Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Vụ phá tượng Thánh Dóng: Phải làm rõ ai phá bản gốc

- -Vụ phá tượng Thánh Dóng: Phải làm rõ ai phá bản gốc 

TP - “Tác phẩm của anh Xuân không phải là tác phẩm trung gian để đổ đồng, vì thế nó vẫn thuộc quyền tác giả. Đó là tác phẩm gốc. Vấn đề ở đây là phải làm rõ trách nhiệm ai đã phá hoại tượng gốc? ”.
Bản gốc Tượng đài Thánh Dóng trước khi bị phá hủy.

PGS - TS Nguyễn Đỗ Bảo, Chủ tịch Hội đồng Lí luận và phê bình Mỹ thuật (Hội Mỹ thuật Việt Nam), nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội trả lời phỏng vấn Tiền Phong, ngày 2-4.
Giá trị bản gốc
Thưa ông, bản gốc tượng đài có ý nghĩa như thế nào trong nghệ thuật điêu khắc - tạo hình?
Trong mỹ thuật tạo hình, bản gốc là bản đầu tiên mà tác giả đã sáng tác ra - chỉ có một bản duy nhất và không được phép làm lại bản thứ hai nữa. Những bản khác chỉ là sao chép, phiên bản.
Chính bản phác thảo đầu tiên Tượng đài Thánh Dóng được Hội Mỹ thuật Hà Nội chọn đi dự thi là bản gốc. Đó cũng là bản cuối cùng trở thành mẫu duy nhất được chọn ra từ 28 mẫu khác để xây dựng tượng đài hiện nay.
Tác giả Nguyễn Kim Xuân cho biết, khi dựng tượng đồng đã làm một bản thạch cao khác với tỷ lệ 1-1 (tức khuôn đúc tượng hiện nay). Bản khuôn đúc này mới là bản trung gian?
Từ bản gốc (nguyên mẫu), người ta có thể làm khuôn, để phóng to bản gốc làm tượng đài chính thức. Vì thế, có thể người ta ngộ nhận, nghĩ rằng tất cả quá trình đó nhằm thực hiện cho một công việc cuối cùng là bản đúc đồng. Nên người ta coi bản đồng là bản chính.
Nhưng nếu người ta coi nguyên mẫu là tầm thường thì rất sai lầm. Vì chính bản mẫu mới là bản “zin”, bản gốc của tác giả, rất có giá trị. Đó là giá trị tức thời ở thời điểm sáng tác và tác giả có toàn bộ bản quyền: quyền đứng tên tác phẩm, quyền định đoạt (thừa kế, cho tặng, chuyển nhượng). Cho nên, khi người ta đập phá là vi phạm bản quyền tác giả, vi phạm Luật Bản quyền.
Nhưng có người lại cho rằng bản bị phá là bản trung gian, không có giá trị gì?
Nếu nghĩ bản thạch cao to (tỷ lệ 1-1) là bản trung gian thì đúng, làm xong tượng đài có thể phá đi. Nhưng bản gốc là bản nhỏ hơn, do chính tay tác giả sáng tác. Không nên lầm lẫn bản gốc này với bản thạch cao tỷ lệ 1-1 (khuôn đúc).
Ví dụ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ của tác giả Nguyễn Hải (dựng trên đồi A1 Điện Biên), bản gốc của nó đang nằm tại Bảo tàng Mỹ thuật VN - do Bảo tàng mua lại của tác giả từ trước khi dựng tượng đài. Khi làm Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, người ta phải lấy bản gốc này để thực hiện việc phóng to. Lúc đó, có một số chi tiết phải sửa chữa, nhưng đều phải được sự đồng ý của tác giả.
Bản gốc tượng đài Thánh Dóng cũng như bản gốc Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được Bảo tàng Mỹ thuật lưu giữ, ai dám phá bản này? Giá trị bản quyền được thừa nhận theo pháp luật. Tác phẩm của anh Xuân không phải là tác phẩm trung gian để đổ đồng, vì thế nó vẫn thuộc quyền tác giả. Đó là tác phẩm gốc. Vấn đề ở đây là phải làm rõ trách nhiệm ai đã phá hoại tượng gốc?
