy tìm đầy đủ chứng cứ để có văn bản kết luận đúng người, đúng tội, không để oan sai, không để lọt tội phạm; Đó là lời khẳng định của thủ trưởng cơ quan điều tra Công an Tỉnh Vĩnh Phúc.



 
 


Tầm nhìn sẽ cùng độc giả chờ đợi và đón nhận sự công bằng của pháp luật nhà nước và sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin tiếp theo của vụ án đến bạn đọc gần xa đã đặt niềm tin vào Tầm nhìn.

Click để xem toàn bộ tài liệu 



BBT Tamnhin.net
Thac mac
tôi thấy trong các văn bản giấy tờ giao dịch giữa 2 công ty thì người ký đại diện cho công ty Beta BQP là TGĐ Nguyễn Anh Quân, nhưng khi xem ở Giấy ĐKKD của công ty Beta BQP thì đại diện pháp luật là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Khắc Hưng? như thế có sao không nhỉ?
chan hung gia


-Lệnh truy nã quốc tế Nguyễn Anh Quân đã được văn phòng INTERPOLVN phát hành

Sau khi Tamnhin.net thông tin về sự xuất hiện của Nguyễn Anh Quân tại ngôi nhà Viethaus tại Becrlin (CHLB Đức) cơ quan điều tra công an Vĩnh Phúc đã thu thập thông tin báo cáo và đề nghị với Bộ công an phối hợp với INTERPOL quốc tế thực hiện quyết định truy nã đối với Nguyễn Anh Quân đối tượng phạm tội nghiêm trọng trong vụ án: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại dự án trang trại phường Đồng Tâm đã bỏ trốn khỏi Việt Nam để khởi tố vụ án.
Lệnh truy nã quốc tế đối với Nguyễn Anh Quân sinh 13-10-1970 quốc tịch Việt Nam do Ban thư ký văn phòng INTERPOL Việt Nam phát ra mang số hiệu A-1049/2012 ngày 3-2-2012 kèm theo hồ sơ số 2012/9659 sẽ được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng Internet với các thông tin nhận dạng, lý lịch tư pháp, hành vi phạm tội, điều luật áp dụng …như quyết định truy nã số 12 của CQCSĐT công an Vĩnh Phúc đã công bố 24-12-2011.
Ngoài ra INTERPOL Việt Nam cũng cảnh báo về sự liều lĩnh của đối tượng để phía Bộ công an nước sở tại nơi Nguyễn Anh Quân quốc tịch Việt Nam đang trốn nã và lực lượng cảnh sát hình sự quốc tế thận trọng khi thực hiện công việc bắt giữ đối tượng này.
Vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Dự án trang trại phường Đồng Tâm TP Vĩnh Yên Vĩnh Phúc đã kết thúc điều tra, VKSND Tỉnh Vĩnh Phúc đã ra cáo trạng từ 4-2-2012 truy tố các bị can nguyên là cán bộ công chức của thành phố Vĩnh Yên và UBND tỉnh Vĩnh Phúc theo khoản 3 điều 281 BLHS để TAND Tỉnh Vĩnh Phúc xét xử vào thời gian tới cho thấy sự kiên quyết trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực xâm phạm tài nguyên đất đai nông nghiệp với sự câu kết chặt chẽ của các nhóm lợi ích trong việc lập các dự án theo danh nghĩa phát triển kinh tế xã hội … nhưng đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề không thể khắc phục trong một sớm một chiều.
Việc bắt giữ Nguyễn Anh Quân theo lệnh truy nã quốc tế của ban thư ký INTERPOL Việt Nam nếu được thực hiện sớm sẽ rất thuận lợi cho việc làm sáng tỏ vụ án cũng như hành vi phạm tội của các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm về hình sự sắp tới.
Đây không chỉ là sự quan tâm của dư luận mà của cả các thẩm phán đươc giao nhiệm vụ xét xử vụ án vì sẽ rất khó khăn nếu không dẫn độ được Nguyễn Anh Quân về Việt Nam trước ngày xét xử vụ án mà vai trò của Nguyễn Anh Quân được cáo trạng của VKSND Tỉnh Vĩnh Phúc miêu tả là rất quan trọng.
Chúng tôi sẽ đề cập những vấn đề này trong một bài viết sau.
                                                                        Tamnhin.net





-Sao chưa khởi tố vụ lừa đảo 500 tỷ đồng?

