Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Clip công an đánh người ở Văn Giang - Chuyện bây giờ mới kể


-Ông Bùi Huy Thanh - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên

-Clip công an đánh người ở Văn Giang - Chuyện bây giờ mới kể
Vụ việc Trang Trần gây xôn xao dư luận, các luật gia thi nhau phân tích mọi tình tiết gây bất lợi cho Trang Trần. Phải nói chưa có vụ việc nào mà lực lượng chức năng được các luật gia và nhà báo ủng hộ như thế. Có lẽ do người '' bị hại '' là cơ quan chức năng, công quyền nên được luật sư, nhà báo ưu ái đến vậy.


Luật sư Đặng Văn Cường của văn phòng luật sư Chính Pháp trả lời báo chí rằng.

Nếu hành vi của cô Trang Trần này được xác định là cấu thành tội phạm vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự thì người tung clip này lên mạng sẽ không vi phạm, không bị xử lý", luật sư Cường nói.
Cũng theo Luật sư Cường, trong trường hợp các cá nhân quay được "những clip về hành vi vi phạm pháp luật, sau đó đưa lên công luận, giúp cơ quan chức năng xử lý còn có thể được xem xét biểu dương, khen thưởng".


Ngày 24 tháng 4 năm 2012 tại Văn Giang xảy ra cuộc cưỡng chế đất nông dân, hơn 4 nghìn cảnh sát đủ các loại chuyên môn tham gia. Một cảnh tượng chưa từng thấy trong bất kỳ vụ cưỡng chế nào. Hàng đoàn cảnh sát tay khiên, tay gậy trùng trùng lớp lớp tiến về phía người dân. Mở  đường đi cho đi nọ những quả nổ do bộ công an sản xuất được ném từ những người mặc thường phục đứng lẫn trong đám cảnh phục. Khói lửa nghi ngút làm nhoà cả một khoảng không và tiếng súng liên thanh bắn chỉ thiên vang trời. Đi sau đoàn quân cưỡng chế hùng hậu ấy là những cỗ máy xúc, ủi loại lớn. Trong màn khói mù do quả nổ của công an  và ánh sáng mặt trời còn tang tảng, những cỗ máy như con quái vật khổng lồ khua càng quất đổ những cây cọ , cau cảnh cao vút đổ rạp xuống đất. Chiếc máy ủi lầm lũi lì lợm san phẳng cánh đồng hoa màu mơn mởn thành đống bầy nhầy. Thậm chí cả những ngôi mộ hay chôn giữa ruộng theo thói quen ngàn đời của người dân cũng bị bật tung, chồi lên những lóng xương cẳng tay , cẳng chân người quá cố.

 Sau vụ cưỡng chế, ông Bùi Văn Thanh, chánh văn phòng tỉnh Hưng Yên nói rằng.

Ông Thanh lặp lại những gì ông nói với truyền thông trong nước rằng vụ cưỡng chế với "sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh" đã "đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế."


Xin lặp lại lần nữa lời quan chức '' đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của nhân dân ''

Ngay sau lời ông Thanh nói, trên mạng xã hội xuất hiện một clip cho thấy thế nào là an toàn của người dân trong cuộc cưỡng chế này.


Khi clip này xuất hiện, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã báo cáo ngay thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng rằng.

Ngày 2/5, trong hội nghị về việc giải quyết khiếu kiện và tiếp dân do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên, nói rằng đã có video clip giả trong vụ Văn Giang dùng để 'bôi nhọ' chính quyền.
Ông nói: "Có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, thậm chí được tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền, xuyên tạc, dàn dựng lên các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền".

Vài ngày sau, những người bị đánh trong clip xuất hiện nhận mình là người bị công đánh đúng những gì trong clip đó. Đây là hai nhà báo của đài VOV là Nguyễn Văn Nam và Hán Phi Long. Báo chí phẫn nộ, đồng loạt lên án hành vi đánh đập hai nhà báo.


Chính quyền tỉnh Hưng Yên đòi các nhà báo phải cung cấp clip gốc và người quay những clip đó.


Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng, với tường trình từ một phía của nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long thì "chưa thể khẳng định" được đó là hai người trong clip lan truyền trên mạng. Để xử lý cán bộ thì theo ông phải cần "đầy đủ nhân chứng, vật chứng và quan trọng nhất là băng gốc" quay cảnh được cho là có hai nhà báo VOV bị hành hung, "thậm chí tìm ra cả người quay".



Nhà báo Đức Hiển có câu hỏi về chuyện này trên báo Pháp Luật TPHCM

Theo VnExpress, chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị các nhà báo cung cấp băng video gốc quay cảnh mình bị đánh để làm rõ. Giả sử đấy không phải là một vụ hành hung, mà là một vụ người dân đánh lực lượng cưỡng chế, gây thương tích cho công an thì Công an tỉnh Hưng Yên có chờ đến khi có video gốc mới làm rõ không? Hay ngay chiều hôm ấy, báo chí sẽ nhận được sự chủ động cung cấp thông tin nhiệt tình, hài rõ tên và tội?

Sự việc nhùng nhằng vì đòi hỏi của phía chính quyền tỉnh Hưng Yên, đằng sau đòi hỏi này là sự tư vấn của Bộ Công An. Phải trích dẫn lại đoạn ông Thanh nói vụ cưỡng chế do công an tỉnh Hưng Yên và Bộ Công An phối hợp, mới hiểu vì sao chính quyền Hưng Yên mạnh mồm đòi clip gốc và người quay.

Ngày 20 tháng 4 năm 2012, Ké gặp tôi nói.

- Vài hôm nữa Văn Giang có cưỡng chế, bà con nhờ anh em bloger Hà Nội đến quan sát giúp. Mấy anh em khác đã cắm chốt đó rồi. Anh đến giúp bà con cùng cho thêm người.

Tôi lắc đầu.

- Thôi, có nhiều người rồi. Việc này họ giúp bà con từ đầu, mình vào dang dở họ ra.

Ké tần ngần, hắn phân vân nói vụ này cần người người chuyên nghiệp chứ không phải cần đông. Tôi bảo mày là đủ rồi, còn những anh em kia nữa. 

