Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Hillary: TQ tuyên bố chủ quyền biển quá mức cho phép

- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho VietNamNet biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E.Panetta sẽ thăm chính thức Việt Nam từ 3-5/6. 
Trao đổi với VietNamNet bên lề phiên họp Quốc hội sáng nay (24/5), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho hay chuyến thăm có trọng tâm chính là trao đổi các vấn đề quan hệ song phương nói chung và hợp tác quốc phòng cụ thể nói riêng. Đây là hoạt động trao đổi song phương giữa hai bên, sau chuyến thăm chính thức Mỹ của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates cùng diễn ra trong năm 2010.
VN mong Mỹ đóng góp cho ổn định khu vực

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ thời gian gần đây đã có bước phát triển.
Thưa Bộ trưởng, bước phát triển ông đề cập cụ thể là gì? Đâu là những trọng tâm trao đổi của ông với người đồng nhiệm Mỹ tại cuộc hội đàm nhân chuyến thăm ở Hà Nội?
Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng được hai nước ký kết năm ngoái thể hiện những bước phát triển khi hai nước xác định 5 lĩnh vực hợp tác cụ thể. 
Đó là thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. 
Hai nước cũng có những trao đổi về đào tạo. Việt Nam mới gửi một số học viên đi học về quân y, tiếng Anh, một số vấn đề kỹ thuật, nhưng cũng chưa gửi nhiều. Như về an ninh biển, hiện ta được Mỹ và Nhật cung cấp hàng năm thông tin về dự báo thời tiết ở Biển Đông. 
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ảnh: Lê Anh Dũng
Hai Bộ trưởng liệu có trao đổi những vấn đề nổi lên ở Biển Đông thời gian gần đây không, khi hai bên sẽ đề cập tới an ninh biển?
Bộ trưởng Mỹ có nêu vấn đề này trong thảo luận không thì tôi chưa biết. Nhưng nếu vấn đề được đề cập thì tinh thần vẫn là nêu những quan điểm Việt Nam thường xuyên nhấn mạnh thôi. 
Với một tuyến đường hàng hải có vị trí quan trọng thứ hai trên thế giới,  việc gìn giữ một môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông là cần thiết. Việt Nam chủ trương gìn giữ Biển Đông hòa bình, ổn định. Mọi tranh chấp giải quyết bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển 1982, thực hiện theo Tuyên bố DOC. Mỹ tuyên bố họ có lợi ích ở khu vực này. Việt Nam mong muốn Mỹ có những đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định của khu vực.
Nhu cầu sắm vũ khí từ Mỹ không nhiều
Khả năng hợp tác liên quan các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ giữa hai nước cụ thể là gì, thưa Bộ trưởng? Phía Mỹ luôn ngỏ ý sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam, vậy quan điểm của Việt Nam ra sao?
Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì xây dựng đề án về việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ để trình Chính phủ xem xét, từ đó trình Quốc hội thông qua. Theo tôi biết, quá trình xây dựng đề án vẫn đang diễn ra. 
Nhưng liên quan đến vấn đề này là cả một quy trình. Mà một trong những vấn đề quan trọng là sửa đổi, bổ sung quy định trong Hiến pháp. Dự kiến Hiến pháp 1992 được bổ sung quy định quân đội, ngoài nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, sẽ góp phần bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới. Từ đó để xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật cũng như chế độ chính sách liên quan đến hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E.Panetta