TP - Trong khi trốn tránh Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Anh Quân tổ chức tiếp một vụ mang dấu hiệu lừa đảo đặc biệt nghiêm trọng tại Hà Nội.
Nguyễn Anh Quân và "chiếc bánh vẽ" dự án Thanh Hà 2.
Dưới mác “nhà đầu tư thứ cấp dự án bất động sản”, Quân thu tiền một doanh nghiệp và nhiều cá nhân hơn 500 tỷ đồng, song không lô đất nào được trao cho khách hàng. Hàng chục người làm đơn tố cáo, Quân vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật…
Dấu hiệu lừa đảo
Theo điều tra của các PV, đầu năm 2011, với tư cách Tổng giám đốc Cty cổ phần BETA BQP, Nguyễn Anh Quân đã ký các hợp đồng vay vốn và hợp đồng hợp tác đầu tư với một doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản, là Cty HANIC.
Trong các hợp đồng và nhiều công văn gửi HANIC, Quân luôn khẳng định gian dối rằng Cty BETA BQP là “nhà đầu tư thứ phát” tại Dự án Thanh Hà A - CIENCO5, và khẳng định “sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án” cho HANIC, qua đó Quân đã chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng.
Thực tế HANIC không có đủ số tiền trên. Cty này cũng huy động vốn từ nhiều cá nhân, nhóm thể nhân. Sự việc vỡ lở vào tháng 4-2011, khi những người đóng tiền cho HANIC bắt đầu làm đơn tố cáo, đòi trả lại tiền, do Cty này không có lô đất nào ở Dự án Thanh Hà để bán cho họ như đã hứa.
Thời điểm ấy, có ý kiến cho rằng hành vi của Nguyễn Anh Quân không cấu thành tội phạm, “chỉ là quan hệ dân sự”. Trên số báo ra đầu tháng 10-2011, Tiền Phong có bài phân tích hành vi của Quân đủ 2 yếu tố gian dối và chiếm đoạt, tức là đủ dấu hiệu của tội “lừa đảo” theo Điều 139 BLHS.
Tiền Phong cũng đặt câu hỏi vì sao Công an TP Hà Nội không khởi tố vụ án. Tuy nhiên, sau khi báo đăng, tòa soạn không nhận được hồi âm nào từ Công an và Viện KSND TP Hà Nội.
Đến thời điểm này, Nguyễn Anh Quân đã bỏ trốn, theo một nguồn tin hiện Quân đang có mặt tại CHLB Đức. Một nguồn tin khác cho biết, Công an TP Hà Nội đang gấp rút hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án liên quan đến các hành vi trái pháp luật khiến nhiều nạn nhân bị chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng.
Giống như vụ án ở Vĩnh Phúc, nhiều khả năng khi vụ án này được khởi tố thì đối tượng chủ mưu, cầm đầu đã bặt vô âm tín, mặc dù trước đấy công luận đã cảnh báo…
Có hay không “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”?
Hầu hết các cá nhân đóng tiền vào Cty HANIC để “mua sản phẩm Dự án Thanh Hà” không biết mặt Nguyễn Anh Quân, cũng như Cty BETA BQP.
Tuy nhiên, trên các giấy biên nhận tiền, đại diện Cty HANIC cũng như đại diện nhóm thể nhân lại cam kết rằng việc thu tiền này là để mua sản phẩm của Dự án Thanh Hà, thậm chí còn ghi rõ cả số lô, số thửa…
Những người đã tranh thủ “bán sản phẩm Dự án Thanh Hà”, qua đó giúp Quân chiếm đoạt tiền, họ cũng là nạn nhân của Quân, hay đồng phạm tiếp tay cho Quân, hay đóng cả hai vai? Thời điểm này, nhiều nạn nhân vẫn chưa được hoàn trả tiền, câu hỏi này không thể không đặt ra.
Khi kẻ chủ mưu đã bỏ trốn, việc làm rõ vai trò, trách nhiệm từng pháp nhân, cá nhân sẽ khó khăn hơn, song các nạn nhân hy vọng câu hỏi này sẽ có câu trả lời rõ ràng khi vụ án được khởi tố.
Về trách nhiệm dân sự (hoàn trả tiền cho phần lớn nạn nhân), nhiều chuyên gia pháp luật theo dõi vụ việc nhận định, thuộc về Cty HANIC. Trên thực tế, cần ghi nhận HANIC đã “cắn răng” thực hiện việc này, trong bối cảnh tài sản Nguyễn Anh Quân “đền bù” cho HANIC hầu hết chỉ là những chiếc “bánh vẽ”.
Trong một văn bản gửi báo Tiền Phong, lãnh đạo HANIC cho biết “đã hoàn lại trên 85% số vốn góp”, và “cam kết hoàn trả lại số vốn góp cho các cá nhân”.
Tuy vụ án chưa được khởi tố, song cũng giống như vụ án ở tỉnh Vĩnh Phúc, dư luận đang bức xúc với câu hỏi vì sao thời gian xác minh đơn tố giác tội phạm lại quá kéo dài, và đối tượng cầm đầu có dấu hiệu phạm tội ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng lại không bị áp dụng những biện pháp ngăn chặn cần thiết?
Điều 139 BLHS quy định: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng (…), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm, hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Tổ PV Pháp luật