PGS - TS Nguyễn Đỗ Bảo
PGS - TS Nguyễn Đỗ Bảo.

Cơ quan chức năng nên vào cuộc
Theo ông, ai phải chịu trách nhiệm về bản gốc bị phá?
Ai chủ trì phá hoại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đây không phải trách nhiệm bình thường mà là việc phá một tác phẩm nguyên bản của tác giả, phá một tài sản của công dân. Và dù mới chỉ là ý định phóng thêm các bức tượng khác thôi, thì nguyên bản tượng vẫn thuộc về tác giả - đó là bản quyền tác phẩm.
Nguyên là Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội (là Chủ tịch tại thời điểm sáng tác mẫu tượng này), ông có ý kiến gì?
Đây chính là tác phẩm Hội Mỹ thuật Hà Nội lúc đó chọn đi dự thi và được chọn làm mẫu chính thức dựng tượng đài Thánh Dóng, cho nên, Hội cần sớm vào cuộc, có ý kiến chính thức về việc này. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần làm rõ trách nhiệm của những người liên quan đến việc phá hoại 
bức tượng.
Việc tác phẩm gốc sau khi được chọn, trở thành bức tượng đặt ở khu vực bãi đúc để tiến hành các nghi lễ đúc tượng trong suốt hai năm qua có ý nghĩa gì không, thưa ông?
Tôi không biết bản gốc này còn có ý nghĩa đến mức nào, nhưng khi đã sử dụng để thực hiện các nghi lễ trong quá trình đúc tượng; để nhân dân đến lễ, mà bây giờ coi nó chẳng có giá trị gì, phá đi, thì hóa ra trước đó anh lừa người ta đến lễ à? Việc này liên quan đến văn hóa ứng xử, thái độ đối với văn hóa tâm linh - tín ngưỡng của dân tộc.
Nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân:
“Người đáng buồn phải là tôi”
“Người đáng buồn phải là tôi chứ không phải ông Long (Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội), bởi tôi mới là nạn nhân bị xâm hại. Nhưng đến nay, lãnh đạo thành phố Hà Nội vẫn chưa có trả lời, làm rõ ai đã phá tượng gốc của tôi”.
Nghệ sỹ điêu khắc Nguyễn Kim Xuân trao đổi với Tiền Phong như vậy, hôm qua sau khi ông đọc một bài trả lời phỏng vấn của Giám đốc Sở VHTT Hà Nội trên một tờ báo địa phương cho rằng, bức tượng bị phá chỉ là “bản trung gian”, chẳng có giá trị gì.
Tác giả Kim Xuân cho biết: Bản gốc là bản đầu tiên được ông sáng tạo, có không gian, thời gian và thời điểm cụ thể. Chính thời điểm đón chào 1.000 năm thăng Long-Hà Nội mới là cảm hứng cho tôi sáng tạo ra tác phẩm này. Còn bản phóng to của Tượng đài Thánh Dóng hiện nay, mặc dù do ông chỉ đạo thực hiện, nhưng là kết quả lao động của nhiều người.
Bản gốc đã được Hội đồng nhà nước nghiệm thu, thẩm định, thực hiện suốt từ năm 2003-2009, qua 3 đời Chủ tịch thành phố Hà Nội và đích thân Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho ý kiến.
Về thời gian, nó xứng đáng đi vào ghi nét Việt Nam - một bản phác thảo lâu nhất, công phu nhất… “Nói bản gốc của tôi là bản trung gian như ông Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Nếu không có bản gốc của tôi, thì làm sao làm ra khuôn đúc thạch cao tỷ lệ 1-1 để đúc tượng đài bằng chất liệu đồng hiện nay. Chính bản khuôn đúc mới là bản trung gian” - ông Xuân nói.
T. Nguyễn


Nguyễn Tuấn (thực hiện
> Ai đã phá tượng Thánh Dóng?
