Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Việt Nam nhiều tội phạm do đâu?

DUBAI KO GIÀU TỪ DẦUDubai là 1 vương quốc nhỏ, diện tích 4100km2, dân số 2.1m người, 83% là dân nhập cư từ Ấn, Pakisstan…nhưng họ có nhiều cái nhat thế giới.- gdp/capita vào loại cao nhất $65k- toà nhà cao nhất 828m- cảng biển, sân bay, siêu thị to nhất…- 20% số cần cẩu của thế giới đang hoạt động ở Dubai.Cho đến 1970 ít người biết đến Dubai. Cả thành phố chỉ có 3 cái khách sạn và vài chục cái ô tô. Sao họ phát triển nhanh thế?Nhiều người nghĩ vì họ có dầu hoả. Không đúng. Thu nhập từ dầu hoả chiếm ít hơn 5% gdp.Quan Việt Nam sang học hỏi bộ trưởng kinh tế của họ, ổng bảo: Trước đây vùng này nghèo lắm, chủ yếu sống bằng đánh cá và làm cửu vạn - khuân vác cho bọn buôn bán. Đất thì ít lại toàn cát, dân ít mà lại vô học. Đến 1971 mới móc được giọt dầu đầu tiên mà lại tít ngoài khơi. Lại thêm chiến tranh liên miên với mấy ông hàng xóm. Khổ như trâu chó. Sau bọn tao nhờ bọn Anh hoà giải, ko oánh nhau nữa mà liên kết 7 tiểu quốc lại thành UAE. Ko oánh nhau thì tính chuyện kiếm tiền. Hỏi bọn Mỹ thì nó bảo dầu thì sẽ hết, mà 90% các nước có dầu thì bất hạnh như Iraq, Iran, Kuwait, Nigeria, Venezuela, Liên xô…Chúng mày chuyên cửu vạn thì cứ nghề này mà làm, nhưng nâng lên tầm cao mới. Tao bảo: đéo hiểu. Mỹ nó bảo đơn giản thôi, trước đây chúng mày dùng lạc đà chở hàng thuê cho thiên hạ thì nay dùng tàu biển, máy bay, ô tô mà chở. Thế là bọn tao xây cảng biển, sân bay, đường xá, thu phí trung chuyển thật rẻ, xây dựng hệ thống viễn thông, miễn thuế thu nhập cho tất cả doanh nghiệp để chúng nó đầu tư vào đây. Cái đó gọi là hạ tầng. Làm xong hạ tầng thì đéo biết làm gì, lại hỏi bọn Mẽo. Nó bảo làm cửu vạn thế đủ rồi, làm cái khác đi. Làm du lịch ấy. Đây chỉ có cát với lạc đà, lấy gì để câu khách? Nó xui làm nhiều khách sạn to cao đẹp đắt tiền và mở các trung tâm mua sắm hoành tráng, đăng cai các giải thể thao đỉnh cao như golf, tennis, festval âm nhạc…khách sẽ đến. Bọn tao lại làm thế, lại ổn.Lại éo biết làm gì tiếp, Mỹ lại xui xong giao thông, du lịch , thương mại thì đầu tư vào dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục. Thế nào rồi? Tài chính, y tế bọn tao làm khá ổn, còn giáo dục hơi khó, chắc phải mất thời gian hơn.Mỹ cũng xui tỷ thằng nhưng ko phải ai cũng thành công như chúng mày, bí quyết gì đấy.Chắc tại dân tao đéo thông minh lắm (bọn mày toàn kể tiểu lâm là dân Arab ko đếm quá 10 nên khi ném lựu đạn bọn chuyên gia Liên xô dặn giật chốt đếm đến 11 thì ném, đếm hết 10 ngón tay lính Arab phải kẹp lịu đạn vào háng để đếm tiếp nên toàn bị cụt chim phải không?), bọn Anh Mỹ bảo gì là bọn tao làm theo, đéo thảo luận, cũng chẳng nghị quyết, làm thấy ok thì cữ thế làm, hết việc éo biết làm gì thì quay sang hỏi nó. Nó bảo gì thì lại làm tiếp.Kể xong ông quay sang hỏi quan chức Việt Nam:Thế bọn mày làm ăn thế nào?Việt Nam: Bọn tao éo việc gì phải nghe thằng nào cả, bọn tao rừng vàng biển bạc, dân thì thông minh sáng tạo, còn được giai cấp công nhân sáng suốt dẫn đường chỉ lối, mấy thằng định dạy dỗ là bọn tao oánh cho cút ngay..***NGUYEN DINH NAM- -DUBAI KO GIÀU TỪ DẦU
Dubai là 1 vương quốc nhỏ, diện tích 4100km2, dân số 2.1m người, 83% là dân nhập cư từ Ấn, Pakisstan…nhưng họ có nhiều cái nhat thế giới.
- gdp/capita vào loại cao nhất $65k
- toà nhà cao nhất 828m
- cảng biển, sân bay, siêu thị to nhất…
- 20% số cần cẩu của thế giới đang hoạt động ở Dubai.
Cho đến 1970 ít người biết đến Dubai. Cả thành phố chỉ có 3 cái khách sạn và vài chục cái ô tô. Sao họ phát triển nhanh thế?
Nhiều người nghĩ vì họ có dầu hoả. Không đúng. Thu nhập từ dầu hoả chiếm ít hơn 5% gdp.