Ké nói hắn sẽ đi, tuy đi cùng vụ nhưng sẽ tác chiến một mình. Hắn nói xong đeo túi lên vai, bảo em sang xem tình hình.

Đến ngày 23 , tin tức Văn Giang sắp có cưỡng chế nóng rực trên mạng, hình ảnh hàng đoàn xe cảnh sát đặc nhiệm tiến vào Văn Giang, quân cảnh sát đổ ngày đêm rầm rập. Cả khu Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao chìm ngập sự căng thẳng trên mỗi con đường làng, ngõ xóm và trong mỗi ngôi nhà. Chiều hôm ấy tôi vẫn đón con ở trường như thường lệ, hỏi thằng bé thích ăn cơm món gì hôm nay. Tí Hớn nói con thích ăn canh cá chua. Hai bố con ghé qua chợ, mua cá và gia vị. Lúc về đi qua hàng bia, thấy những người đàn ông ngồi chạm cốc dô dô dô trong đó. Tí Hớn nói.

- Những người này chả về xem con mình thế nào, ngồi quán bia này mãi có khi đến tối khuya bố ạ. Hôm nọ mẹ đưa con chơi nhà bà về, muộn rồi con vẫn thấy mấy người đó ngồi.

Tôi làm canh cá, lúc hai bố con ngồi ăn, tôi nhớ đến lời thằng bé nói khi đi qua quán bia. Hình ảnh những người đàn ông mặt mũi tưng bừng nâng cốc và nhìn bố con tôi ngồi ấm cúng bên món canh riêu cá trong ngồi nhà nhỏ ấm cúng. Tôi nhớ Ké lúc xốc túi lên vai quả quyết đi, chẳng biết lúc này nó núp chỗ nào ở khu chiến địa đầy bầu không khí đe doạ ấy.

Cơm xong, tôi liên lạc với Ké. Hắn mừng rơn, thì ra hắn đang lẻ loi núp tại một địa điểm tại Văn Giang. 

Tôi hẹn sẽ đến.

Lúc vợ về, tôi khoác túi đi, nói đi có việc không biết hôm nào về. Nếu mai tôi chưa về kịp thì xin nghỉ làm sớm đón con.

Vợ con tôi im lặng, nét lo âu lộ trên mặt cả hai mẹ con, vợ tôi thở dài, còn thằng bé cúi đầu buồn.

Lúc nhá nhem của chiều ngày 23, hai người dân Văn Giang đón tôi ở địa điểm bên ngoài xã, tôi cởi trần, quần đùi, chân đất mọi thứ quần áo, giay dép máy ảnh, máy quay phim cho vào bao tải đi theo những người dẫn đường. Họ dẫn tôi đi lòng vòng , có lúc đi ngang qua những nhà dân khác. Những người dân mà tôi đi qua họ nhìn tôi với con mắt cảm mến. Chẳng ai nói gì, nhưng ánh mắt nào cũng như gửi lời chào và lời cảm ơn.  Bầu không khí lúc ấy như trong chiến tranh, người hối hả đi ra đồng đào cây quý chở về, người chuẩn bị rào dậu, từng tốp người nét mặt lo âu thầm thì bàn đến chuyện trạm gác đằng này, đằng kia. Loa phóng thanh xã rả rả những lời đe doạ, cảnh báo về việc chống đối cưỡng chế.

Ké ở trong một ngôi nhà , ăn cơm với hai vợ chồng chủ nhà. Con nhỏ của họ đã đi '' sơ tán '' nơi khác. Bữa cơm của gia đình nông dân giản dị như ngày thường. Ăn xong, Ké dẫn tôi đến chỗ của hắn trú vài hôm, chỉ vào hai gói xôi đậu xanh nhỏ bằng nắm tay bảo.

- Đây có xôi để đêm anh em mình trực chiến.

Tôi bảo Ké xin chủ nhà nước sôi và trà, vừa uống nước vừa hỏi Ké tình hình. Sau đó chúng tôi đi quan sát địa hình trong đêm. Kết hợp tình hình với địa thế , chúng tôi quyết định chọn một điểm sẽ đóng chốt quan sát diễn biến. Cả địa bàn cưỡng chế rộng mênh mông, hơn 4000 quân cảnh sát chưa kể lực lượng mặc áo thường dân đeo băng đỏ. Không ai biết được sự kiện nóng nhất sẽ xảy ra chỗ nào. Sự lựa chọn của chúng tôi thiên về cảm tính, may rủi hơn là tính toán.
Nửa đêm, tôi gọi chủ nhà, yêu cầu mang quần áo, chăn nệm bất cứ cái gì có thể, phơi cho tôi ở trên sân thượng.

Tôi nghĩ rằng nếu có đánh đập, trước đó công an sẽ quan sát tất cả những vị trí cửa sổ, ngõ ngách để chặn những người quay phim. Đám an ninh sẽ trà trộn vào dân làng để khống chế người quay phim. Nơi trống trải nhất lại là nơi ít bị để ý nhất. Nếu cần tôi sẽ núp trong đám quần áo, chăn đệm ấy.

Đấy là cảm tính thứ hai. 

Nhưng cuộc đời dạy tôi rằng, bất cứ cảm tính nào đều không nên bỏ qua, nhất là trong những việc quan trọng. Phải nói Ké là người hiểu tôi, hắn ít khi hoài nghi những đòi hỏi oái ăm của tôi, nhất là lúc không có thời gian để giải thích nữa hắn lại càng không lăn tăn.

Nếu xem kỹ clip người bị đánh, sẽ thấy máy quay dừng lại khi người ấy đang đứng, rồi công an lao đến túm và đánh đập. Khi clip được tung ra, nhiều kẻ nói rằng nguỵ tạo, đặt bẫy, vì làm sao biết công an đánh ai mà để sẵn máy quay vào vị trí người đó. Xin thưa, đó cũng là cảm tính.

Những cảm tính tình cờ liên tiếp nhau khiến những bộ óc khoa học của nhà cầm quyền hoài nghi về sự sắp đặt, giả tạo, không chân thực của clip. Nhưng sự thực thì vẫn là sự thực.