TP - Ông Nguyễn Đắc Lộc – Nguyên Phó Ban quản lý tượng đài Thánh Dóng đã yêu cầu đơn vị thi công không được tự ý tháo dỡ tượng, nhưng không ngăn cản được việc phá hủy bức tượng như ông nói. 
Trước khi bản gốc tượng đài Thánh Dóng (gọi tắt: tượng Thánh Dóng) bị phá, lực lượng bảo vệ và ông Nguyễn Đắc Lộc (ảnh) – Nguyên Phó Ban quản lý tượng đài Thánh Dóng đã yêu cầu đơn vị thi công không được tự ý tháo dỡ tượng. Tuy nhiên, ông Lộc đã không ngăn cản được việc phá hủy bức tượng như ông nói. 
Lúc sự việc xảy ra thì có những ai ở đó, có chính quyền địa phương hay không?
Lúc đó là buổi chiều 16-1 (23 tháng chạp), không có ai thuộc chính quyền cả. Buổi sáng, khi người ta phá hàng rào để vào khu đất thì tôi được anh em bảo vệ trên đó thông báo cho biết.
Tôi điện lên để nhắc anh em không cho phá dỡ tượng. Còn nếu người ta vào lấy đất thì cứ để họ đo đạc hiện trạng, để bàn giao cho người ta. Yêu cầu họ không được phá gì cả phải chờ tôi lên.
Đầu giờ chiều tôi lên, nhà xưởng khu vực đúc tượng đang bị người ta phá dỡ. Tôi bảo anh Tân (Hoàng Minh Tân – đại diện Ban quản lý dự án của Cty): “Riêng pho tượng thì không được động vào.
Vì nhiều lãnh đạo nhà nước, thành phố đều làm lễ ở đây trong quá trình đúc tượng”. Tôi đề nghị với anh Tân, để chúng tôi xây bệ ở khu vực bên này xong rồi rước ngài về. Nhưng hơn một tiếng sau, anh em gọi báo với tôi là họ phá tượng rồi.
Vậy ông có biết ai chỉ đạo việc phá tượng?
Tôi cũng không biết là ai. Cho nên tôi gọi điện ngay cho anh Tân là tại sao tôi vừa mới yêu cầu phải giữ nguyên tượng mà các anh lại phá? Anh Tân bảo không biết, sau đó anh ta bỏ đi luôn.
Vậy kế hoạch bàn giao khu đất (bãi đúc tượng) như ông nói là thế nào?
Kết luận của UBND huyện Sóc Sơn là ngày 15-2 -2012 chúng tôi sẽ bàn giao khu đất cho dự án của Cty. Nhưng ngay sau khi họp xong, bên anh Tân lại đòi bàn giao ngay.
Tôi nói “để ra giêng sẽ tốt hơn”. Cho nên, phải có chỉ đạo thì họ mới làm ồ ạt như vậy, phá dỡ hết hệ thống nhà xưởng, nhà đặt tượng và cả tượng đức Thánh.
Ông có thể nói rõ hơn sự việc?
Lúc đó, chỉ có đơn vị thi công mà thôi. Họ cùng với xe cẩu, ô tô san ủi suốt từ sáng cho đến chiều. Sau khi đã quây xong khu đất rồi, họ mới quay ra phá dỡ tượng.
Ngay sau đó, tôi đã cho chụp ảnh lại. Lúc đó vẫn rất đông công nhân, xe máy vẫn đang ở đó. Tôi gọi cho anh Tân thì anh ta bảo là không chỉ đạo việc đó.
Vậy khi Cty đến để thực hiện việc tiệp nhận khu đất, họ có quyết định cưỡng chế hay văn bản gì không?
Họ không có quyết định gì cả. Vì huyện cũng không có ai ký quyết định cưỡng chế. Tại cuộc họp trước đó mấy ngày, lãnh đạo huyện Sóc Sơn đã thống nhất với hai bên sẽ thống nhất bàn giao mặt bằng cho Cty vào ngày 15-2 (sau Tết Nhâm Thìn).