-Cuộc đào thoát ngoạn mục của Nguyễn Anh Quân

TP - Cuối năm 2011, Tiền Phong có loạt bài về vụ án “Trang trại sinh thái” thuộc phường Đồng Tâm (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), đối tượng chủ mưu là Nguyễn Anh Quân. Hàng trăm hộ dân bị chính quyền TP Vĩnh Yên thu hồi đất với giá đền bù rẻ mạt, rồi đem giao cho UBND phường Đồng Tâm. Phường hoàn toàn không làm “dự án phát triển kinh tế”, mà đem giao lại cho một số cá nhân…
Quyết định truy nã Nguyễn Anh Quân của Công an tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định truy nã Nguyễn Anh Quân của Công an tỉnh Vĩnh Phúc.
Bí thư, chủ tịch thành bị can
Trong vụ án này, có 8 bị can đều bị khởi tố về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo Khoản 3 Điều 281 Bộ luật Hình sự, trong đó có các ông: Nguyễn Ngọc Quyền (nguyên Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc kiêm Bí thư Thành ủy TP Vĩnh Yên), Lại Hữu Lân (nguyên Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên); Nguyễn Xuân Trường (nguyên Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm).
Theo kết luận của CQĐT, các ông Quyền, Lân, Trường đã có hàng loạt hành vi làm trái quy định quản lý đất đai, giúp cho Nguyễn Anh Quân (quê Vĩnh Phúc, thường trú tại Hà Nội) thực hiện dự án ma “Trang trại phát triển kinh tế phường Đồng Tâm” (gọi tắt là Dự án Đồng Tâm). Thực chất dự án này không nhằm phát triển kinh tế trang trại, mà là lấy quỹ đất của địa phương (chủ yếu đất sản xuất nông nghiệp) sau khi hợp thức cho một số cá nhân sẽ chuyển thành dự án phát triển khu đô thị.
Bằng cách thu hồi đất của dân đền bù rẻ mạt, lại bàn nhau trốn làm nghĩa vụ với địa phương lấy tiền chia chác, tổng thiệt hại Nguyễn Anh Quân và các bị can gây ra cho Nhà nước và nhân dân, CQĐT tính sơ sơ khoảng 35 tỷ đồng.
Tác giả kịch bản kiêm đạo diễn
Theo kết luận của CQĐT (công bố khi Nguyễn Anh Quân chưa bị khởi tố), trong vụ án này, Nguyễn Anh Quân đã có hành vi đồng phạm với 8 bị can về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn: Quân chính là tác giả kịch bản kiêm đạo diễn “Dự án Đồng Tâm”, từ nghĩ ra ý tưởng, đến móc nối quan hệ, chi tiền… Quân còn có dấu hiệu “đưa hối lộ”. CQĐT bước đầu làm rõ Quân hào phóng “tặng” cho Lại Hữu Lân 1 xe ô tô Toyota Camry nhập khẩu (đăng ký tên Lân) trị giá 1,1 tỷ đồng, và khi đổ đất san nền đã “tiện thể” đắp hộ bờ kè ao cho Nguyễn Xuân Trường, trị giá hơn 18 triệu đồng.