Chúng tôi bỏ lại hết máy móc, rạch cạp quần đùi nhét thẻ nhớ. Một cô gái chở hai chúng tôi ra khỏi khu vực, tôi lo lắng và căng thẳng nghĩ sao an toàn mang thẻ nhớ ra. Còn Ké lúc đó thật lạ, hắn vẫn hỏi han à ơi cô gái. Nếu đọc đoạn này, mong vợ hắn đừng ghen, có thể hắn cũng đang dùng một biện pháp trấn tĩnh, hoặc giả bộ tự nhiên để chúng tôi ra ngoài dễ dàng.

Chúng tôi đợi khi nhà cầm quyền Hưng Yên tuyên bố cuộc cưỡng chế an toàn về của và người cho nhân dân mới tung clip hai nhà báo bị đánh lên mạng.

Bây giờ thì quay lại chuyên chính quyền Hưng Yên đòi clip gốc và người quay, khiến vụ việc vào thế giằng co. Một người bạn thân biết tôi trong nhóm quay clip đó , đặt vấn đề là bên VOV muốn gặp tôi. Tôi hỏi gặp làm gì, họ bảo nếu cần họ muốn nhờ tôi làm nhân chứng.

Tôi bàn với Ké, nếu chúng ta không nhận, có khi việc này sẽ chìm xuồng. Nhưng nếu đứng ra nhận, sẽ bị thẩm vấn rất căng. Tôi lược ra những câu thẩm vấn mà người ta sẽ hỏi đầy ác ý để dập tắt ý chí của nhân chứng.

- Anh cho biết lý do anh có mặt tại đó.
- Anh cho biết đông cơ tại sao anh mang máy quay đến đó.
- Máy quay này anh mua bao giờ, ở đâu , tiền đâu ra anh mua.
- Anh đưa clip này lên mạng như thế nào, qua bloge, Facebock, youtbe bằng tài khoản tên gì , đưa ở đâu, đưa vào thời điểm nào.
- Ý đồ anh quay clip này nhằm mục đích gì. Khi anh tán phát lên mạng mục đích của anh là gì ?
- Trước khi đi anh ở đâu, có ai ở đó, nói chuyện gì.
- Khi anh đến đó, anh gặp những ai, ở đâu , nói chuyện gì.

Các câu hỏi sẽ diễn ra liên tiếp tuỳ theo những câu trả lời, nhưng trước tiên người ta sẽ hỏi bố anh, mẹ anh, vợ con anh, anh chị em ruột bao nhiêu tuổi, ở đâu, làm nghề gì. Anh tiền án, tiền sự gì chưa, đã bị bắt lần nào chưa, hiện nay anh ở đâu, làm gì để sống.

Chúng tôi thống nhất, tôi sẽ đi nhận. Có gì một thằng chết, còn thằng ở lại lo hậu sự. Dù sao thì nhà tù và thẩm vấn tôi rành hơn Ké vì trải qua nhiều lần, còn hắn thì chưa.

 Tôi gặp người VOV ở quán cà phê đối diện với toà nhà VOV phía bên số chẵn của phố Bà Triệu. Anh ta hỏi trường hợp cần phải làm chứng, mong tôi đứng ra nhận. Tôi đồng ý và trao cho anh ta clip gốc.

Ngay sau đó trên báo chí, chính quyền Hưng Yên và bộ Công An không thấy lớn tiếng đòi tìm người quay, clip gốc. Không ai nói là clip giả tạo. Họ quên bẵng những chuyện đó, và có những lời xuê xoa, nhận lỗi ầu ơ. Người của VOV trả lời tôi.

- Anh ạ, chúng tôi dù sao cũng toàn người nhà nước, làm việc ngành ngang dọc này nọ. Không đơn giản, vụ này cả tổng bí thư, thủ tướng cũng đến tận chỗ chúng tôi chỉ đạo. Nên chắc sẽ giải quyết mà không cần toà án đâu, anh thông cảm.

Tôi cười nhạt.

- Tôi biết trước sẽ thế, tôi nhận để các anh hiểu rằng, những người như chúng tôi sẵn sàng làm chứng cho công lý, sự thật. Còn các anh không muốn thì đó quyền các anh, các anh là người bị hại, không kiện cáo là quyền các anh. Việc chúng tôi làm thấy thế là đủ.

Bỗng nhiên hai hôm sau tôi có giấy triệu tập lên cơ quan an ninh, cả tuần liền làm việc trả lời về cuốn sách Đại Vệ Chí Dị.

Khi tôi về thì  việc kia có vẻ êm, phía công an Hưng Yên xin lỗi hai nhà báo, đó là việc những người nhà nước với nhau. Khi tạm xuôi, chính quyền Hưng Yên lớn tiếng.

- Ngoài việc hai nhà báo ra, không có người dân nào bị đánh đạp cả.

Chúng tôi quyết định tung clip thứ hai trong vụ cưỡng chế Văn Giang, clip cho thấy công an đánh người dân dã man.



Một công an trên clip video này còn co chân đá vào người phụ nữ đã bị người khác giữ tay.
Video nói trên hiện đang được phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội.
Người phụ nữ bị đánh được nêu danh là bà Ngô Thị Ánh, dân xã Xuân Quan, thuộc huyện Văn Giang. Hôm 24/4, khi lực lượng cưỡng chế đang hoạt động, bà Ánh đứng ngay tại hiện trường, được nói là "khu vực nhà văn hóa xã Xuân Quan".


 Nhưng khác với hai nhà báo bị đánh, không thấy báo chí, luật sư nào lên tiếng về clip này. Không ai bồi thường hay xin lỗi người phụ nữ bị đánh dã man trong khi bị hai công an khác bẻ tay khống chế. Chị nhận một cú đá hung ác từ phía một người mặc đồ cảnh sát, cú đá giữa ngực người phụ nữ nhỏ bé, khiến chị đổ vật như cây chuối tức thì.

Các nhà báo, luật sư có Chính Pháp, có lương tri đang lên tiếng ở vụ Trang Trần, nghĩ sao về những clip và câu chuyện của những người quay clip đó. Khi các vị lên án Trang Trần, tìm mọi ngóc ngách pháp luật để lên án cô, bênh vực công an một cách nhiệt tình thì những người công an đánh phụ nữ trong clip của chúng tôi cũng cần được các vị lên án. Vì hành vi của công an trong clip đó, còn hung hãn, côn đồ gấp nhiều lần Trang Trần. 

