“Việc tổ chức buổi tọa đàm nhằm đánh giá sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận đối với cách mạng nước ta, đối với quân đội ta trong thời gian qua, nhất là thời điểm gần đây. Qua đó nhận định về những tác động, ảnh hưởng của sự chống phá và đề xuất những nội dung, biện pháp đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực này trong thời gian tới”, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch nêu rõ mục đích của buổi tọa đàm.
Đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo 94 của Quân ủy Trung ương mong muốn, các đại biểu tham dự tọa đàm tích cực trao đổi, phân tích, nhận định, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và tác động ảnh hưởng của sự chống phá đó đối với cách mạng nước ta và quân đội ta thời gian gần đây. Ngoài ra, cần mạnh dạn nêu rõ những bất cập, khó khăn trong đấu tranh chống DBHB nói chung, trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp đấu tranh, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch; hạn chế sự tác động, ảnh hưởng của DBHB đối với quân đội trong thời gian tới.
Nhiều ý kiến tham luận hết sức tâm huyết đã được trình bày tại buổi tọa đàm. Các ý kiến đều thống nhất nhận định, hiện nay các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết tiến hành chiến lược DBHB với nhiều âm mưu, thủ đoạn rất thâm độc, vừa tinh vi, vừa trắng trợn nhằm chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Chúng tập trung chống phá vào những luận điểm cơ bản, then chốt, nhạy cảm; xuyên tạc, bôi nhọ tư tưởng, đạo đức, tác phong và cuộc đời riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; xuyên tạc cương lĩnh, quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch có những thay đổi trong tổ chức lực lượng và phương thức, thủ đoạn chống phá. Lực lượng chống phá trong nước đã có những hình thức hoạt động mới, trong đó có sự chuyển hóa và kết hợp giữa những người “bất đồng chính kiến” với những người “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; giữa những kẻ chống phá bên ngoài với những người “bất đồng chính kiến” bên trong.
Các ý kiến trong buổi tọa đàm cũng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập và khó khăn trong cuộc đấu tranh chống DBHB, như: Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gay go, quyết liệt vì nó đụng đến ý thức hệ. Cuộc đấu tranh còn chưa quy tụ được đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, tâm huyết; chất lượng, số lượng cán bộ làm công tác lý luận, tư tưởng còn hạn chế, thiếu những cán bộ tâm huyết trong nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lê nin và có am hiểu sâu sắc tình hình; chưa có lực lượng thường trực để tác chiến và đây cũng là lĩnh vực khó viết và khó huy động người viết. Ngoài ra, chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin trong hệ thống giáo dục quốc dân còn nhiều bất cập. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có những diễn biến và biểu hiện phức tạp.
Giáo dục nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch, nhằm tăng khả năng "tự miễn dịch" cho cán bộ, chiến sĩ là một biện pháp được đề cập đến trong buổi tọa đàm. |
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch, các ý kiến tham luận trong buổi tọa đàm đã đề xuất một số giải pháp, như: Trước hết cần nhận thức và có thái độ đúng với cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; xác định rõ và thực hiện tốt nhiệm vụ của quân đội trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; nâng cao nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và cơ quan chức năng các cấp, đặc biệt là của các ban chỉ đạo. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; kịp thời nắm vững âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động để giáo dục, nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác cho cán bộ, chiến sĩ nhằm tăng khả năng "tự miễn dịch" với chiến lược DBHB. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị trong quân đội; chấn chỉnh việc giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cần gắn chặt cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và quán triệt, học tập, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI). Tăng cường chỉ đạo, quản lý, phát huy vai trò chủ động tiến công của hệ thống báo chí, xuất bản quân đội; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; sớm tổ chức xây dựng lực lượng tác chiến trên mạng. Cùng với đó, cần chủ động tiến công, gắn chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là chính.