Chưa hết. Quân còn có dấu hiệu “lừa đảo”. Khi “Dự án Đồng Tâm” chưa được phê duyệt, đất chưa đền bù xong, Quân đã “chuyển chủ đầu tư” để chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng. Ngoài ra, còn thêm hành vi “vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”: Quân cho san gạt, đóng cọc gỗ, rào dây thép gai, đắp bờ bao xung quanh diện tích hơn 25 ha đất, giá trị sản phẩm nông nghiệp mà nhân dân không thu được trên diện tích đất bị thu hồi trái phép (tạm tính đến 2010) gần 5 tỷ đồng.
Không khởi tố?
Kết luận điều tra Công an Vĩnh Phúc ban hành tháng 8-2011 hầu như không nhắc đến Nguyễn Anh Quân. Theo đó, Quân chỉ là người được anh Nguyễn Đình Tâm (bạn học cùng Quân thời phổ thông, lúc này Tâm chưa bị khởi tố) nhờ vả đôi chút, do Quân có sẵn quan hệ với Lại Hữu Lân.
Kết luận điều tra tháng 10-2011 (Nguyễn Đình Tâm đã bị khởi tố) mới bước đầu nhắc đến những hành vi vi phạm pháp luật của Quân như đã nêu trên đây. Tuy nhiên, CQĐT không xử lý đối tượng này, vì “Đã tiến hành xác minh và triệu tập nhiều lần tại nơi ở, nơi làm việc của Quân, nhưng chưa xác định được hiện Quân đang làm gì và ở đâu. Mặt khác, Quân không ký vào bất kỳ văn bản, thủ tục gì liên quan đến dự án trang trại phường Đồng Tâm nên chưa làm rõ được vai trò của Quân trong vụ án”.
Nhiều chuyên gia pháp luật theo dõi vụ án nhận định, hành vi mang dấu hiệu “đưa hối lộ” của Quân đã rõ (CQĐT đã tạm giữ chiếc xe ô tô Quân tặng cho Lại Hữu Lân). Vấn đề đặt ra là Công an Vĩnh Phúc đã không kịp thời khởi tố Quân, và tối thiểu phải áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú với đối tượng này.
Truy nã
Sau khi Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, ngày 20-12-2011, CQĐT đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Anh Quân về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn… Do Quân bỏ trốn, ngày 24-12-2011, CQĐT ra quyết định truy nã Quân. Theo quyết định truy nã, Nguyễn Anh Quân sinh ngày 13-10-1970, tại TP Việt Trì, Phú Thọ; đăng ký thường trú tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội; chỗ ở trước khi trốn: Khu đô thị The Manor Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Suốt thời gian dài vụ án ở Vĩnh Phúc được bóc gỡ, Nguyễn Anh Quân đã ở đâu, làm gì? Qua loạt bài trên Tiền Phong, bạn đọc đã biết trong thời gian Công an Vĩnh Phúc xác định “không biết Quân đang làm gì, ở đâu”, đối tượng này đã tham gia vào một vụ việc có dấu hiệu lừa đảo, với số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 500 tỷ đồng.
Điều 281 BLHS: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ (…) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm, hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm”; “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tổ PV Pháp luật