Liên quan hợp tác quốc tế, trong đó có Mỹ, chủ trương của ta là tham khảo kinh nghiệm, nghiên cứu cùng trao đổi. Với khả năng của mình, chúng ta dự kiến tham gia vào hai lĩnh vực là rà phá bom mìn và quân y. Vừa qua chúng ta cũng đã tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước như Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Campuchia...
Truyền thông quốc tế gần đây quan tâm đến khả năng Việt Nam và Mỹ có thể có bước tiến xa hơn như việc hợp tác thương mại về mua bán vũ khí như một phần của hợp tác quốc phòng và an ninh?
Hiện nay phía Mỹ chưa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, quan hệ như thế chưa hoàn toàn bình thường. Nếu bình thường hóa thì những lệnh cấm vận như thế không còn. Chúng ta cũng kiến nghị bỏ lệnh cấm vận đó nhưng Quốc hội Mỹ chưa thông qua. Chúng ta có nhu cầu mua sắm vũ khí trang bị từ phía Mỹ không nhiều. Thứ nhất là khả năng tài chính hạn chế. Chúng ta chỉ có nhu cầu mua sắm vật tư cho các loại vũ khí trang bị kỹ thuật mà chúng ta thu được, gọi là chiến lợi phẩm, trong cuộc kháng chiến giành độc lập thống nhất đất nước, khối lượng còn khá lớn. Thực tế ta vẫn có cách bảo dưỡng, bảo quản đảm bảo hoạt động tốt số vũ khí này.
Gần đây, diễn ra các hoạt động trao đổi, hợp tác hải quân như các tàu hải quân của Mỹ cũng như nhiều đối tác, các nước khác thăm các cảng biển dân sự 3 miền của Việt Nam. Chủ trương lớn của các hoạt động trao đổi đa dạng với các nước như thế này là gì, thưa Bộ trưởng?
Đây là hoạt động giao lưu, trao đổi bình thường. Các nước bạn có thiện chí trao đổi, giao lưu ta sẵn sàng chào đón. Nhưng hiện các hoạt động diễn ra theo thông lệ của phía ta đó là đón mỗi nước một chuyến trong năm thôi. Có một số nước bạn có thiện chí trao đổi nhiều tàu thăm viếng trong năm nhưng ta hiện vẫn duy trì thông lệ đón mỗi đoàn vào một lần trong năm, và chỉ ở 3 cảng biển quốc tế ở TP.HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng, là các cảng dân sự, không phải cảng quân sự.
Nhân hoạt động tàu hải quân Mỹ thăm cảng ở Việt Nam, một số phương tiện nước ngoài vừa qua đưa tin là hải quân ta và Mỹ tổ chức diễn tập chung, trừ bắn đạt thật, là không chính xác, gây hiểu lầm.
Xuân Linh

@ vnn  Hillary: TQ tuyên bố chủ quyền biển quá mức cho phép
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton nói rằng, việc Mỹ không phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) đã làm suy yếu sự ủng hộ của nước này với các đồng minh trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: yamansalahi