Lúc mà người phụ nữ nông dân bị hai người bẻ tay, cho một cảnh sát khác đá vào mỏ ác thẳng chân hết lực.

Khi đó các vị ở ở đâu.?

Chúng tôi không cần được khen ngợi, có một dàn dư luận viên, bồi bút suốt bao năm qua đã ca ngợi chúng tôi là rận chủ, phản động, lưu manh, cơ hội, thèm tiền. Với chúng tôi thế là quá đủ lời khen rồi.

Chúng tôi chỉ mong các vị cho người dân thấy sự công bằng, không có phân biệt giữa người dân Việt Nam với những người trong bộ máy công quyền Việt Nam mà thôi.

Hơn nữa là cho người dân thấy những người cầm bút làm báo chí, làm luật còn có lương tâm, trách nhiệm, đứng về phía người yếu thế.  Đó mới là điều đất nước này, nhân dân này cần đến quý vị.

Đất nước để một thằng lưu manh, tiền án, tiền sự bỏ dao súng, cầm bút lải nhải về sự thật, công bằng thật chả ra gì. Chính những người cao quý , địa vị trong xã hội như các vị nhà báo, luật sư đang lớn tiếng trong vụ Trang Trần kia mới là những người cần phải làm điều đó. 




Công an xin lỗi công khai 2 nhà báo VOV bị đánh tại Văn Giang
(Dân trí) - Vừa qua, Công an tỉnh Hưng Yên đã chính thức có lời xin lỗi công khai và bồi thường 2 nhà báo VOV bị lực lượng làm nhiệm vụ đánh trong vụ cưỡng chế đất tại xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.


>> GS Đặng Hùng Võ nhận lỗi với người dân Văn Giang
>> Vụ nhà báo bị hành hung ở Văn Giang: 2 công an, 3 dân phòng tham gia

Sáng nay 24/4, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, sau khi có kết luận điều tra vụ việc 2 nhà báo VOV là nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và nhà báo Hán Phi Long bị công an đánh trong buổi cưỡng chế đất tại xã Xuân Quan, Công an tỉnh Hưng Yên đã nhanh chóng chỉ đạo cơ quan điều tra vào cuộc, làm rõ vụ việc và có thông báo đến bị hại và người liên quan về quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Về mặt dân sự, lãnh đạo Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, trình tự gặp gỡ của đại diện CQĐT Công an tỉnh và Công an huyện Văn Giang với 2 nhà báo về dân sự cũng đã được giải quyết.

Theo đó, việc công khai xin lỗi 2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) về vụ việc đáng tiếc xảy ra đã được tổ chức với sự tham dự của lãnh đạo Công an tỉnh Hưng Yên, lãnh đạo Công an huyện Văn Giang và đơn vị, cá nhân khác có liên quan.


2 nhà báo VOV bị hành hung trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang.



Cũng tại buổi xin lỗi, Thượng úy Đặng Quang Hoàng, Công an huyện Văn Giang - người được xác định là một trong những cán bộ của đoàn cưỡng chế đã đánh 2 nhà báo - cũng đã trực tiếp xin lỗi 2 nhà báo VOV, bồi thường tiền mặt về tổn thất gây ra đối với 2 nhà báo.

Sự việc xảy ra cách đây đúng 1 năm, ngày 24/4/2012, 2 nhà báo VOV là anh Nguyễn Ngọc Năm và anh Hán Phi Long được đài giao nhiệm vụ theo dõi, đưa tin, nắm tình hình vụ việc cưỡng chế ở huyện Văn Giang.Sáng 24/4, 2 nhà báo về xã Xuân Quan - nơi đang có đông người tụ tập - ghi nhận tình hình. Theo tường trình của 2 nhà báo, họ không đi vào khu vực cưỡng chế mà đứng ở hành lang Nhà văn hóa thôn 1 (đang ở giai đoạn hoàn thiện) quan sát vụ việc. Nhà báo Phi Long vừa đưa máy ảnh lên chụp thì một vài người mặc sắc phục công an và một số người khác tiến về phía anh, xông vào đánh anh, giật máy ảnh.

Thấy đồng nghiệp bị đánh, anh Năm đến can thiệp cũng bị đánh luôn. Anh này sau đó bị đưa về trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Giang lập biên bản tạm thu điện thoại, giấy tờ. 


- Công an Hưng Yên xin lỗi và bồi thường 2 nhà báo bị đánh ở Văn Giang (GDVN). - Vụ 2 nhà báo VOV bị hành hung: “Chấp nhận lời xin lỗi của CA Văn Giang” (Infonet).

- Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh (TP). - Nghiêm cấm nhân bản con người: cần qui định rõ trong Luật (VOV).

- Làm rõ quyền đại diện chủ sở hữu đất của Nhà nước (TTXVN). - “Động” đến đất lúa, 1 m2 cũng phải xin ý kiến Thủ tướng? (DT). - Đánh cược tính mạng trong những căn nhà nứt toác(Infonet).



- -Phát ngôn gây sốc của "quan" Hưng Yên
“Dù hai người đó không phải nhà báo thì cũng là những công dân, họ không có hành động chống đối và không có hung khí gì. Hành động như vậy là không thể chấp nhận”, “Nếu không phải là nhà báo thì là dân thì có quyền đánh sao? Cho dù đó là ai, lực lượng cưỡng chế cũng không được phép hành xử như vậy”, “Phát ngôn như vậy là ẩu tả, vô trách nhiệm”…
Hàng trăm độc giả đã có ý kiến phản hồi đầy bức xúc sau khi ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, đồng thời là Người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh phát biểu trong cuộc gặp gỡ báo chí vào ngày 9-5: “Chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định 2 nhà báo VOV chính là 2 người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng”.


Được quyền đánh tất?


Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sáng 2-5, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã báo cáo Thủ tướng vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở huyện Văn Giang. Theo đó, ngày 22-4, “dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh và sự hỗ trợ tích cực của Bộ Công an, các lực lượng hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang đã thực hiện tốt các phương án đề ra, đảm bảo an toàn về người và tài sản. Sau cưỡng chế, tình hình nhân dân 3 xã ổn định”. Ngoài ra, ông Hào cũng báo cáo trước hội nghị rằng có sự việc trên mạng Internet lan truyền một clip về cảnh 2 thanh niên mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm bị những người mặc thường phục đeo băng đỏ và cả sắc phục công an đánh, tuy nhiên đó là clip giả, dàn dựng nhằm “vu khống, bôi nhọ” chính quyền.