Nhóm Phóng viên Thời sự
“Tượng đang ở sân bóng”
Cuối giờ chiều qua (30-3), ông Hoàng Minh Tân - Giám đốc Cty đầu tư dịch vụ vui chơi thể thao giải trí Sóc Sơn đã đến làm việc với báo Tiền Phong.
Ông Tân cho biết, ông có mặt và trực tiếp chỉ đạo đơn vị thi công tiếp cận, giải tỏa khu đất, tháo dỡ tài sản và các công trình nằm trên khu đất và các mẫu tượng đài Thánh Dóng.
Ông Tân khẳng định, Cty của ông không cho người giật đổ bản gốc tượng đài Thánh Dóng. Bởi bức tượng đó hiện nay, sau khi cẩu lên, đã được mang về đặt tại sân bóng (gần UBND xã). Ông Tân hẹn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan vào một ngày gần nhất trong tuần sau.
Tuy nhiên, nhân chứng khẳng định máy móc đã giật phá đổ tượng. Còn bản Composit đang nằm ở sân bóng thì tác giả Nguyễn Kim Xuân khẳng định đó chỉ là một bản sao bị hỏng. 
Kiến nghị làm rõ vụ việc
Trao đổi với báo chí chiều qua tại buổi họp báo thông tin kỳ họp HĐND thành phố, bà Nguyễn Thị Thùy- Trưởng Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP Hà Nội khẳng định sẽ tiến hành kiểm tra ngay thông tin và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý việc bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá tại bãi đúc tượng đài ở chân núi Sóc Sơn...
Đình Thắng - Nguyễn Tuấn - Minh Tuấn


-- > Bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá nát--TP - Bản gốc Tượng đài Thánh Dóng - Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa-lịch sử vừa bị phá tan tành, ngay tại bãi đúc tượng dưới chân núi Sóc (xã Phù Linh, Sóc Sơn - Hà Nội).
Bản gốc (nguyên mẫu) tượng đài Thánh Dóng trước khi bị phá hủy
Bản gốc (nguyên mẫu) tượng đài Thánh Dóng trước khi bị phá hủy.
Trước sự việc này, Họa sỹ, nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân, tác giả tượng đài Thánh Dóng đã gửi đơn tới UBNDTP Hà Nội và các cơ quan có thẩm quyền, đề nghị can thiệp, làm rõ sự việc. Trong đơn gửi UBNDTP Hà Nội đề ngày 28-3, ông Xuân cho biết: “Ngày 16-1-2012, một công ty đã huy động cần cẩu và người đến phá dỡ mẫu tượng đài Thánh Dóng của tôi đặt tại bãi đúc Tượng đài ở chân núi Sóc Sơn”. Nhà điêu khắc công trình kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội này nói trong đơn, ông “rất bức xúc chuyện này” và “đề nghị UBNDTP Hà Nội và các cơ quan ban ngành làm rõ sự việc”.
Trao đổi nhanh với PV Tiền Phong chiều qua, ông Xuân cho biết, ông chỉ mới biết và tin sự việc xảy ra khi đích thân ông trở lại khu vực bãi đúc Tượng đài thời gian gần đây. “Tôi rất đau xót khi phải chứng kiến khu đúc tượng chỉ còn là bãi đất trống trơn, loang lổ vết cày xới. Chỉ còn lại một ít những mảnh vỡ tung tóe của Tượng đài và hiện nay người ta chở đi đâu tôi cũng không biết. Cả chân đế tượng, bàn thờ thắp hương, đồ thờ cúng liên quan cũng không còn một thứ nào”- Ông Xuân bức xúc.