Ai tiếp sức Nguyễn Anh Quân? 

TP - Sau khi đăng tải loạt bài về những hành vi có dấu hiệu lừa đảo của ông Nguyễn Anh Quân (Giám đốc Cty Tam Đảo Mới, Tổng giám đốc Cty BETA BQP), Tiền Phong đã nhận được nhiều thông tin phản hồi của bạn đọc, đề nghị Báo tiếp tục điều tra về vụ việc này.
Một góc bản đồ Dự án Thanh Hà, có bút tích của bà Vân
Một góc bản đồ Dự án Thanh Hà, có bút tích của bà Vân.
Gian dối và chiếm đoạt
Số báo ra ngày 4-10, Tiền Phong đã nêu ý kiến một cán bộ Công an TP Hà Nội, nhận định những hành vi của ông Nguyễn Anh Quân liên quan đến “Dự án Thanh Hà” vừa có yếu tố gian dối, vừa có yếu tố chiếm đoạt. Tổ PV tiếp tục đi sâu làm rõ vấn đề này.
Tại Cty CIENCO5 Land (trực thuộc CIENCO5, thực hiện Dự án Thanh Hà), các PV được ông Nguyễn Tam Nghệ Hưng - Trưởng phòng TCHC cho biết doanh nghiệp của ông không ký “Hợp đồng Hợp tác đầu tư” hay bất cứ văn bản nào với Cty BETA BQP. Dự án Thanh Hà đang san lấp mặt bằng, CIENCO5 không bán sản phẩm nào của Dự án ở giai đoạn này. Ông Hưng cho biết thêm, bản thân ông đã tiếp, cung cấp thông tin này cho nhiều cán bộ công an, nhà báo.
Về Cty BETA BQP, các PV được biết mặc dù có vốn góp của một số doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (hiện đã rút vốn), BETA BQP không trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Ba chữ viết tắt ở tên (cũng như ở con dấu) Cty này chỉ là trò “xiếc chữ”, khiến người ta dễ nhầm doanh nghiệp này thuộc Bộ Quốc phòng (!).
Về một công văn do một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký, đề nghị Cty CIENCO5 cho Cty BETA BQP được làm “nhà đầu tư thứ phát” tại Dự án Thanh Hà, các PV được biết văn bản này chỉ mang tính giới thiệu, hoàn toàn không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai doanh nghiệp CIENCO5 và BETA BQP.
Như vậy, ông Nguyễn Anh Quân đã sử dụng nhiều hợp đồng, công văn, “mác mỏ” không đủ giá trị pháp lý, gian dối, gây dựng niềm tin với nhiều người để họ “góp vốn”. Thu về hơn 500 tỷ đồng, ông Quân không đầu tư một đồng nào vào “Dự án Thanh Hà”, mà sử dụng vào các mục đích cá nhân.
Vai trò của “nhóm thể nhân”
Rất nhiều người góp tiền cho dự án ma của Nguyễn Anh Quân không nộp trực tiếp tại Cty HANIC, mà thông qua một nhóm thể nhân gồm 03 người.
Theo đơn tố cáo của những “khổ chủ” gửi CQĐT, một trong ba người đó là bà Nguyễn Bích Vân, có danh thiếp ghi là Phó Giám đốc Cty Luật TNHH Bizconsult, trụ sở đặt tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo các “khổ chủ”, bà Vân đã cho họ xem công văn của một vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Hợp đồng Hợp tác đầu tư giữa HANIC và BETA BQP, Hợp đồng Hợp tác giữa HANIC và Nhóm thể nhân ba người… Bà Vân còn cho họ xem bản đồ Dự án Thanh Hà, giới thiệu từng vị trí đất và giá cả.
Tin rằng Cty BETA BQP là của Bộ Quốc phòng, việc BETA BQP tham gia Dự án Thanh Hà đã được HANIC thẩm định, còn việc góp vốn thông qua nhóm thể nhân đã có Phó Giám đốc Cty Luật đảm bảo, nên rất nhiều người đã góp tiền cho nhóm thể nhân. Sau khi nhận tiền, để làm tin, bà Vân đã phát cho “khổ chủ” một tờ bản đồ, trên đó bà Vân tự tay đánh dấu và ghi rõ vị trí đất “khổ chủ” này sẽ được mua tại Dự án Thanh Hà (!). Theo một tài liệu, số tiền “nhóm thể nhân” trong đó có bà Vân huy động để được mua sản phẩm ở Dự án Thanh Hà lên tới 229,4 tỷ đồng.
Theo một biên bản họp ngày 28-6-2011, Cty HANIC cam kết với một nhóm 05 nhà đầu tư cá nhân: “Đến ngày 10-7-2011 mà bà Ngọc và bà Vân chưa hoàn trả được cho các nhà đầu tư cá nhân, thì các tài sản là các căn hộ Penthuose tại The Manor Mỹ Đình sẽ được sang tên cho Cty HANIC và sẽ tiến hành thanh lý tài sản.
HANIC sẽ thanh toán trực tiếp cho từng nhà đầu tư cá nhân trong thời hạn từ 10 đến 20-7-2011”. Trong một văn bản gửi báo Tiền Phong đề ngày 05-7-2011, HANIC cũng cam kết “hoàn trả lại số vốn góp cho các cá nhân”.
Tổ PV Pháp luật
Tiếp bài “Ai chủ mưu”: Đã rõ dấu hiệu lừa đảo