Quan Việt Nam sang học hỏi bộ trưởng kinh tế của họ, ổng bảo: Trước đây vùng này nghèo lắm, chủ yếu sống bằng đánh cá và làm cửu vạn - khuân vác cho bọn buôn bán. Đất thì ít lại toàn cát, dân ít mà lại vô học. Đến 1971 mới móc được giọt dầu đầu tiên mà lại tít ngoài khơi. Lại thêm chiến tranh liên miên với mấy ông hàng xóm. Khổ như trâu chó. Sau bọn tao nhờ bọn Anh hoà giải, ko oánh nhau nữa mà liên kết 7 tiểu quốc lại thành UAE. Ko oánh nhau thì tính chuyện kiếm tiền. Hỏi bọn Mỹ thì nó bảo dầu thì sẽ hết, mà 90% các nước có dầu thì bất hạnh như Iraq, Iran, Kuwait, Nigeria, Venezuela, Liên xô…
Chúng mày chuyên cửu vạn thì cứ nghề này mà làm, nhưng nâng lên tầm cao mới. Tao bảo: đéo hiểu. Mỹ nó bảo đơn giản thôi, trước đây chúng mày dùng lạc đà chở hàng thuê cho thiên hạ thì nay dùng tàu biển, máy bay, ô tô mà chở. Thế là bọn tao xây cảng biển, sân bay, đường xá, thu phí trung chuyển thật rẻ, xây dựng hệ thống viễn thông, miễn thuế thu nhập cho tất cả doanh nghiệp để chúng nó đầu tư vào đây. Cái đó gọi là hạ tầng. Làm xong hạ tầng thì đéo biết làm gì, lại hỏi bọn Mẽo. Nó bảo làm cửu vạn thế đủ rồi, làm cái khác đi. Làm du lịch ấy. Đây chỉ có cát với lạc đà, lấy gì để câu khách? Nó xui làm nhiều khách sạn to cao đẹp đắt tiền và mở các trung tâm mua sắm hoành tráng, đăng cai các giải thể thao đỉnh cao như golf, tennis, festval âm nhạc…khách sẽ đến. Bọn tao lại làm thế, lại ổn.
Lại éo biết làm gì tiếp, Mỹ lại xui xong giao thông, du lịch , thương mại thì đầu tư vào dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục. Thế nào rồi? Tài chính, y tế bọn tao làm khá ổn, còn giáo dục hơi khó, chắc phải mất thời gian hơn.
Mỹ cũng xui tỷ thằng nhưng ko phải ai cũng thành công như chúng mày, bí quyết gì đấy.
Chắc tại dân tao đéo thông minh lắm (bọn mày toàn kể tiểu lâm là dân Arab ko đếm quá 10 nên khi ném lựu đạn bọn chuyên gia Liên xô dặn giật chốt đếm đến 11 thì ném, đếm hết 10 ngón tay lính Arab phải kẹp lịu đạn vào háng để đếm tiếp nên toàn bị cụt chim phải không?), bọn Anh Mỹ bảo gì là bọn tao làm theo, đéo thảo luận, cũng chẳng nghị quyết, làm thấy ok thì cữ thế làm, hết việc éo biết làm gì thì quay sang hỏi nó. Nó bảo gì thì lại làm tiếp.

Kể xong ông quay sang hỏi quan chức Việt Nam:
Thế bọn mày làm ăn thế nào?

Việt Nam: Bọn tao éo việc gì phải nghe thằng nào cả, bọn tao rừng vàng biển bạc, dân thì thông minh sáng tạo, còn được giai cấp công nhân sáng suốt dẫn đường chỉ lối, mấy thằng định dạy dỗ là bọn tao oánh cho cút ngay.