Mất gốc
Theo ông Nguyễn Kim Xuân, bản gốc Tượng đài Thánh Dóng là bản duy nhất do ông sáng tác từ năm 2003 và liên tục sửa chữa trong vòng 6 năm cho đến khi được chính thức chọn làm mẫu đúc Tượng đài Thánh Dóng (9-2009). Ông cũng cho biết, đến nay công việc chưa hoàn tất, bởi ông đang chuẩn bị đúc thêm ba tượng đài nữa (theo nguyên mẫu) để đặt tại nơi địa đầu Tổ quốc và khu vực miền Trung. “Tôi sững sờ khi biết tin bản gốc Tượng đài Thánh Dóng bị phá nát vô cớ. Không thể tưởng tượng nổi người ta lại có thể làm một việc rất vô tâm, rất ác như vậy. Tôi mong lãnh đạo Thành phố Hà Nội, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, làm rõ việc này” - Ông Xuân đề nghị.
Được biết, bản gốc Tượng đài Thánh Dóng là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật độc đáo cao hơn 3m, nặng hơn hai tấn, được tác giả Nguyễn Kim Xuân sáng tác năm 2003. Năm 2004, UBNDTP Hà Nội chính thức chọn mẫu tượng đài Thánh Dóng của tác giả Nguyễn Kim Xuân để thực hiện xây dựng Công trình Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long -Hà Nội (QĐ số 3179/ QĐ-UB của UBNDTP Hà Nội, ngày 20-5-2004). Đây là mẫu tượng cuối cùng được chọn ra từ 28 mẫu tượng đài dự thi để đúc Tượng đài Thánh Dóng hiện nay (đặt tại đỉnh núi Đá Chồng, huyện Sóc Sơn - Hà Nội). Với tác phẩm điêu khắc Tượng đài Thánh Dóng, năm 2010-2011, Nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội, giải thưởng của Hội VHNT Thủ đô Hà Nội; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích trong hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Giá trị của bản gốc Tượng đài còn ở chỗ, đây chính là Tượng đài Thánh Dóng đầu tiên được nhân dân chiêm bái trong thời gian suốt hai năm đặt dưới chân núi Sóc. Các Nghi lễ khởi công - đổ giọt đồng đầu tiên vào ngày 9-9-2009 cho đến khi làm lễ đổ giọt đồng cuối cùng vào ngày 20 tháng giêng năm 2010 đều được thực hiện bên Tượng đài này. Bản gốc Tượng đài Thánh Dóng sẽ được hiến tặng cho một Bảo tàng tại Hà Nội sau khi tác giả đúc xong ba tượng đài Thánh Dóng khác theo dự kiến. Tuy nhiên, ông Xuân chưa kịp thực hiện thì sự việc đã xảy ra.
Ai đã giật đổ tượng đài Thánh Dóng (bản gốc)?
Ai đã giật đổ tượng đài Thánh Dóng (bản gốc)? .
Cố ý phá Tượng đài ?
Theo điều tra ban đầu của Tiền Phong, Tượng đài Thánh Dóng (bản gốc) bị phá hỏng có dấu hiệu của một việc làm có chủ ý. Ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Ban quản lý Tượng đài Thánh Dóng cho biết: Hôm đó là ngày cúng Ông Táo 23 tháng Chạp (16-1). Khi nghe tin có đơn vị thi công gần đó phá hàng rào bãi đúc tượng, ông Lộc từ Hà Nội lên đến nơi thì có tới cả trăm người cùng máy móc đang đào xới, san gạt. Ông Lộc đã nhắc nhở và yêu cầu nhân viên quản lý ở đó là “các anh không được đụng vào Tượng”. Tuy nhiên, sau khi ông Lộc đi khỏi một lúc thì Tượng đã bị máy móc giật đổ, vỡ tung tóe. “Tôi không nghĩ là họ lại dám làm một việc như vậy với Tượng đức Thánh Dóng. Rõ ràng là họ đã bất chấp và cố tình làm như vậy” – Ông Lộc nói.
Ông Lộc cũng cho biết, hiện có một dự án đang thực hiện san lấp đất tại khu vực này (Dự án xây dựng khu vui chơi giải trí-thể thao sân golf quốc tế Sóc Sơn, do Cty CPĐT dịch vụ vui chơi giải trí – thể thao Hà Nội làm chủ đầu tư). Chính đơn vị thi công tại đây đã cho máy móc và người đến san lấp đất và phá hỏng Tượng đài. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc làm rõ vụ việc đề này.