Tuy nhiên hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long (Đài Tiếng nói VN- VOV) lại xác nhận chính là người bị đánh trong clip và “clip đó phản ánh đúng những gì xảy ra với chúng tôi vào sáng 24-4 tại xã Xuân Quan. Không có sự dàn dựng hay giả tạo nào trong đó cả”.

Ngay sau đó, ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh lại nói: “Chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định 2 nhà báo VOV chính là 2 người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng vì hình ảnh quay quá xa và mờ không thể nhìn rõ mặt người bị đánh và người đánh”.

Phát ngôn của hai vị lãnh đạo này ngay lập tức nhận phải sự phản ứng của người dân, trong đó có độc giả báo Người lao động. “Lẽ nào nếu không phải là nhà báo thì được quyền đánh tất?”, “Cách nói của ông Thanh nói lên 2 điều: một là thiếu trách nhiệm, hai là coi thường thông tin đại chúng. Không hiểu lúc nào đất nước ta xóa hết kiểu cách này?”, “Lòng tự trọng của họ không còn nữa, họ chỉ cố cãi cối cãi chày cho qua chuyện. Tôi thấy các quan chức ở Nhật, Hàn Quốc, Mỹ,... mà phát ngôn hớ là họ xin từ chức hoặc xin lỗi dân. Đằng này, đánh dân (nhà báo cũng là dân thôi) rần rần ra đấy mà họ vẫn cãi lấy được. Đâu phải cá biệt? Nhiều vụ lắm rồi”…, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi.

Ông bà xưa từng răn dạy con cháu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, có nghĩa là chúng ta phải suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn, làm sao để lời nói không xúc phạm, không làm khổ cho người khác, không gây mất lòng… Làm cán bộ lại càng phải cẩn trọng, bởi từng câu chữ của họ là “khuôn vàng, thước ngọc”. Tiếc là, các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dường như quên mất bài học này và cả bài học “nhãn tiền” từ vụ Tiên Lãng. Thay vì tập trung tìm nguyên nhân vụ việc, nhận ra mặt hạn chế, sai sót để kịp thời sửa sai thì “các quan” lại loay hoay tìm cách để biện minh cho mình. Để rồi càng nói càng sai, càng gây mất niềm tin nơi người dân.

Phải biết sửa sai, đừng làm "khó" bị hại

“Trong các vụ việc, khi đã làm hết cách vận động, tuyên truyền, thuyết phục mà một số ít người dân vẫn cố tình không chấp hành mới buộc phải cưỡng chế. Cưỡng chế cũng phải đúng phương án, phù hợp quy định pháp luật…”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu như thế tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vào ngày 2-5.

Tuy nhiên, vụ việc cưỡng chế ở Văn Giang vừa qua với hình ảnh lực lượng cưỡng chế, công an đánh công dân khi họ không có hành động chống đối và hung khí gì đã thực sự làm cho hình ảnh chính quyền tỉnh Hưng Yên xấu đi trong mắt người dân. “Nếu cho rằng 2 nhà báo này có tác nghiệp không đúng chăng nữa cũng không thể cho phép một đám đông có vũ khí đánh đập họ tàn nhẫn như vậy! Tôi cảm giác ngày càng có nhiều người lợi dụng danh nghĩa đang làm nhiệm vụ hành động thiếu tôn trọng pháp luật, thiếu tính người và mang tính côn đồ nhiều hơn là người thi hành công vụ” (bạn đọc Bình Nguyễn viết).

“Lãnh đạo công an Hưng Yên hãy điều tra ngay những người hành hung nhà báo và kỷ luật thích đáng, vì chính họ, những người bảo vệ luật pháp, lại ngang nhiên vi phạm luật, làm hoen ố hình ảnh công bộc của dân (bạn đọc An Hòa). “Việc làm đó tất nhiên không thể nhận được sự đồng thuận của dư luận cả nước” (bạn đọc T.H)…
Câu hỏi đặt ra, việc những người mặc cảnh phục, có trang bị công cụ hỗ trợ đánh đập những người không có hành động chống đối đã làm đúng quy định của pháp luật chưa? Đây mới là điều các cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên cần ngồi lại phân tích để thấy đúng - sai từ đâu nhằm rút kinh nghiệm để sửa sai kịp thời và làm tốt hơn chứ không phải làm “khó” cho người bị hại bằng cách “yêu cầu cung cấp hình ảnh gốc của clip này để cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên xem xét và xử lý theo luật định” như ông Chánh Văn phòng tỉnh nói.
Nông dân lấy gì để sống?
Việc cưỡng chế thu hồi đất cho dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang gặp phải sự phản ứng quyết liệt của một số người dân nguyên nhân trước tiên bắt nguồn từ giá đền bù chưa thỏa đáng. Dù ông Bùi Huy Thanh khẳng định: “mức giá bồi thường 48,6 triệu đồng/sào là mức cao nhất được áp dụng trên địa bàn tỉnh tại thời điểm hiện tại” nhưng đất sản xuất nông nghiệp là mồ hôi, máu thịt, là sinh kế duy nhất của nông dân từ thế hệ này qua thế hệ khác, không còn đất, liệu số tiền đền bù đó đủ để họ duy trì cuộc sống trong bao lâu? Trong khi căn cứ giá đền bù, có thể thấy cái lợi nghiêng hẳn về phía chủ đầu tư và lợi ích từ dự án mang lại (như hứa hẹn): khu đô thị mới đạt chuẩn quốc tế, trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí…thì chắc chắn những người nông dân mất đất không được thụ hưởng.
Vy Thư

(NLĐO)  -Phát ngôn gây sốc của "quan" Hưng Yên

"Chưa thể khẳng định người bị đánh là nhà báo VOV"(NLĐO)- Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh đã lên tiếng như vậy vào ngày 9-5. Ông Thanh cho rằng hiện chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định 2 nhà báo VOV chính là 2 người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng vì hình ảnh quay quá xa và mờ.
Ngày 9-5, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, đồng thời là Người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh đã có gặp gỡ báo chí để trao đổi về vụ việc 2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) - bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất tại dự án Khu đô thị Thương mại và du lịch Văn Giang (Huyện Văn Giang, Hưng Yên) đánh vào sáng 24-4 vừa qua.  