.

***NGUYEN DINH NAM

Theo tôi thì không có cái gọi là “văn hóa bạo động”
4-3-2015
Theo tôi thì không có cái gọi là « văn hóa bạo động » hay người VN có « gene » bạo lực. Không thể nói Quang Trung hay Nguyễn Ánh hung bạo thì người Việt cũng hung bạo. Thử nhìn thế giới trong cùng thời kỳ, không phải chỉ ở VN mới « hung bạo » như vậy. Cũng thử so sánh các đảng cộng sản khác, sự hung bạo ở đâu cũng ngang như nhau.
Theo tôi vấn đề bạo lực chỉ có ở một xã hội còn trong thời kỳ bán khai, hay trong một xã hội mà thẩm quyền của nhà nước đã không còn hiệu lực.
Trong một xã hội sơ khai bất kỳ, luật pháp chưa có, khái niệm về quyền chủ tể chưa có, mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bằng cách thuợng cẳng chân, hạ cẳng tay. Tức bằng bạo lực. Tranh chấp sẽ không còn khi một phía không còn lên tiếng tranh chấp, vì… chết, hay vì một lý do gì đó không thể lên tiếng đòi hỏi được nữa. Thời kỳ này sức mạnh là công lý. Mạnh được, yếu thua.
Xã hội tiên tiến hơn một chút, khái niệm về « trọng tài » xuất hiện. Việc phân xử là cần thiết để giữ « hòa bình » trong nhóm (hay xã hội). Hòa bình bởi vì người ta không còn lên tiếng tranh chấp chỉ khi nhận thức vấn đề tranh chấp đã được giải quyết một cách « công bằng ». Các khái niệm về (quyền lực) như thần quyền, đế quyền ra đời. Các quyền lực này là « quyền lực chủ tể », (tức quyền lực tối cao trong xã hội), có tính chính đáng. Ý vua là ý trời, nói ra ai cũng phải nghe theo. Vua thay trời hành đạo. Pháp đình là nơi (thể hiện quyền lực của vua) phân xử tranh chấp. Yếu tố cơ bản để xã hội hòa bình là sự « công bằng ». Công bằng ở đây không phải là « đồng đều » như nhau, mà là công bằng do « phúc phận » cho mọi thành tố trong xã hội.
Xã hội càng văn minh hơn, tranh chấp giữa những thành tố trong xã hội phức tạp hơn. Vì vậy xuất hiện nhà nước gọi là « nhà nước pháp trị ». Ý nghĩa của nó là mọi cá nhân trong xã hội, kể cả người cầm quyền, đều bình đẳng như nhau trước pháp luật. Kết quả là cách đối xử (giải quyết tranh chấp) giữa cá nhân (hay tổ chức) trong các xã hội này đều dựa trên pháp luật.
Xã hội VN khuynh hướng sử dụng bạo lực ngày càng tăng. Không chỉ nơi hành vi mà còn ở ngôn ngữ. Xe cộ cọ quẹt nhau, như ở các xứ đang giẫy chết, hai bên xuống xe, hợp tác với nhau cùng viết biên bản. Mọi việc đều do « bảo hiểm » lo liệu. Bằng không thì kêu cảnh sát đến giải quyết.
Ở miền nam VN trước, các vụ cọ quẹt như thế phần lớn giải quyết do sự thuơng lượng giữa hai bên. Đôi khi chỉ bằng tiếng xin lỗi. Nếu không giải quyết được thì kêu cảnh sát. Ít khi nào chưởi mắng, ấu đả lẫn nhau để giải quyết như hôm nay.
Vấn đề là người ta không còn tin tưởng vào nhân viên công lực, không tin tưởng vào pháp luật quốc gia. Khi tai nạn cọ quẹt xe, gọi công an tới là việc ngu. Vì cả hai bên là nạn nhân của công an (do hạch sách tiền bạc).
Không phải chỉ trong vấn đề cọ quẹt xe cộ, mà trong tất cả mọi tranh chấp hàng ngày vẫn vậy. Vô phúc đáo tụng đình. Đáo tụng đình là đem tài sản cúng cho nhân viên công lực để lo lót, chạy tội.
Pháp luật, nhân viên công lực… chỉ để truy bức, hành hạ người dân.
Khi người dân không tin tưởng vào pháp luật quốc gia, giải quyết mọi tranh chấp sẽ là bạo lực.
Ta thấy hiện tượng « chém heo » ở làng Ném Thuợng là một thách thức luật lệ quốc gia. Thẩm quyền quốc gia không có. Nhà nước đã từ nhiệm.
Trong các vụ « khai ấn đền Trần » hay « cầu sao giải oan » gì đó, ta thấy người dân tụ tập đen kịt. Nguyên nhân là người ta mất niềm tin vào tương lai, mất niềm tin vào khả năng của chính mình. Mất niềm tin ở thực tại người ta có khuynh hướng đi tìm những trợ giúp ở những đáng siêu hình.
Nguyên nhân của bạo lực ở VN là như vậy : Sự từ nhiệm của nhà nước. Xã hội vô pháp. Đó là dấu hiệu của sự tan rã, sự giải thể của nhà nước.
—————————
03.03.2015