Bà Clinton nhấn mạnh, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở những vùng nước thuộc Biển Đông vượt quá những gì mà UNCLOS quy định. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm qua - nơi bà Clinton và các quan chức quân sự hàng đầu đã thúc giục Mỹ cần gia nhập công ước.
Kể từ năm 2010, chính quyền Obama đã khẳng định mạnh mẽ rằng, mặc dù Mỹ không phải là bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng họ có lợi ích quốc gia trong việc thực thi một giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, và đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển có vai trò cực kỳ quan trọng với thương mại toàn cầu.
Bà Clinton tuyên bố, Mỹ ủng hộ các nước "bị đe dọa" bởi những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
"Vì là một bên không có tranh chấp nên chúng ta phải để cho Trung Quốc ở cửa trên về mặt pháp lý. Chúng ta bị đặt vào thế chống đỡ. Chúng ta không đủ mạnh để bênh vực cho các bạn bè và đồng minh của chúng ta trong khu vực như điều mà tôi mong muốn,” bà nói. “Tôi không nghĩ rằng đó là tình thế mà một cường quốc hải quân ưu việt toàn cầu như chúng ta trông đợi”.
Trung Quốc là một trong hơn 16 quốc gia tham gia UNCLOS. Nước này đã không ngừng mở rộng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bất chấp sự chồng lấn chủ quyền với một số quốc gia khác, trong đó có Philippines - đồng minh hiệp ước của Mỹ.
Công ước được ký kết vào năm 1982 và có hiệu lực năm 1994. Trong nhiều năm liền, Mỹ không thể phê chuẩn công ước này do vấp phải sự phản đối từ phía đảng Cộng hòa mặc dù quân đội khẳng định vẫn hành động trong khuôn khổ các nguyên tắc của công ước. Công ước đã hai lần bị chặn lại ở Ủy ban đối ngoại của Thượng viện và chưa bao giờ được đưa ra bỏ phiếu ở toàn thể Thượng viện Mỹ. Những người phản đối Công ước cho biết họ quan ngại nếu Mỹ phê chuẩn thì họ sẽ đặt chủ quyền của mình vào tay một tổ chức quốc tế có quyền lực thu lệ phí đối với các hoạt động khai thác dầu và khoáng sản.
Phe ủng hộ UNCLOS thì cho rằng, lợi ích của việc phê chuẩn vượt xa những thiệt hại. Họ cũng liệt kê sự ủng hộ của rất nhiều nhóm khác nhau như Phòng Thương mại, tổ chức Hòa bình xanh, các công ty dầu khí, các quan chức quân sự hàng đầu cũng như các chính quyền Mỹ gần đây của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Mặc dù có sự vận động đáng kể từ cả hai đảng ở Mỹ cho công ước và sự hậu thuẫn của các nhóm ủng hộ doanh nghiệp, nhưng Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện John Kerry thừa nhận có những khó khăn để thúc đẩy công ước, nhất là trong năm bầu cử.
Theo Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Ủy ban tham mưu liên quân Mỹ̀, việc Mỹ phê chuẩn công ước này sẽ giúp củng cố các lợi ích an ninh của họ vì nó xác định rõ đâu là quyền hàng hải cũng như đâu là các khu vực hàng hải vào thời điểm các nước đang tăng cường tranh giành tài nguyên. “Từ sự xác định rõ ràng đó sẽ dẫn đến ổn định, và khi giờ đây chúng đã bắt đầu tái cân bằng những lợi ích an ninh của chúng ta ở Thái Bình Dương, việc phê chuẩn công ước là rất quan trọng”, ông phát biểu trước Thượng viện.
Trong phiên điều trần, Thượng nghị sỹ Dân chủ Barbara Boxer đã chỉ trích tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bà đưa ra một bản đồ cho thấy tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh vượt xa vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý hay 320km theo quy định của UNCLOS. Bà cho rằng, tuyên bố ấy là "sự xâm chiếm lãnh thổ đáng kể" và "nó đến rất gần bờ biển của các quốc gia trong khu vực".
Thượng nghị sỹ này cũng nhắc đến cuộc đụng độ ở bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines từ tháng trước tới nay tiếp tục bế tắc khi hải quân Philippines cáo buộc ngư dân Trung Quốc "đánh bắt trái phép" trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Thái An (theo AP, BBC)


Tàu hải quân Mỹ vào Cam Ranh để sửa chữa

(TNO) Sáng 24.5, tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) của Hải quân Mỹ đã thả neo tại vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), chuẩn bị cho đợt sửa chữa kéo dài 14 ngày. 

Thời gian sửa chữa tàu từ ngày 25.5 - 7.6 tại nhà máy đóng tàu Cam Ranh.
Được biết, đây là tàu tiếp vận đạn dược và các vật liệu khô thuộc Hạm đội 7 của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tàu có trọng tải 18.903 tấn, trên tàu có gần 150 sĩ quan cùng nhân viên dân sự.
Tàu hải quân Mỹ sửa chữa tại Cam Ranh
Tàu USNS Richard E. Byrd neo tại vịnh Cam Ranh
- Trung Quốc: chuyển mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài? (TT). – Mỹ cảnh báo Trung Quốc (DV).   – Hoa Kỳ: Việc đòi chủ quyền trên biển của Trung Quốc đã đi quá UNCLOS cho phép: US: China’s sea claims exceed what treaty permits (WSAV).  – Vì sao Mỹ cần phê chuẩn UNCLOS?(PLTP).  – Trung Quốc muốn gì ở châu Á: năm 1975 hay 1908? What China wants in Asia: 1975 or 1908? (Spy Ghana).  – Bắc Kinh chỉ trích Úc tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ  (RFI).   Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sắp công du Việt Nam(VOA). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm VN (BBC).
Phản đối Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam(TNO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc cản trở, bắt giữ tàu cá, ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán 

Trung Quốc lại lấy tàu, thả ngư dân
Thanh Niên
Sau 5 ngày bị phía Trung Quốc bắt, giam giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), rạng sáng 23.5, tàu cá QNg-50003TS đã đưa 14 ngư dân cập cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi). 14 ngư dân này đi trên 2 tàu cá QNg-50003TS và QNg-55003TS, ...
Trung Quốc tịch thu tàu cá, thả ngư dânZing News
Trung Quốc lại bắt ngư dân Việt ở Hoàng SaNgười Việt
14 ngư dân trở về sau khi bị Trung Quốc bắtSài gòn Giải Phóng


Việt Nam, Trung Quốc đàm phán về Vịnh Bắc Bộ
Các nhóm công tác của hai nước Việt Nam và Trung Quốc tổ chức vòng đàm phán thứ nhất về việc phân ranh và cùng hợp tác khai thác trên vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong hai ngày 21 và 22/5 tại Hà Nội.
 