Ông Thanh cho rằng hiện chưa thể khẳng định người bị đánh trong clip là 2 nhà báo VOV


Ông Bùi Huy Thanh cho biết, sau khi nhận được đơn từ lãnh đạo của VOV về việc 2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long phản ánh việc bị lực lượng cưỡng chế tại Văn Giang đánh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thông đã chỉ đạo, các ban ngành liên quan tổ chức một cuộc làm việc vào ngày 16-5 tới đây để nghe các bên liên quan trình bày toàn bộ sự việc, cung cấp các bằng chứng liên quan...
Cùng ngày 9-5, Vụ Pháp chế - Văn phòng Chủ tịch nước và đại diện Hội Nhà báo Việt Nam đã làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên liên quan tới vụ việc cưỡng chế đất ở Văn Giang, trong đó có 2 nhà báo VOV bị đánh. Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị lãnh đạo tỉnh làm rõ thông tin về 2 nhà báo VOV bị lực lượng cưỡng chế đánh gây thương tích, còng tay, áp giải, tạm giữ ngày 24-4 vừa qua.
Theo Trưởng ban Kiểm tra của Hội Nhà báo Việt Nam Hà Kim Chi, đây là vụ việc mà “dư luận, báo giới trong và ngoài nước rất quan tâm”.

“Trên cơ sở đó, tỉnh Hưng Yên sẽ xem xét và nếu sự việc xảy ra đúng như những gì 2 nhà báo trình bày, chắc chắn tỉnh sẽ xử lý nghiêm các cá nhân liên quan, dù đó là cán bộ, chiến sĩ công an hay dân quân tự vệ” - ông Thanh cam kết.

Theo ông Bùi Huy Thanh, hiện phía cơ quan chức năng chưa thể đưa ra kết luận về vụ việc vì chỉ mới nhận được tường trình một phía, từ các nhà báo. “Chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định 2 nhà báo VOV chính là 2 người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng vì hình ảnh quay quá xa và mờ không thể nhìn rõ mặt người bị đánh và người đánh. Tuy nhiên, dù là người dân hay nhà báo bị đánh thì hình trong clip cũng rất phản cảm” - ông Thanh nhìn nhận.

Ông Thanh cho biết, trong buổi làm việc 16-5 tới đây, để có căn cứ và xử lý một cách công bằng những cán bộ, chiến sỹ liên quan tới vụ việc, rất cần các nhà báo VOV cung cấp hình ảnh gốc của clip này để cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên xem xét và xử lý theo luật định.

Trước đó, trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 8-5, 2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long đã xác nhận bị một số công an đánh tại Nhà văn hoá thôn 1, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang ngày 24-4 vừa qua.

“Trên mạng Internet lan truyền một clip về cảnh 2 thanh niên mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm bị những người mặc thường phục đeo băng đỏ và cả sắc phục công an đánh chính là chúng tôi. Clip đó phản ánh đúng những gì xảy ra với chúng tôi vào sáng 24-4 tại xã Xuân Quan. Không có sự dàn dựng hay giả tạo nào trong đó cả” – 2 nhà báo Năm và Long cùng xác nhận.



2 nhà báo Năm và Long xác nhận mình chính là nhân vật bị đánh (áo trắng MBH trắng) trong clip

Theo nhà báo Hán Phi Long, khi anh được người dân đưa về trạm xá, máu đang chảy đầy mặt. Nhân viên y tế xác định anh bị rách môi ngoài, dập môi trong, vùng mặt phù nề với kích thước 4x4cm, ngực phải đau tức.

“May mắn là khi đó cả hai anh em đều đội mũ bảo hiểm không thì không biết hậu quả đến đâu vì họ dùng dùi cui đánh” – nhà báo Long nói. Sau sự cố ngày 24-4, anh Long phải nghỉ gần 2 tuần để chữa trị vết thương và mới quay trở lại làm việc vào ngày 7-5.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cho biết, thoạt tiên anh thấy một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của nhà báo Long và khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người, liên tiếp đấm đá anh Long.

“Thấy Long ôm bụng gục xuống, tôi chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo đang làm nhiệm vụ, sao các anh lại đánh chúng tôi?”. Nhưng những người này không những không nghe mà còn vặn hai tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực và chửi thề…” – nhà báo Nguyễn Ngọc Năm thuật lại.

Lãnh đạo Trung tâm Tin – VOV ngày 3-5 đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc 2 nhà báo Nguyễn Văn Năm và Hán Phi Long bị đánh ở Xuân Quan, Văn Giang ngày 24-4. Liên Chi hội nhà báo VOV đã có văn bản gửi Hội Nhà báo ViệtNam đề nghị can thiệp bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên. Ngày 8-5, VOV đã có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và truyền thông về vụ việc này.


Thế Dũng




-------------------------------------------

Những chi tiết chưa từng tiết lộ vụ nhà báo bị hành hung tại Văn Giang
(GDVN) -Bản tường trình của nhà báo Hán Phi Long hé lộ những chi tiết bất ngờ về cách hành xử của nhóm người mặc sắc phục công an hành hung anh và đồng nghiệp.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trích đăng nguyên văn bản tường trình của nhà báo Hán Phi Long về việc bị hành hung khi đang tác nghiệp ở Văn Giang, Hưng Yên. Nhà báo này cũng khẳng định mình phải “cảm ơn nhân dân nhiều lắm”.

“Chúng tôi đến xã Xuân Quan vào khoảng 9h00 sáng, sau khi từ trên đê rẽ phải theo con đường bê tông đi vào trong làng, đi được khoảng mấy trăm mét, tôi thấy rất đông người dân đang đứng ngoài đường với vẻ mặt rất căng thẳng, chúng tôi không thể đi tiếp vào được. Sau đó tôi đã quay xe lại, để xe vào sâu trong một con ngõ nhỏ là cổng của 1 hộ dân, tôi khóa xe và lấy máy ảnh nhỏ du lịch mang theo.