-Việt Nam nhiều tội phạm do đâu? Luật sư Ngô Ngọc Trai 26 tháng 2 2015


Bài báo mới đây trên Vnexpress.net cho biết từ ngày 27 đến ngày mùng 4 tết có 5000 người nhập viện do đánh nhau.

Còn theo bài báo ‘Thiếu hàng chục ngàn chỗ giam giữ’ trên Tuổi trẻ thì cả nước đang cần đến 3.600 tỷ đồng để xây nhà giam giữ vì hiện còn thiếu đến 26.000 chỗ giam giữ theo quy định.

Báo cáo của Bộ công an cho biết năm 2014 cả nước đã khởi tố mới 77.913 vụ án, với 121.039 bị can. Trong đó có 25.934 vụ với 55.944 bị can liên quan đến tội phạm xâm phạm trật tự xã hội.

Phát triển mất cân bằng

Những con số trên cho thấy xã hội Việt Nam hiện nay nhiều tội phạm quá.

Mặc dù không có số liệu so sánh nhưng có thể nhận định tỉ lệ tội phạm ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Báo chí đưa tin nước Hà Lan phải đóng cửa nhà tù do không có phạm nhân.

Điều đó cũng dễ hiểu vì Việt Nam hiện là nước có số dân đông hàng cao nhất nhưng kinh tế xã hội lại nghèo nàn lạc hậu thuộc hàng thấp nhất thế giới.

Nhiều người thường lý giải tình trạng tội phạm hiện nay là do ‘tương thích’ với tầm mức phát triển kinh tế xã hội.

Song cách lý giải như vậy sẽ khiến người ta cảm tưởng rằng việc ngăn giảm tội phạm là không thể vì nó có nguyên nhân khách quan bất khả kháng.

Khi đó dễ dẫn đến thái độ thụ động và người ta ít nghĩ đến những việc có thể làm giúp cho tội phạm ít đi.

Thực ra chúng ta đã có thể khiến cho tình trạng tội phạm khác đi và ít hơn mặc dù số lượng nguồn lực là không đổi.

Câu hỏi đặt ra là lâu nay chúng ta đã làm tốt những việc mà nếu làm tốt sẽ làm cho tội phạm ít đi chưa?

Phải chăng lâu nay việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội còn nhiều bất công, khiến cho tầng lớp lao động nghèo bị bỏ rơi từ đó sinh ra tội phạm?
Bỏ quên người nghèo

Tình trạng tội phạm có thể đã ít hơn nếu như đường lối phát triển cân bằng hợp lý, bằng cách lựa chọn đúng đắn các vấn đề ưu tiên mặc cho số nguồn lực vẫn chỉ có thế.

Chính sách phát triển phải cân bằng hợp lý để giải quyết được vấn đề thay vì tạo ra thêm các vấn nạn xã hội mới.

Vì một khi chất lượng chính sách thấp sẽ không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà nó còn khiến các vấn đề khác bị bỏ lại không được giải quyết.

Tiền thì có hạn, đã tiêu cho việc này thì thôi việc khác.

Trong khi đó chúng ta biết rằng trong xã hội luôn tồn tại người giàu người nghèo và mỗi tầng lớp gặp phải những vấn đề cần giải quyết khác nhau.

Một ví dụ rất điển hình cho thấy tuy cùng là người một nước nhưng người giàu và người nghèo có những mối quan tâm rất khác nhau.

Mới đây dư luận ồn ào về cuốn sách ‘Tôi tự hào là người Việt Nam’ được viết ra bởi một số nhà ngoại giao và doanh nhân.

Sự kiện này thu hút được một số giới quan tâm nhưng hầu như xa lạ với nhân dân lao động.