TP - Tiền Phong số ra hôm qua đã nêu về vụ án ở phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Dư luận khẳng định, tác giả đích thực của Dự án “Trang trại phát triển sinh thái” khiến nhiều cán bộ chủ chốt của địa phương phải vào tù chính là Giám đốc Cty Tam Đảo Mới, ông Nguyễn Anh Quân.
"Hợp đồng hợp tác đầu tư" và con dấu, chữ ký của Nguyễn Anh Quân.
Nguyễn Anh Quân là ai?
Theo hồ sơ tại Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc, Tam Đảo Mới là Cty cổ phần có trụ sở tại TP Vĩnh Yên, thành lập ngày 11-3-2005 (trước khi xuất hiện “Dự án Trang trại” ở phường Đồng Tâm một thời gian ngắn). Ngành nghề kinh doanh bất động sản, xây dựng, khách sạn, du lịch... không có nghề nào liên quan sản xuất nông nghiệp, trong khi Dự án Trang trại lập ra để trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi gia cầm, thủy sản... Đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Anh Quân, sinh năm 1971, quê Vĩnh Phúc, thường trú tại Hà Nội.
Một tờ báo phác thảo chân dung ông Quân: “Thường xuất hiện trước công chúng trong bộ quân phục mang quân hàm sỹ quan cao cấp, đi xe biển đỏ của quân đội”; “Có thể vỗ vai các cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đây cũng như hiện nay”; “vườn cây cảnh của Quân thuê gần nhà thi đấu Vĩnh Yên trưng bày mấy chục cây tùng nhập ngoại, lúc nào cũng có một trung đội cảnh sát bảo vệ”...
Theo tìm hiểu của các PV Tiền Phong, nhiều người chứng kiến ông Quân đi lại khăng khít với các cán bộ chủ chốt của phường Đồng Tâm và thành phố Vĩnh Yên trước và trong khi có Dự án Trang trại; ông Quân đã đưa người, máy móc vào khu đất Dự án, rào dây kẽm gai, đổ đất san nền. Người dân Vĩnh Phúc cho rằng, CQĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc chỉ cần làm rõ ông Quân thực hiện những việc này với tư cách gì, là sẽ rõ vai trò của ông Quân trong vụ án.
Thêm nhiều “dự án” mới
Khi Công an Vĩnh Phúc đang điều tra vụ án “Trang trại phường Đồng Tâm”, Nguyễn Anh Quân lại bị tố cáo thêm hàng loạt sai phạm trong hoạt động liên quan đến các dự án bất động sản.
Điển hình là việc ngày 23-3, Nguyễn Anh Quân với tư cách Tổng giám đốc - đại diện theo pháp luật Cty Cổ phần BETA BQP (địa chỉ 33 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã ký Hợp đồng hợp tác đầu tư với ông Đinh Hồng Long, đại diện theo pháp luật Cty Cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (tên giao dịch là HANIC, địa chỉ tòa nhà Viglacera xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội). Theo đó, 2 bên tham gia hợp tác đầu tư thứ phát xây dựng dự án Khu đô thị A Thanh Hà - Cienco5 (gọi tắt là Dự án Thanh Hà, thuộc địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Oai, Hà Nội); BETA góp vốn bằng “quyền làm chủ đầu tư thứ phát một phần diện tích khu đất của dự án” và sau đó sẽ “chuyển nhượng dự án” cho HANIC...
Sau khi ký “Hợp đồng hợp tác đầu tư” trên, HANIC đã gọi vốn góp của nhiều cá nhân, nhóm thể nhân, đầu tư vào dự án bất động sản đầy hứa hẹn của Nguyễn Anh Quân. Rất nhiều người đã góp tiền, mãi chẳng thấy dự án này khởi động nên họ đòi tiền lại. Đòi không được, họ viết đơn gửi Công an TP Hà Nội.
Chưa khởi tố vụ án?
Nhận đơn tố cáo của rất nhiều người, Công an TP Hà Nội vào cuộc, xác minh trong thời gian khá dài. Tuy nhiên, đến nay, vụ án chưa được khởi tố, hành vi của Nguyễn Anh Quân chưa được làm rõ, gây bức xúc cho nhiều người.
Theo tìm hiểu của các PV Tiền Phong, Nguyễn Anh Quân đã có dấu hiệu rất rõ của hành vi lừa đảo. Khi Cty BETA ký “Hợp đồng hợp tác đầu tư” với Cty HANIC nhưng đến tận thời điểm này, giữa Cty BETA và Cty CIENCO 5, không hề có hợp đồng hay văn bản nào cho phép BETA là “nhà đầu tư thứ cấp”. Nguyễn Anh Quân đã mạo nhận “nhà đầu tư thứ cấp” của Dự án Thanh Hà để mời HANIC hợp tác đầu tư, thông qua HANIC thu tiền của nhiều người “góp vốn” vào một dự án ma, và không trả lại tiền khi họ yêu cầu.
“Hành vi của đối tượng vừa có yếu tố gian dối, vừa có yếu tố chiếm đoạt, đủ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng do có ý kiến để Quân khắc phục hậu quả, nên vụ án chưa được khởi tố”, một cán bộ Công an TP Hà Nội nói.
Theo một nguồn tin, số tiền Nguyễn Anh Quân huy động của nhiều người lên tới hơn 500 tỷ đồng, hiện Quân mới “khắc phục” phần nhỏ con số này. Cũng theo nguồn tin này, Quân không phải là sỹ quan quân đội, còn vì sao ông ta là giám đốc Cty BETA BQP, vẫn còn là một dấu hỏi.
Tổ PV Pháp luật