Nhà báo Hán Phi Long trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa

Khi ra đường tôi mới biết đây là đoạn đường cuối của thôn để ra cánh đồng. Đứng quan sát tôi thấy cách đó khoảng 25-30m, đối diện với những người dân là lực lượng cưỡng chế thi hành bao gồm công an mặc cảnh phục, cảnh sát hình sự có khiên đỡ và cả lực lượng mặc thường phục, (có người đeo băng đỏ, người không đeo), có người mang camera, máy ảnh quay phim.

Khi đó tôi thấy tình hình rất căng thẳng, một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng.
Cảnh nhà báo Hán Phi Long bị đánh hội đồng
Do sợ khi đứng lẫn trong đám đông này kiểu gì cũng bị “tai bay vạ gió” vì rất hỗn loạn, tôi và anh Năm đã đi vào Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện), cách đường có người dân tụ tập khoảng 30m, liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát.
Sau đó tôi lấy máy ảnh, ra đứng trên tường bao sân của nhà văn hóa đang xây dở để chụp 2 kiểu ảnh làm tư liệu. Lực lượng cưỡng chế từ phía cánh đồng và nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.
Một nhóm cảnh sát và cảnh sát cơ động lúc này từ trong nghĩa trang liệt sỹ trèo qua tường rào, tiến về phía nhà văn hóa. Lúc này tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng, tay cầm máy ảnh du lịch đứng tại hành lang nhà văn hóa không chụp ảnh nữa. Đi đầu nhóm cưỡng chế tiến về phía tôi đứng là hai công an, một anh thấp nhỏ đeo lon thượng úy đến bên tôi.
Một ai đó chửi và hỏi: “Đ. M thằng kia là thằng nào mà vào đây chụp ảnh?” Tôi trả lời ngay:“Tôi là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam” 2 lần. Nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi nói lớn hơn, liên tiếp: “Tôi là nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có gì các anh để tôi giải thích chứ sao lại lôi tôi thế này”? Liền đó, mấy công an viên và những người mặc thường phục khác lao vào, chửi: “Đ.M mày giải thích con mẹ mày à? Đấm chết con mẹ mày đi”.
Ngay sau đó nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng bị đánh
Một người lao vào giật máy ảnh trên tay tôi, nhiều công an và người không mặc sắc phục lao vào dùng dùi cui, tay không đấm, đạp, vụt vào mặt, người tôi, lên gối vào ngực tôi, liên tiếp đấm đá, vụt tôi rất mạnh. Lúc này tôi đau quá, máu trên mặt chảy ướt hết áo và quần của tôi, tôi choáng váng gục ngã vào chân tường rào của nghĩa trang liệt sỹ.
Mấy bà cụ đứng cạnh đó để xem vụ cưỡng chế thấy vậy mới hô hoán lên rằng, “sao đánh người vô cớ thế, đánh chết người ta rồi”…Thấy vậy, anh Năm lúc đó mới chạy ra và hô hoán nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.