Bởi lẽ người giàu đi nước ngoài nhiều, tiếp xúc với bên ngoài mới thấy xã hội Việt Nam tụt hậu, người Việt Nam bé nhỏ, từ đó nảy sinh tâm lý mặc cảm tự ti rồi an ủi động viên tinh thần cho mình bằng suy nghĩ tự hào là người Việt Nam.

Ngược lại người nghèo trong nước quanh năm lao động vất vả, sống và tiếp xúc với người hàng xóm thì họ không đặt ra vấn đề đó.

Các vấn đề họ quan tâm là có nước sạch để dùng giúp trẻ con khỏi bị các bệnh giun, tiêu chảy hoặc các bệnh khác.

Họ quan tâm làm sao mua được một căn nhà để vợ chồng con cái có chỗ ở tử tế.

Họ quan tâm làm sao tội phạm bớt hoành hành để họ còn yên tâm làm ăn.

Họ muốn chính quyền cần khác đi để trở thành một cái gì như là giải pháp giúp đỡ chứ không phải là thứ mà họ muốn tránh xa.
Chọn ưu tiên gì?

Vấn đề của người giàu khác với người nghèo, vậy lâu nay chính sách phát triển kinh tế xã hội đã cân bằng hợp lý quan tâm đến người nghèo chưa?

Ví như người giàu và người nghèo đều có nhu cầu về nhà ở, nhưng lâu nay do những yếu kém trong quản lý quy hoạch xây dựng nên xảy ra tình trạng xây rồi bỏ không để cỏ mọc hàng vạn căn nhà cao cấp, trong khi hàng triệu lao động nghèo không có nhà ở.

Người giàu thì quan tâm tới thú vui tinh thần trong khi người nghèo lo lắng cho những vấn đề cấp thiết.

Nếu đánh giá theo tính chính đáng và cấp thiết thì thật bất công khi bỏ ra hàng trăm tỷ để xây sân bóng hay nhà hát trong khi dân nông thôn không có nước sạch để dùng.

Mặc dầu vậy trong hầu hết các trường hợp mong muốn của người giàu hay người nghèo đều chính đáng, trong khi nguồn lực quốc gia lại có hạn.

Khi đó đánh giá mỗi vấn đề đặt ra không phải là đúng hay sai mà là trước hay sau.

Sân bóng hay nhà hát cũng tốt nhưng phải lo nước sạch cho dân đã vì nó cấp thiết hơn.

Và đòi hỏi ở người quyết sách phải có được năng lực tầm nhìn để thấy được những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước.

Đây là vấn đề cốt yếu nhất đòi hỏi ở giới lãnh đạo, bởi lẽ bây giờ người ta không ngu để đưa ra những đòi hỏi phi lý mà ngược lại ai cũng khôn ngoan đưa ra lý do bao biện cho bất kỳ một đề án nào.

Có thể khảo sát vấn đề xây dựng sân bay Long Thành làm một ví dụ.

Những người ủng hộ dự án này đã đưa ra hàng loạt lý do về sự cần thiết, nhưng khi gạt bỏ đi những lời lẽ đao to búa lớn khoa trương thì thấy rằng đây là dự án cho người giàu.

Người nghèo còn xa mới hưởng lợi từ dự án đó trong khi ngay trước mắt họ có nhiều vấn đề cấp thiết hơn.

Mặc cho số lượng người sử dụng dịch vụ hàng không tăng lên hàng năm thì xin hỏi rằng thực chất có bao nhiêu người gặp vướng mắc để thấy được nhu cầu cấp thiết phải xây thêm sân bay mới?

Số đó so với số dân chưa bao giờ đi máy bay hoặc số khách đi máy bay nhưng không thấy sự cần thiết phải xây thêm một sân bay mới, số nào lớn hơn số nào?

Và nếu vấn đề giải quyết được cân nhắc tính toán dựa trên sự đem lại lợi ích cho đa số thì khi đưa ra biểu quyết liệu dự án có được thông qua không?
Quay lại vấn đề tội phạm

Tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm trật tự xã hội nói riêng có thể nhận định phần lớn xuất phát từ tầng lớp dân nghèo.

Sống trong cảnh nghèo người ta có ít cái để mất và sẵn sàng làm liều hơn là cảnh giàu.

Và khi thấy mình khó thoát vũng lầy tối tăm do không có ánh sáng niềm tin vào chính sách thì người ta sẽ cùng quẫy để mong thoát thân nhưng không ngờ lại chìm đắm nhanh hơn.

