Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Chiến lược bảo vệ Biển Đông độc của Việt Nam

Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km.
-(Cách đánh) - Cách đây ít lâu Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận 'Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn chủ quyền của mình trên Biển Đông'. Theo đó, nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.

Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.

Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.

Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là 'sát thủ giản' và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.

'Sát thủ giản' có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.

Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng 'sát thủ giản' bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ.

Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan.

Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km.

Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.

Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các 'khu vực chống tiếp cận' càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.

Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc.'Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện với vấn đề nan giải là phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.'
Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan
Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.

Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.

Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.
Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội ở mức cao nhất
Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech.
Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận.Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp kẻ thù muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.

Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này.
Tác giả Robert Karniol ( Strail times,Vibay.Blogpost, BBC) 
Theo PNTD-Chiến lược bảo vệ Biển Đông độc của Việt Nam

-Ts. Marvin Ott/Nationalist VietNam- Vietnam’s China Dilemma: Steering In New Strategic Environment – Analysis (Eurasia Review).
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ - Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc và Việt Nam: Chỉ đạo trong môi trường chiến lược mới  –   (x-café).  -
Uy thế là một siêu cường duy nhất trên thế giới của Hoa Kỳ và sự xuất hiện nhanh chóng của Trung Quốc như một cường quốc ưu việt trong khu vực Đông Á đã đưa Việt Nam đến một tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Sự vươn lên của Trung Quốc đã đặt ra một mối đe dọa hiện hữu tiềm tàng dù rằng trục chuyển đến Châu Á của Mỹ đã từng đưa ra được một giải pháp có tiềm năng.
Trong khi thách thức của Trung Quốc đã thử nghiệm đến sự nhạy bén của các quan chức tại Hà Nội về chiến lược, phản ứng của Việt Nam đã là đa diện và đi theo chín chỉ đạo rõ ràng.