Sau khi gục xuống đường, mấy công an kia bỏ tôi ra và lao về phía anh Năm đánh anh Năm, khi đó chỉ còn vài công an ở chỗ tôi, tôi đã bám theo mấy cụ già kia trốn vào trong một vườn cây gần đó.
Thấy máu trên mặt tôi vẫn chảy rất nhiều, mấy bà cụ liền bảo là phải vào trạm xá gần đây để băng bó lại, không thể để thế được và đưa tôi đi vòng phía mấy vườn cây vào phía sau trạm xá. Vào đến nơi, tôi được mấy nữ nhân viên y tế ở đây sơ cứu, lau vết rách trên môi cho tôi và bảo “Chảy máu nhiều như thế thì nên nằm xuống nghỉ tí đi cho đỡ choáng váng đã”. Sau khi nằm khoảng 10 phút, tôi lấy điện thoại gọi cho anh Năm, nhưng gọi mãi không được.
Những người tham gia hành hung 2 nhà báo mặc sắc phục công an, mang theo gậy và đội sẵn mũ bảo hiểm
Lo cho anh Năm nên tôi lại đội mũ bảo hiểm vào và đi ra phía cổng trạm xá. Lúc này lực lượng cưỡng chế là công an, cảnh sát cơ động vẫn đứng rất đông ở đó, tôi thấy có một người đeo quân hàm thượng tá cảnh sát cơ động, tôi trình thẻ phóng viên Đài TNVN ra và nói: “Chúng tôi là phóng viên Đài TNVN xuống đây có 2 người, nhưng vừa rồi trong lúc chúng tôi bị công an đánh, có đồng chí Ngọc Năm là Trưởng phòng của tôi cũng bị đánh và hiện tôi không thể liên hệ được, các anh ở đây có thể liên hệ ra phía ngoài được hỏi cho tôi tình hình và đề nghị đừng đánh phóng viên nữa”. Ông thượng tá kia nói đang “như thế này thì không biết đâu, không giải quyết gì cả”, rồi quay đi.
Lúc này tôi rất hoang mang và lo cho anh Năm, vì tôi đã thoát ra ngoài được còn anh Năm thì không thể liên lạc được, tôi quay vào trong trạm xá, ngồi đó một lúc. Tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm, sau đó cũng thấy nhấc máy, anh Năm hỏi: “chú thế nào rồi, có bị bắt không? Tôi nói em trốn thoát rồi, không bị bắt. Anh Năm nói anh bị bắt, còng tay, đang trên xe thùng về công an huyện rồi. Em về ngay công an huyện để trình báo cho họ biết”
Sau khi bị đánh, anh Long ngã gục và được người dân địa phương cứu thoát, còn anh Năm bị còng tay và đưa về trụ sở Viện kiểm sát huyện Văn Giasng, Hưng Yên
Lúc này máu trên mặt tôi vẫn tiếp tục chảy ra, nhưng tôi cũng cố lại đi vòng qua sau một số vườn cây của những hộ dân ở đây, để ra ngoài đường (tôi thật sự lại bị bắt và đánh tiếp). Sau đó đi xuống công an huyện Văn Giang. Tại đây sau khi trình thẻ ở cổng công an cho người bảo vệ, tôi được chỉ vào trong một phòng của đội cấp chứng minh nhân dân, tại đây tôi được một công an đeo quân hàm cấp úy tiếp.
Tôi trình thẻ phóng viên, trình bày sự việc cho anh này, sau đó anh này bảo tôi ngồi đợi và vào báo cáo lãnh đạo. Anh này cầm thẻ phóng viên của tôi đi khoảng nửa tiếng, sau đó quay lại đưa cho tôi. Bảo đợi “sếp” làm việc.
Tôi ngồi ở đó hơn 1 tiếng đòng hồ, không thấy ai nói gì, ra làm việc hay hướng dẫn tôi đi đâu. Lúc này tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm và nói rằng: “Em đang ở công an huyện Văn Giang đây, anh ở đâu” anh Năm nói “anh đang bên Viện kiểm sát, em sang đây đi”. Tôi lại đi sang Viện kiểm sát, ngồi đợi ở đây một lúc. Tôi hỏi mấy nhân viên ở đây, họ nói “Có anh Năm đang ở đây và đang làm việc với cơ quan công an, anh cứ ngồi ngoài chờ đi”.
Tôi chờ khoảng gần 1 tiếng, thấy lâu quá tôi liều đi vào phòng nơi đang lấy lời khai của anh Năm. Lúc này có 1 viên công an đang ghi biên bản lời khai của anh Năm, thấy mặt mũi tôi máu me bê bết, sưng tấy nhiều chỗ, anh Năm nói “Đây là phóng viên Phi Long, bị công an đánh đến thế này đây”, lúc đó khoảng 12 giờ trưa.
Sau khi lấy lời khai của anh Năm xong, đến phần việc của bác sĩ vào kiểm thể (kiểm tra thương tích) thấy tôi như vậy, anh Năm đề nghị kiểm tra cho 2 người. Hai người được nói là bác sĩ đến kiểm tra tra thương tích, ghi biên bản xong. Lúc này trên mặt tôi máu vẫn rỉ ra khóe miệng; mặt mũi sưng phù nề, quần và áo đều dính nhiều vết máu. Sau đó, chúng tôi được “mời” đi bộ sang trụ sở Công an huyện Văn Giang.
Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống”.
Sau đó, anh Năm và anh Long được tách ra đưa đến 2 phòng khác nhau để lấy lời khai.
Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống.
Đầu giờ chiều, tôi được một Đại úy (không đeo biển hiệu) giới thiệu tên Trưởng, Phòng Hình sụ công an Hưng Yên lấy lời khai của tôi.
Tôi được anh Trưởng hỏi “Ai cử các anh về đây làm việc, có giấy quyết định gì không?”. Trả lời, “Tôi được Trưởng phòng là lãnh đạo trực tiếp của tôi phân công về đây”. Hỏi ai cử trưởng phòng anh đi. Tôi nói bên chúng tôi làm việc rất nguyên tắc, cấp trên của Trưởng phòng cử đi”.
Anh Trưởng hỏi “Anh có thấy chúng tôi cắm biển cấm quay phim, chụp ảnh không?” Tôi trả lời “Không thấy! Và nếu có thì việc làm đó là không đúng luật, vì không ai cấm quay phim, chụp ảnh ở khu dân cư cả? Mặt khác, khi tôi đến thôn 1, phía sau những người tụ tập, thì mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường”.
Hỏi “Tỉnh Hưng Yên đã cấm báo chí, anh có biết không?”. Trả lời “Tôi không biết gì về quy định này, đến thời điểm hiện tại tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào, ai ký gửi đến cho các cơ quan báo chí. Nên tôi đến đây là hoàn toàn phù hợp và đúng theo Luật quy định”.
Hỏi “Hôm qua anh có đi dự buổi họp báo của tỉnh Hưng Yên không”. Tôi trả lời “Tôi không đi dự, có người khác nên tôi không biết”.
Hỏi “Sao đã cấm quay phim, chụp ảnh, anh còn chụp ảnh?”. Tôi trả lời “Khi đó tôi thấy phía người dân có những hành vi rất quá khích, ném gạch đá, chai xăng về phía lực lượng cưỡng chế, nhưng tôi thấy họ rất nhẫn nhịn chịu đựng mà không có phản ứng gì. Tôi chụp ảnh để làm tư liệu về việc người dân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng để làm tư liệu khi cần thiết. Như vậy mục đích chụp ảnh của tôi là rất rõ ràng ”.
Hết phần lấy lời khai, theo đề nghị Công an đưa tôi đi chiếu chụp tại Trung tâm y tế Văn Giang. Yêu cầu này được chấp thuận vào cuối giờ chiều hôm đó. Chúng tôi được nhận lại tài sản như điện thoại, máy ảnh, các giấy tờ tùy thân. Trước đó, họ đã xóa mấy bức ảnh tôi chụp.
Sau khi tôi đi chiếu chụp về, anh Tiến (Thiếu tá, đội trưởng đội trọng án); Anh Hồng (thượng tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự) đã xin lỗi chúng tôi về sự việc diễn ra buổi sáng. Ngay lúc đó anh Năm đã viết 1 bản kiến nghị lên lãnh đạo công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ vụ việc, anh Tiến đã tiếp nhận đơn và hứa chuyển cho lãnh đạo xem xét. Chúng tôi về đến cơ quan khoảng hơn 19 giờ ngày 24-04-2012. Tôi được anh Năm mua cho một chiếc áo sơ-mi để thay chiếc áo có nhiều vết máu, đứt khuy áo trước khi về nhà.
Những ngày sau, tôi phải nghỉ ở nhà điều trị vết thương và bớt căng thẳng. Chúng tôi rất bình tĩnh, cố gắng không để sự việc xấu thêm. Tuy nhiên, ngày hôm sau, trên rất nhiều trang mạng đã truyền nhau đoạn Clip công an đánh chúng tôi. Một số phóng viên báo khác đã biết, hai người bị đánh trong Clip là phóng viên VOV.
Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam vào chiều 9/5, anh Long không giấu được sự xúc động: “Chính nhân dân là người cứu chúng tôi”.
Lăng Nguyễn

Tổng số lượt xem trang