Sự cân bằng trong chính sách đầu tư phát triển sẽ giúp giảm thiểu những người bị bần cùng và mất niềm tin.

Cũng có nghĩa rằng từ bất công mà sinh ra tội phạm.

Rất nhiều người già ở nông thôn không còn khả năng lao động nhưng cũng không có thu nhập, vậy chính quyền có quyết sách gì chăm lo cho họ?

Người nông dân giờ bỏ ruộng rất nhiều vì thu nhập từ đồng ruộng quá ít ỏi, chính quyền có chính sách gì giải quyết vấn đề việc làm cho nông dân?

Đám thanh niên ở nông thôn chiếm số lượng rất lớn cần có việc làm và thu nhập, chính quyền có chính sách gì để xử lý thay vì để họ chìm đắm vào bia rượu và thể hiện mình bằng cách đánh nhau?

Và khi trí thức lên tiếng về các vấn nạn kinh tế xã hội thì đừng tìm cách bắt bớ họ theo các điều luật phi dân chủ, hoặc nếu không có cớ để làm thế thì quay ra thủ tiêu ám hại.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, giám đốc Công ty luật Công chính có trụ sở ở quận Đống Đa, Hà Nội.


Tai nạn giao thông dịp Tết đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người. (Hình: otofun)

Hà Nội: Đã đưa nhiều người khiếu kiện về quê


(VnMedia) - Dịp Tết Nguyên đán, Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí đưa 117 công dân khiếu kiện về quê dịp Tết, đồng thời vận động giải tán nhiều công dân khác đi khiếu kiện, trong đó có cả người đi khiếu kiện tại nhà riêng Tổng Bí thư, Bộ trưởng Bộ Công an,...

Theo báo cáo tổng hợp của UBND thành phố Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, tại Thành phố đã không xảy ra hoạt động khủng bố, phá hoại, tờ rơi, truyền đơn, khẩu hiệu phản động, tập trung đông người tuần hành trái pháp luật trên đường phố. Tuy nhiên, tổ chức phản động Việt Tân đã đăng tải trên mạng Internet “Thư đầu năm Ất Mùi 2015” với nội dung chủ yếu nhằm tuyên truyền, xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam .

Ngoài ra, một số đối tượng trong các hội, nhóm trái phép tổ chức các hoạt động tưởng niệm ngày Chiến tranh Biên giới (17/2/1079) tại tượng đài Bắc Sơn (quận Ba Đình) và Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm). Trước tình hình này, Lực lượng chức năng Công an Thành phố đã phối hợp bộ phận quản lý Tượng đài Bắc Sơn và nghĩa trang liệt sĩ Thành phố để triển khai các biện pháp nắm tình hình, không để xảy ra các hoạt động chống đối của các đối tượng.

Cũng trong thời gian vừa qua, Công an Thành phố đã phối hợp với Ban tiếp công dân Trung ương, các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố vận động, hỗ trợ kinh phí đưa 117 công dân khiếu kiện chây ỳ về địa phương ăn Tết. Theo đó, trước Tết Nguyên Đán, chỉ còn 7 công dân khiếu kiện chây ỳ ở lại Hà Nội, giảm 11 người so với cùng kỳ dịp Tết Giáp Ngọ 2014.

Cũng theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội thì trong dịp Tết Nguyên Đán, các lực lượng chức năng đã vận động giải tán 7 công dân khiếu kiện chây ỳ tại vườn hoa Tây Hồ; 2 công dân khiếu kiện tại khu vực cổng trụ sở Bộ Công an; 2 công dân đến nhà riêng Bộ trưởng Bộ Công an tại quận Thanh Xuân và 5 công dân đến nhà riêng đồng chí Tổng Bí thư tại quận Hai Bà Trưng, Cổng trụ sở Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ (quận Ba Đình) để đưa đơn khiếu kiện.

Lực lượng cảnh sát cơ động cũng huy động 1.620 lượt cán bộ, chiến sĩ tuần tra kiểm soát đêm trên địa bàn các quận, huyện, các tuyến đường ven nội thành và những địa bàn trọng điểm. Phát hiện, bàn giao 13 vụ, 22 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự cho các đơn vị chức năng xử lý theo thẩm quyền.

Dịp Tết vừa qua, toàn Thành phố xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông, làm 11 người chết, 8 người bị thương, trong đó có 1 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm 1 người chết. Trong khi đó, trung tâm cảnh sát 113 tiếp nhận 188 tin liên quan và đã huy động 856 lượt cán bộ chiến sĩ, 189 lượt phương tiện đến hiện trường giải quyết các vụ việc; bắt 8 vụ, 13 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự để bàn giao cho các đơn vị chức năng xử lý theo thẩm quyền.