Tân Hoa xã ngày 23/5 trích dẫn nguồn tin từ một giới chức của tòa đại sứ Trung Quốc cho hay vòng đàm phán được tổ chức dựa trên sự đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước.
 
Dịp này, đôi bên đã trao đổi quan điểm và nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán này mỗi năm hai lần.
 
Từ đây đến cuối năm, vòng đàm phán thứ nhì của năm 2012 sẽ diễn ra tại Trung Quốc.


- Đàm phán cấp chuyên viên Việt Nam-Trung Quốc (TTXVN). – Việt Nam- Trung Quốc đàm phán về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ (BNG/ Chinhphu).   – Việt Nam, Trung Quốc đàm phán về Vịnh Bắc Bộ  (VOA).  – Việt – Trung đàm phán Vịnh Bắc Bộ vòng 1: China, Vietnam hold first round of negotiations on Beibu Gulf (Global Times).
 
Philippines tố cáo Trung Quốc đưa thêm tàu tới đảo có tranh chấp voa 
- Philippines chi 35 nghìn tỷ mua máy bay đối phó Trung Quốc  (PhunuToday). – PGS.TS Nguyễn Bá Diến: Trung Quốc đang hiện thực hóa lưỡi bò, ASEAN sai lầm nếu… (PhunuToday).  - Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết: United we stand, divided we fall (The Star). - Mục đích là gì, ASEAN? To what end, ASEAN? (The Jakartar Post).  – BẢO VỆ NHÀ GIÀN(Mai Thanh Hải).

 
Nga lần đầu bình luận về Biển Đông bbc

- Khi ngư dân trở thành dân quân trên biển (SGTT).  - Nghi bị Trung Quốc bắt, ngư dân cầu cứu chính quyền (SGTT).  - 14 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ đã về nhà (NLĐ).
- Đàm phán cấp chuyên viên Việt Nam-Trung Quốc (TTXVN).
- Philippines: Gần 100 tàu Trung Quốc đến bãi Scarborough (Inquirer, Philippines Star, BBC/NLĐ).  - Biển Đông: TQ kéo 100 tàu ra Scarborough, âm mưu xây sân bay, cầu cảng (GDVN).  - Dân Philippines có vẻ muốn giải quyết “êm” với Trung Quốc(Infonet).
- Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông? (VnMedia).


Tàu Trung Quốc lũ lượt ra bãi cạn tranh chấp
Dân Trí
Bộ ngoại giao Philippines cho hay, Trung Quốc đã triển khai thêm nhiều tàu chính phủ và tàu cá tới khu vực bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông giữa lúc bế tắc hai bên tiếp tục diễn ra. Hai bên thống nhất dùng giải pháp ngoại giao nhưng bế tắc vẫn chưa chấm ...
'Trung Quốc điều 100 tàu tới Scarborough/Hoàng Nham'VTC
Manila tố cáo Bắc Kinh gửi nhiều tàu đến khu vực bãi cạn đang có ...RFI
Tàu TQ lũ lượt ra bãi cạn tranh chấpVietNamNet

- Mỹ tìm cách “tháo ngòi nổ” ở Biển Đông (VnMedia).  - Trung Quốc phản đối bên thứ 3 “can dự” vào tranh chấp Scarborough (GDVN).   - Báo Đức:Trung Quốc muốn có nhiều dầu khí và ảnh hưởng nhất ở biển Đông (GDVN).  - Trung Quốc đang diễn tập không kích đường trường trên biển Đông (GDVN).
- ASEAN và Mỹ tái khẳng định sự cần thiết của COC (SGTT).
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm VN  (BBC). -

Tổng số lượt xem trang