Ai chủ mưu?

TP - Một vụ án lớn ("trang trại phát triển kinh tế” phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), với hàng loạt cán bộ lãnh đạo chủ chốt của địa phương đã bị khởi tố, bị bắt tạm giam, song dư luận địa phương cho rằng kẻ chủ mưu thật sự thì vẫn đang ngoài vòng pháp luật.
Một nông dân chỉ khu ruộng bị thu hồi để làm Dự án Trang trại
Một nông dân chỉ khu ruộng bị thu hồi để làm Dự án Trang trại.
Sau ba ngày, được giao đất
Năm 2006, thị xã Vĩnh Yên (thủ phủ tỉnh Vĩnh Phúc) rục rịch chuyển đổi thành thành phố. Người dân có ruộng khu đồng Cửa Chùa, đồng Sải, đồng Khóm thuộc phường Đồng Tâm không biết ruộng đất của họ sắp bị thu hồi. Cán bộ phường cũng không ai biết, ngoại trừ ông Chủ tịch UBND phường Nguyễn Xuân Trường.
Ông Trường là người ký tên, đóng dấu vào “Đề cương dự án tổng thể giao đất trang trại, trồng lúa nước, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm tại phường Đồng Tâm”, với tư cách Chủ tịch phường, đồng thời là “Đơn vị chủ đầu tư dự án”.
Theo đó, mục tiêu của dự án “tận dụng diện tích đất chiêm trũng, cải tạo thâm canh tăng vụ kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ môi trường sinh thái”; tổng đầu tư bao gồm vốn trong dân 25 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng 4,25 tỷ đồng.
Ngày 20-11-2006, ông Trường có tờ trình gửi lên UBND thị xã Vĩnh Yên. Thị xã ký đóng dấu luôn vào đó, rồi chuyển lên tỉnh. Chỉ sau 3 ngày, tức ngày 3-11-2006, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 3101/QĐ-UBND, thu hồi 255.125m2 đất “giao cho UBND phường Đồng Tâm thực hiện Dự án Trang trại”.
Không có tiền, đi vay
Sau đó, UBND thị xã Vĩnh Yên và các phòng ban giúp việc đã khẩn trương đo đạc, kiểm đếm, lên phương án bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường. Công việc hoàn tất ngay trong năm 2007, tổng số tiền bồi thường đất là 10.769.171.196 đồng (gần 11 tỷ đồng).
Đến đây phát sinh rắc rối: UBND phường Đồng Tâm không có tiền để đền bù cho dân.
Mạnh Thường Quân xuất hiện, đó là Cty cổ phần Tam Đảo Mới- doanh nghiệp “sẵn lòng” cho phường vay tiền để thực hiện dự án. Theo một thoả thuận vay vốn ngày 4-5-2009, Cty Tam Đảo Mới đã cho UBND phường Đồng Tâm vay 8,8 tỷ đồng.
Đổi chủ đầu tư
Cty Tam Đảo Mới cũng chỉ là trung gian. Người thực sự đầu tư vào Dự án Trang trại là Cty cổ phần bất động sản AZ - một doanh nghiệp khá nổi tiếng (và cả tai tiếng) trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Sau khi phường Đồng Tâm thoả thuận với Cty Tam Đảo Mới ít ngày, ngày 12-5-2009, Cty AZ có tờ trình đề nghị xin được đầu tư vào Dự án Trang trại, tổng vốn đầu tư 188 tỷ đồng (Cty AZ cam kết sẽ trả hộ khoản tiền phường Đồng Tâm đã vay của Cty Tam Đảo Mới).
Tờ trình của Cty AZ được phường Đồng Tâm vui vẻ... chấp thuận. Ngày 22-5-2009, quý Phường có tờ trình lên thị xã Vĩnh Yên; quý Thị cũng vui vẻ chấp thuận, và ngày 25-5-2009, UBND thị xã Vĩnh Yên có tờ trình lên UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đề nghị cho phép Cty AZ được làm chủ đầu tư Dự án Trang trại.