Cũng theo báo cáo, trong dịp Tết vừa qua, các lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã cứu được 3 người mắc kẹt trên tầng 3 ngôi nhà bị cháy (cửa hàng kinh doanh quần áo số 209 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) vào đúng ngày 30 Tết (18/2)...

Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, trong dịp Tết vừa qua, các cơ sở y tế của Thành phố đã tiếp nhận khám cấp cứu, tai nạn cho 12.526 trường hợp; trong đó khám cấp cứu do tai nạn giao thông 1.083 trường hợp (129 trường hợp bị trấn thương sọ não), do pháo nổ là 1 trường hợp, 171 trường hợp do đánh nhau... Số trường hợp được phẫu thuật là 951. Số ca sinh đẻ trong đợt này là 1.748 trường hợp. Số tử vong tại bệnh viện (bao gồm cả tử vong trước viện) là 34 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông.

Tết… choảng nhau và những điều đáng suy ngẫm (Một thế giới)

Ngày làm việc đầu năm: công sở vắng, quán xá đông (Tuổi trẻ)

‘VN không chủ trương chặn mạng xã hội’ (BBC)

Người dân ‘tự xử’ vì không tin vào pháp luật (BBC)

Việt Nam: Văn hóa thấp ắt gây ra bạo lực (BBC)

Đất nước chỉ một Đảng, có cần Hội đồng bầu cử quốc gia độc lập? (Info)

--Việt Nam Tết Ất Mùi: Hơn 10,000 người thương vongHÀ NỘI (NV) - Trong dịp Tết Ất Mùi, Việt Nam có hơn 35,000 ca cấp cứu do tai nạn giao thông với hơn 4,000 ca chấn thương sọ não; 1,500 người ngộ độc thức ăn và 6,200 ca nhập viện vì đánh nhau...
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin từ Bộ Y Tế cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết (từ 15 đến 23 tháng 2), các bệnh viện ở Việt Nam đã tiếp nhận gần 195,000 trường hợp đến khám cấp cứu. Trong đó, có hơn 6,200 người nhập viện do đánh nhau, ngày cao nhất lên đến 900 ca và 11 người chết.


Thống kê sơ bộ của Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia, tính đến chiều 23 tháng 2, đã có 317 người chết.

So với kỳ nghỉ Tết 2014, bình quân mỗi ngày có hơn 35 người chết vì tai nạn giao thông. Ðặc biệt, có 4 vụ nghiêm trọng làm chết 14 người, bị thương 1 người. Cụ thể tại Bà Rịa-Vũng Tàu xảy ra 1 vụ làm chết 3 người; tại Hưng Yên 1 vụ, 5 người chết; tại Hải Dương 1 vụ làm chết 3 người; tại Quảng Nam xảy ra 1 vụ làm chết 3 người.

Riêng ngày 23 tháng 2 (mùng 5 Tết) có đến 70 vụ tai nạn giao thông làm chết 44 người, bị thương 68 người.

Tin cũng cho biết, đánh nhau và tự tử phải nhập viện là hai nhóm bệnh nhân nhiều và đáng chú ý trong dịp nghỉ Tết Ất Mùi này.

Theo phúc trình chính thức của Bộ Y Tế, từ ngày 15 đến 22 tháng 2 (27 Tháng Chạp đến mùng 4 Tết) đã có trên 6,200 người phải vào viện do đánh nhau và 15 người đã chết vì nguyên nhân này. Trong đó, Ðồng Nai, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang... là những tỉnh dẫn đầu.


Một ca cấp cứu vì đánh nhau trong kỳ nghỉ Tết vừa qua. (Hình: Tuổi Trẻ)

Ngoài nguyên nhân đánh nhau do va chạm giao thông, rượu chè quá chén, còn có trường hợp đánh nhau do nợ nần bài bạc. Chẳng hạn, mùng 3 Tết có tới 3 người trong một gia đình ở Ðồng Nai phải nhập viện với các vết thương rạch mặt, đâm, chém vì bị giang hồ đòi nợ.

“Người trực tiếp đánh nhau bị thương đã đành, có một số trường hợp do can ngăn hàng xóm, hay thậm chí là khách qua đường dừng lại xem đánh nhau mà bị vạ lây,” Bác Sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Cấp Cứu Tổng Hợp, bệnh viện đa khoa Kiên Giang, cho biết.