Đề cập đến “tự diễn biến”, báo cáo đề dẫn tại cuộc tọa đàm cũng chỉ rõ, do chủ quan, giản đơn, thiếu quan tâm đến trận địa tư tưởng, lý luận thiếu vững chắc, nên “sức đề kháng” của mỗi người yếu đi, cộng với tác động của những tiêu cực, tệ nạn xã hội…làm cho chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy, lây lan trên diện rộng và dẫn đến “tự diễn biến”. Khi đã rơi vào tình trạng “tự diễn biến”, các thế lực thù địch, phản động sẽ tận dụng cơ hội này, đưa ra “đòn độc”, kết hợp với nhiều hình thức chống phá khác để xóa bỏ nền tảng tư tưởng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta.
Từ sự nguy hiểm của “tự diễn biến”, theo các ý kiến tham luận, cùng với vừa thực hiện đánh địch, chúng ta cần kiên quyết ngăn chặn “tự diễn biến” trong nội bộ, lấy ngăn chặn “tự diễn biến” làm chính…
Phát biểu kết luận tọa đàm, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch đã khẳng định, kết quả đạt được của cuộc tọa đàm rất quan trọng, đã khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của quân đội đối với cuộc đấu tranh chống DBHB. Tuy nhiên, đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cũng nêu rõ, đây chỉ là kết quả bước đầu, bước quan trọng tiếp theo là những kiến nghị, đề xuất của các đại biểu tại cuộc tọa đàm phải được khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, để sớm đề ra chủ trương, kế hoạch, giải pháp cụ thể, triển khai đến các cấp và từng cá nhân, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, giữ vững trận địa tư tưởng trong quân đội.
Tin, ảnh: Phạm Hoàng Hà-Theo:Chống Diễn biến hòa bình: Coi trọng ngăn chặn “tự diễn biến”
Tự do báo chí ở Việt Nam-thực tiễn sinh động (Bài 1)-Hơn 42.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp 30-4 và 1-5
Kỳ lạ tìm một số tin về biển Đông mà qdnd chỉ có tin về diễn biến hòa bình,
- Tàu Trung Quốc ùn ùn tới Biển Đông (VnMedia). - Tàu Trung Quốc “đổ bộ” Biển Đông, Philippines cầu viện Mỹ (VOV). - Vấn đề Biển Đông: Philippines bị “bỏ rơi”? (Infonet). - Philippines đề nghị Mỹ cấp máy bay, tàu tuần tra (LĐ). - Mỹ không ủng hộ sử dụng vũ lực ở Biển Đông (VNN).- Đối thoại chiến lược, kinh tế Trung – Mỹ sẽ bàn về biển Đông (GDVN). - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đến Mỹ để làm gì? (GDVN).- Việt Nam là chìa khóa trong chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản: Vietnam Key to Japan’s Southeast Asia Policy (Atlantic Sentinel).
- Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông (TVN).
Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".
Hàm ý gì từ tác động cộng hưởng kép?
Mỹ muốn gì ở Biển Đông? Và các nước ASEAN, mà cụ thể là Việt Nam có thể hợp tác với siêu cường này như thế nào để đảm bảo lợi ích của mình? Các động thái gần đây cho thấy một bức tranh mới trong mối quan hệ hai bên đang dần dần xuất hiện với nhiều gam màu khác nhau. Từ mối quan hệ ban đầu chỉ tập trung vào việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, các dấu hiệu hợp tác gần đây khiến một số nhà quan sát đã sử dụng cụm từ "mối quan hệ chiến lược" để hình dung về tương lai song phương giữa hai nước từng đối địch.
Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".
Cụm từ "trong mọi lĩnh vực" của tân ngoại trưởng không quá lời, khi cách đây không lâu một hiệp ước giữa hai nước được ký kết tạo cho giới quan sát nhiều chú ý. Đó là hợp tác Quân y Việt - Mỹ. Theo báo chí đưa tin, thỏa thuận bao gồm các hoạt động trao đổi chuyên môn, hội thảo cũng như hợp tác nghiên cứu y học và là một hợp tác đầu tiên trong đó là quân sự - quốc phòng. Liệu y học có là "ngôn ngữ chung" giúp nối liền những khoảng cách - như lời của quan chức Hải quân Mỹ ví von - thì chưa ai có thể khẳng định.