Chín chỉ đạo Hướng dẫn
Đầu tiên là vận dụng thông qua các nguồn quan hệ giữa Đảng với nhau để vun trồng các quan hệ cải thiện với Trung Quốc. Thành tích nổi bật trong nỗ lực này từng là việc giải quyết tranh chấp biên giới trên đất liền và trong Vịnh Bắc Bộ - chứ không phải ở vùng Biển Đông.
Thứ hai là xây dựng sức mạnh của Việt Nam bằng cải cách và mở cửa nền kinh tế -đổi mới- nâng cấp các lực lượng vũ trang với sự tập trung đến các khả năng ngăn chặn xâm nhập hàng hải (maritime denial capabilities).
Thứ ba là tham gia và liên kết với ASEAN để bất kỳ mối đe dọa đối với Việt Nam ngày càng được xem như một mối đe dọa cho tất cả khối Asean.
Thứ tư là sử dụng mọi cơ hội thông qua: hiện diện chính thức, tuyên bố công khai, các cuộc diễn tập quân sự và "những sự thật hiển nhiên" để khẳng định "chủ quyền" của Việt nam ở Biển Đông.
Thứ năm là để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán được hình thành nhằm làm suy giảm các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN trong Biển Đông để trình bày được một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc.
Thứ sáu là thu hút các công ty dầu mỏ quốc tế (bao gồm cả Ấn Độ) vào Biển Đông bằng cách cung cấp các nhượng bộ hấp dẫn trong các hợp đồng thuê bao.
Thứ bảy là phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản và nâng cấp mối quan hệ quân sự với Nga và Ấn Độ - bao gồm cả khả năng truy cập vào Cảng Cam Ranh đã được sửa chữa lại
Thứ tám là thông báo thường xuyên và rõ ràng cho phía Bắc Kinh rằng Việt Nam "không bao giờ có thể chấp nhận" các khiếu nại về chủ quyền hàng hải của Trung Quốc.
Cuối cùng là, nuôi dưỡng một mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với Hoa Kỳ bao gồm cả khía cạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự.
Cuộc phát triển mối quan hệ quân sự với Mỹ đã từng đáng được chú ý đặc biệt. Bắt đầu với sự hợp tác thận trọng trong việc giải quyết các trường hợp MIA / POW trong những năm 1980, các mối liên hệ thực tế giữa quân đội và quân đội đã bắt đầu vào giữa những năm 1990. Điều này đã làm nở rộ những chuyến ghé thăm cảng thường xuyên của hải quân Mỹ đến Việt Nam, một cấu trúc "đối thoại chiến lược" giữa hai cơ quan quốc phòng và các tham khảo thường xuyên giữa các quan chức cấp cao của Việt Nam đến một mối "quan hệ đối tác chiến lược" với Mỹ. Phần lớn động lực bất thành văn nhưng không thể nhầm lẫn cho mối quan hệ này chính là một mối quan tâm chung về Trung Quốc.
Môi trường chiến lược của Việt Nam
Việc Trung Quốc mở rộng quyền lực đã tạo ra một môi trường hoàn toàn không đối xứng về chiến lược cho Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam có thể sẽ không lặp lại được thành công quân sự chống lại Trung Quốc như năm 1979 và Hà Nội biết điều đó. Nếu Trung Quốc kiên quyết khẳng định mình - chẳng hạn như bằng cách loại trừ các ngư dân Việt Nam khỏi các khu vực Biển Đông - có lẽ Việt Nam sẽ không có cách gì để ngăn chặn họ. Tuy nhiên, một số xu hướng trong khu vực đang có lợi cho phía Việt Nam.
Thứ nhất, có một chiến lược tái tập trung ("chuyển trục") vào khu vực Đông Nam Á và Biển Đông của Mỹ. Hà Nội cũng nhận thức được rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hiệu quả duy nhất và tối hậu đối với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Thứ hai, có một lo lắng rõ ràng và đang phát triển ở Đông Nam Á về các ý định của Trung Quốc. Kết quả là đã có sự sẵn lòng ngày càng tăng giữa các chính phủ ASEAN để bày tỏ mối quan tâm chia sẻ về Bắc Kinh - và Hoa Kỳ. Từ lâu nay, Trung Quốc từng tìm cách giải quyết các tranh chấp trong Biển Đông với Đông Nam Á trên cơ sở song phương hầu qua mắt mọi người. Việt Nam đã tìm cách cách ngược lại - là công khai hóa và quốc tế hoá. Trong trường hợp cụ thể này, lợi thế đang nằm về phía Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.
Trong lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là một cuộc đấu tranh để đạt được và giữ gìn độc lập dân tộc thoát khỏi kiểm soát của Trung Quốc. Các cuộc chiến tranh chống Pháp và can thiệp của Mỹ gần đây so với thực tế lịch sử này, chỉ là những chủ đề thứ cấp. Từ khoảng một nghìn năm trước, người dân Việt đã đạt được và duy trì được quyền tự chủ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc (với cái giá không rẻ). Từ quan điểm này, thời cai trị của thực dân Pháp, chiến tranh thế giới thứ II, và Chiến tranh Lạnh chỉ nổi bật lên như những sự khác thường có tính lịch sử.
Trong thời gian này, mối thù địch giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được kiềm chế bởi các mối đe dọa và nhu cầu khác. Trong "cuộc chiến chống Mỹ" hai chế độ đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Bắc Kinh và Hà Nội đã hợp tác với nhau như những đồng minh. Tuy nhiên, cuộc hợp tác này nhanh chóng giải thể sau năm 1975 khi một nước Việt Nam chiến thắng, thống nhất và đứng về phía Moscow chống lại Bắc Kinh trong những gì từng trở thành cuộc đối đầu cay đắng giữa Trung-Xô. Các sự kiện ấy đã đi đến cuộc đối đầu đầy kịch tính trong năm 1979 khi Trung Quốc phản ứng với cuộc xâm lược của Việt Nam vào Cam-pu-chia (trong đáp trả của phía Việt nam đối với việc Khmer Đỏ tấn công vào các làng Việt Nam) bằng cách gửi 30 quân đoàn Giải Phóng Trung Quốc qua biên giới Việt Nam để dạy cho Hà Nội một "bài học".
Thế cờ mới của Việt Nam
Bài học chủ yếu đã được học chính là, Quân đội Nhân Dân Trung Quốc đã không hoàn thiện tốt được theo các tiêu chuẩn quân sự hiện đại. Quyền tự chủ của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Trong suốt hai thập kỷ sau, mối quan hệ Việt- Trung sẽ được lắng vào một thời kỳ yên lặng có tính chiến lược. Cả hai nước đều bị thu hút váo các nhiệm vụ khỏng lồ của tái thiết kinh tế và phát triển. Sự sụp đổ của đế chế Loên Xô vào đầu những năm 1990 đã làm nản lòng cho cả hai nước.
Đối với Hà Nội, điều đó mang ý nghĩa của một sự mất đi một ân nhân quan trọng từng cung cấp cho mình an ninh và viện trợ kinh tế. Điều đó cũng đánh dấu sự ra đời của một cảnh quan chiến lược hoàn toàn mới thống trị bởi hai thực tế: vai trò ưu việt là "siêu cường duy nhất" của Mỹ và sức mạnh tăng trưởng của Trung Quốc trong khu vực. Và các lợi ích của Việt Nam hiện diện ở đó. Việt Nam gia nhập ASEAN và đang phát triển tầm vóc của mình trong khối là minh chứng cho khả năng lèo lái một tiến trình trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc của Hà Nội. Việc tái lập mối quan hệ hữu nghị đang phát triển giữa Hà Nội với Hoa Kỳ, kẻ cựu thù của mình, là biểu hiện quan trọng nhất cho sự khôn khéo của Hà Nội trong việc hòa giải với tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược của mình.
Tác giả Tiến sĩ Marvin Ott, là học giả về Chính sách công tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson và là giáo sư trợ giảng ở Đại học Johns Hopkins. Bài viết này đước đăng tải đầu tiên trong các lời bình luận ở RSIS.
Nguồn: Nationalist Vietnam
Theo : x-cafevn: TÌNH THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM: CHỈ ĐẠO TRONG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC MỚI