“Tôi sững sờ khi biết bản gốc Tượng đài Thánh Dóng bị phá nát vô cớ. Không thể tưởng tượng nổi người ta lại có thể làm một việc rất vô tâm, rất ác như vậy. Tôi mong lãnh đạo Thành phố Hà Nội, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, làm rõ việc này” - Nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân.
Nguyễn Tuấn

Tống Văn Công: Chịu trách nhiệm? (viet-studies 3-4-12) ◄◄

Nguyễn Đình ChúCó một người họ Đinh như thế (viet-studies 2-4-12) -- Đó là học giả Đinh Xuân Vịnh, không phải ông Đinh "trảm tướng". Những người ham đọc sách sẽ rất đàng hoàng! (VNN 2-4-12)
Trường đại học tư - Lợi nhuận hay phi lợi nhuận? (SGGP 1-4-12)
Cần trả lại danh dự cho tuần báo "Văn" (VHNA 2-4-12)  -- Bài Lại Nguyên Ân
Danh càng cao, hoạ càng nhiều (SGTT 2-4-12) -- P/v Nguyễn Huy Thiệp
Tính hiện đại trong âm nhạc? (HV 27-3-12)
Marguerite Duras – sống đam mê, yêu hết mình và viết mãnh liệt! (HV 15-2-12)
Tân Tây Lan dụ khị sinh viên nước ngoài:  New Zealand Casts Itself as Destination for International Students (NYT 2-4-12)
Đá gà trên đại lộ (TN 2-4-12) -- Ai muốn gặp THD hồi còn nhỏ thì đến những chỗ như thế này. 
Bất mãn với đàn bà, tôi trở thành đểu giả (VnEx 2-4-12) -- Thử hỏi, trên tất cả báo chí đông tây kim cổ, tìm đâu ra đuợc một tin như thế này trừ ở báo chí Việt Nam?  Chớ có đọc VnEx nếu ko muốn thành con Lợn, THD khuyên.

Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về KH&CN là một trong những giải thưởng cao nhất, là sự công nhận, tôn vinh, khích lệ những cống hiến của các nhà khoa học.
 -Người phát ngôn của nhóm nghiên cứu OPERA, nhóm nghiên cứu công bố neutrino chuyển động nhanh hơn ánh sáng đã đệ đơn từ chức. Mặc dù các thí nghiệm tiến hành tiếp theo để kiểm chứng lại vận tốc của neutrino vẫn chưa có kết quả, nhưng chuyện từ chức của lãnh đạo nhóm nghiên cứu OPERA cho thấy kết quả công bố của họ là có vấn đề và không đáng tin cậy, nhất là sau khi chính nhóm OPERA đã thừa nhận sai sót trong nghiên cứu của mình. Năm ngoái, cộng đồng vật lý nói riêng và toàn thế giới nói chung đã sửng sốt khi nghe tin khám phá chấn động về chuyển động nhanh hơn ánh sáng, đặt thuyết tương đối của Einstein vào trong dấu hỏi. Nhưng qua vụ việc này cũng có thể thấy thói đời bạc bẽo. Năm ngoái, khi nhóm OPERA công bố neutrino nhanh hơn ánh sáng, CERN (Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu) đã rất hồ hởi dính phần, nhưng giờ đây lại lạnh lùng tuyên bố mình không có dây dưa gì với nghiên cứu OPERA, "chỉ gửi chùm neutrino" cho thí nghiệm thôi. Đúng là "cha mẹ thói đời ăn ở bạc!"Sai lầm hay sai sót trong khoa học là chuyện bình thường, bởi vì khoa học luôn có cơ chế chặt chẽ và chắc chắn kiểm soát các phát minh khoa học, điều mà các lĩnh vực khác của cuộc sống không có. Khoa học phát triển trên chính những sai lầm khoa học của mình.

Tổng số lượt xem trang