Nhưng những bước đi "mềm" trong lĩnh vực còn được xem là nhiều nhạy cảm này có lẽ đã khởi động trước đó một thời gian qua lời cựu đại sứ Lê Công Phụng: "Việt Nam và Mỹ đã nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược về an ninh - quốc phòng và cho đến nay đã tiến hành được ba vòng đối thoại. Việt Nam là một trong số rất ít các nước ở Đông Nam Á có cơ chế này với Mỹ".
Bối cảnh nào thúc đẩy mối quan hệ tiến nhanh như vậy, và những viên gạch nào cần tiếp tục được đặt nền? Vượt trên các tên gọi của giới nghiên cứu hay các nhà ngoại giao, một góc nhìn trực diện vào bản chất thật sự của quan hệ Việt - Mỹ đang cần đưa lên bàn cân đánh giá làm tiền đề cho quá trình hoạch định chính sách. Trong đó, tác động kép từ sự thay đổi cục diện khu vực đóng vai trò tiên yếu. Một là quá trình toàn cầu hóa. Hai là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự.
Tác động cộng hưởng kép
Dẫu đa phương hay song phương, dẫu quan hệ kinh tế hay ngoại giao, dẫu trong hoàn cảnh thuận hòa hay đang tồn tại một số bất đồng trước mắt, có hai yếu tố cần được xem xét, đó là toàn cầu hóa kinh tế và trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một mặt, sự lựa chọn của Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu đã làm thay đổi định hướng trong các quyết định về chiến lược ngoại giao.
Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 là một bước thứ hai trong quá trình cải cách của Việt Nam, đánh dấu phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trong các lựa chọn về chính sách đối ngoại. Quá trình xích lại gần với cộng đồng chung thế giới nên được đánh giá trong bối cảnh ưu tiên về phát triển và hiện đại hóa đất nước được đặt lên hàng đầu. Toàn cầu hóa trong mối quan hệ Việt - Mỹ, vì thế, kiến tạo một hình dung về thế giới ngày càng liên kết mà trong đó chia sẻ lợi ích sẽ là yếu tố chủ đạo.
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển châu Á trong những năm qua. Ảnh: US Navy |
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc xoay quanh cuộc tranh luận rằng liệu cán cân quyền lực toàn cầu có đang chuyển đổi hay không. Với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, đồng nghĩa rằng đây sẽ là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. Gắn kết vào nền kinh tế có 1,34 tỉ dân này là xu thế tất yếu, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự làm thay đổi tương đối cán cân quyền lực của các nước trong vùng Thái Bình Dương. Công bố về ngân sách quốc phòng từ Bắc Kinh trong năm 2011, theo phát ngôn viên chính phủ nước này, đã đạt 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD), tăng 12,7%. Kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đạt bước tiến tương đối trong vòng bảy năm trở lại đây: trong năm 2002, chỉ có bảy trong 69 chiếc tàu ngầm đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại, năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 31 trên 65 chiếc, trong đó bao gồm 12 tàu ngầm hạng Kilo.
Một xu hướng tương tự như thế cũng có thể quan sát từ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân với việc thiết lập các loại tên lửa xuyên lục địa Dong Feng-31 và Dong Feng-31A với phạm vi tấn công khoảng từ 7.200km đến 11.200km. Song hành với chuyển động về năng lực quốc phòng, nước này đã có nhiều hành động xác quyết chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây nhất qua hai vụ cắt cáp vụ tàu Bình Minh và tàu Viking trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Biển Đông: Thế của nước yếu, thế của nước mạnh
Với Mỹ, điểm mà các nhà phân tích chiến lược đặt câu hỏi là sự trỗi dậy của Trung Quốc (i) sẽ làm thay đổi cấu trúc "đồng minh" của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương như thế nào, và cũng không kém phần quan trọng (ii) là sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược của các nước nhỏ hay các nước vẫn chưa định hình vị trí của mình trong bàn cờ khu vực. Trong bài toán biển Đông, trước những hành động mang tính thách thức từ phía Trung Quốc qua hành xử của tàu hải giám, phân chia vùng lãnh hải hay tự diễn dịch UNCLOS phục vụ tùy theo lợi ích, nước Mỹ dường như đứng trước ngã ba đường. Tín hiệu xuất phát gần đây từ Washington cho thấy Chính phủ Mỹ có nhiều tiếng nói khẳng định lợi ích và sự cam kết hiện diện lâu dài tại châu Á.