Bể mánh...
Trong khi việc đền bù đất đang diễn ra, dân địa phương thấy có người căng dây thép gai ngoài ruộng, rồi xe ô tô ùn ùn kéo về, đổ đất nham nhở lên những ruộng lúa. Dân cò đất đổ túa đi các nơi trong tỉnh, về cả Hà Nội, lên cả Phú Thọ, chào mời mua nền biệt thự tại khu đất “đẹp nhất nhì Vĩnh Yên” (lúc này thị xã đã chuyển thành thành phố).
Trong số những người được mời đến xem nền biệt thự, có cả một số nhà báo. Một trong số họ sau khi tìm hiểu “Dự án Trang trại”, đã có loạt bài phanh phui những sai phạm của Dự án này.
Việc thay chủ đầu tư được tạm dừng, một số cơ quan chức năng của tỉnh được mời thẩm định lại Dự án Trang trại. Họ nhanh chóng chỉ ra hàng loạt sai phạm của Dự án ở phường Đồng Tâm: UBND phường không thể là chủ đầu tư; hồ sơ quá sơ sài, không đủ để ra quyết định giao đất; diện tích đất đã thu hồi chồng lấn lên các dự án khác theo quy hoạch chung thành phố Vĩnh Yên... Các cơ quan này kiến nghị UBND tỉnh thu hồi lại Quyết định số 3101/QĐ-UBND.
Bỏ của chạy lấy người...
Đến lúc này, Công an tỉnh Vĩnh Phúc vào cuộc, và khởi tố vụ án liên quan đến sai phạm của Dự án Trang trại. Hàng loạt quan chức phường Đồng Tâm và thành phố Vĩnh Yên đã bị khởi tố, nhiều người bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Trong số bị khởi tố bị can, có ông Nguyễn Xuân Trường - nguyên Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm; ông Lại Hữu Lân, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên; ông Nguyễn Ngọc Quyền, nguyên thường vụ Tỉnh ủy - Bí thư Thành ủy thành phố Vĩnh Yên...
Những người vừa mới rầm rộ đổ đất san nền, rao bán biệt thự, bỗng nhổ bỏ hàng rào thép gai, rút xe máy, đi khỏi địa phương không kèn không trống.
Ai kẻ chủ mưu?
Các PV Tiền Phong đã có mặt tại Vĩnh Phúc. Một cán bộ điều tra từ chối cung cấp thông tin, song nhận xét “Vụ án này phức tạp, còn nhiều đối tượng liên quan lắm”. Tại phường Đồng Tâm, các PV được một cán bộ cho biết, ông Trường bị bắt về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Được hỏi về số tiền Cty Tam Đảo Mới cho phường vay, hiện giải quyết thế nào, vị cán bộ này đáp “Không biết”.
Các PV có mặt tại các thửa ruộng đã được thu hồi. Vẫn đó những đống đất nham nhở đỏ ối mặt ruộng, khiến nông dân phải dừng việc canh tác. Người dân cho biết, gần bốn chục hộ chưa nhận tiền, do mức đền bù quá bèo bọt.
Trong vụ án này, Giám đốc Cty Tam Đảo Mới (cho vay tiền, đến nay chưa lấy lại được) là “bị hại” của vụ án? Người dân và nhiều cán bộ địa phương lại cho rằng, ông ta không phải “bị hại”, mà chính là người đã đạo diễn toàn bộ vụ việc này.
Họ nói, không chỉ cho phường “vay” tiền, chính ông giám đốc này đã cho người căng dây, chỉ đạo xe đổ đất vào ruộng của họ, ngồi ăn uống với cán bộ phường và thành phố ngay tại khu vực dự án. Họ chỉ lạ là, hàng loạt cán bộ đã bị bắt, nhưng ông giám đốc này vẫn chưa bị “sờ” đến...
Tổ PV Pháp luật



-------

Tổng số lượt xem trang