Bên cạnh đó, còn có 1,500 người đến khám vì ngộ độc thức ăn, trong đó 5 người chết. đặc biệt, tuy đã cấm đốt pháo nhưng lại có gần 60 người nhập viện do pháo nổ, trong đó nhiều nhất là vào đêm Giao Thừa với 32 ca.

Mặc dù truyền thông Việt Nam đã đồng loạt loan tin, song ông Phan Văn Vĩnh, tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, Bộ Công An, lại phủ nhận và đưa ra số liệu trên. Theo ông Vĩnh, tình hình an ninh trật tự Tết Nguyên Ðán năm nay ở Việt Nam rất bình yên nên không thể có con số hơn 6,200 người bị thương tích do đánh nhau.

Ðồng thời, ông Ðào Quang Kỳ, giám đốc Trung Tâm Thông Tin Chỉ Huy Bộ Công An cho biết, theo thống kê của lực lượng công an, con số này không đến hàng trăm. Vì vậy, sẽ kiểm tra những địa phương mà báo chí đã đưa tin. (Tr.N)




-"Hãi hùng" Văn Miếu ngày mùng 5 Tết(PetroTimes) - Có lẽ lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám những năm gần đây chưa bao giờ đông khủng khiếp như sáng ngày mùng 5 Tết Ất Mùi.

Từ 8h sáng dòng người đã ùn ùn đổ vào Văn Miếu… Và đến 11h thì chỉ còn thấy biển người. Không còn khái niệm "du xuân" nữa mà là một cuộc chen lấn xô đẩy và đủ thứ cảnh bát nháo.
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
Tại sân nhà Thái Học, cảnh bán chữ, cảnh ăn uống đã phá đi tất cả sự tôn nghiêm của nơi "thờ đạo học".

Tết năm nay, "phố ông đồ" Văn Miếu đã thành nơi trông giữ xe máy, ô tô.
Các thầy đồ, sau một cuộc thi sát hạch (mà có tới 90% viết sai từ… 1 nét, tới cả chữ, cả câu), đã được loại bỏ một nửa, nay ra ngồi quanh Hồ Văn và có một số được vào trong Văn Miếu.
Các thầy đồ nào được vào Văn Miếu thì "đại thắng". Viết không xuể, nên các thầy đồ phải thuê sinh viên viết hộ và… bán chữ luôn.
Vậy là Văn Miếu đã trở thành "chợ chữ".
Quá vắng người vào Hồ Văn mua chữ, nhiều ông đồ lại phải chạy ra phố Văn Miếu và ngôi chen với xe máy, hàng quán.
Xóa bỏ " phố ông Đồ", biến Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành "chợ chữ", xem ra lại là một cách làm chưa ổn của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hà Nội.
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
Dòng người đổ vào Văn Miếu
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
Chen chúc lễ ở bàn thờ Khổng Tử
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
Học sinh mua được chữ.
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
Mua chữ viết sẵn trong Văn Miếu.
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
"Lều ông đồ" bỏ không ở Hồ Văn.
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
Ông đồ này, năm ngoái thì cực kỳ danh giá, còn năm nay…???
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
"Ông đồ" chạy ra vỉa hè phố Văn Miếu bán chữ.
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
Cảnh bát nháo ở sân nhà Thái Học.
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
Bin Laden và chữ " tâm", bán ở Hồ Văn
Hãi hùng Văn Miếu ngày mùng 5 Tết
"Bà đồ" buồn vì vắng người mua chữ
Như Thổ
-
Đêm Thơ tại VĂN MIẾU - Xuân Quý Tỵ 2013
*
"Đêm ôm vợ
thấy lòng giật thót
Thương con thuyền đầu bãi
đứng chơ vơ"

-Con thuyền thường được lấy làm biểu tượng cho quốc gia.
"Đêm nằm ngủ (vợ kế bên)
...nghĩ đến hiện trạng Đất Nước đậu bến (đầu bãi) trơ trọi một mình (chơ vơ) ...
"thấy lòng (mình) giật thót...
(tôi thêm hai chữ "QUẶN ĐAU" cho đầy đủ )
THẬT ĐAU - Tại Văn Miếu quốc gia - dưới chế độ độc tài lệ thuộc ngoại bang và phương Bắc Tàu cộng...
Lòng yêu Nước cũng không dám tỏ bầy, nên phải viết thiếu chữ... (sic)










Tổng số lượt xem trang