Tại Diễn đàn An ninh khu vực châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 2011) Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cá cược 100 USD đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ hơn trong vòng 5-10 năm tới. Hội nghị Diễn đàn ASEAN (ARF 18) ở Bali trước đấy một tuần, Ngoại trưởng Mỹ cũng đã kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng pháp lý và thông báo rằng, Mỹ sẽ đóng vai trò thúc đẩy quá trình này, khuyến cáo tất cả các quốc gia liên quan cần phân định chủ quyền theo Luật Biển quốc tế 1982.
Mặt khác, Mỹ cũng đang đứng trước bài toán ngân sách và khó khăn tài chính, dẫn đến xu hướng đòi hỏi chính phủ xét lại các vấn đề quốc nội nên đặt làm ưu tiên hàng đầu. Cuộc tranh luận về nợ công giữa lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ chấm dứt nhưng chưa kết thúc, khiến cho bất kỳ cam kết hiện diện quân sự, hay giữa đảm nhiệm vai trò mạnh mẽ hơn tại trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông không chỉ là bài toán địa chiến lược, mà còn cần được phân tích dưới góc nhìn kinh tế. "Biển Đông hay là tôi" (hiểu như người dân đóng thuế Mỹ), quan điểm của một phân tích gia trên tạp chí Foreign Policy tháng 6 năm ngoái có thể xem như đại diện một trường phái trong công luận Mỹ đặt dấu chấm hỏi về phí tổn nước Mỹ phải gánh chịu và nhu cầu đứng mũi chịu sào đảm bảo "ô dù an ninh chung" cho khu vực Thái Bình Dương.
Còn với các nước nhỏ trong khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, thái độ của nước mạnh Trung Quốc lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn với từng quốc gia, diễn ra trong từng diễn đàn, từng tình huống từ Bắc Kinh tạo nên những tiên đoán khác nhau từ các nước liên quan. Hoặc như chính sách của Bắc Kinh trong hồ sơ sông Mekong thời gian vừa qua cũng gây lo ngại cho những nước ở hạ nguồn. Siêu cường Mỹ vẫn giữ vai trò số một, nhưng phần nào đang suy giảm, và không trực tiếp đụng độ lợi ích từ việc tranh chấp, vì vậy giữ nguyên hiện trạng là lựa chọn khả dĩ. Các nước nhỏ ASEAN tổn thương trực tiếp từ tiếp cận sức mạnh, vì thế cần luật hơn cần nắm đấm.
Trái banh bây giờ lăn về phía cường quốc đang lên Trung Quốc thông qua một giả định và hai câu hỏi. Giả định rằng nếu Bắc Kinh tự tin vào sức mạnh của mình sẽ vượt Nhật, vượt Mỹ, thì một trật tự mới (giống như những gì xảy ra trong lịch sử) cần được phải sắp xếp lại. Trung Quốc sẽ đi con đường nào, lựa chọn sức mạnh thủy lôi, tàu chiến, xe tăng để xây mộng bá quyền hay lựa chọn thể chế chấp nhận tự giới hạn mình vào luật, chuẩn tắc giữ vai trò "vương quyền" lãnh đạo dẫn dắt? Và ở cái thế dự đoán giữa những kịch bản khó tiên đoán trước, quan hệ Việt - Mỹ cần dựa vào điểm tựa nào để hoạch định tương lai?
Nguyễn Chính Tâm
- Tokyo, Đài Loan cùng tuyên bố mua đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (TQ).- Quan hệ kình địch Trung – Ấn (Stratfor/TVN).
- Trung Quốc đang phản ứng lại nền kinh tế yếu kém của Mỹ: China Is Reacting to Our Weak Economy (NYT).
-- Hoa Kỳ và khu vực châu Á Thái Bình Dương (VOA).
-- Mỹ đề nghị Trung Quốc “hạ giọng” trong các vấn đề quốc tế (Infonet).
------