--Hoàn Cầu báo dẫn lời báo Nga: Việt Nam nên xây dựng Hạm đội Trường Sa
- VN phản đối quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình  (Tuổi Trẻ ). – Yêu cầu Đài Loan chấm dứt xâm phạm chủ quyền Việt Nam (NLĐ). – Google sửa lỗi sai chủ quyền về Hoàng Sa  (Thanh Niên ).
- Trung Quốc bắt đầu công việc khoan dầu dưới vùng biển nước sâu đầu tiên ở Biển Đông (TNNN).  – VN ‘quan tâm’ giàn khoan của TQ (BBC).   – Thách thức trong xây dựng liên minh biển(VNN).
Giàn khoan của Trung Quốc bắt đầu hoạt động ở Biển Đông (VOA).   – Trung Quốc đã bắt đầu khoan, chọc, hút dầu trên biển Đông bằng dàn 981 (GDVN).  – Giàn khoan khủng TQ đã khoan ở Biển Đông (NTI/ ANI/ VNN).

- Bắc Kinh biến Manila thành kẻ gây hấn (TT). - 33 tàu Trung Quốc quấy nhiễu ngư dân Philippines (DT). - Trung Quốc bị tố chèn ép ngư dân Philippines (TN). - Philippines: Mỹ sẽ nhập cuộc nếu có xung đột ở Biển Đông (DT). - Trung Quốc ngừng hoạt động du lịch tới Philippines (TTXVN).
- Mỹ kéo đồng minh, tránh Trung Quốc (TVN).

Tổng số lượt xem trang